ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- BÀI TẬP CUỐI KÌ TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ Đề bài: Tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị.. Hiện nay,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
BÀI TẬP CUỐI KÌ TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ
Đề bài: Tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt trong mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng
ở Việt Nam và thế giới (nghiên cứu trường hợp).
Giảng viên: TS Nguyễn Cẩm Ngọc
Lớp: QH-2022-X-BC.TT23 Nhóm thực hiện: Nhóm 2
1 Triệu Vũ Yến Nhi
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn đã đưa môn học Truyền thông chính trị vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn
- Cô Nguyễn Cẩm Ngọc đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Truyền thông chính trị của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này
Đối với chúng em Truyền thông chính trị là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích
và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài làm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của tiểu luận 3
6 Bố cục của tiểu luận 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ 4
1.1 Một số vấn đề về mạng xã hội và truyền thông chính trị 4
1.1.1 Một số vấn đề về mạng xã hội 4
1.1.2 Một số vấn đề về truyền thông 6
1.2 Tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị 9
1.2.1 Phương thức tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị 9 1.2.2 Đối với chủ thể truyền thông chính trị 10
1.2.3 Đối với đối tượng truyền thông chính trị 11
Chương 2 CHÍNH TRỊ VỚI TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 12
2.1 Mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng 12
2.1.1 Truyền thông đại chúng ra đời từ nguyên nhân chính trị và phục vụ mục đích chính trị 12
2.1.2 Truyền thông đại chúng mang bản chất của giai cấp thống trị và chế độ chính trị của xã hội, bảo đảm sự hoạt động của truyền thông đại chúng 13
2.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam và thế giới 14
2.2.1 Những điểm tương đồng 14
2.2.2 Những điểm khác biệt 16
2.3 Biện pháp phát huy vai trò của truyền thông đại chúng phục vụ chính trị ở Việt Nam 18
2.3.1 Đặc điểm truyền thông đại chúng ở Việt Nam 18
2.3.2 Một số biện pháp chủ yếu 18
Trang 42.3.3 Trách nhiệm của sinh viên ngành Báo chí trong trong phát huy vai trò của truyền thông đại chúng phục vụ chính trị ở Việt Nam 19
KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5Sự ra đời của truyền thông đại chúng bắt nguồn từ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích chính trị là quan trọng nhất Từ đó, nội dung truyền thông cũng đa dạng, nhưng nội dung phục vụ mục đích chính trị vẫn giữ vai trò chủ đạo
Có thể khẳng định mọi hoạt động truyền thông đại chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện mục đích chính trị Hiện nay, truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ do tác động của mạng xã hội, nên truyền thông chính trị cũng từ đó mà biến đổi nhanh chóng, vừa tạo ra những thuận lợi vừa tạo ra những thách thức đối với việc quản lý và điều hành truyền thông đại chúng dưới tác động của mạng xã hội Đặc biệt là các phần tử xấu đang lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hoạt động truyền thông chính trị sai trái
Bản chất của truyền thông đại chúng là giống nhau Tuy nhiên, việc sử dụng truyền thông đại chúng lại phụ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi quốc gia Vì
Trang 62
vậy, các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau lại có sự khác nhau trong việc sử dụng truyền thông đại chúng vào hoạt động chính trị Vì vậy, mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng từ đó mà khác nhau
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đặc biệt quan tâm và bảo đảm, thể hiện rõ trong Hiến pháp của Nhà nước Cùng với đó, với bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta sử dụng truyền thông đại chúng không chỉ phương tiện giải trí mà còn là phương tiễn giám sát và quản lý xã hội của nhân dân Mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam khác hoàn toàn về bản chất so với các nước tư bản phát triển
Trong thời gian tới, mạng xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ hữu hiệu của truyền thông đại chúng Đồng thời, mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng cần tiếp tục nghiên cứu để vận dụng hiệu quả trong thực tiễn thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam, đấu tranh với các quan điểm sai trái thù địch,
Từ những vấn đề trên, có thể thấy, việc nghiên cứu làm rõ tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị và đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt trong mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam
và thế giới là vấn đề cấp thiết và có tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đến truyền thông chính trị
và mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam và thế giới
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu mạng xã hội trong mối quan hệ
với truyền thông chính trị và mối quan hệ giữa chính trị với truyền thống chính trị
ở Việt Nam và thế giới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Để xuất được biện pháp sử dụng mạng xã hội để phát
triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam nhằm thực hiện tốt mục tiêu chính trị
Trang 73
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu, tiểu luận
thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về mạng xã hội, truyền thông đại chúng
và truyền thông chính trị
Hai là, đánh giá sự tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị và
điểm tương đồng, khác biệt trong mối quan hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam và thế giới
Ba là, đề xuất biện pháp sử dụng mạng xã hội để phát triển truyền thông
đại chúng ở Việt Nam nhằm thực hiện tốt mục tiêu chính trị hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn Trong đó, tập trung sử dụng các phương pháp tổng hợp
và phân tích, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp so sánh
5 Ý nghĩa của tiểu luận
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của tiểu luận bổ sung và làm rõ thêm
lý luận về mạng xã hội, truyền thông đại chúng và tác động của mạng xã hội đến truyền thông chính trị Làm rõ điểm tương đồng và sự khác biệt trong mối quan
hệ giữa chính trị với truyền thông đại chúng ở Việt Nam và thế giới Khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị ở Việt Nam trong việc sử dụng truyền thông đại chúng Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, biện
pháp sử dụng mạng xã hội, quản lý truyền thông đại chúng trong thời đại công nghệ số và phát huy truyền thông đại chúng trong hoạt động chính trị Kết quả nghiên cứu của tiểu luận cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu học tập
6 Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, tiểu luận được kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 8sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thành, hình ảnh
và các hình thức dịch vụ tương tự khác
Hiểu chung nhất, mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang điện từ cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương
tự khác Vì vậy, mạng xã hội còn được gọi là cộng đồng sống ảo với các mối liên
hệ gián tiếp giữa người với người Các thành viên hoạt động trên mạng xã hội gọi
là cư dân mạng, họ liên kết với nhau để trở thành bạn bè, đối tác bằng nhiều phương diện như: Sở thích, thông tin cá nhân, group hoặc lĩnh vực quan tâm
Để truy cập vào mạng xã hội, con người chỉ cần những công cụ đơn giản
từ máy tính, điện thoại thông minh có kết nối internet Sau đó tạo tài khoản và đăng nhập Người dùng có thể thoải mái sáng tạo nội dung và chia sẻ trên mạng
xã hội Cũng như có thể tiếp cận nguồn thông tin vô cùng lớn với tốc độ nhanh chóng Các trang mạng xã hội hiện nay phát triển rất dạng về hình thức Trong đó nổi bật ở Việt Nam như: Facebook, zalo, google, email, youtube, tiktok Ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu chủ yếu là MySpace, facebook Mỗi trang mạng xã hội lại có những tính năng khác nhau, trong đó có một số tính năng nổi bật Như facebook là mạng xã hội phổ biến với tăng năng chia sẻ thông tin đa dạng cả chữ
Trang 95
viết, hình ảnh và video Zalo cũng vậy, nhưng zalo có tính bảo mật và phạm vi đối tượng tiếp cận thông tin hẹp hơn facebook Youtube lại nổi bật với tính năng video Tiktok cũng nổi bật về tính năng video nhưng lại có sức hấp dẫn và phạm
vi đối tượng tiếp cận của tiktok lại rộng hơn youtube
* Đặc điểm
Một là, mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng internet
Các thiết bị mà người dùng sử dụng để hoạt động trên mạng xã hội phải được kết nối internet Internet trở thành phương tiện liên kết giữa các thành viên và truyền tải thông tin trên mạng xã hội
Hai là, tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự
chia sẻ Mạng xã hội là không gian sống ảo của cư dân mạng Mọi người được tự
do sáng tạo nội dung và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội theo mong muốn của
cá nhân Vì vậy, mọi thông tin trên mạng xã hội đều mang tính cá nhân, nhưng lại rất đa dạng và phong phú Bởi mỗi người lại sáng tạo nội dung khác nhau
Ba là, mỗi người dùng trên mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng
Để hoạt động trên mạng xã hội, người dùng phải tạo tài khoản cá nhân, bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết Thông qua hồ sơ cá nhân, mọi người có thể tìm hiểu các thông tin về nhau Tuy nhiên, thông tin trong hồ sơ không nhất thiết là thông tin đúng nên sẽ xuất hiện nhiều tài khoản ảo, không có thật
Bốn là, mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá
nhân, tổ chức thông quá các tài khoản ảo do người dùng tạo ra Trên mạng xã hội, mọi người không kết nối trực tiếp với nhau mà kết nối thông qua các tài khoản ảo
do người dùng tạo ra Bản chất sự kết nối người với người trên mạng xã hội là sự kết nối các tài khoản ảo với nhau dưới sự điều khiển của người dùng
* Tính năng
Từ quan niệm và đặc điểm của mạng xã hội, có thể thấy mạng xã hội có những tính năng vượt trội trong việc sáng tạo, lưu trữ và truyền tải thông tin Có thể khái quát như sau:
Trang 106
Một là, mạng xã hội có thể tạo ra nội dung thông tin lớn và đa dạng Mỗi
người dùng sẽ tạo ra một hoặc nhiều nội dung thông tin Nội dung thông tin cũng rộng lớn trên tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Ai cũng có thể
là chủ thể truyền tải thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin Nội dung thông tin có thể là bài viết, hình ảnh hoặc video Bản thân mỗi nội dung này cũng khác nhau Vì cùng 1 vấn đề người dùng có thể tạo ra nhiều video, cũng có thể người này làm video, người kia viết bài hoặc hình ảnh
Hai là, dung lượng thông tin truyền đi và tốc độ truyền tải thông tin vô cùng
lớn, có thể truyền tải tới hàng triệu người và xuyên quốc gia chỉ trong vài giây, giúp người xem có thể tiếp nhận được nhiều thông tin đa dạng Vì vậy, mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc nắm bắt thông tin của người dùng
Ba là, chủ thể và đối tượng tiếp cận thông tin rất đa dạng, rộng lớn, không
chỉ trong một tổ chức, một cộng đồng mà cả một quốc gia và trên toàn thế giới người dùng đều là chủ thể sáng tạo thông tin và là đối tượng tiếp nhận thông tin
từ các tài khoản khác
1.1.2 Một số vấn đề về truyền thông
* Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là hoạt động chuyển giao các thông tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện truyền tải thông tin đến công chúng, bao gồm: Báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh, intetrnet,… Lĩnh vực truyền thông đại chúng rất đa dạng, bảo trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa tới xã hội Vì vậy, chính trị là một lĩnh vực hoạt động của truyền thông đại chúng Song, các lĩnh vực hoạt động của truyền thông đại chúng đều gián tiếp hoặc trực tiếp hướng đến mục tiêu chính
trị, đó là sự ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia Tính “đại chúng” của
truyền thông được thể hiện qua nguồn phát thông tin, phương tiện truyền tải, kênh truyền tin và công nghệ thông tin, đối tượng tiếp nhận thông tin, hiệu quả và phạm
vi ảnh hưởng
Trang 117
Truyền thông đại chúng gồm có hai yếu tố là chủ thể và đối tượng truyền thông Chủ thể truyền thông đại chúng là bao gồm chủ thể quản lý và chủ thể thực hiện Chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước, tổ chức đảng hay tập đoàn kinh tế tư nhân… Các chủ thể này thiết lập cơ quan quản lý, định hướng hoạt động, định hướng tư tưởng và quản lý hành chính Chủ thể trực tiếp thực hiện là các cơ quan báo chí, hãng thông tấn, các đài truyền hình, đài phát thanh… với đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà báo, kỹ thuật viên Đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là công chúng, một bộ phận dân cư hay cả cộng đồng xã hội, trong quốc gia và toàn thế giới Ngoài ra các cơ quan nhà nước, các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế… cũng chính là đối tượng truyền thông qua việc tiếp nhận thông tin ngược từ quần chúng
Truyền thông đại chúng có hai loại chủ yếu là ấn phẩm và truyền thông điện tử Trong đó, truyền thông điện tử bao gồm truyền hình, phát thanh, phim, băng đĩa,… Như vậy, mạng xã hội là một bộ phận của truyền thông điện tử, là công cụ và phương tiện của truyền thông điện tử
Truyền thông đại chúng mang tính khuynh hướng, tức là phản ánh tư tưởng giai cấp thống trị Từ đó, truyền thông đại chúng còn mang tính đảng, tức là các đảng chính trị sử dụng truyền thông đại chúng làm cơ quan ngôn luận, thể hiện lập trường chính trị, chiến lược, sách lược, mục tiêu khẩu hiệu của đảng Truyền thông đại chúng có tính nhân dân, nghĩa là hoạt động của truyền thông đại chúng hướng đến nhân dân Trong xã hội tư bản, thì tính nhân dân luôn mâu thuẫn với tính đảng và tính giai cấp
Nét đặc trưng của truyền thông đại chúng là tính thời sự - thông tin nhanh, thường xuyên cập nhật, thu hút sự quan tâm của đông đào quần chúng; tính định
kỳ - ổn định cao, diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; tính phổ cập, phát hành rộng rãi đến nhiều người, thông tin không hạn chế, không bị kiểm duyệt đối với người tiếp nhận; tính thống nhất, xuất bản giống nhau
Truyền thông đã ra đời và phát triển nhanh chóng, không những là nhu cầu giao tiếp của con người mà còn trở thành quyền lực thứ tư trong xã hội Đó là
Trang 128
quyền tự do ngôn luận Đánh dấu bằng sự xác định rõ quyền lực này trong quy định của pháp luật ở các nước Thông qua truyền thông đại chúng người dân có thể công khai đối thoại với chính quyền Sư phát triển của truyền thông đại chúng bản chất là sự phát triển các công cụ và phương tiện truyền thông, từ ngôn ngữ, chữ viết đến các loại hình xuất bản thô sơ xuất bản thông tin bằng chữ, đến các loại hình truyền tài thông tin bằng âm thanh, hình ảnh, video Đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại chứng kiến sự ra đời của các loại hình báo chí tương hợp, với dòng chí
dữ liệu siêu tốc, các mạng lưới, các dịch vụ đa thành phần
Truyền thông đại chúng có chức năng thông tin; giáo dục, định hướng dư luận xã hội; tổ chức, quản lý giám sát và phản biện xã hội; tổng hợp, liên kết và huy động nguồn lực lượng Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, đã phân chia ra các chức năng khác nhau của truyền thông đại chúng như: Ngôn luận; đổi mới chính trị; xã hội hóa, nâng cao dân trí; kinh doanh; phát triển văn hóa, giải trí
* Chính trị
Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước
Vấn đề chính trị là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia Vì nó liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước Chính trị bao gồm tổ chức chính trị và đường lối chính trị, các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị nảy sinh khi xã hội có sự phân chia giai cấp Ở Việt Nam, chính trị biểu hiện là việc duy trì và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
* Truyền thông chính trị
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, truyền thông chính trị là thuật ngữ nói đến lĩnh vực hoạt động chính trị của truyền thông đại chúng, là những lĩnh vực
Trang 139
hoạt động của truyền thông đại chúng có liên quan trực tiếp đến vấn đề chính trị Truyền thông chính trị tập trung về các thông tin của Đảng, Nhà nước, đường lối, quan điểm, chính sách, cán bộ, đảng viên, tình hình an ninh chính trị hay các thông tin về hoạt động chính trị Truyền thông chính trị sẽ mang đầy đủ các đặc điểm, đặc trưng và chức năng của truyền thông đại chúng Nhưng có sự khác biệt về nội dung truyền thông Thể hiện tập trung tính giai cấp và tính đảng của truyền thông đại chúng
1.2 Tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị
1.2.1 Phương thức tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị
Phương thức tác động của mạng xã hội tới truyền thông chính trị là cách thức và biện pháp mạng xã hội tác động đến hoạt động truyền thông chính trị Các thức và biện pháp tác động xuất phát từ đặc điểm, tính năng của mạng xã hội Vì vậy, mạng xã hội tác động tới truyền thông chính trị qua hai phương thức cơ bản:
Một là, thông qua các tính năng của mạng xã hội Mạng xã hội tạo ra không
gian thông tin rộng lớn, tốc độ truyền tải thông tin nhanh, nguồn thông tin đa dạng, nội dung thông tin sâu sắc và đa chiều, phạm vi tiếp nhận thông tin vượt ra khỏi biên giới quốc gia, lưu trữ thông tin lâu dài theo thời gian Đặc biệt, mọi cá nhân đều có thể là chủ thể thực hiện truyền thông chính trị, tạo ra các thông tin theo quan điểm của cá nhân Từ những tính năng này, mạng xã hội trở thành kênh thông tin phổ biến và hữu hiệu đối với mọi công dân, đồng thời là phương tiện sử dụng truyền thông Qua đó, tác động làm thay đổi cách thức truyền thông chính trị và tiếp nhận thông tin của người dùng
Hai là, thông qua cách thức người dùng sử dụng mạng xã hội Mạng xã hội
rất đa dạng, nhưng mỗi trang mạng lại có tính năng riêng Vì vậy, việc sử dụng mạng xã hội tùy thuộc vào quan điểm, sở thích của từng người Các chủ thể và đối tượng truyền thông cũng căn cứ vào đó để lựa chọn trang mạng xã hội để đăng nhập và sử dụng
Thông qua hai phương thức tác động trên, mạng xã hội tác động tới truyền thông chính trị cả về chủ thể và đối tượng