1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx

99 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Pgd Núi Thành
Tác giả Nguyễn Thị Lành
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Nga My
Trường học Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 347,17 KB

Nội dung

Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức được thành lập theo quy định của phápluật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

KHOA: KINH TẾ



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – PGD NÚI THÀNH

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Nga My

Trang 2

Đà nẵng, ngày 8 tháng 06 năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC

ĐÀ NẴNG KHOA KINH TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 6 năm 2024

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Thông tin sinh viên thực hiện:

- Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Lành

- Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Khóa học : 2020 – 2024

1 Tên đề tài khóa luận:

“MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG TMCPĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG – PGD NÚI THÀNH”

2 Các số liệu ban đầu thực hiện Khóa luận tốt nghiệp:

- Số liệu về tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ, tình hình

thu nhập và chi phí tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh ĐàNẵng – PGD Núi Thành

- Số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đông Nam Á – Chi nhánh

Đà Nẵng – PGD Núi Thành trong giai đoạn 2021-2023

- Số liệu về tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh

Đà Nẵng – PGD Núi Thành trong giai đoạn 2021-2023

Trang 3

- Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á – Chi nhánh Đà Nẵng – PGD Núi Thành trong giai đoạn 2021-2023

3 Các bảng biểu, hình vẽ và đồ thị:

Bảng biểu và hình vẽ xem tại danh mục các bảng biểu và hình vẽ của khóa luận

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) trường Đại học Kiến Trúc nóichung đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu, tạo môi trường học tập tốttrong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô ThS Nguyễn Thị Nga My là người hướngdẫn nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫnhoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp Đồng thời, em xin cảm ơn tới thầy cô trongKhoa Kinh tế, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập vàkhoá luận tốt nghiệp này

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộnhân viên của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành đã giúp

đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài khoá luận tốt nghiệp.Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị đã tận tình chỉ dạy giúp em tìnhhiểu thực tế về công tác cho vay tại ngân hàng cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc thầy (cô) dồidào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc Phòng Giao dịch ngàycàng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực ngân hàng

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG: x

DANH MỤC SƠ ĐỒ: x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ: x

Trang 7

MỞ ĐẦU xi

1.2 Tính cấp thiết của đề tài xi

2.2 Mục tiêu nghiên cứu xii

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xii

4.2 Phương pháp nghiên cứu xii

5.2 Bố cục của đề tài xii

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Cơ sở lí luận về cho vay tiêu dùng của NHTM 1

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 1

1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại 1

1.1.3 Chức năng của NHTM 2

1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng 2

1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán nền kinh tế 2 1.1.3.3 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng 3

1.1.4 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 3

1.1.4.1 Nghiệp vụ nguồn vốn 3

1.1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 4

1.1.4.3 Nghiệp vụ đầu tư 6

1.1.4.4 Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại 6

1.1.4.5 Một số nghiệp vụ ngân hàng khác 6

1.2 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm cho vay 7

1.2.2 Nguyên tắc của hoạt động cho vay 7

1.2.3 Điều kiện cho vay 8

1.2.4 Phân loại cho vay 8

1.2.4.1 Theo thời hạn cho vay 8

1.2.4.2 Theo mục đích vay 9

1.2.4.3 Theo tài sản đảm bảo 9

1.2.4.4 Theo phương thức cho vay 10

1.2.4.5 Theo phương thức hoàn trả 11

1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay 11

1.3 Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM 12

1.3.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của NHTM 13

1.3.2 Đối tượng của cho vay têu dùng 14

Trang 8

1.3.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 14

1.3.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 15

1.3.5 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 16

1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 17

1.3.6.1 Nhân tố ngân hàng 17

1.3.6.2 Nhân tố khách hàng 18

1.3.6.3 Nhân tố ngoài ngân hàng 19

1.3.7 Quy trình cho vay tiêu dùng 19

1.4 Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 24

1.4.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng: 24

1.4.2 Vai trò mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại 24

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM: 25

1.4.3.1 Các chỉ tiêu về quy mô 25

1.4.3.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng: 27

1.4.3.3 Các chỉ tiêu về chất lượng 27

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 29

1.4.4.1 Các nhân tố khách quan 29

1.4.4.2 Nhân tố chủ quan 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á – CN ĐN- PGD NÚI THÀNH 33

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á–CN ĐN– PGD Núi Thành.33 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- CN ĐN – PGD Núi Thành 33 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành 36

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban: 36

2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành 37 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đông Nam Á- CN ĐN-PGD Núi Thành 38

2.1.5.1 Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2021 -2023 38

2.1.5.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2021-2023 42

Trang 9

2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á- CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2021-2023 46

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành 48

2.2.1 Cơ sở pháp lý và quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành 48

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á– CN ĐN- PGD Núi Thành 48

2.2.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – PGD Núi Thành 51

2.2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – PGD Núi Thành 52

2.2.3.1 Thực trạng chung cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – PGD Núi Thành 52

2.2.3.2 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay 58

2.2.3.3 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng 61

2.2.3.4 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng bằng hình thức đảm bảo 63

2.3 Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành 66

2.3.1 Những mặt thành công của SeABank- CN ĐN- PGD Núi Thành đã đạt được 66 2.3.2 Những mặt hạn chế của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành 68

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế cho vay tiêu dùng của SeABank- CN ĐN-PGD Núi Thành 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 72

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CN ĐN- PGD NÚI THÀNH 73

3.1 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank – CN ĐN-PGD Núi Thành 73

3.2 Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank- CN ĐN – PGD Núi Thành 74

3.2.1 Vận dụng linh hoạt chính sách cho vay tiêu dùng 74

3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng kết hợp các đại lý 74

3.2.3 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thẩm định, quá trình sử dụng vốn sau cho vay nhằm đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ 75

Trang 10

3.2.4 Tăng cường nhân lực, đào tạo cán bộ tín dụng có chuyên môn, trình độ và

chính sách khen thưởng dành cho cán bộ nhân viên 76

3.2.5 Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiếp thị hoạt động cho vay tiêu dùng và thương hiệu ngân hàng 77

3.2.6 Không ngừng hiện đại hoá cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng 78

3.3 Kiến nghị 79

3.3.1 Đối với Chính phủ 79

3.3.2 Đối với NHNN 79

KẾT LUẬN 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 12

DANH MỤC BẢNG:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giaiđoạn 2021-2023 39Bảng 2: Tình hình cho vay của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn2021-2023 43Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh tại SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thànhgiai đoạn 2021-2023 46Bảng 4: Thực trạng chung cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-

CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2021-2023 56Bảng 5: Hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn của Ngân hàng TMCP ĐôngNam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2021 -2023 61Bảng 6: Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng của Ngânhàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 64Bảng 7: Hoạt động cho vay tiêu dùng bằng hình thức đảm bảo của Ngân hàngTMCP Đông Nam Á – PGD Núi Thành giai đoạn 2021-2023 67

DANH MỤC SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng 19

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch 36

Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tiêu dùng của SeABanK- PGD Núi Thành 51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 1: Biến động huy động vốn tại SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giaiđoạn 2021-2023 40

Trang 13

MỞ ĐẦU1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một loại dịch vụ vừa đáp ứng được nhu cầu củakhu vực dân cư vừa phù hợp với lợi ích của các NHTM Vì vậy, hoạt động cho vaytiêu dùng là một hoạt động đang được các NHTM quan tâm phát triển nằm trong xuhướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc, người dân bắt đầu có nhu cầu vay rất lớn.Tuy nhiên, điều này xuất phát từ tình hình thu nhập người dân giảm, số lượng côngnhân thất nghiệp tăng Nước ta đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sẽ kích cầu sản xuất và

là động lực quan trọng kích thích tăng trưởng kinh tế hiện nay Đặc biệt, trong bốicảnh sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi thì việc giải ngân vốn cho vay tiêu dùngkhông chỉ giúp các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mà còn kích thích sản xuất pháttriển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, việc mở rộng tín dụng cho vaytiêu dùng sẽ hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen

Ngân hàng TMCP SeABank- PGD Núi Thành hoạt động cho vay tiêu dùngđược chú trọng theo định hướng chung của NHTM Hoạt động này đã đạt đượcnhiều thành tích, đóng góp vào tăng trưởng tín dụng Tuy nhiên, vẫn còn tồn tạinhững khó khăn từ nhận thức, ý thức của người vay và những hạn chế cần đượcnhận thức để có giải pháp phù hợp đảm bảo hoàn thành mục tiêu mà NH đề ra chohoạt động này

Trước tình hình đó, PGD Núi Thành đã nhận thức được tầm quan trọng của việcthúc đẩy cho vay tiêu dùng tại địa bàn Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động ho vaytiêu dùng của PGD vẫn còn nhiều tiềm năng cần khai thác Do đó, việc tìm hiểuthực trạng cho vay tiêu dùng của PGG và đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế

và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng là rất cần thiết Vì lí do trên, đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- CN ĐN- PGD Núi Thành“ đã được lựa chọn nghiên cứu của mình.

Trang 14

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM.

- Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại SeABank – CN ĐN –

PGD Núi Thành

- Giải pháp và Kiến nghị nhằm nâng cao mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng

tại SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về cho vay tiêu dùng NHTM và thựctrạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đông Nam Á- CN ĐN- PGD Núi Thành

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là “Tình hình cho vay tiêu dùng tại NHTMCPĐông Nam Á- CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn 2020-2023”

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kế số liệu giữa các năm

Phương pháp mô tả, giải thích, đối chiếu- so sánh, phân tích, tổng hợp

5.2 Bố cục của đề tài

Nội dung đề tài bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thươngmại

Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ĐôngNam Á- CN ĐN- PGD Núi Thành

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ĐôngNam Á- CN ĐN- PGD Núi Thành

Trang 15

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO

VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lí luận về cho vay tiêu dùng của NHTM

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức được thành lập theo quy định của phápluật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửivới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứngdịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Chođến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:

 Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấpdịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

 Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sửdụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng vàtài chính"

 Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại: là ngân hàng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vìmục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy địnhkhác của pháp luật (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức vàhoạt động NHTM)

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội

1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có những đặc điểm nổi bật sau:

Trang 16

- Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh tronglĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

- Ngân hàng thương mại hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ và dịch

vụ chính là ngân hàng

- Ngân hàng thương mại thu hút nguồn vốn chủ yếu thông qua huy động tiền gửi,phát hành kỳ phiếu và trái phiếu Sau đó, nguồn vốn này được sử dụng để cungcấp cho vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng Ngoài

ra, ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán, chuyểntiền, bảo lãnh và ủy thác

- Hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng tiền tệ thông qua hoạt độngcho vay và thanh toán Điều này làm cho ngân hàng thương mại trở thành mộtphần quan trọng của khối cung tiền tệ trong nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đếnchính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

- Tổng tài sản của ngân hàng thương mại thường là khối lượng tài sản lớn nhấttrong toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại

1.1.3 Chức năng của NHTM

1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất củaNHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụchính yếu của NHTM Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trunggian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàm rỗi trong nềnkinh tế, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinhdoanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng xã hội

1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán nền

kinh tế

Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán là chứcnăng quan trọng không nhưng thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấytính chất đặc biệt trong hoạt động NHTM NHTM đứng ra làm trung gian để thực

Trang 17

hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa khách hàng, người mua, người bán…đểhoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.

1.1.3.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng

Chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán mang lại hiệu quảcho nền kinh tế - xã hội Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ, các NHTM cầnđáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến hoạt động ngân hàng

Đó chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thương có hai đăc điểm sau:

Thứ nhất, các mặt ưu điểm của NHTM được thể hiện như: mạng lưới chinhánh rộng khắp, không những trong nước mà còn ngoài nước, có quan hệ vớinhiều công ty, xí nghiệp, TCKT do đó nắm bắt được tình hình sản xuất kinhdoanh, tài chính của khách hàng một cách cụ thể, có trang bị thiết bị hệ thống thôngtin hiện đại, nắm bắt kịp thời và nhanh chóng các thông tin chính xác về tình hìnhkinh tế - tài chính, giá cả, tỷ giá của thị trường trong nước và thế giới

Thứ hai, đó là những dịch vụ gắn liền với các hoạt động của ngân hàng,không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợtích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng trung gian tín dụng và trung gianthanh toán

1.1.4 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn

Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động củaNHTM Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốnkhác

 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hang, do chủ sở hữu ngânhàng góp vào khi thành lập ngân hàng và được bổ sung trong quá trình hoạt độngcủa ngân hàng từ vốn góp them của chủ sở hữu và từ lợi nhuận của ngân hàng

Trang 18

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn vốn của NHTM, nhưng đóngvai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định năng lực tàichính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh của NHTM.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động nênvốn chủ sở hữu là thành phần vốn có tính ổn định và thông thường được sử dụngcho mục đích dài hạn

 Vốn huy động

Vốn huy động là vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế,được ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng để kinh doanh trong một thời gian xácđịnh sau đó sẽ hoàn trả lại cho chủ sở hữu

NHTM huy động vốn trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi không

kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi và các loại công cụ nợ khác

Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của NHTM, là nguồnvốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NHTM Tuy nhiên, khi đến hạn ngânhàng phải hoàn trả cho chủ sở hữu cả vốn và lãi nên vốn huy động là thành phầnvốn có tính biến động Khi sử dụng vốn này NHTM phải thiết lập dự trữ để đáp ứngkịp nhu cầu thanh khoản

Vốn vay là vốn thuộc sở hữu của các chủ thể trong nền kinh tế mà NHTM chủđộng thoả thuận sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong hoạt độngkinh doanh NHTM có thể vay từ nhiều chủ thể khác nhau: vay từ các TCTD kháctrong nước; vay từ các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài; vay từ NHTW

Trang 19

- Vốn chiếm dụng phát sinh từ dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toánquốc tế, đại lý kiều hối…

- Vốn điều hoà trong hệ thống NHTM điều tiết nguồn vốn từ chi nhánh thừa sangchi nhánh thiếu vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cân đối vốntrong toàn bộ hệ thống NHTM, đảm bảo thanh khoản

1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn

Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn của ngân hàngnhằm đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thờigóp phần mang lại thu nhập cho NHTM Vốn của NHTM được phân phối qua cácnghiệp vụ sau:

 Mua sắm tài sản cố định:

Mua sắm tài sản cố định là nghiệp vụ sử dụng vốn đầu tiên của NHTM Trong

đó, NHTM sử dụng một phần vốn tự có để xây dựng trụ sở, văn phòng, hệ thốngkho quỹ mua sắm các phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng

 Thiết lập dự trữ:

NHTM thiết lập dự trữ theo yêu cầu của NHTW nhằm duy trì khả năng thanhkhoản thường xuyên của NHTM Ngoài việc thiết lập dự trữ bắt buộc theo quy địnhcủa NHTW, các NHTM cần phải tính toán, duy trì dự trữ vượt dưới các hình thứckhác chẳng hạn: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các NHTM khác hoặc chứng khoán cótính thanh khoản cao Việc tính toán xác định mức dự trữ hợp lý sẽ giúp cho ngânhàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng

 Cấp tín dụng

Cấp tính dụng là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn còn lại của ngân hàng sau khithiết lập dữ trữ cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, nhằm điều tiết nguồnvốn cho nền kinh tế, đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng Tuy nhiên,đây cũng là mảng nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro, NHTM cần chú trọng công tác quản trịrủi ro đối với nghiệp vụ này Nghiệp vụ cấp tín dụng tại các NHTM bao gồm: cho

Trang 20

vay; chiết khấu giấy tờ có giá; bảo lãnh; bao thanh toán; thấu chi tài khoản tiền gửithanh toán; cho thuê tài chính

 Hoạt động đầu tư

Để đa dạng hoá nguồn thu nhập cho NHTM đồng thời góp phần phân tán rủi rotrong hoạt động kinh doanh, NHTM còn sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vựckhác Hoạt động đầu tư của NHTM thực hiện dưới hai hình thức:

- Hùn vốn, gộp vốn liên doanh với các tổ chức tài chính khác, mua cổ phần củacác NHTM cổ phần hoặc các tổ chức kinh tế khác

- Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, các loại chứng khoán có tính thanh khoản caotrên thị trường tài chính

1.1.4.3. Nghiệp vụ đầu tư

Ngoài các nghiệp vụ trên, ngân hàng cũng sẽ thực hiện đầu tư như mua bánchứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), đầu tư chứng chỉ quỹ Nghiệp vụ ngân hàng liênquan đến đầu tư sẽ giúp bạn có thể hiểu và giúp ngân hàng có lợi nhuận từ các hoạtđộng đầu tư

1.1.4.4. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Một phương pháp mang về nguồn lợi nhuận khủng ngoài hoạt động đầu tư chính

là nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại với những hoạt động tiêu biểu như:

+ Hoạt động mua bán ngoại tệ

+ Huy động nguồn vốn ngoại tệ

+ Cho vay, mua hay bán ngoại tệ

+ Thanh toán quốc tế

+ Chiết khấu và tái chiết khấu những bộ chứng từ và dịch vụ khác liên quan đếnngoại hối theo chính sách quản lý của nhà nước

+ Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh cho công dân Việt Nam

1.1.4.5. Một số nghiệp vụ ngân hàng khác

Ngoài những nghiệp vụ trên, ngân hàng thương mại sẽ đảm đương nhiều trọngtrách và công việc khác như:

Trang 21

+ Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng thực hiện các lệnh chuyển tiền cho khách hàngtheo yêu cầu.

+ Dịch vụ thu và chi của ngân hàng: Thực hiện ủy nhiệm chi hoặc thu

+ Dịch vụ ủy thác: Thay mặt khách hàng trực tiếp xử lý một vài hoạt động nhưchuyển giao tài sản, chuyển giao tiền bạc, bảo quản vàng bạc và bảo quản giấytờ

+ Dịch vụ mua bán hộ: Sau khi được tin tưởng, ủy nhiệm và giao trọng trách muabán trái phiếu, chứng khoán Ngân hàng sẽ nỗ lực làm việc nhằm tăng cường giátrị đồng tiền mà khách hàng đã gửi gắm

1.2 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm cho vay

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì cho vay là hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàngthương mại Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải

an toàn và hiệu quả Muốn vậy, nó phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhấtđịnh:

Thứ nhất, ngân hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích

đã thoả thuận Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Thứ hai, ngân hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thờihạn đã thoả thuận trong hợp đồng

Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và cókhả năng hoàn trả nợ Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đadạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề Để đáp ứngnhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngânhàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ Mục

Trang 22

tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên

cơ sở đảm bảo an toàn Có thể hiểu ngắn gọn: “Hoạt động cho vay là việc ngânhàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãitrong khoảng thời gian xác định” Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho kháchhàng, khách hàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảmbảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng

1.2.2 Nguyên tắc của hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắcnhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời Các nguyên tắc nàyđược cụ thể hóa trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàngThương mại Các nguyên tắc đó được khái quát như sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đich đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Kháchhàng phải đảm bảo sử dụng vốn với mục đích thì ngân hàng mới dễ kiểm soátđược nguồn tiền của mình, nắm bắt được thực tế hoạt động kinh doanh củakhách hàng để đảm bảo được khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng Vì đa số nguồn tiền mà khách hàng vay nhận được đều từ hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng với khách hàng nên ngân hàng có trách nhiệm trả cảgốc và lãi như đã cam kết với khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Thế nên ngânhàng luôn yêu cầu người vay trả cả gốc và lãi đúng thời gian đã cam kết

1.2.3 Điều kiện cho vay

Khách hàng chỉ có thể vay vốn của ngân hàng khi họ đã thỏa mãn tất cả cácđiều kiện vay vốn Điều kiện chung, nội dung các điều kiện vay vốn gồm:

Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý

Thứ hai, vốn vay phải được sử dụng hợp pháp, không bi phạm pháp luật và mục

đích sử dụng vốn vay và phù họpw với đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp,TCKT

Trang 23

Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh để đảm bảo hoàn trả tiền

vay đúng hạn đã cam kết

Thứ tư, khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệuquả (đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh)

Thứ năm, khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định, trách nhiệm

và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ vay vốn Đảm bảo tiền vay cũng nhưcung cấp nguồn thanh toán “thứ hai” cho Ngân hàng thương mại

1.2.4 Phân loại cho vay

1.2.4.1. Theo thời hạn cho vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với NH vì thời gian liênquan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng nói chung cũng như khảnăng hoàn trả của khách hàng: Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn nên lãisuất càng cao Hơn nữa, việc phân chia theo thời gian còn giúp NH đảm bảo sự phùhợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động được và số tiền cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để

bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các DN và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạncủa cá nhân

- Cho vay trung hạn: là các món vay có khoảng thời gian trên 12 tháng đến 60

tháng Cho vay trung hạn chủ yếu được mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặcđổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự ánmới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh, hình thành vốn lưu độngthường xuyên của các DN, đặc biệt là những DN mới thành lập

- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm Đây là loại hình

được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị,phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

1.2.4.2. Theo mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùng nhằm giúp

người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chitrả, tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn Thông thường

Trang 24

quy mô của những khoản vay này nhỏ rủi ro cao vì phụ thuộc phần lớn vào thunhập và ý thức trả nợ của khách hàng Mà hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ thu nhậpngầm là rất cao (là những khoản thu nhập không kiểm soát được) nên lãi suấtcho vay tiêu dùng thường cao Đối tượng được vay là các cá nhân và hộ gia đìnhvay để phục vụ cho mục đích mua nhà, mua ôtô, du học, du lịch…

- Cho vay kinh doanh: là loại hình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các dự án

đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức như:cho vay công nghiệp, cho vay thương mại, cho vay nông nghiệp…

1.2.4.3. Theo tài sản đảm bảo

- Cho vay không tài sản đảm bảo: là việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân

khách hàng đi vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh bằngtài sản của bên thứ 3 Cho vay không có tài sản đảm bảo thông thường dành chokhách hàng có uy tín cao, khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lànhmạnh, kinh doanh thường xuyên có lãi… Tuy nhiên, đây là hình thức cho vaymang nhiều rủi ro đối với các NH, NH cần thẩm định kỹ khách hàng trước khiquyết định cho vay

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm như cầm

cố, thế chấp, hoặc phải có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba Trong nhiềutrường hợp, NH yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng

Lý do là khách hàng phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khảnăng trả nợ cho NH Những biến cố không mong đợi có thể gây ra cho NHnhững tổn thất lớn Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, nhiềukhách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của NH yêu cầu phải cótài sản đảm bảo, NH muốn có một nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ một lànguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ Hiện nay, hầuhết các khoản cho vay đều phải có tài sản đảm bảo

1.2.4.4. Theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân hàng đối

với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện đểđược cấp hạn mức thấu chi Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽthu gốc và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm

Trang 25

soát mục đích và hiệu quả Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng

sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổitheo thời điểm tính lãi Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngânhàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt

- Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp

cho khách hàng hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặccuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ

sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của kháchhàng Trong kỳ, khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không đượcvượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp Ngân hàng quy định hạn mứccuối kỳ Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên đến cuối kỳ, kháchhàng phải trả nợ để giảm dư nợ, sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạnmức

- Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay, qua đó Ngân hàng cho phép người vay

được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định

và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn làkhông có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân vài ngày trongtháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, muahàng…Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng với các khách hàng có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn Do vậy, hình thức cho vay này tạođiều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: Chủ động, nhanhchóng và kịp thời

1.2.4.5. Theo phương thức hoàn trả

- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ: Cho vay trả góp

- Cho vay chỉ có một thời hạn trả nợ hay cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn

- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng

tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào

1.2.5 Vai trò của hoạt động cho vay

 Đối với ngân hàng

Trang 26

Dư nợ cuối kỳ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động củangân hàng Cho vay của ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng làm

ăn có hiệu quả, uy tín của ngân hàng cao, nhiều người đã biết đến ngân hàng Khi

uy tín của ngân hàng tăng cao thì việc tăng vốn điều lệ hoặc huy động các nguồntiền nhàn rỗi trong dân 17 cư gửi vảo ngân hàng sẽ dễ dàng và có chi phí thấp hơn

Từ đó tạo điều kiện mở rộng quy mô, mạng lưới của ngân hàng nhờ đó mà ngàycàng phát triển, các hình thức cho vay được đa dạng hóa nhằm nâng cao thu nhậpcho ngân hàng

 Đối với khách hàng

Nhờ có ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dựđịnh, dự án của mình Do vậy nghiệp vụ này mang lại lợi nhuận cho khách hàng haygiải quyết được các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề cấp bách Tuy vậy,khách hàng cần phải tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu hợp lý

 Đối với nền kinh tế

- Góp phần thúc đẩu sản xuất phát triển: tín dụng ngân hàng với tư cách là nơi tập

hợp trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sungcho đầu tư phát triển Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệpnhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung

và tích lũy vốn cho nền kinh tế

- Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả: tín dụng ngân hàng đã trực tiếp

giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông, do đó, trong điều kiện nềnkinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữuhiệu góp phần làm giảm lạm phát

- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Hoạt

động tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp

mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàngcòn có hệ thống những tổ chức sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các cá nhân đểphát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sinh hoạt… nhằm mục đíchcải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thấtnghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội

Trang 27

1.3 Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM

Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một hoạt động tất yếu được hình thành do yêucầu của nền kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề về việc người tiêu dùng có nhu cầumua sắm vượt quá khả năng thanh toán hiện tại, người bán hàng mong muốn tiêuthụ được hàng hoá, và người có tiền mong muốn tìm kiếm thu nhập từ hoạt độngnày

Như vậy, cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầuchi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tàichính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ,giáo dục, y tế, du lịch…Trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ

Đối tượng cho vay tiêu dùng là những chi phí tiêu dùng của cá nhân, hộ giađình Những chi phí này được xác định dựa trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ màkhách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và khả năng chi trả của họtrong tương lai

1.3.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của NHTM

Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với nghiệp vụ cho vay củangân hàng nói chung Cụ thể:

Giá trị món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất lớn

Quy mô của các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều vì cho vaytiêu dùng thường đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của cá nhân, hộ gia đìnhchứ không phải vay vì mục đích kinh doanh

Lãi suất cho vay tiêu dùng là khá “cứng nhắc”

Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn Do giá trị của những hàng hoátiêu dùng thường không lớn hoặc khách hàng chỉ vay một số lượng nhỏ để bổ sung

số tiền còn thiếu Trong khi đó ngân hàng vẫn phải tiến hành đủ mọi thủ tục cho vaybao gồm: Thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, kiểm soát sau khi chovay Vì vậy, lãi suất chi vay tiêu dùng thường cao hơn so với các loại hình cho vaykhác

Trang 28

Nhu cầu vay của khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất Khi vay tiền kháchhàng thường quan tâm đến số tiền họ phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất mà họchịu mặc dù chính lãi suất ghi trong hợp đồng ảnh hưởng đến quy mô số tiền phảitrả.

Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao

Các khoản cho vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định nên ngân hàng phải chịurủi ro về lãi suất khi chi phí về huy động vốn tăng lên Ngoài ra, đối tượng của chovay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình nên chất lượng thông tin tài chính của kháchhàng thường không cao, tư cách của khách hàng là yếu tố rất quan trọng quyết định

sự hoàn trả của khoản vay nhưng lại rất khó xác định Nguồn trả nợ của người đivay có biến động rất lớn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng, kinh nghiệmđối với công việc của họ Các số liệu thống kê của các ngân hàng cho thấy tronghầu hết các loại cho vay thì cho vay tiêu dùng có số lượng thanh toán chậm hoặckhông được thanh toán là lớn nhất

Cho vay tiêu dùng chịu tác động theo chu kỳ nền kinh tế

Nhu cầu vay của khách hàng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế Khi nền kinh

tế có tốc độ tăng trưởng cao, mọi người cảm thấy lạc quan về tương lai, họ sẽ chitiêu nhiều hơn Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tình trạng thất nghiệptăng lên người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, họ sẽ hạn chế việc vaymượn từ ngân hàng

1.3.2 Đối tượng của cho vay têu dùng

- Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng có loại hình cho vay tiêu dùng trongkhi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

- Nhóm đối tượng có thu nhập thấp là cán bộ công chức hưởng lương từ Ngânsách nhà nước, nhóm đối tượng có thu nhập trung bình, nhóm đối tượng có thunhập cao

1.3.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

Căn cứ vào mục đích cho vay

Trang 29

- Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng,

mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm của khoản vaynày là quy mô lớn và thời gian dài

- Cho vay tiêu dùng không cư trú: là khoản vay cho phục vụ nhu cầu cải thiện đờisống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí…Đặcđiểm của khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian vay ngắn, mức độ rủi

ro thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng cư trú

Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản trả nợ

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua cáckhoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấpdịch vụ cho người tiêu dùng Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua cácdoanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc kháchhàng

Ưu điểm: Dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay; tiết kiệm và giảm đượccác chi phí khi cho vay; làm cơ sở mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điềukiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng thương mại

Nhược điểm: Khi cho vay các ngân hàng thương mại không tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng mà thông qua các doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, dịch vụ thiếu

sự kiểm soát của ngân hàng cả trước và sau khi vay vốn khi doanh nghiệp thựchiện nghiệp Quy trình và nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàngtrực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay

Ưu điểm: Ngân hàng có thể sử dụng trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹnăng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng caohơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ; Hình thức cho vay tiêu dùngtrực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp vì khi quan hệ trực tiếp với kháchhàng, ngân hàng sẽ xử ly tốt hơn các vấn đề phát sinh, có khả năng làm thoả mãnquyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng

Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay

Trang 30

- Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay trả nợ (gồm

số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giátrị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanhtoán hết một lần số nợ vay

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Là tiền vay mà khách hàng thanh toán cho ngânhàng một lần khi đến hạn, thường là các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước,căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng đượccho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo hạnmức tín dụng Lãi trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên số dư nợ đã điều chỉnh, dựatrên số dư nợ trước khi điều chỉnh hoặc tính trên cơ sở dư nợ bình quân

1.3.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM

Đối với ngân hàng thương mại: Giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ, tiện ích

ngân hàng, đa dạng các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng Do đó vừa nâng cao thunhập vừa phân tán được rủi ro cho ngân hàng Mở rộng được quan hệ với kháchhàng, tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng từ khách hàng cá nhân

Đối với người tiêu dùng: Mang lại các dịch vụ tiện ích trước khi có đủ nguồn tài

chính, đặc biệt các nhu cầu chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế…Cho vay tiêudùng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, của khách hàng cho vay, tạo điềukiện cho người dân cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Phương thứccho vay và trả nợ theo phương thức trả góp rất thích hợp với đối tượng kháchhàng có thu nhập thấp Thông qua đó người dân có thể vay vốn và mua, sữachữa nhà cửa cải thiện cuộc sống

Đối với nền kinh tế: Cho vay tiêu dùng là đòn bẩy quan trọng kích thích nền sản

xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xoá đóigiảm nghèo Mặc khác, do đặc thù của cho vay tiêu dùng là thủ tục tương đốiđơn giản, nhanh gọn cho nên góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi,giải quyết đực các mối quan hệ khác trong xã hội

Đối với nhà sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất luôn muốn tối đa hoá lợi

nhuận thu được, do vậy họ luôn tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ sảnxuất ra Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ

Trang 31

sản xuất ra Cho vay tiêu dùng của ngân hàng giúp giải quyết được sự ùn tắctrong việc tiêu thụ hàng hoá Nguồn tín dụng này cũng giúp cho doanh nghiệp

mở rộng quy mô sản xuất, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.3.5 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Có hai rủi ro không mong muốn có thể phát sinh trong quan hệ tín dụng tiêudùng, đó là phá sản cá nhân và đổ vỡ tín dụng của các tổ chức tín dụng thực hiệnhoạt động cho vay tiêu dùng:

- Phá sản cá nhân: là hiện tượng cá nhân bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán các khoản nợ đến hạn Ở Việt Nam, khái niệm này đã tồn tại nhưng tươngđối còn mới mẻ và xa lạ, nhiều người nghĩ rằng chỉ có các tổ chức kinh tế mới

có khả năng bị phá sản Các nguyên nhân có thể dẫn tới phá sản cá nhân:

+ Khi cá nhân vay tiền để chi tiêu cho các nhu cầu tiêu dùng có thể không kiểmsoát được việc chi tiêu của mình dẫn tới việc bị lạm chi tiêu cho những hàng hóadịch vụ không thực sự cần thiết, làm tăng gánh nặng trả nợ bản thân, có thể vượtquá khả năng trả nợ thực tế

+ Khi các đảm bảo vay vốn của cá nhân do tác động của nhiều yếu tố như: bị mấtviệc làm, bị tai nạn mất sức lao động, thiên tai lũ lụt, hạn hán… dẫn tới các đảmbảo đó không đủ để thanh toán khoản nợ, lúc này cá nhân rơi vào tình trạng phásản

- Tình trạng quá nóng tín dụng sẽ thường dẫn đến rủi ro đối với khu vực ngânhàng và thường dẫn đến tình trạng nợ khó đòi trong tương lai, tăng rủi ro chocác ngân hàng thương mại

- Bên cạnh đó, với thị trường tín dụng đầy tiềm năng và nguồn lợi nhuận có thểthu được, một số ngân hàng không ngần ngại nới lỏng trong các điều kiện chovay và kiểm tra hồ sơ tín dụng để tăng lượng khách hàng và dư nợ cho vay Sựbất cẩn này từ phía các tổ chức tín dụng cho vay đã góp phần tạo điều kiện chophá sản cá nhân gia tăng và gây thiệt hại cho chính các tổ chức tín dụng đó Nếu

có một số lượng lớn khách hàng cá nhân bị phá sản thì có thể dẫn tới sự khủnghoảng hay đổ vỡ của các tổ chức tín dụng có số dư nợ tín dụng tiêu dùng lớn

Trang 32

1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của

Ngân hàng thương mại

1.3.6.1. Nhân tố ngân hàng

- Quy mô và uy tín của ngân hàng: Là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc

danh mục sản phẩm cho vay của ngân hàng Khách hàng có xu hướng tìm đếnnhững ngân hàng có uy tín với chat lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn

mà nhưng ngân hàng mang lại Ngân hàng có độ uy tín càng cao thì càng tạoniềm tin cho khách hàng, giúp giữ chân khách hàng và thu hút nhiều kháchhàng

- Chính sách tín dụng: Là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sự tồn tại và mở

rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Chính sách tín dụng bao gồm: Hạn mứccho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, mức lãi suất cho vay,mức lệ phí, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xinvay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn Một chínhsách tín dụng tốt sẽ đem lại thành công cho NH trong hoạt động cho vay tiêudùng và ngược lại

- Chất lượng cán bộ tín dụng: Là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp

nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thôngtin về khách hàng để đưa ra những quyết định cho vay hoặc không cho vay,người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ Do đó, cán bộ tín dụng phải

có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, cótrách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn những khách hàng có đủ nănglực pháp lý, năng lực tài chính, đạo đức tố… Nhờ có những cán bộ như vậy, cáckhoản vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng

và thuận tiện hơn

- Chiến lược kinh doanh: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín

dụng Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trênthị trường Nó liên quan đến các quyết định về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhucầu khách hàng, lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra cơ hộimới Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ chuyển thànhhành động, lập ra kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục

Trang 33

tiêu đã đề ra, đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vaynhư: kế hoạch tăng tưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…

- Công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp

dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng kháchhàng Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thờigian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sóttrong quá trình giao dịch với khách hàng

1.3.6.2. Nhân tố khách hàng

- Nhân tố đạo đức: Khách hàng được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và mức

độ tín nhiệm Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ và chấp hành theocác quy định của pháp luật hay không Mức độ tín nhiệm là sự sẵn lòng trả nợcủa khách hàng

- Quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng: Trong vay tiêu dùng, nguồn trả

nợ là thu nhập thường xuyên của khách hàng sau khi trừ đi một phần để tài trợchon nhu cầu tiêu dùng Thu nhập có thể dưới dạng tiền công, tiền lương đối vớingười đang ở độ tuổi lao động hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội đối với nhữngngười đã về hưu Thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của kháchhàng càng cao trên cơ sở đó cho vay tiêu dùng có khả năng mở rộng

- Tài sản đảm bảo: Ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng Nếu khách

hàng đảm bảo chính tài sản đó, có thêm tài sản đảm bảo có giá trị khác thì độ tínnhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng cao hơn

1.3.6.3. Nhân tố ngoài ngân hàng

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ

hội cũng như thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêudùng

- Môi trường pháp luật và thể chế: Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến trực tự,

tính ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra thôngsuốt, đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế những rắc rối tổn hại đến lợi íchcủa các bên tham gia quan hệ vay mượn

1.3.7 Quy trình cho vay tiêu dùng

Trang 34

Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị

Bước 4: Hoàn tất thủ tục cho vay

Bước 5: Giải ngân các khoản vay

Bước 6: Quản lý hồ sơ khoản vay, kiểm tra, giám sát khách

hàng sử dụng vốn

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vayQuy trình cho vay được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng vàkết thúc khi kế toán viên thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận,CBTD hướng dẫn khách hàng tiếp nhận, kiểm tra và đề nghị bổ sung hồ sơ vay vốncủa khách hàng để bảo đảm tính chất đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và thống nhất

Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, CCCD, hộ chiếu, các giấy tờtuỳ thân để xác định nhân thân, hộ khẩu (nếu có), các giấy tờ chứng minh nguồn thunhập dùng để trả nợ, các giấy tờ liên quan đến khoản tín dụng, các giấy tờ liên quanđến đảm bảo tiền vay…

Cán bộ tín dụng thu nhập các thông tin khác có liên quan đến khách hàngvay vốn thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng qua các giao dịch tại NH và

Trang 35

thong qua trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các kênh có thểthu thập được.

Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, CBTD tiếp cận hướng dẫn kháchhàng về điều kiện tín dụng Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành Nếu kháchhàng chấp nhận thì hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, sau khi hoàn thành toàn bộ hồ sơvay vốn thì chuyển qua bộ phận thẩm định tín dụng

Bước 2: Thẩm định điều kiện và phân tích tín dụng vay tiêu dùng cá nhân

Sau khi tiếp nhận hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp đầy đủ, ngân hàng hoặc

tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thảm định hồ sơ và điều kiện vay tiêu dùng cá nhân

Đây là bước được xem là quan trong nhất trong toàn bộ quy trình nhằm xácminh tính chính xác của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, việc thẩm định sẽquyết định việc bạn có được chấp thuận hồ sơ vay vốn hay không

 Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Nhân viên tín dụng sẽ kiểm tra thông tincủa hồ sơ xem có đầy đủ và chính xác hay không, hồ sơ có phù hợp với mụcđích vay vốn và sản phẩm tiêu dùng cá nhân hay không Sẽ đưa ra yêu cầu sửađổi hoặc bổ sung nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu

 Kiểm tra xác minh thông tin: Những thông tin kiểm tra chính là những thông tin

mà khách hàng cung cấp có chính xác hay không, lịch sử tín dụng có tồn tại nợxấu hay không và những thông tin lưu trữ và thông tin khách hàng kê khai cókhớp hay không Thông thường, thao tác này sẽ thực hiện thông qua hệ thông dữliệu và gọi điện trực tiếp cho khách hàng, hoặc theo số điện thoại tham chiếu màkhách hàng cung cấp

 Phân tích và thẩm định năng lực hành vi của khách hàng vay vốn: mức độ trungthực và tính xác thực của các thông tin khách hàng cung cấp; lịch sử tín dụng,lịch sử trả nợ; số lượng các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang có quan hệ vàkhả năng thanh toán của khách hàng

Từ các thông tin trên sẽ đưa ra phân tích, đánh giá uy tín, tư cách pháp lý, khảnăng tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và

Trang 36

tương lai.sau đó, bộ phận phê duyệt sẽ tiến hành xét duyệt cho vay tiêu dùng cánhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định, kiểm tra và quyết định khoản vay

Cán bộ tín dụng thực hiện tình hình khách hàng Phương án vay vốn trả nợ,bảo đảm tiền vay của khách hàng, dự báo khả năng rủi ro, sự phù hợp với chínhsách tín dụng của Ngân hàng Từ đó xác định số tiền cho khách hàng vay, phươngthức, lãi suất, thời hạn cho vay, định kì hạn nợ và các điều kiện thanh toán

Lãnh đạo phòng khách hàng cá nhân kiểm tra lại “Tờ trình tín dụng cá nhân”,yêu cầu Cán bộ tín dụng thẩm định bổ sung hoặc giải trình các nội dung cần làm rõliên quan đến khoản vay, đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay, phê duyệt vàquyết định cho vay Sau khi có quyết định cho vay, lãnh đạo phòng KHCN chuyểngiao hồ sơ cho CBTD để thông báo kết quả quá trình phê duyệt cho khách hàng.Khi đề xuất không cho vay CBTD phải nêu rõ căn cứ cho khách hàng

Bước 4: Hoàn tất thủ tục cho vay

Sau khi có quyết định cho vay hoặc phê duyệt khoản vay, CBTD hoàn tất cácthủ tục cho vay theo quy định của Ngân hàng CBTD kiểm soát và hỗ trợ tín dụngkhách hàng cá nhân tiếp nhận và kiểm tra bản gốc và các giấy tờ chứng minh quyền

sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay, bản gốc giấy tờ khác về bảo đảm tiền vay, soạnthảo hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký bới KH, công chứnghợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định Sau khi ký hợp đồng tín dụng và hợpđồng bảo đảm tiền vay, cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng KH thực hiện đăng kýgiao dịch bảo đảm theo quy định Cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng bàn giao vànhập quỹ tài sản bảo đảm tiền vay

Bước 5: Giải ngân khoản vay

Yêu cầu giải ngân là phải quản lý sao cho KH sử dụng vốn vay đúng mụcđích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốnvay của KH

Trang 37

Các cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng tiêu dùng có trách nhiệm: Hướngdẫn KH lập và ký khế ước nhận nợ, thực hiện đối chiếu mục đích sử dụng vốn vaytrên hồ sơ KH cung cấp, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, nhập số liệu, thông tinkhoản vay vào Phân hệ tín dụng theo quy định, chuyển hợp đồng tín dụngm giấynhận nợ và chứng từ thanh toán đã được ký duyệt cho bộ phận dịch vụ KH để thựchiện giải ngân cho KH, phối hợp với phòng KHCN, phòng Kế toán – ngân quỹ thựchiện thu các loại phí liên quan đến khoản vay, lập số theo dõi đối với khoản vay vàghi chép lại các phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý khoản vay.

Bước 6: Quản lý hồ sơ khoản vay, kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn

Quản lý hồ sơ khoản vay

Cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng tiêu dùng có trách nhiệm: Phối hợpphòng Dịch vụ khách hàng, phòng Kế toán – ngẫn quỹ thực hiện việc giám sát trongquá trình lưu trữ, bảo quản, nhập, xuất hồ sơ phá lý khoản vay, giấy tờ pháp lý củaTSĐB Cập nhập hồ sơ khoản vay về cấc vấn đề phát sinh sau khi giải ngân, quản lý

hồ sơ khoản vay bằng văn bản tại phòng cho vay khách hàng

Kiểm tra, giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay

Việc kiểm tra và giám sát sử dụng món vay được thực hiện đồng thời với quátrình giải ngân, thu nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ Yêu cầu giám sát và theo dõinhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện

dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đềtrước khi trở nên nghiêm trọng, nhằm đề xuất các giải pháp kịp thời Kết quả kiểmtrả, kiểm soát đều phải lập biên bản

Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Tình hình sử dụng vốn vay, thu nhập

và tài liệu chứng minh cho việc sử dụng vốn, đặc biệt trong trường hợp giải ngânbằng tiền mặt Tình hình thực hiện các nội dung trong Hợp đồng tín dụng và Hợpđồng bảo đảm tiền vay, tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của hộ gia đình/

hộ kinh doanh cá thể, tình hình thu nhập của KH, nguồn thu và khả năng trả nợ, tìnhhình tài sản bảo đảm tiền vay, vấn đề khác (nếu có)

Trang 38

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay

Các khoản vay khi đến hạn hoặc khi khách hàng vi phạm hợp đồng thì Ngânhàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay Bước này bao gồm: Thu nợ và đốichiếu nợ, thanh lý hợp đồng, cơ cấu lại thời hạn nợ, xử lý TSĐB

Thu nợ và đối chiếu nợ: Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của KH, thực hiện

thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thu lãi cho vay và hạch toán kế toán theo quy địnhcủa Ngân hàng, cập nhật vào hồ sơ nghiệp vụ những phát sinh trong việc thu nợgốc, lãi và phí

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: CBTD tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời

hạn trả nợ của KH, kiểm tra tình hình thực tế, lập biên ban kiểm tra tình hình sửdụng vốn vay, đối chiếu giữa thực tế với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quyđịnh của NH Sau đó soạn thảo hợp đồng sửa đổi, bổ sung HĐTD, HĐBĐTV phùhợp với kết quả thẩm định, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ của mình hoặc chỉnhsửa theo phê duyệt của người/cấp có thẩm quyền Trình hồ sơ cơ cấu lại thời hạn trả

nợ và sau khi có quyết định của người/cấp có thẩm quyền CBTD thông báo kết quảtrình phê duyệt cho khách hàng

Thanh lý hợp đồng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng và khách hàng đã hoàn

tất nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng sẽ làm thủ tục thanh lýhợp đồng cho vay, giải chấp tài sản và lưu hồ sơ vay vốn và kho lưu trữ

Xử lý TSĐB: Trong trường hợp đến hạn trả nợ gốc và lãi mà KH không trả

được nợ và không được NH chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì NH tiến hành

xử lý TSĐB để thu hồi nợ vay

1.4 Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

1.4.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng:

Đặt ra chỉ tiêu mở rộng CVTD là muốn tạo sự gia tăng về mặt qui mô, khốilượng, số lượng Do vậy ta có thể hiểu “mở rộng CVTD là việc NHTM tăng cường

sử dụng các nguồn lực của mình nhằm mục đích gia tăng dư nợ CVTD từ đó giatăng thu nhập từ hoạt động CVTD Ngoài ra mở rộng cho vay tiêu dùng cũng có thể

Trang 39

được hiểu là việc tăng lên về tỷ trọng của CVTD trong tổng tài sản của NHTM, là

sự đáp ứng ngày càng tăng về khách hàng, về quy mô, về chất lượng của các khoảnvay nhằm mục đích tiêu dùng tại NHTM.”

Đối với NHTM hiện đại, mở rộng hoạt động CVTD sẽ góp phần đa dạng hoácác hoạt động kinh doanh, nâng cao các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan

hệ với khách hàng, từ đó sử dụng hiệu quả nguồn vốn, phân tán rủi ro, nâng cao thunhập của NHTM

1.4.2 Vai trò mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

Cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho bản thânngười đi vay (các cá nhân, hộ gia đình), ngân hàng và nền kinh tế Việc mở rộngCVTD hiện nay là rất cần thiết bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, hoạt động CVTD có mức sinh lợi ngày càng tăng, cho vay tiêu dùng

được coi là phần quan trọng nhất của ngân hàng bán lẻ

Thứ hai, nhu cầu vay vốn của các cá nhân ngày càng đa dạng do đời sống người

dân ngày càng cải thiện, nhu cầu chi tiêu tăng lên Người dân có nhu cầu mua sắmvật dụng có giá trị lớn, sửa sang nhà cửa, đi du lịch, kinh doanh hộ gia đình, kinhdoanh bất động sản gia tăng Vì vậy, CVTD ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân,

mở rộng CVTD là điều mà các ngân hàng đang hướng tới

Thứ ba, mở rộng cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình đem lại nhiều lợi ích và tạo

ra thế cạnh tranh cho các NHTM CVTD cùng với lãi suấ vay, sản phẩm đa dạng, kìhạn hợp lí sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với NHTM Việc thu hút đượcnhiều khách hàng đến với ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như:Phân tán rủi ro, tạo điều kiện để tăng dịch vụ và mở rộng mạng lưới hoạt động dođối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình thường có quy mô nhỏ gọn, địa bàn hoạtđộng rộng

Thứ tư, mở rộng CVTD sẽ tăng cường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tài

chính, góp phần duy trì sự phát triển của ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh gay

Trang 40

gắt như hiện nay, việc tuân thủ nguyên tắc tín dụng là một nhân tố góp phần quantrọng tạo dựng chổ đứng và duy trì hoạt động của ngân hàng trên thị trường.

Thứ năm, mở rộng hoạt động CVTD mang lại lợi nhận cho ngân hàng, góp phần

làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, giảm chi phínghiệp vụ, chi phí quản lý, mang đến những cơ hội kinh doanh đa dạng, hấp dẫn vàhiệu quả

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM:

Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng CVTD có thể có nhiều nhưng về cơ bản phải phảnánh được: tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng, doanh số cho vay, tỷ trọng dư

nợ cho vay, thu lãi từ cho vaytiêu dùng, lợi nhuận thu được thay đổi theo chiềuhướng tăng qua các năm, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động CVTD thayđổi theo chiều hướng giảm so với kết quả toàn bộ hoạt động cho vay nói chung củaNgân hàng:

1.4.3.1. Các chỉ tiêu về quy mô

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng

đối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chính xác về hoạt độngCVTD

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng

về số tuyệt đối là bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàngcấp cho khách hàng vay tiêu dùng cũng tăng lên, và từ đó thể hiện hoạt động chovay tiêu dùng của ngân hàng là hiệu quả

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối:

Giá trị tăng

tưởng DSCVTD

tương đối

=Giá trị tăng tưởng DSCVTD tuyệt đối

* 100%Tổng DSCVTD năm (t-1)

Ngày đăng: 02/10/2024, 21:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Sơ đồ 1 Quy trình cho vay tiêu dùng Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn (Trang 34)
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch (Trang 51)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giai - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giai (Trang 54)
Bảng 2: Tình hình cho vay của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 2 Tình hình cho vay của SeABank – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn (Trang 58)
Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh tại SeABank – CN ĐN- PGD Núi - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại SeABank – CN ĐN- PGD Núi (Trang 61)
Bảng 4: Thực trạng chung cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 4 Thực trạng chung cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam (Trang 68)
Bảng 5: Hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn của Ngân hàng TMCP - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 5 Hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn của Ngân hàng TMCP (Trang 73)
Bảng 6: Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 6 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN ĐN- PGD Núi Thành giai đoạn (Trang 76)
Bảng 7: Hoạt động cho vay tiêu dùng bằng hình thức đảm bảo của Ngân hàng - Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á – Pgd Núi Thành.docx
Bảng 7 Hoạt động cho vay tiêu dùng bằng hình thức đảm bảo của Ngân hàng (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w