1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 Thực Trạng Về Ý Thức Pháp Luật Hiện Nay Của Sinh Viên Việt Nam.pdf

36 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 2 Thực Trạng Về Ý Thức Pháp Luật Hiện Nay Của Sinh Viên Việt Nam
Tác giả Nguyễn Y Bảo Hân, Hoàng Lê Nhật Lan, Phạm Hà Châu, Vũ Huy Hoàng, Phùng Kỳ Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn Đỗ Hoàng Anh
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,94 MB

Nội dung

Ý thức pháp luật được coi là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là cơ sở để hình thành văn hóa pháp luật của các chủ

Trang 2

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Hoàng Anh đã tạo cho chúng em có

cơ hội được làm việc nhóm, được nghiên cứu những vấn đề về pháp luật cũng như đưa cho chúng em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề Nhờ đó mà nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận của mình được tốt hơn

Mặc dù có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng có thể còn

có những mặt hạn chế, thiếu sót Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp

và sự chỉ dẫn để có thể bổ sung, sửa chữa

Trang 3

Những số liệu, những thông tin, hình ảnh được chúng em thu thập từ các nguồn khác nhau trên Internet và đã có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong bài tiểu luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như

số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của nhóm

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 1 năm 2022 Trưởng nhóm ký xác nhận

Trang 4

Phạm Hà Châu

MSSV 2158420012

Viết ti u lu n ph n Khái ni m c a ý th c pháp ể ậ ầ ệ ủ ứluật, Th c tr ng về ý th c pháp lu t hi n nay cự ạ ứ ậ ệ ủa sinh viên Vi t Nam và ph n K t luệ ầ ế ận

Vũ Huy Hoàng

MSSV 2158420008

Tìm so n n i dung ạ ộphần C u trúc c a ý ấ ủthức pháp lu ật Tìm so n n i dung phChức năng, Vai trò của ý ạ ộ ần

thức pháp lu t, M i liên hệ ậ ốgiữa pháp luật và ý th c ứpháp lu t Gi i pháp nhậ ả ằm tăng cường ý thức pháp luật

và Th c tr ng v ý th c pháp ự ạ ề ứluật hi n nay của sinh viên ệViệt Nam

Phùng K ỳ Hiế u

MSSV 2158420043

Tìm soạn n i dung ộphần Phân lo i cạ ủa

ý th c pháp luứ ật

Nguyễn Anh Tu n

MSSV 2158420025

Tìm soạn n i dung ộphần Khái ni m, ệĐặc điểm của ý thức pháp lu ật

Trang 5

5

LỜI NH N XÉT CỦA GI NG VIÊN

Ngày …… tháng …… năm 2022 Giảng viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ h tên)

Đỗ Hoàng Anh

Trang 6

6

Mục l c

PHẦ N M ĐẦU 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG I: Ý THỨC PHÁP LUẬT .9

1.1 Khái ni m ệ 9

1.2 Phân lo i ạ 10

1.2.1 Căn cứ vào c p ấ độ nhận th c pháp lu t ứ ậ 10

1.2.2 Căn cứ vào ch ủ thể nhận th c pháp lu t ứ ậ 11

1.2.3 Ý nghĩa của sự phân lo i ý th c pháp lu t ạ ứ ậ 12

1.3 C u trúc 12

1.3.1 Tư tưởng pháp lu t ậ 13

1.3.2 Tâm lý pháp lu t ậ 13

1.3.3 M liên h ối ệ giữa tư tưởng pháp lu t và tâm lý pháp lu t ậ ậ 14

1.4 Đặc điểm 14

1.4.1 Với tư cách là một hình thái ý th c xã h i, ý th c pháp lu t ch u s ứ ộ ứ ậ ị ự quy định của t n t i xã hồ ạ ội, nhưng nó cũng có tính độ ập tương đốc l i 14

1.4.2 Ý th c pháp lu t mang tính giai c p ứ ậ ấ 17

1.5 Ch ức năng 17

1.5.1 Chức năng điều chỉnh hành vi của con người 18

1.5.2 Chức năng nhận thức 18

1.5.3 Chức năng mô hình hóa pháp lý 18

1.6 Vai trò 19

1.6.1 Vai trò c a ý th c pháp luủ ứ ật đố ớ ựi v i s phát triển kinh t - xã h i ế ộ 19

1.6.2 Vai trò c a ý th c pháp luủ ứ ật đố ới đờ ống văn hóa tư tưởi v i s - ng 20

1.6.3 Vai trò c a ý th c pháp lu t trong quá trình xây dủ ứ ậ ựng nhà nước pháp quyền xã h i ch ộ ủ nghĩa 21

CHƯƠNG II: MỘ T SỐ V ẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ N Ý THỨC PHÁP LUẬT 22

2.1 M i liên hệ giữ a pháp lu ật và ý th c pháp lu t ậ 22

2.1.1 Ý th c pháp lu t là tiứ ậ ền đề tư tưởng tr c tiự ếp để xây dựng và hoàn thiện h ệ thống pháp lu t ậ 22

Trang 7

7 2.1.2 Ý th c pháp lu t và th c hi n pháp lu t ứ ậ ự ệ ậ 232.1.3 Pháp luật là cơ sở để củng cố, phát tri n nâng cao ý th c pháp lu t ể ứ ậ 23

2.2 Th c tr ng v ý th c pháp lu t hi n nay c a sinh viên Vi t Nam ự ạ ề ứ ậ ệ ủ ệ 24 2.3 Gi i pháp nhằ tăng cườ m ng ý th c pháp luật 24

2.3.1 Nâng cao vai trò c a ch ủ ủ thể giáo d c ý th c pháp lu t cho sinh viên ụ ứ ậ 302.3.2 Làm mới chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên 312.3.3 S k t h p giự ế ợ ữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội trong vi c giáo d c ý th c pháp lu t cho sinh viên ệ ụ ứ ậ 32 2.3.4 Tăng cường ý th c t h c, t giáo d c cứ ự ọ ự ụ ủa sinh viên nh m nâng cao ằhiểu bi t, kh ế ả năng vận d ng pháp luụ ật vào đờ ống i s 33

PHẦ N K T LU N Ế Ậ 34 TÀI LI U THAM KHẢO 35

Trang 8

8

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam hiện nay, đã có nhiều yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, và thi hành pháp luật, trong đó ý thức pháp luật là một yếu tố rất quan trọng

Ý thức pháp luật được coi là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là cơ sở để hình thành văn hóa pháp luật của các chủ thể pháp luật, tạo cho các chủ thể khả năng và kỹ năng

sử dụng hiệu quả pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời có hành vi đúng đắn, phù hợp với pháp luật Ngoài ra, người có ý thức pháp luật cao cũng góp phần nâng cao phẩm chất, nhân cách của họ từ đó hình thành trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội

Tuy nhiên, một số bộ phận người dân luôn cố gắng tìm cách “lách luật” khi có thể hay lợi dụng những điểm hạn chế của pháp luật để vụ lợi Hay một số công chức, viên chức, cơ quan chức năng không nghiêm minh đã dẫn đến người dân có cái nhìn không tốt về quy định của pháp luật Đồng thời người dân có ý thức pháp luật không cao, không hiểu biết đầy đủ về pháp luật đã chịu thiệt thòi, không thể bảo vệ quyền lợi bị xâm hại; mặt khác có thể góp phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi, không đủ căn cứ, không đúng thủ tục dẫn tới bất ổn định xã hội

Ý thức pháp luật không cao cũng dễ tạo ra sự thờ ơ, thậm chí coi thường pháp luật dẫn đến hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật

Vì vậy, để xây dựng một xã hội văn minh, pháp luật kỷ cương, vai trò của ý thức pháp luật rất quan trọng Bởi nếu ý thức pháp luật yếu thì khó có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp, đồng thời với ý thức pháp luật yếu thì các chủ thể cũng khó nhận thức, thực hiện và hiểu biết pháp luật đúng với độ chính xác và hiệu quả Với những lý do trên, đề tài “Ý thức pháp luật: khái niệm, cơ cấu ý thức pháp luật, tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật” là một đề tài ý nghĩa, quan trọng để tìm hiểu về ý thức pháp luật

Trang 9

Ý thức pháp luật ra đời và phát triển từ sự cần thiết phải điều chỉnh xã hội khi

xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, đó là khi bắt đầu có sự phân chia

về giai cấp Ở giai đoạn này, các phương tiện điều chỉnh xã hội như là đạo đức, tôn giáo, tập quán, niềm tin… không còn có thể điều chỉnh xã hội một cách hiệu quả nữa Lúc này, pháp luật xuất hiện và thực hiện công việc thiết lập ra một trật

tự xã hội mới ổn định, kỷ cương

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin “ý thức pháp luật là một trong các hình thái ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp, nó cùng tồn tại khách quan với các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học" [9, tr15] Thế nhưng bên cạnh đó, ý thức pháp luật cũng chịu sự ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác ở nhiều mức độ Vậy nên, ý thức pháp luật còn phản ánh những điều kiện xã hội mà những điều kiện này phải được điều chỉnh bằng pháp luật, thông qua những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, học thuyết… Từ những phân tích trên, ý thức pháp luật có thể được định nghĩa như sau:

Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các phương diện, tiêu chí

cơ bản như: ề sự cần thiết (hay không cần thiết), về vai trò, chức năng của pháp v

luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần

Trang 10

10 phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, nhà nước, các tổ chức xã hội [1, tr.430]

1.2 Phân loại

1.2.1 Căn cứ vào cấp độ nhận thức pháp luật

Xét trên tiêu chí về mức độ, trình độ và phạm vi nhận thức pháp luật, có thể chia ý thức pháp luật thành hai loại sau:

Ý thức pháp luật thông thường

Trong “Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật” định nghĩa ý thức pháp luật thông thường những quan niệm nhận thức, tri thức; tình cảm, thái độ là của con người, hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa [1] Ý thức pháp luật thông thường hay phổ thông dùng để nói đến ý thức pháp luật của đa số người dân trong xã hội Đại

đa số người dân chỉ hiểu được biểu hiện bên ngoài, tính cục bộ của pháp luật Vì

sự hiểu biết có hạn, chỉ nằm ở mặt ngoài nên họ chưa có khả năng đi sâu, thấu hiểu bản chất bên trong của các hiện tượng pháp luật

Khi đề cập đến một người có ý thức pháp luật thông thường nghĩa là người đó

có sự hiểu biết sơ bộ về các quy phạm pháp luật hiện hành nhưng chưa có tri thức sâu rộng mang tính hệ thống, chưa hiểu rõ pháp luật

Nhưng chính bởi vì ý thức pháp luật thông thường là của phần lớn người dân nên nó phản ánh trực tiếp, thiết thực các hiện tượng pháp lý Do đó, ý thức pháp luật thông thường đem lại ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học, đưa ra những ý tưởng mới cho các nhà khoa học và các nhà quản lý, áp dụng pháp luật

Ví dụ, năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quy định người dưới 40kg hoặc dưới 1m45 không đủ điều kiện lái xe máy từ 50 cm3 trở lên Người dân đã có nhiều phản ứng,

ý kiến trái chiều về quy định mới này Chính những phản hồi đó của người dân hay là ý thức pháp luật thông thường đã giúp các nhà quản lý phát hiện điểm mới

để hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng pháp luật au này, pháp luật đã không còn Squy định chiều cao tối thiểu đối với người thi giấy phép lái xe nữa

Ý thức pháp luật mang tính lý luận

Ý thức pháp luật mang tính lý luận được thể hiện dưới dạng các khái niệm, học thuyết, trường phái khác nhau về pháp luật Nó phản ánh những mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật Ý thức pháp luật thể hiện nhận thức về pháp luật nói chung và các hiện tượng pháp lý nói riêng một cách sâu sắc, toàn diện về cả bản chất, nội dung và hình thức [2] Điểm khác biệt so với ý thức pháp luật thông

Trang 11

11 thường là ý thức pháp luật mang tính lý luận có tính khái quát, khoa học và hệ thống hơn Ý thức pháp luật thông thường chỉ phản ánh phần bề nổi, mối liên hệ bên ngoài thì ý thức pháp luật mang tính lý luận đã đi sâu vào bản chất bên trong của pháp luật như giá trị xã hội, áp dụng pháp luật hay kỹ thuật pháp lý…

Vì những quan điểm của ý thức pháp luật mang tính lý luận có tính hệ thống,

ổn định, được hình thành trên cơ sở khoa học và rút ra từ thực tiễn nên nó có ý nghĩa rất lớn Cụ thể, ý thức pháp luật mang tính lý luận đóng vai trò là cơ sở, nền tảng cho việc soạn thảo, điều chỉnh, phát triển pháp luật, giáo dục và đào tạo pháp luật… Ví dụ, ý thức pháp luật của các nhà khoa học pháp lý, thẩm phán, luật sư

là ý thức pháp luật trình độ lý luận Do đó, họ có khả năng tham gia vào quá trình viết, xây dựng luật

1.2.2 Căn cứ vào chủ thể nhận thức pháp luật

Xét trên tiêu chí về chủ thể của ý thức pháp luật, có ba loại ý thức pháp luật sau:

Ý thức pháp luật cá nhân

Ý thức pháp luật cá nhân được định nghĩa “Là những quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm, hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân” [1] Thế nên, ý thức pháp luật cá nhân thường khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những thái độ, ý kiến khác nhau

về pháp luật Nó phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như điều kiện chính trị, kinh

tế xã hội và các yếu tố xuất phát từ chính họ [4] Ví dụ, chị B trước đây không hiểu biết về luật phân chia tài sản sau ly hôn Nhưng vì vấn đề gia đình, chị phải tìm hiểu thế nên từ đó chị nhận thức, có kiến thức về những điều luật ấy Những người có ý thức pháp luật phù hợp, đúng đắn sẽ là nền tảng để thực hiện pháp luật tốt Còn những người có thái độ xem thường pháp luật có thể thực hiện các hành vi tiêu cực, chống đối pháp luật Các quan hệ xã hội nói chung và quan

hệ pháp luật đều được thực hiện thông qua hành vi các cá nhân vậy nên ý thức pháp luật cá nhân mang ý nghĩa quan trọng để đảm bảo thực hiện hiệu quả các quan hệ xã hội

Ý thức pháp luật nhóm

Ý thức pháp luật nhóm phản ánh những quan điểm, tư tưởng, thái độ về pháp luật của một nhóm xã hội nhất định Ví dụ, thức ý pháp luật giữa nhóm sinh viên luật và nhóm sinh viên các ngành khác Các nhóm xã hội được hình thành trên những tiêu chuẩn, mục đích, nhu cầu… có điểm tương đồng của một số người Thế nên, các nhóm xã hội sẽ có những tư duy, đánh giá đối với pháp luật, các hiện

Trang 12

12 tượng pháp lý tương đối giống nhau Còn ý thức pháp luật ở các nhóm xã hội khác nhau thì khác nhau

Ý thức pháp luật xã hội

Ý thức pháp luật xã hội là những quan điểm, tư tưởng, tư duy khoa học về pháp luật phổ biến nhất, đại diện cho toàn xã hội Ý thức xã hội luôn vận động, phát triển theo xu thế phát triển của xã hội, thể hiện cơ sở lý luận, khoa học, tính đại diện, chính thức hóa cho toàn xã hội [1] Nó có tính khái quát cao và có sự ảnh hưởng lớn, do đó giữa vai trò định hướng và quyết định đối với ý thức pháp luật

cá nhân và ý thức pháp luật nhóm

1.2.3 Ý nghĩa của sự phân loại ý thức pháp luật

Phân loại ý thức pháp luật là việc vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn

Về ý nghĩa lý luận: Việc phân loại ý thức pháp luật theo các cấp độ nhận thức

và chủ thể của ý thức pháp luật cho phép nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về ý thức pháp luật Mục đích cuối cùng là xây dựng hoàn chỉnh lý luận về ý thức pháp luật nhằm xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện vì lợi ích của người dân và sự phát triển của đất nước

Về vai trò thực tiễn: Việc phân loại ý thức pháp luật cho phép hiểu rõ hơn về vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân Những loại ý thức pháp luật trên đây đều giữ vai trò nhất định đối với từng đối tượng trong mục tiêu thúc đẩy giáo dục pháp luật Ý thức pháp luật cao của người dân sẽ trở thành một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh, củng cố và phát triển nền tảng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình hội nhập diễn ra thuận lợi

1.3 Cấu trúc

Ý thức pháp luật được xem là tiền đề quan trọng tìm ra những phương thức phù hợp tác động để nâng cao ý thức pháp luật Có thể hiểu cấu trúc của ý thức pháp luật là cấu tạo bên trong của ý thức pháp luật, trong đó tư tưởng pháp luật và tâm

lý pháp luật là hai nhân tố quan trọng và thiết yếu nhất cấu thành nên ý thức pháp luật Chúng vừa thống nhất với nhau vừa tác động mạnh mẽ ảnh hưởng lên nhau

và với các hiện tượng khác trong đời sống xã hội [10, tr.26]

Trang 13

13

1.3.1 Tư tưởng pháp luật

“Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các quan điểm, ý niệm, tư tưởng của con

người về đời sống pháp luật hợp thành hệ thống thống nhất, phản ánh một cách

sâu sắc đời sống pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định.” [ tr.14] 3,Pháp luật được hiểu theo nghĩa bao gồm tất cả hệ thống pháp luật cả quá khứ, hiện tại và tương lai Tư tưởng pháp luật được xây dựng trên một nền tảng tri thức pháp lý có tính kế thừa qua các giai đoạn phát triển Tri thức pháp lý được hiểu là tổng thể sự hiểu biết khoa học về pháp luật bao gồm cả phương diện lý luận, thực tiễn và đời sống pháp lý Tư tưởng pháp luật được tích tụ dần từ mỗi cá nhân và cuối cùng là trở thành của toàn xã hội, từ đó tạo thành các quan điểm chung Qua

đó, tư tưởng pháp luật của một nước sẽ được thể hiện ở các nghị quyết, chính sách hay các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

Hệ tư tưởng pháp luật thể hiện một cách không trực tiếp mà thông qua các khái niệm, phạm trù, quan điểm, tư tưởng Nội dung của tư tưởng pháp luật nói về vai trò, chức năng, bản chất giai cấp về quan hệ của pháp luật với các quyền của con người như tự do, công bằng, dân chủ và bình đẳng

“Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một quốc gia bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị (trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp thống trị là giai cấp tư sản, trong xã hội chủ nghĩa giai cấp thống trị là giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản).” [3, tr.14] Trong đó Việt Nam mang bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, thể hiện nguyện vọng của giai cấp người lao động và toàn dân do Đảng lãnh đạo Nhà nước phải không ngừng mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân lao động, tăng cường giám sát các cơ quan Nhà nước thi hành pháp luật [5]

Là một bộ phận của ý thức xã hội, nó gắn liền với phong tục tập quán, truyền thống lâu đời và cả những thói quen hằng ngày của con người, được hình thành

Trang 14

14 trong một khoảng thời gian dài và giúp con người hành động rõ ràng, dứt khoát, kiên định hơn Tuy vậy, tâm lý pháp luật mang cả mặt lợi ích và cả mặt tiêu cực Nếu có những hiểu biết sâu rộng nhất định thì sẽ hành động đúng với tinh thần của pháp luật, ngược lại nếu mang suy nghĩ sai lệch sẽ dẫn đến những hành vi không đúng chuẩn mực, thậm chí là vi phạm các quy phạm pháp luật

1.3.3 Mối liên hệ giữa tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật

Nhìn chung hệ tư tưởng pháp luật mang tính hệ thống và khoa học, còn tâm lý pháp luật thì hình thành tự phát và thiếu tính khách quan nhưng giữa chúng vẫn

có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau không thể tách rời Tri thức của tư tưởng pháp luật là nền tảng hình thành nên tâm lý pháp luật, ngược lại tâm lý trở trở thành động lực thúc đẩy bản thân tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện tư tưởng pháp luật Đây là hai bộ phận chính của ý thức pháp luật, chúng chi phối suy nghĩ, thái độ và hành vi của chủ thể, và vì giữa hai phạm trù này có liên hệ mật thiết cho nên khi nâng cao ý thức pháp luật, cần chú trọng cả về hệ tư tưởng pháp luật

và tâm lý pháp luật

1.4 Đặc điểm

1.4.1 Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy

định của tồn tại xã hội, nhưng nó cũng có tính độc lập tương đối

Theo luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Quỳnh về “Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay” [7] thì khi xét

ý thức pháp luật như một hình thái ý thức xã hội, nó mang bốn đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Ý thức pháp luật là sự phản ánh tồn tại của xã hội, cho nên xã hội sẽ là cái có

và đi trước ý thức pháp luật Theo mỗi thời kỳ phát triển khác nhau thì tồn tại những kiểu xã hội khác nhau và ý thức xã hội tương ứng Tuy nhiên không phải lúc nào hai khía cạnh này cũng có thể phát triển một cách tương xứng và hài hòa

về cả thực tiễn và lý luận Thực tế cho thấy khi xã hội cũ mất đi nhưng ý thức pháp luật của thời đó vẫn còn được duy trì tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài Lý do là bởi vì tâm lý pháp luật chịu sự ảnh hưởng nhiều từ thói quen, truyền thống, phong tục tập quán cho nên rất khó để có thể xóa nhòa đi những suy nghĩ từng được phổ biến rộng rãi trong một xã hội người Ví dụ, vào thời xưa khi xã hội chưa phát triển, còn mang tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”, tuy ngày

Trang 15

15 nay chế độ nữ quyền và bình đẳng giới đã được quan tâm nhiều hơn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều định kiến khắt khe và “tiêu chuẩn kép” với nữ giới.

Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của người dân còn chịu sự tác động từ xã hội phong kiến, nền kinh tế bóc lột cùng các tư tưởng sai lệch đi ngược lại với lợi ích chung của người dân lao động Từ đó tâm lý và và cái nhìn của người dân dần trở nên xấu đi, dẫn đến thái độ thờ ơ coi thường và thậm chí là chống đối pháp luật Tuy ý thức pháp luật luôn thay đổi một cách chậm rãi từ tốn, khó mà nhanh chóng cải thiện, nhưng ta vẫn có cách giúp nó đi theo chiều hướng tốt lên Do ý thức pháp luật đến từ tâm lý và tư tưởng cho nên hãy bắt đầu vào việc thay đổi tư tưởng

và làm sáng rõ những suy nghĩ còn lệch lạc chưa đúng Chẳng hạn, tăng cường thực hiện nhiều công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các địa phương, đặc biệt

là các dân tộc thiểu số và đồng bào vùng sâu vùng xa Những điều tốt đẹp thì nên được coi trọng và kế thừa, những thứ đã lạc hậu thì nên được thay đổi, từ đó ý thức xã hội mới được hoàn thiện và phát triển

Thứ hai, ý thức pháp luật mặc dù lệ thuộc rất nhiều vào tồn tại xã hội và chịu sự

quy định của nó nhưng vẫn có tính độc lập tương đối

Chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn tính độc lập của ý thức Ngoài tính lạc hậu thì ý thức pháp luật vẫn mang tính vượt trội hơn so với xã hội trong một số điều kiện nhất định Sự vượt bậc này mang tính trọng yếu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nó mang lại nhiều cơ hội và biến đổi tích cực -

để chu toàn hơn cho pháp luật nước nhà, cho nền văn minh pháp luật Việt Nam cũng như toàn thế giới

Dù vậy sự tiến bộ này vẫn phải tuân thủ các quy luật khách quan và tôn trọng luật pháp Ví dụ vấn đề kết hôn đồng tính, ở Việt Nam không cấm cản và bắt phạt nhưng hôn nhân đồng tính vẫn chưa chưa được pháp luật hóa toàn diện, cho nên cần có ý thức pháp luật đúng đắn cũng như hành động chuẩn mực để tuân theo đúng quy định pháp luật

Thứ ba, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song

nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc về ý thức pháp luật của thời đại trước đó Tuy nhiên sự kế thừa đó có thể là tiêu cực hoặc tích cực

Tích cực là khi có sự nhận thức đúng đắn về về pháp luật, chủ thể sẽ có những

tư duy hành động đúng chuẩn mực đạo đức và đáp ứng được các yêu cầu pháp luật

Tiêu cực là khi ý thức pháp luật mang tính sai lệch về thái độ, suy nghĩ, hành

vi, trái với tinh thần và quy định pháp luật Từ đó có thể dẫn đến việc chống phá

và thậm chí là làm chậm lại sự tiến bộ của toàn bộ đất nước

Trang 16

16 Thứ tư, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với n tại xã hội, với ý thức chính tồtrị, đạo đức, tôn giáo và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật

Sự tác động vào xã hội được thể hiện rõ ở hai mặt tích cực và tiêu cực của tính

kế thừa Bên cạnh đó, ý thức pháp luật còn tác động với các hình thái xã hội ý thức chính trị, đạo đức, tôn giáo Chúng có mối liên hệ đan xen, tương hỗ lẫn nhau, cùng tồn tại vận động Sẽ phát triển nếu có sự phù hợp tư tưởng nhưng sẽ cản trở, đấu tranh nếu xuất hiện sự khác biệt rạch ròi về các phạm trù nhận thức

Ý thức chính trị và ý thức pháp luật xuất hiện đồng thời cùng tồn tại trong môi trường xã hội có giai cấp, hơn thế nữa ý thức pháp luật còn chịu sự chi phối mạnh

mẽ từ ý thức chính trị Bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền được thể hiện bằng luật lệ, mỗi chế độ xã hội khác nhau mang ý chí giai cấp khác nhau Trong xã hội lại có nhiều giai cấp và tầng lớp, mỗi giai cấp đều mang một

ý thức pháp luật mang định hướng theo lợi ích cá nhân nhưng đều chịu sự chi phối của ý chí giai cấp cầm quyền Do vậy, thức pháp luật và ý thức chính trị đềuý được coi trọng, chúng sử dụng công cụ pháp luật để thể hiện các yêu cầu, nội dung của mình trong đời sống thực tiễn, đời sống chính trị - pháp lý

Ý thức đạo đức là loại hình ý thức xuất hiện sớm nhất cùng với xã hội con người, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc, điều chỉnh hành vi con người bằng lương tâm và sự tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, tự đánh giá mang tính tự nguyện của bản thân Ý thức pháp luật xuất hiện sau nhưng có liên hệ mật thiết với ý thức đạo đức bởi cả hai phạm trù ý thức này đều cùng phản ánh tồn tại xã hội, hỗ trợ qua lại, làm tiền đề cho nhau và là công cụ trọng yếu để quản lý xã hội [18]

Theo quá trình hình thành và phát phát triển, các quan niệm về tôn giáo xuất hiện từ thời kì xã hội nguyên thủy Đó là ý thức sơ khai về niềm tin có sự che chở của thần linh với con người, sự tự nhân cách hóa đến thần bí các lực lượng siêu nhiên của các cá nhân trong xã hội Còn ý thức pháp luật là sự nhận thức, đánh giá theo quy định chung mang tính khách quan trong xã hội mà bắt buộc mọi cá nhân đều phải tuân thủ Điều đó, C.Mác đã viết: "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự

tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để đánh mất mình một lần nữa "[8, tr.569] Giữa ý thức pháp luật và ý thức tôn giáo đều hướng tới sự hoàn thiện nhân cách con người, điều chỉnh hành vi con người bằng

hệ thống quy tắc, chuẩn mực trên thực tế Như vậy, ý thức pháp luật là nền tảng cho hệ thống pháp luật thực định thì ý thức tôn giáo là nền tảng cho các quy tắc của các tôn giáo

Trang 17

17

Ý thức pháp luật còn có nhiều tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước, pháp luật Ý thức pháp luật chi phối trực tiếp việc hình thành hệ thống cơ quan nhà nước và quá trình thực thi quyền lực nhà nước Tùy vào sự tiến bộ hay lạc hậu mà ý thức pháp luật sẽ là nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm sự đi lên của xã hội [18]

1.4.2 Ý thức pháp luật mang tính giai cấp

Bản chất của pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, do đó chỉ có ý thức của giai cấp thống trị mới được ban hành thành luật pháp Mỗi quốc gia chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật và ý thức pháp luật là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý của từng giai cấp đối với xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lý chính thống trong xã hội

Theo như lịch sử thì ý thức pháp luật của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị luôn mâu thuẫn gay gắt cả về quyền và lợi ích Giai cấp thống trị phải có trách nhiệm thể hiện ý chí của mình một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước “Đối với nước ta thì ý thức pháp luật của giai cấp công

nhân, nông dân và tầng lớp khác trong xã hội có lợi ích thống nhất nhau về cơ bản nên tạo ra sự thống nhất cao về ý thức pháp luật Điều đó thể hiện sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội ta.” [7, tr.16]

1.5 Chức năng

Ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, tổ chức luôn phản ánh hiện thực khách quan,

hành vi xử sự của họ dưới góc nhìn pháp lý “Ý thức pháp luật định hướng cho

hành vi của con người phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên không phù hợp với các yêu cầu đó” [11]

Các chức năng nêu dưới đây của ý thức pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ và

tác động qua lại lẫn nhau trong một cơ chế thống nhất “Chính vì vậy, khi xem xét

các chức năng của ý thức pháp luật phải xem xét trong một chỉnh thể thống nhất, qua lại, tác động lẫn nhau chứ không thể xem xét các chức năng một cách biệt lập” [11]

Trang 18

18

1.5.1 Chức năng điều chỉnh hành vi của con người

Ý thức pháp luật của người dân phản ánh trong đó sự đánh giá của họ đối với pháp luật trong hiện thực khách quan Và đồng thời, ý thức pháp luật phản ánh hành vi xử sự của con người dưới lăng kính pháp lý

“Ý thức pháp luật định hướng cho các hành vi của con người phù hợp với các yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành hoặc làm cho các hành vi trở nên sai lệch với các yêu cầu đó.” [7] Người có ý thức pháp luật đúng đắn sẽ có các hành

vi xử sự phù hợp và đáp ứng đủ những yêu cầu của pháp luật Còn ngược lại, ý thức pháp luật bị lệch lạc sẽ có khả năng gây ra những hành vi ứng xử sai trái, không tuân theo pháp luật

1.5.2 Chức năng nhận thức

Ý thức pháp luật phản ánh nhận thức của con người về đời sống pháp luật thông qua hoạt động, mà hoạt động ở đây là có ý thức, có mục đích “Ý thức pháp luật phải nhận thức các quá trình phát triển kinh tế xã hội, các giá trị đạo đức và -

các giá trị văn hóa xã hội khác trong xã hội đã được thể chế hóa hoặc sẽ được -

thể chế hóa thông qua các quy phạm pháp luật.” [7] Việc nhận biết, tích lũy tri thức liên quan đến pháp luật diễn ra từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều

- đó chính là sự vận động của ý thức pháp luật trong mỗi cá nhân Từ quá trình nhận thức đó, con người ngày càng hiểu rõ hiện thực khách quan đời sống Khi ý thức con người được nâng cao thì sự phản ánh, hiểu biết của họ đối với hiện thực càng sâu sắc; do đó mà có thể lao động hiệu quả, sáng tạo hơn Đồng thời, “sự nhận thức đúng đắn của ý thức pháp luật về hiện thực khách quan giúp cho quá trình xây dựng, thực thi và áp dụng pháp luật thống nhất hiệu quả.” [7]

1.5.3 Chức năng mô hình hóa pháp lý

Thông qua quá trình nhận thức đó mà hình thành nên các mô hình hành vi nhất định (các quy tắc xử sự), nhờ có ý thức pháp luật mà đánh giá mô hình nào là cần thiết và tất yếu để hướng các quan hệ xã hội phát triển có kết quả Đây chính là chức năng mô hình hoá pháp lý của ý thức pháp luật.”

Các mô hình hành vi - các quy tắc xử sự được hình thành qua quá trình nhận thức pháp luật “Quá trình nhận thức hiện thực khách quan của ý thức pháp luật tạo nên các mô hình hành vi nhất định mà ý thức pháp luật cho rằng nó là cần

thiết và tất yếu để điều chỉnh quan hệ xã hội phát triển có kết quả theo định hướng

của xã hội cũng như là phù hợp với quy luật khách quan.” [7]

Ngày đăng: 02/10/2024, 17:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Nguyễn Phước Duy (2018), “Ý thức pháp luật và tính tất yếu của việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên hiện nay” - Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr. 276- 279 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý thức pháp luật và tính tất yếu của việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên hiện nay” - Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì "2 tháng 5/2018
Tác giả: Nguyễn Phước Duy
Năm: 2018
[16] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [17] Phát huy vai trò giáo dục, quản lý của gia đìnhhttps://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/phat-huy-vai- tro -giao-duc-quan- -cua- ly gia-dinh-681968 [ truy cập ngày 16/1/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/phat-huy-vai-tro-giao-duc-quan- -cua-lygia-dinh-681968
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
[18] Ý thức pháp luật là gì? Quy định về ý thức pháp luật https://luatminhkhue.vn/y-thuc-phap-luat- la-gi--- quy-dinh- -y-thuc-phap- ve luat.aspx [Truy cập ngày 28/12/2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://luatminhkhue.vn/y-thuc-phap-luat-la-gi---quy-dinh- -y-thuc-phap-veluat.aspx
[1] Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Khác
[2] Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật , Nxb Chính trị Quốc gia sự - thật, Hà Nội Khác
[3] Phùng Thị Lan Anh (2013), Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
[4] Nguyễn Ngọc Việt (2014), Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
[6] Nguyễn Thị Hồng Huệ (2014), Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực thiện pháp luật, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
[7] Nguyễn Thị Như Quỳnh (2009), Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
[8] C.Mác Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.1 (1995), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[9] C.Mác Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.3 (1995), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[13] Đào Duy Tấn (2001), Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khác
[14] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ 01/1/2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[15] Lê Minh Tâm (2009), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w