1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên việt nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến Của Sinh Viên Việt Nam
Tác giả Lý Bá Đức Huy, Nguyễn Quốc Anh, Trần Quang Đạt
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Kim Chung
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Mở đầu (6)
    • 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 1.2. Xác định khuug lý thuyết nghiên cứu (9)
    • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết (9)
    • 1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (12)
  • 1.3. Thiết kế nghiên cứu (13)
    • 1.3.1. Dữ liệu cần thu thập (13)
    • 1.3.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu (16)
    • 1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (21)
  • 1.4. Đề cương chi tiết cho đề (21)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (24)
  • PHẦN 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1. Dữ liệu cần thu thập (27)
    • 3.2. Nguồn và phương pháp thu thập giữ liệu (27)
      • 3.2.1. Đường link số liệu phục vụ nghiên cứu (27)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (29)

Nội dung

Và thêm đó “sinh viên” thuộc độ tuổi tiếp xúc với công nghệ nhiều nhất nên gần như sử dụng hình thức mua hàng online hay trực tuyến nhiều nhất.Việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh ph

Xác định khuug lý thuyết nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

1.2.1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

Lý thuyết hành động hợp lý được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen (1975), đây được xem là một trong những lý thuyết tiên phong, nền tảng quan trọng nhất trong nghiên cứu tâm lý xã hội học nói chung và hành vi người tiêu dùng nói riêng (Püschel, Afonso Mazzon et al 2010) Theo lý thuyết này, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi của khách hàng Do đó, thay vì tập trung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, TRA lại tập trung nghiên cứu ý định hành vi Theo TRA, ý định hành vi chịu sự tác động của hai yếu tố là thái độ của cá nhân và chuẩn mực chủ quan - nhận thức của cá nhân về áp lực của các chuẩn mực của xã hội đến hành vi của họ.

TRA được cho là có liên quan đến những hành vi thuộc về lý trí, tức là các hành vi mà cá nhân có thể kiểm soát được (Fishbein và Ajzen, 1975) Tuy nhiên, một số tác giả lại quan tâm đến những tình huống mà ở đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ, đây là nguyên nhân chính khiến một số tác giả phê phán mô hình này(Hansen, Jensen et al 2004)

TRA đã được một số tác giả sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm về hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, chẳng hạn như tác giả (Vijayasarathy 2002) đã nghiên cứu ý định mua sắm qua mạng Internet của người tiêu dùng dựa trên TRA và bổ sung thêm nhân tố đặc tính của sản phẩm vào mô hình, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng đặc tính của sản phẩm có tác động rất lớn đến ý định mua trực tuyến của khách hàng Trong khi đó Yoh và cộng sự (2003) đã sử dụng TRA kết hợp với lý thuyết về sự lan tỏa trong đổi mới (IDT - innovation diffusion theory) để tăng khả năng giải thích trong mô hình nghiên cứu của họ. Ảnh 1.2.1.1.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được coi là một sự thích nghi của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (Hernandez và cộng sự, 2009) Được đề xuất bởi Davis (1985) và phát triển mở rộng bởi chính tác giả này năm 1989 (Davis, 1989), TAM tìm cách giải thích sự chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin của người sử dụng Dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mục đích chính của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong như: niềm tin, thái độ và ý định của người sử dụng Theo TAM, giữa thái độ, ý định và hành vi của người sử dụng có mối quan hệ nhân quả với nhau.

TAM cho rằng ý định sử dụng công nghệ mới này sẽ dẫn đến hành vi sử dụng thực tế của khách hàng Trong đó, ý định sử dụng một công nghệ mới chịu sự tác động bởi thái độ của cá nhân trong việc sử dụng các công nghệ đó Theo TAM, có hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thái độ sử dụng công nghệ mới đó là nhận thức về tính hữu ích (PU- Perceived Usefulness) và nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU-Perceived Ease of Use). Nhận thức về tính hữu ích là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ” và nhận thức về tính dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực”. Ảnh 1.2.1.1.2 Mô hình chấp thuận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)

Nguồn: Davis, 1985 1.2.1.2 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned behavior)

Lý thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior-TPB) được Ajzen (1985) phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (Fishbein và Aj- zen, 1975) năm 1985 và hoàn thiện năm 1991 ((Ajzen 1985); (Ajzen 1991)) Do lý thuyết hành động hợp lý (TRA) bị giới hạn khi dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong những tình huống mà ở đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ khi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ (Hansen và cộng sự, 2004) Vì vậy, thuyết hành vi có hoạch định (TPB) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen 1991) Tương tự TRA, TPB tập trung nghiên cứu ý định của khách hàng thay vì nghiên cứu hành vi thực sự của họ TPB cho rằng hành vi thực tế của khách hàng chịu sự tác động bởi cả ý định hành vi và nhận thức kiểm soát hành vi của họ.Trong khi đó, ý định hành vi của khách hàng lại bị tác động bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Ảnh 1.2.1.2.3 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB)

TPB đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu với mục đích dự đoán ý định sử dụng và hành vi cụ thể của các cá nhân Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy sự phù hợp của mô hình này trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến (Al-Jabari và cộng sự, 2012; George, 2004; Hansen và cộng sự, 2004; (Laohapensang 2009) Hansen và cộng sự (2004) đã kiểm định cả hai mô hình TRA và TPB, kết quả cho thấy rằng mô hình TPB giải thích hành vi của khách hàng tốt hơn mô hình TRA Tuy nhiên, giống như TAM, rất nhiều tác giả đã bổ sung thêm các biến mới vào mô hình này để phản ánh tốt hơn các đặc điểm của hành vi người tiêu dùng (Cheung và cộng sự, 2005), (Lee and Ngoc 2010) đã lồng ghép biến niềm tin vào mô hình TPB để nghiên cứu ý định mua trực tuyến của sinh viên Việt Nam, kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng giữa ý định mua trực tuyến của khách hàng và niềm tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong khi đó, Pavlou và Fygenson (2006) đã sử dụng một trong những mô hình mở rộng toàn diện nhất của TPB, nghiên cứu này tìm hiểu hành vi người tiêu dùng trực tuyến thông qua hành vi nhận thông tin và hành vi mua sản phẩm từ các nhà phân phối trên mạng Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố như: nhận thức về việc áp dụng công nghệ (nhận thức về sự hữu ích,nhận thức về tính dễ sử dụng), niềm tin, kỹ năng của khách hàng, các nguồn lực của khách hàng (thời gian, tiền bạc) và đặc tính của sản phẩm (giá trị, khả năng đánh giá/chuẩn đoán) trong việc dự đoán khả năng áp dụng TMĐT của khách hàng.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhận thức tính hữu ích

Nguồn: Tác giả đề xuất thức sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam.

Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam.

Giả thuyết H3: Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam.

Giả thuyết H4: Thái độ có tác động tiêu cực đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam.

Giả thuyết H5: Nhóm tham khảo có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam.

Thiết kế nghiên cứu

Dữ liệu cần thu thập

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

Nhận thức tính dễ sử dụng

Nhóm tham khảo Ý định mua sắm trực tuyến

Nhân tố tác động đến ý định mua hàng

Nhận thức sự hữu ích

Tôi có thể mua được hàng hóa với giá rẻ hơn khi mua sắm trực tuyến

Tôi có thể so sánh các sản phẩm dễ dàng hơn khi mua sắm trực tuyến

Tôi mua được tất cả các loại sản phẩm thông qua mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm thời gian

Mua sắm trực tuyến có cơ hội tiếp cận những thông tin mua sắm hữu ích

Mua sắm trực tuyến tôi nhận được nhiều ưu đãi và dịch vụ khuyến mãi hấp dẫn

Nhận thức tính dễ sử dụng

Mua sắn trực tuyến đối với tôi rất rõ ràng và dễ dử dụng

3 mục Với tôi việc mua sắm rất dễ thực hiện Đối với tôi rất dễ dàng để học kỹ năng mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến có rủi ro khi hệ thống CNTT thường bị lỗi và ngừng bảo trì, ảnh hưởng đến quá trình mua sắm.

Mua sắm trực tuyến có thể gây tổn thất về tài chính (do có rủi ro khi thanh toán thẻ tín dụng, ví online, internet banking )

Mua sắm trực tuyến rất ít khi được kiểm tra được sản phẩm trước khi thanh toán

Sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng được mong đợi của tôi về chất lượng, về hình thức do hình ảnh quảng cáo trên trang TMĐT với sản phẩm thật khác nhau

Mua sắm trực tuyến nhiều rủi ro vì có thể giao sai mã hàng, không được chủ động thời gian nhận hàng và có thể không nhận được hàng.

Thái độ Tôi rất thích mua sắm trực tuyến 3

Mua sắm trực tuyết là ý tưởng thông minh mục

Mua sắm trực tuyết là ý tưởng khá thú vị

Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu và khuyến khích tôi mua sắm trực tuyến

Tôi đã đọc nhiều thông tin, đánh giá trên trang TMĐT, trên các diễn đàn, mạng xã hội trước khi tham gia mua sắm trực tuyến

Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của tôi

Thái độ phản hồi của các nhà bán hàng và những ý kiến bình luận của khách hàng khác trên trang TMDDT ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của tôi Ý định mua hàng trực tuyến

Tôi có ý định tham gia mua sắm trực tuyến trong tương lai gần

Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè và đưa thông tin về việc tham gia mua sắm trực tuyến lên các tài khoản mạng xã ội của tôi Để đảm bảo an toàn cho bản thân do đại dịch Covid, tôi sẽ sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến thay thế cho hình thức mua sắm truyền thống

Tôi sẽ mua hàng trực tuyến thay vì mua ở các cửa hàng

Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn thu thập dữ liệu:

Từ việc đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết tác giả thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn từ 20 bạn sinh viên và các chuyên gia về lĩnh vực liên quan đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng để chỉnh sửa lại từ ngữ, cấu trúc, hay thứ tự câu hỏi cho hợp lí nhất để người trả lời có thể dễ dàng trả lời. Sau đó tiến hành gửi bài khảo sát đến khoảng 1000 bạn sinh viên ở các trường đại học (có thể thông qua các mối quan hệ) trên phạm vi cả nước Việt Nam để thu thập dữ liệu. Phiếu khảo sát được thiết kế như sau:

KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG

TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM

Nhằm tìm hiểu thực trạng ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên tại Việt Nam và người tiêu dùng nói chung, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Việt Nam”

Rất mong bạn có thể dành ra chút thời gian quý báu để trả lời phiếu khảo sát dưới đây! Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Tôi xin cam đoan, những thông tin mà bạn cung cấp sẽ hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn!

PHẦN 1 THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh (Chị) vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân về mình.

Chương trình cử nhân đang theo học: ………

Câu 1 Bạn là sinh viên năm mấy?

Câu 2 Vui lòng cho biết mức thu nhập trung bình hàng tháng (VNĐ)

2 Từ 1 đến 3 triệu 4 Trên 5 triệu

Câu 3 Bạn đã mua hàng trực tuyến bao giờ chưa?

Câu 4 Tần suất mua hàng trực tuyến của bạn là?

1 1 tháng 1 lần 3 Từ 4 đến 6 lần

2 Từ 2 đến 4 lần 4 Trên 6 lần

Câu 5 Bạn thường dành ra bao nhiêu tiền 1 tháng để chi trả cho việc mua hàng trực tuyến?

1 Dưới 500 nghìn 3 1 triệu đến 1 triệu rưỡi

2 500 đến 1 triệu 4 Trên 1 triệu rưỡi

PHẦN 2 KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẾN HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM

Sau đây xin bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin qua các câu hỏi sau đây, bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng với các số được sắp xếp từ 1 đến

5 cho từng câu hỏi tương ứng với các mức độ:

Các mục biểu thị mức độ đồng ý của Anh (Chị) với các phát biểu, con số càng lớn nghĩa là mức độ đồng ý càng cao.

STT Các yếu tố Mức độ đánh giá

Nhận thức sự hữu ích 1 2 3 4 5

1 Tôi có thể mua được hàng hóa với giá rẻ hơn khi mua sắm trực tuyến

2 Tôi có thể so sánh các sản phẩm dễ dàng hơn khi mua sắm trực tuyến

Tôi mua được tất cả các loại sản phẩm thông qua mua sắm trực tuyến

4 Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm thời gian

Mua sắm trực tuyến có cơ hội tiếp cận những thông tin mua sắm hữu ích

Mua sắm trực tuyến tôi nhận được nhiều ưu đãi và dịch vụ khuyến mãi hấp dẫn

Nhận thức tính dễ sử dụng

1 Mua sắn trực tuyến đối với tôi rất rõ ràng và dễ dử dụng

2 Với tôi việc mua sắm rất dễ thực hiện

3 Đối với tôi rất dễ dàng để học kỹ năng mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến có rủi ro khi hệ thống CNTT thường bị lỗi và ngừng bảo trì, ảnh hưởng đến quá trình mua sắm.

Mua sắm trực tuyến có thể gây tổn thất về tài chính (do có rủi ro khi thanh toán thẻ tín dụng, ví online, internet banking )

Mua sắm trực tuyến rất ít khi được kiểm tra được sản phẩm trước khi thanh toán

Sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng được mong đợi của tôi về chất lượng, về hình thức do hình ảnh quảng cáo trên trang TMĐT với sản phẩm thật khác nhau

Mua sắm trực tuyến nhiều rủi ro vì có thể giao sai mã hàng, không được chủ động thời gian nhận hàng và có thể không nhận được hàng.

1 Tôi rất thích mua sắm trực tuyến

2 Mua sắm trực tuyết là ý tưởng thông minh

3 Mua sắm trực tuyết là ý tưởng khá thú vị

Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu và khuyến khích tôi mua sắm trực tuyến

Tôi đã đọc nhiều thông tin, đánh giá trên trang TMĐT, trên các diễn đàn, mạng xã hội trước khi tham gia mua sắm trực tuyến

3 Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của tôi

Thái độ phản hồi của các nhà bán hàng và những ý kiến bình luận của khách hàng khác trên trang

TMDDT ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của tôi Ý định mua hàng trực tuyến

1 Tôi có ý định tham gia mua sắm trực tuyến trong tương lai gần

Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè và đưa thông tin về việc tham gia mua sắm trực tuyến lên các tài khoản mạng xã ội của tôi

3 Để đảm bảo an toàn cho bản thân do đại dịch Covid, tôi sẽ sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến thay thế cho hình thức mua sắm truyền thống

4 Tôi sẽ mua hàng trực tuyến thay vì mua ở các cửa hàng

Câu 6 Bạn có cảm thấy hài lòng khi mua sắm trực tuyến?

1 Rất hài lòng 3 Bình thường

2 Hài lòng 4 Không hài lòng (Lí do: ………)

Câu 7 Bạn hãy vui lòng sắp xếp những yếu tố sau đây, yếu tố nào khiến bạn hài lòng nhất (Sắp xếp từ 1 đến 5 với độ hài lòng giảm dần)

……… Mua hàng trực tuyến rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian

……… Các sàn thương mại điện tử dễ sử dụng

……… Đơn hàng được giao nhanh, đúng thời gian đã hẹn

Xin chân thành cảm ơn Anh (Chị)!

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu, tác giả tiến hành mã hóa và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS (phiên bản 25) Số liệu của nghiên cứu được phân tích thông qua các bước sau: kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy hồi tuyến tính

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA Đây là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác định cấu trúc ẩn của một tập hợp các biến quan sát EFA giúp tìm ra các mối quan hệ tương quan giữa các biến và xác định các nhân tố chung chứa thông tin từ các biến ban đầu Điều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong dữ liệu mà chúng ta không thể quan sát trực tiếp.

Quy trình EFA bao gồm các bước: Thu thập dữ liệu - Chuẩn bị dữ liệu - Xác định số lượng nhân tố - Thực hiện EFA - Đặt tên cho nhân tố - Điều chỉnh mô hình.

Phân tích hồi quy tuyến tính Đây là một phương pháp thống kê sử dụng để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa một biến phụ thuộc (biến mục tiêu) và một hoặc nhiều biến độc lập (biến giải thích) trong dữ liệu Phân tích quy hồi tuyến tính được sử dụng để dự đoán hoặc mô tả biến mục tiêu dựa trên thông tin từ các biến độc lập Đây là một công cụ quan trọng trong thống kê và khoa học dữ liệu, và nó có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế học, tài chính, y tế, khoa học xã hội và công nghiệp.

Các bước cơ bản để thực hiện phân tích quy hồi tuyến tính: Xác định biến mục tiêu và biến giải thích - Thu thập dữ liệu - Khảo sát dữ liệu - Xây dựng mô hình quy hồi tuyến tính - Ước tính hệ số của mô hình - Đánh giá mô hình - Kiểm tra giả định mô hình - Đưa ra kết luận.

Đề cương chi tiết cho đề

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MUA SẮM TRỰC TUYẾN

1.1 Khái quát về thị trường mua sắm thông qua mạng và các nhân tố tác động

1.1.1 Khái niệm mua sắm trực tuyến

1.1.2 Sự ra đời và phát triển

1.1.3 Các nhân tố có thể tác động tới hành vi mua sắm trực tuyến

2.1 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động

2.1.1 Mô hình tuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)

2.1.2 Mô hình chấp thuận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)

2.1.3 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned behavior)

2.1.4 Lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định (DTPB)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan các nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

2.1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

2.1.3 Kết luận chung từ tổng quan nghiên cứu và ‘khoảng trống’ nghiên cứu

2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu

2.2.1 Mô hình và gải thuyết nghiên cứu

2.2.2 Dữ liệu cần thu thập

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM NĂM 2022

3.1 Khái quát về thực trạng

3.2 Phân tích tác động các nhân tố tác động tới hành vi mua sắm trực tuyến

3.2.1 Nhận thức sự hữu ích

3.2.2 Nhận thức tính dễ sử dụng

CHƯƠNG 4: ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN

4.1.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo

4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính

4.2 Kết luận về tác động các nhân tố dữ trên kết quả định lượng

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1 Kết luận chung về tác động của các nhân tố tới hành vi mua sắm trực tuyến5.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm khi mua sắm trực tuyến

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh thương mại thế giới hiện nay Các FTA đã giúp mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu, và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Để thực hiện được tự do hoá thương mại các quốc gia cần thực hiện việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại và kinhtế; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do và tổ chức thương mại quốc tế; chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan theo các cam kết; điều chỉnh chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu như chính sách về đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng thông lệ quốc tế Lợi ích lớn nhất mà tự do hóa thương mại mang lại là thúc đẩy các hoạt động thương mại như: trao đổi, buôn bán; phát huy lợi thế so sánh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Trong bối cảnh này, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA quan trọng nới lỏng sự can thiệp của nhà nước; hình thành các thể chế thương mại phù hợp với chuẩn mực và, bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (RCEP) Nhằm nghiên cứu về tác động của các hiệp định tự do hóa thương mại chúng tôi đã tổng hợp một số nghiên cứu điển hình và phân loại thành các nhóm như sau: Đầu tiên phải nói đến Fukase và Martin (2000) khi là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tìm hiểu về ảnh hưởng từ việc Hoa Kỳ áp dụng quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam (MFN) Nghiên cứu sử dụng mô hình CGE và cho ra kết luận rằng Việc tiếp cận thị trường đến Hoa Kỳ mang lại nhiều phúc lợi cho Việt Nam: xuất khẩu tăng, tổng phúc lợi tăng, chi tiêu thực tế bình quân đầu người tăng.

Nhóm thứ hai gồm các nghiên cứu của Roland – Holst và cộng sự (2002),Dimaranan và cộng sự (2005), Dee và cộng sự (2005), Phạm Lan Hương và Vanzetti(2006), Viện chiến lược phát triển (2008), Boumellassa và Valin (2009), Francois và cộng sự (2011), Tô Minh thu và Lee (2015), Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2004).Những nhóm tác giả này đều sử dụng mô hình CGE và nghiên cứu về tác động của việc tham gia WTO tới kinh tế Việt Nam Nhìn chung kết luận đều cho rằng: Việc gia nhạpWTO có tác động tích cực tới thị trường, kinh tế tăng, phúc lợi xã hội tăng, tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng năng suất đáng kể Phạm Lan Hương và Vanzetti (2006), Viện chiến lược phát triển (2008), Tô Minh thu và Lee (2015) nhận định rằng lĩnh vực nông nghiệp ít bị tác động và có mức tăng trưởng thấp Việc gia nhập WTO có tác động tiêu cực tới thuế suất khi nguồn thu từ của của chính phủ giảm làm tỷ trọng thương mại giảm nhưng ở mặt khác điều này lại có tác động tích cực tới ngành dệt may bởi thuế suất giảm

(2004), Viện chiến lược phát triển (2008) Nghiên cứu về tác động của việc tham gia WTO tới ngành dịch vụ Dee và cộng sự (2005), Francois và cộng sự (2011) đều kết luận rằng tác động của các khuôn khổ các hiệp định đến thương mại dịch vụ của nền kinh tế là tích cực: việc làm và mức lương đều tăng, XNK ở các ngành đều tăng Bên cạnh đó, Francois và cộng sự (2011) còn nhận định thêm là tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN tương đối hạn chế.

Nhóm thứ ba gồm các nghiên cứu của Todsadee và cộng sự (2012), Phạm Thị Ngọc Linh và cộng sự (2008) và Nguyễn Đức Thành và Cộng sự (2015) Mặc dù cùng nghiên cứu tác động tới ngành chăn nuôi của các nước trong TPP và sử dụng mô hình CGE nhưng Todsadee và cộng sự (2012) kết luận rằng tự do hóa thương mại sẽ có lợi cho cả nền kinh tế và phúc lợi với thuế suất loại bỏ trong thời hạn của ngành chăn nuôi, GDP thực tế của ngành tăng trong khi Nguyễn Đức Thành và Cộng sự (2015) cho rằng ngành chăn nuôi sẽ thu hẹp và thiệt hại mạnh nhất là ngành thịt các động vật khác Todsadee và cộng sự (2012) có cùng chung kết luận với Todsadee và cộng sự (2012) khi cho rằng tỷ lệ XNK trên GDP thực tế, khối lượng XNK của ngành chăn nuôi đều tăng, còn hạn ngạch

TM bị tổn hại không quá nặng nề.

Nhóm thứ tư bao gồm các nghiên cứu tìm hiểu về tác động của các AFTA tới kinh tế Việt Nam với các nghiên cứu của Fukase và Martin (2001), Toh và Vasudevan (2004),

Tô Minh Thu (2010), Cassing và cộng sự (2010), Itakura và Lee (2012) Những nghiên cứu này đều sử dụng mô hình CGE và có kết luận chung là các AFTA mang lại nhiều phúc lợi cho Việt Nam: xuất khẩu tăng, GDP cũng như chi tiêu thực tế bình quân tăng. Theo Fukase và Martin (2001) những tác động AFTA mang lại là tương đối nhỏ Ngoài ra, Fukase và Martin (2001), Tô Minh Thu (2010), Cassing và cộng sự (2010) kết luận rằng ngành dệt, may, da giầy có sự mở rộng và tăng trưởng mạnh mẽ Nghiên cứu của Fukase và Martin (2001) và Tô Minh Thu (2010) có sự trái ngược nhau khi Fukase và Martin (2001) cho rằng ngành nông nghiệp sẽ có tăng trưởng mạnh nhất còn Tô Minh Thu (2010) cho rằng sản lượng của ngành nông nghiệp sẽ bị tổn thất khi gạo không được tự do hóa Một trong những kết luận đáng chú ý rằng Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích về lâu dài và lớn nhất cho Việt Nam theo Tô Minh Thu (2010) và Cassing và cộng sự (2010) Fukase và Martin (2001) còn có những nhận định về nền kinh tế vĩ mô như là XNK từ ASEAN tăng, đặc biệt từ Thái Lan, số việc làm và tiền lương của cả lao động có tay nghề và phổ thông đều tăng, doanh thu thuế giảm Tuy nhiên những tác động này của tự do hóa AFTA cam kết trong thời gian đó của Việt Nam là tương đối nhỏ Do về NH thì thị phần NK từ các đối tác AFTA lúc đó tương đối nhỏ, và mức độ ban đầu của tự do hóa NK cũng hạn chế, thất thu thuế từ các nước ngoài Asean; về XK, sự thống trị củaSingapore trong XK ở khối Asean làm cho khả năng tiếp cận thị trường của VN tương đối nhỏ.

Như vậy, với những giá trị to lớn mà các công trình nghiên cứu đã để lại đã cho thấy việc tự do hóa thương mại đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Trong đó, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy trao đổi, buôn bán, phát huy lợi thế so sánh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Dữ liệu cần thu thập

Bảng 1 Dữ liệu cần thu thập

Nhân tố Biến số Thước đo Dữ liệu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam sang các nước ASEAN

GDP bình quân đầu người Việt Nam

GDP bình quân đầu người Việt Nam

Tổng dân số Việt Nam

Tổng dân số Việt Nam

GDP bình quân các nước ASEAN

GDP bình quân các nước ASEAN

Dân số các nước ASEAN

Tổng dân số từng nước ASEAN

Tổng dân số từng nước ASEAN

VN vs các nước ASEAN)*P (các nước ASEAN)/P (VN)

Tỷ giá danh nghĩa Việt Nam với các nước ASEAN, CPI các nước ASEAN

Nguồn và phương pháp thu thập giữ liệu

3.2.1 Đường link số liệu phục vụ nghiên cứu:

GDP bình quân đầu người Việt Nam: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=VN&start 17 Dân số Việt Nam: https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?end 22&locations=VN&start 17GDP & Dân số các nước ASEAN:

Brunei: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=BN&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?end 22&locations=BN&start 17 Campuchia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=KH&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=KH&start 17

Lào: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=LA&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=LA&start 17

Indonesia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=ID&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=ID&start 17

Malaysia: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=MY&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=MY&start 17

Myanmar: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=MM&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=MM&start 17

Philippines: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=PH&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=PH&start 17

Singapore: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=SG&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=SG&start 17

Thái Lan: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.KD?end 22&locations=TH&start 17 https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=TH&start 17

Tỷ giá danh nghĩa Việt Nam với các nước ASEAN:

CPI các nước ASEAN: https://data.imf.org/regular.aspx?keya545849

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp OLS: Phương pháp này thường được sử dụng để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Với đề tài đã cho có thể sử dụng OLS để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố GDP bình quân đầu người của Việt Nam, dân số của Việt Nam, GDP bình quân đầu người các nước ASEAN, dân số các nước ASEAN, tỷ giá hối đoái thực tế đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập AEC.

Phương pháp VAR: VAR là một phương pháp phân tích dữ liệu thời gian, cho phép bạn xem xét tương tác giữa các biến thời gian và dự đoán sự biến đổi của chúng trong tương lai Bằng cách sử dụng VAR, có thể nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC và xem xét cách chúng tương tác với nhau theo thời gian.

Phương pháp VECM: VECM là một phương pháp phân tích dữ liệu thời gian cung cấp thông tin về tương tác dài hạn và ngắn hạn giữa các biến thời gian Điều này có thể giúp xác định các điều kiện cân bằng dài hạn giữa các biến và cách chúng phản ánh điều này trong quá trình điều chỉnh khi có sự sai lệch (error correction) trong hệ thống.

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Dữ liệu cần thu thập - tiểu luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên việt nam
Bảng 1. Dữ liệu cần thu thập (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w