Hơn nữa, ý chí của Đảng và sự thống nhất của Đảng chỉ có thể được tạo ra thông qua con đường dân chủ.1.1.2 Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong ĐảngNguyên tắc tập trung dân ch
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
BÀI TẬP TỰ HỌC 2 MÔN: XÂY DỰNG ĐẢNG
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Thiện
Mã sinh viên : 2258020045
Lớp: Xuất bản Điện tử K42
HÀ NỘI – 2023
Trang 2I Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
1 Những nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ
1.1.1 Vai trò nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Cộng sản là nguyên tắc tập trung dân chủ Đảng lấy nguyên tắc đó làm cơ sở chỉ đạo xây dựng tổ chức, nội dung hoạt động, sinh hoạt và phong cách lãnh đạo của mình là hoàn toàn đúng đắn và hợp quy luật Trên cơ sở tính tổ chức cao, lãnh đạo tập trung mới có thể thống nhất mọi lực lượng của giai cấp công nhân và đồng minh của nó hướng vào mục tiêu thống nhất của Đảng Hơn nữa, ý chí của Đảng và sự thống nhất của Đảng chỉ
có thể được tạo ra thông qua con đường dân chủ
1.1.2 Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong công tác tổ chức, trong tiêu chuẩn sinh hoạt và trong phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Điều 9, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI (2011) ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)
3 Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới, định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình
và phê bình
Trang 34 Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng Thiểu
số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các
tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương
5 Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo l- ưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó, không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số
6 Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc về phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên
Tập trung trong Đảng là tập trung quyền lực, trí tuệ, ý chí và hoạt động của các
tổ chức đảng và toàn bộ đảng viên Đảng chỉ có một Cương lĩnh, một Điều lệ, một hệ thống tổ chức thống nhất, một cơ quan lãnh đạo cao nhất; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên; kỷ luật nghiêm minh
Dân chủ trong Đảng là quyền của đảng viên, sự tham gia của đảng viên vào việc quản lý mọi công việc của Đảng một cách trực tiếp hoặc thông qua đại biểu của mình Đảng viên của Đảng bình đẳng về quyền và trách nhiệm; công việc của Đảng được thảo luận và quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được quyền bảo lưu; cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra; chế độ báo cáo và thông báo công khai công việc của Đảng
1.1.3 Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ
Một là: tập trung trong Đảng phải được tiến hành xây dựng trên cơ sở dân chủ Đảm bảo tập trung cao, đúng đắn khác với tập trung quan liêu, độc đoán, gia trưởng
Hai là: dân chủ trong Đảng phải được xây dựng, tiến hành bằng sự tập trung Đảm bảo đúng hướng, có tổ chức, khác với dân chủ cực đoan, hình thức, quá trớn, tự do, tùy tiện
Trang 4Ba là: ở giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện cụ thể nhiệm vụ đặt ra cho Đảng
mà thực hiện tập trung dân chủ theo những cách khác nhau
Bốn là: khi trở thành Đảng cầm quyền thì xu hướng chủ yếu là phát triển dân chủ trong nội bộ Đảng về chiều rộng và chiều sâu, gắn với củng cố tập trung và
kỷ luật trong Đảng
Năm là: tập trung dân chủ có thể quy vào những cặp yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau như: cá nhân và tập thể; tự do và kỷ luật; cấp dưới và cấp trên; quyền lực và giám sát quyền lực; thiểu số và đa số
1.2 Nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng
1.2.1 Vai trò và ý nghĩa của tự phê bình và phê bình
Mác - Ăngghen cho rằng, tự phê bình và phê bình là rất cần thiết cho hoạt động
và phát triển bình thường của Đảng Cộng sản Ph.Ăngghen nhấn mạnh: việc Đảng phê bình hoạt động đã qua của mình là việc tuyệt đối cần thiết và bằng cách đó Đảng hoạt động tốt hơn V.I.Lênin coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng cách mạng Tự cao, tự đại, không thấy những sai lầm, khuyết điểm ấy là một trong những nguyên nhân giảm sút sức chiến đấu Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên phải nhất thiết tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết sửa chữa và giúp đỡ đồng chí mình sửa chữa Phải như thế Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công Người khẳng định: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng "
1.2.2 Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng
* Tính đảng
Tính đảng của tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Tính đảng của tự phê bình và phê bình là phải đấu tranh không khoan nhượng với mọi tư tưởng và hành động sai trái, không chấp nhận tính thụ động, bàng quan với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của đồng chí mình
Trang 5Tính đảng của tự phê bình và phê bình là căn cứ để phân biệt ranh giới giữa tự phê bình và phê bình của Đảng với tự phê bình và phê bình của những lực lượng khác, nhất là những lực lượng đối lập với Đảng vì mục đích, động cơ cá nhân, cục bộ
Để giữ vững tính đảng của tự phê bình và phê bình, cán bộ, đảng viên không chỉ nhận thức sâu sắc và tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn phải tham gia tích cực vào việc thực hiện và bảo vệ khỏi sự tấn công, xuyên tạc của kẻ thù
* Tính giáo dục
Việc tự phê bình và phê bình đúng đắn, tự bản thân nó đó chứa đựng tính giáo dục sâu sắc Tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản nhằm mục đích củng
cố Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, nhằm rèn luyện phẩm chất và phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên Đây là điều phản ánh rõ nhất tính giáo dục sâu sắc của tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, tự phê bình và phê bình một mặt là để sửa chữa cho nhau, mặt khác là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau; để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng
* Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời
Tự phê bình và phê bình chỉ có thể là vũ khí sắc bén và có hiệu quả của Đảng khi nó bảo đảm được tính cụ thể và thiết thực
Tự phê bình và phê bình như thế mới có sức thuyết phục, mới đạt hiệu quả Tính cụ thể, thiết thực của tự phê bình và phê bình của Đảng còn thể hiện ở việc hướng vào việc kiểm điểm, phân tích, đánh giá, phê phán những vấn đề cấp bách của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, chức trách, nhiệm vụ và việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải gắn với công việc cụ thể của mình và của đồng chí mình mà tự phê bình thì mới thu được kết quả thiết thực
Về tính kịp thời, nó không những hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của cá nhân và của tổ chức đảng, không để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm mà còn
Trang 6ngăn chặn không cho những sai lầm, khuyết điểm đó tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác Điều quan trọng hơn là tự phê bình và phê bình kịp thời những cán bộ, đảng viên chưa tốt, những việc chưa tốt, thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
1.3 Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng
1.3.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng
Đoàn kết thống nhất là nguồn sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng, của Cách mạng Khi Ðảng cầm quyền thì vấn đề đoàn kết, thống nhất lại càng cần thiết và
là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Theo Lênin: “Sự chia rẽ trong nội bộ giai cấp vô sản hoặc giữa Đảng của giai cấp vô sản với quần chúng vô sản, không phải chỉ là nguy hiểm
mà còn là cực kỳ nguy hiểm, nhất là nếu trong nước đó, giai cấp vô sản lại chỉ
là thiểu số nhỏ bé trong dân cư”
Đảng ta luôn coi sự chia rẽ là tội ác lớn nhất đối với Đảng, giai cấp, dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và thường xuyên củng
cố khối đoàn kết thống nhất Người là hiện thân của khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết giai cấp, dân tộc và đoàn kết quốc tế Khẩu hiệu hành động và cũng là một sự tổng kết kinh nghiệm nổi tiếng của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đoàn kết thống nhất, đó là truyền thống quý báu của Đảng ta, là bài học thành công, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”
1.3.2 Nội dung đoàn kết thống nhất trong Đảng và những bài học kinh nghiệm
* Nội dung xây dựng và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng
Một là: đoàn kết thống nhất về chính trị tư tưởng là tiền đề cho sự thống nhất về
tổ chức
Hai là: đoàn kết thống nhất về tổ chức là điều kiện trực tiếp để đảm bảo cho Đảng có sức mạnh
Trang 7Ba là: đoàn kết thống nhất trong hành động nhằm thực hiện cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng Đây là kết quả của sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
và tổ chức
* Bài học kinh nghiệm của Đảng ta về xây dựng và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng
Bài học thứ nhất: Sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng Bài học thứ hai: Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng dựa trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ
Bài học thứ ba: Thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, đồng chí cho cán bộ đảng viên là một biện pháp rất cần thiết để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
Bài học thứ tư: Thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng
Bài học thứ năm: xây dựng và bảo vệ khối đoàn kết trong tập thể lãnh đạo là hạt nhân cho khối đoàn kết thống nhất của Đảng
1.3.3 Phương hướng củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay
Hiện nay để tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng cần có sự nhận thức đúng và giải quyết tốt các vấn đề sau:
Một là, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kịp thời cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng thành phương hướng, chủ trương, biện pháp Nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, làm cho sản xuất phát triển, xã hội ngày càng đổi mới, tiến bộ, người lao động có việc làm, đời sống ổn định và từng bước được nâng cao Đây là nội dung cơ sở cho sự nhất trí, kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn
Hai là, khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, nhiệm vụ của Đảng thay đổi
về tính chất, nội dung và phạm vi tác động Lúc này, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải có ý kiến và giải quyết, vì thế ý kiến khác nhau ở trong Đảng thường nhiều hơn và đa dạng hơn Việc nghiên cứu, tranh luận những ý kiến khác nhau là để tìm chân lý vì lợi ích của cách mạng Không đồng nhất việc
Trang 8trong Đảng có những ý kiến khác nhau khi thảo luận với tình trạng mất đoàn kết, nhưng không để những nhận định quan điểm khác nhau phát triển thành những bất đồng, xung đột cá nhân, để cho những ý kiến khác nhau đó trở thành nguồn gốc tư tưởng gây nên chia rẽ về tổ chức Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, tôn trọng nhau, bình tĩnh cùng nhau trao đổi trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh cho lẽ phải, tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
Khi có chính quyền, bọn cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng để “thăng quan, phát tài” mưu cầu lợi ích cho cá nhân Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội Chủ nghĩa cơ hội biểu hiện về mặt hình thức là chủ nghĩa
vô chính phủ Vì vậy, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, phải tiếp thu đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ba là, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích để tạo ra sự thống nhất, tạo nguồn động lực cho sự phát triển Ăngghen khẳng định rằng, ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và càng không thể có sự thống nhất về hành động được Lênin thì coi tình trạng đặc quyền đặc lợi là nguồn gốc gây nên sự tan rã trong Đảng, làm uy tín của các đảng viên cộng sản bị giảm sút
Bốn là, dân chủ là điều kiện để xây dựng đường lối, chủ trương, xác định nhiệm
vụ chính trị đúng Dân chủ là phương pháp để tăng cường sự thống nhất về tư tưởng Dân chủ cho phép đảng viên có quyền tự do tư tưởng, quyền bảo lưu ý kiến khi là thiểu số Nhưng qua thảo luận, khi đã có kết luận của tập thể, đã thành nghị quyết thì tất cả mọi cán bộ, đảng viên không trừ một ai đều phải nói
và làm theo nghị quyết của Đảng Đó chính là yêu cầu của tập trung Dân chủ rộng rãi phải gắn liền với tập trung nghiêm ngặt, bảo đảm cho sự thống nhất về
ý chí và hành động, bảo đảm cho kỷ luật được chấp hành triệt để Nhờ đó, Đảng mới có sức mạnh – sức mạnh tập thể
Năm là, cần lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có khả năng đoàn kết chặt chẽ, thực sự tiêu biểu cho ý chí thống nhất toàn Đảng Lênin khẳng định: Không có một trung tâm lãnh đạo thống nhất, không có một cơ quan trung ương thống nhất thì không thể thống nhất thật sự trong Đảng
Sáu là, các tổ chức đảng thông qua kiểm tra, thanh tra mà phát hiện sớm các hiện tượng mất đoàn kết, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử
Trang 9lý kịp thời, có hiệu quả để giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng, kiện toàn
tổ chức thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ
1.4 Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
1.4.1Vai trò, bản chất của nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng là lý do để Đảng tồn tại và phát triển Cách mạng XHCN là sự nghiệp của nhân dân Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng
là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Do đó, chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng ; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta Bản chất, mục đích của Đảng là vì lợi ích của nhân dân, Đảng cầm quyền là vì nhân dân Là một thuộc tính bản chất của Đảng Cộng sản, là cơ sở xã hội cho sự tồn tại và phát triển của Đảng, là “lương tâm, danh dự” và phương châm hành động của Đảng Điều lệ Đảng ghi rõ: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của của nhân dân lao động
và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo của cách mạng Việt Nam
1.4.2 Nội dung nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
- Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng
và khả năng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng
- Thực hiện nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng - Tổ chức đảng làm tốt công tác dân vận
- Cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên đi sát cơ sở, đi sát nhân dân, trực tiếp trao đổi ý kiến với nhân dân, học hỏi kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân
Trang 10- Mỗi đảng viên cộng sản phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày
tớ thật trung thành của nhân dân
- Lãnh đạo xây dựng và phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa quan liêu
1.5 Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật 1.5.1.Vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật sẽ nâng cao vai trò, vị thế, tính hợp pháp của Đảng
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, phòng chống hiện tượng tiêu cực trong Đảng; bao biện làm thay, mất dân chủ; ngăn ngừa sự tùy tiện, phạm vi nguyên tắc phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật sẽ nâng cao tính độc lập chủ động của Nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nhân dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, thúc đẩy công khai hóa
Vì vậy, nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là cực kỳ quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Đảng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với xây dựng nội bộ Đảng và đời sống chính trị - xã hội; có tác dụng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; là chế định nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng chứ không phải hạ thấp vai trò của Đảng
1.5.2 Nội dung nguyên tắc
Một là, vị trí, vai trò của Đảng được chế định trong Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội