Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện rõ ở các mặt: a, Về cách thức thành lập: Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cử tri c
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-PHÂN TÍCH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM.
SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ QUỐC HỘI QUA 5 BẢN HIẾN PHÁP (1946, 1959, 1980, 1992, 2013)
Giáo viên hướng dẫn: THS Trần Đoàn Hạnh
Nhóm thảo luận: Nhóm 1 – Lớp MR04
Họ và tên các thành viên:
Dương Trần Ngọc Linh Nghiêm Thị Thúy Hoàng Thị Thanh Thương Nguyễn Ngọc Như Hoàng Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Xuân Vui
Lê Thị Tố Uyên
Đề tài
Hà Nội, tháng 01 năm 2023
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
I Địa vị pháp lý của nước CHXHCN Việt Nam 2
1 Khái niệm địa vị pháp lý 2
2 Vị trí, tính chất của Quốc hội 2
2.1 Vị trí 2
2.2 Tính chất 2
2.2.1 Tính đại diện nhân dân của Quốc hội 2
2.2.2 Tính quyền lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội 2
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội 3
3.1 L ập hiến, lập pháp 3
3.2 Q uyết định các vấn đề quan trọng của đất nước 3
3.3 X ây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa 4
3.4 G iám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật 4
4 Cơ cấu và tổ chức 4
5 Hoạt động chủ yếu 5
II So sánh các quy định về Quốc hội thông qua 5 bản Hiến pháp 5
1 Một số vấn đề cơ bản về Hiến pháp 5
2 So sánh các quy định về Quốc hội thông qua 5 bản Hiến pháp 6
3 Đánh giá và nhận xét 15
III Phân công nhiệm vụ 19
Trang 3I, Địa vị pháp lý của nước CHXHCN Việt Nam
1 Khái niệm địa vị pháp lý
Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật
Địa vị pháp lý của Quốc hội được xác định bởi vị trí, tính chất và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
2 Vị trí, tính chất của Quốc hội:
2.1 Vị trí
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra Quốc hội biểu hiện tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, bao gồm các đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân và cho các vùng lãnh thổ trong cả nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước: Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; mặt khác có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó
2.2 Tính chất:
Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình
2.2.1 Tính đại diện nhân dân của Quốc hội:
Bộ máy nhà nước ở nước ta bao gồm nhiều cơ quan, nhưng mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau Quốc hội là cơ quan Nhà nước được nhân dân giao nhiệm vụ thay mặt nhân dân quyết định và thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện rõ ở các mặt:
a, Về cách thức thành lập:
Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước
b, Về cơ cấu thành phần đại biểu:
Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất nước
c, Về chức năng, nhiệm vụ:
Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước
Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn đề trọng đại của đất nước
Trang 42.2.2 Tính quyền lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội:
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Điều đó có nghĩa là người chủ của quyền lực Nhà nước là nhân dân Quốc hội
là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Các cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra, tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Quốc hội giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước
3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội có thể chia thành các lĩnh vực chủ yếu sau đây:
3.1 Lập hiến, lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí, tính chất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Vì vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta Các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban hành phải cụ thể hóa Hiến pháp và luật, không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật
Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua luật và sửa đổi luật Để bảo đảm cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, pháp luật đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị
và quy trình thực hiện Tại Điều 87 của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã quy định các cơ quan có quyền trình dự án luật để Quốc hội xem xét là Chủ tịch nước, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội
Cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị, xây dựng, hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự
án đó để Quốc hội xem xét Trình tự thảo luận và thông qua dự án luật được quy định và được phân tích kỹ khi giới thiệu về các kỳ họp của Quốc hội
3.2 Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề quốc kế dân sinh tác động đến đời sống của nhân dân trong cả nước, những vấn đề đối nội, đối ngoại và an ninh quốc phòng Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong năm 2011 là nhằm tạo điều kiện để Quốc hội giữ vững và bảo đảm hướng phát triển đi lên của đất nước, làm cho các luật, chính sách, quy định do Quốc hội thông qua có hiệu lực thực sự trong cuộc sống
Thực chất của quyền lực Nhà nước là quyền quyết định các vấn đề kinh tế- xã hội Trong lĩnh vực kinh tế kế hoạch và ngân sách, Quốc hội quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước; quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
Trang 5Quốc hội quyết định các vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh nước nhà như vấn đề chiến tranh
và hòa bình; quy định tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước, quyết định đại xã; quyết định trưng cầu dân ý
Một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước
3.3 Xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước ta từ Trung ương được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức và hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn và thể hiện trong Hiến pháp, quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngoài việc quy định chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và An ninh
Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng đều do Quốc hội bầu và bãi nhiệm Quy định về vấn đề này trong Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã được thay đổi Quốc hội chỉ bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng lựa chọn, đề nghị trình Quốc hội xem xét Nếu tán thành đề nghị đó, Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
3.4 Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Chức năng, nhiệm vụ, giám sát việc thực hiện pháp luật do nhiều cơ quan Nhà nước tiến hành, nhưng quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội Nhiệm vụ giám sát của Quốc hội nhằm làm cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất Quốc hội giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, bảo đảm cho những cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động đều đặn, hiệu lực, không chồng chéo; chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu và hách dịch
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, hoạt động của bản thân Quốc hội
4 Cơ cấu và tổ chức:
Trang 6- Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của quốc hội
- Đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội
5 Hoạt động chủ yếu
5.1 Quốc hội họp công khai Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín
5.2 Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội 5.3 Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể
từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội khóa mới
II, So sánh các quy định về Quốc hội thông qua 5 bản Hiến pháp.
1 Một số vấn đề cơ bản về Hiến pháp.
Định nghĩa: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân
Cơ quan ban hành Hiến pháp: Quốc hội
Quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp
(1)Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
(2) Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm
vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của
Ủy ban thường vụ Quốc hội
(3) Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp
(4) Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định
(5) Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định
Trang 72 So sánh các quy định về Quốc hội thông qua 5 bản Hiến pháp.
Phương diện
so sánh
Hiến pháp
1946
Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1992
Hiến pháp 2013
Tên gọi Nghị viện
nhân dân
Vị trí pháp lý Điều 22
Hiến pháp
năm 1946
quy định:
“Nghị viện
nhân dân là
cơ quan có
quyền cao
nhất của
nước Việt
Nam Dân
chủ cộng
hòa”
Quốc hội là
cơ quan quyền lực cao nhất đại biểu cao nhất của nhân dân Chủ tịch nước không còn nằm trong chính phủ, được tách ra thành
1 chế định riêng
Chính phủ là
cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước
Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương VI:
gồm 18 điều quy định về quốc hội
Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội vẫn được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Hiến pháp năm 1992
Cách thức
thành lập
Nghị viện
nhân dân (nay
được gọi là
Quốc hội) do
nhân dân cả
nước bầu
ra.Nghị viện
nhân dân có
nhiệm kỳ 3
năm, được
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là bốn năm
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu
Quốc hội do nhân dân bầu
ra có nhiệm
kỳ năm năm
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm
Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội
Trang 8bầu trên cơ sở
5 vạn dân thì
bầu một nghị
viên
Hai tháng
trước khi
Nghị viện
nhân dân hết
hạn, Ban
thường vụ
tuyên bố cuộc
bầu cử lại
Cuộc bầu cử
mới phải làm
xong trong
hai tháng
trước ngày
Nghị viện hết
hạn
Khi Nghị
viện nhân dân
tự giải tán,
Ban thường
vụ tuyên bố
ngay cuộc
bầu cử lại
Cuộc bầu cử
mới làm xong
trong hai
tháng sau
ngày Nghị
viện tự giải
tán
Chậm nhất là
một tháng sau
cuộc bầu cử,
Ban thường
vụ phải họp
Nghị viện
nhân dân
mới
hội mới
Thể lệ bầu
cử và số đại
biểu Quốc
hội do luật
định
Trong trường
hợp xảy ra
chiến tranh
hoặc các
trường hợp
bất thường
khác, Quốc
hội có thể
quyết định
kéo dài
nhiệm kỳ của
mình và
những biện
pháp cần thiết
để bảo đảm
sự hoạt động
của Quốc hội
và của đại
biểu Quốc
hội
xong Quốc hội khoá mới
Thể lệ bầu cử
và số đại biểu Quốc hội do luật định
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội
phải được bầu xong
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm
kỳ của mình
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng
số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Ủy ban thường
vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể
từ ngày bầu
cử đại biểu Quốc hội và
khoá mới phải được bầu xong
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm
kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh
Trang 9Trong khi có
chiến tranh
mà nghị viện
hết hạn thì
Nghị viện
hoặc Ban
thường vụ có
quyền gia hạn
thêm một thời
gian không
nhất định
Nhưng chậm
nhất là sáu
tháng sau khi
chiến tranh
kết liễu thì
phải bầu lại
Nghị viện
do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới
Chức năng Quốc hội
thực hiện
quyền lập
hiến, quyền
lập pháp
Quốc hội
quyết định
các vấn đề
quan trọng
của đất nước
Quốc hội
thực hiện
quyền giám
sát tối cao đối
với toàn bộ –
hoạt động của
Nhà nước
Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản
về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
Quốc hội thực hiện
Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và hiến pháp
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
Quyết định
kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước
Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn trên
ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Trang 10quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
Nhiệm vụ và
quyền hạn
Nghị viện
nhân dân giải
quyết mọi
vấn đề chung
cho toàn
quốc, đặt ra
các pháp luật,
biểu quyết
ngân sách,
chuẩn y các
hiệp ước mà
Chính phủ ký
với nước
ngoài
Quyền lập
pháp, lập
hiến:
Những luật đã
được Nghị
viện biểu
quyết, Chủ
tịch nước Việt
Nam phải ban
bố chậm nhất
là 10 hôm sau
khi nhận
được thông
tri Nhưng
trong hạn ấy,
Chủ tịch có
quyền yêu
cầu Nghị viện
thảo luận lại
Những luật
đem ra thảo
Nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội được quy định rõ ở Điều 50 của Hiến pháp:
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
Làm pháp luật
Giám sát việc thi hành Hiến pháp
Bầu Chủ tịch
và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định cử Thủ tướng Chính phủ;
theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ quyết
Nhiệm vị và quyền hạn của Quốc hội được quy định rõ ở Điều 83 của Hiến pháp:
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
Làm luật và sửa đổi luật
Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Quyết định
kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước
Quyết định
dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà
Nhiệm vụ và quyền hạn gần giống năm 1980 nhưng cũng
có 1 vài điểm đổi mới Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản
về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về nguyên tắc hoạt động của
bộ máy Nhà nước về quan
hệ xã hội và hoạt động của công dân
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
Quyết định
So với quy định tại điểm
8 Điều 84 Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp
2013 cũng quy định bổ sung theo hướng đầy
đủ, chặt chẽ hơn về thẩm quyền của Quốc hội không chỉ giới hạn ở việc thành lập, giải thể đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt,
mà còn bổ sung cả việc nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của đơn
vị hành chính
- kinh tế đặc biệt; bổ sung quy định việc Quốc hội có thẩm quyền thành lập, bãi
bỏ cơ quan khác theo quy