1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những hạn chế yếu kém của quốc hội nước ta trong quá trình chính sách hiện nay là gì làm thế nào để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách pháp luật của quốc hội liên hệ thực tiễn

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những hạn chế, yếu kém của Quốc hội nước ta trong quá trình chính sách hiện nay là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật của Quốc hội? Liên hệ thực tiễn?
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc
Người hướng dẫn Giảng Viên Học Phần Chính Trị Và Chính Sách Công
Trường học Khoa Hành Chính Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Nhiều vấn đề mang tính hệ thống về đại diện của Quốc hội chưa được nghiên cứu như: nội dung đại diện, Hình thức thực thi đại diện, tỷ lệ đại diện chuyên trách, kiêm nhiệm, tư cách đại di

Trang 3

ĐỀ BÀI:

Những hạn chế, yếu kém của Quốc hội nước ta trong quá trình chính sáchhiện nay là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luậtcủa Quốc hội? Liên hệ thực tiễn?

BÀI LÀM:

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến khoa Hành chính học, giảng viên họcphần chính trị và chính sách công học đã tạo điều kiện nghiên cứu triển khai vàhoàn thành đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Minh Ngọc

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu là của riêng cá nhân tôi, không sao chépcủa ai do bản thân tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện Nộidung lý thuyết trong khóa luận tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đãtrình bày trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, chương trình phần mềm vànhững kết quả trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một đềtài nào khác Nếu không đúng sự thật tôi xin chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội là thiết chế có vị trí, vai trò đặc biệtquan trọng trong việc đảm bảo thực thi quyền lực Nhân dân Điều 6, Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nhân dân thựchiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông quaQuốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” Điều

69 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”

Sự hiến định này cho thấy ở Việt Nam, thuật ngữ “cơ quan đại biểu cao nhất”được hiểu đồng nhất với khái niệm cơ quan đại diện cao nhất trong bộ máy nhànước Đại diện trở thành một thuộc tính của Quốc hội xuyên suốt và chi phối vị trí,vai trò, cơ chế hoạt động, cơ cấu đại biểu, hiệu lực đại diện và thể hiện tập trungnhất qua việc thực hiện các chức năng: lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đềquan trọng của đát nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước Nóimột cách khác, tính đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam bắt nguồn từ bảnchất nhà nước dân chủ nhân dân mà chúng ta đã lựa chọn từ năm 1945 Điều đóđược quy định bởi:

Một là, Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra dựa trên cácnguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Đây là những quy địnhđảm bảo cho mỗi người dân tự do bầu cử, lựa chọn những nhà đại diện theo ý chícủa mình

Hai là, các đại biểu Quốc hội không chỉ đại diện cho Nhân dân ở đơn vị bầu cử

ra mình mà còn đại diện cho Nhân dân cả nước Bởi vậy, Quốc hội có trách nhiệmcao cả là thay mặt Nhân dân thực hiện đúng và đầy đủ quyền lức nhà nước, trởthành “đầu dây thần kinh” kết nối các lợi ích trong xã hội

1

Trang 9

Ba là, là cơ quan quyền lức nhà nước cao nhất, có quyền năng đặc biệt, songQuốc hội chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước Nhân dân, có thể bị bãi nhiệm bởiNhân dân khi không thực hiện trọng trách chính trị đã được giao phó.

Tuy nhiên hiện nay, việc nghiên cứu Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện caonhất của Nhân dân chưa được làm rõ cả về lý luận và thực tiễn Ở phương diện lýluận, khái niệm đại diện của Quốc hội chưa được luận giải thống nhất là tính chấthay là một chức năng của Quốc hội Nhiều vấn đề mang tính hệ thống về đại diệncủa Quốc hội chưa được nghiên cứu như: nội dung đại diện, Hình thức thực thi đạidiện, tỷ lệ đại diện (chuyên trách, kiêm nhiệm), tư cách đại diện khi xử lý mốiquan hệ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích nhóm cử tri của đơn vị bầu cử

Ở phương diện thực tiễn, hoạt động của Quốc hội chưa tương xứng với vị trí vàvai trò hiến đinh, Quốc hội chưa mạnh, chưa thực quyền trong quyết định các vấn

đề quan trọng của đất nước, trong giám sát tối cao hoạt động của nhà nước.Trong điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa; mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; đảmbảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểmsoát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp thì việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, làmsáng tỏ cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai trò đại diện, các điều kiệnđảm bảo để Quốc hội thực thi hoạt động đại diện Nhân dân tối cao nhất có ý nghĩađặc biệt quan trọng

Với nhận thức nói trên, tác giả muốn nói đến Những hạn chế, yếu kém củaQuốc hội nước ta trong quá trình chính sách hiện nay làm đề tài tiểu luận vớimong muốn nghiên cứu làm rõ và đóng góp giải pháp thêm vào kho tàng lý luận vềQuốc hội ở nước ta để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật củaQuốc hội

2

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn làm sáng tỏ những hạnchế, yếu kém của Quốc hội nước ta trong quá trình chính sách hiện nay Trên cơ sởđóng đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luậtcủa Quốc hội

2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ:

- Khảo cứu các công trình khoa học về đại diện của Quốc hội ở trong và ngoàinước Từ đó rút ra những giá trị tham khảo và hướng nghiên cứu mới cho đề tài

- Phân tích và làm sáng tỏ những hạn chế, yếu kém của Quốc hội trong quá trìnhchính sách hiện nay; nghiên cứu các chính sách công Quốc hội ban hành để rút racác giá trị có thể kế thừa và phát triển trong xây dựng chính sách

- Chỉ ra và đánh giá thực trạng hình thức thực hiện và ban hành chính sách, phápluật của Quốc hội

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật củaQuốc hội Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những hạn chế, yếu kém của Quốc hội nước ta trongquá trình chính sách hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề chính sách công củaQuốc hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3

Trang 11

4.1 Cơ sở phương pháp luận

4

Trang 12

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, nghiên cứu đượcthực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử củatriết học Mác – Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về bản chất nhà nước, về tổ chức và hoạt động của BMNN nói chung,của Quốc hội nói riêng.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và có sự phối hợpgiữa chúng khi nghiên cứu, đó là các phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng chủ đạo trongnghiên cứu để làm rõ các vấn đề hạn chế, yếu kém của Quốc hội trong chínhsách hiện nay cũng như xác định giải pháp để nâng cao chất lượng xây dựngchính sách, pháp luật Quốc hội Việt Nam

- Phương pháp lịch sử, so sánh: được sử dụng khi nghiên cứu chính sách, phápluật cũ; đánh giá thực trạng, rút ra các giá trị có thể kế thừa và phát triển trongxây dựng chính sách

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để khái quát, hệthống hóa các vấn đề; tổng kết lý luận, lịch sử, thực tiễn, kinh nghiệm pháp lýcủa một số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng các chính sách công, hoạtđộng của Quốc hội Việt Nam hiện nay

- Phương pháp khảo cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để phân tích,đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, kinh nghiệm nước ngoài

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchính sách Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam nên cómột số đóng góp mới sau đây:

- Phân tích sâu sắc và toàn điện những kết quả chính sách Quốc hội đã đạtđước, chỉ ra những hạn chế trong việc thực thi

5

Trang 30

Chất lượng cao của chính sách và pháp luật giúp tăng cường tuân thủ và sự pháttriển của hệ thống pháp luật Các quy định rõ ràng, công bằng và hợp lý tạo điềukiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật và tránh tình trạng tham nhũng, lạmquyền hoặc lạm dụng quyền lực Tăng cường lòng tin và sự tôn trọng của ngườidân: Khi chính sách và pháp luật được xây dựng một cách chất lượng, người dântin tưởng hơn vào quyết định và hành động của chính phủ Điều này tạo ra sựtôn trọng và lòng tin từ phía công dân và thúc đẩy sự tương tác tích cực giữachính phủ và cộng đồng Đáp ứng nhu cầu và thách thức mới: Xã hội và nềnkinh tế thay đổi liên tục, đòi hỏi chính phủ có khả năng đáp ứng nhanh chóng vàhiệu quả đối với những thách thức mới Với chất lượng cao của chính sách vàpháp luật, Quốc hội có thể tạo ra các quy định linh hoạt và sáng tạo để đối phóvới những tình huống mới và nhu cầu phát triển của xã hội.

Tóm lại, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách và pháp luật của Quốc hội làmột yếu tố quan trọng để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và phát triển bềnvững trong một quốc gia Việc này mang lại lợi ích cho cả chính phủ, doanhnghiệp và người dân, góp phần xây dựng một xã hội và nền kinh tế mạnh mẽ vàbền vững

3.1 Đề xuất giải pháp nâng cao chính sách và pháp luật

3.1.1 Đề xuất của Quốc hội

3.1.1.1 Đề xuất cụ thể

Quốc hội Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượngchính sách và pháp luật Dưới đây là một số điểm mới được đề xuất:

1 Chuyển đổi cách tiếp cận: Quốc hội đề xuất chuyển đổi cách tiếp cận từ

"bảo đảm và ổn định" sang "ổn định và phát triển" Điều này nhằm gắn kết quản

lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm ansinh xã hội, an ninh con người và an ninh xã hội

23

Trang 31

2 Mở rộng phạm vi chính sách xã hội: Quốc hội đề xuất mở rộng phạm vichính sách xã hội ra toàn bộ các nhóm chính sách cho tất cả các đối tượng trênnguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện Các nhóm chính sách bao gồmchính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách lao động, việc làm,phát triển nguồn nhân lực, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách vềnâng cao phúc lợi xã hội và đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội, chính sách đối vớinhóm yếu thế và người nghèo.

3 Xây dựng hệ thống chính sách xã hội bền vững: Quốc hội đề xuất xâydựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng đếnnăm 2030 Mục tiêu là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng,toàn diện, hiện đại, bao trùm và bền vững Đồng thời, cần phát triển thị trườnglao động linh hoạt, hiệu quả và hội nhập quốc tế

4 Đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ: Quốc hội đề xuất hệ thống 9 nhómgiải pháp đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về chính sách xã hội Cácnhóm giải pháp bao gồm nâng cao nhận thức, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhànước, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thị trường lao động, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xãhội toàn dân, cung cấp dịch vụ xã hội, hợp tác quốc tế, tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng và phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng [6]

Tổng hợp các đề xuất trên, Quốc hội Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng chínhsách và pháp luật bằng cách chuyển đổi cách tiếp cận, mở Quốc hội Việt Nam đãđưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chính sách và pháp luật Dướiđây là một số điểm mới của Nghị quyết 42 và ý kiến của đại biểu Quốc hội vềviệc thay đổi chính sách và pháp luật để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống

1 Nghị quyết 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xãhội

- Chuyển đổi cách tiếp cận từ "bảo đảm và ổn định" sang "ổn định và phát triển"

24

Trang 32

- Mở rộng phạm vi ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đốitượng.

- Xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và côngbằng

- Đưa ra hệ thống 9 nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực chínhsách xã hội

2 Ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc thay đổi chính sách và pháp luật

- Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn TPHCM) đã góp ý về kết quả ràsoát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Bà đánh giá cao sự quyết liệt củaChính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện rà soát và thayđổi các văn bản pháp luật để phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của xã hội.3.1.1.2 Biện pháp cụ thể

Quốc hội Việt Nam đã đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng caochất lượng chính sách và pháp luật Dưới đây là một số thông tin về các biệnpháp này:

1 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội:

- Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết lần thứ tám về việc tiếp tục đổimới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội Nghị quyết này nhấn mạnh về sựcần thiết của việc chăm lo cho con người, đặt con người làm trung tâm, chủ thể

và mục tiêu của chính sách xã hội Nghị quyết cũng đề xuất các biện pháp nhằmgiảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế,đảm bảo nhà ở và nước sạch cho người dân

2 Nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại,bao trùm, bền vững:

- Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành Nghịquyết mới về đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội Nghị quyết này

25

Trang 33

nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện,hiện đại, bao trùm và bền vững Điều này đòi hỏi sự tập trung vào việc cải thiệnchất lượng các lĩnh vực như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở và nước sạch.[7]

3.1.2 Đề xuất của nhân dân

1 Đảm bảo tính đại diện và đa dạng: Quốc hội nên đảm bảo tính đại diệncủa các thành viên trong việc xây dựng chính sách và pháp luật Điều này đảmbảo rằng các quyết định được đưa ra phản ánh các quan điểm và lợi ích củanhiều người dân trong xã hội Đồng thời, cần đảm bảo sự đa dạng về dân tộc,giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và địa phương để đảm bảo một quyết định côngbằng và toàn diện Tính đại diện và đa dạng trong Quốc hội Việt Nam là mụctiêu quan trọng và cần được đảm bảo để đại diện cho quyền và lợi ích của toàn

bộ dân cư Việt Nam:

- Đại diện chủ nghĩa: Quốc hội Việt Nam bao gồm các đại biểu đến từ các đơn vịhành chính tại cấp tỉnh và các cơ quan hành chính cấp dưới theo nguyên tắc đạidiện chủ nghĩa Điều này đảm bảo rằng các khu vực địa phương và các lĩnh vựckhác trong xã hội đều được đại diện trong Quốc hội

- Đa dạng dân tộc: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với hơn 50 dân tộc khácnhau Để đảm bảo tính đại diện và đa dạng dân tộc, Quốc hội Việt Nam có sựtham gia của các đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số thông qua việc bầu

cử và đại diện tỷ lệ dân tộc trong Quốc hội

- Đa dạng giới tính: Quốc hội Việt Nam đã chú trọng đảm bảo tính đại diện giớitính Quy định về đại diện giới tính đã được thực hiện, trong đó có mục tiêu đềcao về tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội Điều này nhằm đảm bảo giọng nói vàquyền lợi của phụ nữ được phản ánh và bảo vệ một cách tốt nhất

- Đại diện các ngành nghề và lĩnh vực: Quốc hội Việt Nam cũng cố gắng đảmbảo tính đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực trong việc chọn đại biểu Điều nàynhằm đảm bảo rằng các quyết định và chính sách được đưa ra bởi Quốc hội

26

Trang 34

phản ánh đúng nhu cầu và quan điểm của các ngành nghề và lĩnh vực khác nhautrong xã hội.

Tuy nhiên, việc đảm bảo tính đại diện và đa dạng trong Quốc hội là một quátrình liên tục và vẫn đang tiếp tục được cải thiện Các biện pháp trên có thể đượcđiều chỉnh và bổ sung để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đại diện và đa dạng của xã hộiViệt Nam Quốc hội Việt Nam đảm bảo tính đại diện và đa dạng thông qua cơcấu và quy trình bầu cử của nó Một số thông tin chi tiết về cách Quốc hội ViệtNam đảm bảo tính đại diện và đa dạng:

- Cơ cấu của Quốc hội: Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cao nhất củaNhân dân, được bầu cử từ các đại biểu đến từ các đơn vị hành chính cấp dướinhư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, và các đơn vị tươngđương Quốc hội Việt Nam có tổng số đại biểu được bầu cử theo tỷ lệ dân số vàđịa bàn, đảm bảo tính đại diện cho các khu vực và tầng lớp dân cư khác nhautrong xã hội

- Quy trình bầu cử: Quốc hội Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu theo quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật về bầu cử Quy trình bầu cử đảm bảo tính côngbằng, minh bạch và đa dạng Mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có quyềntham gia bầu cử và được bầu cử làm đại biểu Quốc hội Quy trình bầu cử đảmbảo tính đa dạng bằng cách đảm bảo sự đại diện của các tầng lớp dân cư, dântộc, và giới tính trong Quốc hội

- Hoạt động của Quốc hội: Quốc hội Việt Nam họp công khai và thường xuyên

để thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Quốc hội thựchiện chức năng lập hiến, lập pháp, và giám sát hoạt động của các cơ quan nhànước Quốc hội Việt Nam cũng có các Ủy ban và Hội đồng dân tộc để đảm bảotính đa dạng và đại diện cho các dân tộc thiểu số và các cộng đồng dân cư đặcbiệt [8]

27

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w