1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích chính sách kinh tế của nhà nước chxhcn việt nam theo hiến pháp 2013 và giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách kinh tế của nhà nước chxhcn việt nam trong giai đoạn hiện nay

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

Thành viên nhóm 3:

1 Lê Bảo Phương Thế6 Lê Thị Ánh Tuyết2 Đào Tuyết Phương7 Nguyễn Trang Nhung3 Nguyễn Thị Kiều Nhi8 Trần Mai Quyên4 Trần Kim Ngọc9 Phạm Quang Thái5 Ngô Tiến Thành10 Lê Minh Anh Nhật

Hà Nội, 2024

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 05, tháng 06, năm 2024

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌP NHÓM

Kính gửi thầy: Lê Ngọc Duy

Môn học: Luật Hiến Pháp Việt Nam

Hôm nay ngày 05/06/2024, nhóm 3 lớp K11K làm biên bản này để báo cáo với thầy tìnhhình họp nhóm, làm bài tập nhóm trong thời gian vừa qua Cụ thể như sau:

3 Nhận xét và đánh giá:

Nhóm trưởng nhận xét và đánh giá như sau:

Trong 5 lần tiến hành họp nhóm, các thành viên tham gia đầy đủ, đúng giờ, có thái độlàm việc nghiêm túc và tích cực Để hoàn thiện bài tập các thành viên trong nhóm đã gặpkhông ít khó khăn do bất đồng ý kiến trong việc thống nhất nội dung, phân công nhiệmvụ và đặc biệt là các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm tiểu luận Nhóm đã

Trang 3

cố gắng hạn chế một cách tối đa những thiếu sót để hoàn chỉnh bài tiểu luận Bài tậpnhóm là kết quả nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm.

Biên bản họp nhóm hoàn thiện lúc 21h00 ngày 05 tháng 06 năm 2024.

A MỞ ĐẦU 1

Trang 4

B NỘI DUNG 3

I Cơ sở lý luận: 3

1 Khái niệm chính sách kinh tế: 3

2 Mục đích, phương hướng của chính sách kinh tế: 3

3 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế qua các bản Hiến pháp: 4

1.1 Sở hữu toàn dân: 8

1.2 Sở hữu tư nhân: 10

2 Các thành phần kinh tế: 12

3 Các nguyên tắc quản lý nền kinh tế: 15

3.1 Nguyên tắc Nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật dựa trên cơ sở tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường: 16

3.2 Nguyên tắc thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế: 19

3.3 Nguyên tắc Nhà nước tiến hành thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế Quốc dân: 20

III Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay: 22

1 Hiệu quả của chính sách kinh tế theo Hiến pháp 2013 đối với Việt Nam hiện nay: 22

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Hiến pháp mới năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông quangày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2014 Hiến pháp mới với nhiềunội dung mới, chứa đựng hàm lượng khoa học sâu sắc, tính chân thực, chínhxác, rõ ràng Bản Hiến pháp mới đã toát lên sức sống mới, tinh thần mới, rấtsinh động, sáng tạo; phản ánh đúng đắn tình hình thực tiễn công cuộc đổi mớitoàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, toàn dân, toàn quân tađã nỗ lực phấn đấu, vượt qua muôn ngàn chông gai, thử thách, giành đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Hiến pháp năm 2013 ghi nhậnnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tựchủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nền kinh tế Việt Nam là nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thànhphần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân,các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranhtheo pháp luật Song song với nó cũng đặt ra vấn đề quan trọng là việc đưa ragiải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách kinh tế của nhà nướcCHXHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

B NỘI DUNGI Cơ sở lý luận:

1 Khái niệm chính sách kinh tế:

“Chính sách là tập hợp những chủ trương thể hiện mục tiêu phát triển các lĩnh vựckinh tế, xã hội và cách thức thực hiện các mục tiêu đó Có thể nói là, chính sách lànhững tư tưởng, định hướng của Đảng được chuyển tải, thể hiện thông qua cáchình thức như chiến lược, kế hoạch, pháp luật, …”

“Chính sách kinh tế là những chủ trương, tư tưởng, định hướng mang tính chiếnlược của Đảng, được cụ thể hoá bằng các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh cácquan hệ kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định”.

Ví dụ: Luật Hiến pháp của quốc gia Singapore bảo vệ quyền sở hữu tư nhân vàthúc đẩy đầu tư bằng cách đảm bảo một môi trường kinh doanh công bằng,minh bạch và ổn định Chính sách kinh tế được nhúng sâu trong luật Hiến pháp,phản ánh cam kết của chính phủ đối với sự phát triển bền vững và công bằng,tạo điều kiện thuận lợi cho cả cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào quá trìnhtăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia.

2 Mục đích, phương hướng của chính sách kinh tế:

Mục đích, phương hướng, nội dung phát triển kinh tế của Nhà nước được quyếtđịnh bởi bản chất của Nhà nước Xuất phát từ bản chất dân chủ, từ “tính nhân dân”của Nhà nước ta nên Hiến pháp của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đều khẳngđịnh mục đích, hương hướng phát triển kinh tế là nhằm phục vụ cho lợi ích của đasố nhân dân lao động Mục đích ấy đã được Nhà nước ta khẳng định cụ thể lần lượtqua các bản Hiến pháp trước: Điều 9 Hiến pháp 1959, Điều 15 Hiến pháp 1980,Điều 16 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) Và đến Hiến pháp 2013, đã tiếptục khẳng định và làm rõ hơn bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; khẳng định mục đích,phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của Nhà nước là nền kinhtế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phụ vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Nhân dân Tại

Trang 7

Điều 50 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tácquốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội, bảo vệ mội trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Quy

định này của Hiến pháp năm 2013 vừa thể hiện được mục đích, vừa thể hiện rõ bảnchất, động lực phát triển bền vững, lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đồng thời, thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ, hài hòagiữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảovệ môi trường, thể hiện quan điểm phát triển bền vững Đây là điểm mới nổi bậttrong nội dung chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong bản Hiến pháp năm 2013.

3 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế qua các bản Hiến pháp:3.1 Hiến pháp 1946:

- Quy định nền kinh tế nhiều thành phần với các thành phần kinh tế: nhà nước, tưbản, tiểu tư bản, nông dân.

- Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ pháp luật.- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.

Trang 8

- Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.

3.4 Hiến pháp năm 1992:

- Quy định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhưng khuyến khích phát triển đadạng các thành phần kinh tế.

- Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế trong khuôn khổpháp luật.

- Tập trung vào phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đờisống nhân dân.

3.5 Hiến pháp 2013:

- Nguyên tắc về bản chất của nền kinh tế:

+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.+ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm sự pháttriển bền vững của nền kinh tế.

- Nguyên tắc về đa dạng các thành phần kinh tế:

+ Phát triển đa dạng các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân.∙+ Khuyến khích khu vực tư nhân phát triển.

+ Bảo đảm bình đẳng cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.- Nguyên tắc về vai trò của Nhà nước:

+ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm sự pháttriển bền vững của nền kinh tế.

+ Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển phù hợp với quyluật thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 9

+ Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế khi cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợiích công cộng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Nguyên tắc về quyền sở hữu:

+ Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân và các tổ chức.

+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đồng thời quản lý, điều tiếtquyền sở hữu tài sản để phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Nguyên tắc về hội nhập quốc tế:

+ Thực hiện hội nhập quốc tế kinh tế sâu rộng, hiệu quả, có chọn lọc, bảo đảm lợiích quốc gia, lợi ích công cộng.

+ Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập quốc tếkinh tế.

- Nguyên tắc về bảo vệ môi trường:

+ Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

+ Nhà nước khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng tàinguyên tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Hiến pháp 2013 còn quy định một số nguyên tắc khác về quản lý nhànước về kinh tế như nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp quyền,

Nhìn chung, các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế qua các bản Hiến phápđã thể hiện sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Hiếnpháp mới 2013 cũng đã thể hiện rõ hơn bản chất nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa của đất nước Hiến pháp không liệt kê cụ thể các thànhphần kinh tế như trong Cương lĩnh chính trị mà nêu một cách tổng quát nhất nhưngvẫn khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vừa thể chế hóa yêu cầuCương lĩnh, vừa phù hợp với thực tiễn bản chất nền kinh tế thị trường định hướng

Trang 10

xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ.Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế theo Hiến pháp 2013 là nền tảng chosự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam Việc thực thi hiệu quả cácnguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hútđầu tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

II Nội dung chính sách kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013:

Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

1 Các hình thức sở hữu:

Vấn đề sở hữu được xem là xuất phát điểm trong mỗi quá trình kinh tế Vấn đề sởhữu là vấn đề quan trọng có tính chất sống còn của mỗi giai cấp, mỗi tổ chức và cánhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bởi vì sở hữu chính là cơ sở kinh tếđầu tiên quyết định địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền; là cơ sở pháp lý để cácchủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định Lịch sử phát triểncủa xã hội loài người đã chứng minh rằng sở hữu luôn chiếm vị trí trung tâm của

bất kỳ cuộc cách mạng xã hội nào C Mác và PH Ănghen đã khẳng định: “ tất

cả những cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cáchmạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng, đều được tiến hành để bảo hộ sởhữu thuộc một loại nào đó ” Tương ứng với các phương thức sản xuất khác nhau

có thể có các loại hình thức sở hữu phổ biến khác nhau

Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận,khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa với nhiều hình thức sở hữu; ghi nhận và khẳng định các tài sản thuộc sở hữutoàn dân (Điều 53); bảo hộ quyền sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 32); quyềnsở hữu trí tuệ (Điều 62).

Trang 11

1.1 Sở hữu toàn dân:

- Khái niệm: Sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu phổ biến nhất trong nền kinh tế

Việt Nam, được quy định tại Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật liên quan.Theo đó, tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữuvà thống nhất quản lý.

- Đặc điểm: Kế thừa quy định về sở hữu toàn dân của Hiến pháp năm 1980 và

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), trên cơ sở cách tiếp cận mới,đúng đắn và chính xác hơn về phạm vi, đối tượng các loại tài sản thuộc sở hữutoàn dân, tại Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khácvà các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

+ Chủ sở hữu: Toàn dân.

+ Đại diện chủ sở hữu: Nhà nước.+ Phạm vi: Bao gồm:

 Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác.

 Các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý.

- Vai trò:

+ Đảm bảo vai trò chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế: Sở hữu toàn dân giúp

Nhà nước kiểm soát và quản lý các nguồn lực quan trọng của đất nước, từ đó địnhhướng và điều tiết hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Sở hữu toàn dân giúp Nhà nước huy độngvà sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng caođời sống nhân dân.

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Sở hữu toàn dân giúp Nhà nướcthực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự pháttriển bền vững.

Trang 12

- Quản lý: Điều 54 Hiến pháp 2013 đã quy định: “1 Đất đai là tài nguyên đặc biệt

của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo phápluật 2 Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyềnsử dụng đất Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện cácquyền và nghĩa vụ theo quy định của luật Quyền sử dụng đất được pháp luật bảohộ 3 Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợpthật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xãhội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch vàđược bồi thường theo quy định của pháp luật 4 Nhà nước trưng dụng đất trongtrường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninhhoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.

+ Nhà nước thực hiện quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định củapháp luật.

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao trách nhiệm quản lý tài sảnthuộc sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân, tổ chức có liên quan được tham gia giám sát việc quản lý tài sản thuộcsở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.

- Ý nghĩa:

Sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, gópphần đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước Việc quản lý hiệu quả tài sảnthuộc sở hữu toàn dân là trách nhiệm của Nhà nước và toàn dân.

1.2 Sở hữu tư nhân:

- Khái niệm: Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của cá nhân về tài sản hợp pháp

của mình Theo Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật liên quan, sở hữu tưnhân được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

- Đặc điểm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ

“ Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế ” Thể hế hóa

Trang 13

chủ trương của Đảng nêu trên; đồng thời thừa kế quy định của Hiến pháp năm1992, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữutư nhân Tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1 Mọi người có quyền sởhữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sảnxuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác 2.Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ 3 Trường hợp thậtcần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sảncủa tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”; đồng thời, khẳng định cam kết của Nhànước về bảo hộ sở hữu tư nhân, theo đó “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chứcđầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”(Điều 51); khẳng định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 62) Quy địnhnêu trên của Hiến pháp tạo cơ sở pháp lý nền tảng, là điều kiện tiên quyết để thúcđẩy đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trang 14

- Quản lý:

+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quản lý theo quy định của pháp luật.+ Cá nhân sở hữu tư nhân có nghĩa vụ sử dụng tài sản của mình hợp pháp, phùhợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội.

- Ý nghĩa: Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu quan trọng trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việc phát triển sở hữu tư nhângóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảmquyền tự do cá nhân.

2 Các thành phần kinh tế:

Trong lịch sử kinh tế thị trường, hầu hết các nền kinh tế đều tồn tại nhiều thànhphần kinh tế Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là khách quan, cơ cấu tỷ lệ giữathành phần các thành phần kinh tế bị chi phối bởi các quy luật khách quan của nềnkinh tế, trong đó quy luật quan trọng nhất là “quan hệ sản xuất phù hợp với tínhchất và trình độ của lực lượng sản xuất” Điều này không phụ thuộc vào thể chếchính trị của bất kỳ quốc gia nào Chế độ kinh tế là sự tập trung nhất của chính trị,không có một chế độ kinh tế nào lại không mang nội dung chính trị, chính trongkinh tế phản ánh rõ nét nhất các quan hệ chính trị Theo đó, đối với mỗi bản Hiếnpháp của nhà nước ta đều đặc biệt coi trọng chế độ kinh tế Sự thể hiện chế độ kinhtế trong Hiến pháp là sự thể chế hóa những quan điểm chính trị - kinh tế của giaicấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hộinghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết TW2), Kếtluận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Kết luậnTW5) và xuất phát từ yêu cầu của Cương lĩnh 1991, trong Hiến pháp năm 2013,chế độ kinh tế được quy định tại Chương III, việc quy định này trên cơ sở lồngghép chương II và III trong Hiến pháp năm 1992 Các quy định của Hiến pháp đãthể hiện mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, mật thiết giữa các nội dung về kinh tế, vănhóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Vì kinh tế, văn hoá giáodục, khoa học, công nghệ và môi trường là những vấn đề động Do vậy, Hiến pháp

Trang 15

không quy định những chính sách cụ thể mà tập trung vào chính sách lớn, bảo đảmtính ổn định lâu dài của Hiến pháp, đồng thời phù hợp với sự vận động, phát triểncủa nền kinh tế thị trường. Những nội dung về kinh tế được đổi mới trong Hiếnpháp năm 2013 đã tạo môi trường pháp lý thông thoáng khơi nguồn nội lực, thuhút ngoại lực cho các thành phần kinh tế phát triển Cụ thể:

- Hiến pháp đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở kế thừa quy

định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực,hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước” (Điều 50) Những quy định khái quát, có tính bền vững này đã bổ

sung, phát triển và nâng cao những quy định liên quan trong các Điều 15, 16 củaHiến pháp năm 1992. Việc quy định như vậy vừa thể hiện được bản chất, vừa thểhiện được động lực và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững nền kinh tế ở nướcta; khẳng định đường lối phát triển kinh tế gắn bó chặt chẽ với phát triển văn hóa,xã hội, phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môitrường

- Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Khoản 1 Điều 51) Quy định này đã xác định rõ

tính chất của nền kinh tế, mục tiêu phát triển nền kinh tế theo đúng quan điểm,đường lối thể hiện trong Cương lĩnh 1991, Kết luận TW5 Các văn kiện của Đảngxác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế pháttriển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ, phùhợp; vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là địnhhướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách xã hội,giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, bảo đảm công bằng, an sinh

Ngày đăng: 16/08/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w