1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành vận tải bảo hiểm trong ngoại thương Đề tài phân tích chứng từ và trình bày sơ Đồ vận tải hàng hoá nhập khẩu

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chứng từ và trình bày Sơ đồ vận tải hàng hoá nhập khẩu
Tác giả Đinh Việt Thái, Huỳnh Thị Huế, Trân, Lại Thị Phương Trang, Phạm Anh Thư
Người hướng dẫn THS. Lê Thành Trung
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 6,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN & THƯƠNG MẠI K.L (9)
    • 1.1 Giới thiệu doanh nghiệp (9)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức (10)
    • 1.3 Lĩnh vực hoạt động (11)
  • CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (13)
    • 2.1 Hợp đồng ngoại thương – Contract (13)
    • 2.2 Vận đơn đường biển – Bill of Landing (15)
    • 2.3 Giấy thông báo hàng đến - Arrival Notice (18)
    • 2.4 Lệnh giao hàng – Deliverry Order (20)
    • 2.5 Các chứng từ khác (22)
      • 2.5.1 Giấy giao nhận Container (22)
      • 2.5.2 Giấy cược Container (24)
  • CHƯƠNG 3 TRÌNH BÀY SƠ ĐỒ VẬN TẢI CỦA HÀNG HOÁ (26)
    • 3.1 Các bên tham gia vào quá trình vận tải hàng hoá (26)
    • 3.2 Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa (27)
  • KẾT LUẬN..............................................................................................................36 (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................37 (37)
  • PHỤ LỤC.................................................................................................................38 (38)

Nội dung

Trong đó, việc trang bị cho bản thânkiến thức về các bộ chứng từ xuất nhập khẩu và đi sâu hơn là việc vậndụng kiến thức đã học để thông hiểu nội dung, chức năng và nắm được ý nghĩa của c

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN & THƯƠNG MẠI K.L

Giới thiệu doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN & THƯƠNG

Tên quốc tế: KL EXPRESS CORP.

Mã số thuế: 0302801888 Địa chỉ: Số 02 (Phòng 202, lầu 2, Hoa Lâm Office Center) Thi

Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện: BÙI THỊ PHƯƠNG LAN Điện thoại: 8246631

Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận 1

Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Ngành nghề chính: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Quy mô nhân sự: 20 - 150 người

KL Express Corporation, một công ty giao nhận vận tải quốc tế thuộc sở hữu tư nhân và có trụ sở tại Việt Nam Vào tháng 6 năm 1999,trụ sở chính của công ty được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.Năm năm sau, công ty đã có chi nhánh văn phòng tại Hà Nội & Hải

Phòng với kỳ vọng trở thành nhà giao nhận vận tải quốc tế chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm tất cả các dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế bằng đường hàng không và đường biển, vận tải nội địa & dịch vụ hậu cần… Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động và chuyên nghiệp cùng với ban lãnh đạo xây dựng những chiến lược bài bản, công ty cung cấp những dịch vụ tốt nhất và tiết kiệm chi phí trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế cho khách hàng và đối tác của mình.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Công ty KL Express là cơ cấu tổ chức trực tuyến, trong đó tất cả các thông tin đến và đi sẽ được tập trung về một đầu mối là Người đại diện của công ty Thông tin sẽ được luân chuyển và phản hồi đến các cấp quản lý thấp hơn như: Kế toán trưởng, Quản lý hoạt động nhập khẩu, Quản lý hoạt động xuất khẩu, Quản lý Logistics và Quản lý chi nhánh Hà Nội.

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty KL Express

Lĩnh vực hoạt động

Kể từ khi thành lập, Công ty KL Express đã thành công trong một số ngành nghề kinh doanh nhất định và cũng thử sức ở nhiều mảng kinh doanh mới Các lĩnh vực mà KL Express hoạt động hiện nay bao gồm:

Hoàn thiện công trình xây dựng Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống) Bán mô tô, xe máy Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy.

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trừ kinh doanh dược phẩm).

Bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Hoạt động kinh doanh quốc tế của CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN

& THƯƠNG MẠI K.L bao gồm các Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải; Gồm tất cả các dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế bằng đường hàng không và đường biển, vận tải nội địa & dịch vụ hậu cần bao gồm hàng hóa dự án và môi giới hải quan…

Chi tiết có thể kể đến như gửi hàng, giao nhận hàng hóa Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn Hoạt động liên quan khác như: môi giới vận tải, thuê hộ kho bãi, bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hoá.

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Hợp đồng ngoại thương – Contract

Hợp đồng ngoại thương là văn bản thỏa thuận chính thức giữa người bán và người mua về việc mua bán hàng hóa Trong đó sẽ chứa những điều khoản, thỏa thuận và điều kiện quy định phải có chữ ký xác nhận của cả 2 bên Hơn nữa, hợp đồng này là một chứng từ bắt buộc phải nộp trong bộ hồ sơ trình Hải Quan.

Trong xuất nhập khẩu thì hợp đồng ngoại thương xác định vai trò và trách nhiệm của 2 bên như sau:

Bên bán hàng (nhà xuất khẩu): giao hàng đúng số lượng và chất lượng cho bên mua;

Bên mua hàng (nhà nhập khẩu): thanh toán cho bên bán để nhận hàng.

Hợp đồng ngoại thương là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinh doanh trong xuất nhập khẩu Đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác Bao gồm: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh,… Hợp đồng có chức năng là căn cứ để bảo vệ nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, đây cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Hải quan, cơ quan thuế… thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan.

Nội dung và các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương:

(1)Điều khoản tên hàng (Commodity)

(2)Điều khoản phẩm chất – chất lượng (Quality)

(3)Điều khoản số lượng (Quantity)

(4)Điều khoản giá cả (Price)

(5)Điều khoản giao hàng (Shipment)

(6)Điều khoản thanh toán (Payment)

(7)Điều khoản đóng gói (Packing)

(8)Điều khoản về bảo hiểm (Insurance)

(9)Điều khoản bảo hành (Warranty)

(10) Điều khoản miễn trách nhiệm (Force majure)

(11) Điều khoản khiếu nại (Claim)

(12) Điều khoản trọng tài (Arbitration)

(13) Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty) Ở trong bộ chứng từ, hợp đồng do công ty TNHH SOWI S.H (buyer) thực hiện ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với công ty TNHH GRATIA KOREA (seller) vào ngày 07/01/2019; số hợp đồng: GCK19001.

Công ty TNHH Gratia Korea Địa chỉ: 1F 558 Ogeum-ro, Songpa-gu, Seoul, Hàn Quốc. Người đại diện: Yang Hee Choo – Chủ tịch

Công ty TNHH Sowi S.H Địa chỉ: 175 đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Người đại diện: Ông Nguyễn Thành Lộc – Giám đốc

Giá trị pháp lý đến ngày: 15/05/2019.

Vận đơn đường biển – Bill of Landing

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận Đây là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng

Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc: một cho người giao hàng và một cho thuyền trưởng.

Các chức năng chính của Vận đơn đường biển:

Vận đơn đường biển có chức năng là biên lai của người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) giao cho người gửi hàng, xác nhận số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu và là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.

Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt Vào thời đó, không cần đến vận đơn Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.

Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.

Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn (đối với loại vận đơn có thể chuyển nhượng, chi tiết trong phần dưới đây).

Hình 2.1 Quy trình cấp phát B/LCác nội dung được ghi trên vận đơn đường biển:

Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu B/L lô hàng và khai báo hải quan Cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.

Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao nhận.

Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.

Bên được thông báo: Ghi tương tự như mục người nhận hàng

Tên tàu: Mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi và được thể hiện trên chứng từ này. Cảng xếp và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận.

Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.

Số kiện hàng, cách đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số lượng container.

Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.

Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.

Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu.Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc thanh toán tại đâu.

Ngày tháng: Thể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp vận đơn, địa chỉ cấp.

Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường là 3 bản

Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành. Ở trong bộ chứng từ này, vận đơn đường biển là House bill do forwarder của người bán phát hành là YJ LOGIX CO LTD Sau đó người bán sẽ cung cấp vận đơn này cho người mua, sau đó người mua đưa cho forwarder của người mua là KL EXPRESS sẽ ra cảng lấy lệnh giao hàng.

Giấy thông báo hàng đến - Arrival Notice

Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) A/N là một loại giấy thông báo chi tiết mà hãng tàu, các đại lý hãng tàu hay công ty vận tải thông báo đến khách hàng của mình bao gồm: Lịch trình vận chuyển hàng hóa (Cảng xuất hàng là cảng nào), Thời gian hàng hoá được vận chuyển đi và thời gian dự kiến hàng được gửi đến, Số lượng hàng hoá được vận chuyển đi bao nhiêu? (trọng lượng, số khối), Tên hãng tàu vận chuyển, số chuyến tàu đi,… Giấy thông báo hàng về chỉ được phát hành khi hàng hóa được nhập, nghĩa là với hàng hoá xuất khẩu thì sẽ không có chứng từ này.

Bản chất của thông báo hàng đến là chứng từ căn cứ để thực hiện tờ khai hải quan, thanh toán các chi phí và đưa hàng về kho GiấyArrival Notice được hãng tàu hoặc các đại lý, công ty vận tải phát hành gửi cho khách hàng mua hàng, nhận hàng tại đầu nhập.

Giấy thông báo hàng đến Arrival Notice rất quan trọng trong nhập khẩu hàng hoá Nó vừa là chứng từ hoàn tất thủ tục Hải quan, vừa là căn cứ để xác minh hàng hóa mà khách hàng nhập về Dựa vào giấy thông báo, người nhận hàng sẽ lấy đó làm cơ sở để kiểm tra hàng hoá thừa thiếu hay đủ, thời gian nhận hàng dự kiến có sự thay đổi hay không, lịch trình hàng hoá đang ở tại vị trí nào?

Trên giấy thông báo hàng đến Arrival Notice sẽ thể hiện các nội dung chính sau:

Tên tàu và số chuyến tàu vận chuyển Vessel/ voyage – Tên hãng tàu hoặc số chuyến tàu Đây là cơ sở để làm khai báo Hải quan sau đó.

Số lượng hàng hoá Quantity – Bao gồm các thông tin liên quan đến số cân nặng hàng, số kiện hàng,…

Số container chứa hàng hoặc số chì hàng Cont/ Seal no – Số container chứa hàng hoá hoặc số chì chứa hàng,

Tên cảng xếp hàng xuất khẩu Port of loading – Tên cảng thực hiện xếp hàng

Tên cảng dỡ hàng hóa được nhập về Port of discharge – Tên cảng thực hiện dỡ hàng

ETD – Thời gian dự định tàu đi

ETA – Thời gian dự định tàu đến

Port/ warehouse – Tên cảng hoặc kho hàng hoá được chuyển đến, lưu ý đến mã lưu kho hàng nhập.

Local charge – Chi phí được trả tại cảng xếp và dỡ hàng

Pick up D/O At – Nơi lấy lệnh giao hàng

Remark – Ghi chú thêm của hãng tàu (nếu có). Ở bộ chứng từ này, Giấy thông báo hàng đến do bên vận chuyển

KL EXPRESS cấp và gửi cho người nhận hàng là công ty TNHH SOWI S.H(buyer) vào ngày 19/04/2019.

Lệnh giao hàng – Deliverry Order

Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng (consignee).

Lệnh giao hàng là giấy chỉ thị người này (người đang giữ hàng) giao cho người nào đó (có ghi trong lệnh giao hàng) Để có thể nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải tập hợp đầy đủ Lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ người viết bill (Shipper). Lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung chủ yếu dưới đây: Tên tàu và hành trình của con tàu

Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)

Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Có 2 loại Lệnh giao hàng (D/O) chính, đó là lệnh của forwarder và lệnh của hãng tàu.

D/O do forwarder phát hành: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu) Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo.

Trong bộ chứng từ này, D/O của forwarder do bên vận chuyển KL EXPRESS phát hành và cấp cho người nhận hàng là là công ty TNHH SOWI S.H (buyer).

D/O do hãng tàu phát hành: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu phát hành để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này) Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự (doanh nghiệp nhập khẩu) Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì người nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì mới đủ điều kiện nhận hàng.

Trong bộ chứng từ này, D/O của hãng tàu do hãng tàu chở hàng là T.S.LINES phát hành và cấp cho người nhận hàng là là công ty TNHH SOWI S.H (buyer).

Các chứng từ khác

Phiếu EIR hay Equipment Interchange Receipt (Phiếu giao nhận container) EIR là viết tắt của cụm tử Equipment Interchange Receipt: hiểu một cách đơn giản đó là 1 loại phơi phiếu ghi lại tình trạng của container, ví dụ khi chủ hàng lấy container ra khỏi depot (ICD – nơi tập kết container) để kéo về kho riêng đóng hàng, sẽ có 1 tờ phơi ghi rằng tình trạng container tốt xấu hay thủng rách, ngoài ra có cách thông tin khác như số cont, số xe ô tô kéo container ra, chủ hàng…; cách điền mẫu 08 thông tư 95.

Tương tự khi đóng hàng xong trả về bãi chứa cont chờ xuất khẩu thì người ta cũng làm vậy, cont có còn tốt hay không, số chì như thế nào Tóm lại, khi container được chuyển giao từ người này sang người khác, thì sẽ phát sinh 1 cái EIR để làm bằng chứng Sau này nếu container có bị vấn đề, rách hoặc thủng cont chẳng hạn, thì sẽ căn cứ vào cái EIR đó, bị ở bước nào thì cái người giao container ở bước đó chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Đối với hàng nhập khẩu: chủ hàng cho xe container vào lấy hàng (nhưng container lại đang nằm ở bãi) vậy chủ hàng phải đóng tiền cho xe nâng container lên xe cont của họ Vậy tiền chủ hàng đóng cho xe nâng container lên là tiền nâng hạ, và phiếu EIR chính là giấy tờ của cảng cấp cho bạn để chứng minh chủ hàng đã đóng tiền. Đối với hàng xuất khẩu: chủ hàng cho xe container vào hạ bãi (nhưng cont lại đang nằm trên xe) vậy chủ hàng phải đóng tiền cho xe nâng container từ xe container của họ xuống bãi container Vậy tiền chủ hàng đóng cho xe hạ container lên là tiền nâng hạ, và phiếu EIR chính là giấy tờ của cảng cấp cho chủ hàng để chứng minh họ đã đóng tiền Tương tự như lúc chủ hàng đóng xong hàng và đem hạ tại bãi để chờ xuất thì cũng có phiếu EIR note là Hạ bãi xuất tàu cùng các thông tin số container, container đó nhận từ ai và tình trạng container như thế nào… Khi chủ hàng cho container vào hạ bãi, đóng tiền nâng hạ (tiền trả để xe nâng hạ container từ xe đầu kéo xuống bãi) thì phiếu EIR cũng được cấp để chứng minh chủ hàng đã đóng tiền nâng hạ container.

Phiếu EIR có rất nhiều nội dung nhỏ, cần lưu ý khi khai thông tin để đảm bảo hàng hóa ra vào cảng đúng quy trình và thời gian Nội dung trên phiếu giao nhận gồm những phần chính sau:

Phần tiêu đề gồm: Biểu tượng, tên chứng từ, số hiệu chứng từ, ngày phát hành chứng từ.

Nội dung thứ nhất của Phiếu giao nhận container là các thông số liên quan đến chủ hàng, gồm: Tên cơ quan, tên người nhận hàng, số CMND, số hiệu lệnh giao hàng, lệnh cấp rỗng hay số hiệu Booking Note, thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng, cơ quan phát hành lệnh giao hàng, ngày tháng phát hành.

Nội dung thứ hai là các thông tin về container như: số hiệu container, cỡ, loại, trạng thái, trọng lượng, vị trí, tên tàu, chuyến tàu, hãng tàu, chủ khai thác, ngày xếp dỡ, cảng dỡ, số seal…

Nội dung thứ ba là các chi tiết về tình trạng container, được biểu thị bằng cách đánh dấu vị trí hư hỏng trên hình vẽ, đánh dấu vào mã số quy ước và ghi chú xuất nhập khẩu GEC có tốt không

Nội dung thứ tư là các chi tiết về thời gian giao nhận hàng, phương án giao nhận, số hiệu xe nâng (cẩu khung), lượng container phải dời dịch trong quá trình giao nhận…

Cuối cùng là ký xác nhận của các bên.

Phiếu EIR này được coi như bằng chứng khi chuyển giao container giữa các bên, sau này có phát sinh vấn đề gì, ví dụ như phát hiện container bị thủng thì sẽ căn cứ vào phiếu phơi này để xác định bên nào có lỗi và phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Ở bộ chứng từ này, giấy giao nhận container được G-FORTUNE LOGISTICS DEPOT cấp công ty TNHH SOWI S.H (buyer) sau khi công ty TNHH SOWI S.H cho xe container vào bãi lấy hàng và phải đóng phí nâng hạ.

Theo quy định của phần lớn các hãng tàu thì khi khách hàng muốn mang hàng nguyên container về kho để xuống hàng thì phải làm thủ tục “cược container” với số tiền “thế chân” dao động từ 1.000.000VNĐ đến 2.000.000VNĐ cho những mặt hàng thông thường và gấp đôi cho những hàng máy móc, thiết bị nặng và số tiền này thường được các công ty dịch vụ ứng trước cho chủ hàng.

Về lý thuyết, tiền “cược cont” này sẽ được hãng tàu hoàn trả lại sau khi chủ hàng hoàn tất việc rút hàng và trả “container nguyên vẹn – sạch đẹp” về bãi cont rỗng do hãng tàu chỉ định Nhưng trên thực tế,khi tài xế container mang cont rỗng ra bãi / cảng hạ thì các điều độ viên của bãi / cảng sẽ kiểm tra và xác nhận tình trạng container vào phiếu hạ container Sau đó tài xế sẽ mang phiếu xác nhận này về giao cho nhân viên giao nhận, nhân viên giao nhận phải mang lên lại hãng tàu (theo ngày quy định của từng hãng à nha, đi trật ngày tốn tiền gửi xe ráng chịu) Hãng tàu sẽ dựa vào phiếu hạ container để quyết định việc khách hàng có phải đóng phí sửa chữa container, phí vệ sinh container bằng nước (rửa container),… hay không.

Hãng tàu yêu cầu cược container nhằm để đảm bảo nếu cont bị hư hỏng hãng tàu sẽ có giấy tờ để đảm bảo, do trong quá trình vận chuyển hàng hóa tuỳ tính chất của mặt hàng hoặc thao tác kỹ thuật thực hiện việc rút hàng khỏi container tại nơi nhận làm container có thể bị dơ bẩn hoặc hư hỏng Khoản cược này sẽ được dùng để sửa chữa khôi phục container về trạng thái ban đầu.

Một số nội dung và quy trình khi thực hiện việc cược Container:

Chuẩn bị Giấy giới thiệu và lệnh giao hàng để làm thủ tục cược container có thông tin MST của công ty và lấy Mẫu Cược Vỏ của hãng tàu tại quầy cược vỏ.

Thực hiện điền đầy đủ thông tin vào form của ngân hàng theo sự chỉ dẫn của nhân viên ngân hàng.

Nộp tiền cho nhân viên thu tiền cược để nhận phiếu cược vỏ và lệnh trả về Sau khi hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền cho bộ phận thu tiền cược doanh nghiệp được phát cho 2 liên hồng và xanh, liên hồng doanh nghiệp sử dụng để lấy lại tiền cược sau này tại văn phòng của hãng tàu còn liên xanh còn lại là để doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục tại Cảng nhận hàng hóa. Ở bộ chứng từ này, Giấy cược công được do hãng tàu chở hàng làT.S.LINES phát hành và cấp cho người nhận hàng là là công ty TNHHSOWI S.H (buyer).

TRÌNH BÀY SƠ ĐỒ VẬN TẢI CỦA HÀNG HOÁ

Các bên tham gia vào quá trình vận tải hàng hoá

Nhà xuất khẩu - Seller: công ty TNHH GRATIA KOREA có vai trò là nhà xuất khẩu, công ty có trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa và tuân thủ đúng với những quy định trong hợp đồng.

Nhà nhập khẩu - Buyer: công ty TNHH SOWI S.H đóng vai trò là nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương Công ty có trách nhiệm thực hiện đúng quy định trong hợp đồng và thanh toán tiền hàng cho nhà nhập khẩu Ngoài ra, công ty có trách nhiệm chịu các khoản chi phí phát sinh tại cảng khác. Đơn vị vận chuyển - Forwarder: công ty CỔ PHẦN GIAO NHẬN & THƯƠNG MẠI K.L là đơn vị trung gian, nên nhiệm vụ của họ là tạo nên kết nối giữa nhà nhập khẩu và hãng tàu Trong trường hợp này, Forwarder sẽ là người giao các chừng Arrival Notice của hãng tàu cho nhà nhập khẩu và cũng như là D/O cho nhà nhập khẩu khi họ đáng ứng đủ yêu cầu của hãng tàu.

Người chuyên chở - Carrier: Hãng tàu T.S LINES Bên cạnh vai trò cơ bản là giao hàng đến cảng quy định thì hãng tàu cũng chịu trách nhiệm cho việc phát hành chứng từ Lệnh giao hàng, một chứng từ vô cùng quan trọng và bắt buộc nhà nhập khẩu phải có để có thể thực hiện thủ tục nhận hàng tại kho hải quan.

Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa

Sơ đồ 3.1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Ngày 07/01/2019, công ty TNHH SOWI S.H (buyer) thực hiện ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với công ty TNHH GRATIA KOREA (seller) Thời gian bắt đầu giao hàng dự kiến là 01/03/2018 tính từ khi hợp đồng được ký kết Cảng đi là cảng Busan, Korea và cảng đến là cảng Cát Lái, Việt Nam.

Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi nhận được bộ chứng từ, công ty Sowi S.H sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ đã đầy đủ và hợp lệ chưa Nếu có sai sót sẽ liên hệ với công ty Gratia Korea để tu chỉnh Bộ chứng từ bao gồm:

Commercial invoice - Hóa đơn thương mại

Certificate of origin - Giấy chứng nhận xuất xứ

Packing list - Phiếu đóng gói

Bill of lading - Vận đơn đường biển

Các nội dung cần kiểm tra trên vận đơn đường biển theo hợp đồng của Công ty GRATIA KOREA như sau:

Số vận đơn (B/L No.): YJS1904001BUS

Người gửi hàng (Shipper) GRATIA KOREA CO , LTD.

Tên tàu/ số chuyến (Vessel

Nơi nhận hàng (Place of receipt)

Cảng xếp hàng (Port of loading)

Cảng dỡ hàng (Port of discharge)

Nơi giao hàng (Place of delivery)

Ngày xếp hàng lên tàu

Số kẹp chì (Seal no) TSX1784984

DERMATOGRAPH PENCIL RETRACTABLE WAX CRAYON

Số kiện (Number of package)

Trọng lượng hàng cả bì

Tên người chuyên chở KL EXPRESS CORP (VIETNAM) Địa chỉ người nguyên chở RM 202, Hoa Lam Office Center, 02 Thi Sach St.,

Bước 3: Nhận thông báo hàng đến và lệnh giao hàng

Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày, công ty sẽ nhận được thông báo hàng đến từ phía forwarder Trên thông báo hàng đến có ghi rõ các thông tin:

Số vận đơn MBL (B/L No.) 380910057029

Số vận đơn HBL (B/L No.) YJS1904001BUS

Chuyến (Voy) 0TV2NS1NC

Số Cont/ Số Chì/ Loại Cont

(Cont No./ Seal No./ Size)

Số kiện/ Trọng lượng/ Số 440 CTNS/8,253.000 KGS/17,550 CBM khối (Packages/ GW/ CBM)

Mô tả hàng hóa (Goods description)

DERMATOGRAPH PENCIL RETRACTABLE WAX CRAYON Nơi nhận hàng (PLR) BUSAN, KOREA

Cảng xếp hàng (POL) BUSAN, KOREA

Cảng dỡ hàng (POD) HOCHIMINH, VIETNAM-CATLAI

Nơi giao hàng/ Cảng đích

Dự định thời gian đến (ETA

Chi phí trả tại cảng xếp dỡ hàng (Local charge)

Nơi lấy lệnh giao hàng (Pick- up D/O At)

RM 202, Hoa Lam Office Center, 02 Thi Sach St., Dis 1., HOCHIMINH City, VIETNAM

Ghi chú của hãng tàu

Sau khi nhận được Thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ Đại lý hãng tàu, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên bộ chứng từ một lần nữa để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của bộ chứng từ Trong trường hợp không trùng khớp thông tin, có chứng từ không hợp lệ hay thiếu chứng từ thì nhân viên ở bộ phận chứng từ sẽ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý hãng tàu và chỉnh sửa kịp thời Và ngược lại trong trường hợp có sự điều chỉnh gấp thì công ty sẽ thông báo lập tức cho Nhà xuất khẩu.

Về D/O, bên forwarder sẽ lên hãng tàu lấy, sau đó công ty cử người lên công ty forwarder để lấy lệnh giao hàng (D/O) Khi đi mang theo giấy giới thiệu và chứng minh nhân dân.

Vì đây là hàng nguyên container nên công ty cần phải làm giấy mượn container và đóng tiền cược container với mức phí là 1 triệu đồng Hãng tàu sẽ cấp giấy mượn container (hạ rỗng).

Nội dung thông tin trên giấy giao nhận Container: Địa điểm: G-Fortune Depot ngày 26 tháng 04 năm 2019.

Thời gian vào: 22 giờ 42 phút 20 giây ngày 26 tháng 04 năm 2019

Nội dung quan trọng trên Giấy cược Container:

Gửi: T.S CONTAINER LINE VIETNAM CO., LTD

Công ty: SOWI S.H CO., LTD – Mã số thuế: 0313869655 Địa chỉ: quận Tân Phú

Nếu container bị thất lạc hư hỏng thì bên phía công ty Sowi (Anh Luân) sẽ bồi thường theo qui định của Quý công ty TNHH Tuyến Container T.S và cược số tiền là (bằng số) 1,000,000 VNĐ, (bằng chữ) một triệu đồng.

Thời gian trả cược: thứ 3,4 và 5 hàng tuần

Vui lòng gửi email “Thư yêu cầu thanh toán tiền cược” trước khi lấy lại tiền Email: hcmimp@tslines.com.vn

Vui lòng đem theo giấy giới thiệu khi đi lấy tiền cược Đại lý xác nhận.

Bước 4: Khai báo hải quan điện tử Để lập tờ khai hải quan cần các thông tin trong bộ chứng từ: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói chi tiết, vận đơn đường biển Nội dung tờ khai thể hiện rõ người nhận, người gửi, tên hàng, số lượng, phẩm chất, quy cách, ngày vận đơn, số hóa đơn, trị giá tính thuế và thuế

Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụIDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào, tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – IDC Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…) Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

Phân luồng, kiểm tra, thông quan

Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng có 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ Nếu là luồng xanh, hệ thống tự động thông quan Nếu là luồng vàng, tức là kiểm tra giá thuế của các mặt hàng nhập khẩu được khai báo, miễn kiểm tra hàng hóa Nếu vào luồng đó tức là kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sẽ bị yêu cầu kiểm tra 5% hoặc 10% ở đầu container hoặc cuối container Kiểm cả container hoặc qua máy soi.

Sau khi tiến hành xong các bước kiểm tra chứng từ, kiểm hàng xong thì hải quan chuyên trách sẽ nhập thông tin lên hệ thống, nhân viên giao nhận của công ty sẽ kiểm tra trên trang web hải quan để in mã vạch.

Trước khi in mã vạch để đưa cho hải quan thanh lý thì cần làm phiếu xuất kho Khi đăng ký phiếu xuất kho thì đăng ký luôn số xe vào lấy hàng Khi có phiếu xuất kho và mã vạch thì cầm thêm tờ khai (nếu có), mang đến cho hải quan thanh lý để thanh lý hàng Sau khi kiểm ra xong hải quan thanh lý sẽ đóng mộc lên tờ mã vạch và nhập lệnh giải phóng lô hàng lên hệ thống.

Bước 5: Thanh lý tờ khai

Ngày đăng: 01/10/2024, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mã số thuế. “0302801888 - CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN &THƯƠNG MẠI K.L.”. Truy cập ngày 18/04/2022. Đường link:https://masothue.com/0302801888-cong-ty-co-phan-giao-nhan-thuong-mai-k-l2.KL EXPRESS CORP. “ABOUT US”. Truy cập ngày 18/04/2022. Đườnglink: https://klexpress.com.vn/en/about-us/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “0302801888 - CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN &"THƯƠNG MẠI K.L.”". Truy cập ngày 18/04/2022. Đường link:https://masothue.com/0302801888-cong-ty-co-phan-giao-nhan-thuong-mai-k-l2. KL EXPRESS CORP. "“ABOUT US”
3. Việc làm 24h. “Công Ty Cổ Phần Giao Nhận & Thương Mại K.L”. Truy cập ngày 18/04/2022. Đường link: https://vieclam24h.vn/danh-sach-tin-tuyen-dung-cong-ty-co-phan-giao-nhan-thuong-mai-k-l-ntd100099641p122.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công Ty Cổ Phần Giao Nhận & Thương Mại K.L”
4. Vận tải nhanh 247. “ Thông báo hàng đến ( Arrival Notice ) A/N trong xuất nhập khẩu là gì?”. Truy cập ngày 19/04/2022. Đường link:https://vantainhanh247.vn/thong-bao-hang-den/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo hàng đến ( Arrival Notice ) A/N trongxuất nhập khẩu là gì?”
5. Logistics4vn. “ Chức năng vận đơn (Bill of Lading- B/L)” . Truy cập ngày 19/04/2022. Đường link: https://logistics4vn.com/chuc-nang-van-don-bill-of-lading-bl Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chức năng vận đơn (Bill of Lading- B/L)”
6. Nhập khẩu Trung Quốc. “ Hợp đồng ngoại thương là gì? Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu”. Truy cập ngày 19/04/2022. Đường link: https://nhapkhautrungquoc.vn/hop-dong-ngoai-thuong-la-gi-vai-tro-cua-hop-dong-ngoai-thuong-trong-xuat-nhap-khau/# Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng ngoại thương là gì? Vai trò củahợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu”
7. Nghiệp vụ xuất nhập khẩu. “ Delivery Order là gì? Các loại lệnh giao hàng D/O”. Truy cập ngày 19/04/2022. Đường link:https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/delivery-order-la-gi-cac-loai-lenh-giao-hang-d-o.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Delivery Order là gì? Các loại lệnh giaohàng D/O”
8. Kỹ năng xuất nhập khẩu. “Phiếu EIR là gì? Khai phiếu EIR như thế nào?”. Truy cập ngày 19/04/2022. Đường link:https://kynangxuatnhapkhau.vn/phieu-eir-la-gi-khai-phieu-eir-nhu-the-nao/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiếu EIR là gì? Khai phiếu EIR như thếnào?”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ VẬN TẢI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU - Báo cáo thực hành vận tải bảo hiểm trong ngoại thương Đề tài phân tích chứng từ và trình bày sơ Đồ vận tải hàng hoá nhập khẩu
SƠ ĐỒ VẬN TẢI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU (Trang 1)
Hình 2.1 Quy trình cấp phát B/L Các nội dung được ghi trên vận đơn đường biển: - Báo cáo thực hành vận tải bảo hiểm trong ngoại thương Đề tài phân tích chứng từ và trình bày sơ Đồ vận tải hàng hoá nhập khẩu
Hình 2.1 Quy trình cấp phát B/L Các nội dung được ghi trên vận đơn đường biển: (Trang 16)
Sơ đồ 3.1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển - Báo cáo thực hành vận tải bảo hiểm trong ngoại thương Đề tài phân tích chứng từ và trình bày sơ Đồ vận tải hàng hoá nhập khẩu
Sơ đồ 3.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w