Việc nghiên cứu quy trình giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Fujikin Việt Nam cóý nghĩa thực tiễn cao, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và củng cố vị
BỐI CẢNH CHUNG 6 1.1 Công ty TNHH FUJINKIN VIỆT NAM 6 1.2 Công ty TK- FUJIKIN CORPORATION 7 1.3 Giới thiệu Sản phẩm 7
Đặc điểm 7
Có thể nói, đây là một thiết bị không thể thiếu đối với tất cả các ngành công nghiệp Chúng ta có thể bắt gặp các loại van kể trên ở bất kỳ một nhà máy sản xuất nào, chúng được sử dụng cho cả môi trường chất lỏng, chất khí, thậm chí cả chất rắn.
Công dụng 7 1.4 Cơ sở lí thuyết 8 1.4.1 Khái niệm về giao nhận 8 1.4.2 Quy trình Giao nhận 8 1.4.2.1 Quy trình giao nhận là gì? 8 1.4.2.2 Quy trình giao nhận gồm những gì? 8 1.5 Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng của Công ty TNHH FUJIKIN BẮC NINH VÀ CÔNG TY TK –
Van công nghiệp là một thiết bị cơ khí sử dụng trong hệ thống ống dẫn trong ngành công nghiệp để điều chỉnh, điều khiển và kiểm soát dòng chảy lưu chất (khí, chất lỏng, rắn hóa lỏng ) bằng cách đóng, mở hoặc đóng, mở một phần lưu chất đi qua bên trong đường ống.
1.4.1 Khái niệm về giao nhận
Giao nhận vận tải là một hoạt động kinh tế liên quan đến vận tải, đưa hàng hóa đến nơi đến an toàn, là dịch vụ hải quan, là dịch vụ liên quan đến vận tải, thuê người vận chuyển hoặc có thể là người vận chuyển phương tiện Giao nhận cũng có thể được định nghĩa là tập hợp các công việc liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm gửi hàng đến điểm nhận hàng Giao nhận về cơ bản là việc tổ chức một quá trình vận chuyển và các thủ tục xử lý liên quan đến quá trình vận chuyển đó Có thể thấy, giao nhận vận tải là một ngành có tính chất đặc thù trong việc lưu thông, phân phối hàng hóa.
1.4.2.1 Quy trình giao nhận là gì?
Quy trình giao nhận là một chuỗi các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất hoặc nhập khẩu đến tay người tiêu dùng.
1.4.2.2 Quy trình giao nhận gồm những gì?
Thuê tàu (đặt chỗ) còn được gọi là booking với việc này các doanh nghiệp nên thuê các dịch vụ Forwarder để được báo giá tốt nhất.
* Lưu ý khi nhận được Booking phải kiểm tra kỹ các thông tin như:
- Loại container ( số lượng container, )
Và một số thông tin khác để chuẩn bị hàng hóa giao cho Forwarder đừng thời gian.
Nếu là hàng lẻ (LCL) sẽ được đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng
(Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu Công ty Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ CFS tại cảng và đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác.
Nếu là đóng hàng nguyên (FCL) sẽ được đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho của người xuất khẩu Sau đó được bàn giao cho công ty Forwarder đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng.
Bước 3: Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu
Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp chuẩn bị toàn bộ chứng từ liên quan cho việc làm thủ tục hải quan Tiếp theo, doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan và thực hiện các thủ tục hải quan tại cảng Đây là các công việc yêu cầu nghiệp vụ rất nhiều doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê Forwarder để tiết kiệm thời gian và chi phí cho lô hàng Đối với một số mặt hàng đặc thù doanh nghiệp cần thực hiện thêm một số công việc như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng,…
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được chuyển lên tàu và khởi hành rời cảng Đồng thời, người xuất khẩu cung cấp thông tin vận đơn (SI) cho công ty giao nhận từ khi chuẩn bị đóng hàng Thông tin này được chuyển tiếp đến hãng tàu để phát hành B/L (vận đơn chính thức).
L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.
Người xuất khẩu chuẩn đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm: – Hợp đồng thương mại (Contract)
Hóa đơn thương mại (Invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) ,…
– Catalogue của sản phẩm và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng TT) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).
Doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trên bộ chứng từ để đảm bảo tính chính xác và phù hợp Bất kỳ thông tin nào không chính xác phải được yêu cầu bên bán sửa chữa ngay lập tức Việc kiểm tra chứng từ này rất quan trọng để tránh bị cơ quan hải quan phạt, đảm bảo quá trình thông quan lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Bước 7: Thông Báo Hàng Đến Đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho doanh nghiệp nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng Trong trường hợp doanh nghiệp thuê Forwarder thì thông báo hàng đến sẽ được gửi đến cho Forwarder.
Sau khi có thông báo được gửi đến thì doanh nghiệp hoặc Forwarder sẽ cần kiểm tra lại các thông tin sau:
– Kho hàng hoặc nơi lưu giữ chờ thông quan,
– Các loại phí phải nộp… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.
Doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty Forwarder, bao gồm B/L gốc để xuất trình, nộp phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng Song song đó, công ty Forwarder sẽ tiến hành tìm vị trí của hãng tàu tại cảng và làm phiếu xuất kho.
Bước 9: Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu
Ngay cả khi hàng nhập khẩu chưa cập cảng thì doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan điện tử Sau khi hàng cập cảng thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thông quan hàng hóa Đối với một số hàng hóa đặc thù, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số chứng từ và mang hàng đi làm kiểm tra chất lượng Sau khi kiểm tra chuyên ngành và được cấp chứng nhận công bố hợp quy thì khi đó lô hàng mới hoàn thành
Công việc làm thủ tục này mất rất nhiều thời gian và cần nghiệp vụ tốt nên doanh nghiệp nên thuê một Forwarder để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho lô hàng.
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan lô hàng được công ty Forwarder điều chuyển xe và đưa về kho của người nhập khẩu.
Nếu là hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.
1.5 Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng của Công ty TNHH FUJIKIN
BẮC NINH VÀ CÔNG TY TK – FUNJIKIN CORPORATION
Công ty đã thu thập thông tin về thị trường, khách hàng để chuẩn bị cho quá trình đàm phán Thị trường các thiết bị van, ống nối, các cụm van công nghiệp luôn là một thị trường tiềm năng và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thiết bị, phụ kiện van, bộ lọc với chất lượng phục vụ chuyên nghiệp và những thương hiệu có thể làm nên tên tuổi trên toàn thế giới
Các linh kiện này có vai trò rất lớn trong đời sống nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế và cơ sở hạ tầng mà yêu cầu về chất lượng của các linh kiện đó cần phải được nâng cao về chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều hãng và công ty cung cấp những linh kiện đó với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau qua những tìm hiểu về kĩ thuật, độ bền, giá cả và các yếu tố khác mà công ty Fujikin Bắc Ninh đã lựa chọn sản phẩm của công ty TK- Fujikin Corporation
Tên công ty: TK- Fujikin Corporation
Năm thành lập: Tháng 5 năm 1930 Địa chỉ: 7, Noksansandan 261- R0 88 Beon- Gil, Songjeong-dong, Gangseo-gu, Busan 618-818, Korea
Phân tích bộ chứng từ 15 2.2.Sơ đồ quy trình nhập khẩu 17 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ 22 3.1.Vận đơn – Bill of Lading 22
Các loại chứng từ là những giấy tờ không thể thiếu và có sai sót, trong đó có vận đơn đường biển Bill of lading (B/L) hay còn gọi là vận đơn đường biển được hiểu là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của họ lập, kí và giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa người mua và người bán Có nhiều cách để phân loại vận đơn, căn cứ phê chú trên đơn, có 2 loại, vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn cho thấy hàng hóa đang trong tình trạng tốt khi được vận chuyển và vận đơn không hoàn hảo ( Unclean B/L hay dirty B/L) cho biết hàng hóa đã có những thiệt hại trước khi vận chuyển ( hàng có mùi hôi, bao bì bị ẩm ướt… ) Căn cứ vào tình trạng bốc dở hàng hóa sẽ được phân làm 2 loại gồm vận đơn đã bốc hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để chở Vận đơn đã bốc hàng lên tàu để thể hiện hàng hóa đã được bốc qua lan can tàu và nằm trong khoang tàu Vận đơn sẽ được ghi chú shipped on board, on board Loại kia để thể hiện người vận chuyển đã nhận hàng và cam kết đưa hàng đến cảng đích Nếu căn cứ vào tính sở hữu của vận đơn sẽ gồm có Vận đơn đích danh ( Straight B/L), Vận đơn theo lệnh (To order B/L ), Vận đơn vô danh ( To bearer B/L) Ngoài ra còn có một số cách phân loại vận đơn như căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn, hành trình chuyên chở vận đơn…
Vai trò của vận đơn là vô cùng quan trọng Đây là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở giữa người vận chuyển và người gửi hàng Vận đơn như một biên nhận của người vận chuyển khi hàng hóa đã được đưa lên tàu, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký Giấy xác nhận này có thể được sử dụng như bằng chứng về lô hàng cho hải quan và mục đích bảo hiểm, và cũng có thể làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng Khi người mua nhận hàng từ người vận chuyển, vận đơn có chức năng như quyền sở hữu hàng hóa Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn (đối với loại vận đơn có thể chuyển nhượng).
Các nội dung trên vận đơn theo hợp đồng của Công ty TNHH FUJIKIN Bắc Ninh như sau:
Số vận đơn ( B/L No.) KBF 15A12006
Người gửi hàng (Shipper) TK-FUJIKINH CORPORATION
Người nhận hàng (Consignee) Công ty TNHH FUJIKINH Bắc Ninh Tên tàu/ số chuyến ( Vessel Name/ Voy) NITHI BHUM 0042S
Cảng xếp hàng (Port of loading) Busan, Korea
Cảng giao hàng (Place of delivery) Hải Phòng, Việt Nam Điều kiện vận chuyển hàng CY/CY
Ngày xếp hàng lên tàu ( Shipped on board date) 25/12/2015
Số kẹp chì ( Seal no) 931659
Mô tả hàng hoá (Descreption of goods) AS PER BILL
Số kiện (Number of package) 4
Trọng lượng cả bì (Gross weight) 3,810,000 KGS Địa điểm và ngày phát hành vận đơn
(Place and date of issue) Busan, Korea, 25/12/2015
Tên, trụ sở người chuyên chở hoặc đại lí K.B.F CO., LTD
Số lượng bản vận đơn gốc (No Of original B/L) 3
Khi vận chuyển hàng hóa bằng loại hình FCL, trong vận đơn sẽ có một số tính chất đặc trưng riêng Ký hiệu điều kiện vận chuyển hàng có hai cách là FCL/FCL hoặc CY/
CY, nghĩa là người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở từ khi nhận hàng đến khi trả hàng xảy ra ở CY Ngoài ra trên vận đơn luôn có dòng chữ
Các cụm từ "SHIPPER'S LOAD, COUNT AND SEAL" và "SAID TO CONTAIN" được sử dụng để bảo vệ lợi ích của hãng tàu, miễn trừ họ khỏi trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng Điều này có nghĩa là trách nhiệm chất hàng lên container, đếm hàng và niêm phong container thuộc về chủ hàng, và hãng tàu không chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại đối với hàng hóa.
1 Ký kết hợp đồng ngoại thương
2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
3 Nhận thông báo hàng đến và lệnh giao hàng
6 Kiểm tra, điều kho, lấy hàng về kho
7 Lưu trữ hồ sơ và chứng từ
2.2 Sơ đồ quy trình nhập khẩu Đây là hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện EXW- INCOTERM 2010 nên người mua hay người nhập khẩu có quyền vận tải và chịu chi phí vận chuyển cũng như các chi phí liên quan Kể từ thời điểm người bán giao hàng tại xưởng của người bán.
Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương
Ngày 17/12/2015, công ty TNHH FUJIKIN Bắc Ninh thực hiện ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với công ty TK-FUJIKIN CORPORATION Thời gian bắt đầu giao hàng dự kiến là 25/12/2015 tính từ khi hợp đồng được ký kết Cảng đi là cảng Busan, Korea và cảng đến là cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ từ công ty TK-FUJIKIN CORPORATION, công ty TNHH FUJIKIN Bắc Ninh tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của bộ chứng từ Nếu phát hiện sai sót, công ty TNHH FUJIKIN Bắc Ninh sẽ liên hệ với công ty TK-FUJIKIN CORPORATION để yêu cầu chỉnh sửa Bộ chứng từ bao gồm các mục sau:
Commercial invoice - Hóa đơn thương mại
Certificate of origin - Giấy chứng nhận xuất xứ
Packing list - Phiếu đóng gói
Bill of lading - Vận đơn đường biển
Các nội dung cần kiểm tra trên vận đơn đường biển theo hợp đồng của Công ty như sau:
Số vận đơn ( B/L No.) KBF 15A12006
Người gửi hàng (Shipper) TK-FUJIKINH CORPORATION Người nhận hàng (Consignee) Công ty TNHH FUJIKINH Bắc Ninh Tên tàu/ số chuyến ( Vessel Name/ Voy) NITHI BHUM 0042S
Cảng xếp hàng (Port of loading) Busan, Korea
Cảng dỡ hàng (Place of delivery) Hải Phòng, Việt Nam Điều kiện vận chuyển hàng CY/CY
Ngày xếp hàng lên tàu ( Shipped on board date) 25/12/2015
Số kẹp chì ( Seal no) 931659
Mô tả hàng hoá (Descreption of goods) AS PER BILL
Số kiện (Number of package) 4
Trọng lượng cả bì (Gross weight) 3,810,000 KGS Địa điểm và ngày phát hành vận đơn
(Place and date of issue) Busan, Korea, 25/12/2015
Tên, trụ sở người chuyên chở hoặc đại lí K.B.F CO., LTD
Số lượng bản vận đơn gốc (No Of original B/L) 3
Bước 3: Nhận thông báo hàng đến và lệnh giao hàng
Trước ngày tàu cập cảng ít nhất một ngày, công ty nhận được thông báo hàng đến từ phía Forwarder Trên thông báo hàng đến ghi rõ các thông tin như:
Số vận đơn MBL (B/L No.) HASL0251C500EQ00
Số vận đơn HBL (B/L No.) KBF15A12006
Số Cont/ Số Chì/ Loại Cont
(Cont No./ Seal No./ Size)
Số kiện/ Trọng lượng/ Số khối
Mô tả hàng hóa (Goods description)
Nơi giao hàng/ Cảng đích (PLD) Hải Phòng, Việt Nam
Dự định thời gian đến (ETA/
Chi phí trả tại cảng xếp dỡ hàng (Local charge)
Nơi lấy lệnh giao hàng (Pick- up D/O At)
#209, 5B Building, Mai Dich, Cau Giay Dist, Hanoi, Viet Nam
Ghi chú của hãng tàu
Sau khi nhận được Thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ Đại lý hãng tàu, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên bộ chứng từ một lần nữa để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của bộ chứng từ Trong trường hợp không trùng khớp thông tin, có chứng từ không hợp lệ hay thiếu chứng từ thì nhân viên ở bộ phận chứng từ sẽ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý hãng tàu và chỉnh sửa kịp thời Và ngược lại trong trường hợp có sự điều chỉnh gấp thì công ty sẽ thông báo lập tức cho Nhà xuất khẩu
Về D/O, bên forwarder sẽ lên hãng tàu lấy, sau đó công ty cử người lên công ty forwarder để lấy lệnh giao hàng (D/O) Khi đi mang theo giấy giới thiệu và chứng minh nhân dân.
Bước 4: Khai báo hải quan Để lập tờ khai hải quan cần các thông tin trong bộ chứng từ: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói chi tiết, vận đơn đường biển Nội dung tờ khai thể hiện rõ người nhận, người gửi, tên hàng, số lượng, phẩm chất, quy cách, ngày vận đơn, số hóa đơn, trị giá tính thuế và thuế.
Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Người khai hải quan nhập thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA để hệ thống VNACCS tự động xử lý, cấp số, xuất thông tin thuế suất, tên mặt hàng, tính thuế và phản hồi tại màn hình IDC Khi hệ thống đã cấp số, bản khai thông tin nhập khẩu IDA sẽ được lưu trữ trong hệ thống Sau đó, người khai hải quan sẽ tiến hành đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC).
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Packing list (Phiếu đóng gói) 27
Phiếu đóng gói (Packing list): là một chứng từ hàng hoá liệt kê những loại mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng)lập ra Phiếu đóng gói được làm thành nhiều bản phục vụ thuận lợi cho việc kiểm tra hàng khi giao nhận.
3.3.2 Chức năng của packing list
Packing list cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói Từ đó chúng ta tính toán được một số phần sau:
Sắp xếp kho chứa hàng.
Bố trí được phương tiện vận tải.
Bốc dỡ hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân
Mặt hàng có bị kiềm hóa hay không….
Ngay sau khi đóng hàng xong, Người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.
Packing list thường có 3 loại:
● Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết.
● Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán.
● Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list).
3.3.4 Nội dung chính của packing list Thông tin người mua, người bán
Cảng xếp hàng, dỡ hàng.
Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu.
Thông tin hàng hóa : trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
Số hiệu hợp đồng Điều kiện giao hàng
Người chủ hàng : TK – FUJIKIN CORPORATION 7, NOKSANSANDAN 261- RO 88 BEON-GIL, SONGJEONG-DONG, GANGSEO-GU, BUSAN 618-818, KOREA.
Tên và Địa chỉ người nhận hàng : FUJIKIN BAC NINH INCORPORTED NO
14, STREET 8, VSIP BAC NINH, PHU CHAN, TU SON, BAC NINH
4 DESCRIPITION: FITTING MAKE IN KOREA
Cảng đi (Place of loading): KOREA
Cảng đến ( Port of Destination): VIETNAM
Điều khoản giao hàng và thanh toán: Phương thức chuyển tiền bằng điện TT và theo điều kiện EXW
Tổng số lượng hàng : 227,100 Chiếc
Tổng số kiện hàng (No of Package): 4
Tên hàng hóa: FBI-TKF151217
Trọng lượng cả bì (G.W): 3,810.00 KGS
Nhận xét: Đối chiếu với vận đơn, trọng lượng hàng hóa hoàn toàn trùng khớp. Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng thực hàng giao trùng khớp. Ở bản phiếu đóng gói này, không nêu rõ giá tiền của sản phẩm mà chỉ nêu số lượng, khối lượng sản phẩm vì những thông tin này không thực sự cần thiết.
3.4 Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Original)
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O form AK do Hàn Quốc cấp, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN Khi nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào Việt Nam, doanh nghiệp cần sử dụng loại C/O này để chứng minh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại.
Người xuất khẩu: TK – FUJIKIN CORPORATION 7, NOKSANSANDAN 261- RO 88 BEON-GIL, SONGJEONG-DONG, GANGSEO-GU, BUSAN 618-818, KOREA.
Người nhập khẩu: FUJIKIN BAC NINH INCORPORTED NO 14, STREET 8,VSIP BAC NINH, PHU CHAN, TU SON, BAC NINH
Tên tàu, số chuyến: NITHI BHUM 0042S
Cảng đến: VIET NAM, HAIPHONG
Số hiệu và kí hiệu kiện hàng: 4 PKGS
Xuất xứ hàng hoá: CTH (CTH nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số)
Trọng lượng và giá FOB (đối với tiêu chí RVC): 3,810.000KGS
Số và ngày phát hành hoá đơn: TKF151225-01, 25-12-2015
Chữ ký Shipper: Young Ho, Kim
Nơi phát hành, ngày phát hành C/O: Busan, Korea, 04-1-2016
Ký tên đóng dấu của đơn vị có thẩm quyền cấp C/O: Shin Min Gyung
Bản C/O hợp lệ về mặt hình thức: Màu sắc, kích thước, không có lỗi chính tả hay đánh máy.
Nội dung về tên các bên tham gia, hàng hóa và khối lượng hàng hóa, tên và hành trình vận chuyển đều hoàn toàn chính xác như đã khai trên tờ khai hải quan.
Thời gian cấp C/O sau ngày được xếp lên tàu là hợp lí
Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) 30
Thông báo hàng đến (Arrival Notice) là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu, Đại lýhãng tàu hay một công ty Logistics thông báo cho bạn biết về lịch trình (Lô hàng khởihành từ cảng nào? Đến cảng nào?), thời gian (ngày lô hàng xuất phát, ngày lô hàngđến), số lượng, chủng loại (hàng cont hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu?), trọng lượng(trọng lượng hàng, số khối CBM) tên tàu, chuyến của lô hàng mà công ty bạnnhập khẩu từ nước ngoài về.
3.5.2 Nội dung của giấy báo hàng đến
Thông báo hàng đến (arrival notice) trong bộ chứng từ này là thông báo của VINACUS gửi cho FUJIKIN BAC NINH INC nhằm thông báo về thông tin của lô hàng do công ty Future of Sound Vina nhập khẩu Thông báo hàng đến (arrival notice) này được lập 1 lần vào ngày 29-12-1015 Nội dung của thông báo như sau:
Thông tin về doanh nghiệp vận tải:
Tên công ty: Vietnam Custums Broker & Freight Forwarding Co.,Ltd Địa chỉ: #209,5B Building, Mai Dich, Cau Giay Dist, Hanoi, Viet Nam
Vận đơn chính (M.B/L): HASL0251C500EQ00
Thời gian giao hàng ước tính: 25-12-2015
Thời gian hàng hóa đã về đến điểm cuối (ETA): 02-01-2015
Tên tàu, Số chuyến (Vessel/Voyge No): NITHI BHUM 0042S
Cảng xếp hàng (Port of Loading): BUSAN
Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): HAIPHONG, VIETNAM
Trọng lượng cả bì (Gross Weight): 3,810.00KGS Đơn vị đo lường (Measurement): 3.575 CBM
Số kiện hàng (No of Package): 4
Loại vận đơn (B/L type): SURRENDER
Hàng có đang ở tại (Goods Available at): GREENPORT (03TGS04)
Số lượng kiện hàng (Package Qty): 4.00 PKGS
Lưu ý: Vui lòng mang theo giấy giới thiệu của công ty/Letter of Recommendation, Giấy báo nhận hàng/Arrival Notice, Chứng minh nhân dân / Identity card khi nhận lệnh giao hàng.
Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản với thông tin như sau:
TK: Công ty TNHH Giao nhân và dịch vụ hải quan Việt Nam
Tại ngân hàng: Vietcombank chi nhánh Thăng Long
Các thông tin đều được ghi rất rõ ràng, chi tiết, nhờ đó công ty FUJIKIN BACNINH INC có thể xác định được chính xác đây là kiện hàng nhập khẩu của bên mình.
VINACUS làm thủ tục thông quan và tổng chi phí là do công ty FUJIKIN BACNINH INC trả.
Kết luận: Tóm lại, VINACUS muốn thông báo cho công ty FUNJIKIN BAC NINH INC về tình trạng hành hóa, tổng phí, yêu cầu khi nhận hàng để công ty FUNJIKIN BAC NINH INC có thể chuẩn bị tố nhất cho những thủ tục giao nhận hàng, chuẩn bị đầy đủ chứng từ và phương tiện thiết bị đưa về kho.
3.6 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Thông quan)
3.6.1.Thông tin chung về tờ khai hải quan
3.6.2.Định nghĩa tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là văn bản chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốcgia Việc làm tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hay xuất khẩu các lô hàng của mình, lên tờ khai hải quan là một trong những bước mắt buộc phải thực hiện.
3.6.3.Ý nghĩa của tờ khai hải quan:
Tất cả hàng hóa mỗi lần xuất nhập khẩu của các công ty, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo dựa trên tờ khai hải quan Tờ giấy này tổng hợp đầy đủ số lượng, loại hàng và tình trạng hàng hóa trước khi tiến hành vận chuyển Thông qua những thông tin của tờ khai hải quan mà hàng hóa của bạn sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối Nói không với những trường hợp bị thất lạc đồ hay thiếu hụt khi trả hàng.
Thông qua tờ khai hải quan, các lực lượng chức năng sẽ kiểm tra được một cách chặt chẽ các mặt hàng mà các đơn vị có nhu cầu xuất nhập khẩu Điều này giảm thiểu tình trạng buôn bán hàng giả, trái phép…
Tờ khai hải quan trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà đã được hình thành thêm tờ khai điện tử Với tờ khai mới này khách hàng dù ngồi ở nhà vẫn có thể dễ dàng theo dõi được tiến trình hàng hóa của mình đang vận chuyểnđi đến đâu,có an toàn không và khi nào cập bến.
3.6.4.Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu:
Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDA để khai báo thông tin nhập khẩu trước khi tiến hành đăng ký tờ khai nhập khẩu Sau khi nhập đầy đủ 133 chỉ tiêu trên màn hình IDA, người khai gửi dữ liệu đến hệ thống VNACCS Hệ thống này tự động cấp số, xuất các chỉ tiêu thuế suất, tên gọi tương ứng mã nhập (ví dụ: tên nước nhập khẩu ứng với mã nước), tính toán các chỉ tiêu giá trị, thuế và phản hồi lại màn hình đăng ký tờ khai IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…) Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
3.6.5.Phân tích tờ khai hải quan nhập khẩu:
Số tờ khai: 100696032250 (là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan do hệ thống tư động ghi, trường hợp phải ghi bằng thủ công thì công chức Hải quan ghi đầy đủ cả số tờ khai, ký hiệu loại hình nhập khẩu, ký hiệu Chi cụ Hải quan đăng ký theo trật tự: