Với nhiều phươngtiện và hình thức thanh toán đa dạng phù hợp vơi từng giai đoạn phát triển và tình hình cụ thể.Tuy nhiên, với sụ đa dạng của các phương tiện và phương thức thanh toán quố
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH NHÓM
ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN QUỐC TẾ
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 8 năm 2024
NÔNG BẢO TRÂN - 31221026243
LÊ QUANG ĐẠT - 31221026270
LÊ NGUYỄN TẤN NGUYÊN - 31221026866 NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO - 31221023627
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TẠI SAO THANH TOÁN QUỐC TẾ LẠI QUAN TRỌNG 5
1 Định nghĩa thanh toán quốc tế: 5
2 Vai trò thanh toán quốc tế trong kinh tế toàn cầu: 5
3 Những lợi ích của thanh toán quốc tế: 5
CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 6
1 Hối phiếu 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Tính chất của Hối phiếu 6
1.3 Chức năng của Hối phiếu 6
1.4 Các chủ thể tham gia Hối phiếu 7
1.5 Các loại Hối phiếu hiện nay 7
2 Lệnh phiếu 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Nội dung 8
2.3 Vai trò của Lệnh phiếu 8
3 Séc 9
3.1 Khái niệm: 9
3.2 Tính chất của Séc 9
3.3 Phân loại các loại Séc hiện nay 10
3.4 Phân biệt các loại séc hiện nay 10
Trang 34 Thẻ thanh toán 10
4.1 Khái niệm Thẻ thanh toán: 10
4.2 Phân loại Thẻ thanh toán: 10
4.3 Các thành viên tham gia trong quy trình thanh toán thẻ: 11
4.4 Lợi ích của thẻ thanh toán: 12
CHƯƠNG III PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 13
1 Phương thức thanh toán chuyển tiền 13
1.1 Khái niệm 13
1.2 Đối tượng tham gia 13
1.3 Hình thức chuyển tiền 13
1.4 Quy trình nghiệp vụ 14
1.5 Trường hợp áp dụng 15
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức Chuyển tiền 15
2.Phương thức thanh toán Ghi sổ 15
2.1 Khái niệm 15
2.2 Đối tượng tham gia 15
2.3 Quy trình nghiệp vụ 16
2.4 Trường hợp áp dụng 16
2.5 Ưu điểm và nhược điểm 16
3 Phương thức thanh toán Nhờ thu 17
3.1 Khái niệm 17
3.2 Đối tượng tham gia 17
3.3 Quy trình nghiệp vụ 18
3.4 Trường hợp áp dụng 19
Trang 43.5 Ưu và nhược điểm 19
4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (letter of credit) 20
4.1 Khái niệm 20
4.2 Đối tượng tham gia 20
4.3 Quy trình thanh toán 21
4.4 Ưu điểm và nhược điểm 22
4.5 Các trường hợp áp dụng 22
4.6 Vận dụng 23
5 Phương thức thanh toán Giao chứng từ nhận tiền 23
5.1 Khái niệm 23
5.2 Đối tượng tham gia 23
5.3 Quy trình thanh toán 24
5.4 Ưu điểm và nhược điểm 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trởnên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Sự pháttriển của thương mại quốc tế như là mối hàn kết nối các quốc gia qua lại với nhau trong sựphát triển thống nhất của nó Thương mại quốc tế ngày nay đã vượt qua không gian thời giantạo những luồng dịch chuyển hàng hóa, tiền tệ để cân bằng cung và cầu Thanh toán quốc tế
đã trở thành một phần không thể thiếu trong thương mại
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng quan trọng nhất quyết định hiệu quả của quá trìnhtrao đổi, nó là mắt xích không thể thiếu trong cỗ máy thương mại quốc tế Với nhiều phươngtiện và hình thức thanh toán đa dạng phù hợp vơi từng giai đoạn phát triển và tình hình cụ thể.Tuy nhiên, với sụ đa dạng của các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế, việc đưa ralựa chọn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể trở nên khó khăn.Mỗi phương tiện và hình thức thanh toán đều có những lợi ích và nhược điểm riêng và việchiểu rõ về chúng sẽ giúp cho chúng ta đưa ra lựa chọn một cách chính xác và đúng đắn
Trong bài tiểu luận này, nhóm em sẽ tìm hiểu và làm rõ các phương tiện và phương thứcthanh toán phổ biến nhất hiện nay Chúng ta sẽ đi sâu vào những nội dung và quy trình củatừng phương tiện và hình thức để có được cái nhìn tổng quan về thanh toán quốc tế hiện nay.Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ đề cập đến những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực thanh toánquốc tế, giúp bản thân cập nhật những thông tin mới nhất và đưa ra quyết định thông minhhơn khi lựa chọn phương tiện thanh toán cho doanh nghiệp hay cá nhân của mình
Trang 6CHƯƠNG I: TẠI SAO THANH TOÁN QUỐC TẾ LẠI QUAN TRỌNG
1 Định nghĩa thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là quá trình chuyển giao giá trị tài chính giữa các bên ở những quốcgia khác nhau Nói một cách đơn giản, đó là việc thanh toán cho một hàng hóa, dịch vụ hoặcđầu tư được thực hiện giữa các quốc gia
2 Vai trò thanh toán quốc tế trong kinh tế toàn cầu:
Thanh toán quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầuphát triển Nó tạo cầu nối giữa các quốc gia, giúp cho:
- Thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi: Nhờ có các phương thức thanh toán quốc tế, việc mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa các nước trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
- Đầu tư quốc tế tăng trưởng: Các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển vốn sang các quốc giakhác để đầu tư vào các dự án, công ty
- Tăng cường hợp tác kinh tế: Thanh toán quốc tế giúp các quốc gia tăng cường hợp tác kinh
tế, chia sẻ công nghệ và kiến thức
- Cân bằng cán cân thanh toán: Việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế giúp các quốc
gia cân bằng lại cán cân thanh toán của mình
3 Những lợi ích của thanh toán quốc tế:
• Đối với doanh nghiệp:
- Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên toàn cầu, tăngdoanh thu và lợi nhuận
- Đa dạng hóa nguồn cung ứng: Doanh nghiệp có thể mua nguyên vật liệu từ nhiềuquốc gia khác nhau, đảm bảo ổn định sản xuất
- Tối ưu hóa chi phí: Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn cung ứng với giá cả cạnhtranh hơn
• Đối với cá nhân:
Trang 7- Tiện lợi: người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ các nước khác mộtcách dễ dàng.
- Đa dạng lựa chọn: người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ
• Đối với nền kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế: thanh toán quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việctăng cường xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư
- Tạo việc làm: thanh toán quốc tế tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực liên quanđến thương mại quốc tế và tài chính
- Nâng cao đời sống: thanh toán quốc tế giúp người dân tiếp cận được nhiều hàng hóa, dịch
vụ chất lượng cao hơn
CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
1 Hối phiếu
1.1 Khái niệm
Hối phiếu ( Bill of Exchange) là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người kýphát hành cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngàynhất định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (có thể làngười phát hành hoặc một người thứ 3), hoặc trả cho người cầm hối phiếu tại thời điểmđó
1.2 Tính chất của Hối phiếu
- Tính trừu tượng: trong hối phiếu không bao gồm nội dung của quan hệ tín dụng, lý dophát sinh hối phiếu
- Tính bắt buộc trả tiền :Người trả tiền có nghĩa vụ thanh toán theo nội dung của hối phiếuđòi nợ Người thanh toán không được từ chối thanh toán vì lý do riêng của mình vớingười ký phát hay người ký hậu hối phiếu
- Tính lưu thông: Một hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần trong thờigian hiệu lực của nó
1.3 Chức năng của Hối phiếu
Gồm có 3 chức năng:
Trang 8- Phương tiện thanh toán: hối phiếu là nơi người bán thu tiền từ người mua và giúp ngườigửi trả nợ cho người bán.
- Phương tiện bảo đảm: hối phiếu là một chứng từ có giá trị có thể được mua, bán, cầm cố,thế chấp,…
- Phương tiện cung cấp tín dụng: hối phiếu là một chứng từ có giá trị, nó có thể là một công
cụ hữu hiệu để cung cấp tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
1.4 Các chủ thể tham gia Hối phiếu
- Người ký phát ( Drawer): Bên bán hoặc xuất khẩu
- Người bị ký phát ( Drawee): Bên mua hàng hoặc nhập khẩu
- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là chủ thể trực tiếp nhận khoản thanh toán hối phiếu
- Người chấp nhận ( Acceptor): Khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu, người chấp nhận
có trách nhiệm thanh toán hối phiếu trong thời hạn thanh toán được thể hiện trên hốiphiếu
- Người chuyển nhượng (Endorser): Người chuyển quyền thụ hưởng hối phiếu bằng cáchtrao tay hoặc qua thủ tục ký hậu
- Người cầm phiếu ( Hold of bearer): Là người có thẩm quyền nhận hối phiếu sau khi hốiphiếu được thanh toán
1.5 Các loại hối phiếu hiện nay
Căn cứ theo thời gian thanh toán:
Hối phiếu trả ngay (Sight bill)
Hối phiếu có kỳ hạn (Time bill)
Căn cứ vào chứng từ kèm theo:
Hối phiếu trơn (Clean bill)
Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill)
Căn cứ theo tính chất:
Hối phiếu đích danh (Restrictive bill)
Hối phiếu theo lệnh (To order bill)
Trang 9 Hối phiếu vô danh (Bear bill)
Căn cứ vào người ký phát:
Hối phiếu thương mại (Commercial bill)
Hối phiếu ngân hàng (Banking bill)
Căn cứ theo chấp nhận hối phiếu:
Hối phiếu chưa được ký chấp nhận
Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận
Căn cứ vào loại tiền:
Hối phiếu nội tệ
Hối phiếu ngoại tệ
2 Lệnh phiếu
2.1 Khái niệm
Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiệnmột số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai chongười thụ hưởng
- Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hay Công ty tài chính
- Lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợilệnh phiếu đó
Trang 103 Séc
3.1 Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2015/TT-NHNN, séc là giấy tờ có giá do người ký phátlập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình
để thanh toán cho người thụ hưởng
Hiểu đơn giản séc là phương tiện thanh toán do người kí lệnh cho ngân hàng hoặc tổ chứcthanh toán một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc Đây là một phươngthức thanh toán được các doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng rất phổ biến trong và ngoàinước
3.2 Tính chất của Séc
- Tính trừu tượng: Đặc điểm này của séc thể hiện tương tự hối phiếu không cần phải ghi rõnội dung quan hệ kinh tế phát sinh ra séc mà cần ghi rõ những vấn đề liên quan đến số tiền chitrả là bao nhiêu và trả cho ai, ngân hàng nào sẽ thanh toán,thanh toán khi nào…
- Tính bắt buộc chi tiền: Ngân hàng thanh toán trên séc phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu
của người kí séc Ngân hàng thanh toán không được viện lý do riêng từ chối trả tiền (Lưu ý:
ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi séc khi tài khoản của người ký phát séc đủ số dư).
Trang 11- Tính lưu thông của séc: Từ hai đặc điểm trên, séc có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thànhnên tính lưu thông của séc Séc có thể chuyển nhượng từ người hưởng lợi này sang ngườihưởng lợi khác trong thời hạn hiệu lực của séc, ngân hàng thanh toán sẽ trả cho người đang sởhữu séc.
3.3 Phân loại các loại Séc hiện nay
- Séc đích danh (Nominal cheque): là loại séc ghi tên người thụ hưởng loại séc này sẽ khôngthể chuyển nhượng cho người khác, chỉ có người ghi tên trên tờ séc mới được lãnh tiền
- Séc vô danh (Cheque to bearer): là loại séc không ghi tên người thụ hưởng nhất định nào,
mà chỉ yêu cầu trả cho người cầm séc Loại séc này có thể chuyển nhượng quay tay nhiềungười, ai cầm séc là người đó có thể mang séc đến Ngân hàng lãnh tiền
- Séc theo lệnh (Cheque to order): là loại séc được dùng phổ biến và được trả theo lệnh củangười hưởng lợi Trên séc có ghi câu “ trả tiền theo lệnh ông (bà)” Loại này có thể chuyểnnhượng cho người khác bằng thủ tục kí hậu chuyển nhượng
3.4 Phân biệt các loại séc hiện nay
Hiện nay có 3 cách phân biệt các loại séc:
- Phân biệt theo hình thức thanh toán: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc xác nhận
- Phân biệt theo cách xác định người thụ hưởng: séc lệnh, séc vô danh, séc đích danh
- Phân biệt theo mức độ bảo đảm thanh toán cho người thụ hưởng: séc tiền mặt (séc ngânhàng), séc bảo chi
4 Thẻ thanh toán
4.1 Khái niệm Thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hànghóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng nó đểrút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền tự động Hiện nay các loại thẻthanh toán có thể được phát hành bởi các Ngân hàng, các tổ chức tài chính và một vài công
ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ
Trang 124.2 Phân loại Thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán hiện nay xét theo chức năng thì được chia làm 3 loại chính:
Thẻ ghi nợ ( Debit card ): có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài
khoản đi kèm với thẻ đó Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tàikhoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm
vi lượng tiền có trong tài khoản Ngân hàng đó Thẻ thường được dùng khi bạn đi muasắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ Có 2 loại thẻ ghi nợ làthẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở ATM nhất, chỉ cótác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thểtiêu dùng ở nước ngoài
Thẻ tín dụng ( Credit card ): là loại thẻ Ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ
tiêu dùng trước 1 số tiền mà Ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy định Điềunày có nghĩa là dù tài khoản bạn không có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ” mua sắm với sốtiền nhất định Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với Ngân hàng vàtrải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được Ngân hàng đồng ý
Thẻ trả trước ( Prepaid card ): đây là loại thẻ khá mới và thường được các Công ty lớn có
trung tâm mua sắm riêng hay các Doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho các kháchhàng Thẻ này không gắn liền với tài khoản Ngân hàng và trong thẻ có ghi 1 số lượng tiềnnhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm hoặc dạng thẻ khuyếnmãi, thẻ quà tặng mà doanh nghiệp tặng khách hàng thân thiết Ví dụ như tại LottleCentre, khi bạn mua sắm tại các quầy hàng ở đây thì phải dùng thẻ trả trước (thẻ thànhviên) do Lotte phát hành để mua đồ Sau đó mới đến trung tâm thanh toán để thanh toán
số tiền đã tiêu trong thẻ và tích điểm
4.3 Các thành viên tham gia trong quy trình thanh toán thẻ:
1 Người Sử Dụng Thẻ (Cardholder)
Vai trò: Người sở hữu thẻ và thực hiện giao dịch thanh toán
Trách nhiệm: Đảm bảo thông tin thẻ được bảo mật, thanh toán hóa đơn đúng hạn, và báocáo ngay nếu mất thẻ hoặc phát hiện giao dịch bất thường
Trang 132 Ngân hàng phát hành thẻ ( Issuing Bank)
Vai trò: Phát hành thẻ cho người sử dụng và chịu trách nhiệm thanh toán cho các giaodịch hợp lệ
Trách nhiêm: Xác minh tính hợp lệ của giao dịch, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng,quản lý tài khoản và hóa đơn của người sử dụng thẻ
3 Cửa hàng/ Nhà cung cấp dịch vụ (Merchant)
Vai trò: Chấp nhận thẻ thanh toán như một phương thức thanh toán từ khách hàng
Trách nhiệm: Sử dụng máy POS (Point of Sale) hoặc hệ thống thanh toán trực tuyến để
xử lý giao dịch, đảm bảo thông tin giao dịch được bảo mật
4 Ngân hàng thương mại (Acquiring Bank)
Vai trò: Ngân hàng mà cửa hàng có tài khoản, chịu trách nhiệm xử lý và chuyển tiền từngân hàng phát hành thẻ vào tài khoản của cửa hàng
Trách nhiệm: Xác minh giao dịch, chuyển tiền, và quản lý rủi ro liên quan đến giao dịchcủa cửa hàng
5 Mạng thanh toán (Payment Network)
Vai trò: Là trung gian giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thương mại, đảm bảo thôngtin giao dịch được truyền đi một cách an toàn và chính xác (ví dụ: Visa, Mastercard,American Express)
Trách nhiệm: Xử lý và phê duyệt giao dịch, cung cấp các quy định và tiêu chuẩn bảo mật,quản lý mạng lưới các ngân hàng và cửa hàng chấp nhận thẻ
4.4 Lợi ích của thẻ thanh toán
- Hạn chế được việc sử dụng tiện mặt, không phải mang theo nhiều tiền mặt bên người antoàn hơn khi ra ngoài đặc biệt là với số tiền lớn
- Dễ dàng quản lí chi tiêu thông qua báo cáo giao dịch
- Cách thức thanh toán tiện lợi chỉ với một vài thao tác quẹt thẻ, nhập mã pin và kí tên đãhoàn tất việc thanh toán khi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiệnlợi, quán cafe,