1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu Luận) Báo Cáo Nhóm Đề Tài Bảo Hiểm Thất Nghiệp.pdf

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Việt Anh, Lê Đặng Hoàng Anh, Lê Nguyễn Phương Linh, Lưu Thị Kim Ngân, Ngô Khắc Quãng, Trần Duy Toàn
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thị Thanh Hà
Trường học Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Bảo Hiểm
Thể loại báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 722,93 KB

Nội dung

- Phân loại trường hợp thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp chỉ được cung cấp cho những người thất nghiệp do các lý do nhất định, bao gồm mất việc làm hợp đồng lao động, giám đốc công ty ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO NHÓM

Đề Tài: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Học phần: Kinh tế bảo hiểm

GVHD: Ths Phạm Thị Thanh Hà

Nhóm 2: Nguyễn Thị Việt Anh

Lê Đặng Hoàng Anh

Lê Nguyễn Phương Linh Lưu Thị Kim Ngân Ngô Khắc Quãng Trần Duy Toàn

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023

Trang 2

A CÁC KIẾN THỨC VÀ THÔNG TIN CƠ BẢN

I Khái niệm

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm cung cấp bồi thường tài chính nên các nhân viên được bổ sung cho thời gian cần thiết để tìm kiếm công việc mới và bù đắp một phần chi phí hỗ trợ do thất nghiệp gây ra

II Vai trò và nguyên tắc

Bảo hiểm thất nghiệp là một hình thức bảo hiểm xã hội mang tính định kỳ, được thiết kế để cung cấp một khoản tiền hỗ trợ cho những người thất nghiệp để giúp họ duy trì cuộc sống trong thời gian tìm việc mới Vai trò và nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

1 Vai trò:

- Bảo vệ quyền lợi của người lao động: Bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động duy trì thu nhập khi họ mất việc làm do các nguyên nhân không do mình gây ra, giúp họ tạm thời giảm thiểu tác động của thất nghiệp đến đời sống, tạo động lực để tìm kiếm việc làm mới

- Khuyến khích hoạt động thị trường lao động: Bảo hiểm thất nghiệp khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm và cung cấp cho họ thời gian và năng lượng để tìm kiếm, thử nghiệm và chấp nhận làm việc mới

- Góp phần giảm động thái của chính phủ: Bằng cách hỗ trợ tiền lương thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp giúp giảm động thái và tác động của thất nghiệp đến kinh tế

2 Nguyên tắc:

- Đóng góp bắt buộc: Bảo hiểm thất nghiệp được hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng góp bắt buộc từ một phần thu nhập của người lao động, doanh nghiệp và chính phủ

- Phân loại trường hợp thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp chỉ được cung cấp cho những người thất nghiệp do các lý do nhất định, bao gồm mất việc làm hợp đồng lao động, giám đốc công ty phá sản, hoặc thất nghiệp do việc nghỉ hưu và làm mất việc làm

- Thời hạn cung cấp hỗ trợ: Bảo hiểm thất nghiệp chỉ được cung cấp trong một thời hạn nhất định và chủ yếu là để giúp những người thất nghiệp tìm một việc làm mới hơn là để họ sống bằng khoản tiền hỗ trợ này suốt đời Thời hạn cung cấp hỗ trợ thường phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và thông thường có thời hạn từ 6 đến 12 tháng

- Quản lý tiền hỗ trợ: Bảo hiểm thất nghiệp được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tiền

hỗ trợ được phân phối một cách công bằng và hiệu quả và tránh tình trạng lạm dụng hoặc gian lận Các đối tượng thụ hưởng tiền hỗ trợ sẽ được kiểm tra xem có

đủ điều kiện để nhận tiền ha

1

Trang 3

III Đối tượng

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

1 Người lao động làm việc dưới hình thức hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc hợp đồng lao động theo thời hạn, số giờ làm việc theo quy định của pháp luật lao động

2 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các trường hợp:

Bị cải chính lại hợp đồng lao động về số giờ làm việc trong tháng hoặc trong năm so với thực tế làm việc

Bị giảm mức thu nhập bình quân đầu người, phát sinh từ việc trả lương, thưởng hoặc phụ cấp

Bị giảm mức thu nhập do việc thay đổi công tác, chức vụ hoặc vị trí làm việc

3 Người lao động bị mất việc, được đào tạo nghề hoặc tài năng mới, hoặc tham gia chiến dịch giảm nhân viên hoặc thu hồi đơn phương

3 Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc việc làm trong trường hợp phá sản, chyên nhượng doanh nghiệp hoặc đóng cửa doanh nghiệp trái phép

IV.Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

1 Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật lao động: Chế độ này có tên đầy đủ là Bảo hiểm xã hội thất nghiệp và được định mức theo mức lương của từng người lao động Người lao động được hưởng chế độ này sau khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng và bị mất việc làm

2 Chế độ hỗ trợ tìm việc làm: Được cấp cho người lao động đã mất việc và nhận được trợ cấp thất nghiệp đủ tuổi lao động tối thiểu Chế độ này tập trung vào việc giúp người lao động tìm được công việc mới

3 Chế độ kích cầu việc làm: Được áp dụng trong những tình huống kinh tế khó khăn và có mục đích giúp tạo ra thêm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động

4 Chế độ hỗ trợ tài chính cho người lao động thất nghiệp: Đây là hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người lao động bị thất nghiệp, giúp họ có thể duy trì cuộc sống trong giai đoạn tìm kiếm việc làm mới

V Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1 Mức đóng:

Mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thường được tính theo tỷ

lệ phần trăm (%) trên lương cơ bản của người lao động Tuy nhiên, mức đóng này có thể khác nhau tùy theo quy định của từng nước Ở Việt Nam, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% của lương bảo hiểm đóng BHXH

2

Trang 4

2 Nguồn hình thành:

Quỹ BHTN được hình thành từ các khoản đóng của người lao động và nhà nước Người lao động đóng BHTN thông qua các khoản tiền được khấu trừ trực tiếp từ lương hàng tháng của họ Nhà nước cũng đóng một phần vào quỹ BHTN như một khoản đóng góp của ngân sách nhà nước

3 Sử dụng quỹ:

Quỹ BHTN được sử dụng để trợ cấp cho người lao động khi họ mất việc làm

vì các lý do khác nhau, bao gồm việc doanh nghiệp đóng cửa, giảm nhân sự hoặc người lao động bị sa thải Trợ cấp thất nghiệp được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc trợ cấp đào tạo nghề để giúp người lao động tìm kiếm công việc mới hoặc cập nhật kỹ năng

B SO SÁNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP, TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM?

Trợ cấp thôi việc Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp mất việc

làm Khái niệm Là khoản tiền

người sử dụng lao

động trả cho người

lao động Người

lao động sẽ được

nhận khoản trợ

cấp thôi việc này

với điều kiện hai

bên chấm dứt hợp

đồng lao động một

cách hợp pháp

Là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt sử dụng lao động với người sử dụng lao động Điều kiện được hưởng là trong vòng 3 tháng kể

từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động không làm việc ở doanh nghiệp nào khác

Là khoản tiền người

sử dụng lao động trả cho người lao động nghỉ việc, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc

vì lý do kinh tế

Cơ quan

chi trả Người sử dụng laođộng Cơ quan BHXH Người sử dụng lao động

Trường

hợp được

hưởng trợ

cấp

-Người sử dụng

lao động và người

lao động đồng

thuận kết thúc

HĐLĐ

-Hết thời hạn được

giao kết trong

Người lao động chưa tìm được công việc mới sau khi đã nghỉ việc trong một khoảng thời gian dài nhất định (3 tháng trở lên)

-Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ gây mất việc làm của người lao động -Vì lý do thay đổi kinh tế làm mất việc

3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

-Người lao động

hoàn thành công

việc theo HĐLĐ

-Người lao động

bị kết án tù

giam/tử hình/bị

cấm làm công việc

ghi trong HĐLĐ

-Người lao động

hoặc người sử

dụng lao động chết

hoặc bị tòa án

tuyên bố mất năng

lực hành vi dân sự

-Người lao động

hoặc người sử

dụng lao động đơn

phương chấm dứt

HĐLĐ đúng pháp

luật

làm của người lao động

-Người sử dụng lao động sáp nhập/hợp nhất chia tách doanh nghiệp/hợp tác xã

mà không có phương

án tiếp tục sử dụng lao động gây mất việc làm của người lao động

4

Trang 6

Điều kiện

cần có để

người lao

động được

hưởng trợ

cấp

-Người lao động

làm việc thường

xuyên từ 12 tháng

trở lên cho người

sử dụng lao động

bị mất việc, thuộc

một trong các

trường hợp được

trợ cấp mất việc

nêu trên

-Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp hợp lệ theo quy định dưới đây:

+Chấm dứt HĐLĐ đúng quy định pháp luật +Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ đủ

12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều

43 của Luật Việc làm 2013)

+Đã đóng BHTN từ đủ

12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ (đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản

1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013)

+Không thuộc trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng +Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm Chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ

sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm

Người lao động làm việc thường xuyên

từ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động bị mất việc, thuộc một trong các trường hợp được trợ cấp mất việc nêu trên

5

Trang 7

Quyền lợi

được

hưởng

Được hưởng một

khoản tiền tương

ứng với số năm

làm việc của

người lao động

Mỗi năm làm việc

trả 1 nửa tháng

tiền lương tương

ứng

Được tổ chức BHXH đóng tiền bảo hiểm y tế

Hàng tháng được hưởng một khoản tiền bằng 60% tiền lương của 6 tháng bình quân đóng BHTN, với điều kiện đã đóng 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc

Được hưởng một khoản tiền tương ứng với số năm làm việc của người lao động Mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương tương ứng, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương

Tiền

lương để

tính các

chế độ

trên

Tiền lương bình

quân theo hợp

đồng lao động của

06 tháng liền kề

trước khi hợp

đồng lao động

chấm dứt

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi hợp đồng lao động chấm dứt

Căn cứ

pháp lý áp

dụng

Điều 48 Bộ luật

Lao động năm

2019

Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm năm 2013

Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019

C CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP?

Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

I Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-

19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời

điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên)

6

Trang 8

- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm

2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người

hưởng lương hưu hàng tháng.

- Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng:

Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người

=> Góp phần bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống khi gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19

II Giảm đóng bảo hiểm thất nghiệm đối với ng ời sử dụng lao động.

- Đối tượng áp dụng là người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021

- Mức giảm đóng: Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

- Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022

=> Chính sách này góp phần hỗ trợ góp phần hỗ trợ người lao động củng cố được khó khăn trong cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động Đồng thời, phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệm là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động Từ đó, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của

7

Trang 9

Đảng, nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao dộng bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19

III Thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả.

- Việc hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng, chia

sẻ và công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

- Việc thực hiện chính sách đặt trong cân đối tổng thể chung các nguồn lực của Nhà nước, các quỹ, các nguồn hỗ trợ khác Có tính tới sự khác biệt và ưu tiên một

số đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

- Việc thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động phải, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả; không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ

=> Các Nghị quyết về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ BHTN đã thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực đối với NLĐ, NSDLĐ gặp khó khăn do Covid Thông qua việc triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ từ quỹ BHTN, đã góp phần củng cố niềm tin của NLĐ, NSDLĐ vào chính sách BHTN, từ đó tiếp tục chủ động tham gia BHTN, góp phần hiệu quả trong việc phát triển người tham gia BHTN

D CÁC CHÍNH SÁCH MỚI VỀ BHTN NĂM 2022

I Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

1 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động

tham gia BHTN

Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP Theo đó, người

sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021 được miễn đóng bhtn (từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022)

Không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Sau ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp về mức 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

8

Trang 10

Tỷ lệ đóng

BHTN

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Tổ chức,

cơ quan, đơn vị khác

Tính trên

tiền lương

tháng đóng

BHXH

Từ

01/10/2021-30/9/2022

Tính trên

tiền lương

tháng đóng

BHXH

Từ 01/10/2022

trở đi

2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm quy định mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng 1% quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN Cụ thể

cách tính như sau:

Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN

3 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa và tối thiểu

· Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng

· Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định: Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu

Mức đóng BHTN tối thiểu của người lao động có chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định là 1% mức lương tối thiểu vùng Dự kiến mức lương tối thiểu vùng năm 2022 sẽ tăng thêm từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%

Đối tượng Lương tối thiểu

vùng

(Áp dụng đến hết

Lương tối thiểu vùng

(Áp dụng từ 01/7/2022)

9

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w