Ở phương thức này, ngân hàng đứng ra làm bên trung gian đảm bảo thanh toán, hạn chế rủi ro phát sinh khi người mua chuyển tiền mà người bán không giao hàng hoặc người bán giaohàng mà khô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-🖎🖎✍ -TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (D/C-L/C) TRONG XUẤT KHẨU
MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỐC THÁI
TP.HCM_7/2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-🖎🖎✍ -TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (D/C-L/C) TRONG XUẤT KHẨU
MÔN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUỐC THÁI
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu Trường đại học Nguyễn Tất Thành vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việctìm kiếm, nghiên cứu thông tin Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Quốc Thái đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Trang 5PHẦN 1: Trên cương vị nhà xuất khẩu, khi xuất khẩu một lô hàng gồm 10.000 tấn (+/-10%) gạo với trị giá 2,5 triệu USD, hãy chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp Cho biết lí do tại sao lại chọn như vậy.
1 Trên cương vị nhà xuất khẩu, khi xuất khẩu một lô hàng gồm 10.000 tấn (+/-10%) gạo với trị giá 2,5 triệu USD, phương thức thanh toán chúng tôi lựa chọn là :
- Thanh toán quốc tế là việc thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua vàbán hàng hóa thuộc quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài, đây được xem là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đẩy mạnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế để các doanh nghiệp lựa chọn trong đó phổ biến là phương thức điện chuyển tiền T/T, phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/P và D/A, phương thức thư tín dụng LC Mỗi phương thức sẽ có đặc trưng riêng, những ưu điểm và cũng như tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định
- Đứng ở vai trò nhà xuất khẩu gạo, tôi hoàn toàn thấu hiểu tầm quan trọng của việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế hiệu quả cho lô hàng 10.000 tấn gạo (±10%) trị giá 2,5 triệu USD Vốn dĩ người mua hay người bán trả tiền trước đều mong muốn dành thế an toàn cho mình, do đó câu hỏi trả tiền trước hay giao hàng trước luôn đặt ra trong bất kỳ giao dịch nào Và thư tín dụng phát hành ra để giải quyết câu hỏi trên Phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ (Letter of Credit-L/C) được cho là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho người bán và người mua Vậy tôi khi đứng ở vai trò nhà xuất khẩu gạo chọn thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ L/C (L/C không thể hủy ngang) Quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao dịch, tối ưu hóa lợi nhuận và thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp So với phương thức thanh toán là điện chuyển tiền T/T hoặc là nhờ thu D/A, D/P thì phương thức thanh toán bằng thư tín dụng LC là một phương thức thanh toán có các mức độđảm bảo an toàn cao cũng như là hạn chế rủi ro đối với bên xuất khẩu
- Thanh toán bằng thư tín dụng( L/C) là một hình thức thanh toán phổ biến trong thương mại quốc tế Bản chất phương thức thanh toán bằng LC người xuất khẩu sẽ được ngân hàng của người nhập khẩu đứng ra trả tiền thay cho người nhập khẩu và khâu trả tiền nó tách rời khỏi khâu thanh toán và sau khi
Trang 6giao hàng xong, thì người xuất khẩu chỉ cần lập một bộ chứng từ hoàn toàn phùhợp với các quy định của LC và xuất trình cho ngân hàng của người nhập khẩu thì ngân hàng của người nhập khẩu sẽ trả tiền Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không Đây được xem là một công cụ thanh toán để chuyển tiền từ người bán và người mua một cách chắc chắn nhất L/C cung cấp mức độ bảo
vệ pháp lý mạnh mẽ hơn cho người xuất khẩu, vì cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành không thể bị thay đổi đơn phương Ở phương thức này, ngân hàng đứng ra làm bên trung gian đảm bảo thanh toán, hạn chế rủi ro phát sinh khi người mua chuyển tiền mà người bán không giao hàng hoặc người bán giaohàng mà không nhận được tiền
Ví dụ: Công ty May X (Việt Nam) xuất khẩu 50.000 áo thun nam sang Công ty
T (Hoa Kỳ) với giá trị 100.000 USD Hai bên thống nhất sử dụng phương thức thanh toán L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Cả 2 bên đều ghi rõ cácđiều khoản trong hợp đồng như giá cả, màu sắc, giá cả điều kiện thanh toán L/
C thời gian giao hàng, điều kiện giao hàng,… Sau khi thỏa thuận xong thì bên nhập khẩu công ty T ( Hoa Kỳ) họ sẽ đến ngân hàng phát hành và xin mở L/C cam kết sẽ trả số tiền với chi phí mà lô hàng áo thun nam đó Và bên xuất khẩucông ty X( Việt Nam) cũng đến ngân hàng thông báo để nộp bộ chứng từ và nhận thanh toán sau khi hàng đã được giao cho bên nhập khẩu Cách này an toàn cho người xuất khẩu vì khi người xuất khẩu có đầy đủ bộ chứng từ thì người xuất khẩu nhận được tiền ngay sau khi hàng chạm đến cảng bên kia
2 Lý do tại sao chúng tôi lại không chọn phương thức thanh toán D/P , D/A
và T/T
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một trong những phương thức thanh toán phổbiến được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó chính là phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/A hay D/P Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên trong một số trường hợp thì phương thức này lại tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro về mặt pháp
lý dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu Điển hình như một số hợp đồng xuất khẩu tiêu, điều qua các thị trường Ý hay là các Tiểu Vương Quốc Ả Rập ThốngNhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua Mặc dù trước đócác doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã gặp gỡ bên bán, ký kết một đơn hàng
Trang 7vào tháng 2 năm 2023 và giao thành công một lô hàng vào tháng 4 năm 2023 Tuy nhiên đến lô hàng thứ hai ra vào tháng 6 này thì gặp sự cố không thanh toán ngay, sau khi các doanh nghiệp đã trình báo sự việc hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam đã báo cáo cơ quan chức trách của Việt Nam đại sự quán UAE tại Việt Nam và đề nghị phối hợp hỗ trợ giúp doanh nghiệp thu hồi tiền hàng và xử lý các đơn vị liên quan
- Thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế khá là phổ biến vàcũng được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng có hai loại đó là nhờ thu trơn và kèm chứng từ, được chia làm hai loại là nhờ thu DA và DP Nhờ thu
DA là người mua sẽ chấp nhận thanh toán để được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng Còn với nhờ thu DP thì người mua phải thanh toán tiền hàng mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng Phương thức nhờ thu DP này thì người xuất khẩu có thể yên tâm rằng là ngân hàng của bên nhập khẩu tức là ngân hàng thu
hộ đó, họ sẽ phải giữ bộ chứng từ nguyên trạm cho đến khi mà người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán thì ngân hàng mới giao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng, nhưng phương thức này thì cũng mang lại một cái rủi ro tương đối cho người xuất khẩu chính là việc là người xuất khẩu giao hàng rồi, xuất trình chứng từ rồi nhưng nếu mà hàng chưa về đến cảng thì người nhập khẩu họ sẽ chờ đến khi hàng về thì mới thanh toán cho người xuất khẩu, cho nên là thời gian nhận được tiền của người xuất khẩu thì khá là lâu Phụ thuộc vào thời điểm người mua có thể trả tiền Người mua có thể kéo dài việc trả tiềnbằng cách chưa nhận chứng từ Ngoài ra thì phương thức nhờ thu này thì sẽ không có cái can thiệp sâu, cam kết nào của các ngân hàng Chính vì vậy mà các cái đối tượng mà lừa đảo họ cũng dễ lợi dụng Vì phương phương thức thanh toán D/P nó là một phương thức thanh toán mà có lợi cho người mua hơn
là người xuất khẩu vì vậy đối với người xuất khẩu thì nó là phương thức không
an toàn nếu là giao dịch lại là giao dịch lần đầu tiên với đối tác chưa tìm hiểu
kỹ Người trả tiền trong phương thức nhờ thu đó là người nhập khẩu chứ khôngphải là các ngân hàng cho nên phương thức này sẽ rất là rủi ro trong các trườnghợp mà nếu người nhập khẩu là đối tác mới chưa tin cậy
- Rủi ro thứ hai đó là trong phương thức thanh toán nhờ thu là, ngân hàng thamgia với một cái vai trò là khống chế bộ chứng từ đối với việc nhận hàng của người nhập khẩu và qua đó thì gián tiếp khống chế cái việc người nhập khẩu sẽ
Trang 8thanh toán chứ không phải khống chế trực tiếp cái việc thanh toán của người nhập khẩu, và vậy nó sẽ có rủi ro là nếu như người nhập khẩu mà không có thiện chí trong việc nhận hàng tại thời điểm hàng đến vì một cái lý do giá cả thịtrường nó xuống hay lên là một lý do nào đó thì người nhập khẩu có thể trì hoãn cái việc không đến ngân hàng để nhận chứng từ Thanh toán D/A có ưu điểm là giảm chi phí và thời gian cho người xuất khẩu, nhưng cũng có rủi ro cao, vì người xuất khẩu sẽ mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi trao chứng
từ
- Rủi ro tiếp theo nữa trong nhờ thu đó là, nếu người xuất khẩu sử dụng cái vai trò khống chế chứng từ của ngân hàng nhưng mà lại không trao cho ngân hàng một cái quyền pháp lý đối là phải thanh toán theo điều kiện D/P nhưng nếu màtrên vận đơn lại là vận đơn đích danh thì có thể theo luật của một số quốc gia thì các hãng vận tải hoặc đại lý của họ sẽ có trách nhiệm phải trả hàng cho người có tên đích danh ở trên vận đơn Vì vậy ngân hàng ở nước nhập khẩu cóthể họ sẽ không bảo vệ quyền lợi của người xuất khẩu mà vì luật pháp của nước họ sẽ trao chứng từ vận đơn cho người nhập khẩu đi nhận hàng
- Còn đối với phương thức chuyển tiền bằng điện T/T hoặc là phát hành Séc đây là một trong những phương pháp có thể gây ra những cái rủi ro dành tới cho các doanh nghiệp xuất khẩu Chuyển tiền điện TT và thanh toán Séc là hai cái công cụ thanh toán mà người nhập khẩu người ta ở thế chủ động, ví dụ, chuyển tiền bằng điện TT có nghĩa là sau khi người nhập khẩu người ta nhận hàng xong rồi thì người ta mới ra ngân hàng để trả tiền cho người xuất khẩu nên rất phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu sau khi đã nhận hàng Nếu giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ, người xuất khẩu có thể bị thiệt hại do
sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian từ khi giao hàng đến khi nhận được thanh toán
- Với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ L/C sẽ có bốn bên tham gia vào quá trình thanh toán
- Nhà xuất khẩu hay còn gọi là người bán hàng trong L/C gọi là người thụ hưởng Nhà nhập khẩu hay còn gọi là người mua hàng trong L/C thì gọi là người yêu cầu mở L/C Ngân hàng phát hành L/C đây là ngân hàng đại diện
Trang 9cho nhà nhập khẩu Ngân hàng thông báo đây là ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu.
- Dưới đây là quy trình thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ L/C
- Thông thường khi mở L/C, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu theo đánh giá của ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu Số tiền ký quỹ có thể từ 0% đến 100% tùy thuộc vào giá trị
lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng Giúp giảm thiểu rủi ro không thanh toán hoặc thanh toán chậm từ phía người mua, đặc biệt quan trọng trong các giao dịch có giá trị lớn
- Khi sử dụng L/C, người bán không phải lo lắng về khả năng thanh toán của người mua vì đã có sự bảo đảm từ ngân hàng Sử dụng L/C làm tăng độ tin cậy của người mua đối với người bán, bởi vì việc mở L/C thường liên quan đến việc người mua phải có tín dụng tốt hoặc phải đặt cọc một khoản tiền tại ngân hàng mở L/C Người bán có thể sử dụng L/C để chứng minh rằng họ sẽ nhận được thanh toán, giúp họ dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ ngân hàng nếu cần Cả người mua và người bán đều có thể yên tâm về giao dịch, vì L/C đảm bảo rằng người bán sẽ chỉ nhận được tiền khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và người mua chỉ phải thanh toán khi họ nhận được hàng hóa hoặc dịch
vụ đúng như thỏa thuận L/C thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của cả người mua và người bán, tạo dựng niềm tin cho giao dịch Việc sử dụng L/C giúp hai bên yên tâm hơn về nghĩa vụ thanh toán và giao hàng, thúc đẩy hợp tác lâu dài.Nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền vay từ ngân hàng dựa trên L/C, giúp họ
có đủ vốn để sản xuất và vận chuyển hàng hóa mà không cần phải chờ đợi thanh toán từ nhà nhập khẩu Nhờ có cam kết từ ngân hàng, người xuất khẩu không cần phải theo dõi việc thanh toán của người mua, tiết kiệm thời gian và công sức, giúp giảm thiểu rủi ro do sai sót trong quá trình thanh toán
Phần 2: Nêu các công việc nhà xuất khẩu cần làm khi thực hiện phương thức thanh toán đó
Khi thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), nhà xuất khẩu cần tuân thủ các bước sau đây để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra suôn sẻ:
Trang 103 Kiểm tra thư tín dụng (L/C)
- Thanh toán là mắt xích quan trọng trong toàn bộ quá trình quản trị hoạt động xuất nhập khẩu Trước khi đến thời hạn đôi bên thỏa thuận, người bán nên nhắcnhở đôn đốc người mua yêu cầu mở L/C đúng hạn, bằng nhiều con đường: điệnthoại, Fax, Telex hay gặp gỡ trực tiếp đại diện đối tác ở nước mình Đối với những hợp đồng lớn, để chắc chắn người ta dùng hình thức đặt cọc, cả 2 bên đặt cọc ở ngân hàng 2%- 5% trị giá hợp đồng , nếu bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ mất tiền cọc
- Khi được thông báo chính thức về việc mở L/C , cần kiểm tra kỹ lưỡng L/C:+ Nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ lưỡng các điều khoản và điều kiện trong L/
C để đảm bảo nắm rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình Nên tham khảo thêm từ các chuyên gia về thương mại quốc tế và luật sư (nếu cần)
+ Kiểm tra tính chân thực của L/C
+ Đọc kỹ từng điều khoản trong L/C để đảm bảo phù hợp với hợp đồng mua bán
- Mặc dù hiện nay EDI rất phát triển, người ta có thể nhận L/C trực tiếp từ người mua hoặc từ ngân hàng mở L/C, nhưng với điều kiện Việt Nam, thì các nhà xuất khẩu nên nhận L/C từ ngân hàng thông báo Bởi ngân hàng có khả
Trang 11năng kiểm tra tính thật giả của L/C ( nếu thư mở bằng thư thì đối chiếu chữ kí, nếu mở bằng điện thì kiểm tra mã số kiểm tra TEST ở trên L/C.
- Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ rất quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ Bởi vì nếu không phát hiện được sự không phù hợp giữa L/
C và hợp đồng mà người xuất khẩu cứ chấp nhận và tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì người xuất khẩu sẽ không đòi được tiền Ngược lại, nếu giao hàngtheo yêu cầu L/C thì lại vi phạm hợp đồng Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng xuất nhập khẩu mà đôi bên đã ký Trong trường hợp kiểm tra L/C của một hợp đồng bổ sung thì không chỉ dựa vào hợp đồng bổ sung mà còn dựa vào hợp đồng gốc
- Khi phát hiện thấy nội dung L/C không phù hợp với hợp đồng hoặc trái với luật lệ, tập quán của 2 nước, hoặc không có khả năng thực hiện, người xuất khẩu cần đề nghị người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C tu chỉnh L/C
- Các nội dung cần kiểm tra kỹ:
+ Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
+ Tên ngân hàng mở L/C (ngân hàng của người nhập khẩu)
+ Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo( ngân hàng của người xuất khẩu)
+ Tên địa chỉ của người thụ hưởng
+ Tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C
+ Số tiền của L/C (bằng số, bằng chữ và loại tiền)
+ Loại L/C
+ Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C
+ Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến
+ Cách giao hàng
+ Cách vận tải
+ Phần mô tả hàng hóa
Trang 12+ Kiểm tra điều kiện giao hàng (FOB, CIF, CFR, ) để đảm bảo chúng phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
+ Các điều kiện khác (nếu có)
- Sau khi kiểm tra L/C xong, nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng, còn không phù hợp thì thông báo ngay cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mở L/C
để tu chỉnh, cho đến khi nào thấy phù hợp thì tiến hàng giao hàng Phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành để đảm bảo rằng các sửa đổi được thực hiện kịp thời và đúng cách
- Trong trường hợp L/C có các điều khoản phức tạp hoặc khó thực hiện, nhà xuất khẩu cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, các người có kinh nghiệm hoặc ngân hàng để đảm bảo rằng mọi điều khoản được hiểu rõ và có thể thực hiện
4 Chuẩn bị hàng hóa và lập bộ chứng từ thanh toán
- Người xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa, sản xuất, đóng gói, và chuẩn bị hàng hóatheo điều kiện hợp đồng và L/C Tiếp theo , nhà xuất khẩu liên hệ với công ty vận chuyển để đặt chỗ sắp xếp vận chuyển hàng hóa Chuẩn bị tất cả các chứng
từ cần thiết
- Người bán phải lập bộ chứng từ hết sức cẩn thận, sao cho hoàn toàn phù hợp với yêu cầu L/C Nếu ngân hàng từ chối thanh toán bởi bộ chứng từ có sự khác biệt thì phương thức thanh toán bằng L/C sẽ bị giảm hay bị mất tác dụng
- Theo tài liệu kiểm tra của Trung tâm thương mại quốc tế thì trên 50% các chứng từ xuất trình đến ngân hàng theo phương thức thanh toán bằng tín dụng thư bị từ chối ngay lần đầu xuất trình đầu tiên Ở một số nước Châu Phi, theo
số liệu của ngân hàng châu Phi , thì tỷ lệ bị từ chối còn cao hơn rất nhiều, một
số ngân hàng còn cho biết đã từ chối 90% của lần xuất trình đầu tiên
- Sau khi hàng hóa được chuẩn bị xong, nhà xuất khẩu giao hàng cho đơn vị vận chuyển và lập bộ chứng từ bao gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Đây là chứng từ quan trọng nhất, ghi rõ thông tin về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán
Trang 13+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading): Chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được vận chuyển Cần kiểm tra vận đơn để đảm bảo nó phù hợp với các điều khoản của L/C.
+ Phiếu đóng gói: Chi tiết về cách đóng gói và số lượng hàng hóa
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thường được yêu cầu bởi hải quan nước nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận chất lượng: Xác nhận chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn.+ Chứng nhận bảo hiểm: Đảm bảo hàng hóa được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển
+ Các chứng từ khác theo yêu cầu của L/C
- Các sai sai biệt thường theo báo cáo của ngân hàng
+ Các vấn đề liên quan đến tín dụng thư
+ Các vấn đề liên quan đến vận đơn
+ Các vấn đề liên quan đến chứng thư bảo hiểm
+ Sự sai sót giữa các chứng từ
- Sản xuất và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của người nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chuyên nghiệp Nếu điều này thường xuyên xảy ra, tín dụng cận ngày hết hiệu lực , nhà xuất khẩu không còn thời gian để cung cấp các chứng từ còn thiếu Trong trường hợp nàynhà xuất khẩu( hoặc ngân hàng thông báo) phải liên hệ ngay với người mua yêu cầu người mua chỉ thị cho ngân hàng phát hành tín dụng thư để tu chỉnh các điều khoản của tín dụng thư bằng cách gia hạn ngày hiệu lực
- Bởi vậy nhà xuất khẩu phải thực sự thận trọng, tỉ mỉ khi cung cấp các chứng
từ theo yêu cầu của tín dụng thư
4 Giao hàng và lấy chứng từ vận tải
Trang 14Người xuất khẩu làm việc với nhà vận chuyển để sắp xếp giao hàng đúng thời gian và địa điểm quy định Đảm bảo rằng chứng từ vận tải đáp ứng các yêu cầucủa L/C, bao gồm các thông tin như tên người gửi, người nhận, mô tả hàng hóa, và các chi tiết liên quan khác
5 Kiểm tra và hoàn thiện chứng từ
- Người xuất khẩu cần kiểm tra lại tất cả các chứng từ để đảm bảo chúng phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng (L/C) và liên hệ với ngân hàng thông báo để xác nhận rằng họ đã nhận đủ và đúng bộ chứng từ
- Nộp bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo trong thời hạn quy định theo thư tín dụng (L/C) Nếu ngân hàng phát hiện có sai sót hoặc thiếu sót trong chứng
từ, nhà xuất khẩu phải nhanh chóng chỉnh sửa hoặc bổ sung Ví dụ, nếu ngân hàng thông báo bộ chứng từ không hợp lệ, nhà xuất khẩu cần sửa chữa và gửi lại bộ chứng từ mới Đảm bảo rằng các yêu cầu chỉnh sửa được thực hiện kịp thời để không làm ảnh hưởng đến quá trình thanh toán
6 Theo dõi và chờ thanh toán từ ngân hàng phát hành
- Ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) sẽ kiểm tra bộ chứng từ được gửi đến từ ngân hàng thông báo hoặc nhà xuất khẩu Nếu có bất kỳ sai sót hoặc vấn
đề nào trong bộ chứng từ, ngân hàng phát hành sẽ thông báo cho ngân hàng thông báo và nhà xuất khẩu
- Nhà xuất khẩu cần cung cấp đầy đủ các chứng từ và thông tin cần thiết để ngân hàng có thể hỗ trợ tốt nhất trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh
- Nhà xuất khẩu cần phối hợp nhanh chóng để sửa chữa sai sót và nộp lại chứng từ Liên hệ và làm việc với các bên liên quan (như nhà sản xuất, nhà cung cấp, công ty vận chuyển) để giải quyết vấn đề Đàm phán và thương lượng để tìm ra giải pháp hợp lý cho cả hai bên Nhà xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có) và đảm bảo rằng số tiền nhận được đúng với giá trị của lô hàng đã xuất khẩu
7 Lưu trữ và quản lý chứng từ
Trang 15Sau khi hoàn tất quá trình thanh toán, nhà xuất khẩu nên lưu trữ các giấy tờ liên quan để phục vụ kiểm tra, đối chiếu và giải quyết tranh chấp xảy ra khi cầnthiết.
Ngoài ra người xuất khẩu cũng phải lưu ý rằng phải cập nhật thường xuyên những thông tin mới nhất về phương thức thanh toán L/C để đảm bảo việc thựchiện giao dịch được hiệu quả
Phần 3: Phương thức tín dụng chứng từ có phải là phương thức thanh toán
an toàn tuyệt đối đối với nhà xuất khẩu hay không và tại sao ?
1 Phương thức tín dụng chứng từ là gì?
- Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là sự thỏa thuận mà Ngânhàng phát hành Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tíndụng
- Trong đó ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình Và Bên thụ hưởng
là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành
2 Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ được mô tả kết hợp ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Trang 16(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại.
(2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng Muốn mở L/C người nhập khẩu phải trả ngân hàng một khoảnphí và phải ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của L/C, mức ký quỹ tùy theo hạnmức mỗi ngân hàng quy định và mối quan hệ hợp tác, sự tín nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng với nhà nhập khẩu mà người nhập khẩu có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ một phần trị giá L/C hoặc là phải ký quỹ 100% trị giá L/C.Người nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ mở L/C của mình và sẽ không thể từ chối trả tiền nếu người xuất khẩu hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng theo yêu cầu L/C
(3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết về việc thư tín dụng đã được mở
(4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã
mở và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu
(5) Dựa vào L/C, người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng đó thì tiến hành giao hàng, còn nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi , bổ sung, điều chỉnh thư tín dụng