PHẦN NỘI DUNGChương I: Cơ sở lý luận1.1.Khái niệm thanh toán quốc tế Xét trong phạm vi thanh toán các giao dịch ngoại thương: Thanh toán quốc tế là quátrình thực hiện các khoản thu, chi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 3
viên
1 Lương Thị Thùy Dung
2 Nguyễn Thùy Dung
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
Chương I: Cơ sở lý luận 6
1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 6
1.2 Đặc điểm và vai trò của phương thức thanh toán quốc tế 6
1.2.1 Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế 6
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 7
1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 9
1.3.1 Phương thức chuyển tiền 9
1.3.2 Phương thức ghi sổ 10
1.3.3 Phương thức nhờ thu 11
1.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ 13
Chương II: Tổng quan về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) 15
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 15
2.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 17
2.3 Tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) trong giai đoạn 2018 – 2021 18
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu chung của công ty 18
2.3.2 Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu chính 19
Chương III: Thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam 21
3.1 Các điều kiện thanh toán của công ty 21
3.1.1 Điều kiện về tiền tệ 21
3.1.2 Điều kiện về thời gian thanh toán 22
3.1.3 Điều kiện về địa điểm thanh toán 22
3.1.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 22
3.2 Các phương thức thanh toán quốc tế công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam sử dụng trong giai đoạn (2018 - 2021) 23
3.2.1 Phương thức chuyển tiền 23
3.2.2 Phương thức nhờ thu 25
3.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 28
3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam 33
3.3.1 Những kết quả đạt được 33
Trang 43.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 34
Chương IV: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam 35
C PHẦN KẾT LUẬN 40
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể tronghoạt động kinh tế đối ngoại Với sự hỗ trợ và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhànước, Việt Nam đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới và hợptác thương mại quốc tế Trong mối quan hệ đa phương, thanh toán quốc tế đã ra đời nhưmột đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan
Với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũngnhư hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng thì yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác càngkhẳng định là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch buônbán Đối với đơn vị xuất khẩu, việc thanh toán chính là yếu tố quyết định đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị Hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia
Trong thời đại hiện nay, việc giao dịch thương mại quốc tế đã trở nên phổ biến hơnbao giờ hết Điều này tạo ra nhu cầu lớn cho các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt
là tại các công ty xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam
là một trong những công ty lớn tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này Để có thể hiểu
rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện quytrình thanh toán và tăng tính hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhóm 3 đã nghiên
cứu đề tài: “THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM”.
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
Xét trong phạm vi thanh toán các giao dịch ngoại thương: Thanh toán quốc tế là quátrình thực hiện các khoản thu, chi để hoàn thành các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa
và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế, thôngqua các trung gian thanh toán, đó là những ngân hàng thương mại được khách hàng -người trả tiền và người hưởng lợi ủy thác thực hiện hoạt động thanh toán
1.2.1 Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của pháp luật và các tập quán quốc
tế Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự điều chỉnh của luậtpháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập đoàn quốc tế như: Luậtthống nhất về hối phiếu (ULB), Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ(UCP), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC), Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngânhàng (URR), Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
Thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá và dự trữ ngoại tệ Thực tế chothấy những đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là những loại tiền tự
do chuyển đổi và được đánh giá là tiền mạnh trong giai đoạn đó, nó có thể là tiền của mộtquốc gia (USD, JPY…), hoặc tiền quốc tế (EUR, SDR) Trong điều kiện phát triển kinh tếhiện nay, sức mua của các đồng tiền không ổn định Để thực hiện tốt quá trình thanh toánquốc tế, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, việc đàm phán lựa chọn đồng tiền thanh toánthích hợp; việc xác định, duy trì quy mô và cơ cấu ngoại hối dự trữ hợp lý là công việc màcác ngân hàng thương mại, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế cần quantâm giải quyết
Các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện thông qua các hệ thốngngân hàng thương mại Cụ thể là, để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng ởcác nước liên quan phải thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở những thỏa ướcchung về: Khóa mã telex, swift (nếu có); các điều khoản, điều kiện thanh toán; các mẫuchữ kí có liên quan…Khi thiết lập quan hệ đại lí, các ngân hàng phải duy trì thường
Trang 7quốc tế 100% (8)
68
BÀI GIẢNG KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC 1kinh tế
quốc tế 100% (5)
23
CĂN BỆNH HÀ LAN căn bệnh hà lan và…kinh tế
-quốc tế 100% (4)
10
BT chương 2 KTTC3 bài tập
-kinh tế
quốc tế 100% (4)
11
Chiến lược cạnh tranh của nestlekinh tế
quốc tế 100% (3)
19
Trang 8xuyên hai loại tài khoản: Nostro và Vostro (còn gọi là Noro) Đứng trên góc độ một quốcgia, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của một ngân hàng trong nước
mở đại lý tại ngân hàng nước ngoài (ngân hàng trong nước là chủ tài khoản) Tài khoảnVostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của một ngân hàng nước ngoài mở đại lý tạimột ngân hàng ở trong nước (ngân hàng nước ngoài là chủ tài khoản)
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.2.1 Đối với ngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, nóđem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả tỷ trọng Thông quacung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng và ngân hàng thu một khoản phí để
bù đắp các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết Tùy theophương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và mức độ tín nhiệm của khách hàng, biểuphí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau Phídịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thươngmại
Thanh toán quốc tế là một mắt xích quan trọng trong công việc chắp nối thúc đẩyphát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợxuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động ngoại thương, tăng cường nguồn vốnhuy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhậpcủa ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàngtrên thị trường tài chính quốc tế Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch
vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinhdoanh, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhậpkhẩu của doanh nghiệp Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệngoại thương Hoạt động xuất - nhập khẩu chỉ có thể phát triển được một cách bìnhthường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết Thanh toán quốc tế không
Thực trạng lao động Thái Lan
kinh tếquốc tế 100% (2)
7
Trang 9những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương mà còn có tác dụng thúc đẩyngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn
Hoạt động thanh toán nhanh chóng, an toàn, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốnnhanh, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu Hoạt động thanh toán quốc tế thực hiện trôi chảy, còn tạo nên các mối quan hệtin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanhnghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ vềmặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấpnhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác
Thanh toán quốc tế còn có vai trò khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu gia tăng quy mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hóa giao dịch và mở rộngquan hệ giao dịch với các nước, tăng cường vị thế, uy tín của doanh nghiệp
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế có tác dụng bôi trơn, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụngquốc tế khác Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quantrọng của nó trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoạinói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đặt hoạt động kinh
tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong pháttriển kinh tế của mỗi nước
Xét trên phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp Nhà nước cóthể tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước, trên cơ sở đó sử dụng ngoại tệ mộtcách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước, quản lýhiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra
Thanh toán quốc tế thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế Nhờ sựphát triển các phương thức thanh toán quốc tế mà sự liên kết giữa hệ thống ngân hàngtrong nước với ngân hàng nước khác càng được mở rộng hơn, hình thành sự liên kết mangtính toàn cầu của hệ thống ngân hàng, đây là điều kiện rất quan trọng để vừa thúc đẩyquan hệ quốc tế ngày càng được phát triển, vừa là điều kiện để hình thành hệ thống anninh tài chính kinh tế
Trang 101.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.3.1 Phương thức chuyển tiền
Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêucầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi)
ở một địa điểm nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Các bên tham gia
Người chuyển tiền - Remitter (người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, ngườichuyển kinh phí ra nước ngoài), hoặc người trả tiền (người mua, người mắc nợ): Làngười yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
Người hưởng lợi - Beneficiary (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc
là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định
Ngân hàng chuyển tiền - Remitting Bank: Là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.Ngân hàng trả tiền - Paying Bank: Là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng,thường là ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank) của ngân hàng chuyển tiền ởnước người hưởng lợi
Quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán chung:
Giao dịch thương mại
- Phát hành lệnh chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu
có tài khoản mở tại ngân hàng) gửi ngân hàng phục vụ mình
- Ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền ra nước ngoài (qua ngân hàng trả tiền/ ngânhàng bồi hoàn) bằng MT hoặc T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền sau khi đã thu sốtiền chuyển đi và phí chuyển tiền của người chuyển tiền
Trang 11- Ngân hàng trả tiền chuyển tiền cho người hưởng lợi.
1.3.2 Phương thức ghi sổ
Khái niệm
Ghi sổ là một phương thức thanh toán trong đó, người bán (người xuất khẩu) mởmột tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua (người nhập khẩu) sau khi đãhoàn thành việc giao hàng, hay cung ứng dịch vụ Đến từng định kỳ nhất định người muadùng phương thức chuyển tiền, hoặc phát hành séc để trả tiền cho người bán
Đặc điểm của phương thức thanh toán
Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng trong từnglần giao hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán
Chi mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người mua mở tàikhoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh toán giữahai bên, trong từng lần thanh toán
Quy trình thanh toán
- Người bán giao hàng, hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá cho ngườimua
- Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua
- Người mua dùng phương thức chuyển tiền, hoặc phát hành séc để trả tiền ngườibán khi đến kỳ hạn thanh toán
1.3.3 Phương thức nhờ thu
Khái niệm
Nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó, người bán (người xuất khẩu) saukhi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho khách hàng(người nhập khẩu/ người mua) thì uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền/ chấpnhận trả tiền từ người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra
Trang 12Đặc điểm:
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian: thu hộ tiền cho người bán
- Căn cứ nhờ thu là chứng từ (documents), không phải hợp đồng
- Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụgiao hàng (lập chứng từ)
Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có:
Người ủy thác nhờ thu (Principal): Là người ra chỉ thị nhờ thu và quy định các nộidung giao dịch nhờ thu Trong thương mại quốc tế, người ủy thác nhờ thu là ngườixuất khẩu hàng hóa/ người cung ứng dịch vụ đồng thời là người hưởng lợi.Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank): Là ngân hàng nhận ủy thác thu tiền của người
ủy thác nhờ thu Thông thường, đó là ngân hàng phục vụ bên bán, nơi người bán mởtài khoản tiền gửi thanh toán
Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Thường là đại lý của ngân hàng bên bán, có trụ
sở ở nước người mua Ngân hàng thu hộ nhận nhờ thu từ ngân hàng nhờ thu và thựchiện thu tiền từ người trả tiền theo chỉ thị trong lệnh nhờ thu, sau đó chuyển chongân hàng nhờ thu
Người trả tiền (Drawee): Trong thanh toán nhờ thu, người trả tiền là người nhậpkhẩu người mua
1.3.3.1 Nhờ thu trơn - Clean Collection (còn gọi là uỷ thác thu không kèm chứng
từ, hay nhờ thu hoàn hảo)
Khái niệm
Nhờ thu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người bán (người xuất khẩu) uỷ tháccho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua (người nhập khẩu) chỉ căn cứ vào hối phiếu domình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng
Quy trình thanh toán
Trang 13- Người xuất khẩu gửi hàng và chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và uỷ thác cho ngânhàng nước mình (ngân hàng nhờ thu) đòi tiền hộ theo hối phiếu
- Ngân hàng nhờ thu (ngân hàng phục vụ bên bán) chuyển hối phiếu sang ngân hàngđại lý (ngân hàng thu hộ) của mình ở nước người nhập khẩu
- Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (nếu là hối phiếu trảtiền ngay), hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu mua chịu)
- Ngân hàng thu hộ chuyển tiền thu được cho người xuất khẩu qua ngân hàng nhờthu Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ lại hối phiếu hoặc chuyển trả ngườixuất khẩu Khi đến kỳ hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiệnviệc chuyển tiền như trên
1.3.3.2 Nhờ thu chứng từ - Documentary Collection (còn gọi là uỷ thác thu kèmchứng từ)
Nhờ thu chứng từ có các loại sau:
(i) D/P - Nhờ thu trả tiền trao chứng từ
(ii) D/P x days sight
(iii) D/A - Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ
(iv) D/OT (D/TC) - Trao chứng từ khi chấp nhận các điều kiện khác
Quy trình thanh toán
Trang 14Quy trình thanh toán chung: Quy trình thanh toán nhờ thu chứng từ cũng bao gồm 4bước, giống quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn.
Tuy nhiên, nội dung các bước có một số điểm khác sau:
+ Ở bước (1) người bán chỉ gửi hàng hoá cho người mua
+ Ở bước (2), (3), (4) ngoài hối phiếu còn có bộ chứng từ hàng hoá đi cùng
1.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ
Khái niệm
Điều 2 UCP 600 của phòng thương mại quốc tế định nghĩa: “Tín dụng chứng từ làmột sự thỏa thuận, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kếtchắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuấttrình phù hợp”
(Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable andthereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complyingpresentation)
Hoặc nói một cách khác:
Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng (ngânhàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người đề nghị mở thưtín dụng) hoặc nhân danh chính mình cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngườikhác (người hưởng lợi), hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát trong thờigian quy định và trong phạm vi số tiền của thư tín dụng (letter of credit - viết tắt là L/C)khi người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinhững quy định trong thư tín dụng
Đặc điểm
- Tính độc lập của L/C
Trang 15- Hoạt động thanh toán tiền hàng của ngân hàng cho người hưởng lợi tuân thủ chặtchẽ các quy định về chứng từ trong L/C
- Việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ
- Phương thức thanh toán bằng L/C liên quan đến hai quan hệ hợp đồng, đó là quan
hệ giữa người đề nghị mở L/C với ngân hàng phát hành L/C và quan hệ giữa ngân hàngphát hành L/C với người xuất khẩu
Các bên tham gia
Ngân hàng thông báo (Advising Bank) thư tín dụng
Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) là ngân hàng mở L/C, hoặc có thể là một ngânhàng khác do ngân hàng mở L/C ủy quyền đảm nhận việc thanh toán
Quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán chung:
- Làm đơn xin mở thư tín dụng
- Phát hành L/C
- Thông báo L/C
Trang 16- Giao hàng
- Lập và nộp chứng từ thanh toán
- Kiểm tra chứng từ thanh toán và trả tiền
- Chuyển chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
- Kiểm tra chứng từ thanh toán và hoàn trả tiền ngân hàng
Chương II: Tổng quan về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM)
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Đầu những năm 80, khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩymạnh công tác xuất nhập khẩu Kết quả thu được bên cạnh những mặt tích cực thì lại nảysinh những hiện tượng tranh mua tranh bán ở thị trường trong nước và ngoài nước, cạnhtranh không lành mạnh dẫn tới phá giá thị trường Vấn đề đặt ra là làm thế nào vừakhuyến khích xuất nhập khẩu địa phương vừa phải tôn trọng các quy luật kinh tế, vừaphải giữ đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao chonền kinh tế quốc dân Công ty xuất nhập khẩu I ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụtrước Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công thương), góp phần đa công tác xuất nhập khẩu điđúng hướng
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam là một tổ chức kinh doanhxuất nhập khẩu với tên giao dịch đối ngoại là Việt Nam National General Export - ImportCorporation
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam ra đời ngày 15 tháng 12 năm
1981 theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) vàchính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 1982 trong hoàn cảnh Nhà nước ban hànhnhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích các ngành, các địa phươngđẩy mạnh xuất khẩu
Trụ sở chính của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam đặt tại địachỉ 46 Ngô Quyền - Hà nội, ngoài ra công ty còn có 3 chi nhánh tại thành phố Hồ ChíMinh, Đà Nẵng và Hải Phòng
Trang 17Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong củaCông ty ta có thể chia quá trình xây dựng và phát triển của Công ty làm ba giai đoạn:
Giai đoạn I: từ khi thành lập đến năm 1992 (11 năm)
Xác định hướng phát triển và xây dựng Công ty về mọi mặt trong điều kiện nền kinh
tế thị trường bắt đầu hình thành và phát triển trên đất nước ta do Nhà nước bắt đầu ápdụng chính sách đổi mới các hoạt động kinh tế
Giai đoạn II: từ năm 1993 đến năm 1998 (5 năm)
Năm 1993, công ty Promexim được sát nhập vào công ty hình thành nên công tymới nhưng vẫn giữ nguyên tên là Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, theoquyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 348/BTM – TCCM ngày 31/3/1993 Lấyxuất nhập khẩu làm hoạt động trung tâm đồng thời triển khai một số dự án đầu tư trực tiếpvào sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ, từ đó hình thành 3 lĩnh vực khá rõ nét tronghoạt động kinh doanh của Công ty
Giai đoạn III: từ năm 1998 đến nay
Giữ vững, ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện nhà nước thực hiện chínhsách mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, tự do hóa quyền xuất nhập khẩu trực tiếp chomọi doanh nghiệp, xóa bỏ quản lý mặt hàng xuất nhập khẩu
Đầu năm 2006, Công ty chính thức cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ phần Xuấtnhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, theo nghị quyết số 3014/QĐ – BTM ngày 06/12/2005
và nghị quyết số 0417/QĐ – BTM của Bộ thương mại
Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày11/11/2009 với mã chứng khoán TH1 Với hơn 40 năm kinh nghiệm, GE1 đã phát triển
và khẳng định mình là một trong những công ty hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu vàđược nhiều sự tín nhiệm không chỉ ở thị trường trong nước mà còn từ các đối tác nướcngoài Hiện nay công ty có tổng tài sản lớn hơn 10.000 Yên Việt Nam, doanh thu đạt
>1.000 Yên/năm
Ngoài ra, công ty đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bấtđộng sản, kinh doanh và phân phối và đầu tư tài chính
Trang 182.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Kinh doanh thương mại
– Xuất khẩu: Các sản phẩm nông sản: sắn lát, cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo các loại,lạc nhân, hành đỏ, hạt điều, chè, hoa hồi, quế, các loại đậu… ;các sản phẩm gỗ; hàng maymặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ… Sản phẩm xuất khẩuchủ lực là nông sản Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam tự hào đemđến cho thị trường thế giới những mặt hàng nông sản Việt Nam có giá trị cao, chất lượngtốt, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất
– Nhập khẩu: Thiết bị công nghiệp (máy cán thép, băng tải…), máy móc, phân bón,phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng (sắt, thép, nhôm,đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y…), các loại hóa chất(theo quy định nhà nước cho phép), hàng tiêu dùng
Gia công hàng xuất khẩu:
Trang 19Công ty nhận vật liệu gia công của khách hàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài)sau đó thuê nhân công để sản xuất thành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó Xí nghiệpgia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng.
Bất động sản:
Ngoài ra, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam hiện tại đang đầu
tư và khai thác nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội và Hải Phòng Các loại hình kinhdoanh đa dạng từ: chung cư cao tầng, kho bãi, lưu trú ngắn hạn và dài hạn…
2.3 Tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) trong giai đoạn 2018 – 2021
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu chung của công ty
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2018-2021
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 4,5 triệu USD so với nămtrước, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với 2018 bởi tình hình phức tạp của đại dịch Covid19
Đáng chú ý, tình hình xuất khẩu của công ty đã phục hồi đáng kể trong năm 2021,khi kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên đáng kể, đạt mức 8,99 triệu USD Thờiđiểm này công ty tập trung kinh doanh mặt hàng nông sản xuất khẩu trong đó chủ thể là
Trang 20hồ tiêu, cao su Bên cạnh đó, hoạt động gia công may mặc liên kết với đối tác Kowa NhậtBản vẫn được duy trì ổn định.
Tổng quan về tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp IViệt Nam (GENERALEXIM) cho thấy tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây có
sự thăng trầm, với mức giảm đáng kể trong năm 2019 Tuy nhiên, với sự tăng trưởngmạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021, có thể thấy sự khởi sắc của công tytrong hoạt động xuất khẩu
2.3.2 Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu chính
Bảng 2: Mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp 1Việt Nam (Generalexim) từ năm 2018 đến 2021 cùng với tổng kim ngạch xuất khẩu của
từng năm (đơn vị: triệu USD)
Tỷ trọng (%) Năm 2020
Tỷ trọng (%) Năm 2021
Tỷ trọng (%) Tổng xuất khẩu
Trang 21g 7,2 107,39 4,0 94,72 2,8 62,23 5,5 61,17 18,4
Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty cổ phần XNK tổng hợp I
Từ bảng xuất khẩu của các mặt hàng chính của công ty Generalexim, ta có thể thấytổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự biến động từ năm 2018-2021 Trong đó, maymặc và phụ kiện có sự tăng trưởng ổn định so với các mặt hàng khác trong thời kỳ Covid
19, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng xuất khẩu của công ty
Từ kết quả này, ta có thể nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu của các mặt hàng chínhcủa công ty Generalexim có sự biến động lớn trong những năm qua Việc tập trung vàomột số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt như hạt tiêu và cà phê đồng nghĩa với việc đánh đổi
sự đa dạng hóa, điều này khiến cho công ty phải đối mặt với rủi ro khi thị trường có biếnđộng Tuy nhiên, việc may mặc và phụ kiện tăng trưởng ổn định có thể là một tín hiệutích cực, cho thấy công ty đã tìm được một mảng sản phẩm ổn định để bù đắp cho sựgiảm sút của các mặt hàng khác
Chương III: Thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam
3.1 Các điều kiện thanh toán của công ty
3.1.1 Điều kiện về tiền tệ
Đồng tiền thanh toán được công ty sử dụng chủ yếu trong các hợp đồng xuất nhâ Œpkhẩu là đồng Yên Nhật (JPY), đồng Đôla Mỹ (USD) và đồng Euro (EUR) Bởi đây là bađồng tiền mạnh, khá ổn định, có mức độ phổ biến cao và được sử dụng phổ biến nênthuận lợi cho các giao dịch quốc tế và đảm bảo giá trị đồng tiền trong thanh toán Tỷtrọng đồng đô la Mỹ (USD) dùng trong thanh toán chiếm gần 91%, tiếp theo đó là đồng
Trang 22Euro (EUR) với tỷ trọng quanh mức 4,5%; đồng Bảng Anh (GBP) chiếm tỷ trọng 1,2%;đồng Yên Nhật Bản (JPY) chiếm 1% và các ngoại tệ khác chiếm phần còn lại.
Việc lựa chọn những đồng tiền thanh toán này chủ yếu cho hoạt động thanh toánhàng xuất nhâ Œp khẩu trong những năm qua đã góp một phần trong thành công của côngtác thanh toán quốc tế của công ty Nó đã phát huy khá hiệu quả tính thuận tiện trong việcthanh toán nợ cũng như chuyển lợi nhuận về công ty và giữa các nhà đầu tư Hơn nữa vớiviệc sử dụng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng đối tác là Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam -Vietinbank, Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, Ngân hàng Thươngmại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - SHB giúp công ty thanh toán tiền hàng xuất nhâ Œp khẩuthuận tiện và linh hoạt hơn, trong đó sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Thươngmại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank là chủ yếu
Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự biến động không ngừng của kinh tế thếgiới (căng thẳng Nga-Ukraine…) và đại dịch Covid-19 đã làm cho tỷ giá giữa nhữngđồng tiền không lường trước được dẫn tới rủi ro tỷ giá hối đoái cho công ty Để tránh rủi
ro do sự biến đổi của ngoại tệ, trong những năm vừa qua công ty đã áp dụng những giảipháp chỉ để dư tiền mặt nhiều trong tài khoản bằng đồng VND để mua ngoại tệ thanhtoán, giúp cho công ty có thể chủ động dự toán doanh thu và từ đó đưa ra các chính sáchquản lý và sử dụng tài chính hợp lý, hiệu quả hơn Ngoài ra, công ty Cổ phần Xuất nhậpkhẩu tổng hợp I Việt Nam còn chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãisuất trong tương lai thông qua các công cụ phòng vệ rủi ro tài chính như: Hợp đồngmua/bán/giao ngay; hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi; hợp đồnghoán đổi lãi suất; hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo,
3.1.2 Điều kiện về thời gian thanh toán
Về thời gian thanh toán, công ty đã sử dụng cả ba cách trả tiền gồm trả tiền trước, trảtiền ngay và trả tiền sau Tuy vậy đa số các hợp đồng là công ty nhận tiền thanh toán trảtiền sau Tiền thanh toán được chuyển về trong tài khoản của công ty tại các ngân hàngđối tác sau khi thực hiện hoạt động xuất khẩu và dùng phương thức mở tài khoản (ghi sổ)