Một số ngân hàng thương mại NHTM đã triển khai mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán di động để thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN MÔN GIỚI THIỆU NGÀNH HỆ
THỐNG THÔNG TIN
Đề tài:
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Danh sách thực hiện:
Phạm Hoàng Ngọc Anh _ MSSV: 20520881 Phạm Lê Dịu Ái _ MSSV: 20520368
Võ Thanh Tú _ MSSV: 20520839
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1/2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN MÔN GIỚI THIỆU NGÀNH HỆ
THỐNG THÔNG TIN
Đề tài:
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Giáo viên: Mai Xuân Hùng
Danh sách thực hiện:
Phạm Hoàng Ngọc Anh _ MSSV: 20520881 Phạm Lê Dịu Ái _ MSSV: 20520368
Võ Thanh Tú _MSSV: 20520839
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1/2021
Trang 3MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Cấu trúc làm đồ án 3
1.2 Đặt vấn đề 3
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM 6
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THANH TOÁN DI ĐỘNG 6
3.1 Thanh toán trực tiếp qua ứng dụng Internet Banking 6
3.1.1 Internet Banking là gì ? 6
3.1.2 Lợi ích của Internet Banking và cách đăng kí dịch vụ iBanking 7
3.1.3 Các ngân hàng hỗ trợ Internet Banking 8
3.2 Thanh toán qua các ứng dụng có liên kết với ngân hàng 8
3.2.1 Mobile Banking 8
3.2.1.1 Mobile Banking là gì ? 8
3.2.1.2 Những ưu nhược điểm của Mobile Banking 8
3.2.2 Ví điện tử 9
3.2.2.1 Ví điện tử là gì? 9
3.2.2.2 Lợi ích ví điện tử 9
3.2.2.3 Một số ví điện tử phổ biến 10
3.2.2.4 Một số lưu ý khi sử dụng ví điện tử 10
3.2.3 Thanh toán bằng QR Pay ( QR Code) 10
3.2.3.1 QR code là gì và cách sử dụng 10
3.2.3.2 Một số tiện tích khi sử dụng 11
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ 11
4.1 Lợi ích của khách hàng 11
4.2 Lợi ích của doanh nghiệp 13
4.3 Độ bảo mật và an toàn 14
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 14
5.1 Hạn chế 14
5.2 Kết luận 15
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cấu trúc làm đồ án
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Khái niệm
Chương 3: Mô hình thanh toán di động
Chương 4: Đánh giá
Chương 5: Kết luận
1.2 Đặt vấn đề
Triển khai chủ trương cơ chế, chính sách và bước đi cụ thể về hoạt động thanh toán di động, đến năm 2017 đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận với gần 110 triệu giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua thiết bị di động, tăng trưởng 81% về giá trị giao dịch so với năm 2016
Hệ thống chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đã kết nối với hầu hết các ngân hàng trong hệ thống, có sự tăng trưởng đột biến so với năm 2016 với 4,9 lần về giá trị giao dịch và 3,7 lần
về số lượng giao dịch, sự tăng trưởng này có sự đóng góp quan trọng của thanh toán trên thiết
bị di động
Mặc dù, mới du nhập vào Việt Nam trong hơn 10 năm qua nhưng phương thức thanh toán
di động đang nở rộ nhanh chóng và đạt những kết quả tích cực, cụ thể như:
- Phương thức thanh toán di động không chỉ phát triển ở các đô thị mà còn mở rộng tới
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) Một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã triển khai mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán di động để thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác
- Ngoài các phương thức thanh toán truyền thống, năm 2017, thị trường thanh toán Việt
Nam đã xuất hiện thêm hai giải pháp thanh toán mới là Samsung Pay - thanh toán phi tiếp
Trang 5xúc an toàn bảo mật trên các máy điện thoại thông minh Samsung đời mới và thanh toán bằng
mã QR Code
Hình thức thanh toán quét mã QR du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 2017, đến nay, đã được 12 ngân hàng lớn tại Việt Nam hỗ trợ như: BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, ABBank, SCB, IVB, NCB, SHB, Maritime Bank, Saccombank và TPBank
Cùng với hệ thống ngân hàng, các DN phát hành ví điện tử cũng đã áp dụng việc thanh toán qua mã QR code, điển hình như: VTC Pay, One Pay, Momo, Vimo, VNPay, Moca… mang đến những trải nghiệm thanh toán công nghệ hữu ích với khoảng 8.000 điểm thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, quán ăn, rạp chiếu phim…
- Các ngân hàng đang đẩy nhanh xây dựng hệ sinh thái tiện ích và nâng cao trải nghiệm
cho khách hàng thông qua việc phổ biến ứng dụng di động (Mobile App) Nhờ ứng dụng công nghệ hiệu quả, hệ thống ngân hàng đã cung ứng được hầu hết dịch vụ thanh toán cơ bản trên di động như: Tra cứu thông tin tài khoản; Kết nối thanh toán hóa đơn; Nạp tiền; Thanh toán sử dụng mã QR; Chuyển tiền không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn với các đơn vị viễn thông, điện truyền hình ; Chuyển tiền liên ngân hàng chính xác theo thời gian thực…
- Đến nay, đã có 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ thanh toán di động như:
Mobile banking, Mobile payment; 25 tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán với các ứng dụng điển hình như: Moca, MoMo của M_Service và
QR Pay của VNPAY
- Phương thức thanh toán điện tử, thanh toán di động đã làm thay đổi quan niệm, thói
quen sử dụng tiền mặt của người dân
Sự bùng nổ của các phương thức thanh toán di động thời gian gần đây được lý giải là do
bị tác động bởi các yếu tố sau:
- Thanh toán không tiền mặt được coi là xu hướng tất yếu và là một trong những chiến
lược quan trọng của Nhà nước Chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt đã phát huy được những tác dụng trên thực tế
Trang 6- Sự tiếp cận nhanh chóng theo xu thế mới của và hệ thống NHTM cũng như các tổ chức
trung gian thanh toán, trong đó có thanh toán di động nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán các giao dịch thương mại của người dân
- Sự xuất hiện của công nghệ sinh trắc học và kỹ thuật bảo mật tokenization (số hóa thẻ)
đã góp phần giải quyết lo lắng của người dùng về vấn đề bảo mật trong giao dịch điện tử Hiện nay, các công nghệ bảo mật này được áp dụng tại một số ứng dụng phương thức như: Samsung Pay, Touch xWallet…
- Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động đã triển khai thêm nhiều
thiết bị công nghệ được tích hợp thanh toán Trong vòng 2 năm trở lại đây, cùng với sự bùng
nổ của công nghệ, "Wearable Devices" hay các thiết bị có tích hợp bộ xử lý máy tính, công nghệ điện tử… có thể đeo trên người ngày càng phát triển
Trang 7- Các công ty tài chính công nghệ (Fintech) đang có xu hướng chuyển đổi các dịch vụ tài
chính từ hình thức cho vay, thế chấp truyền thống sang dịch vụ thanh toán, kết hợp giữa phương thức kinh doanh mới và công nghệ đột phá
Tại Việt Nam, về công nghệ và dịch vụ, hầu hết các ngân hàng đã hợp tác với các công ty Fintech triển khai, cung ứng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng thiết bị di động với việc áp dụng một số công nghệ mới như: Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng đa phương tiện đã tạo nền tảng cho phát triển thanh toán di động
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM
Để hiểu về công nghệ thanh toán không tiếp xúc, chẳng hạn bạn có một chiếc smartphone
và được trang bị tính năng thanh toán qua thẻ, chỉ cần nhập thông tin thẻ tín dụng vào điện thoại để lưu trữ sử dụng sau này Sau đó, khi mua sắm tại một cửa hàng có máy quẹt đã liên kết với hệ thống thanh toán di động Thay vì phải mở ví ra lấy tiền, bạn chỉ việc lấy điện thoại ra và giữ nó cách vài inch so với máy quẹt thẻ (POS) Thiết bị này tự động đọc thông tin thanh toán được lưu trữ trên chip thông minh nhúng trong thẻ của bạn và sau đó xử lý giao dịch
Mỗi chip thông minh kết nối với một ăng-ten và các thiết bị POS phát ra sóng radio tần số cao để máy quẹt giao tiếp với điện thoại Khi thiết bị di động ở trong phạm vi, một giao thức truyền thông không dây kết nối thiết bị đầu cuối và điện thoại trao đổi thông tin rồi tiến hành giao dịch an toàn
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH THANH TOÁN DI ĐỘNG
3.1 Thanh toán trực tiếp qua ứng dụng Internet Banking
3.1.1 Internet Banking là gì ?
Internet Banking (còn gọi là Online banking hay iBanking) là một dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông qua Internet để thực hiện việc truy vấn thông tin
về tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký mở thẻ, đăng ký vay trực tuyến,… trên website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào
và vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải đến các quầy giao dịch của ngân hàng
Trang 83.1.2 Lợi ích của Internet Banking và cách đăng kí dịch vụ iBanking
Để sử dụng dịch vụ này thì khách hàng cần có thẻ ATM liên kết Internet Banking
Với dịch vụ Internet banking bạn có thể sử dụng các dịch vụ hay mua sắm nhanh chóng, tiện lợi hơn Để đăng ký dịch vụ này bạn cần tới các trung tâm giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ Hoặc một số ngân hàng bạn có thể đăng ký online trên website của họ Một số ngân hàng sẽ thu phí khi giao dịch qua internet banking như Vietcombank,
Vietinbank, …
Internet banking giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực một số dịch vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong tuần) và ở bất cứ nơi đâu Đặc biệt, điều này rất có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian đi đến văn phòng để giao dịch trực tiếp với ngân hàng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đối với khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng ít, số tiền mỗi giao dịch không lớn
Internet banking cho phép khách hàng thực hiện và xác nhận các giao dịch với độ chính xác cao, rất nhanh chỉ trong vài giây
Chi phí cho các giao dịch trên mạng ít hơn rất nhiều so với giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng do khách hàng không phải mất chi phí đi lại cũng như không phải trả phí phục vụ cho ngân hàng
Khách hàng có thể sử dụng iBanking cho các dịch vụ mà không cần đến quầy giao dịch như:
- Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ( có thể tính phí)
- Quản lý thông tin tài khoản trực tuyến Từ đó, khách hàng có thể theo dõi thông tin tài khoản thường xuyên nhằm tránh tổn thất không đáng có và tạo tâm lý yên tâm trong quá trình sử dụng
- Giao dịch mọi nơi không cần đến ngân hàng hay ATM
- Thanh toán các hóa đơn trực tuyến như: thuê bao điện thoại, hóa đơn điện, nước hay internet, các hóa đơn ngoài ngân hàng…
Trang 9Với các dịch vụ như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn thì bạn sẽ cần phải nhập mã OTP để xác nhận giao dịch Mã OTP là mật mã được gửi về số điện thoại bạn đăng
ký với ngân hàng để xác nhận giao dịch là do bạn thực hiện Mỗi 1 giao dịch chỉ sinh ra duy nhất 1 mã OTP và có hiệu lực trong khoảng 3 phút
3.1.3 Các ngân hàng hỗ trợ Internet Banking
Dịch vụ tiện ích này hiện tại có rất nhiều ngân hàng đã hỗ trợ và rất thành công như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Sacombank,…
3.2 Thanh toán qua các ứng dụng có liên kết với ngân hàng
3.2.1 Mobile Banking
3.2.1.1 Mobile Banking là gì ?
Dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng là dịch vụ ngân hàng được thực hiện trên thiết bị
di động bao gồm cả điện thoại và máy tính bảng có tính năng truy cập internet Khác
với Internet Banking sử dụng mã OTP để xác nhận, dịch vụ Mobile Banking được mã hóa
bằng một phần mềm, sau khi cài đặt vào điện thoại di động hoặc máy tính bảng thì mới có thể thực hiện được Vì vậy, bạn cũng có thể gọi dịch vụ Mobile Banking là một trong những ứng dụng ngân hàng dành cho điện thoại hoặc máy tính bảng cũng không sai
Nhìn chung thì các dịch vụ tiện ích của ứng dụng Mobile Banking đều khá giống như là Internet Banking nhưng về vấn đề bảo mật thì Mobile Banking có chế độ bảo mật mạnh mẽ hơn vì thực hiện trên ứng dụng cài vào điện thoại, còn iBanking thực hiện trên website, sẽ khó bị lấy cắp thông tin tài khoản hơn
3.2.1.2 Những ưu nhược điểm của Mobile Banking
- Một số ưu điểm mà bạn nên sử dụng hình thức này như tiện dụng, đa dạng dịch vụ, giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng, bảo mật an toàn
- Ngoài những ưu điểm trên, Mobile banking cũng có một số nhược điểm như người dùng cần phải có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và cần phải có kết nối internet (wifi, 3G, 4G,…) để có thể truy cập và sử dụng ứng dụng này
Trang 10Hiện nay với xu thể xã hội đang phát triển thì những nhược điểm của hình thức này chắc chắn sẽ khắc phục được và ngày càng nâng cao các tính năng của hình thức này mang lại lợi ích tối đa cho người dùng
3.2.2 Ví điện tử
3.2.2.1 Ví điện tử là gì?
Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử 3.2.2.2 Lợi ích ví điện tử
Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của bạn và thông qua kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý Thanh toán bằng ví điện tử sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát
Tài khoản ngân hàng cá nhân thường được kết nối với ví điện tử giúp khách hàng sử dụng thanh toán và giao dịch vô cùng linh hoạt và tiện lợi với các lợi ích sau:
- Thanh toán trực tuyến: Giúp thanh toán trong các giao dịch mua sắm trực tuyến, các dịch vụ ăn uống giải trí, hoặc thanh toán hóa đơn tiền điện nước, điện thoại, vé máy bay, cước internet,
- Nhận và chuyển tiền: ví điện tử có khả năng giữ tiền cũng như tham gia các giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản ngân hàng như một tài khoản ngân hàng bình thường một cách nhanh chóng
- Nạp và rút tiền từ tài khoản điện tử để duy trì và sử dụng mà không cần e ngại vấn
đề an toàn và bảo mật của ví
Trang 11Do vậy, sử dụng ví điện tử mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và an toàn, tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển bởi giúp dễ dàng thực hiện thanh toán chuyển và nhận tiền, đồng thời kiểm soát tài khoản tiền với việc truy vấn tài khoản và sự biến động trong tài khoản của mình
3.2.2.3 Một số ví điện tử phổ biến
Hiện nay, trong nước có nhiều ví điện tử phổ biến Momo, Payoo, Zalopay, VnPay,
trong đó phổ biến nhất là Momo với hơn 5 triệu người dùng, đối tác với 25 ngân hàng và thẻ
quốc tế.
Ví điện tử quốc tế gồm có: PayPal, Alert Pay, Moneybookers, WebMoney, Perfect Money, PayPal là ví điện tử phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay
3.2.2.4 Một số lưu ý khi sử dụng ví điện tử
Tuy có nhiều lợi ích như thế nhưng sử dụng ví điện tử vẫn có thể phát sinh một số nhược điểm như khách hàng có thể bị mất tài khoản nếu để lộ thông tin của mình nhất là khi truy cập thường xuyên vào các trang web không đáng tin cậy nên cần phải lưu ý những điểm sau:
- Bảo mật thông tin tài khoản ví điện tử và không chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng, ví điện tử cho người khác
- Không dùng chung một tài khoản để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau
- Nên cài đặt các phần mềm chống vi rút trên điện thoại, máy tính đảm bảo tài khoản, phòng tránh tình trạng tài khoản của mình bị đối tượng xấu lấy cắp
3.2.3 Thanh toán bằng QR Pay ( QR Code)
3.2.3.1 QR code là gì và cách sử dụng
Trang 12QR Code là viết tắt của Quick response code hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode), là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch
Để thanh toán quét mã QR, bạn cần có một trong những điều sau đây:
- Một đầu đọc mã vạch có khả năng quét mã QR
- Máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh với chức năng máy ảnh sẵn có
Ngày nay, cũng có nhiều ứng dụng quét mã QR có sẵn cho phép người dùng quét
mã QR một cách dễ dàng nhất Tất cả những gì người dùng phải làm là mở camera và đặt nó về phía mã QR Điều này sẽ ngay lập tức xác định mã và đưa ra thông báo cho bạn
Ngoài ra còn có một số ứng dụng thanh toán có thể xử lý mã QR cho mục đích chuyển khoản và thanh toán ngân hàng Các ngân hàng hiện nay hỗ trợ thanh toán bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, ABBANK, SCB, IVB, NCB, SHB, Maritime Bank,… Bạn cũng có thể thanh toán tiền điện bằng mã QR dễ dàng ngay trên các ứng dụng ngân hàng
3.2.3.2 Một số tiện tích khi sử dụng
Hiện nay, khi thanh toán tại nhà hàng, quán cafe hay các cửa hàng bán lẻ, chúng ta đều dễ dàng nhận ra sự hiện diện của mã QR code Sự phát triển của điện thoại thông minh và truy cập internet tốc độ cao dẫn đến nhu cầu thanh toán bằng mã QR lớn Đó
là lý do tại sao chúng ta thấy nó ở hầu hết mọi nơi từ mua sắm, đặt vé xem phim, quảng cáo
Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật an toàn, độ tin cậy cao hơn và dễ dàng cài đặt là những yếu tố giúp QR Pay ngày càng được áp dụng thành hình thức thanh toán tại rất nhiều địa điểm và ngày càng mang lại nhiều tiện ích cho người dung
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ
4.1 Lợi ích của khách hàng
4.1.1 Nhanh chóng và tiện lợi