1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,59 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (6)
  • PHẦN 2: XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG (7)
  • PHẦN 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG (8)
  • PHẦN 4: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG (10)
  • PHẦN 5: NGƯỜI TIÊU DÙNG (13)
  • PHẦN 6: CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (17)
  • PHẦN 7: ĐỘ CO GIÃN (24)
  • PHẦN 8: THỊ PHẦN CỦA THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE (26)
  • PHẦN 9: CHIẾN LƯỢT ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA APPLE (27)
  • PHẦN 10: PHÂN TÍCH SWOT CỦA APPLE (29)
  • Kết luận (32)
  • Tài liệu tham khảo (32)

Nội dung

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Điện thoại di động là gì ? Điện thoại di động (điện thoại cầm tay) là một thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng Không gian sử dụng điện thoại di động phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ Điện thoại di động chính là một thành tựu của ngành khoa học kỹ thuật cao trong thời đại công nghệ thông tin Nó được ví như chiếc cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách không gian và gắn kết con người lại gần nhau hơn Ngày nay, ngoài nghe – gọi thì điện thoại di động còn được tích hợp nhiều chức năng: nhắn tin, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, lướt web,…

Hiện nay có các hãng điện thoại phổ biến như: Apple với sản phẩm Iphone, Samsung nổi tiếng với các dòng Galaxy, Oppo, Huawei …

Mục đích của điện thoại di động

Sự ra đời của điện thoại di động đã mang đến những đột phá trong phương thức liên lạc của con người Nó cho phép người dùng truyền đi những dữ liệu âm thanh, ký tự, hình ảnh, video, file điện tử, ghi âm,…

Sự có mặt của điện thoại di động giúp mọi lĩnh vực ngành nghề được tối ưu hóa và thuận tiện hơn rất nhiều Smartphone có thể thay thế bút và giấy để ghi chép lại những thông tin cần thiết cho công việc Điện thoại còn cho phép bạn hẹn giờ báo thức và nhắc việc, soạn thảo và gửi email hay tham gia các cuộc họp trực tuyến Mọi công việc mà trước đây chỉ làm được trên máy tính thì nay đã có thể hoàn thành chỉ với điện thoại di động.

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, điện thoại di động đang từng bước thay đổi các phương thức giải trí truyền thống Trước đây chúng ta phải đến tận rạp để xem một bộ phim, đến nhà hát để nghe một buổi hòa nhạc Nhưng ngày nay, con người hoàn toàn có thể làm điều đó ở bất cứ đâu chỉ với chiếc điện thoại di động Điện thoại di động đã mở ra một thế giới giải trí phong phú, hấp dẫn mà không tốn quá nhiều chi phí Bạn có thể thỏa thích xem phim, nghe nhạc, đọc tin tức hoặc tham gia vào các trang mạng xã hội,… Những nguồn giải trí này phần lớn đều không mất nhiều chi phí như cách giải trí truyền thống Người dùng chỉ cần trả phí để kết nối mạng và các phụ phí khác là có thể trải nghiệm giải trí tuyệt vời trên smartphone Điện thoại di động thuộc loại thị trường gì ? Điện thoại di động thuộc thị trường cạnh tranh độc quyền Cạnh tranh độc quyền là cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo Loại cấu trúc thị trường này được tìm thấy trong cuộc sống thực tế Về cơ bản, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng… Vì vậy các công ty có chính sách kiểm soát giá và định giá của các công ty đang áp dụng Người mua và người bán có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường Tuy nhiên, chính vì rào cản gia nhập thấp, các đối thủ cạnh tranh mới liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty hiện tại tạo ra lợi nhuận siêu bình thường.

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Xu hướng sử dụng điện thoại.

Theo báo cáo của ITU trong năm 2022, 73% dân số toàn cầu từ 10 tuổi trở lên sở hữu điện thoại di động Ở các nước có thu nhập thấp, tỉ lệ sở hữu điện thoại di động cao hơn tỉ lệ sử dụng Internet.

Xu hướng của thị trường smartphone tại Việt Nam trong 2021.

Thị trường smartphone tại Việt Nam vẫn là sân chơi của phân khúc tầm trung và cận cao cấp Đâu đó, một số nhà sản xuất đang tung ra những mẫu smartphone cao cấp, nhưng nó vẫn không phải là thiết bị chủ lực mang về doanh số cho các nhà sản xuất smartphone.

Thị trường smartphone trong năm 2021 vừa qua đã có sự biến động khá lớn khi dịch bệnh kéo dài trên toàn cầu Đặc biệt là với các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc, đã khiến cho nguồn cung bị thu hẹp đi rất nhiều.

Tại Việt Nam cũng đã trải qua nhiều đợt phong tỏa, khiến cho các nhà bán lẻ bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng, ảnh hưởng chung đến toàn bộ thị trường smartphone Việt Nam Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian kết thúc phong tỏa, thị trường đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào những tháng cuối năm.

Trong năm 2021 vừa qua, thị trường đã chứng kiến một mức tăng trưởng cũng khá mạnh mẽ ở phân khúc smartphone cấp thấp, khi học sinh buộc phải học online tại nhà và phụ huynh phải đầu tư thiết bị, đa số chọn smartphone giá rẻ Trong năm 2021 và đầu năm 2022 vừa qua, vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Samsung và OPPO, trong khi đó vị trí thứ ba đang

Theo Dữ liệu đến tháng 10/2021 của GFK cho thấy, Apple chiếm đến 79% thị phần điện thoại thông minh cao cấp tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM Trong khi đó, Samsung đạt khoảng 19% Xiaomi, Oppo, Vivo, cùng một số hãng smartphone khác chia sẻ khoảng 2% thị phần còn lại.

Theo số liệu từ Gfk, trong năm 2021 thị phần của các hãng smartphone tại Việt Nam lần lượt như sau:

Tổng quan lại, thị trường smartphone tại Việt Nam vẫn là của sân chơi tầm trung và gần đây là có thêm sự tăng trưởng mạnh mẽ của phân khúc cận cao cấp.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

Trên thị trường điện thoại di động, phân khúc thị trường thường được chia thành các nhóm dựa trên giá bán của sản phẩm, chất lượng và tính năng của chúng Tùy theo nhu cầu bản thân vì vậy có không ít người có thể bỏ ra số tiền lớn để sở hữu cho mình một chiếc smartphone cao cấp, nhưng ngược lại thì cũng có rất nhiều người chỉ có thể lựa chọn cho mình smartphone ở phân khúc thấp hơn Dưới đây là một số phân khúc thị trường chính:

1 Phân khúc điện thoại giá rẻ:

Smartphone trong phân khúc này thường có giá dưới 6 triệu đồng Các sản phẩm thuộc phân khúc này thường không có công nghệ gì mới và đặc biệt nhưng hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của người dùng như nghe gọi, nhắn tin, lướt web và xem phim Tuy nhiên máy không áp dụng thường xuyên đối với những tựa game quá nặng hay xem phim quá lâu.

- Phục vụ tốt các tác vụ giải trí cơ bản.

- Bộ nhớ trong thấp, hiệu năng ổn định đối với máy.

- Camera chỉ dừng lại ở mức vừa đủ.

- Khả năng chơi game không được tốt

- Không có chống nước, sạc nhanh hay sạc không dây.

- Không được cập nhật lên hệ điều hành mới nhất.

2 Phân khúc điện thoại tầm trung: Đây được coi là phân khúc phổ biến nhất và thường có giá từ 6 – 10 triệu, hoàn toàn đáp ứng tốt trải nghiệm của người dùng Thường các smartphone trong phân khúc này sẽ có màn hình Full HD, cấu hình ổn định để có thể chơi game Phần lớn trong phân khúc này, các hãng sản xuất thường chú trọng đến phần camera, làm sao cho tốt nhất để phù hợp với nhu cầu người dùng, nhất là giới trẻ và phụ nữ.

- Lướt web, nhắn tin, chơi các tựa game cơ bản.

- Chụp ảnh và selfie tốt, không lo đến công nghệ hay chất lượng ảnh thiếu sáng trong mọi điều kiện.

- Nghe nhạc, xem video Full HD.

- Không cần nền tảng Android mới nhất hoặc được cập nhật nhanh nhất.

3 Phân khúc điện thoại cận cao cấp:

Phân khúc điện thoại này sẽ có mức giá tốt tầm 10 – 18 triệu đồng, thường những chiếc smartphone nằm trong phân khúc này sẽ tập trung vào một số thế mạnh nhất định như camera, hiệu năng hay là thiết kế màn hình… Những chiếc điện thoại trong phân khúc này thường là flagship của năm trước, mang những tính năng công nghệ cũng tiên tiến nhất

4 Phân khúc điện thoại cao cấp: Điện thoại cao cấp (Flagship) là sản phẩm chủ lực của nhà sản xuất đó, khi được trang bị những tính năng hiện đại nhất trên thị trường công nghệ hiện nay, ngoài ra cấu hình hay mức giá cũng khá cao so với các dòng sản phẩm khác Đây đều là những chiếc điện thoại có hiệu năng tốt, camera xuất sắc và rất nhiều tính năng cực kỳ vượt trội Tuy nhiên các sản phẩm nằm trong phân khúc này thường có điểm chung là mức giá rất cao.

Những tính năng vượt trội có trong một chiếc smartphone cao cấp:

- Chơi game mượt mà, chạy ứng dụng nặng và đa nhiệm tốt.

- Camera cực kỳ xuất sắc, chế độ xử lý ảnh tốt vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng.

- Nhiều chế độ chụp ảnh cao cấp như chỉnh tay, ảnh RAW, zoom quang học hoặc ống kính góc rộng, xóa phông,

- Nghe nhạc chất lượng cao.

- Hỗ trợ HDR khi xem phim.

- Dung lượng cao, lưu ứng dụng, nhạc hình phim hoặc tài liệu thoải mái.

- Thiết kế ấn tượng, chống nước, màn hình vô cực.

- Cập nhật hệ điều hành mới hàng tháng cùng bản vá bảo mật.

- Trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) cực kỳ hay.

Bên cạnh những phân khúc này, còn có thể chia thị trường theo các tiêu chí khác như:thương hiệu, thiết kế, độ phổ biến, và mục đích sử dụng Vì thế, các nhà sản xuất và nhà phân phối điện thoại di động cần phải có chiến lược phân khúc thị trường phù hợp để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng một cách tốt nhất.

KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG

Khái quát tình hình chung của điện thoại di động những năm gần đây (2021-2022- đầu 2023)

Vào năm 2021, do sự ảnh hưởng của Covid-19 và những hạn chế về cung vậy nên thị trường về di động điện thoại đã có nhiều biến đổi nhưng vẫn có điểm đáng chú ý.

Với sự đổ bộ của hàng loạt mẫu smartphone 5G cùng mức giá dễ tiếp cận, nhu cầu mua sắm điện thoại 5G cũng đang tăng mạnh tại Việt Nam Thậm chí, công nghệ này đã trở thành tiêu chí hàng đầu khi khách hàng lựa chọn mua điện thoại.

Cuộc khủng hoảng chip sẽ ảnh hưởng đến sản xuất smartphone từ quý II/2021 khiến nhiều hãng viễn thông gặp khó khăn lớn Theo nhà phân tích Dale Guy của Counterpoint Research, các lô hàng điện thoại di động đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tình trạng thiếu chip và mặc dù giá chip tăng, hai nhà sản xuất lớn nhất trên thị trường là Samsung và TSMC cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.

Dịch Covid-19 bùng phát khắp nơi gây khó khăn trong thời gian dài cho việc nhập hàng và nhu cầu của người dân Đến khi mọi thứ được kiểm soát, nhu cầu tăng cao và vượt xa nguồn cung.

Sau một thời gian dài khó khăn vì dịch Covid-19, thị trường di động Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm Nhu cầu điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng đều tăng cao kéo theo doanh số bán lẻ dần phục hồi Tuy nhiên, càng về cuối năm, thị trường càng thiếu cung, thiếu cầu dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng trầm trọng, giá càng tăng cao.

Bên cạnh nhu cầu của khách hàng tăng cao, năng lực của các công ty, nhà máy Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Doanh số smartphone năm 2022 chứng kiến mức suy giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ.

Chỉ tính riêng quý 4/2022 thì nhu cầu mua sắm điện thoại trong nước đã giảm, nguyên nhân chủ yếu từ tình hình kinh tế ảm đạm Thống kê báo cáo từ nghiên cứu Canalys cho thấy doanh số thị trường điện thoại vào quý IV/2022 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.Trong cả năm 2022, doanh số smartphone thấp hơn 11% so với 2021, lượng thiết bị bán ra dưới 1,2 tỷ.

Theo Canalys, năm 2022 được coi là "một năm cực kỳ khó khăn đối với tất cả các nhà cung cấp" Bởi tăng trưởng âm đã xuất hiện từ năm 2020, khi đại dịch bùng phát tấn công dây chuyền sản xuất Đến năm 2022, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường điện thoại di động Đáng chú ý, doanh thu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý IV và cả năm 2022 là mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Đây là lần đầu tiên thị trường chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng như vậy kể từ cuộc khủng hoảng nguồn cung vào quý 3/2021 do đại dịch Covid-19 gây ra Theo các nhà phân tích của IDC, chi phí sinh hoạt cao và triển vọng kinh tế vĩ mô kém khả quan đang tác động đến nhu cầu mua sắm của người dân Con số 13,4 triệu chiếc bán ra cho cả năm 2022 nhìn chung rất phù hợp với mức tổng thị trường là 13,2 triệu chiếc được thiết lập cách đây 7 năm (2015).

Năm 2023 cũng sẽ là một năm đầy khó khăn đối với thị trường điện thoại di động Theo thống kê từ GFK báo cáo cho biết trong hai tháng đầu tiên của năm 2023, doanh số bán lẻ điện thoại di động tại thị trường Việt Nam chỉ đạt dưới 2,5 triệu chiếc, đã giảm xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm 2022 Mỗi năm, thị trường tăng trung bình từ 5-15% trong điều kiện thuận lợi như vậy, mức thụt lùi này tương đương với 2-3 năm.

Smartphone tầm trung và giá rẻ luôn là phân khúc sôi động trên thị trường nhưng dần phân khúc này cũng đang chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng Một chuỗi bán lẻ lớn ở ViệtNam đã chia sẻ rằng lượng khách hàng mua điện thoại trong phân khúc này ở tháng 12/2022 chỉ bằng một nửa so với doanh số với tháng 1/2022 Đầu năm 2023, một số hệ thống chỉ đạt doanh số khoảng 50-60% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm 2022 khiến tình hình chung của thị trường càng thêm khó khăn.

Phân khúc di động cao cấp (đặc biệt là iPhone) mang lại doanh thu đáng kể cho các nhà bán lẻ cũng sẽ gặp nhiều thách thức khi xảy ra tình trạng khan hàng iPhone 14 vào cuối năm

2022, buộc nhiều nhà bán lẻ phải nhập hàng về với số lượng lớn Nhưng hàng lại về quá nhiều sau sau Tết làm cho giá bán thiết bị liên tục sụt giảm.

Sự sụt giảm của thị trường điện thoại toàn cầu trong quý I năm 2023 cũng được các chuyên gia trong ngành dự đoán Điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn tiếp tục cản trở hoạt động đầu tư và nhà cung cấp tại nhiều thị trường trọng điểm nên năm 2023 có thể được coi là thời điểm khó khăn nhất trên toàn quốc đối với điện thoại di động có hệ thống kinh doanh.

Doanh số sụt giảm, khó khăn về tài chính và hàng tồn kho chuỗi cung ứng biến động do nhu cầu người dùng thấp và các kênh phân phối giảm hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động tác động tiêu cực đến hiệu suất chuỗi cung ứng linh kiện.

NGƯỜI TIÊU DÙNG

1 Hãng điện thoại được tin dùng và sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện nay, điện thoại di động gần như là một công cụ không thể thiếu. Trung bình mỗi người đều có từ 1 chiếc điện thoại di động trở lên Ngoài vấn đề như thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa thì thị hiếu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cầu của về mặt hàng này.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, lượng smartphone bán ra tại Việt Nam trong năm 2021 đã tăng 11,9%, lên mức 15,9 triệu thiết bị, với 5 thương hiệu smartphone lớn nhất thị trường năm 2021 vẫn là những cái tên quen thuộc: Samsung, Oppo, Apple, Xiaomi,Vivo Trong đó, hai vị trí dẫn đầu không thay đổi trong năm qua.

Thị phần smartphone tại Việt Nam trong quý IV/2021 (Ảnh: IDC).

Trong đó Samsung là thương hiệu điện thoại có 28,7% thị phần cao nhất ở Việt Nam tính theo số lượng máy bán ra trong quý IV/2021 Tại Việt Nam, Samsung phân phối đến thị trường

4 dòng điện thoại chính bao gồm dòng Galaxy A (tầm trung), dòng Galaxy M (giá rẻ), dòng Galaxy S và dòng Galaxy Z (cao cấp) Đứng ở vị trí thứ hai là Oppo với 17,3% thị phần Trong đó,các mẫu Oppo A95 và A55 đóng vai trò trọng tâm, giúp doanh số của Oppo tăng trưởng trong quý IV/2021 Ngoài ra, dòng sản phẩm Reno cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng.

Vivo cán đích ở vị trí thứ ba với 16,1% trong quý cuối cùng của năm 2021, cũng là thời điểm hãng tung ra hàng loạt mẫu smartphone mới Tính chung cả năm 2021, Vivo đạt thị phần 11,7% với mức tăng trưởng 29,4% so với năm 2020.

Apple đứng thứ 4 khi bán được 548,3 nghìn chiếc iPhone, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái Bất chấp hạn chế về nguồn cung, dòng iPhone 13 của họ vẫn hoạt động khá tốt và trở thành động lực chính về doanh số trong quý 4/2021 – khi Apple mở rộng hợp tác với các đối tác bán lẻ trong nước mở chuỗi cửa hàng chuyên bán Apple.

Cũng trong quý 4/2021, Xiaomi đã bán được 546,9 nghìn máy – con số này gần bằng Apple và giúp thương hiệu Trung Quốc vững vàng ở vị trí thứ 5 về doanh số Trong cả năm

2021, Xiaomi đạt thị phần 12,7%, tương ứng với 2 triệu smartphone bán ra, tăng đáng kể so với mức 8,3% của năm 2020.

Như vậy, tính đến thời điểm 4/2021 Samsung là thương hiện điện thoại được người dùng chính nhờ tăng trưởng mạnh ở phân khúc smartphone giá rẻ của Samsung và dòng điện thoại có thiết kế theo khuynh hướng hiện đại, thời thượng, kiểu dáng mỏng nhẹ, đa dạng mẫu mã.

2 Sản phẩm điện thoại được ưu chuộng năm 2021

"Smartphone được yêu thích nhất" trong cuộc thi Tech Choice Awards 2021 ( cuộc thi bình chọn sản phẩm và ứng dụng công nghệ, được báo điện tử Dân trí tổ chức dành cho các sản phẩm công nghệ giới thiệu và bán chính hãng tại Việt Nam trong năm 2021) Kết quả cuối cùng, chiếc Samsung Galaxy Z Fold3 đã xuất sắc giành chiến thắng ở hạng mục này.

So với sản phẩm tiền nhiệm, mẫu máy này không có nhiều thay đổi về thiết kế Tuy nhiên, hãng đã tập trung cải thiện rất nhiều chi tiết giúp cho trải nghiệm sử dụng của thiết bị này trở nên tốt hơn Phần bản lề của máy vẫn được thiết kế rất chắc chắn và cứng cáp, cho phép người dùng có thể mở màn hình theo nhiều góc độ khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Cụm 3 camera chính với các ống kính kích thước lớn ở mặt ngoài sản phẩm cũng tạo được điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế của sản phẩm.

3 Người Việt có xu hướng ưa chuộng điện thoại thông minh cao cấp

Người Việt đang càng có xu hướng mua chiếc điện thoại cao hơn so mới mức thu nhập bình quân Báo cáo mới đây của Counterpoint sẽ đem đến các nhìn cụ thể hơn.

Nhu cầu điện thoại cao cấp (giá từ 400 USD) tăng trưởng mạnh ở Việt Nam (nguồn:Counterpoint)

Tương tự, nhà phân tích nghiên cứu Akash Jatwala cho biết “Nhóm thiết bị cao cấp (giá hơn 400 USD) đã tăng khoảng 75% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào dòng iPhone 11, iPhone

13 Pro Max và Galaxy S khiến cho Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường lớn của Apple tại Đông Nam Á”.

Tương tự, nhà phân tích nghiên cứu Akash Jatwala cho biết “Nhóm thiết bị cao cấp (giá

13 Pro Max và Galaxy S khiến cho Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường lớn của Apple tại Đông Nam Á”10 Theo GfK “Thống kê năm 2021 của GfK cho thấy người Việt ưu tiên chọn thiết bị có tính năng cao cấp Năm 2017, người Việt sẵn sàng chi khoảng 257 USD (5,8 triệu đồng) cho một smartphone, nhưng hiện nay năm 2022 con số này tăng lên 292 USD (6,6 triệu đồng).

Từ thông tin trên ta thấy nhu cầu điện thoại cao cấp (giá từ 400 USD) tăng trưởng mạnh ở Việt Nam Nguyên nhân đơn giản bởi quan niệm người tiêu dùng Việt “Tiền nào của nấy”,

“Ăn chắc mặc bền” bởi thế nên họ sẵn lòng chi phần lớn tiền vào các sản phẩm điện thoại có tính năng cao cấp hơn Từ đó đem lại cảm giác thoải mái, tiện lợi hơn khi học tập, làm việc, giải trí, cũng như tiết kiệm phần lớn chi phí trong việc sữa chữa, nâng cấp điện thoại về sau này Makeuseof cho rằng trên thực tế điện thoại thông minh cao cấp sẽ tiết kiệm hơn điện thoại giá rẻ, nếu xét về việc sử dụng lâu dài cao cấp Nếu mua một smartphone bình dân, sau 2-3 năm hiệu suất sử dụng, camera và ngoại hình nói chung đều xuống mức "trung bình" Thì một chiếc điện thoại cao cấp người dùng vẫn cảm thấy mọi thứ tốt trong khoảng thời gian dài, phần cứng vẫn đảm bảo và phần mềm tiếp tục được hỗ trợ Với giá thay pin vào khoảng 25-100 USD, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm khá nhiều vì không phải liên tục mua điện thoại mới.

4 Đâu là thứ mà người tiêu dùng quan tâm khi mua 1 chiếc điện thoại? a Tính năng sản phẩm

CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Phân tích biến động cung:

1 Giá của các yếu tố sản xuất

Thị trường điện thoại di động được điều chỉnh bởi sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất và phân phối Thay đổi giá sản xuất có thể ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường.Nếu giá sản xuất tăng, số lượng điện thoại di động được sản xuất sẽ giảm và giá bán lẻ có thể tăng để bù đắp chi phí sản xuất.

Nếu giá sản xuất giảm, số lượng điện thoại di động được sản xuất sẽ tăng, nhưng giá bán lẻ sẽ giảm do sự cạnh tranh giữa các công ty.

Ngoài ra, sự cạnh tranh về chất lượng và tính năng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường Các công ty sản xuất cố gắng giữ cho giá sản xuất thấp để cạnh tranh với các đối thủ khác, trong khi vẫn duy trì chất lượng và tính năng cao của sản phẩm.

Thị trường điện thoại di động có xu hướng phát triển và thay đổi liên tục với sự ra đời của các loại công nghệ mới Biến động cung trên thị trường điện thoại theo công nghệ có thể được miêu tả như sau:

Sự ra đời của công nghệ mới: Khi một công nghệ mới được giới thiệu, sản phẩm điện thoại di động sử dụng công nghệ này sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Các công ty sản xuất cố gắng cung cấp các sản phẩm mới nhất để tận dụng cơ hội kinh doanh.

Sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất: Với sự phát triển của công nghệ, các công ty sản xuất cố gắng cải tiến sản phẩm của mình để cạnh tranh với các đối thủ khác Điều này có thể dẫn đến một biến động cung, khi các công ty sản xuất tung ra nhiều sản phẩm mới với các tính năng khác nhau.

Tính chất của công nghệ: Một số công nghệ mới chỉ có thể được áp dụng cho các sản phẩm cao cấp Ví dụ, các công nghệ mới như 5G hoặc màn hình gập chỉ được áp dụng cho điện thoại di động cao cấp, do đó sẽ có một biến động cung cho loại sản phẩm này.

Sự cải tiến của công nghệ: Các công ty sản xuất cũng cố gắng cải tiến công nghệ để tăng tính năng và hiệu suất của sản phẩm Điều này có thể dẫn đến sự loại bỏ các sản phẩm cũ không còn phù hợp với công nghệ mới, và dẫn đến một biến động cung trên thị trường.

Kỳ vọng của nhà sản xuất ảnh hưởng đến biến động cung trên thị trường điện thoại di động như sau:

Khi nhà sản xuất kỳ vọng rằng nhu cầu từ thị trường sẽ tăng, họ có thể tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu dự kiến và giúp tăng doanh số bán hàng.

Ngược lại, khi nhà sản xuất kỳ vọng rằng nhu cầu từ thị trường sẽ giảm, họ có thể giảm sản lượng sản xuất để giảm thiểu rủi ro tồn kho và chi phí sản xuất không cần thiết.

Nhà sản xuất cũng có thể tăng hoặc giảm sản lượng sản xuất tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và mục tiêu của họ Nếu họ muốn mở rộng thị phần, họ có thể tăng sản lượng sản xuất cho các sản phẩm mới hoặc tăng sản lượng sản xuất cho các sản phẩm đang được ưa chuộng. Ngược lại, nếu họ muốn tập trung vào chất lượng và tính năng của sản phẩm, họ có thể giảm sản lượng sản xuất để tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm.

Kỳ vọng của nhà sản xuất cũng phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất. Nếu nhà sản xuất không có sự tự tin về khả năng cạnh tranh trong thị trường hiện tại, họ có thể giảm sản lượng sản xuất để giảm thiểu rủi ro kinh doanh.

4 Số lượng người sản xuất:

Sự biến động cung trên thị trường điện thoại di động theo số lượng sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như:

Nhu cầu của thị trường: Sản lượng sản xuất sẽ tăng nếu có nhu cầu cao từ thị trường. Ngược lại, nếu nhu cầu giảm thì sản lượng sản xuất cũng sẽ giảm.

Chi phí sản xuất: Nếu chi phí sản xuất tăng, sản lượng sản xuất có thể giảm để giảm thiểu chi phí và ngược lại.

Công nghệ sản xuất: Công nghệ hiện đại và tiên tiến hơn có thể giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất Do đó, khi công nghệ sản xuất được cải tiến, sản lượng sản xuất có thể tăng.

Tính chất sản phẩm: Loại sản phẩm và tính chất sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất Ví dụ, điện thoại di động cao cấp có thể được sản xuất với số lượng ít hơn so với điện thoại di động giá rẻ.

ĐỘ CO GIÃN

Độ co dãn của điện thoại di động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm Tuy nhiên, giá bán của điện thoại di động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển và lợi nhuận mong muốn của nhà sản xuất.

Nếu giá bán của điện thoại di động tăng lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua ít hơn hoặc chuyển sang mua các sản phẩm khác có giá rẻ hơn Tuy nhiên, nếu giá bán giảm thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn hoặc chuyển sang mua các sản phẩm có giá rẻ hơn. Đối với dòng điện thoại Iphone của Apple thì sự co giãn về giá rất ít, đường cầu gần như thẳng đứng Điều này có nghĩa là dù Apple có tăng giá thì như cầu của khách hàng sẽ không ảnh hưởng nhiều

Iphone dần trở thành hàng hóa thiết yếu mà người dùng không thể thiếu Vì có hệ điều hành, phần mền độc quyền cùng với thiết kế và chất liệu xuất sắc và dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá cao Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại với hệ điều hành iOS thì Iphone là sụ lựa chọn duy nhất cũng chính vì thế mà Iphone trở nên độc quyền hơn và ít sự phản ứng của người mua khi giá cả thay đổi.

Ngược lại với Iphone, các dòng điện thoại Android lại có sự co giãn hơn, một sự thay đổi nhỏ về giá cũng có thể làm cho nhu cầu của khách hàng thay đổi mạnh.

THỊ PHẦN CỦA THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE

( Thị phần điện thoại di động toàn cầu năm 2023 - Nguồn: GS Statcounter)

Thống kê gần đây nhất trên thị trường điện thoại di động cho thấy, tháng 4/2023, Apple dẫn đầu trên thị trường này với 30,44% Điều này có nghĩa là người dùng điện thoại di động Apple chiếm xấp xỉ 3/10 người dùng điện thoại di động trên thế giới. Đứng thứ hai của bảng là một trong những hãng điện thoại phổ biến nhất đó là Samsung

- một hãng đến từ Hàn Quốc, chiếm 26,1% thị phần, chỉ sau Apple 4,34%.

( Thị phần điện thoại di động toàn cầu - Quý 1/2021 đến Quý 4/2022 - Nguồn:Market Monitor Service)

Dữ liệu cũng đã cho thấy 2 hãng là Apple và Samsung đã liên tục thay đổi vị trí cho nhau trong những năm trước đó Tháng 9/2021, Samsung đã giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường Nhưng Apple đã chiếm lấy vị trí số 1 của Samsung vào tháng 10/2021 và giữ vị trí ấy trong vài tháng Đến tháng 3/2022, Samsung đã giành lại vị trí đầu bảng Tháng 10/2022, Apple đã được dẫn đầu trở lại, cả hai hãng không ngừng tranh giành vị trí số 1 (Nguồn: Oberlo)

Android bắt đầu vị trí hàng đầu trên thị trường toàn cầu vào năm 2012, đánh bại iOS3,37% Nó đã tiếp tục thống trị thị trường hệ điều hành di động kể từ đó Trong mười bốn năm qua, Android đã tăng 69,24%, trong khi thị phần của iOS đã giảm 6,3%.(Nguồn: StatCounter)

CHIẾN LƯỢT ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA APPLE

Các sản phẩm của Apple đều được mọi người biết tới là đắt tiền, thuộc nhóm khách hàng có địa vị cao cấp và mang biểu tượng sang trọng Apple đã nắm rất rõ tâm lý khách hàng của mình, vì vậy họ luôn đổi mới công nghệ liên tục có thể tìm cách làm hài lòng được tất cả các khách hàng.

Một số chiến lược định giá sản phẩm nổi bật của Apple:

Chiến lược định giá Premium (Premium Pricing Strategy)

Chiến lược định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp của Apple Với chiến lược này, thương hiệu đã định giá sản phẩm cao để thể hiện rằng sản phẩm của họ có giá trị cao, sang trọng. Định giá Premium là một chức năng quan trọng trong việc cho khách hàng biết được thương hiệu và cảm nhận về thương hiệu Các thương hiệu sử dụng chiến lược định giá này được biết đến với việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm có giá trị cao cấp Do Apple xác định là thương hiệu cao cấp nên họ đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm Premium Đây là chiến lược về giá thường thấy ở tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Apple khi luôn được đặt giá ở mức cao nhất

Chiến lược định giá sản phẩm của Apple theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)

Chiến lược marketing của Apple khi định giá sản phẩm dựa trên giá trị mà khách hàng của họ đang cảm nhận được về sản phẩm Định giá theo giá trị là cách thương hiệu định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các sản phẩm Apple được bán với mức giá mà khách hàng của họ tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị sản phẩm đem đến, cung cấp Định giá dựa trên giá trị khác với việc định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào chi phí để sản xuất định giá sản phẩm Các sản phẩm có tính năng hoặc dịch vụ độc đáo sẽ phù hợp để nhãn hàng sử dụng chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị Do các sản phẩm của Apple trong cảm nhận của khách hàng đang có giá trị cao nên giá thành của sản phẩm cũng tương xứng Bên cạnh đó, bất kỳ sự cải tiến sản phẩm hoặc các tính năng Apple bổ sung được đưa ra cũng đều dựa trên sự mong muốn và nhu cầu của khách hàng

Thực hiện định giá sản phẩm theo tâm lý của khách hàng (Psychology Pricing Strategy)

Chiến lược định giá theo tâm lý, đúng như tên gọi, đó là nhắm vào tâm lý của con người để thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp Apple thường xuyên sử dụng hiệu ứng này khi định giá sản phẩm của mình để thu hút khách hàng mua sản phẩm

Ví dụ: Theo “hiệu ứng 9 chữ số (9-digit effect)”, mặc dù một sản phẩm có giá 99,99 đô la về cơ bản là 100 đô la, khách hàng vẫn có thể xem đây là một mức giá tốt đơn giản chỉ vì người bán đã định giá sản phẩm với số “9” trong giá bán.

PHÂN TÍCH SWOT CỦA APPLE

Strengths – Điểm mạnh của Apple

1 Sản phẩm sáng tạo, thiết kế độc đáo

Khả năng tự thiết kế từ phần cứng cho tới phần mềm trong các sản phẩm đã giúp Apple trở thành công ty hàng đầu sản xuất thiết bị công nghệ

2 Văn hóa doanh nghiệp Áp dụng tư duy đổi mới, sáng tạo liên tục đã giúp mỗi cá nhân khám phá và tìm tòi những ý tưởng xuất sắc nhất, phát triển văn hóa nội bộ mạnh mẽ Hai yếu tố “sáng tạo – xuất sắc” trở thành kim chỉ nam của Apple, giúp thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển và tăng trưởng liên tục

Thỏa hiệp với chất lượng là cách nhanh nhất để phá hủy một thương hiệu Apple đang hoạt động với danh hiệu là công ty công nghệ hàng đầu, phát triển các sản phẩm tập trung vào chất lượng và đó là yếu tố tiên quyết để duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu Đổi mới liên tục, chất lượng tuyệt đỉnh nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp nhà Táo vượt xa các đối thủ cạnh tranh với mức độ trung thành thương hiệu (brand loyalty) là 87%, chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu

4 Độ uy tín không ngừng tăng của thương hiệu

Nhờ các chức năng tiên tiến cùng thiết kế độc đáo cho sản phẩm của mình, Apple đã nhận danh được hiệu với uy tín cao nhất trên toàn thế giới Năm 2020, Apple xếp hạng là thương hiệu có giá trị thứ ba, sau Amazon và Google.

Weaknesses – Điểm yếu của Apple

Mức giá của Apple là mối bận tâm đáng kể với nhiều người Tỷ suất lợi nhuận cao là lý do khiến sản phẩm này chỉ hướng đến một tầng lớp khách hàng cao cấp mặc dù đối tượng của họ là những người sử dụng điện thoại thông minh nói chung

2 Thiếu khả năng tương thích

Sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện của hãng Các sản phẩm của nhà Táo không hỗ trợ các phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng không tương thích trên các thiết bị khác Điều này bắt buộc khách phải mua độc quyền ứng dụng hoặc phụ kiện của Apple như cáp sạc, giác cắm để tiếp tục sử dụng sản phẩm

Opportunities – Cơ hội của Apple

1 Mức độ trung thành với thương hiệu

Các sự kiện ra mắt và thông báo về sản phẩm của Apple luôn được lan truyền với tốc độ chóng mặt Ngoài ra, tỷ lệ giữ chân khách hàng của thương hiệu này cũng xấp xỉ 92% Với lợi thế này, Apple có thể tiếp tục thống lĩnh thị trường và tăng tỉ lệ này bằng cách làm hài lòng những khách hàng trung thành hiện tại và phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa

2 Quan hệ đối tác và chuyển đổi

Trong tương lai, Apple có thể mua lại các công ty khởi nghiệp và các công ty mạnh về

Al, Machine Learning và Tech Việc mua lại như vậy cho phép Apple kết hợp công nghệ này vào các sản phẩm của họ và nâng cao hơn nữa chất lượng của nó

Ví dụ, Apple đã quản lý để mua lại Regaind Company, công ty đã giúp Apple bổ sung

ML vào các ứng dụng điện thoại thông minh gốc của mình

3 Ra mắt các sản phẩm mới

Bằng sự ra mắt của các sản phẩm mới, Apple đang hy vọng làm tăng thị phần, mở rộng doanh thu ở các lĩnh vực ngoài điện thoại thông minh cũng như mở rộng hệ sinh thái của mình Ví dụ gần đây, sự ra mắt của Apple TV+ vào năm 2019 là một minh chứng cho việc Apple đang muốn đẩy mạnh doanh thu của mình vào thị trường giải trí, tránh bị phụ thuộc vào việc chỉ bán các sản phẩm phần cứng.

Threats – Thách thức của Apple

1 Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ

Lĩnh vực kinh doanh chính của Apple là khoa học và công nghệ Đây là lĩnh vực liên tục phát triển và thay đổi hàng ngày với những cải tiến không thể ngờ tới Việc nắm bắt xu hướng công nghệ và đưa ra những cải cách phù hợp là một thách thức lớn với Apple

2 Cuộc đua giành thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường

Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng là một điều đáng quan tâm đối với Apple khi các doanh nghiệp như Google, Huawei và Samsung khiến Apple gặp nhiều khó khăn với các sản phẩm công nghệ tiên tiến sắp ra mắt của họ Có thể thấy ngày càng có nhiều tập đoàn công nghệ đến từ châu Á khẳng vị thế của mình, cụ thể là Samsung

3 Giá trị của đồng đô la

Giống như các tập đoàn đa quốc gia, lợi nhuận của Apple phụ thuộc rất lớn vào giá trị của đồng đô la, do một nửa doanh thu của Apple kiếm được là từ thị trường bên ngoài Hoa

Kỳ Vậy nên, sự thay đổi về tỷ giá tiền tệ của các quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của Apple, hay nói cách khác, doanh thu của Apple phụ thuộc rất lớn vào giá trị trao đổi của đồng đô la ở các thị trường trên thế giới.

Ngày đăng: 16/04/2024, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w