1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồng phạm trong tội giết người theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân tỉnh hải dương

83 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng phạm trong tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017
Tác giả Phạm Anh Tuyết
Người hướng dẫn PGS.TS Trịnh Tiến Việt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Luật
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Mặc dù Bộ luật Hình sự Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về tội phạm giết người và các trường hợp phạm tội đồng phạm, tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM ANH TUYẾT

§åNG PH¹M TRONG TéI GIÕT NG¦êI THEO Bé LUËT H×NH Sù N¡M 2015, SöA §æI N¡M 2017

(Trªn c¬ së thùc tiÔn xÐt xö t¹i Tßa ¸n nh©n d©n tØnh H¶i D-¬ng)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự (Định hướng ứng dụng)

Mã số: 8380101.03

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH TIẾN VIỆT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Đề án

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Anh Tuyết

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GIẾT NGƯỜI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 CỦA VIỆT NAM 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm đồng phạm trong tội giết người 7

1.1.1 Khái niệm đồng phạm trong tội giết người 7

1.1.2 Đặc điểm đồng phạm trong tội giết người 10

1.2 Các hình thức đồng phạm trong tội giết người 15

1.2.1 Đồng phạm giản đơn trong tội giết người 16

1.2.2 Đồng phạm có tổ chức trong tội giết người 19

1.3 Các loại người đồng phạm trong tội giết người 22

1.3.1 Người thực hành 23

1.3.2 Người tổ chức 25

1.3.3 Người xúi giục 26

1.3.4 Người giúp sức 27

1.4 Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015 29

1.4.1 Nguyên tắc chung đối với đồng phạm trong tội giết người 29

1.4.2 Trách nhiệm hình sự theo các giai đoạn phạm tội 33

1.4.3 Trách nhiệm hình sự do tự ý chấm dứt việc phạm tội của các đồng phạm trong tội giết người 39

Kết luận Chương 1 43

Trang 5

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

VỀ ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 44

2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đồng phạm trong tội giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương 44

2.1.1 Thực trạng tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương 44

2.1.2 Kết quả đạt được trong giải quyết các vụ án đồng phạm trong tội giết người 49

2.2 Một số hạn chế, khó khăn và nguyên nhân từ thực tiễn giải quyết các vụ án đồng phạm trong tội giết người 52

2.2.1 Một số hạn chế, khó khăn 52

2.2.2 Nguyên nhân 55

2.3 Một số đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về đồng phạm trong tội giết người 57

2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự 57

2.3.2 Giải pháp về tổ chức thi hành 63

2.4 Một số giải pháp khác 69

2.4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 69

2.4.2 Tăng cường cơ sở vật chất 71

Kết luận Chương 2 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội

giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2023

45

Bảng 2.2 Mức hình phạt chính áp dụng đối với các bị cáo bị xét

xử sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2023

46

Bảng 2.3 Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội

giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2015 đến năm 2023

47

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Quyền sống (the right to life) là một quyền tự nhiên, cơ bản của con

người được ghi nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 khẳng

định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” Điều

6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa Điều

3 UDHR, trong đó nêu rằng: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống

Quyền này phải được pháp luật bảo vệ Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện” (Khoản 1) Quyền sống được hiểu theo nhiều cách tiếp

cận khác nhau, trong đó bảo đảm sự toàn vẹn về tính mạng con người là nội dung quan trong nhất được pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ

Bất kỳ hành vi giết người nào đều gây ra tác hại nguy hiểm cho xã hội

và bị pháp luật trừng trị Tuy nhiên, những vụ giết người do nhóm người gây

ra có tính chất nguy hiểm cao hơn so với các vụ giết người do một người thực hiện bởi sự thỏa thuận, lên kế hoạch, phân công… giữa các thành viên trong một nhóm sẽ dẫn đến khả năng cao đạt được mục đích của tội phạm Chính vì vậy, pháp luật hình sự các nước đều coi hình thức phạm tội đồng phạm trong tội giết người có tính chất nguy hiểm cao hơn so với vụ giết người không có tính chất đồng phạm Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) quy định về tội giết người đã xác định tình tiết có tổ chức (điểm o) là một trong những tình tiết xác định khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân hoặc tử hình

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình tội phạm giết người đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, nhiều vụ người phạm tội có hành vi hết sức dã man, gây

Trang 8

xôn xao dư luận xã hội, đáng lưu ý là tình trạng những người thân thích, ruột thịt trong gia đình thực hiện hành vi giết người Theo báo cáo của cơ quan có thẩm quyền năm 2022, tội phạm giết người tăng 13%; số vụ giết người thân tăng gần 5% [24]

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm giết người đặc biệt là trường hợp đồng phạm trong tội giết người ở Việt Nam thời gian qua đang còn có những hạn chế bất cập, tác động tiêu cực đến hiệu quả của cuộc đấu tranh chống đồng phạm giết người Mặc dù Bộ luật Hình sự Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về tội phạm giết người và các trường hợp phạm tội đồng phạm, tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này trong các vụ giết người có dấu hiệu đồng phạm vẫn còn có những vướng mắc, có nhiều quan điểm khác nhau về dấu hiệu đồng phạm giết người, việc xác định các loại đồng phạm giết người, các hình thức đồng phạm giết người …

Chính vì vậy, Học viên chọn vấn đề đồng phạm trong tội giết người theo luật hình sự Việt Nam là nội dung nghiên cứu của đề án Đồng thời, từ thực tiễn công tác và do điều kiện tiếp cận các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, học viên chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương

2 Tình hình nghiên cứu đề án

Tội giết người và chế định đồng phạm trong luật hình sự là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm

Ở cấp độ Luận án tiến sĩ, có các công trình của các tác giả sau: Luận án

“Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, 2006, của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà; Luận án “Tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”,

Trang 9

2019, của tác giả Giàng Quốc Hưng; Luận án “Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”,

2019, của tác giả Nguyễn Quốc Hân

Ở cấp độ các công trình được công bố trên các tạp chí khoa học, có các công trình như: Bài viết “Một số vấn đề Kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội giết người”, Tạp chí

Khoa học kiểm sát, số 23/2018, của tác giả Vũ Đức Hạnh; Bài viết “So sánh quy định về tội giết người trong bộ luật hình sự Việt Nam và bộ luật hình sự Liên bang Nga; Tạp chí Kiểm sát, số 22/ 2015, của tác giả Lê Thị Thu Huyền; Bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong điều tra các vụ

án giết người, Kiểm sát, số 11/2014, của nhóm tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền

và Đỗ Hải Yến; Bài viết “Phân biệt tội giết người vô tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong Bộ Luật hình sự năm 2015, Kiểm sát, số 7/2018, của tác giả Đinh Văn Quế; Bài viết “Một số vướng mắc trên thực tiễn khi triển khai bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghề Luật, số 4/2020, của tác giả Nguyễn Thanh Mai; Bài viết “Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, Nhân lực khoa học xã hội, số 11/

2015, của tác giả Phí Thành Trung…

- Những vấn đề tiếp thu, kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã công bố: Nghiên cứu các công trình trên cho thấy, các công trình nghiên cứu

đã làm rõ nội dung liên quan đến tội giết người và các trường hợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong thời gian tới Đây là nền tảng khoa học và thực tiễn để Học viên tiếp tục nghiên cứu liên quan đến chủ đề của đề án

- Những vấn đề tiếp tục phát triển: Hiện nay, các công trình nghiên

Trang 10

cứu tiếp cận toàn diện cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến đồng phạm trong tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam còn chưa nhiều Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích, làm rõ các nội dung cụ thể về tội giết người và các hình thức đồng phạm mà chưa có sự gắn kết giữa hình thức phạm tội đồng phạm trong tội giết người

Do đó, xuất phát từ nhận thức vấn đề đồng phạm trong tội giết người là một trong những hình thức phạm tội phức tạp, gây ra những khó khăn đáng kể trong việc giải thích lý thuyết và áp dụng nó vào thực tiễn đa dạng của các loại đồng phạm trong tội giết người Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội giết người cần tiếp tục làm rõ bao gồm: Khái niệm khoa học về đồng phạm trong tội giết người; các hình thức

và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội giết người… Đặc biệt là, thực tiễn áp dụng trên cơ sở số liệu xét xử các vụ án đồng phạm trong tội giết người trên địa bàn tỉnh Hải dương sẽ là cơ sở để đánh giá các quy định pháp luật về đồng phạm trong tội giết người theo Luật Hình sự hiện

hành của Việt Nam và thực tiễn hoạt động tư pháp trong quá trình áp dụng các quy định này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận về đồng phạm

trong tội giết người và thực trạng quy định về đồng phạm trong tội giết người theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về hình thức phạm tội này và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định này trong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích khái niệm đồng phạm trong tội giết người;

- Các đặc điểm đồng phạm, các hình thức đồng phạm và loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong tội giết người;

Trang 11

- Làm rõ quy định có liên quan tới đồng phạm trong tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam;

- Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về đồng phạm trong tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hải Dương;

- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội giết người ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng của nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến hành vi đồng phạm trong tội giết người

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung Các quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam

về đồng phạm trong tội giết người và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, với

tư cách là một đề tài nghiên cứu về khoa học pháp lý hình sự, đề án dựa trên

cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt

Nam về Nhà nuớc và pháp luật, về chính sách hình sự và cải cách tư pháp, về công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay

Đó là căn cứ cơ bản giúp cho Đề án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đồng phạm trong tội giết người trong BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Phương pháp nghiên cứu: Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, ,

trong đó, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật đóng vai trò chủ đạo

Trang 12

6 Những đóng góp mới của đề án

- Đề án bổ sung các vấn đề lý luận về đồng phạm trong tội giết người

- Đề án sử dụng phương pháp đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội giết người theo Luật Hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ đó khái quát về thực tiễn tư pháp áp dụng pháp luật về vấn đề này trong phạm vi toàn quốc

- Đề án đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hình sự về đồng phạm trong tội giết người và kiến nghị liên quan đến việc áp dụng đúng các quy định này trong thực tiễn tư pháp trong thời gian tới

7 Bố cục của đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, đề án có bố cục gồm 2 Chương như sau:

Chương 1 Một số vấn đề về đồng phạm trong tội giết người theo Bộ

luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam

Chương 2 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đồng phạm

trong tội giết người trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị, đề xuất

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GIẾT NGƯỜI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 CỦA VIỆT NAM

1.1 Khái niệm, đặc điểm đồng phạm trong tội giết người

1.1.1 Khái niệm đồng phạm trong tội giết người

Ở Việt Nam, quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thực đối xử nào khác xâm

phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”

Để đảm bảo và thực hiện các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013 thừa nhận, kế thừa các Bộ luật hình sự trước đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã dành một chương riêng - Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định về các tội phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được

bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và quy định trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện các hành vi phạm tội này Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước và toàn xã hội bảo vệ tốt các quyền con người, quyền cơ bản của công dân

Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được Chỉ trên cơ sở quyền sống, con người mới có các quyền khác mà pháp luật quy định Chính vì vậy, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, hành vi tước đoạt quyền sống của con người trái pháp luật luôn được coi là hành vi nguy hiểm cao cho xã hội và

bị truy cứu trách nhiệm cao nhất - trách nhiệm hình sự Pháp luật hình sự

Trang 14

Việt Nam từ năm 1985 đến nay luôn quy định tội giết người là một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự với mức chế tài nghiêm khắc nhất

Theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, tội giết người có các đặc điểm pháp lý sau:

- Là hành vi xâm phạm xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng

và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống Trong đó, thời điểm bắt đầu sự sống của con người, thường được xác định là thời điểm đứa trẻ được tách (đẻ tự nhiên hoặc đẻ mổ) ra khỏi người mẹ

- Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác Hành vi khách quan thể hiện dưới hình thức hành động (đâm, chém,…) hoặc không hành động (Y tá không chăm sóc bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân chết…) Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người có mối quan

Trang 15

hiểm”, “vùng trọng yếu của cơ thể” là những vùng quan trọng, chủ yếu của cơ thể con người nếu bị tổn thương có thể quyết định việc tồn tại hoặc tử vong của con người

Trong thực tiễn pháp lý, một tội phạm có thể chỉ do một người (hoặc một pháp nhân thương mại) thực hiện, nhưng cũng có thể do hai hoặc nhiều người (hoặc nhiều một pháp nhân thương mại) cùng tham gia thực hiện Khi những người phạm tội cùng chung hành động và cùng cố ý thực hiện một tội

phạm cụ thể thì sự kiện đó gọi là đồng phạm Trong Luật hình sự, đồng phạm

là một hình thức phạm tội có những đặc điểm riêng biệt so với tội phạm có thể chỉ do một người (hoặc một pháp nhân thương mại) thực hiện nên cần có những quy định riêng về đồng phạm [19, tr.254]

Luật hình sự Việt Nam đã quy định từ rất sớm chế định đồng phạm với nhiều thuật ngữ khác nhau như: “tòng phạm”, “cộng phạm”… Tuy nhiên, thuật ngữ đồng phạm được sử dụng thống nhất từ Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015 [19, tr.255] Đồng thời, hình thức phạm tội đồng phạm là hình thức có thể xảy ra trong mọi tội phạm,

do đó Bộ luật Hình sự năm 2015 không có quy định về các trường hợp đồng phạm trong từng tội phạm cụ thể mà chỉ có quy định chung về các trường hợp đồng phạm tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

Như vậy, tội phạm giết người xảy ra có thể do một người thực hiện, nhưng cũng có thể do hai hoặc nhiều người cùng phối hợp thực hiện Pháp luật của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều quy định hành vi giết người được thực hiện bởi đồng phạm là hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn so với hành vi giết người do một người thực hiện bởi những người đồng phạm có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau

Trang 16

giữa những người đồng phạm cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm giết người một cách dễ dàng hơn, hậu quả của tội phạm giết người có thể xảy

ra đến cùng, dễ dàng che dấu vết của tội phạm nhằm tránh khỏi sự điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật Do đó, Bộ luật Hình sự năm

2015 quy định đồng phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở một số tội tại Phần các tội phạm cụ thể và tình tiết phạm tội có tổ chức - hình thức đặc biệt của đồng phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự

Từ các đặc điểm, dấu hiệu của tội giết người và đồng phạm trong tội giết người nêu trên, có thể đưa ra khái niệm đồng phạm trong tội giết người

như sau: “Đồng phạm trong tội giết người là hành vi cố ý tham gia chung vào

việc cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật của hai người trở lên đáp ứng yêu cầu của chủ thể tội phạm”

1.1.2 Đặc điểm đồng phạm trong tội giết người

Căn cứ khái niệm đồng phạm được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình

sự năm 2015, Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội giết người có thể xác định các dấu hiệu cơ bản của đồng phạm trong tội giết người như sau:

Thứ nhất, số lượng người tham gia trong vụ án đồng phạm trong tội

giết người là phải từ 2 người trở lên và những người này phải có đủ điều kiện

là chủ thể của tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự

Số lượng người tham gia đồng phạm trong tội giết người phải là từ 2 người trở lên, đây là dấu hiệu bắt buộc, nếu thiếu dấu hiệu về số lượng người tham gia thực hiện một tội phạm thì sẽ không phải là đồng phạm mà chỉ là trường hợp phạm tội đơn lẻ Đồng thời, những người tham gia đồng phạm phải là những người có đủ điều kiện là chủ thể của tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm

Trang 17

trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, theo đó: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”

Như vậy, theo Điều 12 và Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015, những người đồng phạm trong đồng phạm trong tội giết người phải là những người

từ đủ 14 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015

Ví dụ: Nguyễn Văn A là người trên 18 tuổi có đủ năng lực hành vi đã xúi giục, cung cấp vũ khí cho B là người dưới 14 tuổi để giết C Trong vụ việc này, vì B là người chưa đủ năng lực trách nhiệm hình sự, do đó B không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người Trong trường hợp này, không thoả mãn dấu hiệu đồng phạm quy định tại Điều 17 của Bộ luật Hình sự năm

2015 A phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập (với tính tiết tăng nặng sử dụng người dưới 18 tuổi phạm tội)

Thứ hai, có sự liên kết về hành vi cùng thực hiện tội giết người, hậu

quả chết người là hậu quả chung của các hành vi do các đồng phạm thực hiện

Trong đồng phạm giết người, hành vi tham gia thực hiện một tội phạm

có thể là: hành vi trực tiếp thực hiện, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành

vi giúp sức thực hiện tội giết người Nếu không có một trong bốn loại hành vi này thì không được coi là cùng thực hiện tội phạm và vì thế cũng không phải

là đồng phạm Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia Hành vi của những người đồng phạm phải hướng

về việc tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, phải tạo

Trang 18

điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện hành vi phạm tội, nói cách khác hành

vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia Mỗi người đồng phạm có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm bởi một loại hành vi, nhưng cũng có thể tham gia với những hành vi khác nhau Hành vi của người này bổ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác, có ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho khả năng đạt được hậu quả của hành vi chung đó cao hơn so với hành vi do một người thực hiện

Trong đồng phạm giết người, một người đồng phạm có thể tham gia một hoặc nhiều hành vi khác nhau, thời điểm tham gia có thể khác nhau [19, tr.257] Tuy nhiên hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm trong tội giết người đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung, làm cho nạn nhân bị chết Hành vi của mỗi người đồng phạm có mối quan hệ nhân quả đối với hậu quả chung của tội phạm, hậu quả chung của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đem lại Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung, còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả

Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm

Ví dụ: Có nhiều người cùng đánh một người dẫn đến hậu quả người bị

đánh chết, trong đó hành vi của một người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết cho nạn nhân, còn hành vi của những người khác không phải là nguyên nhân trực tiếp Tuy nhiên, dù là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả những người có hành vi đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mặc dù mức độ trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm

có khác nhau

Trang 19

- Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện Điều kiện là những hiện tượng khách quan hoặc chủ quan, nó không trực tiếp gây ra hậu quả, nhưng nó đi với nguyên nhân trong không gian và thời gian, ảnh hưởng đến nguyên nhân và bảo đảm cho nguyên nhân có sự phát triển cần thiết để sinh ra hậu quả Nếu một người

có hành vi không liên quan đến việc giết người và người đó không biết hành

vi của mình đã tạo điều kiện cho người khác giết người, thì không phải chịu

trách nhiệm về tội giết người Ví dụ: A lấy ô tô chở B và C đi đến nhà D,

nhưng A không biết B và C có mục đích đến để giết D Do đó, hành vi của A không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chết người của D

Thứ ba, tất cả những người trong vụ án đồng phạm trong tội giết người

phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện tội giết người Bởi tất cả họ đều thấy

rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội Đồng thời, mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người

Những người đồng phạm trong tội giết người đều cố ý cùng thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng, bởi các khía cạnh sau:

+ Về lý trí, mỗi người đồng phạm đều nhận thức được hành vi giết người của mình và của những người đồng phạm khác là nguy hiểm cho xã hội Luật hình sự không đòi hỏi là mỗi người phải biết được cụ thể về số lượng cụ thể và hành vi của những người đồng phạm khác mà chỉ cần họ nhận thức được có sự tham gia của người khác và hành vi của người khác là hành

vi nguy hiểm cho xã hội, cùng phối hợp để thực hiện tội phạm giết người Và trong đồng phạm, mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và đều thấy trước hậu quả chung của tội giết người mà họ tham gia thực hiện

Trang 20

+ Về ý chí, những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra Sự thống nhất ý chí này được thể hiện thông qua việc những người phạm tội có sự bàn bạc thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí tức là sự ăn ý, hiểu ý giữa những người phạm tội mặc

dù không có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện hành vi phạm tội Trong trường hợp, sự tiếp nhận ý chí được thực hiện sau khi tội phạm giết người đã hoàn thành thì không được coi là đồng phạm

Ví dụ: Ngày 13/5/2019, Nguyễn Văn A điều khiển xe máy rủ Đào

Hoàng B lên thành phố X chơi, khi đến ngõ số 3, đường M, thành phố X thì A dừng xe máy lại và bảo B đứng chờ một lát để sang bên kia đường mua nước,

B ngồi trên xe máy đứng chờ A Lát sau, A chạy ra và nói với B tao vừa đâm thằng trong ngõ do nó va vào tao, B nói đánh chết nó đi, quay lại đánh tiếp”

A nói thôi đi đi

Như vậy, việc B có hành vi xúi giục xảy ra sau khi hành vi khách quan của B đã xảy ra Trong trường hợp này, việc xúi giục của B không tác động đến ý chí của A khi thực hiện hành vi phạm tội, do đó, B không thuộc trường hợp đồng phạm trong tội giết người do A thực hiện

Trong tội giết người hoặc đồng phạm giết người, mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm giết người, bởi đối với loại tội phạm này, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, do

đó, việc quy định mục đích và đồng cơ không có ý nghĩa để xác định cấu thành tội phạm mà chỉ là căn cứ để tăng năng trách nhiệm hình sự Do động

cơ, mục đích phạm tội của người thực hành không phải là dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì các đồng phạm khác cũng không cần phải xác định động

cơ, mục đich phạm tội của họ

Tuy nhiên, đối với các tính tiết có quy định dấu hiệu mục đích, động cơ

Trang 21

phạm tội là dấu hiệu của tội phạm cụ thể, việc xác định đồng phạm của tội phạm đó đòi hỏi phải xác định được tất cả những người đồng phạm đều có chung động cơ phạm tội đó, hoặc những người tham gia phạm tội không có cùng mục đích phạm tội, động cơ phạm tội nhưng đã biết và tiếp nhận mục đích, động cơ phạm tội của nhau

Ví dụ: g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ

phận cơ thể của nạn nhân; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; q) Vì động cơ đê hèn

Như vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm trong tội giết người luôn cao hơn mức độ nguy hiểm xã hội của hành vi do một cá nhân thực hiện do hành vi phạm tội được thực hiện không phải do một người mà do

sự nỗ lực tổng hợp của hai hoặc nhiều người hơn Đồng thời, đồng phạm trong tội giết người không chỉ là sự chung sức mà còn là sự hỗ trợ lẫn nhau của các đồng phạm Chính vì vậy, hậu quả của tội phạm có khả năng cao xảy

ra trong thực tế

1.2 Các hình thức đồng phạm trong tội giết người

Thực tiễn pháp lý có nhiều hình thức thực hiện đồng phạm nói chung

và đồng phạm trong tội giết người nói riêng Vấn đề về các loại đồng phạm trong việc giết người và tiêu chí phân loại chúng có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong việc xác định tính chất tội phạm của các đồng phạm và phạm vi trách nhiệm của họ

Bộ luật Hình sự năm 2015, tại Điều 17 quy định:

“1 Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm

2 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”

Như vậy, tại khoản 1 của Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định

Trang 22

khái niệm đồng phạm mang tính khái quát và dựa trên những đặc điểm chung của việc thực hiện tội phạm thông qua hành động chung của nhiều người (2

người trở lên) và tại khoản 2 có bổ sung đặc điểm bổ sung là “có sự câu kết

chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” Trên cơ sở Điều 17 Bộ

luật Hình sự năm 2015, có thể xác định Luật hình sự Việt Nam phân chia đồng phạm thành hai hình thức chính, đó là hình thức đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức

Căn cứ vào đặc điểm mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan, khoa học hình sự phân loại đồng phạm thành các loại khác nhau, như đồng phạm có thông mưu, đồng phạm có tổ chức, đồng phạm đơn giản [19, tr.266, 267] …

Từ thực tiễn tư pháp trong các vụ giết người và căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, theo chúng tôi, có thể phân chia đồng phạm trong tội giết người thành 2 loại cơ bản, bao gồm: Đồng phạm đơn giản

và đồng phạm có tổ chức

1.2.1 Đồng phạm giản đơn trong tội giết người

Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm mà trong đó những đồng phạm đều có vai trò là người thực hành Như vậy, dưới góc độ khách quan, tất

cả các đồng phạm phải tham gia trực tiếp vào quá trình tước đoạt mạng sống của nạn nhân Mức độ nguy hiểm của hành vi của họ có thể khác nhau, không nhất thiết các thương tích dẫn đến tử vong là do mỗi đồng phạm gây ra Tuy nhiên, giữa các hành động phối hợp của mỗi người đồng thực hiện và một hậu quả chết người xảy ra là hậu quả chung của các hành vi khách quan của họ Trong đồng phạm giản đơn của tội giết người, những người đồng phạm, hay những người thực hành thực hiện hành vi phạm tội của mình tại cùng một thời gian, địa điểm và giữa họ không có sự phân công, bàn bạc, tính toán và chuẩn

bị kỹ càng, chu đáo đối với việc thực hiện tội phạm giết người [19, tr.266]

Trang 23

Ví dụ [16]: Khoảng 13 giờ ngày 09/01/2020 tại nghĩa trang thôn PĐ, thị

trấn GL, huyện GL, tỉnh Hải Dương, Nguyễn Văn T và Nguyễn Xuân T đã dùng vũ lực quật ông Nguyễn Đức A ngã xuống đất và dùng gạch đập nhiều nhát và nhiều lần vào đầu, vào trán làm ông A bất tỉnh, gây T tích cho ông A với tỷ lệ tổn T cơ thể là 44% và chiếm đoạt 01 xe mô tô Hai bị cáo xác định không bàn bạc về việc dùng gạch đánh ông A và hành vi này chỉ để dọa ông

A nhằm chiếm đoạt tài sản chứ không có mục đích giết ông A Tuy nhiên với hành vi dùng gạch là hung khí nguy hiểm, đập nhiều nhát, nhiều lần vào vùng đầu, trán là vị trí trọng yếu trên cơ thể buộc Văn T và Xuân T phải nhận Thức được rằng hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của ông A Hai bị cáo không có sự bàn bạc từ trước về việc giết ông A nhưng khi thực hiện hành

vi phạm tội đã tiếp nhận ý chí của nhau và cùng phối hợp thực hiện Để Cướp được tài sản, các bị cáo đã đập nhiều nhát đến khi ông A bất tỉnh, tưởng ông

A đã chết nên thò tay vào túi quần lấy ví tiền nhưng bị ông A giữ lại, vì thế các bị cáo tiếp tục chẹt cổ và đập tiếp một nhát nữa vào vùng trán làm ông A ngất đi không biết gì, tay buông thõng, đầu nghẹo sang một bên, lúc này các

bị cáo mới lấy được tài sản Mặt khác căn cứ vào lời khai của ông A cho rằng, ông nghe được có người nói “ làm đi”, “đập chết đi” Như vậy có căn cứ xác định các bị cáo có mục đích giết ông A và mong muốn hậu quả xảy ra, ông A không chết do được cấp cứu kịp thời là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo Do vậy hành vi của Văn T và Xuân T đủ yếu tố cấu thành tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương truy tố các bị cáo Văn T và Xuân T là có căn cứ và đúng pháp luật Đây là vụ

án đồng phạm giản đơn trong đó hai bị cáo đều là người thực hành Bị cáo Văn T là người khởi xướng, trực tiếp dùng gạch đập vào đầu, trán bị hại, lấy

ví tiền và xe mô tô của bị hại nên giữ vai trò đầu vụ Bị cáo Xuân T khi nghe

bị cáo Văn T đề xuất cướp tài sản thì đồng ý, trực tiếp thuê ông A chở đến

Trang 24

khu nghĩa trang, dùng tay ghì cổ, vật ông A ngã xuống đất và giữ ông A ở tư thế không chống cự được tạo điều kiện cho bị cáo Văn T thực hiện hành vi phạm tội nên giữ vai trò thứ hai

Trong thực tiễn tư pháp, để đánh giá sự tiếp nhận ý chí của hai người thực hành trong đồng phạm giản đơn là rất khó khăn và có nhiều quan điểm khác nhau Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này

Ví dụ: Nguyễn Văn A và một số người dân xã T, huyện K đã cùng nhau góp công sức xây bức tường bao bằng gạch ba banh nhằm mục đích không để trẻ em bị ngã xuống ao rìa đường thôn Tuy nhiên, khi nghe tin Phạm Văn H đang phá đoạn tường bao này, A đã đi bộ ra chỗ tường bao bị phá và chửi mắng anh H Đang bức xúc nên sau khi bị anh H chửi lại và tiếp tục đạp vào tường bao thì Nguyễn Văn A đã xông vào dùng chân, tay đánh nhau với anh H Trong lúc cả hai đang “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” thì Nguyễn Văn Đ (là con trai của A) vì bênh bố nên đã lao vào dùng tay đấm vào mặt và đầu anh H Tiếp đó, Đ còn nhặt 01 viên đá có kích thước 5cm x 7cm chiều cao 6cm đập một nhát vào phía sau đầu anh H Thấy anh H ngã ngửa ra đường, đầu chảy máu thì hai bố con Nguyễn Văn A bỏ chạy về nhà Anh H sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi Tại Bản kết luận giám định pháp y đã xác định nguyên nhân chết của anh Phạm Văn H

là do sốc chấn thương sọ não Vết dập rách da đầu vùng đỉnh – chẩm phải do vật tày cứng, có bề mặt hoặc cạnh không phẳng tác động Bản kết luận điều tra của Công an xác định: Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn Đ đồng phạm trong tội giết người theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự Tuy nhiên, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân chỉ truy tố các bị cáo về tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Sau khi vụ án xảy ra có nhiều quan điểm khác nhau về việc định tội

Trang 25

danh cũng như điều khoản áp dụng đối với Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn Đ,

cụ thể như sau:

Có quan điểm cho rằng, Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn Đ đồng phạm trong tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm

2015, bởi lẽ: mặc dù không có sự bàn bạc từ trước nhưng Đ và A đã tiếp nhận

ý chí của nhau, cùng nhau dùng chân, tay đấm, đá anh H Nguyễn Văn Đ là người trực tiếp dùng viên đá đập vào đầu gây ra cái chết của anh H Do đó, cả

A và Đ đồng phạm trong tội giết người với vai trò là người thực hành Về tình tiết định khung: Do người bị hại cũng có lỗi một phần nên hành vi phạm tội của A và Đ không mang tính chất côn đồ theo tình tiết định khung tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự mà các bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Văn A không đồng phạm trong tội giết người với Nguyễn Văn Đ Bởi theo lời khai của A thì khi xảy ra cãi vã, A có dùng chân tay đấm, đá anh H nhưng chỉ để đe dọa và ngăn chặn không cho anh H phá tường bao chứ không nhằm mục đích cố tình tước đoạt tính mạng của anh H Hành vi cãi vã, xô xát của A trên thực tế chưa gây ra thương tích

gì cho anh H K A đang dùng chân tay đánh nhau với anh H thì Đ cũng xông vào đấm, đá Lúc đó, mặc dù A không có hành vi ngăn cản Đ nhưng cũng không có nghĩa rằng A đã thống nhất ý chí cùng với Đ để tước đoạt tính mạng của anh H Hơn nữa sự việc xảy ra quá nhanh, chỉ trong vòng vài giây đồng

hồ nên A cũng không có thời gian để ngăn cản và cũng không mong muốn Đ thực hiện hành vi này Do đó, Nguyễn Văn A không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của Đ

1.2.2 Đồng phạm có tổ chức trong tội giết người

Theo quy định tại khoản 2 của Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt, theo đó, ngoài

Trang 26

những đặc điểm chung của đồng phạm như đã nêu trên thì hình thức đồng

phạm này còn có thêm đặc điểm là "có sự câu kết chặt chẽ giữa những người

cùng thực hiện tội phạm"

Do có sự cấu kế chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm nên khả năng hoàn thành của tội phạm cao hơn so với các trường hợp phạm tội khác Đồng thời, trong thực tiễn tố tụng, các vụ án phạm tội có tổ chức thường gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm Chính vì vậy, tình tiết “có tổ chức” là một trong những tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người (điểm o khoản

1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015) và các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015

Sự câu kết chặt chẽ này vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết

về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm Cụ thể:

- Về mặt khách quan: Dấu hiệu có tổ chức trong đồng phạm trong tội giết người là hình thức đồng phạm có phân công vai trò giữa người đồng phạm; mỗi người được giao một nhiệm vụ cụ thể và tất cả họ cùng nhau liên kết lại thực hiện tội phạm giết người Mỗi thành viên có thể thực hiện hành vi sắp xếp, bố trí, phân công cho các đồng phạm khác; hành vi tước đoạt tính mạng, hành vi giúp sức hoặc người trực tiếp thực hiện tước đoạt tính mạng… Tất cả các hành vi đó tạo ra mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, thể hiện quyết tâm thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác

- Về mặt chủ quan: Tính có tổ chức trong đồng phạm trong tội giết người thể hiện sự thống nhất ý chí của các đồng phạm trong việc thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng trái pháp luật

Thông thường giữa những người phạm tội đã thống nhất được với nhau

Trang 27

từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp trốn tránh pháp luật sau khi thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể được thể hiện trong quá trình diễn ra hành vi tước đoạt tính mạng Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đều có

sự thống nhất ý chí giữa các đồng phạm dẫn đến sự thống nhất về hành vi của những người đồng phạm và đều hướng tới kết quả là tước đoạt tính mạng của người khác

Sự bàn bạc, thỏa thuận giữa những người đồng phạm trong tội giết người có thể diễn ra ngay trước khi bắt tay vào việc thực hiện hành vi giết người hoặc ở thời điểm cách xa thời điểm thực hiện tội phạm giết người Sự bàn bạc, thỏa thuận có thể về một hoặc toàn bộ quá trình liên quan đến tội phạm giết người

Sự thống nhất ý chí tạo ra sự thống nhất về hành vi của những người đồng phạm và đều hướng tới kết quả là tước đoạt tính mạng của người khác

Ví dụ: Khoảng 20 giờ ngày 03/12/2018 do Nguyễn Văn H và Phùng Văn N hẹn gặp nhau tại cống Cầu Xe cũ thuộc địa phận thôn Cầu Xe, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương để đánh nhau Hưng rủ Vũ Tiến Hiệp mang theo 01 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, Nam rủ theo Phùng Văn Đ, Phùng Văn H, Trần Văn N, Trương Văn T, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Trung

K, Thái Thành L, Đỗ Như T, Phạm Văn H, Lê Đức Đ (Cún) đem theo 01 tuýp sắt vót nhọn đầu, 01 dao gọt hoa quả, 01 gậy rút 03 khúc đi xe máy hò hét, ném gạch, vữa bê tông, đuổi đánh làm Nguyễn Văn H và Vũ Tiến Hiệp bỏ chạy Khi H, Hiệp chạy nấp trong bụi cây giáp tường bao âu Cầu Xe, thì Nam, Kiên, Hùng, Đức, Hán, Nghiệp (Mạnh), Luân, Thuần, Trương Văn T đi

xe máy vào âu Cầu Xe dùng đèn xe máy và đèn điện thoại soi tìm mục đích

để đánh H, làm anh H phải nhảy xuống sông Cầu Xe Sau đó Đ (Cún) quay lại, cùng với Thắng dùng gậy rút 3 khúc đập phá xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA loại Sirius, màu sơn đỏ đen, đeo biển số 34N5-6698, Kiên và

Trang 28

Thuần đi ra tiếp tục dùng gậy rút 3 khúc và gạch đập phá xe mô tô nêu trên

của Vũ Tiến Hiệp, gây thiệt hại là 2.300.000 đồng Tiếp đó khi Hùng nói sang

bên kia sông chặn tìm H, thì Đức, Hán, Nghiệp (Mạnh), Luân, Thuần, Tuấn đi

xe máy sang bên kia bờ sông dùng đèn xe máy và đèn điện thoại soi tìm mục đích để đánh H Hậu quả làm anh H bị chết do ngạt nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại địa phương

Hành vi của các bị cáo Phùng Văn N, Phạm Văn H, Hoàng Trung K, Trần Văn N, Phùng Văn Đ, Phùng Văn H, Thái Thành L, Đỗ Như T và Trương Văn T sử dụng công cụ tuýp sắt, dao là hung khí nguy hiểm, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng cho người khác, nhóm đông người truy đuổi anh H quyết liệt đến cùng, làm cho anh H phải nhảy xuống sông khu vực đầu cầu Xe là khu vực sông rộng, mực nước sâu và tiếp tục truy đuổi, ném anh H, chặn ở bờ sông, nên anh H không thể chạy thoát lên khỏi sông được Đây là nguyên nhân gây nên hậu quả anh H bị tử vong Do anh H và Nam có mâu thuẫn từ trước, hẹn đánh nhau, nên hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Vai trò của các bị cáo: Bị cáo Phùng Văn N là người khởi xướng và thực hành tích cực nên giữ vai trò người tổ chức Tiếp đến là các bị cáo đến Phạm Văn H, Hoàng Trung K, Trần Văn N, Phùng Văn Đ, Phùng Văn H, Thái Thành L, Đỗ Như T và Trương Văn T, giữ vai trò đồng phạm thực hành theo mức độ vai trò đồng phạm giảm dần

1.3 Các loại người đồng phạm trong tội giết người

Trong thực tiễn xét xử các vụ đồng phạm nói chung và đồng phạm trong tội giết người nói riêng, có nhiều người tham gia với các vai trò khác nhau Việc xác định đúng vai trò đồng phạm, cụ thể xác định người thực hành, người giúp sức, người tổ chức, người xúi giục có ý nghĩa rất lớn trong công tác xét xử đồng thời, đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội

Trang 29

Căn cứ vào tính chất tham gia của mỗi người trong đồng phạm, tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định có 04 loại người đồng phạm đó là: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức

Trong vụ án đồng phạm trong tội giết người, người thực hành giữ vai trò trung tâm, bởi việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội giết người được căn cứ trên các dấu hiệu cấu

thành tội phạm được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 Những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thông qua người thực hành để tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật

Trong thực tiễn tư pháp, người thực hành hành vi giết người có thể là một người nhưng cũng có thể từ hai người trở lên thực hiện hành vi giết người Do đó, trong trường hợp có nhiều người thực hành đồng phạm trong tội giết người thì những người này phải đồng thời có các dấu hiệu khách quan của Tội giết người Đối với trường hợp này, không đòi hỏi mỗi người đều phải thực hiện toàn bộ hoạt động tạo nên hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm Mỗi người thực hành có thể chỉ thực hiện một hoạt động, một phần thuộc hành vi khách quan của tội phạm Tổng hợp các hoạt động của những người đó tạo nên hành vi khách quan của tội phạm

Trang 30

Ví dụ: A và B cùng tham gia đánh C A là người ôm C để cho B dùng dao đâm vào ngực C Trong trường hợp này, hành vi của A mặc dù không trực tiếp gây ra cái chết của C nhưng A là tước đi cơ hội, chống trả lại hành vi của nạn nhân Do đó hành vi của A và của B là hành vi khách quan của hành

vi tước đoạt sự sống của nạn nhân

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các trường hợp chủ thể đặc biệt

trong tội giết người, thì người thực hành phải đáp ứng các điều kiện dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, đó là các trường hợp quy định tại các Điều 124, 125, 126

Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể là các trường hợp:

+ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi;

+ Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó;

+ Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Trong thực tiễn tư pháp đặt ra trường hợp người không trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội giết người nhưng đã sử dụng, lợi dụng người khác thực hiện hành vi khách quan của tội giết nhưng những người này lại không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người như: Người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người không có năng lực trách nhiệm hình sự; Người không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (không có lỗi) hoặc có lỗi vô ý do nhận thức sai lầm hành vi của mình thì có coi người đã có hành vi sử dụng, lợi dụng là người thực hành trong vụ giết người không?

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này Tuy nhiên

Trang 31

thực tiễn tư pháp và nhiều quan điểm cho rằng, người không trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội giết người nhưng đã sử dụng, lợi dụng người khác thực hiện hành vi khách quan của tội giết được coi là người thực hành trong vụ giết người [12, tr.58], [19, tr 261, 262]

Ví dụ: Trong vụ án hình sự giết người có 3 nghi can, A, B và C, trong

đó A và B là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, C là người dưới 14 tuổi Trong vụ việc này, cơ quan điều tra xác định A là người xúi giục; B là người cung cấp vũ khí để C trực tiếp bắn D Như vậy, C là người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự A và B phải chịu trách nhiệm là người đồng thực hành

1.3.2 Người tổ chức

Theo Đoạn 2 Khoản 3 Điều 17 và Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, người tổ chức trong đồng phạm trong tội giết người là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội giết người Trong thực tiễn đồng phạm giết người, người tổ chức có thể giữ vai trò là người cầm đầu hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy nhóm đồng phạm, nhưng cũng có thể họ đóng tất cả các vai trò này

Chủ mưu giết người là người đề xướng việc giết người; chủ trương, phương thức thực hiện hành vi giết người của nhóm đồng phạm

Cầm đầu giết người là người đứng ra huy động, lôi kéo các thành viên đồng phạm khác tham gia việc giết người hoặc; vạch kế hoạch, phân công, đôn đốc, hoạt động của nhóm đồng phạm giết người

Chỉ huy việc thực hiện giết người là trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm trong việc thực hiện hành vi giết người

Với vai trò nêu trên, người tổ chức trong đồng phạm trong tội giết người được coi là người lãnh đạo, là "linh hồn", “bộ não” của nhóm đồng phạm và hành vi phạm tội của họ luôn được đánh giá là nguy hiểm nhất trong

vụ đồng phạm giết người Do vậy, hình thức đối với người tổ chức thường

Trang 32

nghiêm khắc hơn những người đồng phạm khác Phản ánh tính nguy hiểm cao của người đồng phạm với vai trò người tổ chức, Điều 3 Bộ luật Hình sự năm

2015 quy định nguyên tắc xử lý là “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối,…”

Trong thực tiễn tư pháp, hành vi của người tổ chức luôn có biểu hiện của hành vi giúp sức về mặt tinh thần bởi thông qua việc đôn đốc, đốc thúc những đồng phạm khác, người tổ chức có các hành vi hỗ trợ tâm lý đối với các đồng phạm khác

1.3.3 Người xúi giục

Theo đoạn 3 khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người

xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”

Như vậy, hành vi khách quan của người xúi giục trong đồng phạm trong tội giết người được thể hiện thông qua bởi các hành vi cố ý tác động đến

ý thức, tư tưởng của các đồng phạm khác (người thực hành và người giúp sức) thực hiện tội phạm giết người (ví dụ như: thuyết phục, mua chuộc, đe dọa, lừa dối…v.v) Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và

đã xúi giục người khác tham gia vào việc giết người Cũng có thể người xúi giục chỉ có hành vi kích động, thúc đẩy người khác (đã có ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện tội phạm) để họ đưa ra quyết định thực hiện tội phạm trên thực tế Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là phải trực tiếp tác động vào các đồng phạm khác nhằm thực hiện hành vi tội phạm giết người Hành vi này phải cụ thể, nghĩa là phải hướng tới con người cụ thể- người thực hành trong việc thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác

Người xúi giục biết rằng mình đang xúi giục một người khác thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, thấy trước khả năng hoặc tính tất yếu dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội do các hành vi của người thực hành và mong muốn điều đó xảy ra (cấu thành vật chất) hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra

Trang 33

1.3.4 Người giúp sức

Theo đoạn 4 khoản 3 Điều 17 và Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, người giúp sức trong đồng phạm của tội giết người là người tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội giết người Người giúp sức dù không trực tiếp thực hiện hành vi khách quan dẫn đến chết người (hành vi đâm, chém, bắn…) nhưng đã góp phần vào việc thực hiện tội phạm giết người bởi đã tạo điều kiện thuận lợi, củng cố thêm quyết tâm phạm tội của người

được giúp sức khi thực hiện phạm tội

Giúp sức về vật chất có thể được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, như cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại… để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm Giúp sức về tinh thần có thể được biểu hiện ở việc đưa ra những chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp sơ đồ nơi gây án, tình hình, quy luật hoạt động của

nhân viên bảo vệ, của chủ nhà…

Hành vi giúp sức trong đồng phạm trong tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động Hành vi giúp sức thường xảy ra trước khi thực hiện tội phạm giết người, nhưng người giúp sức trong đồng phạm trong tội giết người cũng có thể hành động trong quá trình thực hiện tội phạm

Trong thực tiễn tư pháp, việc chứng minh vai trò giúp sức trong đồng phạm trong tội giết người gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp xác định ý định chủ quan của người giúp sức trong các hành vi không hành động

Ví dụ: H gặp Nguyễn Quang A (là bạn cùng thôn) tại quán rượu, H kể

cho A nghe về việc cho M mượn tiền và nói: “Ngày mai tao sẽ đến nhà thằng

M đòi tiền, nếu nó không trả tiền cho tao thì tao đâm chết m… nó đi” Rồi H

nói với A: “Mày đi với tao nhé” A không nói gì Hai ngày sau, H lại đến nhà

Trang 34

M, trong người có thủ sẵn 01 con dao nhọn, loại dao dùng để gọt hoa quả

Trên đường đi, H gặp A, H nói: “Mày đến nhà thằng M với tao không?” thì A nói: “Đi” Khi cả hai đến nhà M, có một mình M ở nhà, H vào nói chuyện đòi

tiền M, còn A ở ngoài sân nhà M hút thuốc lá Khi đang hút thuốc lá thì A nghe thấy một tiếng huỵch rất mạnh, lúc A chạy vào thì thấy M đã chết trên

vũng máu, trên tay H đang cầm một con dao dính máu Thấy A, H nói: “Tao

giết chết thằng M rồi, giờ mang xác nó đi giấu thôi” Nói rồi A và H mang

xác M đi giấu vào bụi chuối đằng sau nhà M

Đối với vụ án này, việc định tội danh giết người đối với Dương Văn H thì các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quan điểm thống nhất và dư luận xã hội cũng đồng tình

Tuy nhiên trong vụ án này, việc xác định Nguyễn Quang A đồng phạm trong tội giết người còn có nhiều quan điểm khác nhau Cụ thể, có hai quan điểm trái ngược như sau:

Có quan điểm cho rằng: A không đồng phạm trong tội giết người Bởi

lẽ, thời điểm gặp nhau ở quán rượu, khi nghe H nói về ý định giết M để trút giận cách thời điểm thực hiện hành vi giết người của H là 03 ngày, hơn nữa, khi nghe H nói về việc này A cũng không nói gì Trong các bút lục A đều khai A không đồng tình và không thể hiện bất ký lời nói gì với H về việc giết

M, khi gặp H trên đường, H rủ A đến nhà M, A nhận lời đi vì nghĩ việc H nói giết M là lời nói của người say Do đó, dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội, không có đủ căn cứ để kết luận A đồng phạm trong tội giết người

Chúng tôi cho rằng, A đồng phạm trong tội giết người cùng với H, bởi

lẽ, A biết rõ ý định giết M của H nhưng không có ý kiến gì, A im lặng khi nghe H nói về kế hoạch giết M tức là A đồng ý với ý định đó của H, tức là cả hai bên có sự thống nhất về mặt ý chí trong việc giết chết M Do đó, khi gặp nhau ở ngoài đường, H rủ A đến nhà M, A đã đi luôn mà không từ chối và

Trang 35

cùng đi đến nhà M Như vậy, việc cùng đi với A là hành vi thể hiện ý chí củng cố, ý chí tinh thần của A trong việc thực hiện hành vi này

1.4 Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội giết người theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Trách nhiệm hình sự là một hình thức trách nhiệm pháp lý theo đó là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định [2, tr.609] Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các nguyên tắc trách nhiệm hình sự chung áp dụng trong trường hợp đồng phạm phạm tội và trong từng giai đoạn phạm tội

1.4.1 Nguyên tắc chung đối với đồng phạm trong tội giết người

Theo luật hình sự Việt Nam, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong tội giết người phải tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:

- Thứ nhất, những người đồng phạm trong tội giết người phải chịu

trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm giết người theo quy định tại Điều 123

Bộ luật Hình sự năm 2015

Bởi như trên đã phân tích, trong đồng phạm giết người, tội phạm được thực hiện là do sự hợp tác chung của tất cả những người đồng phạm Được thực hiện trên cơ sở thống nhất ý chí, tạo ra sự thống nhất về hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội của từng người đồng phạm nhằm hướng tới hậu quả chết người; hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người Đồng thời bản thân tội phạm nói chung cũng như trong tội giết người nói riêng là thể thống nhất, không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm Chính vì vậy:

Trang 36

+ Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

+ Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt, về thời hiệu mà luật định đối với loại tội phạm do đồng phạm thực hiện được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm Những người đồng phạm phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng một tội phạm; chịu cùng một khung hình phạt tăng nặng; bị áp dụng các nguyên tắc khác liên quan đến tội phạm đã thực hiện (miễn trách nhiệm hình sự, thời hiệu, thời hạn ) được quy định trong Bộ luật hình sự

- Thứ hai, người đồng phạm trong tội giết người chịu trách nhiệm độc

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”

+ Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác Hành vi vượt quá của người đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi đó có thể đã cấu thành tội khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng định khung Hành vi vượt quá thông thường được hiểu là hành vi vượt quá của người thực hành Đây là quy định mới được bổ sung vào Bộ luật Hình

sự năm 2015 nhằm thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập của những

Trang 37

người phạm tội cùng tham gia trong vụ đồng phạm, đồng thời, góp phần giải quyết một vấn đề vướng mắc trong thực tiễn khi xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong trường hợp người thực hành có hành vi vượt quá

Thông thường, trong một vụ đồng phạm thì người tổ chức và người thực hành được coi là có vai trò quyết định dẫn đến hành vi phạm tội có thực hiện được hay không Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đôi khi trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hành có những "hành vi vượt quá", nghĩa là nằm ngoài khuôn khổ những gì mà trước đó đã bàn, thống nhất với những người đồng phạm khác Trong trường hợp này, nếu buộc những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá này thì có nghĩa là buộc họ phải chịu trách nhiệm về những cái mà họ không biết, không có lỗi Điều này trái với một trong những nguyên tắc quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự là nguyên tắc lỗi của người phạm tội Người đồng phạm không có lỗi đối với hành vi vượt quá của người thực hành nên họ không

phải chịu trách nhiệm hình sự Vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã khẳng định loại trừ trách nhiệm hình sự cho người đồng phạm về hành vi vượt quá của người thực hành

Ví dụ: A, B và C do đã bàn bạc và thống nhất sẽ vào trộm cắp tài sản nhà anh X Trong khi A đứng gác, B đã bí mật vào nhà anh X Trong khi đang lấy tài sản, B đã bị X phát hiện và bắt giữ B đã dùng dao đâm nhiều nhất vào

vị trí xung yếu của X dẫn đến X bị tử vong Như vậy, việc B dùng dao đâm Anh X như trên là hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch của A và B Hành vi gây thương tích của B cấu thành tội độc lập là tội giết người

+ Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác

Trang 38

Ví dụ: A và B, C được coi là đã có hành vi giết D Trong đó, A là người dưới 14 tuổi và theo Bộ luật hình sự năm 2015, được miễn trách nhiệm hình

sự Trong trường hợp này, B và C không được miễn trách nhiệm hình sự

- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Trong vụ đồng phạm giết người, những người đồng phạm mặc dù cùng

bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng vai trò và tính chất, mức độ tham gia của từng đồng phạm là khác nhau, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự khác nhau Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định phải căn cứ vào tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm để quyết định hình phạt; đồng thời, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng

phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó

+ Tính chất của đồng phạm Đó là đồng phạm đơn giản hay đồng phạm

phức tạp; là đồng phạm thường hay phạm tội có tổ chức; có băng nhóm tội phạm hay không…;

+ Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Trong đó, để xác định tính chất tham gia được đánh giá qua việc xác định vai trò của người đồng phạm có sự ảnh hưởng, tác động như thế nào đến hoạt động chung của những người còn lại trong đồng phạm như đó là người tổ chức, người chủ mưu, cầm đầu hay chỉ tham gia với vai trò khác như xúi giục, giúp sức hay thực hành Còn mức độ tham gia được xác định qua việc xem xét sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc thực hiện tội phạm cũng như gây ra hậu quả của tội phạm Ví dụ: A và B đều được xác định là người đồng thực hành trong tội giết người, trong đó A là người trực tiếp đâm nạn nhân và B người ôm nạn nhân A sẽ phải chịu trách nhiệm hình

sự nặng hơn so với B

- Theo đường lối xử lý chung thì thông thường người tổ chức, người chủ mưu, cầm đầu, người thực hành tích cực bị nghiêm trị; người giúp sức có

Trang 39

vai trò hạn chế hơn được khoan hồng (Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015); còn đối với người xúi giục, người thực hành thì tùy trường hợp để quyết định hình phạt phù hợp

- Ngoài các căn cứ chung đó, thì để đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, điều luật quy định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc về người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó

Thông thường, đó là những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội không liên quan đến vụ án đồng phạm đang thực hiện như tình tiết giảm nhẹ phạm tội lần đầu, bị cáo là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hay người từ đủ

70 tuổi trở lên; tình tiết tăng nặng như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm Nhưng cũng có thể là các tình tiết giảm nhẹ khác như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hay tình tiết tăng nặng như xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội, có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che dấu tội phạm…

1.4.2 Trách nhiệm hình sự theo các giai đoạn phạm tội

Trên thực tiễn tư pháp, có nhiều trường hợp người phạm tội đã không hoàn thành ý đồ thực hiện tội phạm vì những nguyên nhân ngoài ý muốn mà họ phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau Để đánh giá mức

độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam đã chia ra mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (các Điều 17, 18 Bộ luật Hình sự năm 2015) Chính vì vậy, cần phải xem xét trách nhiệm của các đồng phạm trong tội giết người theo các giai đoạn thực hiện tội phạm giết người

* Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người

Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội

Trang 40

phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định của Bộ luật hình sự là những hành vi chuẩn

bị phạm tội [10, Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113] Đây là những hành vi được biểu hiện khách quan dưới các hoạt động cụ thể, có thể được cơ quan tiến hành tố tụng xác minh thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự

Hậu quả do tội phạm gây ra có xảy ra rõ ràng tùy thuộc rất nhiều vào hành vi chuẩn bị Chính vì vậy, hành vi chuẩn bị phạm tội là nguy hiểm

cho xã hội và bị coi là một giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm Tuy

nhiên, khoản 2 Điều luật chỉ quy định một số tội phạm mà người thực hiện

bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, trong đó có tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 Tội giết người là một trong những tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mặc dù chưa gây ra hậu quả, nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội giết người và với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp) nên hành vi chuẩn bị phạm tội cần được truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng người tội phạm Tuy nhiên, trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng loại trừ trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015

Như vậy, chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của quá trình phạm tội được khái quát cho tất cả các tội phạm cụ thể được quy định tại Phần riêng của Bộ luật hình sự Do đó, có thể hiểu quy định tại điều luật về chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật là áp dụng đối với người thực hiện tội phạm nói chung trong đó có người thực hành trong đồng phạm nói riêng Trên thực tế các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định cụ thể về trường hợp chuẩn bị phạm tội trong đồng phạm hoặc quy định về trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2022), Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Năm: 2022
2. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Phần chung, Sách chuyên khảo sau đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
3. Nguyễn Ngọc Chí (2023), Chương 10 - Các giai đoạn phạm tội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần chung, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 10 - Các giai đoạn phạm tội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần chung
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2023
4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1989
7. Quốc hội (2012), Luật Giám định tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giám định tư pháp
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2012
8. Quốc hội (2012), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2012
9. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
10. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung một số điều, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung một số điều
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2017
11. Quốc hội (2020), Luật số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2020
12. Trần Quang Tiệp (2022), Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Trần Quang Tiệp
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2022
19. Trịnh Quốc Toản (2023), Chương 11- Đồng phạm, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần chung, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 11- Đồng phạm, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần chung
Tác giả: Trịnh Quốc Toản
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2023
20. Trịnh Tiến Việt (2023), 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự (hiện hành), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự (hiện hành)
Tác giả: Trịnh Tiến Việt
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2023
21. Trịnh Tiến Việt (chủ biên) (2021), Trách nhiệm hình sự và hình phạt: Giáo trình sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự và hình phạt: "Giáo trình sau đại học
Tác giả: Trịnh Tiến Việt (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2021
22. Trịnh Tiến Việt (chủ biên) (2022), Trách nhiệm hình sự và hình phạt: Giáo trình Sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự và hình phạt: "Giáo trình Sau đại học
Tác giả: Trịnh Tiến Việt (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2022
23. Trịnh Tiến Việt (chủ biên) (2022), Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự: Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự
Tác giả: Trịnh Tiến Việt (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2022
6. Liên Hợp quốc (1948), Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) Khác
13. Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương (2019), Bản án số 07/2019/HS-ST Ngày 27-6- 2019 Khác
14. Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương (2020), Bản án số 07/2020/HS-ST Ngày: 24/02/2020 Khác
15. Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương (2020), Bản án số 34/2020/HSST ngày 16/5/2020 Khác
16. Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương (2021), Bản án số 19/2021/HS-ST Ngày 14-4-2021 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội - Đồng phạm trong tội giết người theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội (Trang 6)
Bảng 2.1: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết người - Đồng phạm trong tội giết người theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân tỉnh hải dương
Bảng 2.1 Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết người (Trang 51)
Hình phạt tử hình. - Đồng phạm trong tội giết người theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân tỉnh hải dương
Hình ph ạt tử hình (Trang 53)
Bảng 2.3: Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết người - Đồng phạm trong tội giết người theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tòa Án nhân dân tỉnh hải dương
Bảng 2.3 Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội giết người (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN