1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn Địa bàn tỉnh hải dương

82 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo BLHS 2015 sửa đổi năm 2017 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)
Tác giả Dương Công Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Đề án Thạc sỹ luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Do quy định của pháp luật về chế định đồng phạm chưa được hoàn thiện, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng về đồng phạm trong gây rối trật tự công cộng còn hạn chế nên việc phân đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG CÔNG THẮNG

ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

THEO BLHS 2015 SỬA ĐỔI NĂM 2017 (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG)

ĐỀ ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG CÔNG THẮNG

ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

THEO BLHS 2015 SỬA ĐỔI NĂM 2017 (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG)

Chuyên ngành: Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

ĐỀ ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Ngọc Chí Các kết quả nêu trong đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác Các số liệu, trích dẫn trong đề án là thật, có nguồn gốc rõ ràng chính xác và được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của đề án thạc sỹ luật học

Tác giả đề án

DƯƠNG CÔNG THẮNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên của ký hiệu viết tắt

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

bảng

Bảng 2.1 Tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội

GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019 –

Biểu đồ 2.1 Số vụ án và số người phạm tội GRTTCC trên địa bàn

tỉnh Hải Dương (giai đoạn 2019 – 2023)

45

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu của tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương

theo hình thức thực hiện tội phạm

46

Biểu đồ 2.3 Diễn biến về tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương

theo hình thức thực hiện tội phạm

47

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

3 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài 5

6 Kết cấu của đề án 6

1.1 Một số vấn đề lý luận 7

1.1.1 Khái niệm đồng phạm trong luật hình sự 7

1.1.2 Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng 9

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 12

1.1.3.1 Khái niệm đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 12

1.1.3.2 Đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 14

1.1.4 Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 15

1.1.4.1 Nguyên tắc, căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 15

1.1.4.2 Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 23

1.2 Quy định pháp luật về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 26

1.2.1 Pháp luật trước năm 2015 26

1.2.2 Pháp luật hiện hành 29

1.2.2.1 Các dấu hiệu pháp lý 29

1.2.2.2 Về hình phạt 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG CÓ ĐỒNG PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Trang 7

2.1 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội gây rối

trật tự công cộng 44

2.1.1 Tình hình đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 44

2.1.2 Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng và nguyên nhân 48

2.1.2.1 Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 48

2.1.2.2 Nguyên nhân của những vướng mắc 57

2.2 Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 60

2.2.1 Giải pháp về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 60

2.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về đồng phạm 60

2.2.1.2 Giải pháp về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng 65

2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

KẾT LUẬN CHUNG 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đồng phạm là chế định pháp lý thể hiện quy mô tội phạm, tính chất, mức đọ liên kết của những người cùng cố ý thực hiện một tội phạm được quy định trong luật sự, do đó, đồng phạm thường nguy hiểm hơn so với phạm tội đơn lẻ Xuất phát

từ đặc điểm tội gây rối trật tự công cộng thường diễn ra tại nơi công cộng, có nhiều khả năng gây tập trung đông người, cản trở các hoạt động công cộng nên thường có đông người tham gia Trong trường hợp này cần xác định có hay không có đồng phạm xảy ra Việc xác định đồng phạm trong Tội gây rối trật tự công cộng căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự về đồng phạm và về Tội gây rối trật tự công cộng cũng như các quy định khác có liên quan của Bộ luật Hình sự BLHS năm 2015 đã hình thành cơ sở pháp lý để xác định đồng phạm trong Tội gây rối trật tự công cộng tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn xác định đồng phạm trong Tội gây rối trật tự công cộng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng hiệu quả xử lý, đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này Đó là những hạn chế tồn tại sau: thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử cho thấy nhận thức về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng hiện nay chưa được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, vẫn còn nhiều quan điểm và ý kiến trái ngược nhau Những

ý kiến khác nhau này đã gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án gây rối trật tự công cộng có đồng phạm Do quy định của pháp luật về chế định đồng phạm chưa được hoàn thiện, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng về đồng phạm trong gây rối trật tự công cộng còn hạn chế nên việc phân định giữa các hình thức đồng phạm, xác định vai trò, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm còn chưa thống nhất, chính xác, ảnh hưởng đến công tác xét xử của một số Tòa án tại tỉnh Hải Dương Những tồn tại, hạn chế này còn do nhiều nguyên nhân cả khách

Trang 9

trật tự công cộng thiếu chính xác sẽ dẫn đến việc định tội danh, phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với các người đồng phạm nhiều khi bị đánh đồng, chưa lượng hóa được hình phạt phù hợp với vai trò và các tình tiết của

vụ án đối với họ

Những tồn tại, hạn chế này còn do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, song việc xác định, đánh giá đồng phạm trong các vụ án gây rối trật tự công cộng thiếu chính xác sẽ dẫn đến việc định tội danh, phân hóa trách nhiệm hình sự

và quyết định hình phạt đối với các người đồng phạm nhiều khi bị đánh đồng, chưa lượng hóa được hình phạt phù hợp với vai trò và các tình tiết của vụ án đối với họ

Những lý do nêu trên học viên lựa chọn đề tài “Đồng phạm trong tội gây rối

trật tự công cộng theo BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)” làm đề án tốt nghiệp thạc sỹ của mình góp phần tiếp tục

hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự và bảo đảm áp dụng chính xác khi xác định đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong Tội gây rối trật tự công cộng

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài

Mục đích cơ bản của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề mặt lý luận và thực tiễn tại tỉnh Hải Dương về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng, phân tích một cách khoa học và có căn cứ một số vấn đề có liên quan đến đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng để qua đó có được cái nhìn thống nhất, tương đối đầy

đủ và đóng góp về mặt khoa học để góp phần giải quyết những vướng mắc đang được đặt ra khi xác định giải quyết các vụ án gây rối trật tự công cộng có đồng phạm

Về giới hạn vấn đề nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu về đồng phạm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam trong một tội phạm cụ thể đó là tội gây rối trật tự công cộng

Trang 10

Về giới hạn không gian nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật đồng phạm trong việc xét xử tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Về giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn

05 năm từ 2019 – 2023

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng là những vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp được các luật gia và các nhà nghiên cứu luật quan tâm chú ý

và đề cập đến trong những công trình nghiên cứu của mình dưới góc độ luật hình

sự, tội phạm học hoặc xã hội học pháp luật Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu vấn đề đồng phạm nói chung và đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng nói riêng dưới góc độ khác nhau ở mức chuyên sâu hoặc khái quát hoá đã được công bố trên các sách, tạp chí, luận văn, luận án, nhưng tựu chung lại thì các nghiên cứu chủ yếu theo ba xu hướng đó là tiếp cận dưới góc độ tội phạm học, luật hình sự và theo sự xuất hiện các vấn đề mới của xã hội Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng như

sau: “Pháp luật Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng về thực tiễn xét xử trên

địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Trần Long Nhi, Khoa Luật, Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2015; “Thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án gây rối

trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, của tác giả Phạm Thị Thúy, Đại học

Quốc gia Hà Nội, năm 2015; “Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Song Hải, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016;

“Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng trên

địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác

giả Đỗ Thị Hồng Vân, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2017; “Định tội danh đối

với tội gây rối trật tự công cộng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” của tác giả Nguyễn Lê Hùng Tráng, Đại học Quốc gia

Trang 11

Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hà Phương, Đại học quốc gia Hà Nội,

năm 2019; “Đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015” của tác giả

Lê Thị Hương Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019; “Phòng ngừa tội

gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thúy

Quyên, Đại học Luật Hà Nội, năm 2020; “Phòng ngừa Tội gây rối trật tự công

cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Quyên, Đại học

Luật Hà Nội, năm 2020;…

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã đề cập trên một số góc độ về trường hợp đồng phạm hoặc tội gây rối trật tự công cộng, nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào khía cạnh đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng cả về phương diện lý luận và thực tiễn tại tỉnh Hải Dương

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài nêu trên là thành tựu từ các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử nhà nước và pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, tội phạm học, lĩnh vực triết học, thành tựu từ các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, sách chuyên khảo cũng như các bài đăng trên tạp chí và các báo của các nhà khoa học – luật gia trong nước

và quốc tế Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước trong việc giải thích thống nhất các trường hợp cụ thể trong thực tiễn xét xử có liên quan đến trường hợp trên trong các văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự do các

cơ quan bảo vệ pháp luật ban hành ở các mức độ khác nhau

Phương pháp luận được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu là: phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác – Lênin Để từ đó xây dựng, đề cập đến những vấn đề tương ứng trong các quan điểm về tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế và bảo vệ các quyền con người

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn đồng thời sử dụng các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từ vấn đề được đặt ra Các

Trang 12

phương pháp tiếp cận được sử dụng đó là: phương pháp phân tích – chứng minh, logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử, liệt kê, Đặc biệt trong đó tác giả nhấn mạnh chú ý tới các phương pháp tổng hợp – hệ thống, đối chiếu so sánh, lịch

sử, phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn, phương pháp xã hội học, để qua đó đưa ra được những kết luận khoa học mang tính thuyết phục cao, đề xuất các phương án cụ thể sao cho phù hợp nhằm hoàn thiện và hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự có liên quan đến vấn đề đồng phạm trong tội gây rối trật

tự công cộng

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ giúp xác định được khái niệm, các đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng; Dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015; Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng từ đó đưa ra những kiến nghị về mặt lập pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện quy định về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng Việc xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp, đầy đủ, có hệ thống sẽ là cơ

sở pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu một cách khá toàn diện và có hệ thống về việc

áp dụng các quy định pháp luật về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, phân tích những vấn đề chung về giải quyết vấn đề đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh, từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết vấn

đề đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn, nêu lên những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về vấn đề này, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến giải để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

Trang 13

về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo Luật hình sự Việt Nam và trong thực tiễn áp dụng những quy định này trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Trang 14

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG 1.1 Một số vấn đề lý luận

1.1.1 Khái niệm đồng phạm trong luật hình sự

Theo Từ điển tiếng Việt, “Đồng” nghĩa là cùng như nhau, không khác được

“Phạm” là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh “Đồng phạm” nghĩa là cùng nhau phạm tội hiểu theo nghĩa của Luật Hình sự1 Tiến sĩ Trần Quang Tiệp và Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành có cùng quan điểm về khái niệm đồng

phạm như sau: “Đồng phạm là hình thức phạm tội do hai người trở lên cố ý cùng

của hai nhà nghiên cứu luật học

Tuy nhiên, BLHS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận chủ thể của tội phạm không chỉ là thể nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân thương mại Điều này đặt ra vấn đề cần giải quyết đó là liệu giữa các pháp nhân thương mại hoặc giữa pháp nhân thương mại với thể nhân có thể là đồng phạm trong vụ án hình sự hay không? Theo tác giả, trong khái niệm về đồng phạm nêu trên chỉ đề cập đến con người cụ thể mà không đề cập đến chủ thể là pháp nhân thương mại là không phù hợp với chủ thể của tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015

Dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo tác giả, có thể đưa ra khái niệm

đồng phạm như sau: “Đồng phạm là hình thức phạm tội do hai chủ thể tội phạm trở

Từ khái niệm của đồng phạm đã phân tích nêu trên, có thể rút ra được một số đặc điểm của đồng phạm như sau:

1 Đào Duy Anh (1932), Hán việt Từ điển, NXB Lê Văn Tân, Hà Nội, tr 245

2 Trần Quang Tiệp (2000), Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Tr.31

3

Trang 15

- Một là, chủ thể của tội phạm trong vụ đồng phạm thường nhiều hơn các vụ

án đơn lẻ, điều này được thể hiện ngay trong khái niệm của đồng phạm quy định trong BLHS đã khẳng định “có từ hai người trở lên” Đây là đặc điểm dấu hiệu định lượng xác định rõ số lượng người và số lượng tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm Theo đó, số lượng người thực hiện tội phạm trong vụ án đồng phạm phải có ít nhất từ hai người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện một tội phạm

- Hai là, trong đồng phạm thì tính chất phối hợp giữa những người đồng

phạm là tương đối chặt chẽ, khác với các trường hợp tội phạm do nhiều người thực hiện nhưng không phải là đồng phạm Những người đồng phạm cùng cố ý thực hiện một tội phạm, nghĩa là giữa họ có sự liên kết thống nhất về ý thức cùng phạm tội, có mối liên hệ tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý, có sự thống nhất về hành vi của mỗi người, tác động qua lại với nhau Hành vi của người đồng phạm này bổ sung cho người đồng phạm khác, và hành vi của mỗi người đều

là một khâu quan trọng trong hoạt động tội phạm chung của cả nhóm

- Ba là, hậu quả của các vụ đồng phạm là kết quả chung do hoạt động phạm

tội của những người đồng phạm gây ra Đặc điểm này có nghĩa là hành vi riêng biệt của mỗi người đồng phạm đều có quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm Tuy nhiên, hành vi của mỗi người đồng phạm có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hậu quả của tội phạm, không đồng nhất về vai trò với nhau

- Bốn là, đồng phạm thường có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với

hình thức phạm tội riêng lẻ Đây là đặc điểm dấu hiệu định tính xác định tính nguy hiểm của đồng phạm Chính từ đặc điểm của đồng phạm là do nhiều người thực hiện và giữa những người đồng phạm có sự phối hợp tương đối chặt chẽ trong việc cùng thực hiện một tội phạm chung quyết định đến tính nguy hiểm của đồng phạm

Trong đồng phạm, có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp giữa những người đồng phạm, có sự dựa dẫm vào nhau về mặt tâm lý nên quyết tâm phạm tội

Trang 16

thường là cao hơn so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ, cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm một cách dễ dàng hơn, mà trong nhiều trường hợp có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để tránh khỏi sự phát hiện, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật

1.1.2 Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng

Theo Từ điển Luật học:“Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy

tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn

Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây mất trật tự nơi công cộng hoặc hành vi càn quấy, hành hung người khác, gây lộn xộn trên đường phố, ở công viên, rạp hát vườn hoa Gây rối trật tự công cộng xâm hại đến trật tự chung, vi phạm nếp sống

Về cơ bản nội hàm của khái niệm đã đưa ra một số cách thức thực hiện hành

vi gây rối trật tự công cộng và hậu quả của hành vi gây rối là gây mất trật tự công cộng, xâm hại đến nếp sống văn minh, xâm hại trật tự chung và hoạt động tại một

số địa điểm công cộng Tuy nhiên, mức độ khái quát của khái niệm chưa bao quát hết phạm vi của hành vi gây rối, việc chi tiết một số cách thức thực hiện hành vi gây rối mới chỉ tập trung vào diện cách thức thực hiện có sử dụng các hành động mang tính chất vũ lực, càn quấy

Để khái quát gây rối trật tự công cộng ở mức độ chung nhất, có thể định

nghĩa hành vi gây rối trật tự công cộng theo khái niệm sau đây: “Gây rối trật tự

công cộng là hành vi cố ý thực hiện các hành động, cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm trật tự công cộng vi phạm các quy định của pháp luật và các quy tắc bảo đảm bảo trật tự công cộng, phá vỡ tính ổn định của trật tự công cộng, gây cản trở, ngưng trệ, gián đoạn, rối loạn các hoạt động công cộng, làm

mất trật tự công cộng, xâm phạm tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng và các lợi

4 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, NXB

Tư pháp, tr 282

Trang 17

ích hợp pháp của người khác tại nơi công cộng”6 Xét trên phạm vi rộng, gây rối trật tự công cộng biểu hiện cho các tác động bất lợi đến trật tự công cộng, gây thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội, các hoạt động xã hội bao gồm cả tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp của người khác tại nơi công cộng Hành vi gây rối trật tự công cộng vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự công cộng tại các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy tắc công cộng khác được cộng đồng dân cư thừa nhận, tôn trọng Trong đó, nơi công cộng được xác định là những công trình, địa điểm, phương tiện được xây dựng, sử dụng cho nhu cầu chung của cộng đồng dân cư và xã hội Bao gồm các công trình, địa điểm, phương tiện dùng để cung cấp dịch vụ công cộng, ăn, uống, vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, thăm quan, thắng cảnh, phục vụ nhu cầu đi lại, giáo dục, đào tạo, tôn giáo, tín ngưỡng, y tế, bưu chính Mức độ thiệt hại đôi khi không thể

đo đếm được, nhất là hành vi gây rối trật tự công cộng diễn ra tại nơi công cộng đang tập trung đông người và đang diễn ra nhiều dạng hoạt động khác nhau Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng được xem xét ở mức độ tương đối bằng việc cản trở, ngưng trệ, gián đoạn, rối loạn các hoạt động công cộng, gây mất trật tự công cộng đồng thời gây thiệt hại ở mức độ nhất định đối với những người đang có mặt tại nơi diễn ra hành vi gây rối

Từ những phân tích trên, dưới góc độ lý luận, khái niệm tội gây rối trật tự

công cộng có thể được hiểu như sau: “Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi gây

rối trật tự công cộng do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến mức làm rối loạn hoặc làm mất trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm và

Trang 18

Để xác định tội phạm nói chung, Khoản 1 Điều 8, Bộ luật Hình sự năm 2015

quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”

Khoản 1, Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy

định tội gây rối trật tự công cộng “Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh

hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không

Như vậy, đánh giá dưới góc độ Bộ luật hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng

là hành vi “gây rối trật tự công cộng”, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mà theo quy định phải chịu hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn

Dựa vào khái niệm trên, ta có thể nhận thấy một số đặc điểm của tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Một là, tội gây rối trật tự công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi

phạm các quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội thường thể hiện dưới dạng cử chỉ, lời

Trang 19

nói, hành động với nhiều phương thức khác nhau như nói tục, chửi bậy, hò hét ở rạp chiếu phim, nhà hát,… đập phá công trình xây dựng

Hai là, tội gây rối trật tự công cộng do người có đầy đủ năng lực trách nhiệm

hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Ba là, tội gây rối trật tự công cộng ngoài việc gây ra các thiệt hại về trật tự,

an toàn công cộng còn có thể kéo theo thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng con người9

Việc bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng là bảo đảm cho xã hội bình yên, mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định Bảo đảm an toàn công cộng trật tự công cộng là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước, đồng thời cũng là

nghĩa vụ của công dân được quy định tại Điều 46 Hiến pháp năm 2013: “Công dân

có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” Trong

đồng phạm, có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp giữa những người đồng phạm, có sự dựa dẫm vào nhau về mặt tâm lý nên quyết tâm phạm tội thường là cao hơn so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ, cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm một cách dễ dàng hơn, mà trong nhiều trường hợp có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để tránh khỏi sự phát hiện, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

1.1.3.1 Khái niệm đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau như đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp và phạm tội có

9 Nguyễn Thu Hương (2019), Tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 8

Trang 20

tổ chức Trong đó, phạm tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức là hình thức đồng phạm rất phổ biến, gây thiệt hại lớn cho xã hội

Đồng phạm đơn giản là hình thức đồng phạm không có sự thông mưu trước của những người cùng thực hiện tội phạm, tất cả những người đồng phạm đều có vai trò là người thực hành Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành

vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của Điều 318 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức Ở hình thức đồng phạm phức tạp, chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi

bổ sung năm 2017) Theo đó, trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm

Với các phân tích trên cho thấy, đồng phạm trong tội gây rối trật tự công

cộng là việc hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện các hành động, cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm trật tự công cộng vi phạm các quy định của pháp luật và các quy tắc bảo đảm bảo trật tự công cộng, phá vỡ tính ổn định của trật tự công cộng, gây cản trở, ngưng trệ, gián đoạn, rối loạn các hoạt động công cộng, làm mất trật tự công cộng, xâm phạm tài sản, danh dự, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp của người khác tại nơi công cộng

Trang 21

1.1.3.2 Đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

Từ khái niệm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng đã phân tích nêu trên, có thể rút ra được một số đặc điểm của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng như sau:

- Một là, chủ thể của đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng thường

nhiều hơn các vụ án đơn lẻ, điều này được thể hiện ngay trong khái niệm của đồng

phạm quy định trong BLHS đã khẳng định “hai hay nhiều người cùng cố ý” Đây là

đặc điểm dấu hiệu định lượng xác định rõ số lượng người và số lượng tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm Theo đó, số lượng người thực hiện tội gây rối trật

tự công cộng trong vụ án đồng phạm phải có ít nhất từ hai người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện tội gây rối trật tự công cộng

- Hai là, trong đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng thì tính chất

phối hợp giữa những người đồng phạm là tương đối chặt chẽ, khác với các trường hợp tội phạm do nhiều người thực hiện nhưng không phải là đồng phạm Những người đồng phạm cùng cố ý thực hiện tội gây rối trật tự công cộng, nghĩa là giữa họ

có sự liên kết thống nhất về ý thức cùng phạm tội, có mối liên hệ tác động tương hỗ

và ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý, có sự thống nhất về hành vi của mỗi người, tác động qua lại với nhau Hành vi của người đồng phạm này bổ sung cho người đồng phạm khác, và hành vi của mỗi người đều là một khâu quan trọng trong hoạt động tội phạm chung của cả nhóm

- Ba là, hậu quả của các vụ đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng là

kết quả chung do hoạt động phạm tội của những người đồng phạm gây ra Đặc điểm này có nghĩa là hành vi riêng biệt của mỗi người đồng phạm đều có quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội gây rối trật tự công cộng được thực hiện bằng hình thức đồng phạm Tuy nhiên, hành vi của mỗi người đồng phạm có thể có mức

độ ảnh hưởng khác nhau đối với hậu quả của tội gây rối trật tự công cộng, không đồng nhất về vai trò với nhau

Trang 22

- Bốn là, đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng thường có tính nguy

hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức phạm tội gây rối trật tự công cộng riêng

lẻ Đây là đặc điểm dấu hiệu định tính xác định tính nguy hiểm của đồng phạm Chính từ đặc điểm của đồng phạm là do nhiều người thực hiện và giữa những người đồng phạm có sự phối hợp tương đối chặt chẽ trong việc cùng thực hiện một tội phạm chung quyết định đến tính nguy hiểm của đồng phạm

Trong đồng phạm, có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp giữa những người đồng phạm, có sự dựa dẫm vào nhau về mặt tâm lý nên quyết tâm phạm tội thường là cao hơn so với các trường hợp phạm tội riêng lẻ, cho phép chúng không chỉ thực hiện tội phạm một cách dễ dàng hơn, mà trong nhiều trường hợp có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để tránh khỏi sự phát hiện, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật

1.1.4 Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

1.1.4.1 Nguyên tắc, căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng

Đồng phạm là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm Hành động của những người tham gia thực hiện tội phạm là hành động có sự liên kết, hỗ trợ Trong đó, hành vi của người này là tiền đề, điều kiện cho hành vi của người đồng pháp khác và là khâu cần thiết cho hoạt động tội phạm chung Hậu quả pháp tội là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia đồng phạm đưa đến Do vậy, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện Đồng thời, những người đồng phạm cũng phải cùng chịu về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, nếu họ đều biết, tức là đối với những tình tiết này họ cùng bàn bạc với nhau hoặc mọi người đều nhận thức và biết rõ về tình tiết đó hoặc tuy chưa từng bàn bạc nhưng họ buộc phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được tình tiết đó

Trang 23

Việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm vừa phải tuân thủ quy định chung của chế định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt của tội phạm và vừa phải tuân thủ các quy định đặc thù của trường hợp đồng phạm BLHS chưa có quy định về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm để làm cơ sở, định hướng khi quyết định hình phạt Các nguyên tắc đó bao gồm: nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện; nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm; nguyên tắc cá thể hoá hình phạt của những người đồng phạm Cụ thể:

- Thứ nhất, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn

bộ tội phạm đã gây ra Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy

tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt

- Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình

sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác

Trang 24

- Thứ ba, nguyên tắc cá thể hoá hình phạt của những người đồng phạm

Việc xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình hình phạt đối với những người trong đồng phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người đó thực hiện có xem xét đến đặc điểm nhân thân của người đó

Khi định tội danh đối với tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm, chủ thể định tội danh phải căn cứ chủ yếu vào quy định của Điều 318 và Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Hai điều luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác xác định hành vi tội gây rối trật tự công cộng được thực hiện bởi sự tham gia của từ hai người trở lên xảy ra trên thực tế có cấu thành tội gây rối trật tự công cộng trong trường hợp đồng phạm hay không; nếu phạm tội thì thuộc khoản cụ thể nào của điều luật đó Cùng với quy định của Bộ luật Hình sự, quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự cũng có ý nghĩa quan trọng trong định tội danh

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì về nguyên tắc phải tuân thủ nghiêm chỉnh vào những quy định chung về quyết định hình phạt Tuy nhiên, đồng phạm là một chế định bổ sung cho chế định tội phạm, nó có những đặc điểm đặc thù riêng nên khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm Tòa án còn cần phải căn cứ vào những quy định bổ sung tại Điều 58 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“ Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”

Trong vụ án gây rối trật tự công cộng có đồng phạm, tuy mỗi người cố ý

Trang 25

tội của từng người lại khác nhau, nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mỗi người đồng phạm cũng không giống nhau

Vì lẽ đó, khi xác định TNHS và hình phạt đối với mỗi người đồng phạm, Tòa

án phải xét đến:

- Tính chất của đồng phạm: Đây là căn cứ mà Tòa án cần cân nhắc vì nó ảnh

hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chung mà cả bọn cùng thực hiện

- Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm:

Trong một vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng một tội, nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người có khác nhau, do vậy tính chất

và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người cũng khác nhau Nếu chỉ dựa vào tính chất của đồng phạm để quyết định hình phạt thì tòa án mới chỉ xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội chung trong hành vi phạm tội của tất cả những người tham gia đồng phạm Nhưng trong luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân cho nên khi xác định trách nhiệm hình

sự cụ thể để quyết định hình phạt cho từng người đồng phạm vẫn phải dựa trên cơ

sở hành vi cá nhân mỗi người đồng phạm Do vậy, căn cứ tiếp theo để tòa án quyết định hình phạt là phải cân nhắc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Tính chất tham gia vào việc phạm tội được quyết định bởi vai trò mà người đồng phạm thực hiện, bởi tính đặc thù của chức năng, nhiệm vụ cũng như tác dụng của người đó trong hoạt động phạm tội chung Làm sáng tỏ tính chất tham gia vào việc cùng chung phạm tội có nghĩa là phải xác định được người phạm tội đó là ai,

họ là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hay là người giúp sức Thông thường người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực là những người có vai trò nguy hiểm cao hơn những người đồng phạm khác Chính vì lẽ đó nên điểm c

khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Nghiêm trị

người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối,…” Việc đánh giá tính chất

Trang 26

tham gia của từng người đồng phạm phải tùy thuộc vào tính chất đồng phạm, vào các tình tiết khách quan, chủ quan cụ thể có trong vụ án, và đặc điểm nhân thân của từng người đồng phạm

Mức độ tham gia của người đồng phạm được xác định bởi mức độ đóng góp thực tế của mỗi người đồng phạm vào việc thực hiện tội phạm và hậu quả chung của tội phạm Trong thực tế, để xác định mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm tòa án phải dựa vào các dấu hiệu như: phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm, mức độ quyết tâm phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, hiệu quả của hành

vi phạm tội của người đó trong hoạt động phạm tội chung

Khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, tòa án phải đánh giá tổng hợp cả tính chất và mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm Trong đó, tính chất tham gia phạm tội nói lên đặc tính về chất còn mức độ tham gia phạm tội nói lên đặc tính về lượng của hành vi phạm tội của mỗi người đồng phạm

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm, thì chỉ áp dụng đối với người đó Đây có thể là những tình tiết thuộc về phương diện khách quan hoặc chủ quan của tội phạm, hoặc đó là những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội

Đối với tội gây rối trật tự công cộng, dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Điều 318 BLHS 2015 đã chia thành hai khung hình phạt, trong đó:

- Khung cơ bản, có mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm So với hình phạt tiền được quy định tại khoản 1 Điều 245 BLHS năm 1999 (từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng) thì mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 318 BLHS năm

2015 tăng gấp 5 lần Việc sửa đổi hình phạt tiền theo hướng tăng mức tiền phạt là hoàn toàn cần thiết, bởi vì mức phạt cũ quá thấp không đủ sức răn đe người phạm tội cũng như những người khác có ý định phạm tội này trong tình hình hiện nay

Trang 27

- Khung tăng nặng, có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội sau:

+ Có tổ chức: đây là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm được quy định trong khoản 2 Điều 17 BLHS năm

2015; “cấu kết chặt chẽ được xác định trong luật vừa thể hiện mức độ liên kết về

mặt chủ quan vìừa thể hiện mức độ phân chia vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách

là trường hợp có người cầm đầu, chỉ huy, có sự bàn bạc kế hoạch gây rối, có sự chuẩn bị hung khí, chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan công an khi có sự can thiệp, ngăn chặn hành vi phạm tội

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách

“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng súng săn, vũ khí

Vũ khí được sử dụng theo quy định tội gây rối trật tự công cộng là súng thể thao, quốc phòng, súng săn, súng kíp, súng hỏa mai, thuốc nổ và kíp mìn dùng trong sản xuất mà không phải là vũ khí quân dụng và các hung khí khác như dao găm, mã tấu, kiếm, giáo mác Nếu dùng vũ khí quân dụng như súng ngắn, súng trường để thực hiện hành vi gây rối thì người phạm tội không chỉ bị xử lý về tội này mà còn có thể bị xử lý về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS năm 2015)

Hành vi phá phách là hành vi hủy hoại các đồ vật ở nơi công cộng như đập phá tượng trong công viên, đập phá, đốt xe ô tô ở trên đường

Nếu hành vi sử dụng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách gây rối

không chỉ gây ra tình trạng hỗn loạn, vô tổ chức, vô kỷ luật ở công cộng mà còn

Trang 28

gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý về các tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc tội hủy hoại tài sản theo nguyên tắc phạm nhiều tội

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng được hiểu là cản trở, ách tắc giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng không phân biệt thời gian bao lâu

+ Xúi giục người khác gây rối là người xúi giục thực hiện hành vi kích động,

dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến ý chí của người khác, khiến người này phạm tội Người xúi giục có thể là

“người đã nghĩ ra việc phạm tôi và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện

thông qua người khác Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có Người xúi giục cũng có thể tham gia thực hiện tội phạm Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh Và hành vi xúi giục phải

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng Người can thiệp bảo vệ công cộng có thể

là bất kỳ người nào có hành vi ngăn cản như bằng lời nói góp ý, giải thích hoặc có các hành động khác ngăn cản như ôm, giữ người phạm tôi đang thực hiện hành vi gây rối

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng

và hành hung đối với người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là người đang thi hành công vụ tức là người có trách nhiệm bảo vệ trật tự công cộng như công an,

12

Trang 29

dân quân tự vệ thì người phạm tội còn có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015 theo nguyên tắc phạm nhiều tội

Không phải mọi hành vi gây rối trật tự công cộng đều bị xử lý hình sự, việc

xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể hay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Vì ranh giới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự với các trách nhiệm pháp lý khác như dân sự, hành chính được phân định trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trường hợp hành vi gây rối trật tự công cộng chống người thi hành công vụ chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính thì áp dụng Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống

tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình, tại Chương 2, mục 1 - Hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, các hành vi gây rối trật tự công cộng

+ Tái phạm nguy hiểm: Để có cơ sở để nghiên cứu trường hợp tái phạm nguy hiểm trước hết cần hiểu rõ nội dung tái phạm Tái phạm là phạm tội sau khi đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về tội đã bị kết án đó Theo khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 thì tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do

vô ý Việc xác định tái phạm đối với trường hợp đã bị kết án mà phạm tội đòi hỏi các điều kiện chủ thể chưa được xóa án tích về tội đã bị xét xử và tội mới phạm phải là tội cố ý hoặc là vô ý nhưng thuộc loại tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng Tái phạm được quy định trong BLHS là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tái phạm nguy hiểm có tính nguy hiểm hơn hẳn các trường hợp tái phạm thông thường Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm, có tính

Trang 30

nguy hiểm cao hơn trường hợp tái phạm thông thường Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015, các trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm như sau:

Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý Trường hợp phạm tội gây rối trật tự công cộng chỉ có thể tái phạm nguy hiểm nếu trước đó người phạm tội đã tái phạm nay lại phạm tội gây rối trật tự công cộng

Như vậy, người phạm tội gây rối trật tự công cộng mà có một trong các tình tiết định khung hình phạt tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 318 BLHS năm 2015 thì

có thể áp dụng khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm

1.1.4.2 Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong tội gây rối trật

tự công cộng

Trong vụ án đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức:

- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội

phạm Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người

tổ chức Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như: thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm Có nghĩa là hành

vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm Hành vi

đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội

Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực

Trang 31

Theo luật hình sự Việt Nam có hai loại trường hợp sau được coi là trực tiếp thực hiện tội phạm:

Thứ nhất, trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành

tội phạm Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường trong thực

tế Tự mình thực hiện có thể là có sử dụng công cụ, phương tiện, kể cả sử dụng cơ thể người khác và súc vật như là công cụ, phương tiện hoặc có thể không sử dụng công cụ, phương tiện Trong vụ phạm tội cố ý có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm Trong trường hợp này, không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó Nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì những người đồng thực hiện chỉ có thể là những người có đủ những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt Nếu không, họ chỉ có thể

là người giúp sức hoặc cá biệt có thể phạm tội khác

Thứ hai, người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người không tự mình

thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm như không tự mình thực hiện hành vi tước đoạt sinh mạng người khác hoặc không tự mình thực hiện hành vi hủy hoại tài sản Họ chỉ có hành động (cố ý) tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm Nhưng bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình

sự cùng với người đã tác động vì: Họ là người không có năng lực trách nhiệm hình

sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định; Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm và họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần

Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện như tội hiếp dâm hoặc tội loạn luân… Ở những tội này chỉ có thể có người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất

Trang 32

Trong thực tế, có thể chỉ có một người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng này trong vụ phạm tội nhưng cũng có thể nhiều người

Người thực hành thường là người giữ vai trò quan trọng trong vụ án Nhưng cũng có nhiều trường hợp, người thực hành không phải là người đóng vai trò chính trong vụ đồng phạm Tuy vậy, về mặt pháp lý, hành vi của người thực hành được coi là vị trí trung tâm vì nhiều vấn đề về định tội và quyết định hình phạt được giải quyết căn cứ vào hành vi đó

Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra đặc biệt với người tổ chức,

có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của người đồng phạm khác đặt ra Khoa học luật hình sự gọi là hành vi thái quá của người thực hành trong vụ có đồng phạm Hành vi thái quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không mong muốn Hay nói cách khác là hành vi phạm tội của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện

- Người xúi giục là người bị kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực

hiện tội phạm Hành vi xúi giục có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể Nếu như hành vi đó chỉ là lời nói có tính chất thông báo, gợi ý chung chung, không

cụ thể thì không thể coi là người xúi giục Trong trương hợp nếu xúi giục người dưới 18 tuổi thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình

sự “o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” (điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật

Trang 33

- Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho

việc thực hiện tội phạm Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm

Trong vụ án có đồng phạm có thể có đủ bốn loại chủ thể thực hiện vai trò nhất định trên tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải có đủ bốn người thực hiện bốn vai trò khác nhau Người được coi là đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc quá trình phạm tội

Những người đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung

Có thể tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm

1.2 Quy định pháp luật về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng 1.2.1 Pháp luật trước năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó BLHS năm

1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt Hành

vi gây rối trật tự công cộng lần đầu tiên được xác định là tội gây rối trật tự công cộng trong BLHS năm 1985

Trang 34

Việc đưa hành vi gây rối trật tự công cộng thành một tội danh riêng, làm cơ

sở đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi gây rối trật tự công cộng, không bị nhầm lẫn với các hành vi khác, là một thuận lợi cho quá trình áp dụng Và sau khi quy định thành tội danh độc lập thì mức hình phạt cũng sẽ được quy định phù hợp với tinh chất và mức độ nguy hiểm của hành vi gây rối trật tự công cộng Trước đây, vì được xếp cùng với các hành vi có tính chất nguy hiểm cao nên khung hình

phạt đối với hành vi gây rối trật tự công cộng cao hơn đó là: “bị phạt từ 3 tháng

đến 5 năm Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm tù Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Kẻ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn bị phạt quản chế hoặc cấm lưu trú ở

Bộ luật Hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS năm 1985 So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình

sự Việt Nam

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 245 BLHS năm 1999:

“1 Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã

bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa

ản tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

Trang 35

d Xứa giục người khác gây rối;

đ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng

e Tái phạm nguy hiểm”

Ngoài những điểm được kế thừa từ BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những điểm mới cơ bản như sau:

Về dấu hiệu định tội, tại điều 198 BLHS năm 1985, nhà làm luật quy định

“người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng thì bị cảnh cáo” tức là chỉ cần có

hành vi phạm tội là đủ điều kiện cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, còn Điều

245 BLHS năm 1999, nhà làm luật yêu cầu hậu quả xảy ra đối với hành vi gây rối

trật tự công cộng là “gây hậu quả nghiêm trọng”, nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tôi phải từng bị “xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã

bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”

Tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định chi tiết tại Tiểu mục 5.1 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999:

“- Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

- Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,

tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;

- Gây cho người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên;

- Gây cho nhiều người thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên

Ngoài các hậu quả xây ra về sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến

Trang 36

việc thực hiện đường lối của Đảng chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không”

Việc quy định thêm hậu quả và các dấu hiệu định tội khác giúp việc đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi gây rối trật tự công cộng rõ ràng hơn so với việc quy định của Điều 198 BLHS năm 1985 chỉ cần có hành vi là đủ điều kiện cấu thành tội phạm Và dấu hiệu hậu quả là một trong những căn cứ giúp cơ quan chức năng xem xét, đánh giá nên xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với từng vụ việc gây rối trật tự công cộng

Các tình tiết “đã bị xử phạt vi phạt hành chính” và “đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích” được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn, áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh về trật tự, an toàn xã hội

Về các tình tiết tăng năng định khung hình phạt, Điều 245 BLHS năm 1999

quy định thêm ba tình tiết mới so với Điều 198 BLHS năm 1985, đó là: “b, có tổ

chức; c, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; e, tái phạm nguy hiểm”

1.2.2 Pháp luật hiện hành

1.2.2.1 Các dấu hiệu pháp lý

* Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại

Đó là “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế

độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015)

Trang 37

Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn, trật tự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng, trong nhiều trường hợp còn kéo theo hành vi gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại nghiêm trọng

về tài sản của người khác

Tội gây rối trật tự công cộng trực tiếp xâm phạm đến trật tự, an toàn ở nơi công cộng vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người khác ở nơi công công Trật tự công cộng là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người, phục vụ chung cho mọi người trong

xã hội

* Mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả,

và các dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm

- Dấn hiện hành vi khách quan: Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là

dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm Điều 8 BLHS năm 2015 quy định “Tội

phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội ” Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể

hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động

Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc có những hành động tỏ ra coi thường trật tự chung bằng lời nói (nói bậy, nói tục, chửi bậy, hò hét nơi công cộng khi mọi người đang thưởng thức nghệ thuật hoặc vui chơi giải trí) hoặc có những hành vi ném đất đá, các chất bẩn, chất thải hoặc các chất khác vào chỗ đông người, hoặc các hành vi khác tỏ ra coi thường trật

tự chung (gác chân lên ghế, hút thuốc trong rạp hát ) Những hành vi này vi phạm vào các quy tắc, nội quy, điều lệ đã được đặt ra mọi người phải tuân thủ khi tham gia vào hoạt động chung và được gọi là tỏ ra coi thường trật tự chung

Trang 38

Hành vi gây rối trật tự công cộng thực hiện công khai ở những nơi đông người, thể hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của nhà nước Tuy nhiên, trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi trên ở những nơi không phải là nơi công cộng như nhà riêng nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung thì cũng được coi là gây rối trật tự công cộng Ngoài ra, hành vi gây rối trật tự công cộng thường được thực hiện bởi nhiều người và cũng có trường hợp một người cũng có thể gây rối trật tự công cộng Hành vi gây rối trật tự công cộng thường là hành vi có thể khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, vi phạm các quy định về điều khiển phương giao thông đường bộ, chống người thi hành công vụ Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó do tính chất mức độ nguy hiểm cũng như hành vi khách quan, hậu quả ở mức độ hạn chế hoặc không thỏa mãn cấu thành tội phạm

Điền 318 BLHS năm 2015 quy định hai trường hợp phạm tội gây rối trật tự công cộng:

+ Trường hợp thứ nhất, là trường hợp người phạm tội đã có hành vi gây rối trật tự công cộng và hành vi này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội Hiện nay có quan điểm cho rằng đây là một dạng hậu quả tinh thần, hậu quả phi vật chất và coi đây là một dạng hậu quả nghiêm trọng

Hậu quả của tội phạm là một trong các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm, là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ, gồm thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần, thiệt hại về thể chất và các biến đổi khác như tình trạng nguy hiểm cũng là một dạng hậu quả

Trang 39

của tội phạm14 Thiệt hại vật chất là những thiệt hại đo đếm, xác định được mức độ nhất định như chết người, gây thương tích với tỷ lệ % tổn thương cơ thể, thiệt hại tài sản được quy ra bằng tiền Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại khác mà không xác định được lượng mức độ thiệt hại

Hậu quả của tội gây rối trật tự công cộng là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,

trật tự, an toàn xã hội”, tình tiết này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với

BLHS năm 1999 Tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã

hội” được áp dụng trong Điều 318 BLHS năm 2015 để đánh giá tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội cũng như hậu quả vật chất do hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra

Theo Từ điển Luật học, “An ninh xã hội là sự phát triển của một xã hội có tổ

chức, có kỷ cương trên cơ sở những quy phạm pháp luật, bảo đảm sự ổn định thường xuyên của xã hội An ninh xã hội là một bộ phận của an ninh quốc gia Bảo

vệ an ninh xã hội là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống những hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật gây mất ổn định chính trị xã hội Bảo vệ an ninh xã hội phải gắn liền với việc thi hành chính sách xã hội và là nhiệm vụ của toàn Đảng

người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mục đạo đức, pháp luật

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội16 là tác động xấu, gây mất cân bằng trong xã hội, phá vỡ sự yên ổn, gây mất tổ chức, kỷ luật trong xã hội một cách nghiêm trọng, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phá vỡ quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, xâm phạm những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận, tuân thủ

Trang 40

Mặt khác, hậu quả này được hiểu là tác động xấu cụ thể đến hoạt động hoặc tâm lý chung như do tụ tập đông người nên dẫn đến ùn tắc giao thông hoặc việc đập phá tài sản làm gián đoạn hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây tâm lý lo ngại cho người khác

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về tình

tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội” dẫn đến việc áp dụng

không thống nhất

Trong thực tiễn có một số quan điểm về việc áp dụng tình tiết này như sau:

+ Quan điểm thứ nhất, theo ông Trần Minh Công VKSND huyện Đạ Tẻh

trong bài viết “Hướng dẫn nghiệp vụ Khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết

tội phạm gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 BLHS năm 2015” cho

rằng theo “Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội về việc thi

hành Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng nguyên tắc cũng như các tình tiết có lợi cho người phạm tội nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể nên chưa có căn cứ để xác định giữa “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội” quy định nào có lợi hơn cho người phạm tội khi xử lý các hành vi thực hiện trước 0h00' ngày 01/01/2018”

Quan điểm này đưa ra ý kiến trong thực tiễn xét xử, thẩm phán cần xem xét tình tiết nào có lợi cho người phạm tội để áp dụng, tuy nhiên lại chưa đánh giá thống nhất là yếu tố nào có lợi cho người phạm tôi hơn, vì vậy, tùy từng cách đánh giá của người áp dụng pháp luật mà lựa chọn quy định nào cho từng vụ việc

+ Quan điểm thứ hai, theo ông Đặng Khắc Thắng - Phó Viện trưởng

VKSND huyện Thủy Nguyên trong bài viết “Bàn về tình tiết gây ảnh hưởng xấu

đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trong tội gây rối trật tự công cộng” cho rằng

tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” là hậu quả phi vật

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Bùi Ai Giôn (2019), “Về tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tòa án nhân dân, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015
Tác giả: Bùi Ai Giôn
Năm: 2019
13. Cao Vũ Minh (2020), “Nhận diện bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự công cộng”, Nghề Luật, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự công cộng
Tác giả: Cao Vũ Minh
Năm: 2020
15. Hà Phương (2020), “Chuyển biển văn hóa - xã hội của Hà Nội trong bối cảnh hội nhập hiện nay”, Tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển biển văn hóa - xã hội của Hà Nội trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Tác giả: Hà Phương
Năm: 2020
16. Hoàng Minh Khôi (2012), “Đặc điểm và một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên”, Nghiên cứu lập pháp, (14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm và một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
Tác giả: Hoàng Minh Khôi
Năm: 2012
17. Nguyễn Thanh Hải (2018), “Xử lý tội gây rối trật tự công cộng: Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn”, Luật sư Việt Nam, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý tội gây rối trật tự công cộng: Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2018
18. Nguyễn Thị Bích (2011), “Phòng ngừa tội Gây rối trật tự công cộng trên địa bàn các tỉnh thành miền Bắc”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội Gây rối trật tự công cộng trên địa bàn các tỉnh thành miền Bắc
Tác giả: Nguyễn Thị Bích
Năm: 2011
19. Dương Bá Thành Luân (2021), “Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Dương Bá Thành Luân
Năm: 2021
20. Nguyễn Thị Thủy Quyên (2020), “Phòng ngừa tội Gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội Gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy Quyên
Năm: 2020
21. Nguyễn Thu Hương (2019), “Tội Gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội Gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thu Hương
Năm: 2019
22. Nguyễn Văn Ngọc (2020), “Cần sớm có hướng dẫn xét xử tội Gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật hình sự 2015”, Pháp luật và phát triển, (1+2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần sớm có hướng dẫn xét xử tội Gây rối trật tự công cộng theo Bộ luật hình sự 2015
Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Năm: 2020
28. Vũ Minh Trang (2016), “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội
Tác giả: Vũ Minh Trang
Năm: 2016
1. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ khóa XVI - Tỉnh uỷ Hải Dương trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025 Khác
2. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 3. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 4. Quốc hội (2018), Luật thi hành án hình sự năm 2018 Khác
6. Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của viện kiểm sát nhân dân, của tòa án nhân dân và công tác thi hành án Khác
7. Quốc hội (2012), Nghị quyết 24/2012/QH13 thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Khác
8. Chính phủ (2013), Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Khác
9. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 Khác
10. Chính phủ (2019), Nghị định 54/2019 ngày 19/06/2019 quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường Khác
11. Bộ Công an (2019), Thông tư 65/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an quy định về thi hành án hình sự tại cộng đồngB. Các tài liệu tham khảo khác Khác
14. Dương Tuyết Miên (2010), “Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong tội pham Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội GRTTCC - Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn Địa bàn tỉnh hải dương
Bảng 2.1. Tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội GRTTCC (Trang 51)
Bảng 2.2. Cơ cấu tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo hình thức - Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn Địa bàn tỉnh hải dương
Bảng 2.2. Cơ cấu tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo hình thức (Trang 52)
Bảng 2.3. Diễn biến tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo hình thức - Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng theo bộ luật hình sự năm 2015 sửa Đổi năm 2017 trên cơ sở thực tiễn Địa bàn tỉnh hải dương
Bảng 2.3. Diễn biến tội GRTTCC trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo hình thức (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w