Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã học được ở trường, cùng những kiến thức đã thu thập được công tác và tìm hiểu tình hình thực tế tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động huy động vốn đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các học giả trong thời gian qua Một số nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn như sau:
1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Monsef và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu về phát triển huy động vốn đối với khách hàng tại các NHTM đã chỉ ra rằng: 1 Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng; Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng dịch vụ và hành vi trung thành của khách hàng; (3) Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng trung thành; 4 Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có một mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng môi trường và sự hài lòng của khách hàng
Dr Khedkar và các cộng sự (2015) khi nghiên cứu về dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại nhận thấy muốn tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn, các NHTM cần tăng cường nâng cao sự hài lòng khách hàng thông qua việc cung ứng các sản phẩm tiện ích cao, kết hợp bán chéo sản phẩm có giá trị gia tăng
Jengchung V Chen và các cộng sự (2016) trong nghiên cứu đo lường về lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của NHTM đã chỉ ra 03 yếu tố có ảnh hưởng quyết định khi khách hàng lựa chọn sử dụng lại dịch vụ của NHTM bao gồm: tiện ích sản phẩm, giá cả và chăm sóc sau bán hàng
1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hồng Yến và cộng sự (2017) Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Tạp chí công thương, số tháng 4 năm
2017 Nghiên cứu này đã trình bày vai trò của hoạt động huy động vốn, thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng và các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn bao gồm: cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn; cơ cấu nguồn vốn huy động; sản phẩm huy động vốn; quy trình giao dịch trong hoạt động huy động vốn; kênh phân phối; cơ chế khuyến khích trong huy động vốn; công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn
Nguyễn Ngọc Anh (2017) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Tạp chí công thương, số tháng 4 năm 2017 Nghiên cứu đã trình bày tầm quan trọng của nguồn vốn và thực trạng huy động vốn tại MB Thanh Hóa trong giai đoạn từ 2014 đến
2016, từ đó, rút ra các điểm tốt và điểm hạn chế trong hoạt động huy động vốn, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đưa ra các giải pháp bao gồm: thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; đa dạng hóa hình thức huy động vốn; xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý;
Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2019) Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí ngân hàng, số 23/2019 Nghiên cứu trình bày thực trạng tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng tại các NHTM Việt Nam bao gồm tăng trưởng quy mô tiền gửi khách hàng; phân loại tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn, khả năng đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng, tiền gửi khách hàng theo nhóm ngân hàng Sau đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được và tốn tại hạn chế của hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của các NHTM Việt Nam Cuối cùng, tác giả đưa ra một số đề xuất như: (1) Các NHTM cần xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, (2) Các chính sách phải phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng; (3) Các NHTM cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho từng ngành; (4) Các NHTM cần xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; (5) NHTM cần đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động
6 vốn, bán chéo sản phẩm; (6) NHTM cần rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm; (7) NHTM cần hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm, chương trình cảnh báo, giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn
Nguyễn Thu Hồng (2020) Marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 10 năm 2020 Nghiên cứu trình bày một số hoạt động Marketing huy động vốn tại NHTM, sau đó đưa ra ví dụ cụ thể hoạt động marketing huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Nghiên cứu cũng nêu thực trạng hoạt động huy động vốn tại đây, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động marketing huy động vốn Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh marketing huy động vốn như: đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; chính sách lãi suất hợp lý; hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ Bên cạnh đó, NHTM cần hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng kế hoạch tài chính cho marketing huy động vốn; áp dụng công nghệ ngân hàng
Dương Văn Bôn và cộng sự (2020) Một số lưu ý về hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 12 năm
2020 Tác giả đã mô tả bức tranh huy động vốn từ đầu năm 2020 với những diễn biến trái chiều về huy động vốn, những khó khăn trong hoạt động huy động vốn và đưa ra một số kết luận và khuyến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước
Trần Thị Ngọc Trinh (2021) Nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh Luận văn thạc sĩ, Đại học Trà Vinh Trong luận văn này đã phân tích 5 yếu tố liên quan đến hoạt động huy động vốn của KH là tính đa dạng của sản phẩm, lãi suất, kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp và năng lực phục vụ
Nguyễn Thị Tố Ly (2021) Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại Tác giả nghiên cứu và chỉ ra thực trạng huy động vốn tại chi nhánh, đồng thời có khảo sát và chỉ ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
7 động vốn khách hàng cá nhân là đặc tính sản phẩm, giá cả, khuyến mại, cơ sở vật chất và kỹ năng chăm sóc khách hàng của nhân viên ngân hàng
Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm huy động vốn
Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn và quan trọng nhất của NHTM
Huy động vốn được xem như hoạt động cơ bản và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng của khách hàng
Huy động vốn của ngân hàng có thể hiểu đó là những công cụ, cách thức và phương pháp, và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở hai bên đều có lợi Huy động vốn luôn được quan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng
1.2.1.2 Các hình thức huy động vốn
Từ những nguồn tiền gửi
Nguồn tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên dồi dào và quan trọng
8 nhất trong quá trình huy động vốn của bất cứ ngân hàng nào Với những ngân hàng mới đi vào hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên được ngân hàng áp dụng để đảm bảo cho hoạt động của mình đó là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, với cách này ngân hàng sẽ có được nguồn vốn để đầu tư phát triển Để thu hút được nguồn vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: Gửi có kỳ hạn, gửi không kỳ hạn, gửi theo mục đích…
Từ nguồn đi vay bên ngoài
Ngoài nguồn huy động vốn từ tiền gửi, các ngân hàng cũng có thể huy động vốn thêm từ các nguồn khác như: vay của ngân hàng nhà nước, vay tổ chức tín dụng, vay trên thị trường vốn Đây cũng mà các ngân hàng thường sử dụng khi huy động vốn khi cần
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác
Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện các các dịch vụ ủy thác do một cá nhân hay tổ chức nào ủy quyền như ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay… Thông qua các hoạt động này, ngân hàng cũng thu về được một khoản lợi nhuận không nhỏ giúp ngân hàng có được nguồn vốn liên tục
1.2.2 Một số vấn đề phát triển hoạt động huy động vốn
1.2.2.1 Phát triển huy động vốn
Theo quan điểm của tác giả, phát triển huy động vốn đối với khách hàng là việc gia tăng số lượng và chất lượng hoạt động huy động vốn từ đối tượng khách hàng của ngân hàng Phát triển về lượng được thể hiện bằng sự tăng trưởng về quy mô trong hoạt động huy động vốn từ khách hàng hay nói cách khác, đó là việc gia tăng số lượng các hợp đồng huy động vốn giữa NHTM và khách hàng Phát triển về chất được thể hiện qua nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm huy động vốn đối với khách hàng
Phát triển huy động vốn đối với khách hàng cũng có nghĩa là tăng trưởng về thị phần trong hoạt động vốn từ khách hàng Hay nói cách khác, phát triển huy động vốn đối với khách hàng là việc gia tăng theo doanh số và số dư từ hoạt động huy động vốn từ khách hàng của NHTM so với tổng doanh số và số dư trên thị trường
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng Quy mô huy động vốn từ khách hàng gia tăng, đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn
Thống kê đầy đủ và kịp thời về các loại vốn huy động từ khách hàng và tốc độ vòng quay của mỗi nguồn, phân tích các nhân tố gắn liền với những thay đổi đó Điều này, giúp các nhà quản lý ngân hàng sẽ thấy được đặc tính của nguồn vốn huy động từ khách hàng của ngân hàng Từ đó, ngân hàng cần tiến hành phân đoạn thị trường gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tương ứng
1.2.2.2 Sự cần thiết phát triển hoạt động huy động vốn Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh
Riêng đối với ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt thì hoạt động huy động vốn càng trở nên quan trọng Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại Như vậy vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận
Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo ra cho ngân hàng điều kiện để mở rộng thị trường kinh doanh bằng việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho khách hàng
Không những thế, huy động vốn còn giúp ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao, nguồn vốn huy động càng lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng thực hiện kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động vì vậy khả năng huy động vốn tốt là điều kiện vô cùng thuận lợi để ngân hàng mở rộng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
Nội dung và quy trình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đối với khách hàng tại Agribank chi nhánh Bắc Ninh II có vai trò quan trọng trong việc phân tích ra thực trạng và tìm ra các giải pháp phát triển huy động vốn đối với khách hàng tại chi nhánh Thông qua phần tổng quan của một số tài liệu tham khảo và nội dung của lý thuyết đã trình bày ở chương 1, chương 2 đưa ra định hướng cho việc thiết kế phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chương 2 trình bày một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh…
2.1.2 Quy trình nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn được nghiên cứu theo quy trình các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan và xin ý kiến chuyên gia về mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Sau khi xác định được mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng khung lý luận chung cho đối tượng nghiên cứu
Bước 2: Thu thập dữ liệu bao gồm hai nguồn:
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là các dữ liệu có sẵn liên quan tới thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng hỏi
+ Trước tiên tác giả xây dựng bảng hỏi bao gồm các tiêu chí đánh giá và thang đo bằng cách tham khảo các tài liệu nghiên cứu sẵn có, có liên quan tới đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia như giảng viên hướng dẫn, cán bộ lãnh đạo ngân hàng Bộ câu hỏi có 27 câu về 8 nội dung lớn nhằm khảo sát mức độ hài lòng của
26 khách hàng đối với sản phẩm huy động vốn của ngân hàng bao gồm: 1 Thương hiệu ngân hàng; (2) Lãi suất; (3) Khuyến mại; 4 Thái độ phục vụ; (5) Sản phẩm; (6) Quảng cáo; 7 Địa điểm giao dịch; (8) Sự hài lòng
+ Sau khi thiết kế bảng hỏi chính thức, tác giả tiến hành phát phiếu hỏi bằng cách phòng vấn trực tiếp, qua điện thoại, gửi email tới các đối tượng được lựa chọn để khảo sát
+ Tới hạn, tác giả tiến hành tổng hợp phiếu khảo sát, lọc các phiếu khảo sát đủ điều kiện để đưa vào phân tích
+ Dữ liệu sơ cấp thu được, tác giả tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel
Bước 3: Xử lý dữ liệu
Phân loại dữ liệu liên quan đến từng tiêu chí
Bước 4: Tổng hợp, phân tích đánh giá chung
Sau khi thu thập dữ liệu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II
Bước 5: Đề xuất và kiến nghị
Dựa trên thực trạng, tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II tới năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị
- Phương pháp biểu thị số liệu:
+ Phương pháp Bảng thống kê: Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp
+ Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng
- Phương pháp phân tích thông tin:
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích định tính, phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh…
Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm bao gồm:
Các thuộc tính cụ thể như sau:
1 Thương hiệu ngân hàng lớn
- Tên hiệu, logo, hình ảnh của ngân hàng dễ nhớ, ấn tượng
- Mạng lưới giao dịch rộng khắp
- Cơ sở vật chất tốt ( kiến trúc tòa nhà, bãi đậu xe…
2 Lãi suất - Lãi suất thu hút
- Ngân hàng có chính sách linh hoạt cho những khoản tiền gửi
- Lãi suất được công bố rộng rãi
- Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
- Thái độ đối với quảng cáo và khuyến mãi của khách hàng
- Thông tin khuyến mãi được phổ biến rộng rãi
4 Phục vụ - Nhân viên có trình độ chuyên môn
- Nhân viên sẵn sàng tư vấn cho khách hàng
- Nhân viên có thái độ thân thiện
- Có đường dây nóng phục vụ khách hàng 24/24
5 Sản phẩm - Nhiều sản phẩm huy động
- Hồ sơ giao dịch đơn giản, nhanh chóng
- Thông tin về sản phẩm được công bố rộng rãi
- Chương trình quảng cáo, khuyến mãi ấn tượng
- Quảng cáo, khuyễn mãi phù hợp với KH
- Mật độ quảng cáo dày đặc
- Vị trí các điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng
- Các điểm giao dịch sạch sẽ, mát mẻ
- Nhiều địa điểm giao dịch
Quảng cáo Địa điểm giao dịch
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình gửi bảng câu hỏi là khảo sát ý kiến của 110 khách hàng tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Kết quả: xác định được 7 yếu tố tác động đến công tác huy động vốn đối với khách hàng ưu tiên tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II, đồng thời xác định được các thuộc tính để đo lường các yếu tố đó
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm từ mức 1: “hoàn toàn không đồng ý” tới 5: “hoàn toàn đồng ý” “Thang đo Likert là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó” Do đó, thang đo Liker sẽ phù hợp cho nghiên cứu này Bên cạnh đó nghiên cứu còn sử dụng thang đo định tính và thang đo thứ bậc để lấy một số thông tin về trình đọ học vấn, thu nhập, độ tuổi… của KH
+ Địa điểm khảo sát: Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II
+ Đối tượng khảo sát: KH giao dịch tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II
+ Mẫu nghiên cứu: Theo các nhà nghiên cứu Hair và cộng tác viên năm 1998, thì để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (x: là tổng số biến quan sát) Theo Tabachnick và Fideel 1996 để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì cỡ quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N> 50+8m trong đó m là biến độc lập) Còn theo Bentlou và Chou (1987) thì số lượng nhân tố quan sát cho mỗi tham số ước lượng là 5 quan sát Như vậy, trong nghiên cứu này để phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên và phù hợp với nghiên cứu của mình thì tác giả sử dụng số nhân tố quan sát ứng với 22 nhân tố quan sát và 7 thành phần là: N> max (5x24;50+ 8x7) = (120, 98) Tác giả chọn khảo sát khoảng 120 KH
+ Thời gian khảo sát: 2 tháng từ 15/6/2022 đến 15/8/2022
+ Bảng hỏi nghiên cứu (phụ lục 01)
Cơ sở lý thuyết và các bài viết được chọn lọc trên các tạp chí khoa học, tạp chí ngân hàng là nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ cấp được nhắc đến như sau:
Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội;
Các bài viết nghiên về phát triển hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước; Các tài liệu thông tin công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh II có tiền thân là Agribank Chi nhánh Thị xã Từ Sơn, là Chi nhánh cấp I trực thuộc Agribank từ tháng 10/2009 Đến ngày 01/5/2018, Agribank Chi nhánh thị xã Từ Sơn được đổi tên thành Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II theo Quyết định số 323/QĐ-HĐTV-TCTL và được điều chỉnh phạm vi quản lý thêm 02 chi nhánh loại II trực thuộc theo Quyết định số 326/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 19/4/2018 của Hội đồng Thành viên Agribank
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh gồm có Hội sở chính, 2 chi nhánh loại 2 trực thuộc là: Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du và Agribank Khu công nhiệp Tiên Sơn và 5 phòng giao dịch phụ thuộc Từ đây, Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II là Chi nhánh loại I xếp hạng I.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II được tổ chức như sau:
P Kế toán và ngân quỹ
P Kế toán và ngân quỹ
PGD Đồng Ngàn, Đồng Quang, Đồng Kỵ, Châu Khê, Từ Sơn
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II
Chức năng nhiệm vụ của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Hiện nay, với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Agribak, Agribank chi nhánh Bắc Ninh II thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng, phục vụ chủ yếu lĩnh vực đầu tư và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Trong hoạt động kinh doanh, Agribank chi nhánh Bắc Ninh II luôn bám sát 04 định hướng lớn của ngành cũng như tư tưởng và chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng Agribak Agribank chi nhánh Bắc Ninh II đồng thời cũng hình thành và đúc rút 05 giá trị cốt lõi cũng là Bản sắc văn hóa Agribank: "Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả"
Trong quá trình xây dựng và phát triển Agribank chi nhánh Bắc Ninh II đã không ngừng hoàn thiện các dịch vụ của ngân hàng nhằm thu hút tối đa và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng dựa trên cơ sở là các hoạt động chính như sau
- Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ từ các cá nhân, TCKT, TCTD dưới mọi hình thức hợp pháp
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… theo chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền…
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền thống và khai thác, mở rộng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng
- Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, thu, chi và bảo quản tiền cũng như tài sản có giá trị khác
- Làm đại lý thuê, mua tài chính, thanh toán bảo hiểm, thành toán quốc tế như: visa, Sec du lịch, Master card…
Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II đã và đang xác định mục tiêu hoạt động chính của Chi nhánh là “Hiệu quả, an toàn, phát triển và hội nhập quốc tế” cùng với cam kết là: “Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng.
Tổng quan tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, Năm 2019, dân số Bắc Ninh là 1.368.840 người, chỉ chiếm 1,4% dân số cả nước và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 676.060 người và nữ 692.780 người; khu vực thành thị 376.418 người, chiếm 27,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 992.422 người, chiếm 72,5% Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2019 đã lên tới 1.664 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8% Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 43% với khoảng 620.000 người sống tại các đô thị và 57% với khoảng 540.000 người sống tại các xã ngoài đô thị Mục tiêu đến năm 2022 tỉ lệ đô thị hóa của Bắc Ninh đạt 70% để phù hợp với tiêu chí đô thị loại I trực thuộc trung ương
Theo niên giám thống kê Bắc Ninh 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2020 tuy không đạt mức tăng theo kế hoạch đề ra nhưng có kết quả tăng trưởng dương GRDP theo giá so sánh 2010 cả năm ước đạt 124.975 tỷ đồng, tăng 3,31%; theo giá hiện hành ước đạt 209.227 tỷ đồng, tăng 4,58% Kết quả này phản ánh những nỗ lực rất lớn của tỉnh, đặc biệt trong 4 tháng cuối năm
Khu vực công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp ước đạt 88.404 tỷ đồng duy trì mức tăng 5,0% năm 2019 giảm 0,2% , đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung Cùng với xu hướng của cả nước, công nghiệp của Bắc Ninh chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị tăng cao và qui mô xuất khẩu lớn
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng chung như sau: Bán buôn bán lẻ tăng 2,8%, đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung 0,12 điểm phân trăm, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,3%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,9% đóng góp 0,049 điểm phần trăm, hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 40%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm
Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2020 là 30.731 tỷ đồng, tăng 1,1% so với năm 2019 Trong đó, thu hải quan 6.375 tỷ đồng, tăng 5,5%; thu nội địa 24.356 tỷ đồng, tăng nhẹ +0,04% Về cơ cấu thụ, năm 2020 thu hải quan chiếm 20,7% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bản tăng 0,9% so với năm 2019 ; thu nội địa chiếm 79,3%
Chi ngân sách địa phương là 24.053 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2019 Trong đó, chi đầu tư phát triển là 11.811 tỷ đồng, tăng 24,3%; chỉ thường xuyên là 8.560 tỷ đồng, tăng 2,8%
Tổng dư nợ tín dụng thời điểm cuối năm 2020 ước đạt 101.094 tỷ đồng, tăng 12,9% Dịch Covid -19 với biến chủng mới, lây lan nhanh và diễn biễn phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh doanh, đời sống nhân dân, công nhân, người lao động bị ảnh hưởng nhiều, kinh tế phát triển chậm lại Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biễn phức tạp, khó lường, với nhiều giải pháp linh hoạt và sáng tạo với mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19” theo tinh thần Nghi quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 Công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Tỉnh ủy, UBND tình Bắc Ninh triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, không để đứt gãy nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân từng bướt vượt qua khó khăn, phục hồi sản suất kinh doanh Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2020, 2021 ước tăng hơn 6% so với năm qua các năm, đứng thứ 7 vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, ổn định, tăng trưởng phù hợp với tình hình chung của toàn ngành và định hướng của tỉnh, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương
Trong điều kiện chung đó, Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II cũng gặp nhiều khó khăn: Lãi suất huy động và cho vay được điều chỉnh giảm theo chỉ đạo của NHNN, Agribank; Cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp dẫn đến chi phí vốn cao, gây áp lực cho việc cạnh tranh với các Tổ chức Tín dụng trên địa bàn ngày càng quyết liệt và ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của Chi nhánh năm 2021
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân: Sản suất kinh doanh trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là trong lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn suy giảm sâu, nợ tiềm ẩn vẫn còn, nợ xấu tiếp tục phát sinh và tăng cao
Kết quả hoạt động kinh doanh
Thời gian gần đây, tình hình kinh doanh của Chi nhánh đã dần đi vào ổn định, dần vượt qua những khó khăn thách thức và những bất ổn của nền kinh tế để tiếp tục khẳng định vị thế của Agribank Hoạt động kinh doanh của Agribank CN Bắc Ninh II giai đoạn 2019-2020 có thể nói là trải qua giai đoạn thăng trầm, kết quả kinh doanh có sự biến động lớn, đặc biệt là hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản của kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2019 là 5.815 tỷ đồng, tăng 674 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 13,1%, đạt 100% kế hoạch Agribank giao sau điều chỉnh
- Xét theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn đạt 4.738 tỷ đồng, tăng 487 tỷ đồng so với 31/12/2018, chiếm tỷ trọng 81% tổng dư nợ Dư nợ trung, dài hạn đạt 1.077 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng so với 31/12/2018, chiếm tỷ trọng 19%/ tổng dư nợ
- Xét theo thành phần kinh tế: Dư nợ khách hàng pháp nhân đạt 1.301 tỷ đồng, tăng 141 tỷ đồng so với 31/12/2018, chiếm 22,3% tổng dư nợ, đạt 90% kế hoạch Agribank giao Dư nợ khách hàng cá nhân đạt 4.514 tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với 31/12/2018, chiếm 77,7% /tổng dư nợ, đạt 103,27% so kế hoạch Agribank giao
- Dư nợ vốn uỷ thác đầu tư nhận từ Chính phủ thông qua Trụ sở chính đến 31/12/2019 là 3 tỷ đồng
- Công tác Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro:
+ Nợ nhóm I: 5.745 tỷ đồng, chiếm 98,8%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm II: 40 tỷ đồng, chiếm 0,68%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm III - V: 30 tỷ đồng, chiếm 0,52%/ Tổng dư nợ
+ Trích lập dự phòng: 28.624.tỷ đồng
+ Xử lý rủi ro:16.731 tỷ đồng
- Tổng thu dịch vụ đến 31/12/2019 đạt 28.635 triệu đồng, đạt 108,1% kế hoạch Agribank giao
- Bình quân thu dịch vụ toàn chi nhánh đạt gần 162 triệu đồng/cán bộ, tăng
30 triệu đồng/cán bộ so với năm 2018 Toàn hệ thống đạt 176 triệu đồng/cán bộ và Khu vực ĐBSH là 132 triệu đồng/cán bộ)
- Dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ, chiếm 35,2%, đạt 85% kế hoạch được giao Nhìn chung, dịch vụ thanh toán trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán trên phạm vi cả nước thông qua các hệ thống: Thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán liên ngân hàng song phương và bù trừ, hệ thống IPCAS, các hệ thống kết nối khác
- Nhóm SPDV thanh toán quốc tế tăng mạnh so với năm 2018 tổng thu dịch vụ này chỉ chiếm 6,3% tổng thu dịch vụ và đạt 187% kế hoạch được giao
- Nhóm SPDV thẻ: Năm 2019 chi nhánh phát hành 9.439 thẻ.Trong đó có 9.125 thẻ ghi nợ nội địa, 282 thẻ ghi nợ quốc tế và 32 thẻ tín dụng quốc tế Số dư trên các tài khoản phát hành thẻ 201 tỷ đồng Doanh thu từ dịch vụ thẻ chiếm tỷ trọng 6,4% tổng doanh thu phí dịch vụ và đạt 80% kế hoạch Agribank giao,
- Nhóm SPDV Ebanking: Tính đến 31/12/2019 có 42.508 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile bank, trong đó dịch vụ E-Mobile Banking: 12.038 khách hàng , dịch vụ SMS: 29.861 khách hàng, dịch vụ Internet banking: 609 khách hàng Doanh thu từ dịch vụ Ebanking chiếm tỷ trọng 8.1% tổng doanh thu phí dịch vụ và đạt 120% kế hoạch Agribank giao
Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2020 là 6.291 tỷ đồng, tăng 476 tỷ đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng 8,2%, đạt 90,6% kế hoạch Agribank giao chưa điều chỉnh, đạt 99,7% kế hoạch giao sau điều chỉnh
- Xét theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn đạt 5.215 tỷ đồng, tăng 477 tỷ đồng so với 31/12/2019, chiếm tỷ trọng 83%/ tổng dư nợ Dư nợ trung, dài hạn đạt 1.076 tỷ đồng, giảm 01 tỷ đồng so với 31/12/2019, chiếm tỷ trọng 17%/ tổng dư nợ
- Xét theo thành phần kinh tế: Dư nợ khách hàng pháp nhân đạt 1.368 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với 31/12/2019, chiếm tỷ trọng 21,7%/ tổng dư nợ, đạt 88% kế hoạch Agribank giao Dư nợ khách hàng cá nhân đạt 4.923 tỷ đồng, tăng
409 tỷ đồng so với 31/12/2019, chiếm 78,3% /tổng dư nợ, đạt 102,3% so kế hoạch Agribank giao
- Dư nợ vốn uỷ thác đầu tư nhận từ Chính phủ thông qua Trụ sở chính đến 31/12/2020 là 2 tỷ đồng
- Công tác Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro:
+ Nợ nhóm I: 6.184 tỷ đồng, chiếm 98,2%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm II: 67 tỷ đồng, chiếm 1,65%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm III - V: 40 tỷ đồng, chiếm 0,63%/ Tổng dư nợ
+ Trích lập dự phòng: 23.203 tỷ đồng
+ Xử lý rủi ro:14.335 tỷ đồng
-Tổng thu dịch vụ đến 31/12/2020 đạt 26.090 triệu đồng, đạt 77,8% kế hoạch Agribank giao chưa điều chỉnh và 86,9 % kế hoạch Agribank giao sau điều chỉnh
- Dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao (38,1%) trong tổng thu dịch vụ Nhìn chung, dịch vụ thanh toán trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán trên phạm vi cả nước
- Nhóm SPDV thanh toán quốc tế tăng mạnh so với năm 2019, chiếm 21,8% tổng thu dịch vụ
- Nhóm SPDV thẻ: Năm 2020 chi nhánh phát hành 10.217 thẻ, tăng 778 thẻ so với năm 2019 đạt 94,6% kế hoạch Agribank giao Số dư trên các tài khoản phát hành
42 thẻ đạt 317 tỷ đồng, tăng 116 tỷ so với 2019 nhưng doanh thu từ dịch vụ thẻ lại giảm
258 triệu so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 8,6%/ tổng doanh thu phí dịch vụ
- Nhóm SPDV E-Banking: Doanh thu từ dịch vụ E-Banking giảm 219 triệu so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 12,1% tổng doanh thu phí dịch vụ
- Doanh thu phí dịch vụ khác năm 2020 đạt 1.898 triệu đồng, giảm 6.849 triệu đồng so với 2019 (do giảm thu phí cam kết rút vốn), chiếm 7,2% tổng doanh thu dịch vụ
- Thu dịch vụ bình quân/cán bộ năm 2020 đạt 144 triệu đồng/cán bộ, giảm 18 triệu đồng so với năm 2019
Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2021 là 7.467 tỷ đồng, tăng 1.176 tỷ đồng so với năm 2020, tỷ lệ tăng 18,7%, đạt 100% kế hoạch Agribank giao chưa điều chỉnh, đạt 117,6% kế hoạch giao sau điều chỉnh
- Xét theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn đạt 6.273 tỷ đồng, tăng 1.058 tỷ đồng so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 84%/ tổng dư nợ Dư nợ trung, dài hạn đạt 1.194 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 16%/ tổng dư nợ
- Xét theo thành phần kinh tế: Dư nợ khách hàng pháp nhân đạt 1.513 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 20,3%/ tổng dư nợ Dư nợ khách hàng cá nhân đạt 5.954 tỷ đồng, tăng 1.031 tỷ đồng so với 31/12/2020, chiếm 79,7% /tổng dư nợ
- Công tác Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro:
+ Nợ nhóm I: 7.355 tỷ đồng, chiếm 98,5%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm II: 55 tỷ đồng, chiếm 0,74%/ Tổng dư nợ
+ Nợ nhóm III - V: 57 tỷ đồng, chiếm 0,76%/ Tổng dư nợ
+ Trích lập dự phòng: 51.147 tỷ đồng
+ Xử lý rủi ro: 45.315 tỷ đồng
-Tổng thu dịch vụ đến 31/12/2021 đạt 27.654 triệu đồng, đạt 97.4% kế hoạch Agribank giao chưa điều chỉnh và 122% kế hoạch Agribank giao sau điều chỉnh
- Dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao (31,3%) trong tổng
43 thu dịch vụ Nhìn chung, dịch vụ thanh toán trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán trên phạm vi cả nước thông qua các hệ thống: Thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương và bù trừ, hệ thống IPCAS, các hệ thống kết nối khác
- Nhóm SPDV thanh toán quốc tế tăng 293 triệu so với năm 2020, tổng thu dịch vụ này chiếm 11,1% tổng thu dịch vụ
- Nhóm SPDV E-Banking: Doanh thu từ dịch vụ E-Banking tăng 623 triệu so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 16,4% tổng doanh thu phí dịch vụ
- Nhóm SPDV thẻ: Năm 2021 chi nhánh phát hành 12.495 thẻ, tăng 2.278 thẻ so với năm 2020 hoàn thành 100% kế hoạch Agribank giao Số dư trên các tài khoản thẻ đạt 451 tỷ đồng, tăng 134 tỷ so với 2020
- Thu dịch vụ bình quân/cán bộ năm 2021 đạt 148 triệu đồng/cán bộ, tăng 4 triệu đồng so với năm 2020
Hình 3.2: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh II
3.2.1 Quy mô vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh II
Bảng 3.2: Quy mô vốn huy động của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
46 Đến cuối năm 2019, vốn huy động đạt 7.552 tỷ đồng, chiếm 85,39% tổng nguồn vốn, đến cuối năm 2020, vốn huy động của Agribank CN Bắc Ninh II đạt 8.383 tỷ đồng, chiếm 82,67% tổng nguồn vốn Cuối năm 2021, vốn huy động tăng 4,72% so với cuối năm 2020; vốn huy động chiếm 87,39% tổng nguồn vốn Ta thấy tỷ trọng vốn huy động so với tổng nguốn vốn giảm trong năm 2020 nhưng đến năm
2021 thì tỷ trọng này lại tăng lên cho thấy Agribank CN Bắc Ninh II ngày càng huy động được nhiều nguồn tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức
Xét chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn thì năm 2019, kế hoạch huy động vốn là 7.500 tỷ, đã thực hiện huy động được 7.552 tỷ đồng đạt 101% Năm 2020, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đạt 102% Trong năm 2021, thị trường bất động sản, chứng khoán sôi động, nhiều cá nhân, tổ chức đã rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư nên hoạt động huy động huy động vốn của chi nhánh gặp những khó khăn nhất định, tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch vẫn đạt 100% cho thấy chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong thu hút nguốn vốn huy động
Hình 3.3: Quy mô vốn huy động của Agribank CN Bắc Ninh II
3.2.2 Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Ninh II
Vốn huy động Vốn chủ sở hữu
3.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Trong những năm qua Agribank CN Bắc Ninh II đã có rất nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn của mình, nhất là trong việc thu hút vốn từ nguồn tiền gửi Với sự đa dạng trong các loại hình huy động tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, tiết kiệm bậc thang…Với mỗi loại hình tiết kiệm này Agribank CN Bắc Ninh II luôn có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng để làm tăng tính hấp dẫn trong các sản phẩm của mình, vì vậy công tác huy động vốn tiền gửi của Agribank CN Bắc Ninh II trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể Có thể thấy được điều này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank CN Bắc Ninh II Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Tiền gửi không kỳ hạn CASA ngày càng đóng vai trò trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng Nguồn vốn này có thể giúp các ngân hàng giảm chi phí huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng cạnh tranh mà không ảnh hưởng quá lớn tới biên thu nhập lãi thuần (NIM)
Thống kê từ báo cáo tài chính quý 3/2022 của 27 ngân hàng thương mại niêm yết cho thấy, tổng lượng tiền gửi của khách hàng tính đến 30/9/2022 đạt 7,79 triệu tỉ đồng, tăng 4% so với đầu năm Trong đó, số dư CASA là 1,65 triệu tỉ đồng, giảm 1,8% so với cuối năm ngoái Tỷ lệ CASA trung bình đạt 16%, giảm 1,6% so với đầu năm 2022
Tính đến cuối tháng 9/2022, Techcombank, MBBank và MSB vẫn là ba ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ CASA, lần lượt đạt 42,4%, 39,1% và 36,2% Trong nhóm này,
MSB là nhà băng duy nhất ghi nhận tăng trưởng về CASA với mức tăng 2,1% sau 9 tháng đầu năm 2022; số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng 7,5% lên 34.698,8 tỉ đồng Ở hướng ngược lại, tỷ lệ CASA của Techcombank và MBBank lần lượt giảm 4,5% và 5,4% so với cuối năm 2021 Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại cuối quý 3/2022 của hai ngân hàng này giảm lần lượt 8,4% và 13,8% so với đầu năm xuống còn 135.429,8 tỉ đồng và 171.396,1 tỉ đồng
Trong nhóm ba ngân hàng quốc doanh niêm yết, Vietcombank có tỷ lệ CASA cao nhất với 32,8%, tăng 0,5% so với đầu năm Hai nhà băng còn lại là VietinBank và BIDV lần lượt ghi nhận tỷ lệ CASA ở mức 19,8% và 18,4% tại cuối quý 3/2022 Đáng chú ý, BIDV là ngân hàng duy nhất trong nhóm ghi nhận sụt giảm về tỷ lệ CASA với mức giảm 0,9% sau 9 tháng đầu năm 2022 Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại cuối quý 3/2022 của nhà băng này là 260.323,3 tỉ đồng, giảm 2,6% so với đầu năm
So sánh với các ngân hàng khác thì tỷ lệ CASA của Ngân hàng Nông nghiệp nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Bắc Ninh II nói riêng còn ở mức thấp chỉ khoảng từ 10% - 11% cho thấy chi nhánh cần tập trung hơn nữa trong việc nâng cao tỷ lệ CASA trong cơ cấu nguồn vốn huy động
So với tổng vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 89%, đây là khoản tiền gửi có chi phí vốn cao nhưng lại có độ ổn định cao, có thể giúp chi nhánh chủ động sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động cho vay, đầu tư
Tỷ trọng này có xu hướng tăng rồi giảm rất nhẹ qua các năm Tiền gửi không kỳ hạn tăng qua các năm, cụ thể năm 2019 chỉ được 838 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 đạt 897 tỷ đồng, năm 2021 đạt 982 tỷ đồng Xét về tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn không ổn định như tiền gửi có kỳ hạn, mà biến động thường xuyên, nhưng trong thực tế ngân hàng vẫn sử dụng vào hoạt động cho vay và đầu tư trên cơ sở số dư ổn định, do kết quả bù trừ của số tiền gửi vào và rút ra trong thời kỳ nhất định, với điều kiện chi nhánh phải tính toán đầy đủ khả năng chi trả của mình
Bảng 3.4: Cơ cấu vốn tiền gửi không kỳ hạn theo loại KH Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng theo từng năm và chủ yếu là do các cá nhân gửi vào ngân hàng Trong đó, không có tiền gửi của TCTD, tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng ngày càng giảm Năm
2019, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế là 92 tỷ, chiếm 11% tiền gửi không kỳ hạn, nhưng đến năm 2021 chỉ còn 59 tỷ chiếm 6% tỷ trọng Ngược lại, cá nhân lại ngày càng giữ nhiều tiền không kỳ hạn Năm 2019, cá nhân có 746 tỷ tiền gửi không kỳ hạn chiếm 89% tổng tiền gửi không kỳ hạn đến năm 2021 đã tăng lên
923 tỷ chiếm 94% tỷ trọng Thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân đã có nhiều thay đổi Nhìn chung, thị trường vốn tiền gửi không kỳ hạn là mảng thị trường hấp dẫn mà Agribank CN Bắc Ninh II đã và đang tập trung khai thác Với chính sách chăm sóc khách hàng, kèm theo việc đánh giá phân loại khách hàng đặc biệt để có những ưu đãi về phí và các tiện ích đi kèm đã làm cho số lượng tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn tiền gửi có kỳ hạn theo loại KH Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
Tiền gửi có kỳ hạn là hạng mục quan trọng nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Đây là nguồn vốn chủ đạo để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng
Trong tổng cơ cấu vốn tiền gửi có kỳ hạn thì nguồn vốn huy động được từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ các TCKT Điều này chứng tỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm tàng, là đối tượng quan trọng trong chính sách khách hàng của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Năm 2019, tổng vốn tiền gửi có kỳ hạn là 6.714 tỷ đồng thì vốn huy động từ cá nhân chiếm đến 91%, năm 2020 tổng vốn tiền gửi có kỳ hạn là 7.489 tỷ đồng, tăng 775 tỷ đồng so với năm 2019 thì tỷ trọng vốn tiền gửi từ dân cư chiếm đến 92% Năm 2021 khi tổng vốn huy động có kỳ hạn tăng lên 674 tỷ đồng so với năm 2020 thì vốn tiền gửi của cá nhân tăng đến 94% Trong giai đoạn này nguồn vốn có kỳ hạn của cá nhân vừa tăng về quy mô vừa tăng về tỷ trọng Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, thêm vào đó là chính sách lãi suất của Agribank cũng không cao như nhiều NHTM khác nhưng vì uy tín và nhiều sản phẩm phù hợp, nguồn vốn có kỳ hạn của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định Đó là kết quả của việc tập trung nghiên cứu đặc điểm của khách hàng, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng, phát triển các sản phẩm và phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả Nhìn chung, viêc phát triển nguồn vốn tiền gửi, đặc biệt là vốn có kỳ hạn có vai trò quyết định trong công tác huy động vốn của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Mặc dù việc huy động vốn có kỳ hạn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc và chi phí huy động vốn cao hơn so với không kỳ hạn nhưng đó là nguồn có tính ổn định cao, giúp Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II có những hoạch định hiệu quả trong công tác sử dụng vốn, tránh những rủi ro về thanh khoản trong hoạt động của mình
3.2.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Bảng 3.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc Ninh II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC NINH II
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động huy động vốn đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các học giả trong thời gian qua Một số nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn như sau:
1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Monsef và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu về phát triển huy động vốn đối với khách hàng tại các NHTM đã chỉ ra rằng: 1 Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng; Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng dịch vụ và hành vi trung thành của khách hàng; (3) Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng trung thành; 4 Phát triển huy động vốn đối với khách hàng có một mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng môi trường và sự hài lòng của khách hàng
Dr Khedkar và các cộng sự (2015) khi nghiên cứu về dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại nhận thấy muốn tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn, các NHTM cần tăng cường nâng cao sự hài lòng khách hàng thông qua việc cung ứng các sản phẩm tiện ích cao, kết hợp bán chéo sản phẩm có giá trị gia tăng
Jengchung V Chen và các cộng sự (2016) trong nghiên cứu đo lường về lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của NHTM đã chỉ ra 03 yếu tố có ảnh hưởng quyết định khi khách hàng lựa chọn sử dụng lại dịch vụ của NHTM bao gồm: tiện ích sản phẩm, giá cả và chăm sóc sau bán hàng
1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hồng Yến và cộng sự (2017) Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Tạp chí công thương, số tháng 4 năm
Nghiên cứu năm 2017 về vai trò huy động vốn đã trình bày thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng cùng các biện pháp nâng cao hiệu quả, bao gồm: cơ chế điều hành, kinh doanh vốn, cơ cấu nguồn vốn, sản phẩm huy động, quy trình giao dịch, kênh phân phối, cơ chế khuyến khích và công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn.
Nguyễn Ngọc Anh (2017) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thanh Tạp chí công thương, số tháng 4 năm 2017 Nghiên cứu đã trình bày tầm quan trọng của nguồn vốn và thực trạng huy động vốn tại MB Thanh Hóa trong giai đoạn từ 2014 đến
2016, từ đó, rút ra các điểm tốt và điểm hạn chế trong hoạt động huy động vốn, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đưa ra các giải pháp bao gồm: thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn; đa dạng hóa hình thức huy động vốn; xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý;
Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2019) Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí ngân hàng, số 23/2019 Nghiên cứu trình bày thực trạng tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng tại các NHTM Việt Nam bao gồm tăng trưởng quy mô tiền gửi khách hàng; phân loại tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn, khả năng đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng, tiền gửi khách hàng theo nhóm ngân hàng Sau đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được và tốn tại hạn chế của hoạt động huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của các NHTM Việt Nam Cuối cùng, tác giả đưa ra một số đề xuất như: (1) Các NHTM cần xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, (2) Các chính sách phải phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng; (3) Các NHTM cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho từng ngành; (4) Các NHTM cần xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; (5) NHTM cần đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động
6 vốn, bán chéo sản phẩm; (6) NHTM cần rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm; (7) NHTM cần hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm, chương trình cảnh báo, giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn
Nguyễn Thu Hồng (2020) Marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 10 năm 2020 Nghiên cứu trình bày một số hoạt động Marketing huy động vốn tại NHTM, sau đó đưa ra ví dụ cụ thể hoạt động marketing huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II Nghiên cứu cũng nêu thực trạng hoạt động huy động vốn tại đây, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động marketing huy động vốn Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh marketing huy động vốn như: đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; chính sách lãi suất hợp lý; hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ Bên cạnh đó, NHTM cần hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng kế hoạch tài chính cho marketing huy động vốn; áp dụng công nghệ ngân hàng
Dương Văn Bôn và cộng sự (2020) Một số lưu ý về hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 12 năm
2020 Tác giả đã mô tả bức tranh huy động vốn từ đầu năm 2020 với những diễn biến trái chiều về huy động vốn, những khó khăn trong hoạt động huy động vốn và đưa ra một số kết luận và khuyến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước
Trần Thị Ngọc Trinh (2021) Nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh Luận văn thạc sĩ, Đại học Trà Vinh Trong luận văn này đã phân tích 5 yếu tố liên quan đến hoạt động huy động vốn của KH là tính đa dạng của sản phẩm, lãi suất, kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp và năng lực phục vụ
Nguyễn Thị Tố Ly (2021) Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương mại Tác giả nghiên cứu và chỉ ra thực trạng huy động vốn tại chi nhánh, đồng thời có khảo sát và chỉ ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
7 động vốn khách hàng cá nhân là đặc tính sản phẩm, giá cả, khuyến mại, cơ sở vật chất và kỹ năng chăm sóc khách hàng của nhân viên ngân hàng
giai đoạn 2023 - 2025
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II
và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Ninh II
Căn cứ vào hạn chế và nguyên nhân chủ quan được phân tích ở chương III, giải pháp đề ra cho phát triển huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II cần được cải thiện đồng bộ tất cả chính sách, tập trung vào các nội dung sau: mở rộng và phát triển sản phẩm; áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt; đơn giản hóa thủ tục tiền gửi; tích hợp các giải pháp công nghệ ứng dụng trong hoạt động tiền gửi; đẩy mạnh marketing, quảng bá sản phẩm; kết hợp hoạt động huy động vốn với bán chéo sản phẩm; nâng cao trình độ giao dịch viên và chú trọng công tác quan hệ khách hàng
4.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
Trên cơ sở rà soát và đánh giá vị thế của sản phẩm, có biện pháp mở rộng và phát triển các sản phẩm huy động vốn, đề xuất loại bỏ các sản phẩm không có tiềm năng phát triển
Tăng cường chức năng và vai trò của Phòng hỗ trợ kinh doanh nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, trên nền tảng của những sản phẩm dịch vụ bán lẻ hiện có và những lợi thế của Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II, có thể phát triển những loại sản phẩm mới khác nhau theo theo lứa tuổi, nghề nghiệp…của khách hàng
Xây dựng một danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng, đa tiện ích và có những đặc điểm hấp dẫn hơn so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh
Tập trung hơn vào đối tượng khách hàng ưu tiên KHƯT , khai thác và đáp ứng nhu cầu của KHƯT Hiện nay, Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II chưa quan tâm nhiều đến đối tượng này
Sản phẩm tiền gửi và đầu tư: Đẩy mạnh thiết kế bộ sản phẩm dành cho người có thu nhập cao, với các sản phẩm tiền gửi đặc thù theo hướng mở, tăng cường tính linh hoạt, phù hợp với các giao dịch tài chính thường xuyên của khách hàng KHƯT có thể được cung cấp dịch vụ tiền gửi tại nhà, giao dịch từ xa qua fax, điện thoại, internet hoặc thông qua các kênh giao dịch tự động
Chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc xây dựng mức biểu phí phù hợp với các sản phẩm dịch vụ để khuyến khích thêm việc phát hành thẻ, tận dụng nguồn vốn không kỳ hạn có chi phí thấp Thực tế cho thấy, từ năm 2016, Techcombank là ngân hàng đầu tiên thực hiện chương trình e-banking 0 đồng miễn phí toàn bộ các giao dịch qua kênh điện tử cho khách hàng cá nhân và từ đó đến nay ngân hàng này vẫn đang tiếp tục mở rộng chương trình này cho các phân khúc khách hàng khác Nhờ chính sách e-banking 0 đồng, đến năm 2021 TCB là ngân hàng có tỉ lệ CASA cao nhất hệ thống đạt 50,5% Gần đây, các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank cũng đã chính thức miễn phí dịch vụ trên các ứng dụng ngân hàng số như phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền nội, ngoại mạng Tuy nhiên, nếu khi tất cả các ngân hàng đều miễn phí giao dịch e-banking thì chính sách này sẽ không còn tác dụng thu hút khách hàng và tăng tỉ lệ CASA như trường hợp TCB Vì vậy, Agribank Chi nhánh Bắc Ninh cần có những giải pháp riêng, trong đó nghiên cứu cải tiến sản phẩm, công nghệ để gia tăng tiện ích cho khách hàng khi mở tài khoản tại ngân hàng là một hướng đi thiết thực
4.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch, kênh gửi vốn vào ngân hàng vẫn là một lựa chọn an toàn đối với khách hàng Những tháng cuối năm
2022 đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các nhà băng Có thể kể đến như VPBank áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 10,62% với sản phẩm tiền gửi Prime Savings (áp dụng cho tháng đầu tiên), lãi suất cao nhất với các tháng tiếp theo của sản phẩm Prime Savings là 8,85% Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB cũng đã đưa lãi suất cao nhất lên tới 9,75% với tiền gửi onlines kỳ hạn từ 13 tháng trở lên Ngoài ra, các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm cũng được ngân hàng này áp dụng mức lãi suất khá cao với kỳ hạn 6 tháng cũng được hưởng lãi suất tới 9,35%/năm, kỳ hạn
9 tháng là 9,5%/năm Đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, PVcombank áp dụng lãi suất kịch trần 6%/năm, còn kỳ hạn 6 tháng lên 7,9%/năm, 7 - 11 tháng lên 8,05 - 8,25%/năm, 12 tháng lên 8,4%/năm; từ 18 tháng trở lên từ 8,75%/năm Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vẫn đang nóng lên, chủ yếu để giữ chân khách hàng không chạy sang nhà băng khác
Với thực tế như trên, Agribank thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân từ tháng 7/2022 Lần gần nhất Agribank tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên là cách đây 4 năm Hồi tháng 9/2018, khi đó, Agribank nâng mức lãi suất này từ mức 6,6%/năm lên 6,8%/năm Hiện Agribank là ngân hàng quốc doanh thứ 2 trong hệ thống tăng lãi suất huy động trong năm 2022 Trước đó, BIDV cũng có đợt tăng lãi suất tiền gửi cá nhân lần đầu kể từ tháng 7/2019
Trong tháng mới đầu năm2023, Agribank tiếp tục triển khai biểu lãi suất không đổi từ 4,9%/năm đến 7,4%/năm, lãi cuối kỳ Cụ thể, ngân hàng Agribank đang ấn định mức lãi suất 4,9%/năm cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 - 2 tháng Khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng có kỳ hạn 3 - 5 tháng sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm không đổi là 5,4%/năm Tại kỳ hạn 6 - 11 tháng, các khoản tiết kiệm đang được áp dụng lãi suất ngân hàng Agribank là 6,1%/năm Mức lãi suất ưu đãi nhất cho khách hàng cá nhân hiện đang là 7,4%/năm, triển khai cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng Ngoài ra, sản phẩm lãi suất bậc thang với mữa lãi suất rất hấp dẫn vẫn đang được ngân hàng triển khai với các mức lãi suất như sau: Bậc 1 dưới 1 tháng : 2%/năm Bậc 2 (từ 1 tháng đến dưới 3 tháng : 7,5%/năm Bậc 3 (từ 3 tháng đến dưới 6 tháng); bậc 4 (từ 6 tháng đến dưới 12 tháng : 8%/năm Bậc 5 (từ 12 tháng đến dưới 18 tháng); Bậc 6 (từ 18 tháng đến dưới 24 tháng); Bậc 7 đủ 24 tháng : 10 %/năm
Hình 4.1: Diễn biến lãi suất ngân hàng Agribank kỳ hạn 12 tháng
Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thiết kế các sản phẩm có lãi suất hấp dẫn, thu hút nguồn vốn huy động nhưng so với các nhà băng khác thì lãi suất hiện nay Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II chưa đủ sức cạnh tranh để thu hút vốn từ khách hàng vì vậy Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II cần xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể, hợp lý, cạnh tranh cao để thu hút được nhiều khách hàng
4.2.3 Đơn giản hóa thủ tục tiền gửi
Hiện nay, các thủ tục gửi tiền tại Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Bắc Ninh II nói riêng đã đơn giản và hạn chế nhiều thủ tục rườm rà Các bước gửi tiền bao gồm:
Bước 1: Khách hàng chọn lựa đăng ký trực tiếp tại chi nhánh của ngân hàng Agribank gần nhất
Bước 2: Xuất trình các giấy tờ tùy thân và nhân viên ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn mẫu phiếu gửi tiền tiết kiệm
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu vào phiếu gửi tiền bao gồm chọn kỳ hạn, hình thức gửi tiết kiệm, số tiền muốn gửi,…
Bước 5: Sau đó bạn đặt tiền cọc cho nhân viên ngân hàng rồi nhân viên sẽ mở tài khoản tiền gửi và cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng
Các NHTM với ứng dụng của cuộc cách mạng công nghệ đã và đang có nhiều bước tiến trong công cuộc đơn giản hóa thủ tục gửi tiền Nếu như trước đây