1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

126 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Nguyễn Tuấn Anh trong việc giúp tác giả hình thành ý tưởng và thực hiện nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẠT THẮNG

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU CÔNG

NGHIỆP SÓNG THẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẠT THẮNG

QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU CÔNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Đạt Thắng

Sinh ngày: 20/10/1993 Nơi sinh: thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Nguyên quán: xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần

Địa chỉ: số 27, Đại Lộ Thống Nhất, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Là học viên cao học khóa 21, lớp CH21B1 của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Tôi cam đoan đề tài: ”Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần”

Chuyên ngành: Tài chính-ngân hàng

Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Tuấn Anh

Được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại tất cứ trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn toàn về những cam đoan của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm 2020

Tác giả

NGUYỄN ĐẠT THẮNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc Đặc biệt, tác giả xin gửi lời chân thành tri ân vai trò định hướng khoa học của TS Nguyễn Tuấn Anh trong việc giúp tác giả hình thành ý tưởng và thực hiện nghiên cứu

trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần”

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè luôn động viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tôi để hoàn thành luận văn này

Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn học viên

Chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng……… năm 2020

Tác giả

NGUYỄN ĐẠT THẮNG

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần

Tóm tắt:

Với vị trí thuận lợi là nằm trung tâm Khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần có lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch nhiều, đặc biệt là giao dịch vay vốn Tuy nhiên, dư nợ cho vay càng lớn thì rủi ro cho vay càng nhiều, hiện nay tỷ lệ cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh chiếm gần 90% tổng tư nợ cho vay như vậy việc quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp

là rất cần thiết

Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cụ thể là rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp Cùng với đó là sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh các

số liệu báo cáo giai đoạn năm 2015-2019 nhằm đánh giá thực trạng cũng như tìm

ra hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp.cơ cấu lại mô hình quản trị rủi ro, thay đổi quy trình cho vay, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cải thiện nhân sự và xây dựng hệ thống dữ liệu doanh nghiệp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần Để hiệu quả tác động không chỉ ở chi nhánh

mà còn lan rộng ra toàn hệ thống thì tác giả đề xuất những kiến nghị tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nhà nước và Chính phủ

Từ khóa: Quản trị, Rủi ro, Cho vay, Doanh nghiệp

Trang 6

ABSTRACT Title: The risk management in lending to enterprise customers at Vietnam

Bank for Agriculture and Rural development system (Agribank) – The branch in Song Than Industrial Zone

Abstract:

Because of the convenient location at the heart of an enormous Industrial Zone in Binh Duong province, Agribank the branch in Song Than industrial Zone has numerous business customers, especially in the loan segment Nevertheless, the bigger the loan outstanding balances, the more the loan risks

Currently, the proportion of enterprise loans at this branch account for nearly 90% of total loans Consequently, it is extremely necessary to manage in lending risks for business customers.The thesis is the result of the progress of researching the theoretical basic of risks in banking, especially the risks in lending to enterprise Beside that the author uses many kinds of methods, such as statistics, describes, analyzes and compares the report of this branch for the period 2015 to

2019 to access the present status At the same time, the author finds out causes and limitations in loan risks management for enterprises Thence, giving put forward some solutions, such as restructuring risk management model, improving staffs, upgrading Information Technology systems and building enterprise data systems to more complete enterprise loan process at the branch in Song Than industrial Zone

In order to effectively not only at this branch but also spread to entire system, the author has made recommendations to Agribank, the State Bank and the Government

Keywords: risk management, lending, enterprise customers, business

Trang 7

CN KCN Sóng Thần: Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần

CNNHNN: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNo&PTNT Việt Nam : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

NVNH: Nhân viên ngân hàng

Trang 8

TĐL: Thẩm định lại

TSĐB: Tài sản đảm bảo

SXKD: Sản xuất kinh doanh

XHTDNB: Xếp hạng tín dụng nội bộ XLRR: Xử lý rủi ro

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu của đề tài 3

2.1 Mục tiêu tổng quát 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu 6

7.1 Công trình nghiên cứu của nước ngoài 6

7.2 Công trình nghiên cứu của Việt Nam: 7

8 Kết cấu của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11

Trang 10

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHTM 11

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 11

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 12

1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 14

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 14

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 16

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng 18

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 19

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22

1.2.1 Tổng quan về cho vay KHDN của ngân hàng 22

1.2.1.1 Khái niệm cho vay KHDN 22

1.2.1.2 Phân loại cho vay KHDN 23

1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro cho vay KHDN 27

1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro cho vay KHDN 27

1.2.4 Nội dung cơ bản quản trị rủi ro cho vay KHDN theo Basel II 29

1.2.4.1 Tổng quan về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel II 29

1.2.4.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro cho vay KHDN theo Basel II 29

1.2.5 Quy trình quản trị rủi ro cho vay KHDN 32

1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NHTM TRONG NƯỚC 40

1.3.1 Kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 40

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của Citibank 40

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của Ngân hàng ANZ 41

1.3.2 Kinh nghiệm của một số NHTM tại Việt Nam 42

Trang 11

1.3.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của Vietinbank 42

1.3.2.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của Vietcombank 43

1.3.2.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của MB Bank 43

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 47

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 47

2.1.1 Thông tin chung về NHNo&PTNT Việt Nam 47

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 47

2.1.1.2 Tình hình kinh doanh, đặc thù hoạt động và thành tích tiêu biểu của NHNo&PTNT Việt Nam những năm gần đây 48

2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam: chi tiết theo phụ lục I 49

2.1.2 Thông tin chung về NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 49

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN GIAI ĐOẠN 2015-2019 50

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 50

2.2.2 Hoạt động tín dụng 51

2.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 52

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 53

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 54

2.3.1 Thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 54

2.3.1.1 Hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 54

Trang 12

2.3.1.3 Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN

KCN Sóng Thần 55

2.3.2 Thực trạng rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 58

2.3.3 Thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 61

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 72

2.4.1 Những kết quả đạt được 72

2.4.1.1 Hiệu quả kinh doanh 72

2.4.1.2 Mô hình quản trị rủi ro 72

2.4.1.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay KHDN 73

2.4.1.4 Phần mềm hỗ trợ khách hàng HTKH 74

2.4.2 Một số hạn chế 74

2.4.2.1 Nguồn cung thông tin còn thiếu 74

2.4.2.2 Mô hình cho vay truyền thống, quy trình cho vay KHDN còn đơn giản 75

2.4.2.3 Công nghệ thông tin chưa đáp ứng được xu thế 76

2.4.2.4 Đội ngũ nhân lực còn hạn chế 76

2.4.3 Nguyên nhân gây ra hạn chế về quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 77

2.4.3.1.Nguyên nhân khách quan 77

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 81

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM81 3.1.1 Định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam 81

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay KHDN của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 83

Trang 13

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN 86

3.2.1 Giải pháp liên quan đến mô hình quản trị rủi ro 86

3.2.2 Giải pháp liên quan đến quy trình nghiệp vụ cho vay KHDN 87

3.2.3 Giải pháp liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin 87

3.2.4 Giải pháp liên quan đến đội ngũ nhân lực 88

3.2.4.1 Công tác tuyển dụng 88

3.2.4.2 Công tác phân công nhiệm vụ 88

3.2.4.3 Công tác đào tạo 89

3.2.4.4 Công tác chấm điểm xếp loại nhân viên 89

3.2.4.5 Chế độ đãi ngộ 89

3.2.5 Xây dựng hệ thống kênh dữ liệu thông tin khách hàng 90

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93

3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 93

3.3.1.1 Hoàn thiện quy chế, quy trình, quy định liên quan đến hoạt động cho vay KHDN 93

3.3.1.2 Chấm điểm và xếp loại khách hàng theo tiêu chuẩn Basel II 94

3.3.1.3 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ 4.0 95

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần 95

3.3.2.1 Chính sách tín dụng 95

3.3.2.2 Công nghệ thông tin 96

3.3.2.3 Kiến nghị về nhân sự 97

3.3.2.4 Kiến nghị NHNN và Chính phủ 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC vi

Trang 14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.4 Kết quả phân loại nợ KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam –

CN KCN Sóng Thần giai đoạn 2015-2019

68

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng dựa vào nguyên nhân phát sinh

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị rủi ro cho vay KHDN 32

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định KHDN tại NHNo&PTNT Việt

Trang 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng

Biểu đồ 2.2 Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN

Biểu đồ 2.3 Một số chỉ tiêu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tại

NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn từ năm 2015 –

2019

52

Biểu đồ 2.4 Hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN

Biểu đồ 2.5 Hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN

Trang 17

Dư nợ cho vay KHDN luôn gấp 5-6 lần so với dư nợ cho vay KHCN, năm

2019 tỷ lệ nợ xấu KHDN là 0,05%/tổng dư nợ trong khi tỷ lệ nợ xấu KHCN không đáng kể so với tổng dư nợ, đồng nghĩa với việc rủi ro cũng nhiều hơn so với cho vay KHCN Mặc dù nợ xấu KHDN có xu hướng giảm so với các năm trước song nợ xấu KHDN năm 2019 gấp 13 lần so với nợ xấu KHCN Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm từ 8%-10% thì không khó tránh khỏi rủi ro cho vay sẽ tăng, trong đó rủi ro cho vay KHDN là lớn nhất Yêu cầu đặt ra là CN phải đảm bảo vừa tăng trưởng dư nợ, đặc biệt là dư nợ cho vay KHDN vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro Nếu như không có sự kiểm soát tốt thì trong tương lai khi dư nợ tăng lên thì nợ xấu cũng sẽ tăng Giả sử dư

nợ của KHDN trong năm tới là 10.000 tỷ đồng thì với tỷ lệ nợ xấu như hiện tại,

nợ xấu KHDN là 5 tỷ đồng hoặc có thể hơn Từ đó việc trích lập dự phòng tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của CN

Nợ xấu tại CN hiện nay phát sinh từ công tác quản trị rủi ro cho vay còn chưa hiệu quả, số lượng KHDN ngày càng tăng trong khi CBTD quản lý KHDN lại không tăng dẫn đến việc giám sát tình hình hoạt động kinh doanh còn lơ là,

Trang 18

lỏng lẻo, có nhiều sai phạm trong quá trình cho vay theo kiến nghị của các đoàn kiểm tra, việc chấn chỉnh sai phạm theo kiến nghị chưa được theo dõi chặt chẽ, … Như vậy, trong hiện tại và tương lai, CN cần xây dựng kế hoạch trong công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN hiệu quả đúng đắn, vừa đảm bảo đạt chỉ tiêu tăng trưởng kế hoạch được giao, vừa an toàn vốn là điều cần thiết

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Dư nợ cho vay tại CN KCN Sóng Thần chiếm tỷ trọng rất lớn trong danh mục tài sản có, trong đó tỷ trọng lớn nhất là dư nợ KHDN Các số liệu cho thấy

nợ xấu của CN nằm trong tầm kiểm soát, song số liệu chỉ mang tính chất thời điểm Trong năm, nợ xấu thời điểm cuối năm thấp hơn nhiều so với nợ xấu trong năm do CN tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ Cụ thể năm 2018 nợ xấu KHDN là 30 tỷ đồng, cuối năm 2019 nợ xấu KHDN là 4 tỷ đồng Về bản chất, việc quản trị rủi ro cho vay KHDN phải đảm bảo toàn bộ quá trình cho vay KHDN từ công tác nhận diện, đo lường, kiểm soát và cuối cùng là xử lý Việc giảm nợ xấu tại thời điểm cuối năm chỉ thể hiện phần nào công tác xử lý rủi ro Còn nợ xấu phát sinh trong năm tăng cao chứng tỏ công tác nhận diện, đo lường

và kiểm soát rủi ro chưa đạt được hiệu quả, còn nhiều yếu kém Tính đến hiện tại

nợ xấu KHDN của CN lại tăng lên 35 tỷ Trong tương lai, khi dư nợ càng tăng thì

tỷ lệ nợ xấu có thể tăng cao hơn nữa nên không có định hướng quản trị rủi ro phù hợp Đặc biệt, khi CN chú trọng tăng cho vay KHDN thì rủi ro cho vay KHDN cũng sẽ tăng Như vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay của CN là hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN ở mọi phương diện, nhằm hạn chế rủi ro gia tăng trong tương lai khi dư nợ cho vay KHDN tăng qua các năm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rủi ro cho vay, nên việc nghiên cứu với mong muốn luận giải những vấn đề lý luận và nguyên nhân thực tiễn Tác giả tập trung vào các nguyên nhân trọng yếu nhằm để tìm ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay, đặc biệt là cho vay KHDN Đây là vấn đề cấp thiết trong điều kiện hiện nay tại CN KCN Sóng Thần Vì vậy tác giả đã lựa chọn

Trang 19

đề tài: ”Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro cho vay KHDN, kinh nghiệm của các NHTM tại Việt Nam và CNNHNN tại Việt Nam Tìm ra điểm mới, điểm tương đồng, phù hợp với hoạt động kinh doanh của CN để tham khảo, điều chỉnh những điểm tiến bộ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại CN

Dựa trên cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần Từ đó, đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 20

Với các mục tiêu đã đặt ra như trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết những câu hỏi trọng tâm như sau:

+ Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của các NHTM và CNNHNN tại Việt Nam như thế nào? Bài học kinh nghiệm áp dụng cho CN KCN Sóng Thần là gì?

+ Thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam –

CN KCN Sóng Thần giai đoạn từ 2015-2019 như thế nào? Đã đạt kết quả ra sao? Cần cải thiện, khắc phục những điểm nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro cho vay?

+ Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay, NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần cần thực hiện những giải pháp khả thi nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của bài luận văn là quản trị rủi ro cho vay KHDN của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Về thời gian: nghiên cứu quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần dựa trên dữ liệu của các báo cáo được thu thập

từ năm 2015 đến 2019 Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp định tính làm nền tảng Dựa trên các kết quả báo cáo thực tiễn của CN KCN Sóng Thần, kinh nghiệm của các NHTM và CNNHNN tại Việt Nam, so sánh với khung lý luận khoa học để đưa ra giải pháp

Trang 21

quản trị rủi ro cho vay KHDN phù hợp với NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm nghiên cứu các thứ cấp từ các nguồn báo cáo KQKD, báo cáo tín dụng, báo cáo quản lý rủi ro theo chuỗi thời gian từ năm 2015-2019 Nguồn số liệu được lấy từ các phòng nghiệp

vụ tại CN KCN Sóng Thần và các nguồn khác như Tổng cục thống kê, NHNN Việt Nam, …

Phương pháp phân tích so sánh: Dựa trên nguồn số liệu thu thập, tác giả

sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm Từ đó xem xét sự tương quan, đưa ra kết luận, đề xuất các giải pháp phù hợp với CN KCN Sóng Thần

6 Đóng góp của đề tài

Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học về quản trị rủi ro cho vay nói chung và quản trị rủi ro cho vay đối với KHDN nói riêng, tác giả làm rõ vấn đề cấp thiết và tất yếu của các NHTM hiện nay là quản trị rủi ro cho vay Hơn nữa với xu thế nền kinh tế thị trường mở, thị trường cho vay hiện nay không bị gói gọn trong nước mà còn có sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài nên các NHTM Việt Nam cần không ngừng cải thiện, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho vay theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn năm 2015-2019 giúp ban lãnh đạo CN KCN Sóng Thần có góc nhìn tổng quan và thực tế Tổng hợp những hiệu quả và hạn chế, cũng như những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN tại CN KCN Sóng Thần giai đoạn năm 2015-2019

Từ những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN

để cải thiện, hạn chế mức rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CN KCN Sóng Thần, tác giả đã đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình

Trang 22

hoạt động thực tế của CN KCN Sóng Thần, cùng với đó là kiến nghị cấp thẩm quyền nhằm nâng cao tính khả thi của các giải pháp

7 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro cho vay KHDN là đề tài mà có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì đây không chỉ là hoạt động kinh doanh cơ bản và mang lại lợi nhuận nhiều nhất mà còn có rất nhiều rủi ro cho ngân hàng Tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:

7.1 Công trình nghiên cứu của nước ngoài

Graham, J R., Li, S., & Qiu, J (2008) Nghiên cứu số lượng và quy mô của các DN làm lại BCTC ngày càng tăng đáng kể trong thập kỷ qua Các BCTC sai trước đây gây hậu quả nghiệm trọng cho thị trường tài chính chứng khoán, nhà đầu tư và các DN Dẫn đến mất đi giá trị thị trường, niềm tin của nhà đầu tư và sự gia tăng chi phí vốn Qua các dữ liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập cho thấy các BCTC sai chủ yêu do tác động bởi quan điểm của chủ sở hữu vốn chủ sở hữu Các nhà nghiên cứu kiểm tra việc BCTC sai từ quan điểm của chủ nợ bằng cách điều tra xem hợp đồng vay vốn của ngân hàng có làm thay đổi cơ cấu tài chính DN Họ nhận thấy rằng so với các khoản cho vay bắt đầu trước khi công bố BCTC sai, các khoản cho vay được thực hiện sau khi làm lại BCTC có chênh lệch cho vay cao hơn đáng kể, kỳ hạn ngắn hơn, khả năng được bảo đảm cao hơn và nhiều hạn chế theo giao ước hơn Ngoài ra các hợp đồng cho vay có ít người cho vay hơn và các

DN trả trước hạn cao hơn sau khi làm lại BCTC Sự gia tăng chi phí nợ do điều chỉnh lại là một khoản chi phí trước sau do các DN tái cấu trúc Tuy nhiên, tác động đối với phúc lợi xã hội trước đây nhiều hơn sắc thái Như vậy, bằng chứng được cung cấp phù hợp với quan điểm sau đây Việc làm lại BCTC làm giảm đánh giá về triển vọng của DN và không đảm bảo tính trung thực của tình hình tài chính Nghiên cứu cung cấp bằng chứng duy nhất về việc làm lại BCTC ảnh

Trang 23

hưởng như thế nào đến việc lập các hợp đồng vay vốn, ảnh hưởng đến chi phí và các điều khoản nợ

Carling, K., Jacobson, T., Lindé, J., & Roszbach, K (2007) Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ một ngân hàng hàng đầu của Thụy Điển đang hoạt động trên phạm vi quốc tế Dựa trên các mô hình dạng rút gọn, các tác giả xác định mức độ các yếu tố thúc đẩy hành vi mặc định của DN Cách tiếp cận tương tự như cách được sử dụng trong nhóm mô hình rủi ro yếu tố kinh tế lượng, nhưng khác ở một

số giả định của nó Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tăng số lượng các nguồn rủi ro phá sản giữa các DN tương quan Phát hiện chính của các nhà nghiên cứu là các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đối với rủi ro phá sản của DN ngoài một số tỷ lệ tài chính phổ biến Cả đầu ra khoảng cách, đường cong lợi suất và kỳ vọng của các hộ gia đình về nền kinh tế Thụy Điển là những chỉ số định lượng quan trọng về sự phát triển của rủi ro DN theo thời gian Mô hình có tính đến các điều kiện, quản lý để nắm bắt mức độ rủi ro phá sản của DN tuyệt đối, trong khi các mô hình điểm chuẩn, chỉ điều chỉnh dựa trên thông tin cụ thể của DN, chỉ có thể đưa ra một cách hợp lý xếp hạng chính xác của các DN theo rủi ro mặc định của họ Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về sự phụ thuộc vào thời lượng Đồng nghĩa mô hình nhị phân về rủi ro vỡ nợ là không phù hợp và các yếu tố rủi

ro đặc trưng cần được bổ sung với thông tin về thời gian tồn tại để có được ước tính rủi ro mặc định nhất quán Rủi ro phá sản của DN đối với các khoản vay ngắn hạn rõ ràng cao hơn so với dài hạn Điều này cũng dễ hiểu khi các ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng các khoản vay ngắn hạn cho các DN, đồng thời cân nhắc các doanh nghiệp có nhu cầu vay dài hạn, cố định

7.2 Công trình nghiên cứu của Việt Nam:

Tại Việt Nam, vấn đề quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu theo các phương diện khác nhau:

Trang 24

Luận án Tiến sĩ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn Tuấn Anh Luận án đã hệ thống hóa vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường và nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro tín dụng như Basel II, ngân hàng tại Thái Lan, ANZ, … Từ đó tác giả đề xuất bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam Tác giả đã đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam và đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

Ngô Thị Thùy Giang (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị” Luận văn trên cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã đánh giá giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại

CN Quảng Trị nhằm nhận diện, phân tích rủi ro và những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN Quảng Trị Qua đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội

bộ, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý Cuối cùng tác giả đã đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay DN

Nguyễn Thị Nhung (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

- Chi nhánh sở giao dịch 2” Luận văn nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2 giai đoạn năm 2013-tháng 06/2018 Tác giả tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong 4 công tác: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, xử lý rủi

ro tín dụng Từ đó đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro

Trang 25

tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2

Qua tiếp cận, nghiên cứu và kế thừa các luận án của các tác giả nghiên cứu trong nước trước đây tác giả nhận thấy đề tài chủ yếu tập trung trên các khía cạnh sau:

Nghiên cứu hoạt động tín dụng NHTM trên cơ sở vi mô của các NHTM như quản lý rủi ro, thông tin tín dụng, quy chế đảm bảo cho vay, các lĩnh vực tài trợ cụ thể của Ngân hàng như là cho vay DNVVN, sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của Ngân hàng,… tất cả các vấn đề trên được nghiên cứu gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động và đòi hỏi phải phát triển ngân hàng trong từng giai đoạn

Nghiên cứu hoạt động tín dụng NHTM trên phương diện vĩ mô như cơ cấu lại NHTM, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM; tín dụng ngân hàng đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ở mỗi địa phương, tăng cường khả năng phát triển bền vững của các ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế

Đối với các bài luận văn sử dụng phương pháp định lượng là chủ yếu thì

sử dụng các yếu tố định lượng được Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khó có thể quan sát để sử dụng làm dữ liệu phân tích như năng lực kinh doanh, mô hình tổ chức hoạt động,… Đồng thời mỗi nghiên cứu chỉ thực hiện trên một số mẫu nhất định với các biến cụ thể chọn trước mà chưa thực hiện nghiên cứu tổng quát hết được tất cả các biến số

Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa luận văn của các tác giả nghiên cứu trong nước trước đây, với nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này nhưng sự khác biệt của tác giả ở đây về mặt không gian và thời gian Đến tháng 09/2020 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng KHDN nên đề tài của tác giả không có sự trùng lặp

Trang 26

8 Kết cấu của luận văn

Tên đề tài: “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần” Luận văn bao gồm mở đầu, 3 chương và kết luận Trong đó,

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Sóng Thần

Trang 27

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

VAY KHDN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Rủi ro theo Frank Knight định nghĩa là sự bất trắc có thể đo lường được Theo Joel Bessis (1998) thì cho rằng: “rủi ro là hệ quả tiêu cực mà những kết quả

đó gây ra với tà sản” Một số rủi ro mà hoạt động kinh doanh ngân hàng thường gặp là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro nguồn vốn, rủi ro thanh khoản, … Trong đó, mặc dù nghiệp vụ tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất song nó cũng có rủi ro lớn nhất

Quan điểm của Joel Bessis (1998) cho rằng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ”

Còn Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (2000) cho rằng: “rủi ro tín dụng

là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa

vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”

Cornett, M M., & Saunders, A (2003) đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng như sau: “rủi ro là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, điều này có nghĩa là dòng thu nhập dự tính mang lại bởi các khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ”

Theo khoản 1 điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày ngày 21 tháng 01 năm 2013 thì rủi ro tín dụng được hiểu như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Như vây, tùy theo từng góc nhìn của nhà nghiên cứu mà cách điễn đạt về rủi ro tín dụng là khác nhau song đều có chung quan điểm rủi ro tín dụng là nguy

Trang 28

cơ tổn thất mà ngân hàng gặp phải khi khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ mà họ cam kết Theo quan điểm của tác giả: “Rủi ro tín dụng là những nguy cơ tổn thất có thể xảy ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng

mà họ không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng”

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Ứng với mỗi mục đích, yêu cầu nghiên cứu có mỗi cách phân loại rủi ro tín dụng Theo từng tiêu chí phân loại thì lại có nhiều loại rủi ro khác nhau Có một số tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng thông thường như sau:

Căn cứ vào thời gian xảy ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước khi cấp tín dụng, khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng:

+ Rủi ro trước khi cấp tín dụng là việc không phân tích đánh giá đúng, cũng như thu thập thông tin không đầy đủ và chính xác dẫn đến không đáp ứng điều kiện cấp tín dụng mà vẫn cho vay Hệ quả xảy ra sau khi cấp tín dụng khách hàng không trả được nợ

+ Rủi ro trong khi cấp tín dụng: trong quá trình cấp tín dụng có rất nhiều vấn đề phát sinh rủi ro xảy ra mà chủ yếu liên quan đến nghiệp vụ giải ngân và tình hình kinh doanh của khách hàng như giải ngân không theo tiến độ phương án, giải ngân sai đối tượng và mục đích vay vốn đã được phê duyệt, khách hàng làm giả các chứng từ giải ngân, không nắm bắt kịp thời thông tin của khách hàng cụ thể như: giảm doanh thu, thay đổi địa điểm kinh doanh, đầu tư lĩnh vực không hiệu quả,

+ Rủi ro sau khi cấp tín dụng: là việc ngân hàng không kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng vốn như thế nào sau khi giải ngân, không thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình hoạt động, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo của khách hàng

Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng thì chia làm ba nhóm là:

Trang 29

+ Rủi ro khách hàng cá nhân là các rủi ro phát sinh liên quan đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân, …

+ Rủi ro pháp nhân là các rủi ro liên quan đến pháp nhân như: công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính, …

+ Rủi ro quốc gia là rủi ro liên quan đến quốc gia như các khoản viện trợ, cho vay chính phủ, …

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh

Nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng là căn cứ để phân loại rủi ro, theo (Gup, 2007) rủi ro tín dụng được chia làm hai nhóm là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục tín dụng, cụ thể theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

(Nguồn: Commercial Banking-The Manegement of Risk, Gup, 2007)

+ Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến việc cấp tín dụng xảy ra khi thực hiện giao dịch do những hạn chế phát sinh khi giao dịch, đánh giá khách hàng và phê duyệt cấp tín dụng Rủi ro tín dụng liên quan đến các giao dịch chính như: rủi ro xét duyệt, rủi ro đảm bảo, rủi ro kiểm soát Trong đó, rủi ro xét duyệt

là rủi ro xảy ra trong khi đánh giá và phân tích tín dụng nhằm tìm ra những khách hàng có phương án vay vốn hiệu quả, năng lực tài chính tốt để cấp tín dụng Rủi

ro đảm bảo là rủi ro liên quan đến các giao dịch việc đảm bảo bằng tài sản như: loại tài sản, cách thức, chủ thể đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, số tiền được đảm

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro xét

duyệt đảm bảoRủi ro kiểm soátRủi ro

Rủi ro danh mục

Rủi ro riêng biệt Rủi ro tập trung

Trang 30

bảo, … Rủi ro kiểm soát là rủi ro sau khi cấp tín dụng cần có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản lý khoản vay cũng như việc xử lý khoản vay có vấn đề

+ Rủi ro danh mục tín dụng: là rủi ro liên quan đến quá trình lựa chọn và quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm: rủi ro riêng biệt và rủi ro tập trung Rủi ro riêng biệt là những rủi ro đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khi cấp tín dụng phải chú ý đến cách thức, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng Rủi ro tập trung là rủi ro xảy ra khi cấp tín dụng quá nhiều vào một hoặc một số ngành nghề, đối tượng, lĩnh vực kinh tế, khu vực, địa bàn hay phương thức cấp tín dụng

1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên có rất nhiều cách để phân loại ví như: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ bên ngoài ngân hàng và nguyên nhân từ bên trong ngân hàng Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu theo nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể liên quan tới hoạt động tín dụng (ngân hàng, khách hàng) như: môi trường chính trị, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, …

+ Môi trường chính trị: Ngân hàng hoạt động trong tình hình chính trị bất

ổn thì khó có thể hoạt động ổn định, đặc biệt là liên quan đến cấp tín dụng Khi

mà nguy cơ bạo loạn, nhà nước sụp đổ, chiến tranh, … có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì ngân hàng khó có thể tập trung, yên tâm đầu tư vốn cho người đi vay Việc bất ổn chính trị không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các thành phần kinh tế trong nước

mà còn ảnh hướng tới các quốc gia có liên quan khác Ví như, ở các khu vực

Trang 31

Trung Đông, tình hình chính trị căng thẳng, tranh giành lãnh thổ giữa các đảng phái dẫn đến chiến tranh, người dân không yên tâm tập trung sản xuất vì có thể bị đánh bom bất cứ lúc nào và người cho vay cũng không yên tâm khi không biết lúc nào tài sản đang thế chấp bị phá hủy Người dân mất lòng tin vào sự điều hành của nhà nước, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước e ngại mất vốn, các DN khó chuyên tâm vào sản xuất hàng thì hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng

bị ảnh hưởng

+ Môi trường xã hội: Trong xu thế hội nhập giữa các nước trên thế giới

ngày càng sâu và rộng thì mối quan hệ song phương và đa phương giữa các nước cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của các quốc gia Việc thay đổi đối tác chiến lược của chính phủ, dẫn tới đường lối kinh tế thay đổi, ảnh hưởng tới các thành phần kinh tế trong xã hội trong đó có ngân hàng Khi mà, lệnh cấm giao dịch với một quốc gia được ban hành, khi các nước khác sẽ e ngại trong quan hệ ngoại giao và kinh tế Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ hạn chế Các DN chủ yếu xấu khẩu cho nước bị ban bố lệnh cấm sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác mới, ngân hàng sẽ rủi ro nếu như đã đầu tư vốn cho DN đó

+ Môi trường tự nhiên: Những bất trắc đến từ thiên nhiên không lường

trước được và ngoài tầm kiểm soát của con người ảnh hưởng không nhỏ đến kinh

tế như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh, … Gần đây nhất là tình hình dịch bệnh COVID 19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc Tính đến tháng 17/06/2020 dịch bệnh đã lây lan ra 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, số người thiệt mạng lên tới 377.515 người, thiệt hại kinh tế lên tới hàng tỷ USD, các nước thực hiện cấm xuất nhập cảnh, hàng hóa ngưng trệ, việc cho vay các DN cũng bị ảnh hưởng theo, đặc biệt là các DN liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu

+ Môi trường kinh tế: Nền kinh tế được cấu thành bởi rất nhiều thành

phần kinh tế có mối tương hỗ nhau vì thế khi một thành phần của nền kinh tế bị ảnh hưởng thì các thành phần khác cũng bị ảnh hưởng có thể là cùng chiều hay ngược chiều Theo nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Thị Thanh Hằng và các cộng

Trang 32

sự (2019) thì nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp giảm, khi người dân có thu nhập thì khả năng trả nợ khoản vay sẽ được đảm bảo hơn, rủi ro tín dụng sẽ giảm

và ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro ít hơn và theo chiều ngược lại Khi nền kinh tế khủng hoảng, DN khó khăn, thu nhập người dân không đảm bảo, khả năng trả nợ không ổn định, rủi ro không trả được nợ là cao, khi rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tăng theo

+ Môi trường pháp lý: Môi trường kinh tế muốn hoạt động hiệu quả phải

có sự đồng bộ, nhất quán trong đường lối, chính sách, pháp luật Hơn nữa, với loại hàng hóa kinh doanh đặc biệt là tiền tệ thì môi trường pháp lý của ngân hàng cần phải được đảm bảo tuân thủ nhất quán khắt khe Sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát

và quản lý từ cơ quan địa phương tới trung ương, những khe hở của luật pháp, những bất nhất giữa các luật, các văn bản quy phạm pháp luật và dưới luật, bất cập trong việc thực hiện và thi hành pháp luật, không đi chung và tiếp cận vào dòng chảy của pháp luật quốc tế Những vấn đề trên ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng như người đi vay lừa đảo, trục lợi, chiếm đoạt tài sản, nhân viên ngân hàng tham ô, cố

ý sai phạm, làm trái quy định, … Bên cạnh đó việc xử lý tài sản thế chấp còn phức tạp, nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, nhân lực, … mà lại không hiệu quả

1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng chủ yếu đến từ hai phía

là từ khách hàng và từ ngân hàng Khách hàng đi vay ở đây có thể là cá nhân hoặc KHDN Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào KHDN Hơn nữa, tác giả xét nguyên nhân chủ quan đến từ khách hàng đi vay trên góc độ là ngân hàng đã cho vay và trong quá trình vay vốn thì xảy ra những rủi ro cho ngân hàng Bởi quyền quyết định cho vay phụ thuộc vào ngân hàng

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ khách hàng đi vay

Năng lực điều hành, quản trị của Ban lãnh đạo doanh nghiệp

Trang 33

Mặc dù DN có tư cách pháp nhân (tức mọi quyết định hoạt động dựa trên

tư cách tổ chức) song việc hoạt động kinh doanh cụ thể phụ thuộc vào ý chí cá nhân của ban lãnh đạo DN có phát triển vững mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào đường lối chính sách, phương án kinh doanh của ban lãnh đạo Việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực nhiều rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận cao, sai mục đích vay vốn, không đúng thời điểm, khi gặp khó khăn chưa có quyết định kịp thời và phù hợp Ban lãnh đạo chưa đủ năng lực và tầm nhìn để định hướng DN hoạt động ổn định, bền vững, … có thể dẫn đến việc doanh nghiệp thua lỗ và phá sản Đến khi thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì che giấu, lừa đảo ngân hàng Khi ngân hàng phát hiện thì lại không có thiện chí trả nợ Dẫn đến ngân hàng không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch thể hiện qua BCTC của DN Việc quản lý tài chính của DN rất quan trọng, phải được ghi chép cụ thể, có sổ sách rõ ràng, trung thực thể hiện qua số liệu trên BCTC hàng năm Vì vậy khi DN cung cấp cho ngân hàng BCTC thiếu sự trung thực, không phù hợp với tình hình thực tế của DN thì việc CBTD đánh giá sai khả năng tài chính, nguồn trả nợ của

DN là điều tất yếu Thực trạng tại Việt Nam hiện nay, hầu hết kế toán các DN đều không ghi chép cụ thể, rõ ràng và minh bạch, dẫn đến số liệu trên BCTC chỉ là số liệu “sổ sách” hình thức, mang tính chất đối phó nhiều hơn là thực chất Đa phần

DN tại Việt Nam hiện nay có quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ là trên sổ sách, không góp đủ, không rõ ràng minh bạch Điều này phần nào cũng cho thấy có nhiều khe hở pháp luật Dẫn đến, việc cho vay có TSĐB của ngân hàng luôn được ưu tiên, tài sản thế chấp xem như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ chính ngân hàng cho vay

Đường lối chính sách tín dụng, các quy trình, quy định liên quan tới công tác tín dụng do ngân hàng ban hành còn nhiều khe hở, lỏng lẻo, dẫn đến CBTD lợi

Trang 34

dụng, trục lợi cá nhân, gây ra hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật Việc kiểm tra kiểm soát, giám sát các hoạt động tín dụng không được chặt chẽ, mang nặng tính hình thức CBTD còn yếu kém năng lực trong việc đánh giá khách hàng, chưa am hiểu về ngành nghề và tình hình kinh doanh, chưa nắm vững các quy trình quy định, nghiệp vụ, không theo dõi sát sao trong hoạt động kinh doanh của DN, kiểm tra thường xuyên sau cho vay, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, dẫn đến tổn thất rất lớn cho ngân hàng

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng

Giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng

Khi khách hàng không trả được nợ, nguồn vốn cho vay không được thu hồi, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro lớn từ lợi nhuận kinh doanh Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải tăng thêm các chi phí phát sinh liên quan đến khoản vay như kiểm tra, giám sát thu hồi nợ

Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng

Khi khách hàng không trả được nợ, việc luân chuyển tiền tệ không được thông suốt do hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là sử dụng vốn huy động để cho vay Ngân hàng thì không thu hồi được vốn và người gửi tiền ồ ạt yêu cầu rút tiền, cộng thêm chi phí trả lãi tền gửi thì khả năng mất thanh khoản của ngân hàng sẽ xảy ra Thậm chí nếu kéo dài sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng, khủng hoảng kinh tế

Giảm uy tín của ngân hàng

Từ việc giảm lợi nhuận kinh doanh thì những nhà góp vốn sẽ không tin tưởng để tiếp tục đầu tư vào ngân hàng, thậm chí họ sẽ rút vốn, khiến nguồn vốn của ngân hàng bị thiếu hụt Bên cạnh đó, người gửi tiền cũng sẽ không gửi tiền vào ngân hàng vì e ngại ngân hàng không có khả năng trả tiền lại cho mình Ngay

cả những người đi vay cũng không vay vốn của ngân hàng vì để bù đắp các chi phí thì lãi suất cho vay của ngân hàng phải cao hơn so với mặt bằng chung

Trang 35

Từ những hậu quả trên nếu ảnh hưởng lớn, liên tục và ngân hàng thì không có động thái khắc phục thì có thể dẫn đến phá sản Khi đó, các đối tác liên quan đến ngân hàng bị ảnh hưởng theo, ví như cácTCTD khác có liên quan, những người góp vốn, người gửi tiết kiệm, DN, TCKT đang giao dịch tiền gửi cũng như tiền vay đều bị ảnh hưởng và lan rộng ra cả nền kinh tế Vì vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng là vô cùng lớn không chỉ đối với ngân hàng mà cả nền kinh tế, thậm chí là nền kinh tế toàn cầu

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Để đo lường rủi ro thì có các chỉ tiêu gián tiếp và trực tiếp:

Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp:

Quy mô tín dụng

Về bản chất quy mô tín dụng không phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng, song nếu tăng quá nhanh và không kiểm soát được thì lúc này quy mô tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu như: tổng dư nợ/ tổng tài sản, tổng dư nợ/số lượng CBTD tại ngân hàng, số lượng khách hàng vay vốn/số lượng CBTD, tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng so với bình quân ngành, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì rủi ro tín dụng sẽ tăng cao

Thứ hai, trường hợp tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng nới lỏng tín dụng khách hàng thì đến việc cho vay vượt nhu cầu vốn của khách hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, lúc này ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng

Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng hay danh mục tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng là khi ngân hàng tập trung quá nhiều vốn cho một hoặc một số đối tượng, lĩnh vực,

Trang 36

ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm Thông thường cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm sau:

Cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực kinh doanh: rủi ro ngân hàng gặp phải càng cao thì cho vay vào những ngành có rủi ro cao, nhiều biến động bất ổn Hoặc khi một ngành hay lĩnh vực nào đó bị suy thoái, trong khi ngân hàng tập trung cho vay ngành này thì sẽ gặp rủi ro cao, điển hình như cho vay kinh doanh bất động sản Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 2007-2008

Cơ cấu tín dụng theo loại hình: Việc tập trung cấp tín dụng quá nhiều vào một đối tượng DN chẳng hạn như DN nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài, cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng

Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay: Ngân hàng cũng là một loại hình

DN, vì vậy việc mất cân đối tài chính như lấy ngắn nuôi dài cũng là rủi ro Tuy nhiên nó phụ thuộc vào cơ cấu vốn của ngân hàng, nếu ngân hàng có cơ cấu vốn dài hạn ổn định thì có thể cho vay trung dài hạn và ngược lại

Cơ cấu tín dụng theo tiền tệ: thực trạng hiện nay cho thấy, có rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam bị mất cân đối nguồn vốn Đặc biệt việc cho vay ngoại tệ quá nhiều trong khi nguồn ngoại tệ huy động lại không cao Rủi ro xảy ra khi có

sự biến động mạnh hay gặp bất lợi về tỷ giá

Cơ cấu tín dụng theo TSĐB: mặc dù các ngân hàng hiện nay ưu tiên cho vay có TSĐB nhưng việc cho vay có TSĐB hay không có TSĐB theo quy định là không bắt buộc nên rủi ro xảy ra đối với những khoản vay không đảm bảo bằng tài sản hoặc có đảm bảo một phần bằng tài sản khi khách hàng không trả được nợ

là không thu hồi được phần vốn không đảm bảo Hay TSĐB chủ yếu là máy móc, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải, hàng hóa tồn kho cũng mang nhiều rủi

ro cho ngân hàng vì tính khả mại không cao khi xử lý nợ

Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp:

Trang 37

Nợ quá hạn: theo khoản 6 điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN

ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng và phản ánh rủi ro tín dụng tại ngân hàng Rủi ro tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn như: dư nợ quá hạn/tổng

dư nợ, số lượng khách hàng có nợ quá hạn/tổng số khách hàng có dư nợ Các chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng rủi ro cao Thông thường chỉ tiêu này ở mức

<2%, được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5%-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Nợ xấu: theo điều 10 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành

ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5” Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu là tổng dư nợ xấu/tổng dư nợ cho vay, tổng dư nợ xấu/tổng vốn chủ sở hữu, tổng dư

nợ xấu/quỹ dự phòng rủi ro Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa chất lượng tín dụng càng thấp, rủi ro tín dụng càng cao Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1%-3% là tốt

Dự phòng rủi ro: theo điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban

hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể” Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra Khi ngân hàng phải sử dụng nó tức là ngân hàng đang gặp rủi ro mất vốn Các chỉ tiêu dự phòng rủi ro như sau: dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập/tổng dư nợ cho kỳ báo cáo, dự

Trang 38

phòng rủi ro được trích lập/dư nợ bị xóa, dự phòng rủi ro được trích lập/ nợ quá hạn khó đòi

1.2 Quản trị rủi ro cho vay KHDN của NHTM

1.2.1 Tổng quan về cho vay KHDN của ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm cho vay KHDN

Để có khái niệm tổng quan về cho vay KHDN, tác giả đã dựa trên khái niệm “cho vay” và khái niệm “doanh nghiệp”

Khái niệm cho vay

Theo khoản 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc

có hoàn trả cả gốc và lãi”

Theo điều 2 thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Cũng theo điều này thì Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi

là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân

Khái niệm doanh nghiệp

Theo khoản 7, điều 4 luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày

26 tháng 11 năm 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”

Theo điều 1 luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng

11 năm 2014 doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Theo khoản 8 điều 4 luật doanh

Trang 39

nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”

Theo khoản 1 điều 74 bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định như sau: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Qua các khái niệm trên, theo quan điểm của tác giả cho vay KHDN là hình thức cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho KHDN một khoản tiền để phục vụ hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Cụ thể cho vay KHDN

có các đặc điểm chính sau:

+ Đối tượng khách hàng ở đây được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh và có tư cách pháp nhân

+ Mục đích vay vốn là phục vụ kinh doanh, có nghĩa là việc tổ chức vay vốn để thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu

tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

1.2.1.2 Phân loại cho vay KHDN

Tùy theo từng tiêu chí mà cho vay KHDN có nhiều loại khác nhau:

Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo điều 27 thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:

Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay

Trang 40

Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàngđể thực hiện một phương án,dự án vay vốn

Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu

kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu

kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp

Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối

đa và thời gian duy trì mức dư nợ này

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm

Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng

Ngày đăng: 22/08/2021, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&amp;PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn năm 2015-2019  - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&amp;PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn năm 2015-2019 (Trang 66)
Trong giai đoạn 2015-2019, tình hình dư nợ năm sau đều tăng trưởng so với năm trước, cụ thể năm 2015 nếu tổng dư nợ hoạt động tín dụng của chi nhánh  chỉ đạt 4.784 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 tổng dư nợ hoạt động tín dụng đã đạt  9.991 tỷ đồng, tăng hơn - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
rong giai đoạn 2015-2019, tình hình dư nợ năm sau đều tăng trưởng so với năm trước, cụ thể năm 2015 nếu tổng dư nợ hoạt động tín dụng của chi nhánh chỉ đạt 4.784 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 tổng dư nợ hoạt động tín dụng đã đạt 9.991 tỷ đồng, tăng hơn (Trang 68)
Bảng 2.1 Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Bảng 2.1 Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay (Trang 74)
Bảng 2.2 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh doanh - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Bảng 2.2 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh doanh (Trang 75)
Qua bảng biểu ta thấy, nợ xấu qua các năm chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ. Kết luận của đoàn kiểm tra như sau: BCTC không phù hợp với thực tế;  CBTD đánh giá không đúng vòng quay vốn của DN; Cho vay vượt nhu cầu vốn  của DN; Không kiểm soát tốt, phân - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
ua bảng biểu ta thấy, nợ xấu qua các năm chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ. Kết luận của đoàn kiểm tra như sau: BCTC không phù hợp với thực tế; CBTD đánh giá không đúng vòng quay vốn của DN; Cho vay vượt nhu cầu vốn của DN; Không kiểm soát tốt, phân (Trang 76)
Bảng 2.4: Kết quả phân loại nợ KHDN tại NHNo&amp;PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn 2015-2019  - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
Bảng 2.4 Kết quả phân loại nợ KHDN tại NHNo&amp;PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn 2015-2019 (Trang 84)
PHỤ LỤC III: BẢNG CHẤM ĐIỂM - Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần  luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
PHỤ LỤC III: BẢNG CHẤM ĐIỂM (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w