Thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam –

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN

2.3.1. Thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam –

2.3.1.1. Hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.5 Hoạt động cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Dư nợ cho vay KHDN tăng qua các năm. Tính đến năm 2019 dư nợ cho vay KHDN là 7.073 tỷ đồng, tăng 3.989 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ lệ 86% tổng dư nợ cho vay. Đây là nhờ chính sách của CN trong việc đẩy mạnh các

520

7 0.19%

807

9 0.19%

1,047

8 0.13%

1,117

2.0 0.03% 1,138 0.3 0.00%

3,084

2 0.06%

3,936

3 0.06%

5,145

1 0.02%

6,061

30 0.42% 7,073 4 0.05%

DƯ NỢ

NỢ XẤU

TỶ LỆ NỢ XẤU

DƯ NỢ

NỢ XẤU

TỶ LỆ NỢ XẤU

DƯ NỢ

NỢ XẤU

TỶ LỆ NỢ XẤU

DƯ NỢ

NỢ XẤU

TỶ LỆ NỢ XẤU

DƯ NỢ

NỢ XẤU

TỶ LỆ NỢ XẤU

NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019

Hoạt động cho vay KHDN giai đoạn 2015-2019

Cá nhân KHDN

gói cho vay ưu đãi đối với KHDN của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như của Chính phủ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN ổn định ở mức trung bình mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng. Rủi ro trong hoạt động cho vay là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên việc tăng trưởng dư nợ cần gắn liền với việc kiểm soát rủi ro khi mà dư nợ tăng song tỷ lệ nợ xấu cũng tăng theo. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2019 nằm trong tầm kiểm soát là 0,05% nhưng cũng cần có biện pháp xử lý nợ xấu hiện tại và hạn chế nợ xấu tăng lên trong tương lai.

2.3.1.3 Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Cơ cấu dư nợ theo quy mô

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ theo quy mô KHDN giai đoạn từ năm 2015-2019 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt

Nam – CN KCN Sóng Thần

Qua biểu đồ cho thấy tỷ trọng cho vay của CN đối với các DN lớn đang có xu hướng giảm lần lượt qua các năm từ 2015-2019 là 90,2%, 89,9%, 88,6%, 86,3% và 84,4%. Sau nhiều năm tập trung cho vay các DN lớn và người có liên quan thì CN đang chuyển hướng tập trung phân khúc DNVVN. Tỷ trọng cho vay đối với DN lớn năm 2019 là 84,4% giảm 5,8% so với năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay đối với DN lớn còn cao, đặc biệt dư nợ lớn đang tập trung cho 8 DN có

9.8% 10.1% 11.4% 13.7% 15.6%

90.2% 89.9% 88.6% 86.3% 84.4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Cơ cấu dư nợ theo quy mô KHDN giai đoạn từ năm 2015- 2019

KHDNVVN KHDN lớn

dư nợ là 2.785 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39% tổng dư nợ của CN tính đến 31/12/2019.

Mặc dù, các DN này là khách hàng lâu năm và mang lại lợi nhuận rất lớn cho CN song cũng chính vì vậy mà hoạt động tín dụng của CN sẽ rất rủi ro nếu như các DN này gặp khó khăn và không trả được nợ. Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với các DN này được quan tâm hơn cả.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo thời hạn cho vay Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt

Nam – CN KCN Sóng Thần

Qua các năm tỷ trọng cho vay ngắn hạn đều lớn hơn so với tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Các dự án đầu tư trung, dài hạn của KHDN. Đặc biệt là các dự án lớn đều được CN quan tâm và có kế hoạch cụ thể vì chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây là cho vay trung, dài hạn có kiểm soát nhằm đảm bảo không bị mất cân đối nguồn vốn. Tính đến năm 2019, tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 81,6%, tăng 7,9% so với năm 2015. Xu hướng tăng cho vay ngắn hạn, kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn giúp CN chủ động nguồn vốn, không bị động, phụ thuộc vào nguồn của NHNo&PTNT Việt Nam. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp CN cũng hạn chế rủi ro vì cho vay trung, dài hạn rất dễ xảy ra rủi ro khi thời hạn cho vay dài, việc thu hồi vốn chậm trong khi thị trường kinh tế thường xuyên biến động bất ổn, nếu DN rơi vào khó khăn thì việc thu hồi vốn của CN sẽ bất lợi

73.7% 74.5% 75.3% 81.0% 81.6%

26.3% 25.5% 24.7% 19.0% 18.4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Cơ cấu dư nợ KHDN theo thời hạn cho vay giai đoạn từ năm 2015-2019

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực kinh doanh

Biểu đồ 2.8:Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn từ năm 2015-2019

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

33%

36%

17%

3%

11%

Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực kinh doanh năm 2015

Thương mại dịch vụ Công nghiệp chế biến chế tạo Xây dựng Tiêu dùng Các ngành nghề kinh doanh khác

30%

36%

17%

5%

12%

Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực kinh doanh năm 2016

Thương mại dịch vụ Công nghiệp chế biến chế tạo Xây dựng

Tiêu dùng Các ngành nghề kinh doanh khác

38%

33%

14%

8%

7%

Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực kinh doanh năm 2017

Thương mại dịch vụ Công nghiệp chế biến chế tạo Xây dựng Tiêu dùng Các ngành nghề kinh doanh khác

34%

35%

17%

8%

6%

Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực kinh doanh năm 2018

Thương mại dịch vụ

Công nghiệp chế biến chế tạo Xây dựng Tiêu dùng Các ngành nghề kinh doanh khác

38%

41%

11%

4% 6%

Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực kinh doanh năm 2019

Thương mại dịch vụ Công nghiệp chế biến chế tạo Xây dựng

Tiêu dùng

Các ngành nghề kinh doanh khác

Các lĩnh vực kinh doanh như thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo được CN quan tâm nhiều hơn. Thể hiện ở việc tỷ trọng cho vay năm 2019 với thương mại dịch vụ là 38%, đối với công nghiệp chế biến chế tạo là 41%, cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Điều kiện thuận lợi của CN là nằm trung tâm KCN Sóng Thần, nơi tập trung các DN chuyên về công nghiệp chế biến chế tạo thì tỷ lệ cho vay có xu hướng tăng qua các năm như vậy là phù hợp. Hơn nữa, cơ cấu tỷ trọng cho vay của DN đang có xu hướng giảm tỷ trọng cho vay xây dựng, các ngành nghề liên quan đến kinh doanh bất động sản nhằm giảm thiểu rủi ro cũng là dấu hiệu tích cực trong chính sách cho vay của CN. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro hơn nữa thì CN cần đa dạng hóa danh mục đầu tư cho vay, cơ cấu giảm dư nợ cho vay đối với từng khách hàng và người có liên quan, tránh bỏ trứng vào một rổ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)