Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY

1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Để đo lường rủi ro thì có các chỉ tiêu gián tiếp và trực tiếp:

Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp:

Quy mô tín dụng

Về bản chất quy mô tín dụng không phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng, song nếu tăng quá nhanh và không kiểm soát được thì lúc này quy mô tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu như: tổng dư nợ/ tổng tài sản, tổng dư nợ/số lượng CBTD tại ngân hàng, số lượng khách hàng vay vốn/số lượng CBTD, tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng so với bình quân ngành, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, ... vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.

Thứ hai, trường hợp tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng nới lỏng tín dụng khách hàng thì đến việc cho vay vượt nhu cầu vốn của khách hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, ... lúc này ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng.

Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng hay danh mục tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng là khi ngân hàng tập trung quá nhiều vốn cho một hoặc một số đối tượng, lĩnh vực,

ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm. Thông thường cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm sau:

Cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực kinh doanh: rủi ro ngân hàng gặp phải càng cao thì cho vay vào những ngành có rủi ro cao, nhiều biến động bất ổn.

Hoặc khi một ngành hay lĩnh vực nào đó bị suy thoái, trong khi ngân hàng tập trung cho vay ngành này thì sẽ gặp rủi ro cao, điển hình như cho vay kinh doanh bất động sản. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 2007-2008

Cơ cấu tín dụng theo loại hình: Việc tập trung cấp tín dụng quá nhiều vào một đối tượng DN chẳng hạn như DN nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài, ... cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay: Ngân hàng cũng là một loại hình DN, vì vậy việc mất cân đối tài chính như lấy ngắn nuôi dài cũng là rủi ro. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào cơ cấu vốn của ngân hàng, nếu ngân hàng có cơ cấu vốn dài hạn ổn định thì có thể cho vay trung dài hạn và ngược lại.

Cơ cấu tín dụng theo tiền tệ: thực trạng hiện nay cho thấy, có rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam bị mất cân đối nguồn vốn. Đặc biệt việc cho vay ngoại tệ quá nhiều trong khi nguồn ngoại tệ huy động lại không cao. Rủi ro xảy ra khi có sự biến động mạnh hay gặp bất lợi về tỷ giá.

Cơ cấu tín dụng theo TSĐB: mặc dù các ngân hàng hiện nay ưu tiên cho vay có TSĐB nhưng việc cho vay có TSĐB hay không có TSĐB theo quy định là không bắt buộc nên rủi ro xảy ra đối với những khoản vay không đảm bảo bằng tài sản hoặc có đảm bảo một phần bằng tài sản khi khách hàng không trả được nợ là không thu hồi được phần vốn không đảm bảo. Hay TSĐB chủ yếu là máy móc, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải, hàng hóa tồn kho cũng mang nhiều rủi ro cho ngân hàng vì tính khả mại không cao khi xử lý nợ.

Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp:

Nợ quá hạn: theo khoản 6 điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng và phản ánh rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Rủi ro tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn như: dư nợ quá hạn/tổng dư nợ, số lượng khách hàng có nợ quá hạn/tổng số khách hàng có dư nợ. Các chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng rủi ro cao. Thông thường chỉ tiêu này ở mức

<2%, được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5%-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Nợ xấu: theo điều 10 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu là tổng dư nợ xấu/tổng dư nợ cho vay, tổng dư nợ xấu/tổng vốn chủ sở hữu, tổng dư nợ xấu/quỹ dự phòng rủi ro. Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa chất lượng tín dụng càng thấp, rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1%-3% là tốt.

Dự phòng rủi ro: theo điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng nó tức là ngân hàng đang gặp rủi ro mất vốn. Các chỉ tiêu dự phòng rủi ro như sau: dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập/tổng dư nợ cho kỳ báo cáo, dự

phòng rủi ro được trích lập/dư nợ bị xóa, dự phòng rủi ro được trích lập/ nợ quá hạn khó đòi.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)