Đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro cho vay KHDN là đề tài mà có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì đây không chỉ là hoạt động kinh doanh cơ bản và mang lại lợi nhuận nhiều nhất mà còn có rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:
7.1 Công trình nghiên cứu của nước ngoài
Graham, J. R., Li, S., & Qiu, J. (2008). Nghiên cứu số lượng và quy mô của các DN làm lại BCTC ngày càng tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Các BCTC sai trước đây gây hậu quả nghiệm trọng cho thị trường tài chính chứng khoán, nhà đầu tư và các DN. Dẫn đến mất đi giá trị thị trường, niềm tin của nhà đầu tư và sự gia tăng chi phí vốn. Qua các dữ liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập cho thấy các BCTC sai chủ yêu do tác động bởi quan điểm của chủ sở hữu vốn chủ sở hữu. Các nhà nghiên cứu kiểm tra việc BCTC sai từ quan điểm của chủ nợ bằng cách điều tra xem hợp đồng vay vốn của ngân hàng có làm thay đổi cơ cấu tài chính DN. Họ nhận thấy rằng so với các khoản cho vay bắt đầu trước khi công bố BCTC sai, các khoản cho vay được thực hiện sau khi làm lại BCTC có chênh lệch cho vay cao hơn đáng kể, kỳ hạn ngắn hơn, khả năng được bảo đảm cao hơn và nhiều hạn chế theo giao ước hơn. Ngoài ra các hợp đồng cho vay có ít người cho vay hơn và các DN trả trước hạn cao hơn sau khi làm lại BCTC. Sự gia tăng chi phí nợ do điều chỉnh lại là một khoản chi phí trước sau do các DN tái cấu trúc. Tuy nhiên, tác động đối với phúc lợi xã hội trước đây nhiều hơn sắc thái. Như vậy, bằng chứng được cung cấp phù hợp với quan điểm sau đây. Việc làm lại BCTC làm giảm đánh giá về triển vọng của DN và không đảm bảo tính trung thực của tình hình tài chính. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng duy nhất về việc làm lại BCTC ảnh
hưởng như thế nào đến việc lập các hợp đồng vay vốn, ảnh hưởng đến chi phí và các điều khoản nợ.
Carling, K., Jacobson, T., Lindé, J., & Roszbach, K. (2007). Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ một ngân hàng hàng đầu của Thụy Điển đang hoạt động trên phạm vi quốc tế. Dựa trên các mô hình dạng rút gọn, các tác giả xác định mức độ các yếu tố thúc đẩy hành vi mặc định của DN. Cách tiếp cận tương tự như cách được sử dụng trong nhóm mô hình rủi ro yếu tố kinh tế lượng, nhưng khác ở một số giả định của nó. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tăng số lượng các nguồn rủi ro phá sản giữa các DN tương quan. Phát hiện chính của các nhà nghiên cứu là các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đáng kể đối với rủi ro phá sản của DN ngoài một số tỷ lệ tài chính phổ biến. Cả đầu ra khoảng cách, đường cong lợi suất và kỳ vọng của các hộ gia đình về nền kinh tế Thụy Điển là những chỉ số định lượng quan trọng về sự phát triển của rủi ro DN theo thời gian. Mô hình có tính đến các điều kiện, quản lý để nắm bắt mức độ rủi ro phá sản của DN tuyệt đối, trong khi các mô hình điểm chuẩn, chỉ điều chỉnh dựa trên thông tin cụ thể của DN, chỉ có thể đưa ra một cách hợp lý xếp hạng chính xác của các DN theo rủi ro mặc định của họ. Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về sự phụ thuộc vào thời lượng.
Đồng nghĩa mô hình nhị phân về rủi ro vỡ nợ là không phù hợp và các yếu tố rủi ro đặc trưng cần được bổ sung với thông tin về thời gian tồn tại để có được ước tính rủi ro mặc định nhất quán. Rủi ro phá sản của DN đối với các khoản vay ngắn hạn rõ ràng cao hơn so với dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu khi các ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng các khoản vay ngắn hạn cho các DN, đồng thời cân nhắc các doanh nghiệp có nhu cầu vay dài hạn, cố định.
7.2 Công trình nghiên cứu của Việt Nam:
Tại Việt Nam, vấn đề quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu theo các phương diện khác nhau:
Luận án Tiến sĩ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn Tuấn Anh.
Luận án đã hệ thống hóa vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường và nghiên cứu các mô hình quản trị rủi ro tín dụng như Basel II, ngân hàng tại Thái Lan, ANZ, … . Từ đó tác giả đề xuất bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam. Tác giả đã đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam và đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngô Thị Thùy Giang (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”.
Luận văn trên cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã đánh giá giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại CN Quảng Trị nhằm nhận diện, phân tích rủi ro và những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN Quảng Trị. Qua đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý. Cuối cùng tác giả đã đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay DN.
Nguyễn Thị Nhung (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh sở giao dịch 2”. Luận văn nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2 giai đoạn năm 2013-tháng 06/2018. Tác giả tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong 4 công tác: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro
tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2.
Qua tiếp cận, nghiên cứu và kế thừa các luận án của các tác giả nghiên cứu trong nước trước đây tác giả nhận thấy đề tài chủ yếu tập trung trên các khía cạnh sau:
Nghiên cứu hoạt động tín dụng NHTM trên cơ sở vi mô của các NHTM như quản lý rủi ro, thông tin tín dụng, quy chế đảm bảo cho vay, các lĩnh vực tài trợ cụ thể của Ngân hàng như là cho vay DNVVN, sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của Ngân hàng,… tất cả các vấn đề trên được nghiên cứu gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động và đòi hỏi phải phát triển ngân hàng trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu hoạt động tín dụng NHTM trên phương diện vĩ mô như cơ cấu lại NHTM, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM; tín dụng ngân hàng đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, tăng cường khả năng phát triển bền vững của các ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đối với các bài luận văn sử dụng phương pháp định lượng là chủ yếu thì sử dụng các yếu tố định lượng được. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khó có thể quan sát để sử dụng làm dữ liệu phân tích như năng lực kinh doanh, mô hình tổ chức hoạt động,… Đồng thời mỗi nghiên cứu chỉ thực hiện trên một số mẫu nhất định với các biến cụ thể chọn trước mà chưa thực hiện nghiên cứu tổng quát hết được tất cả các biến số.
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa luận văn của các tác giả nghiên cứu trong nước trước đây, với nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này nhưng sự khác biệt của tác giả ở đây về mặt không gian và thời gian. Đến tháng 09/2020 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Sóng Thần chưa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng KHDN nên đề tài của tác giả không có sự trùng lặp.