Bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NHTM TRONG NƯỚC

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Mỗi ngân hàng có cách quản trị rủi ro cho vay KHDN khác nhau sao cho phù hợp với chính sách tín dụng, đặc thù hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Mỗi cách quản trị rủi ro tín dụng có những ưu điểm và có những hạn chế nhất định vì thế dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng khác, những phương thức quản trị phù hợp với quy định, đường lối, chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như khả năng điều kiện vốn có để áp dụng vào thực tế của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần mà bài học kinh nghiệm rút ra là:

+ Hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hợp lý, phân định cụ thể nhiệm vụ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận sa cho không chồng chéo lẫn nhau.

+ Cần tiếp xúc thường xuyên với KHDN để nắm rõ tình hình hoạt động, đặc điểm, lợi thế cũng như khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Để quyết định có cho vay hay không. Nếu cho vay thì đưa ra những tư vấn, biện pháp hỗ trợ cũng như cách thức quản trị rủi ro tín dụng khi cho vay doanh nghiệp tốt hơn.

+ Thu thập thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm có đánh giá tổng quan về KHDN cũng như nhận diện sớm các rủi ro tín dụng.

+ Tài sản đảm bảo chỉ là một trong những điều kiện cho vay, không phải là điều kiện tiên quyết mà ngoài ra cần đánh giá tổng quan và chi tiết về phương án kinh doanh của khách hàng có khả thi, mục đích sử dụng vốn vay có hiệu quả, nguồn trả nợ có đảm bảo.

+ Cần đẩy mạnh và mở rộng hoạt động bán lẻ và đối tượng KHDN vừa và nhỏ nhưng có tiềm lực tài chính tốt. Hạn chế, cắt giảm cho vay những doanh nghiệp nhà nước, công ty, tập đoàn lớn. Kiểm soát từng dư nợ cho vay đối với KHDN và người có liên quan.

+ Nâng cao, hoàn thiện năng lực đánh giá tài sản đảm bảo, tránh định giá quá cao, nhận các tài sản có nhiều rủi ro, khó xử lý. Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, hạn chế cho vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo hay có đảm bảo bằng một phần tài sản.

+ Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tuân thủ đúng và đầy đủ các quy trình, quy định cho vay.

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát khoản vay, thu thập, cập nhật thông tin KHDN, tình hình kinh tế thị trường. Định kỳ đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản đảm bảo của KHDN để có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

+ Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cũng như bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ở chương I, tác giả đã trình bày tổng quan về rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, những thành tố cấu thành nên rủi ro tín dụng, từ đó nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng và hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra. Trên cơ sở lý luận khoa học đó, tác giả nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro cho vay KHDN ở các khía cạnh về phân loại, các nguyên tắc quản trị rủi ro theo Basel II, quy trình quản trị rủi ro phổ biến tại các ngân hàng.

Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay KHDN của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các NHTM trong nước giúp NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Chương I là nền tảng lý luận để tác giả có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần ở chương II.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)