Thực trạng rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN

2.3.2 Thực trạng rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN

2.3.2.1 Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay

Bảng 2.1 Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay

ĐVT: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2015

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2016

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2017

Tỷ lệ/tổng

nợ xấu Năm 2018

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2019

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Ngắn hạn 2 100 3 100 1 100 0 0 4 100

Trung,

dài hạn 0 0 0 0 0 0 30 100 0 0

Tổng nợ

xấu 2 100 3 100 1 100 30 100 4 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Nợ xấu các năm chủ yếu là nợ ngắn hạn song không nhiều, riêng trong năm 2018 nợ xấu lớn là khoản nợ dài hạn. Đây là khoản vay CN cho DN vay đầu tư mua đất và xây dựng nhà xưởng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nợ xấu là chủ

DN đột ngột mất, không có người tiếp quản DN. Trong khi, nhà xưởng mới đi vào hoạt động, quá trình kinh doanh chưa được ổn định, hiệu suất hoạt động không như đánh giá, nguồn thu từ kinh doanh không đủ đảm bảo trả nợ. Đoàn kiểm tra đã phát hiện một số lỗi chính như sau: CBTD không đánh giá đầy đủ mối quan hệ giữa chủ DN với những người có liên quan; CBTD chưa giải ngân đúng theo tiến độ dự án dẫn đến việc DN sử dụng vốn không đúng mục đích; CBTD không đánh giá tương quan với DN cùng ngành, lĩnh vực; … . Qua đây có thể thấy, rủi ro cho DN vay dài hạn, đặc biệt là việc đầu tư đất và nhà xưởng để sản xuất kinh doanh cần được đánh giá toàn diện. Rủi ro cho vay KHDN có thể xảy ra bất kỳ giai đoạn nào của quá trình cho vay, vì thế việc theo dõi sát sao, nắm bắt tình hình hoạt động của DN, đưa ra hướng xử lý đúng đắn và kịp thời rất quan trọng.

2.3.2.2 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh doanh

Bảng 2.2 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh doanh

ĐVT: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2015

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2016

Tỷ lệ/tổng

nợ xấu

Năm 2017

Tỷ lệ/tổng

nợ xấu

Năm 2018

Tỷ lệ/tổng

nợ xấu

Năm 2019

Tỷ lệ/tổng nợ xấu Thương

mại, dịch vụ

2 100 3 100 1 100 0 0 4 100

Xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Hàng tiêu

dùng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Công nghiệp chế biến chế tạo

0 0 0 0 0 0 30 100 0 0

Các ngành nghề kinh doanh khác

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng nợ

xấu 2 100 3 100 1 100 30 100 4 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Qua bảng biểu ta thấy, nợ xấu qua các năm chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ. Kết luận của đoàn kiểm tra như sau: BCTC không phù hợp với thực tế;

CBTD đánh giá không đúng vòng quay vốn của DN; Cho vay vượt nhu cầu vốn của DN; Không kiểm soát tốt, phân định rõ giữa dòng tiền của DN và dòng tiền của chủ DN; DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực không liên quan, … . Đặc thù của ngành thương mại dịch vụ là chu kỳ kinh doanh ngắn nên việc đánh giá vòng quay vốn của DN phải phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, BCTC các DN thương mại dịch vụ hiện nay, đặc biệt là các DNVVN, không phản ánh đúng tình hình kinh doanh của DN do kế toán DN hầu như là kế toán dịch vụ, không nắm được tình hình thực tế của DN. Hoạt động thanh toán của DN đa phần là bằng tiền mặt, dẫn đến việc kiểm soát dòng tiền thiếu hiệu quả.

2.3.2.3 Cơ cấu nợ xấu theo hình thức sở hữu của DN

Bảng 2.3 Cơ cấu nợ xấu theo hình thức sở hữu của DN

ĐVT: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2015

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2016

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2017

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2018

Tỷ lệ/tổng nợ xấu

Năm 2019

Tỷ lệ/tổng nợ xấu Công ty

TNHH MTV

2 100 3 100 1 100 30 100 4 100

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Công ty cổ

phần 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng nợ

xấu 2 100 3 100 1 100 30 100 4 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Qua các năm, loại hình công ty TNHH MTV đều có nợ xấu. Thực tế, trong quá trình cho vay KHDN, đối với loại hình công ty TNHH MTV có nhiều rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích do không có sự phân định giữa vốn chủ sở hữu và dòng tiền của DN, có thể chủ DN dùng vốn của DN để sử dụng mục đích cá nhân từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới dòng tiền của DN như vốn góp không đủ và không đúng với thực tế, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều lần so với nợ phải trả, tiền mặt tại quỹ tồn lượng lớn, … ; Đa phần công ty TNHH MTV là công ty gia đình, cơ cấu tổ chức không chặt chẽ, ngại thay đổi nên không kịp thích ứng với biến động thị trường, các thành viên trong gia đình quản lý nên thường cả nể, biết làm sai nhưng không phản đối, không có sự kiểm soát lẫn nhau. Năm 2018 nợ xấu lớn phát sinh là công ty TNHH MTV, vì công ty gia đình nên tranh giành thừa kế, không ai tiếp quản dẫn đến thua lỗ; Đặc biệt các DNVVN thì chủ DN lại không nắm rõ quản trị tài chính mà thường thuê kế toán dịch vụ, kế toán dịch vụ dẫn đến BCTC không đúng thực tế gây ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)