Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN

2.4.2. Một số hạn chế

2.4.2.1 Nguồn cung thông tin còn thiếu

Việc nắm đầy đủ thông tin về khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản trị rủi ro cho vay. Đa phần nguồn thông tin DN cung cấp hiện nay không có bên thứ ba kiểm tra giám sát và kiểm chứng, vì thế ngân hàng luôn bị động trong việc tìm kiếm nguồn thông tin xác đáng. Điển hình như một DN có thể có rất nhiều BCTC nộp thuế và kể cả BCTC được kiểm toán. Trong đó BCTC để nộp cho ngân hàng là BCTC có số liệu đẹp, đã chỉnh sửa để đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng; còn BCTC nộp cho cơ quan thuế thì là BCTC lỗ, số liệu không khả quan để tránh nộp thuế. Vì vậy, rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay mà ngân hàng dựa trên BCTC sai lệch. Việc tìm kiếm thông tin, số liệu của các ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh có liên quan rất ít, từ đó đưa ra đánh giá về thị trường kinh doanh của DN thiếu nhiều cơ sở tin cậy.

2.4.2.2 Mô hình cho vay truyền thống, quy trình cho vay KHDN còn đơn giản Theo quy chế cho vay 225/QC-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 và quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ban hành ngày 18/06/2019 về quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì thay đổi tên gọi CBTD thành người quan hệ khách hàng, người kiểm soát thành người thẩm định đối với trong quyền phê duyệt và đối với khoản vay vượt quyền là người thẩm định lại. Mặc dù có sự đổi mới về tên gọi nhằm tách biệt nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt cho vay, song về cơ bản trách nhiệm và nhiệm vụ công việc là không thay đổi so với các quyết định trước. Quy trình cho vay vẫn đi theo 3 bước cơ bản (sơ đồ 2.1). Chính vì vậy, người QHKH hiện nay về nhiệm vụ và trách nhiệm không khác trước, tức kiêm nhiệm công việc tiếp nhận hồ sơ, quản lý khoản vay, kiểm tra sau cho vay và xử lý rủi ro. Chính vì vậy mà áp lực công việc nhiều sẽ dễ xảy ra sai sót, việc kiểm tra kiểm soát hồ sơ không được khách quan. Đặc biệt là khâu định giá TSĐB của các ngân hàng khác đang dần tách bạch thì người QHKH cũng là người định giá tài sản nên bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiều yếu tố tác động, không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về định giá TSĐB dẫn đến định giá sai, nâng khống giá trị TSĐB. Hơn nữa, sẽ rất rủi ro nếu CBTD cấu kết với DN cố ý làm sai quy trình. Việc kiểm tra sau cho vay cũng chính là người QHKH nên không có ý nghĩa về mặt kiểm soát rủi ro nếu che giấu sai sót. Việc kiểm tra không mang tính chất phòng tránh rủi ro.

Công tác chấm điểm còn nhiều lỗ hổng về mặt quy định thể hiện ở chỗ tổng điểm của khách hàng là tổng điểm tài chính và phi tài chính. Điểm tài chính được tính từ dữ liệu báo cáo tài chính của DN, điểm phi tài chính là những đánh giá chủ quan của người chấm điểm. Trong khi không có quy định về tỷ trọng cũng như chênh lệch tối đa giữa hai điểm tài chính và phi tài chính, dẫn đến có thể điểm tài chính rất thấp song để được cho vay thì chấm điểm phi tài chính cao lên để đáp

ứng điều kiện cho vay. Như vậy, mặc dù tổng điểm có thể đáp ứng song tình hình tài chính thực tế lại không tốt nên đưa ra quyết định sai lệch cho vay. Điều này không hẳn hàm ý việc quyết định cho vay chỉ dựa trên chấm điểm, song phần nào thể hiện việc cho vay đã được điều chỉnh theo ý muốn chủ quan của CBTD. Hơn nữa,việc nhập dữ liệu còn thủ công, nhiều bước, tốn thời gian.

2.4.2.3 Chấm điểm và xếp hạng KHDN chưa thật sự chính xác

Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng chỉ mang tính hình thức vì còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố định tính dẫn đến việc ra quyết định cho vay bị sai lệch. Bên cạnh đó, bảng chấm điểm chưa đánh giá đúng tình hình kinh doanh thực tế của DN thể hiện khi điểm phi tài chính dựa trên đánh giá chủ quan của người chấm điểm. Đồng nghĩa với việc người chấm điểm có thể thay đổi điểm số theo ý muốn chủ quan. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng DN đã cũ, chưa tiệm cận với các quy định với, thông lệ quốc tế, xu hướng công nghệ hiện đại dẫn đến việc quản trị rủi ro và đưa ra chính sách tín dụng bị ảnh hưởng bởi thông tin chấm điểm không chuẩn.

2.4.2.4 Về cơ cấu tổ chức nhân sự tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Cơ cấu tổ chức hiện nay của CN phải tuân theo cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy vẫn chưa có các chức danh nhiệm vụ như hỗ trợ tín dụng, xử lý nợ xấu nên CBTD hiện nay vẫn đảm nhiệm công việc cũ. Điều này dẫn đến việc dù số lượng CBTD khá đông so với các CN khác, song so với khối lượng công việc quá nhiều mà mỗi CBTD đảm nhận cũng như số lượng KHDN quản lý thì nhân sự hiện tại vẫn còn mỏng. Hiện nay số lượng KHDN toàn chi nhánh là 195, riêng Hội sở bình quân mỗi CBTD quản lý khoảng 15 KHDN, tại PGD mỗi CBTD ngoài quản lý trên 10 KHDN còn quản lý hàng trăm KHCN, có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khách hàng nên không thể tránh khỏi sai sót. CBTD không thể tập trung chuyên môn cho một công việc, nhiệm vụ mà phải giải quyết các nghiệp vụ phát sinh cùng lúc, tuy không thường xuyên và xảy

ra cùng lúc với các CBTD khác trong phòng nhưng tần suất nhiều, CBTD khác thì không thể hỗ trợ vì còn phải làm công việc của họ. Ví như, cùng một lúc CBTD phải tiếp 2 khách hàng đến giải ngân, 1 khách hàng đến tư vấn. Trong khi, giải ngân thì khách hàng cần ngay để lấy hàng, với áp lực khách hàng và thời gian như vậy thì việc sai sót xảy ra rất nhiều. Qua các đợt kiểm tra cho thấy, đối với các CBTD quản lý càng nhiều khách hàng, số lượng nhân viên trong phòng càng ít so với số lượng khách hàng quản lý thì sai sót càng nhiều. Điển hình như PGD An Phú, 02 CBTD quản lý 24 KHDN, 400 KHCN, đơn cử đối với lỗi sai nghiệp vụ giải ngân đối với 01 khách hàng trung bình 10 món giải ngân thì lỗi sai là 6 món.

Mặc dù CBTD của CN được trẻ hóa qua mỗi lần tuyển dụng song đồng nghĩa với việc kỹ năng và kinh nghiệm còn thiếu, chưa có bản lĩnh nên còn bị chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố. Việc kiểm soát rủi ro còn lơ là, chưa chặt chẽ, năng lực chưa đủ để kiểm soát rủi ro đặc biệt với những ngành đặc thù, DN lớn.

Qua số liệu các đoàn kiểm tra nội bộ cho thấy, tỷ lệ sai lỗi nghiệp vụ cao nhất hiện nay là đối với nhân viên độ tuổi từ 24-27 tuổi có thời gian làm việc tại CN từ 1 - 3 năm là 30%-40%, con số này càng giảm ở các độ tuổi lớn hơn và thời gian làm việc lâu hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)