Thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 77 - 88)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CN KCN SÓNG THẦN

2.3.3. Thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHDN tại NHNo&PTNT Việt

Thông qua quy trình cho vay KHDN sẽ đánh giá được thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay KHDN. Quy trình cho vay KHDN tại CN KCN Sóng Thần tuân theo quy chế cho vay số 225/QĐ-HĐTV-TD ban hành ngày 09/04/2019 và số 1225/QĐ-NHNo-TD của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành ngày 18/06/2019 về quy trình cho vay. Đây là bước cải thiện trong quy trình cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam kể từ khi thay đổi theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016.

Quy trình cho vay bao gồm các khâu: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể như sau:

2.3.3.1 Nhận diện rủi ro cho vay KHDN:

Nhận diện rủi ro trước khi cho vay

Năng lực pháp lý của DN: từ hồ sơ pháp lý, thu thập thông tin từ cơ quan chức năng, đối tác, bạn hàng, phương tiện thông tin truyền thông và các nguồn thông tin khác, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau:

tính tuân thủ các quy định pháp luật của DN trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thời hạn hoạt động còn lại đối với DN đầu tư có thời hạn. Giấy phép hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tính hợp pháp của ủy quyền và thời hạn của ủy quyền (nếu có), tính tuân thủ quy định nội bộ đối với hồ sơ DN cung cấp. Tư cách đạo đức, lý lịch tư pháp của người đại diện pháp luật, người điều hành DN, người được ủy quyền.

Năng lực tài chính của DN từ BCTC, kế hoạch kinh doanh, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của DN, thông tin từ thị trường chứng khoán (đối với DN có cổ phiếu niêm yết) và các nguồn thông tin khác, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau: khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của DN, tính hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Việc thực hiện góp vốn đầy đủ/không đầy đủ theo đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ), những thay đổi của quá trình tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi về cơ cấu vốn góp, thành viên góp vốn, tính hợp lý của tốc độ tăng, giảm vốn điều lệ, hình thức góp vốn, tỷ lệ vốn góp của các thành viên, … . Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.

Các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu, phải trả, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản phải thu khó đòi, cơ cấu vốn, hệ số nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ, … . Chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu niêm yết, tính thanh khoản của cố phiếu (Đối với các DN niêm yết).

Năng lực quản lý hoạt động của DN: từ kế hoạch kinh doanh, hoạt động SXKD, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng và các nguồn thông tin khác, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau: quy mô tổ chức, điều hành SXKD. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều hành, tầm nhìn chiến lược

kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo. Mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng. Khả năng thích ứng của DN trước biến động của thị trường, nền kinh tế. Kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động SXKD theo phương án sử dụng vốn.

Quan hệ tín dụng của DN: từ báo cáo tài chính, thông tin thu thập từ CIC, HTXH của NHNo&PTNT Việt Nam (nếu có) và các thông tin thu thập được, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau: tình hình quan hệ với các TCTD: Dư nợ, diễn biến các khoản vay, tình hình cơ cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng vốn và tình hình sử dụng dịch vụ của DN ở các TCTD và NHNo&PTNT Việt Nam, đặc biệt đối với DN vay tại nhiều CN của NHNo&PTNT Việt Nam.

TSĐB của DN (đặc biệt lưu ý đối với TSĐB của bên thứ ba bảo lãnh): từ hồ sơ TSBĐ, qua kiểm tra, tiếp xúc với chủ tài sản hoặc DN và các nguồn thông tin khác, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau: khả năng xảy ra tranh chấp đối với TSBĐ. Tình trạng TSBĐ, giá trị và sự biến động giá của TSBĐ, khả năng phát mại TSBĐ. Thời hạn, giá trị của bảo hiểm tài sản (nếu có).

Môi trường kinh doanh của DN: từ các thông tin thu thập về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, Người QHKH/Người TĐ/Người TĐL nhận dạng các rủi ro sau:

mức độ cạnh tranh, sự ổn định và triển vọng phát triển, thị trường đầu vào và đầu ra, mức độ nhạy cảm của ngành hàng đối với giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tính thời vụ của ngành hàng DN đang sản xuất kinh doanh. Các yếu tố bất lợi về môi trường kinh doanh đối với ngành hàng DN đang sản xuất kinh doanh. Thị phần của DN trong ngành, tình hình hoạt động của các DN có cùng quy mô, vòng đời của sản phẩm và các sản phẩm thay thế.

Nhận diện rủi ro trong khi cho vay

Trong quá trình giải ngân, Người QLNCV nhận dạng các rủi ro sau: DN chưa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc không chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. DN có nhu cầu giải ngân bù đắp nhưng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh. DN đề nghị giải ngân tiền mặt

nhưng không cung cấp được các giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt. Chuyển tiền thanh toán qua nhóm khách hàng là người có liên quan.

Nhận diện rủi ro sau khi cho vay

Qua theo dõi hoạt động quản trị DN, tình hình tài chính, hoạt động SXKD, TSBĐ của DN, quan hệ giao dịch của DN với ngân hàng và thu thập thông tin từ cơ quan chủ quản, kiểm toán, phương tiện thông tin đại chúngvà các nguồn thông tin khác, Người quản lý nợ cho vay nhận dạng các rủi ro sau:

Hoạt động quản trị của DN: cơ cấu nhân sự chủ chốt có sự biến động, phát sinh các tranh chấp trong nội bộ DN, DN thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa, … . Có khiếu kiện đối với thành viên ban lãnh đạo.

Quan hệ giao dịch của DN với ngân hàng: chậm trễ thanh toán gốc lãi đến hạn, số lần cơ cấu nợ, vi phạm cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và văn bản cam kết khác giữa DN và ngân hàng. DN thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính. DN có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích.

Tình hình tài chính, hoạt động SXKD của DN: sự thay đổi về chính sách của nhà nước đối với ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của DN hoặc DN có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh. Thị phần của DN có dấu hiệu suy giảm do các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc do các vấn đề liên quan đến thị trường, cạnh tranh, lưu thông, phân phối sản phẩm. Một số chỉ tiêu trong BCTC, báo cáo hoạt động SXKD có những thay đổi bất thường như: Doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả, … . DN không hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, chi lương. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của DN có biến động mạnh theo hướng tăng cao. Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho SXKD của DN phụ thuộc vào một, hay một số ít nhà cung cấp đang gặp khó khăn.

TSĐB của DN: TSBĐ có biến động về giá trị, số lượng. TSBĐ phát sinh tranh chấp, chủ TSBĐ từ chối trách nhiệm bảo đảm hoặc có biến động về thông tin của TSBĐ.

2.3.3.2 Theo dõi rủi ro tín dụng:

Định kỳ hàng quý, Người QLNCV thực hiện phân loại nợ từng khoản vay theo quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khoản vay, CN đánh giá mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: đầy đủ/chưa đầy đủ của từng DN, của toàn CN và lập báo cáo phân loại nợ theo quy định.

Theo dõi, phân tích xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng đối với từng khoản nợ. Định kỳ hàng quý, Người QLNCV sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng trên HTXH và các thông tin thu thập được để theo dõi, phân tích xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng. Sau khi xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng, giá trị TSBĐ của khoản nợ, tùy từng mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của khoản nợ, Người QLNCV tiếp xúc DN để thu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng, lập báo cáo và có ý kiến đề xuất đối với từng khoản nợ trình Người kiểm soát nợ cho vay. Người kiểm soát nợ cho vay có ý kiến và trình Người quyết định cho vay quyết định tiếp tục theo dõi hoặc chuyển sang thực hiện theo phương án xử lý nợ có vấn đề.

2.3.3.3 Đo lường rủi ro

Việc chấm điểm và xếp hạng DN tuân theo Quyết định số 1197/QĐ- NHNo-XLRR ban hành ngày 18/10/2011. Theo đó việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng KHDN là một trong những cơ sở để đánh giá KHDN trước khi quyết định cho vay. Tuy nhiên, có những trường hợp không phải chấm điểm như khách hàng mới thành lập, khách hàng thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,

… không có BCTC. Công tác chấm điểm và xếp loại khách hàng đối với KHDN

được làm định kỳ vào ngày 30 cuối quý, riêng quý IV làm vào 30/11. Quy trình chấm điểm được thực hiện trên phần mềm IPCAS theo trình tự như sau: người QHKH sẽ lần lượt nhập thông tin DN, nhập thông tin tài chính của KHDN (theo số liệu BCTC nộp thuế hoặc kiểm toán) và chấm điểm khách hàng. Bảng chấm điểm bao gồm hai thành phần điểm là điểm tài chính và điểm phi tài chính. Điểm của khách hàng là tổng điểm tài chính và điểm phi tài chính. Căn cứ vào tổng điểm, hệ thống sẽ xếp hạng khách hàng và phân loại nợ.

Chi tiết bảng chấm điểm khách hàng theo phụ lục III.

2.3.3.4 Tổ chức phân loại nợ và quản lý nợ xấu

Theo quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ban hành ngày 30/05/2014 các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận

vốn góp;Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

Bảng 2.4: Kết quả phân loại nợ KHDN tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần giai đoạn 2015-2019

ĐVT: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2018 2019

nợ

Tỷ trọng

nợ

Tỷ trọng

nợ

Tỷ trọng

nợ

Tỷ trọng

nợ

Tỷ trọng Tổng 3,084 100 3,93 100 5,14 100 6,06 100 7,073 100 Nhóm 1 2,742 88.91 3,688 93.69 4,97 96.72 5,70 94.09 6,910 97.69 Nhóm 2 339 10.99 245 6.22 168 3.26 328 5.41 159 2.25 Nhóm 3 1 0.05 2 0.05 1 0.02 - 0.00 - 0.00 Nhóm 4 1 0.05 1 0.04 - 0.00 - 0.00 - 0.00

Nhóm 5 - 0.00 0.00 - 0.00 30 0.49 4 0.06

Nguồn báo cáo quản lý rủi ro qua các năm của NHNo&PTNT Việt Nam – CN KCN Sóng Thần

Qua bảng trên ta thấy Nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cho thấy chất lượng tín dụng tại CN là cao. Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm qua các năm từ 10,99% năm 2015 giảm còn 2,25% năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm dưới 0,06%, điều này là kết quả của quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả. Riêng năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 0,49% cao nhất trong các năm song không vượt quá 1%/ tổng dư nợ theo định hương của NHNo&PTNT Việt Nam. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu 30 tỷ là do người điều hành của DN đột ngột mất. Gia đình DN không thống nhất trong việc phân chia tài sản và điều hành, dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc trả nợ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo CN đã đưa ra những công tác quản trị rủi ro kịp thời, tập trung xử lý nên đến 2019 khoản nợ này đã xử lý giảm còn 4 tỷ, tương đương 0,06% trên tổng dư

nợ. Hầu như các khoản nợ xấu đều được CN tập trung xử lý, khắc phục kịp thời và quyết liệt nên khoản nợ xấu không kéo dài nhiều năm.

Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro phát sinh tại nội bộ ngân hàng - Quy trình thẩm định và quyền phê duyệt

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định KHDN

Căn cứ trên quyết định số 204/QĐ-HĐTV-TD ngày 24/04/2020 về thẩm quyền cấp tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam; Quyết định số 114/NHNo.ST- KHDN ngày 29/05/2020 của CN KCN Sóng Thần nhằm giao quyền phê duyệt cấp tín dụng cho giám đốc CN và PGD trực thuộc. Như vậy quy trình cấp tín dụng sẽ phân thành cấp tín dụng trong quyền và cấp tín dụng vượt quyền.

Cấp tín dụng trong quyền là việc phê duyệt cấp tín dụng không vượt quá 2 tỷ đối với PGD, không quá 50 tỷ đối với CN loại II và không quá 120 tỷ đối với CN loại I. Khi tiếp nhận hồ sơ trong quyền của người phê duyệt thì quy trình tín dụng bắt đầu từ người QHKH tiếp nhận hồ sơ, thu thập hồ sơ, thẩm định đánh giá hồ sơ, đề xuất cho vay sau đó trình người TĐ là tổ trưởng tổ tín dụng hoặc phó giám đốc đối với PGD, hoặc trưởng hoặc phó phòng đối với CN. Trên cơ sở đề xuất của người QHKH, người TĐ đánh giá, đề xuất cho vay trình người phê duyệt là phó giám đốc phụ trách tín dụng hoặc giám đốc phê duyệt. Người phê duyệt dựa trên đề xuất của người QHKH và người thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay.

+ Nếu đồng ý cho vay, người QHKH tiến hành thực hiện các công việc như soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi có kết quả thì nhập kho tài sản, rồi lập đơn xin vay trên IPCAS, lãnh đạo phê

Người QHKH (CBTD)

Người TĐ (người kiểm

soát)

Người TĐL ( nếu vượt quyền phê

duyệt)

Người phê duyệt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)