Trách nhiệm bồi thường, Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm bởi hành vi công chứng của công chứng viên gây ra. Đồng thời, cũng làm cho công chứng viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng lạm quyền để công chứng sai, không đúng sự thật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng.bồi hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Nghề công chứng và công chứng viên
Chuyên đề: Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Họ và tên : Sinh ngày : Số báo danh : Lớp : Đào tạo nghề công chứng khóa 27
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2024
MỤC LỤC
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Bố cục bài báo cáo 4
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO 5
MỤC I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1 Hoạt động công chứng 5
2 Công chứng viên và hoạt động hành nghề công chứng của công chứng viên 5
3 Trách nhiệm trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo quy định của pháp luật về công chứng 6
3.1 Quy định về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo Luật Công chứng 2014 6
3.2 Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng 7
3.3 Hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng 7
3.4 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt động công chứng ……… 8
3.5 Phạm vi bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng 11
MỤC II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 12
2.1 Mặt đạt được 12
2.2 Mặt hạn chế 13
2.3 Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt động công chứng 14
2.3.1 Nguyên nhân 14
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt động công chứng 14
2.4 Tình huống minh họa 16
2.4.1 Bản án số 523/2018/DS-PT ngày 25/05/2018 của Tòa án nhân Thành phố Hồ Chí Minh về “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” 16
2.4.2 Bản án số 205/2024/HS-PT ngày 26/3/2024 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh 17
PHẦN III KẾT LUẬN 19
Trang 3PHẦN IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quantrọng trong đời sống pháp luật hiện nay Tại Lời nói đầu của Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tư pháp ghi nhận: “Công chứng là một nghềcao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranhchấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức” Trong hoạt động côngchứng, công chứng viên đóng vai trò trung tâm, là vị trí trọng yếu, chịu trách nhiệmtrước pháp luật về văn bản công chứng, phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trongtrường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng”
Tuy nhiên, trong suốt quá trình hành nghề, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau, có thể do lỗi khách quan hoặc chủ quan, rất nhiều tổ chức hành nghề côngchứng, công chứng viên đã phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.Theo điểm g khoản 1 Điều 17 Luật công chứng 2014, thì công chứng viên chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng củamình, không có giới hạn về mặt thời gian Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của côngchứng viên là trách nhiệm suốt đời và phải bồi thường, bồi hoàn nếu có lỗi theo quyđịnh của pháp luật
Để nâng cao kiến thức của bản thân, tìm hiểu rõ hơn và đề xuất những vấn đềthực tiễn về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo quy định của
pháp luật học viên lựa chọn Đề tài số 05 với nội dung: “Trách nhiệm bồi thường, bồi
hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” để làm Báo cáo kết thúc học phần môn học: Nghề công chứng
và công chứng viên
1.2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu Đề tài 05 về “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Côngchứng viên trong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phápluật” nhằm mục đích tìm hiểu và nắm rõ hơn các quy định của pháp luật, trang bị thêmkiến thức về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên, tìm hiểu thựctrạng áp dụng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và quan trọng nhất làchuẩn bị hành trang kiến thức cho con đường theo đuổi và hành nghề công chứng viên.Mục tiêu trở thành Công chứng viên, với lý tưởng “trung thành với Tổ quốc, vì lợi íchcủa nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi íchcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội”
1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Với Đề tài 05 về “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Công chứng viêntrong hoạt động công chứng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” học viên
sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp dựa trên những quyđịnh của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan
để đem lại cái nhìn rõ ràng nhất về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứngviên, thực trạng thực hiện trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên tronghoạt động công chứng Đồng thời, để bài cáo cáo được đầy đủ và chính xác hơn thìhọc viên còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phươngpháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tiễn
Trang 5 Phạm vi nghiên cứu:
Học viên tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của côngchứng viên theo quy định của pháp luật về công chứng cũng như quy định của phápluật có liên quan, tìm hiểu thực trạng pháp luật áp dụng, đồng thời chỉ ra mặt đạt được,mặt hạn chế của thực trạng thực hiện trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của côngchứng viên trong hoạt động công chứng Học viên không trình bày liên quan đến tráchnhiệm bồi thường, bồi hoàn của nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên củatổ chức hành nghề công chứng gây ra trong quá trình công chứng
1.4 Bố cục bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 04 phần, gồm:
Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
Phần II: PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần II: KẾT LUẬN
Phần IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO MỤC I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Hoạt động công chứng
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng là việccông chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực,hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp,không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nướcngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phảicông chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
Tại Điều 3 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng viên cung cấp dịch vụcông do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bêntham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng công chứng được xem là hoạtđộng nghề nghiệp công chứng viên, cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm,nhân danh quyền lực công của Nhà nước để “làm chứng”
2 Công chứng viên và hoạt động hành nghề công chứng của công chứng viên
Trong hoạt động công chứng, công chứng viên giữ vị trí trung tâm, công chứngviên là người có đủ tiêu chuẩn được quy định trong Luật và được Bộ trưởng Bộ Tưpháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng Công chứng viên phải am hiểu rất nhiều lĩnhvực khác nhau, các yêu cầu công chứng mà công chứng viên phải giải quyết trong quátrình hành nghề liên quan đến từ rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau từ hôn nhân,gia đình, thương mại, dân sự, đất đai,… bên cạnh đó, công chứng viên còn tiếp nhậncác yêu cầu công chứng theo đề nghị tự nguyện của các bên, khi đó, công chứng viênphải thể hiện bản lĩnh, sử dụng đúng đắn, linh hoạt kiến thức nghề nghiệp và kỹ năngcủa mình để hoạt động công chứng đạt hiệu quả cao nhất
Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 thì tiêu chuẩn công chứng viênphải là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệmcông chứng viên, có bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trởlên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạonghề công chứng quy định hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng, đạt yêucầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;bảo đảm sức khỏe để hành nghềcông chứng Bên cạnh đó, nguồn để bổ nhiệm Công chứng viên còn được mở rộng chonhững đối tượng khác là: Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều traviên từ 05 năm trở lên; Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sưchuyên ngành luật, tiến sĩ luật; Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểmtra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảngviên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật Nhóm nguồn trên được miễn đào tạo nghề côngchứng nhưng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắcđạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổnhiệm công chứng viên
Công chứng viên được xem như là “thẩm phán phòng ngừa”, một bên thứ bakhông thiên vị bất cứ bên nào, giúp các bên soạn thảo hợp đồng và ghi nhận yêu cầucủa họ một cách rõ ràng và chính xác, đồng thời ngăn chặn thỏa thuận bất công hay bất
Trang 7hợp pháp của các bên, đảm bảo sự công bằng cho các bên, sự nghiêm minh của phápluật
Một trong những sản phẩm của công chứng viên đó chính là văn bản côngchứng, được tạo ra để đạt được ba mục tiêu: đó là sự bảo đảm thực thi với các chủ thểcó liên quan, tính pháp lý và là bằng chứng trước tòa Những sản phẩm của hoạt độngcông chứng mà họ tạo ra có giá trị bắt buộc thực hiện với các bên liên quan trongtrường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bến kia có quyềnyêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên thamgia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác Trong một số trường hợp luật định chỉ khicác văn bản này được công chứng thì giá trị pháp lý của nó mới được thừa nhận và cóhiệu lực thi hành Khi có tranh chấp, văn bản công chứng có giá trị như chứng cứkhông phải chứng minh trước tòa Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trịchứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng khôngphải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu
Khi công chứng viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan, vô tưvà trung thực, họ đã tạo ra một sự bảo đảm cho các quyền dân sự và giúp ngăn chặnnhững tranh chấp hay kiện tụng là hậu quả phát sinh từ các tranh chấp giữa các bên khiký kết hợp đồng, bảo vệ sự ổn định trong xã hội Công chứng viên mang đến sự antoàn cho hoạt động đầu tư, các giao dịch dân sự, góp phần vào hạn chế các thủ tục tốtụng tư pháp tốn kém, lâu dài cũng như giảm gánh nặng của các tòa án, cơ quan tưpháp khác Từ đó, một quốc gia sẽ được hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua độ tin cậy,minh bạch của các giao dịch trên thị trường, tính pháp lý chặt chẽ của những hợpđồng, giao dịch và giấy tờ được công chứng, chứng thực
Như vậy có thể thấy công chứng viên thực hiện hoạt động của mình như mộtcông cụ hoàn hảo để thực hiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra mộtmôi trường pháp lý ổn định và có thể dự đoán đó là cần thiết đề duy trì một nền kinh tếphát triển ổn đình, bền vững và tăng trưởng
3 Trách nhiệm trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo quy định của pháp luật về công chứng
3.1 Quy định về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo Luật Công chứng 2014
Tại điểm g Điều 17 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ của công chứng viênquy định: công chứng viên là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước ngườiyêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình
Tại Điều 38 Luật Công chứng 2014 về Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động
công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu
cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặcngười phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng;Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phảihoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiềnbồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàntrả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
Tại Điều 71 Luật Công chứng 2014 về Xử lý vi phạm đối với công chứngviên:Công chứng viên vi phạm quy định của Luật công chứng thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Trang 8Cùng với Điều 72 Luật Công chứng 2014 về Xử lý vi phạm đối với tổ chứchành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luậtcông chứng thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theoquy định của pháp luật.
3.2 Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
Mỗi ngành, nghề sẽ có rủi ro khác nhau, không có bất cứ ngành nghề nào màkhông xảy ra sai phạm trong quá trình hành nghề Việc hành nghề công chứng cũngvậy, các công chứng viên phải tiên lượng trước sự việc cũng như hậu quả xảy ra Hành
vi gây thiệt hại của Công chứng viên trong quá trình tác nghiệp là việc công chứngviên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, thủ tục công chứng, gâythiệt hại cho người yêu cầu công chứng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do côngchứng viên gây ra trong hoạt động công chứng là một dạng trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân công chứng viên gây ra khi thi hành nhiệm vụ
Việc bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng được quy định cụ thể tạiĐiều 38 Luật Công chứng 2014 như sau: việc bồi thường thiệt hại cho người yêu cầucông chứng và cá nhân, tổ chức khác mà do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặcngười phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng là cộng tác viên thì do tổ chứchành nghề công chứng sẽ đứng ra chi trả (trách nhiệm bồi thường); công chứng viên,nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại mộtkhoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường (tráchnhiệm bồi hoàn)
Từ đó, chúng ta có thể định nghĩa:
- Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vigây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổnthất về tinh thần cho bên bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất làtrách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạmnghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại,thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
- Bồi hoàn là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn lại chongười đã bồi thường thiệt hại thay cho mình trong trách nhiệm liên đới Người đượchoàn lại đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người đó và người cónghĩa vụ hoàn lại cùng gây ra Sau khi thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại, người được hoàn lại có quyền yêu cầu người có trách nhiệm liên đới hoàn lạiphần trách nhiệm của họ cho mình
Có thể thấy Luật Công chứng năm 2014 đã quy định rõ trách nhiệm bồi thườngthiệt hại, trách nhiệm bồi hoàn do công chứng viên gây ra, nhằm mục đích bảo đảmquyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạmbởi hành vi công chứng của công chứng viên gây ra nhằm mục đích để công chứngviên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng lạm quyền đểcông chứng sai, công chứng không đúng sự thật làm ảnh hưởng tới quyền và lợi íchhợp pháp của người yêu cầu công chứng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Luật Công chứng năm 2014 quy định hai hình thức hành nghề công chứng củacông chứng viên là hành nghề tại Phòng Công chứng hoặc hành nghề Văn phòng côngchứng Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bồi hoàn của công chứngviên cũng được quy định khác nhau theo nơi mà công chứng viên hành nghề
Trang 93.3 Hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng
Hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng có thể là hành động hoặckhông hành động Hậu quả là sự giảm bớt lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của mộtchủ thể xác định được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ thể Hậu quả này chủ yếu
do công chứng viên gây ra vì công chứng là hành vi của Công chứng viên lập, chứngnhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thểtham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật
Thiệt hại xảy ra là yếu tố bắt buộc phải có khi xem xét trách nhiệm bồi thườngtrong hoạt động công chứng: Thiệt hại về vật chất, cần chứng minh thiệt hại, địnhlượng rõ thiệt hại là yếu tố bắt buộc phải có khi xem xét trách nhiệm bồi thường tronghoạt động công chứng Việc chứng minh thiệt hại là quyền của bên bị thiệt hại, việcxác định đúng thiệt hại là việc quan trọng và cần thiết khi xác định trách nhiệm bồithường và phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại
Hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng phải là hành vi có “lỗi”, docác chủ thể trong hoạt động công chứng thực hiện Theo quy định tại Điều 364 Bộ luậtdân sự 2015 thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sựthì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" Tuy nhiên, dựa trên quy định tại Điều 38Luật Công chứng 2014, hành vi gây thiệt hại trong hoạt động công chứng thì yếu tố lỗibắt buộc phải nhận diện được Điều đó có nghĩa là, lỗi cố ý hay vô ý gây thiệt hại tronghoạt động công chứng thì tổ chứng hành nghề công chứng, công chứng viên đều phảichịu trách nhiệm bồi thường Điều này có phải là quá khắt khe và không đảm bảo côngbằng cho công chứng viên so với các chủ thể khác trong hoạt động pháp luật
Cần phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại xảy ra trong hoạt độngcông chứng: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật vàngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại Theo khoản 1, Điều 38Luật công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ "bồi thường thiệthại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho ngườiyêu cầu công chứng"
Học viên cho rằng, trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động côngchứng chỉ phải thực htiện khi công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có
“lỗi cố ý” và nếu thiệt hại là do lỗi của người yêu cầu công chứng gây ra không phảibồi thường, bồi hoàn Bởi lẽ, khi tìm hiểu sâu hơn về yếu tố “lỗi” ở Điều này thì khôngbiết việc hiểu thuật ngữ này theo hướng nào là phù hợp, là lỗi cố ý hay vô ý Phảichăng, mọi hành vi của công chứng viên không phù hợp với yêu cầu của pháp luật vềcông chứng đều được coi là "lỗi" theo quy định tại khoản 1, Điều 38 Luật công chứng
2014 Từ đó, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường phải bồi thường khi chỉcần có “lỗi” mà không cần quan tâm, đánh giá “lỗi” đó có tác động như thế nào,nguyên nhân do nhận thức hay nguyên nhân khách quan, đồng thời phát sinh tráchnhiệm bồi hoàn của công chứng viên cho tổ chức hành nghề công chứng Từ đó, là căncứ chắc chắn để xác định trách nhiệm, từ đó, có thể đạt được sự công bằng nhất định,cũng như có lợi cho những người bị hại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ
Trang 103.4 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt động công chứng
Theo Luật Công chứng năm 2014, chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệthại trong hoạt động công chứng gồm: Người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổchức khác bị thiệt hại do hành vi công chứng gây ra
Còn chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng lànhững chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu côngchứng và các cá nhân, tổ chức có liên quan Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp củacác chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng thì Luậtcông chứng 2014 quy định trước hết tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thườngthiệt hại (trách nhiệm bồi thường); sau đó công chứng viên, nhân viên hoặc ngườiphiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chứchành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại (tráchnhiệm bồi hoàn)
Như đã trình bày ở trên, có 02 hình thức hành nghề công chứng: Công chứngviên làm việc tại Phòng Công chứng và Công chứng viên làm việc tại Văn phòng côngchứng nên quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn giữa 02 hìnhthức hành nghề cũng khác nhau:
Công chứng viên hành nghề tại các Phòng Công chứng:
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp thì họ là côngchức hoặc viên chức nhà nước theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày25/01/2010 Theo đó, công chứng viên giữ chức vụ lãnh đạo được bổ nhiệm giữ các vịtrí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp (Trưởng phòng công chứng) làcông chức; công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng theo chế độ hợp đồng làviên chức Như vậy, nếu Phòng Công chứng có Công chứng viên là công chức thì khigây thiệt hại phải áp dụng những quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhànước năm 2017 và thiệt hại do công chứng viên là viên chức gây ra sẽ tuân thủ quyđịnh của Luật Viên chức
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên là công chức gây ra trong hoạt động công chứng:
Theo quy định tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2017, nếu công chứng viên là công chức gây thiệt hại thì chỉ cần xác định có thiệt hạithực tế xảy ra do hành vi trái pháp luật của công chứng viên gây ra và có văn bản của
cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật này của công chứng viên Nếucông chứng viên là công chức gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại trên cơ sởthương lượng giữa người bị thiệt hại và công chứng viên gây thiệt hại và thiệt hại ởđây được xác định chi trả bằng tiền và trả một lần, trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác Kinh phí để thực hiện bồi thường thiệt hại từ ngân sách Nhà nước theoĐiều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 Trình tự thủ tục cấpvà chi trả bồi thường thì phải tuân theo một quy trình chặt chẽ như: Chứng minh thiệthại, có văn bản xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chứng viên gây ra,có quyết định hoặc bản án của Tòa án theo trình tự của Luật Tố tụng dân sự năm 2015,có hồ sơ đề nghị bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành trả tiền bồithường cho người bị thiệt hại Sau khi được Nhà nước đứng ra bồi thường do hành vitrái pháp luật của mình gây ra khi thi hành công vụ thì công chức phải có nghĩa vụ