1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

127 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Trách Nhiệm Tại Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Tác giả Đỗ Thị Thu Loan
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 19,21 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là khảo sát hệ thống chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý tại Tập đoàn HAGL; hoàn thiện các báo cáo trách nhiệm để có thể cung cấp thông tin hữu hiệu cho nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng quản trị như hoạch định, điều hành, kiểm soát.

Trang 1

DO THI THU LOAN

KE TOAN TRACH NHIEM

TAI TAP DOAN HOANG ANH GIA LAI

LUAN VAN THAC S¥ QUAN TRI KINH DOANH

Da Nẵng, năm 2013

Trang 2

DO TH] THU LOAN

KE TOAN TRACH NHIEM

TAI TAP DOAN HOANG ANH GIA LAI

Chuyên ngành : Kế toán Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẦN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên

Đà Nẵng, năm 2013

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công bố nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 4

1.Tính cấp thiết của đề tải 2 Mục tiêu nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu

5.Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài

6 Câu hỏi nghiên cứu

7 Kết cấu đề tài

^^

8, Téng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7

1.1 KHAINIEM VA VAI TRO KE TOAN TRÁCH NHIEM 7

1.2 PHAN CAP QUAN LÝ TÀI CHINH - CO SO HiNH THANH KE TOAN TRACH NHIEM 8

1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân cắp quản lý tải chính 8

1.2.2 Các nguyên tắc của phân cấp quán lý tài chính trong doanh nghiệp

" 1.2.3 Những tác động của phân cấp quản lý tài chính đến kể toán trách

nhiệm 12

1.2.4 Vấn dé vé su hai hoà mục tiêu khi phân cấp quản lý 14

1.3 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRƯNG TÂM TRÁCH NHIỆM 15

1.3.1 Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm 1s

1.3.2 Khái niệm về trung tâm trách nhiệm 17

1.3.3 Phân loại các trung tâm trách nhiệm Is

1.4 CÁC CHÍ TIÊU ĐÁNH GIÁ THANH QUA CUA CAC TRUNG TAM TRÁCH NHIỆM 9

Trang 5

1.4.5 Yếu tố động lực thúc đẩy hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp 2

1.5 TÔ CHỨC HỆ THÓNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 24

1.5.1 Khái niệm về hệ thống báo cáo trách nhiệm 4

1.5.2 Tổ chức hệ thống báo cáo 26

1.5.3 Qui trình của hệ thống báo cáo 27

1.5.4 Công tác lập báo cáo dự tốn 27 1.5.5 Cơng tác lập báo cáo thực hiện 30 1.5.6 Công tác lập báo cáo đánh giá 31

1.6 Y NGHIA CUA VIEC TO CHUC HE THONG KE TOAN TRACH

NHIEM TRONG QUAN TRI DOANH NGHIEP 34

CHƯƠNG 2: THYC TRANG KE TOAN TRACH NHIEM TAL TAP

DOAN HOANG ANH GIA LAI soi 2.1 KHAI QUAT VE TAP DOAN HOANG ANH GIA LAL 38

2.1.1.Quá trình hình thành, phát triển 38 2.1.2 Những sự kiện quan trọng 39

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 40

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 40 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán ở Tập đồn 46

22 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KÊ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TẬP DOAN HOANG ANH GIA LAI 4

2.2.1 Đặc điểm phân cấp quản lý tại công ty 47

2.2.2 Phân cấp công tác lập kế hoạch và giao kế hoạch SL

2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá và trách nhiệm quản lý tại Tập Đoàn 52

Trang 6

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 T0

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TẬP

DOAN HOANG ANH GIA LAL 71 3.1 SỰ CÂN THIẾT HỒN THIỆN TƠ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM TẠI TẬP ĐỒN 1

3.2 TƠ CHUC XAY DUNG MO HINH PHAN QUYEN QUAN LY CAC TRUNG TAM KE TOAN TRACH NHIệM 72

3.2.1 Xây dựng mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm 73 3.2.2.Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm 74 3.2.3 Đánh giá trung tâm trách nhiệm 75

3.3 HOÀN THIEN CONG TAC LAP DU’ TOAN TRONG DIEU KIEN TO CHỨC KẺ TỐN TRÁCH NHIỆM 9

3.3.1 Mơ hình dự toán tổng thể tại tập đoàn 97

3.3.2 Tổ chức công tác lập dự toán 99

3.4, HOAN THIEN HE THONG BAO CAO TAI CAC TRUNG TÂM CHI PHÍ103

3.4.1 Lập các báo cáo về kế hoạch chiphí sản xuất tại các trung tâm chỉ phí 103

3.4.2 Lập các báo cáo chỉ phí tại các trung tâm trách nhiệm: 107

3.4.3 Lập báo cáo chỉ phí tổng hợp từ cắp dưới lên cấp trên 107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108

KẾT LUẬN 109

TAL LIEU THAM KHAO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

109

Trang 7

DNNY KPCĐ KTQT NVLTT NL NCTT SXKD TscD

Doanh nghiệp niêm yết

Kinh phí cơng đồn

: Kế toán quản trị

: Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhiên liệu

'Nhân công trực tiếp

Trang 8

2.1 [ile thong bao cdo trich nhiệm 33 22 fivinh tw he thing báo cáo nội bộ trong Công ty 37 23, [bio edo két qua kink doanh nim 2011 todn công ty 38 24 |Báo cáo kết quả kinh đoanh từng ngành năm 2011 38 2⁄5 |Kết quả kinh đoanh năm 2011 - Công ty Cô phân gỗ| 60

Hong Anh Gia Lai

26 |Báo cáo chi phí của các nhà máy thuộc công ty CP gỗ| 61

[Hoang Anh Gia Lai MAY HAM RONG + TRA BA

27 _ [Bảng kế bán Ie hing hoá tại cửa hàng 2011 64 28 _ |Báo cáo doanh thu bán hàng năm 2011 6 29 _ Báo cáo bán hàng tại của hàng, năm 2011 65 2.10 [Báo cáo doanh thu bán hàng năm 2011 65 ZIT |KẾhoạch tổng hop 2011 68 3.1 [Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chỉ phí ở phân xưởng | 77

32 Lượng sảnxuât2011 T§

33 |Neuyén ligu gỗ 79

3.4 |VÑtiệu phụ, nhiên liệu, phụ kiện trực tiếp 80 3⁄5 |Kếhoạch tiên lương S0 36 [Kế hoạch chỉ phí sản xuất chung, S0 37 [Chi phi quan lý $8 38 thức phân bỗ chỉ phí thường % 39 áo kết quả kinh doanh 95 3.10 |Báo cáo kết quả kinh doanh 95 3.11 _ |Báo cáo trách nhiệm tai trung tâm đầu tư 96 3.12 |Ðinh mức nguyên liệu chính 105

Trang 9

Shin hình “Tên hình Trang TT [Qui trình của hệ thông báo cáo trách nhiệm 2T 12 [Moi quan hệ giữa các bộ phân lap dự toán 30 13 [Mỗi quan hệ giữa chức năng quản trị và quả trình kế toán | "35

Trang 10

tựu đáng kể trong cung cắp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị tài chính, đặc biệt là bộ phân kế toán quản trị (KTQT) Vì lý do khách quan kế toán quan trị ở Việt Nam vẫn còn là một mảng kế toán còn mới mê và chưa áp

dụng phổ biến tại các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tin nữa, ngày nay với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày cảng,

diễn ra một cách gay gắt, thì một trong những “nước cờ” mà doanh nghiệp nào cũng phải tính đến là việc quản lý và tiết lêm chỉ phí ngày cảng hiệu

quả Chính vì điều này đã khẳng định vai trò, vi trí của kế toán quản trị trong

các doanh nghiệp ngày cảng được nâng cao

Mặt khác, các yêu cầu về thông tin phải gắn với các chức năng của nhà quản trị Đối với chức năng lập kế hoạch, KTQT phải cung cắp các chỉ tiêu về:

số lượng và giá trị phù hợp Đồi với chức năng kiểm tra, KTQT phải cung cấp

các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra Đối với chức năng điều hành,

KTQT cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm cũng là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, nó giúp nhà quản lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài, có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý và có thể làm rõ được nguyên nhân yếu kém là do bộ phận nào, công đoạn nào Càng ngày, kế toán trách nhiệm

cảng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp, chủ yếu

là các tông công ty với quy mô lớn, phạm vỉ hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức

gắn liền với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân

Hiện nay, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một trong những doanh

Trang 11

xem là tốt nhất trong việc xác định các chức năng để đưa ra quyết định và

kiểm soát đơn vị Trong DNNY, lợi ích liên quan đến nhiều đối tượng khác

nhau, đặc biệt là lợi ích của các cỗ đông, tuy nhiên trong quản lý và điều hành

công việc hằng ngày chỉ do một nhóm người dại diện để thực thí nhiệm vụ do

cổ đông giao, đó chính là Ban điều hành doanh nghiệp Ban điều hành bao gdm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc và các

cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông,

các nhà đầu tư và các đối tượng liên quan lợi ích khác Do vậy, DNNY cần thiết phải có một công cụ giúp nhà quản lý cấp cao giám sát, đánh giá trách

nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công việc được giao, qua đó có

những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt

hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp Do đó DNNY cần có kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản lý

đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trên

Xuất phát từ nhu cầu khách quan trên, tác giả quyết định chọn để tài “

kế toán trách nhiệm tại Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai” làm đề tai nghiên cứu Dé tai tap trung nghiên cứu vẻ tình hình phân cấp quản lý Đặc biệt là phân

cấp quản lý tải chính, quá trình hạch toán và việc tỗ chức hệ thống báo cáo nội bộ tại Tập đoàn Đồng thời xác định các trung tâm, nhiệm vụ của từng trung tâm, công tác lập dự toán, đánh giá, xây dựng thông tin báo cáo cho nhà

quản trị để đánh giá thành tích của các trung tâm

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Khảo sát hệ thống chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý tại

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về kế toán trách

nhiệm và vận dụng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Pham vi nghiên cứu là tập doàn Hoàng Anh, nghiên cứu lĩnh vực sản

xuất cụ thể tại Công ty cổ phần gỗ Hoàng Anh Gia Lai Toàn bộ số liệu được sử dụng để minh họa trong năm 201 1 Số liệu này tuy cũ do lãnh đạo tập đồn khơng đồng ý cung cấp thông tin tài chính trong năm tài chính 2012 vì tính

bảo mật thông tin của kế toán quản trị Tuy nhiên, về bản chất, nó không làm

thay đổi nội dung của các báo cáo bộ phận hay báo cáo trách nhiệm tại tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả

để có cái nhìn tổng thể vẻ:

(1) Phân chia trách nhiệm và quyển hạn giữa các bộ phận thuộc tập đoàn (2) Hé thống báo cáo đang được áp dụng tại các bộ phân thuộc tập đoàn - Phương pháp thu thập dữ liệu

~ Dữ liệu thứ cắp: Báo cáo bộ phi

tin cần thiết từ sách báo, tạp chí và những văn bản liên quan

số sách trực tiếp tại tập đồn, thơng

~ Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vần thu thập ý kiếm của nhà quản lý và các bộ phận thuộc tập đoàn

Trang 13

vào việc phân quyền cho cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt động

hiệu quả đám bảo toàn bộ gung máy vận động trơn tru Việc sử dụng kế toán

trách nhiệm sẽ có những lợi ích như giúp các nhà quan lý cắp cao trong tổ có

nhiều thời gian cho các chiến lược dài hạn, quản lý hiệu quả hơn, huấn luyện

các nhà quản lý, thúc đẩy nỗ lực, tăng sự hài lòng trong công việc, cung cắp cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả quản lý

6

hoi nghiên cứu

-Phân cấp quản lý tài chính tại tập đoản có ảnh hưởng như thể nào đến hệ thống báo cáo kế toán trong tập đoàn?

- Hệ thống báo cáo hiện tại đã đánh giá được trách nhiệm quản lý của

từng bộ phận như thế nào? Nhu cầu báo cáo đánh giá trách nhiệm trong tương

lai ra sao?

7 Két cfu dé thi

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở [ý luận vẻ kế toán trách nhiệm trong các doanh

nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kể toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

“Chương 3: Giải pháp tổ chức kể toán trách nhiệm tại Tap đoàn Hoàng Anh Gia Lai

8 Téng quan tai liệu nghiên cứu

Tính đến thời điểm này đã có nhiều đề tải và các bài báo nghiên cứu

Trang 14

về cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá trách nhiệm ở

công ty Luận văn đã sử dụng phương pháp hệ thống hóa, so sánh, phân tích để hệ thống hóa lý luận , tìm hiểu thực tế từ đó triển khai cơng tác kế tốn trách nhiệm đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ của công ty Kết quả thu được cho thấy mặc dù công ty đã thực hiện phân cấp quản lý, nhưng thơng tin kế tốn chưa được tổ chức gắn với các cấp quản lý Tác giả đã đưa ra giải pháp cần phải tổ chức công tác kể toán trách nhiệm tại công ty nay

Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng ( 2010) “Tổ chức kế toán trách nhiệm về chỉ phí tại tổng công ty cỗ phần dệt may Hòa Thọ Đà Nẵng” do TS.Nguyễn Phùng hướng dẫn Mục tiêu nghiên cứu đề xuất những giải pháp

tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm về chi phí nhằm đảm bảo thông tin đánh

giá hiệu quả và hiệu năng của các bộ phận Kết quả thu được cho thấy bộ máy

kế toán quản trị tại công ty vẫn chưa thiết lập được hệ thống kế toán trách

nhiệm Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện quá trình lập dự toán, xây

dựng quy mô phân quyền quản lý các trung tâm kế toán trách nhiệm về chị

phí, xây dựng các báo cáo thành quả bộ phận

Bài báo “kế toán trách nhiệm - vũ khí của công ty lớn” của Nguyễn Xuân Trường đã nêu ra được thế nào là kế toán trách nhiệm, sự quan trọng

của việc thiết lập các trung tâm trách nhỉ

trong một tổ chức, vận dụng vào

thực tế Từ đó cho chúng ta thấy được sự cần thiết của kế toán trách nhiệm đối với các công ty lớn, nó giúp phát huy tối đa nguồn lực trong doanh

nghiệp

Luận văn thạc sỹ của tác giả “Phạm Thị Thúy Hằng” (2007) viết về

Trang 15

tại bưu điện thành phố đã được triển khai song chưa thể hiện được sự phân công rõ ring, mang tính tự phát và kinh nghiệm xuất phát từ nục đích của đơn vị Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn theo công đoạn Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị thực thi các giải pháp đối với Nhà nước, tập đoàn và đơn vị nhằm tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô hỗ trợ cho quá trình tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn quản trị tại 'bưu điện thành phố

Luận văn thạc sỹ của tác giả "Trịnh Thị Bích Trâm” (200) viết về

“Hồn thiện kế tốn trách nhiệm trên cơ sở phân cấp quản lý tài chính tại

Cảng Đà Nẵng” Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp

nhằm hồn thiện kế tốn trách nhiệm tại Đà Nẵng, bảo đảm thông tin kế toán

được tốt nhất các yêu cầu quản lý của cảng Đà Nẵng Kết quả nghiên cứu cho

thấy sự phân cấp quản lý tài chính trong toàn cảng tương đối hợp lý nhưng

chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng đơn vị sự nghiệp, từng bộ phận, cá nhân Từ dó tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện các trung tâm trách nhiệm này Thêm vào đó tác giá còn dưa ra giải pháp

hoàn thiện hệ tÌ

'Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhi

1g thơng tin dự tốn theo các trung tâm trách nhiệm

tham khảo những đề tài,

bài báo có lien quan, luận văn * Kế toán trách nhiệm tại Tập đoàn Hoàng Anh

Gia Lai” đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, khảo sát hệ thống chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý tại Tập

đoàn HAGL, hoàn thiện các báo cáo trách nhiệm để có thể cung cắp thông tin hữu hiệu cho nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng quản trị như

Trang 16

1.1 KHAI NIEM VA VAI TRO KE TOAN TRÁCH NHIỆM

1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (người) trong một tổ chức có quyền chi dao và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo

cáo lên trong tổ chức, thông qua đó quan lý cao hơn sử dụng các

thông tin này để đánh giá thành quả của c hức

Như vậy, thực chất của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là

thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và thiết

lập hệ thống các chỉ tiêu để có thể ghỉ nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức Trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm

bộ phận trong tổ

phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chỉ phí của họ, xác

định trách nhiệm đối với từng loại chỉ phí Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một phương pháp thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm

1.12 Vai trò kế toán trách nhiệm

~ Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng

tổ chức và điều hành của doanh nghiệp

~ Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng

Trang 17

Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyền được hiểu là sự phân

quyền lực cấp dưới, quyền ra quyết định không còn của một người hay một

nhóm nhỏ mà trải rộng trên toàn tổ chức Do vậy, các cấp quản lý khác nhau

được quyền ra quyết định liên quan đến phạm vi trách nhiệm của họ

Trong tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều mặt hoạt động, do vậy phân quyền cũng chứa đựng nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực Trong một doanh nghiệp, lĩnh vực cơ bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến nội dung tổ chức

toán trách nhiệm lả sự phân quyền về quản lý tài chính từ cấp trên

xuống cấp dưới hay nói cách khác là sự phân cấp quản lý tài chính

Nhu vậy, phân cấp quản lý tài chính là sự phân tán quyền cho cấp

dưới, dẫn đến sự phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý tài chính cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyển mà nhà quản trị đã

lựa chọn

Ý nghĩa của sự phân cấp quản lý:

'Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý Do vậy, ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày nên họ có thể tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều phối hoạt động của các bộ phận trong tô chức, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung Sự phân cấp quản lý còn giúp nhà quản lý các cấp có sự độc lập trong điều hành công việc của mình, phát huy kỹ năng, nâng cao kiến thức

chuyên môn và năng lực quản lý; thúc đây họ phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bộ phận

Trang 18

so với nhà quản lý cấp cao hơn

Phân cắp quản lý gắn liễn với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên

có cơ sở để đánh giá thành quản ở các cắp quân lý áa Môi trường hoạt động kinh doanh:

Đối phó với điều kiện không chắc chắn của môi trường kinh doanh đòi hỏi: ~ Nguồn lực của doanh nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ

~ Khả năng phan ứng nhanh và hiệu quả trước cơ hội và thử thách

~ Không ngừng phát triển chuyên môn

b Qui mô hoạt động của doanh nghiệp

'Qui mô lớn khiến cho doanh nghiệp không thể phản ứng nhanh và linh

hoạt với mơi trường bên ngồi, do đó qui mô càng lớn việc phân quyền cảng

trở nên cấp thiết Đây chính là cơ sở hình thành và phát triển ứng dụng kế

toán trách nhiệm trong kiểm soát và quản lý hoạt động của doanh nghiệp e Sựy chun mơn hố thơng tin

'Khi một vấn đề phát sinh sẽ bắt đầu từ việc nhận diện vấn đẻ, thu thập thông tin có liên quan và truyền những thông tin này từ nơi phát sinh đến nơi xử lý Quá trình này nếu quá nhiều mắc xích sẽ dẫn đến việc ra quyết định châm trễ Mặt khác quyết định của nhà quản trị cấp cao chưa chắc đã tối ưu

hơn nhà quản trị cấp tác nghiệp, bởi nhà quản trị tác nghiệp là người tiếp xúc

trực tiếp với hoạt động kinh doanh, bằng khả năng quan sát và kinh nghiệm

tích luỹ được họ có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và phù hợp hơn

Nhu vay sự phân quyền có hiệu quả khi nơi ra quyết định là nơi vấn đề

Trang 19

và sức ảnh hưởng không lớn gây ra việc sử dụng lăng phí nguồn tài nguyên

hiểm có này của doanh nghiệp Việc phân quyền làm giảm bớt khối lượng công việc mà họ phải trực tiếp tiến hành, cho phép nhà quản trị cấp cao tập

trung thời gian cho việc thiết lập mục tiêu và chiến lược chung cho toàn bộ doanh nghiệp

e Động lực cho các nhà quản trị tác nghiệp

Một nhà quản trị tốt là người có tham vọng và đặt hết tâm huyết vào công việc Nếu vai trò của nhà quản trị bị giới hạn để giải quyết những vấn đề

mang tinh

trúc được thiết kế bởi cấp trên, họ sẽ đánh mắt hứng thú với nhiệm vụ được giao Đồng nghĩa với doanh nghiệp mắt đi tính sáng tạo, linh hoạt của nhà quản trị trong xử lý tình huống

Nhà quản trị sẽ có động lực và đam mê hơn trong công việc khi họ

được tự chủ trong công việc Hơn thế nữa, phân quyền khuyến khích nhà quản trị chủ động, mạnh dạn tìm hiểu, thu thập thông tin, tìm ra hướng giải quyết

thật tối ưu cho vấn đẻ

'Năm yếu tố trên cho thấy phân cắp hợp lý là một yếu tố quan trọng quyết

định đến sự thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên một khi quyền lực được

phân tán trong tay nhiều người thì những tiêu cực rất dễ xảy ra, vì thế khi giao

quyền trong bộ máy quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: ~ Đảm bảo phủ hợp với chức trách đã quy định cho nhà quản trị trung tâm

~ Đảm bảo tương xứng với trách nhiệm

Trang 20

hàng ngày nên họ có thể tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều

phối hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo thực hiện các mục

tiêu chung Sự phân cấp quản lý còn giúp nhà quản lý các cấp có sự độc trong điều hành công việc của mình, phát huy kỹ năng, nâng cao kiến thức

chuyên môn và năng lực quản lý; thúc đây họ phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bộ phận

Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý các cấp có sự hải lòng trong

công việc, Do đó động viên họ nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình

'Việc ra quyết định ở nơi trực tiếp phát sinh ra vấn đề được coi là thuận lợi nhất, vì những nah quản lý cắp dưới tiếp xúc thường xuyên với các vấn đẻ

nên họ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đẻ ra biện pháp khắc phục tốt hơn

so với nhà quản lý cắp cao hơn

'Phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cắp quản lý, nên có cơ sở để đánh giá thành quản ở các cấp quản lý

1.2.2 Các nguyên tắc của phân cấp quản lý tài chính trong

doanh nghiệp

'Để thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính một cách khoa học, phân cấp quản lý tài chính phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Đảm bảo quản lý và sử đụng vấn và tài sản của doanh nghiệp đũng quy

định và chế độ của nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn tại cơ sở và của toàn

doanh nghiệp

Trang 21

1.2.3 Những tác động của phân cấp quản lý tài chính đến kế toán

trách nhiệm

Tác động tích cực

'Sự phân cắp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn tổ chức 'Sự phân cắp quản lý tài chính còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức và tập dợt về kỹ năng

quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức

Việc tạo quyết định được giao cho nhà quản trị tại nơi xảy ra công việc nên tính đúng đắn va khả thi của các quyết định là rất cao

Nha quản lý sẽ có thé giao bớt việc cho người khác nên có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình, và có thể tập trung vào mục tiêu và chỉ tiêu của doanh nghiệp Đôi khi nếu người quản lý các công việc đó sẽ hiệu qua hon

nhân viên cắp dưới, nhưng như vậy cấp dưới không có cơ hội để thực hiện các chiến lược quan trọng và dẫn đến tiêu cực

Trung tâm trách nhiệm được thiết lập phù hợp với môi trường hơn Bởi

nếu các lĩnh vực kinh doanh nhiều, quy mô kinh doanh lớn, thị trường rộng

thì nhất thiết có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại Trung, tâm trách nhiệm có thể điều chỉnh để thích nghỉ với môi trường kinh doanh

một phần là nhờ việc phân cấp đó

Trang 22

trung tâm trách nhiệm được xác định dưa vào kết quả, hiệu quả làm việc của mỗi con người, nó ghi nhận công lao của người thực hiện do đó sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn Bên cạnh đó, tạo ra môi trường thi đua lành mạnh

giữa các nhân viên, cá nhân với nhau, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được

các chỉ tiêu

Nha quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đảo tạo lớp quản lý mới Cấp dưới có thể tập trung rẻn luyện nâng cao nhiệm vụ, tích lũy kinh nghiệm

khi thực hiện các công việc, quyết định của mình

Phân cấp quản lý phục vụ cho việc ra quyết định được tốt hơn, qua các

lợi ích ở trên cho thấy phân cấp có thể giúp cho việc ra quyết định đúng đắn

và hữu hiệu hơn Cấp dưới có điều kiện tiếp cận thông tin, tự rèn luyện trong

quá trình ra các quyết định Cấp trên có thể tập trung vào các mục tiêu chiến

lược chung của công ty 5.Tác động tiêu cực

Có thể lấy hạn chế lớn nhất của sự phân cắp quản lý tài chính là khó đạt được sự thống nhất và hướng đến mục tiêu chung

Mặt khác, do sự tách bạch

dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến hiệu quả

quyền lợi và trách nhiện giữa các bộ phận

hoạt động của toàn tổ chức

'Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được Điều tắt nhiên là việc ủy quyền đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyết

Trang 23

quyết định đó có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thể nào, làm lệch các mục

tiêu chung của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải xác định khi nào cần phân chia các mức độ phân quyề bậc và như thế nào cho phù hợp , hop lý Việc đó còn tùy thuộc

vào chiến lược chung của doanh nghiệp Ví dụ như doanh nghiệp có chiến

lược thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược thì pl

nguồn lực thích hợp , phân chia các khu vực địa lý, đưa ra các chỉ xem xét bồ trí các mức để doanh nghiệp có thể quản lý 12 Vin dé v8 sy hài hoà mục

'Như đã trình bày ở trên, một trung tâm trách nhiệm có thể có nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu này có thể xung đột với nhau Hơn nữa khi đo

lường, đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chỉ có thễ dựa trên nhiệm vụ

chính của nó Điều này dẫn đến khi các nhiệm vụ xung đột với nhau, nhà quản trị trung tâm sẽ ưu tiên cho nhiệm vụ được chọn để đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm (vì chúng ảnh hưởng đến lợi ích của nhà quản trị) Quyết

định này của nhà quản trị không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm khác mã còn ảnh hưởng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp

Chẳng hạn trung tâm chỉ phí tiêu chuẩn có mục tiêu là kiểm soát chỉ phí

phát sinh nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn vẻ chất lượng, số lượng và thời

gian sản xuất Kiểm soát chỉ phí là trách nhiệm chính và được do lường cụ

thể, các tiêu chuẩn đi kèm không thể đo lường cụ thể nên rất khó kiểm soát

Để giảm chỉ phí, nhà quản lý trung tâm có thể vi phạm một trong 3 tiêu chuẩn còn lại và điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm doanh thu sử

Trang 24

.đo lường thành quả của trung tâm

Mâu thuẫn giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cũng là một điều đáng quan tâm trong kế toán trách nhiệm Hầu như các doanh nghiệp đều chạy theo lợi nhuận trước mắt để thoả mãn lợi ích của cỗ đông mà quên đi mục tiêu dài hạn Chẳng hạn như hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong ngắn hạn kết quả của hoạt động này không thể hiện rõ ràng nên để nhà quản lý cắt bỏ để

giảm chỉ phí hoạt động Tuy nhiên hoạt động nay trong tương lai lại trở thành một tài sản võ hình dem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Để đảm bảo mục tiêu

dài hạn, nhà quản trị cấp cao phải xây dựng và truyền thông sứ mệnh, chiến

lược của doanh nghiệp đến các bộ phận để tạo ra một sự định hướng, một sự

thống nhất chung trong toàn bộ doanh nghiệp

13 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM:

Kế toán trách nhiệm được xác định dựa trên cơ sở xác định trách nhiệm

của mỗi đơn vị cơ sở trong tổ chức Mỗi một đơn vị cơ sở có một cá nhân

chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với toàn bộ hoạt động trong đơn vị Mỗi

đơn vị như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm Tổ chức các trung tâm trách

nhiệm là khâu quan trọng sau khi đã có một cơ cấu tổ chức được phân cấp quản lý phù hợp và đúng đắn

1.3.1 Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm

Khái niệm trung tâm trách nhiệm dùng để chỉ một đơn vị được phân

cấp quản lý của một doanh nghiệp mà nhà quản trị đơn vị được quyền điều

hành, chịu trách nhiệm về kết quả trong việc hướng vào mục tiêu của doanh

Trang 25

Các trung tâm trách nhiệm là những hệ thống con vừa khác nhau vừa

liên hệ với nhau hợp thành một chinh thể thống nhất là hệ thống kế toán trách

nhiệm Các hệ thống con này mặc dù khác nhau, độc lập với nhau nhưng

chúng không tồn tại một cách cô lập trong hệ thống mà có mối liên hệ chặt

chẽ với nhau, nương tựa lẫn nhau trong quá trình hoạt động Như vậy

~ Nhìn theo chiều dọc của doanh nghiệp ta sẽ thấy được nắt bậc trong

bộ máy quản lý doanh nghiệp, đó là thứ bậc về quyền hạn của các trung tâm

trách nhiệm

~ Nhìn theo chiều ngang ta sẽ thấy được cơ cấu các ngành nghề, lĩnh

vực kinh doanh của doanh nghiệp, đó là các trung tâm trách nhiệm được phân chia theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh

b Về mặt chức năng

“Chức năng của các trung tâm trách nhiệm là một phần nhô chức năng của toàn bộ doanh nghiệp Tuy nhiên chức năng của doanh nghiệp không phải là phép công đơn giản chức năng của các trung tâm trách nhiệm Hiệu ích của toàn

'hệ thống phải vượt lên tổng số hiệu ích đơn giản của các bộ phận cấu thành 'Việc tô chức doanh nghiệp thành các trung tâm trách nhiệm có ưu điểm:

Chun mơn hố hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, phản ứng nhanh với những biển

động thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Với một

Trang 26

KẾ toán trách nhiệm chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm nhỏ vừa độc lập vừa phụ thuộc với nhau Sự độc lập của các trung tâm trách nhiệm

giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng thực hiện sự thay đổi trong điều hành hoạt động của trung tâm khi có nhu cầu mà không ảnh hưởng đến các trung

tâm khác

Thúc đây cạnh tranh trong nội bộ doanh nghiệp

Hệ thống đánh giá các trung tâm trách nhiệm giúp phân biệt rõ rằng sự đóng góp của các bô phận trong doanh nghiệp Sự đánh giá này cộng với

những phần thưởng khích lệ cho những trung tâm hoạt động tốt sẽ tạo ra được

sự cạnh tranh trong doanh nghiệp Sự cạnh tranh này nếu được hướng dẫn

đúng sẽ có thể thúc đây các bộ phận khác nhau không ngừng sáng tạo cải tiến

phương pháp thực hiện công việc nâng cao năng suất hoạt động của trung

tâm, điều này còn có ý nghĩa lớn hơn là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển

ccủa doanh nghiệp

Kế toán trách nhiệm được xác định dựa trên cơ sở xác định trách nhiệm

của mỗi đơn vị cơ sở trong tổ chức, Mỗi một don vi cơ sở có một cá nhân

chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với toàn bộ hoạt động trong đơn vị Mỗi

đơn vị như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm TỔ chức các trung tâm trách nhiệm là khâu quan trọng sau khi đã có một cơ cấu tổ chức được phân cấp

quản lý phù hợp và đúng đắn

1.3.2 Khái niệm về trung tâm trách nhiệm

Trang 27

các đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các

loại lao động và các dịch vụ khác Hệ thống sẽ làm việc với những nguồn này

kèm theo các thiết bị sản xuất, vốn và các tài sản khác Kết quả là các trung

tâm trách nhiệm sẽ cho ra các đầu ra là các loại hàng hóa địch vụ

Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa đầu vào và đầu ra của các

trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người quản lý trung tâm, người ta chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chỉ phí, trung

‘tam doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư

4 Trung tim chỉ phí

‘Trung tm chỉ phí là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà

quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các chỉ phí phát

sinh thuộc phạm vi quản lý của mình

“Trong trung tâm chỉ phí, đầu vào được đo lường bằng thước đo của tiền tệ, tại đây phát sinh các chỉ phí sản xuất và không trực tiếp tạo ra doanh thu Trong một doanh nghiệp, trung tâm chỉ phí thường được tổ chức gắn liền với các bộ phân, đơn vị thực hiện chức năng như phân xưởng sản xuất, phân

xưởng phục vụ, bộ phận mua hàng, các phòng ban quản lý

Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chỉ phí là phải kiểm soát tốt các

chỉ phí phát sinh ở đơn vị mình và đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phi b Trung tâm doanh thu

Trang 28

¢ Trung tâm lợi nhuận

“Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người

quản lý ở đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận đạt được trong phạm

vi minh quan lý Do lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí nên các nhà quản lý trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm đối với sự phát sinh của cả doanh thu và chỉ phí

Trong một doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận thường tô chức gắn liền với các chỉ nhánh, các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập

4 Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà

quản lý ở đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận và vốn đầu tư mà

trung tâm sử dụng để tạo ra lợi nhuận Trung tâm đầu tư là bộ phận trách

nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức

144 CÁC CHÍ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUÁ CỦA CÁC TRUNG

TÂM TRÁCH NHIỆM

Thực chất

toán trách nhiệm cúa các trung tâm chính là thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của từng bộ phân , từ đó xác định trách

nhiệm của từng nhà quản trị đối với bộ phân mình quản lý 1.4.1 Đánh giá thành qq

& Chỉ tiêu đánh giá

ta trung tâm chi phi

Để đánh giá thành quả của trung tâm chỉ phí có thể sử dụng các chỉ tiêu sau

Trang 29

Chênh lệch chỉ phí =_ Chỉ phí thực tế - Chỉ phí dự toán 5 Trách nhiệm của trung tâm chỉ phí

~ Hoàn thành kế hoạch sản xuất, đáp ứng sản phẩm đầy đủ cho nhu cầu

tiêu thụ, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạch

tiêu thụ

~ Hoàn thành định mức và dự toán chỉ phí

~ Kiểm soát chỉ phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần

gia tăng lợi nhuận

~ Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình

hình thực hiện các định mức và dự toán chỉ phí

1.42 Đánh hành quả của trung tâm doanh thu

a Chỉ tiêu đánh giá

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế _- Doanh thu dự toán

KẾ toán trách nhiệm trung tâm doanh thu, lập báo cáo về doanh thu các

mặt hàng, ngành hàng, thị trường theo yêu cầu của quản trị Từ đó phân

tích doanh thu của từng mặt hàng, doanh thu theo thị trường , doanh thu theo cửa hàng, doanh thu theo thời gian để xác định những nhân tổ ảnh hưởng

đến doanh thu đưa ra các biện pháp nâng cao doanh thu và thỏa mãn nhu cầu

của thị trường,

5.Trách nhiệm của trung tâm doanh thu

~ Hồn thành dự tốn về tiêu thụ sản phẩm

- Kiểm soát sự gia tăng chỉ phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm

bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chỉ phí

- Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán tiêu thụ và sự phát sinh chi phí của các bộ phận

Trang 30

1.4.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

4a, Chỉ tiêu đánh giá

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo các cách tiếp cận chỉ phi khác nhau Từ đó phân tích lợi nhuận của từng bộ phận theo yêu cầu quản trị như:

nội dung kinh tế, địa điểm phát sinh, thời gian để xác định những nhân tố

ảnh hưởng đến lợi nhuận đưa ra các biện pháp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Trung tâm lợi nhuận là tổng hợp của hai trung tâm doanh thu và trung tâm chỉ phí, nên ngoài các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá ở hai trung tâm

trên, ta còn sử dụng các chỉ tiêu như sau

Tỷ lệlợi nhuận trên _ Lới nhuận

doanh thụ Doanh thụ

Tỷ lệlợinhuậntrên — — Lợinhuận chỉphíkinhdoanh ” ch; phi kinh doanh 5 Trách nhiệm cña trung tâm lợi nhuận

"Ngoài việc hoàn thành các trách nhiệm ở trung tâm doanh thu và trung, tâm chỉ phí, trung tâm lợi nhuận còn phải huàn thành các trách nhiệm sau:

~ Đảm bảo tỷ lệ gia tăng lợi nhuận trên doanh thu

~ Muốn tăng doanh thu phải đầu tư vốn, đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của vốn, hoặc ngược lại tốc độ giảm của doanh thu phải chậm hơn tốc độ giảm của vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng chỉ phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận tạo ra từ 1 đồng chi phí kinh doanh

1.4.4 Đánh giá thành quả của trung tâm dầu tư 4 Chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá trách nhiệm về thành quả, hiệu quả vốn đầu tư, có thể sử

Trang 31

~ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tu (ROD): Cho biết I đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận ROI

Vốn đầu tư bình quân

~ Lợi nhuận để lại (RI): Cho biết lợi nhuận thực tế còn lại của doanh

nghiệp sau khi trừ đi chỉ phí lãi vay R

Lợi nhuận trung tâm đầu tư - Chỉ phí sử dụng vốn

Trong đó Chỉ phí sử dụng vốn = Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư * Tỷ

lệ lãi suất

b Trách nhiệm của trung tâm dau tw

- Trung tâm phải thực hiện được các biện pháp để cải thiện tỷ lệ hoàn

vốn đầu tư

~ Xem xét cân đối mở rộng đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, khắc phục việc quá chú trọng vào khuynh hướng đầu tư ngắn hạn,

không phát triển đầu tư mà thu hẹp, giảm vốn hoạt động khi muốn tăng ROI ~ Phân cấp về quản lý, xác định trách nhiệm và quyền ra quyết định về lượng vốn đầu tư ở các cắp quản lý Tránh khuynh hướng quản lý cấp cao can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cắp thấp hơn

~ Sử dụng một cách linh hoạt chỉ tiêu ROI, RI để đánh giá thành quả của các trung tâm, nhằm hướng hoạt động của các trung tâm đến việc thực

hiện các mục tiêu chung của tổ chức

1.4.5 Yếu tố động lực thúc đấy hoạt động của các trung tâm trách

nhiệm hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp

'Kế toán trách nhiệm là kỹ thuật quản trị theo mục tiêu Để hệ thống này vận hành thì điều kiện cần là "phân quyền và trách nhiệm” cho nhà quản trị

điều hành hoạt động các trung tâm trách nhiệm trên cơ sở mục tiêu để ra Và

Trang 32

phải xây dựng một động lực thúc đây hành vi của nhà quản trị và cả các nhân viên dưới quyền nhà quản trị tại các trung tâm trung tâm trách nhiệm hướng

tới mục tiêu và không ngừng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp Quan If 1a thong qua lao động của người khác để thực hiện mục tiêu mà

mình đặt ra cho tổ chức Đề dẫn dắt thành viên của tô chức cung cấp những

đồng góp hữu ích cho tổ chức, nhà quản lý không phải chỉ căn cứ vào nhu cầu

hoạt động của tổ chức, năng lực của cá nhân, sắp xếp vào những cương vị, giao cho họ những chức trách và nhiệm vụ khác nhau rồi kiểm soát hành vi của họ mà còn phải tạo ra một môi trường làm việc tốt để phát huy tính tích

cục, sáng tạo trong điều hành, quản lý, thực hiện công việc

Thuyết hai nhân tố của Herberg cho rằng có hai nhân tố chủ yếu ảnh

hướng đến hành vi của con người đó là nhân a Nhân tố duy trì

Là những nhân tổ liên quan đến tâm lý không hài lòng Ví dụ các chính

sách của doanh nghiệp: Mức lương, môi trường làm việc, điều kiện bảo hộ lao động, quan hệ giữa người và người trong công việc Những nhân tố duy trì này có tác dụng duy trì tính tích cực và tác dụng đối với công việc ở mức hiện

trạng nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến sự không hài lòng đối với công việc b Nhân tổ khích lệ

Là những nhân tổ liên quan đến sự hài lòng của con người Ví dụ như cơ hội thực hiện công việc, niềm vui thành tích, được khen thưởng do thành tích tốt, sự hy vọng về sự phát triển trong tương lai Nếu việc xử lý các nhân tố khích lệ không thoả đáng thì hiệu quả bắt lợi của nó không tạo ra tâm lý bắt

mãn với công việc

Lý luận của Herberg gợi ý với chúng ta rằng : muốn huy động và duy

trì tính cấp

Trang 33

để tránh tâm lý không hài lòng Sau đó cần lợi dụng các nhân tố khích lệ đẻ

kích thích sự nhiệt tình, có gắng làm việc của nhân viên

Vậy xây dựng nhân tố duy trì và nhân tổ khích lệ như thế nào để hướng người lao động đền mục tiêu của doanh nghiệp? Rắt đơn giản mục tiêu của

doanh nghiệp thể hiện qua thành quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm, để

người lao động hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp phải gắn kết l của

họ với kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

Nhu vay việc đánh giá hoạt đông trung tâm trách nhiệm không chi la co

sở cho việc điều hành và kiểm soát hoạt động của nhà quản trị mà còn là căn

cứ để xác định lợi ích đành cho người lao động

1.5 TÔ CHỨC HỆ THONG BAO CAO KE TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.5.1 Khái niệm về hệ thống báo cáo trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm cung cấp hệ thông báo cáo từ các cấp khác nhau

của tổ chức Mỗi báo cáo kế toán trách nhiệm được kiểm soát bởi một nhà quản trị trung tâm trách nhiệm đó, mức độ chỉ tiết phụ thuộc vào cắp độ của nhà quản lý trong tổ chức Đặc trưng của các báo cáo kế toán trách nhiệm là

số lượng các chỉ tiết giảm dần khi các báo cáo càng tiến lên các cắp quản lý

cao hơn

Tồn tại hai quan điểm về lập báo cáo kế toán trách nhiệm: quan điểm 'thứ nhất là nhà quản trị bộ phận cắp này chỉ có trách nhiệm báo cáo những chỉ

phí công ty thuộc khả năng kiểm soát của bộ phận mình, Quan điểm thứ hai là tắt cả chỉ phí và doanh thu, kế cả những phẩn không thuộc phạm vỉ quản lý của trung tâm Tuy nhiên, báo cáo

báo cáo kế toán trách nhiệm sẽ bao gi

trách nhiệm theo quan điểm thứ nhất giúp đánh giá trung tâm trách nhiệm một

cách đúng đắn hơn, thể hiện rõ hơn nội dung của kế toán trách nhiệm Bởi vì

Trang 34

phí, doanh thu mà mình có khả năng kiếm soát, chỉ chịu trách nhiệm giải trình

về những sai lệch thuộc phạm vi quản lý

Các báo cáo phải được làm một cách thường xuyên thì mới có cơ sở để

tìm ra xu hướng phát triển đối với các yếu tố chi phí của bộ phận cũng như

của toàn đơn vị Các báo cáo nên thiết kế một cách đơn giản, dễ đọc, tránh

những thuật ngữ phức tạp

Báo cáo trách nhiệm là hệ thống báo cáo phản ánh kết quả hoạt động

của các trung tâm trách nhiệm thông qua các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong,

một khoảng thời gian nhất định theo kết quả thực tế và theo dự toán, đồng

thời c

ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và dự

toán theo từng chỉ tiêu

Như vậy hệ thống báo cáo trách nhiệm là phương tiện để đánh giá

thành quả từng trung tâm trách nhiệm, theo nhu cầu của phân cấp quản lý để

cung cấp thông tin về hoạt động của các trung tâm trách nhiệm phục vụ cho cả

việc điều hành của nhà quản trị trung tâm và quản lý kiểm soát hoạt động các

trung tâm trách nhiệm của nhà quản trị cắp cao (hay Giám đốc doanh nghiệp) Đặc điểm chung của báo cáo kế toán trách nhiệm

ai khía cạnh đáng chú ý trong báo cáo của các trung tâm trách nhiệm là:

a Mức độ chỉ tiết của báo cáo giảm dần khi cấp độ nhà quản trị nhận báo cáo tăng dẫn

5 Báo cáo này không dùng đễ "cộng thêm vào"

ia cạnh thứ nhất dễ dàng nhận thấy Nhà quản trị thường quan tâm

đến sự thực hiện các chỉ phí trực tiếp, doanh thu dưới sự kiểm soát của chính

họ Theo thông thường, báo cáo của các nhà quản trị nhà máy sẽ không chỉ tiết tắt cả chỉ phí của từng phân xưởng sản xuất Nhà quản trị nào cần biết

Trang 35

Khia canh thứ hai, không có sự "cộng thêm vào": nghĩa là tổng chi phi

trên báo cáo của nhà quản trị không phải là tổng số chỉ phí các báo cáo cấp

dưới Như vậy, dễ đàng phát biểu rằng điểm đặc trưng của báo cáo trách nhiệm về chỉ phí là báo cáo phải tách ra chỉ phí kiểm soát được và chỉ phí khơng kiểm sốt được

1.5.2 Tổ chức hệ thống báo cáo

'Kế toán trách nhiệm là công cụ để kiểm soát, quản lý hoạt động của các trung tâm trách nhiệm do đó đối tượng của hệ thống báo cáo là hoạt động của

các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Báo cáo kế toán trách nhiệm

được tô chức như sau

a Nơi lập báo cáo

'Cũng giống như việc phân quyền ra quyết định, nơi vấn đẻ phát sinh là nơi ra quyết định tốt nhất do đó nơi lập báo cáo tốt nhất là tại các trung tâm

trách nhiệm Tham gia vào quá trình lập báo cáo nhà quản trị trung tâm có thể chủ động : xác định mục tiêu đề ra; đánh giá về kết quả đạt được; phân tích

nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tức thời 5 Trình tự lập báo cáo 'Hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp là một khối thống nhất nên báo cáo được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên của cấp cơ sở được chuyển

sang các trung tâm có liên quan phục vụ cho công tác lập báo cáo tại đây

'Các báo cáo ở cấp cơ sở được trình lên ban quản trị cắp trên xét duyệt đảm bảo thống nhất với mục tiêu đề ra, đồng thời kiểm sốt cơng tác điều

hành hoạt động của cấp dưới

e Ñ) lập báo cáo

Tuy thuộc vào đặc điểm hoạt động của trung tâm trách nhiệm mà yêu

cầu của việc theo dõi, đánh giá là thường xuyên (tháng, quí, năm) hay không,

Trang 36

chẳng hạn như sự biến động các nguồn lực của trung tâm, chu kỳ sản xuất tiêu thụ sản phẩm (bắt đầu từ khâu thu mua các yếu tố đầu vào; sản xuất, phân phối sản phẩm)

Bên cạnh đó kỳ lập báo cáo còn phụ thuộc vào thời gian thu thập thông

tin về đối tượng cẳn quản lý phục vụ cho sự so sánh đánh giá giữa kế hoạch

và thực hiện

í dụ điển hình nhất là các chỉ phí chung như chỉ phí sản xuất chung, chỉ phí quản lý doanh nghiệp thời gian để tập hợp chỉ phí này ít nhất

phải là tháng hoặc qui

1.5.3 Qui trình của hệ thống báo cáo

(Qui trình của hệ thống kế toán trách nhiệm được minh hoạ qua sơ đỏ sau: | Lâp các kế hoạch hoạt động (Dự toán ngân sách),

Ra quyết định đi —— thông tin

các chênh lệch lớn |* Kiểm soat_ [+ (Báo cáo thực hiện) Phân tích định kỳ chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện Hinh 1.1: Qui trình của hệ thống báo cáo trách nhiệm Chú thích : ——* Quan hệ chức năng <> Quan hé trực tuyến

1.5.4 Công tác lập báo cáo dự toán Dự toán là quá trình tính toán chỉ

nhằm chỉ rõ cách huy động và sử: dụng vốn và các nguồn lực khác theo từng định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị Thông qua những chỉ tiêu, con

số cụ thể dự toán thể hiện mục tiêu vả phương thức để đạt được mục tiêu

Trang 37

Để dự toán thật sự là một bản kế hoạch có ý nghĩa trong việc điều hành, kiếm soát hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp thì dự toán phải được xây dựng dựa trên

a Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của bắt ky doanh nghiệp nào cũng cẳn có những nguồn lực nhất định Tuy nhiên, số lượng nguồn lực có được không chỉ hạn chế về mặt khách quan mà cả năng lực chủ quan của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực Điều này khiến cho doanh nghiệp không thể có được hiệu quả sử dụng nguồn lực theo ý muốn trong bắt kỳ lúc nào, bắt

kỳ điều kiện nào

Muốn sử dụng nguồn lực một cách đẩy đủ, hữu hiệu thì phải nghiên

cứu khả năng có được những nguồn lực đó về mặt khách quan và khả năng sử

dụng nguồn lực về mặt chủ quan, tìm ra thể mạnh và điểm yếu của của doanh

nghiệp trong việc sử dụng nguồn lực nhằm chỉ đạo việc lựa chọn một cách

chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức sử dụng nguồn lực của

doanh nghiệp

“Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đánh giá qua qui trình phân tích kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

được trình bày ở phần tiếp theo

Dựa vào kết quả quá khứ để dự đoán mức hoạt động hiệu quả của tương lai Trên cơ sở này, bản dự toán lập ra có ý nghĩa thực tế và tính kha thi cao đối với công tác điều hành và kiểm soát hoạt động của của các trung tâm

trách nhiệm và toàn bộ doanh nghiệp

5 Sự biến động của thị trường,

Môi trường khách quan là vùng đất sinh tồn của doanh nghiệp Nó cung, cấp điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời tác động đến hoạt động

Trang 38

doanh nghiệp đều phải lấy từ môi trường bên ngoài Hơn thế nữa thị trường

cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Mơi trường bên ngồi có tác động quan trọng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó luôn thay đổi Sự thay đổi đó một là tạo cơ hội cho sự

sinh tồn và phát triển của doanh ngiệp, hai là tạo ra những đe dọa bắt lợi đối

với kinh doanh của doanh nghiệp

Từ thực trạng hoạt động, kết hợp với những thay đổi vẻ điều kiện kinh

tế, kỹ thuật nhà quản trị có thể lường trước những khó khăn khi chúng chưa

xây ra và có phương án đối phó kịp thời tránh được những bắt lợi do dự thay đổi môi trường bên ngoải tạo ra

e Mỗi quan hệ giữu các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Đoanh nghiệp là một khi

trung âm trách nhiệm luôn có mỗi hệ mật thiết với nhau (đầu ra của trung tâm

thống nhất của nhiều trung tâm riêng lẻ, các

này là đầu vào của trung tâm kia), hoạt động của trung tâm này tác động đến hiệu quả hoạt động của trung tâm kia Do đó các báo cáo dự toán của các

trung tâm cũng có mối quan hệ tương tác với nhau

Từ cấu trúc mạng lưới của các trung tâm trách nhiệm trong tổ chức, các báo cáo dự toán cũng được xây dựng một cách hệ thống và có tính thống

nhất cao

d Mục tiêu đề ra cho k} lập dự toán

Kế toán trách nhiệm là kỹ thuật quản lý theo mục tiêu do đó làm rõ mục tiêu của tổ chức và các trung tâm trách nhiệm là điều rất quan trọng bởi

các lý do sau

- Đảm báo sự nhất trí của các mục tiêu trong nội bộ doanh nghiệp

Trang 39

~ Thúc diy việc chuyển hoá mục tiêu từ tổng thể thành mục tiêu cụ thể của các trung tâm trách nhiệm; từ đài hạn thành các giai đoạn khác nhau tạo

thành một kết cầu phân công, phân bổ nhiệm vụ đến những bộ phận có trách

nhiệm trong doanh nghiệp

Dự toán là một bản kế hoạch ngắn hạn do đó nó chỉ thể hiện được những mục tiêu ngắn hạn của tổ chức Dù là dự toán chỉ tiết bộ phận hay dự

toán tổng hợp, dự toán phải thể hiện được mục tiêu trên 3 phương diện là định lượng mục tiêu; thời hạn đạt được và người chịu trách nhiệm

'Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng

mục tiêu kinh doanh Và để tập trung lực lượng toàn thể doanh nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp và của trung tâm trách nhiệm

cần phải thiết lập mục tiêu con phù hợp thống nhất với mục tiêu của doanh

nghiệp để hình thành nên hệ thống mục tiêu, quán xuyến từ đầu chí cuối, lấy

mục tiêu của doanh nghiệp làm trọng tâm 1.5.5 Công tác lập báo cáo thực hiện

Nội dung và mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán

Mỗi quan hệ giữa các bộ phận dự toán được thể hiện qua hình sau

Dự toán doanh thu Dự toán CPBH Dự toán Dự toán Dự toán CPNVLTT CPNVLTT CPNVLTT # # Dự toán Dự toán CPNVLTT CPNVLTT Dự toán BCĐKT

Wun: hi chin i Hilton, 1991

Trang 40

Căn cứ vào dự toán doanh thu để lập dự toán chỉ phí bán hàng, chỉ phí

quản lý doanh nghiệp và dự toán sản xuất

Căn cứ vào dự toán sản xuất để lập dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực

tiếp, dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp và dự toán chỉ phí quản lý doanh

nghiệp

Dựa trên báo cáo dự toán, các báo cáo thực hiện sẽ được thiết kế để

đảm bảo tính so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đẻ ra Vấn đề ở đây là nguồn thông tin của các báo cáo thực hiện?

a Thong tin tic hg thing ké toán tài chính:

Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp Kế toán quản trị về cơ bản cũng dựa trên những nội dung của kế toán tài chính đó là sự hình thành và vận động của tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp Tận dụng mối quan hệ này, tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn có thể kết hợp giữa kế toán quan trị và kế toán tài chính 'Việc làm này khơng chỉ giúp hồn thành chức năng thông tin của hệ thống kế toán mà còn giảm thiểu chỉ phí cho việc tổ chức thu thập và cung cấp thông

tin trong doanh nghiệp,

5 Thông tin từ các bộ phận khác

'Các bộ phận, phòng ban chức năng trong các trung tâm trách nhiệm đều

được tổ chức với mục đích là phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tại các

trung tâm trách nhiệm Cũng giống như bộ phận kế tốn, thơng tin thuộc chức

Ngày đăng: 30/09/2022, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN