Luận văn Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Lâm nghiệp 19 nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Lâm nghiệp 19.
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN TH] ANH NGUYỆT
KE TOAN TRACH NHIEM
TAI CONG TY CO PHAN LAM NGHIEP 19
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN TH] ANH NGUYET
KE TOAN TRACH NHIEM
TAI CONG TY CO PHAN LAM NGHIEP 19
Chuyén nganh: KE TOAN Mã số: 60.34.30
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 3
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các s
iệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 4
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bồ cục đề tài
RRR
KW
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TÔNG QUAN VỀ KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm aaa a 1.1.2 Mục tiêu kế toán trách nhiệm
1.1.3 Chức năng kế toán trách nhiệm
1.1.4 Sự cần thiết, vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 8
Trang 5CONG TY CO PHAN LAM NGHIỆP 19 128 2.1 KHAI QUAT CHUNG VE CONG TY CO PHAN LAM NGHIEP
28
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty -.28
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 20
30 34
2.1.5 Tổ chức kế tốn tại Cơng ty 37
2.2 THỰC TRẠNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CO
PHAN LÂM NGHIỆP 19 „39
2.2.1 Các trung tâm trách nhiệm trong Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 39
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty 2 Phân cấp quản lý ở Công ty
2.2.2 Công tác lập kế hoạch phục vụ đánh giá trách nhiệm tại Công ty
Cổ phần Lâm nghiệp wel
2.2.3 Báo cáo kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 51
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CO PHAN LÂM NGHIỆP 19 1.55 2.3.1.Uu dié 1.55 2.3.2 Nhược điểm 56
KET LUAN CHUONG 2 58
CHUONG 3 HOAN THIEN KE TOAN TRACH NHIEM TAI
CONG TY CO PHAN LAM NGHIEP 19 a)
3.1 CAC QUAN DIEM HOAN THIEN KE TOAN TRACH NHIEM 59
Trang 6
3.1.5 Đảm bảo phù hợp trong quá trình toàn cầu hóa 61
3.2 HOAN THIEN KE TOAN TRACH NHIEM TAI CONG TY CO
PHAN LAM NGHIEP 19 61
3.2.1 Nâng cao nhận thức của người quản lý về kế toán trách nhiệm 62 62
3.2.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Cơng ty
3.2.3 Hồn thiện hệ thống thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm ở các
trung tâm .67
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 91
KET LUAN CHUNG 292,
TAI LIEU THAM KHAO
QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN
Trang 7BHXH BHYT BHTN cB CBLS CPSX DN DT DHCD HĐQT KH-KT KQKD KPCĐ MMTB NCTT NVL PXSX QLDN sx SXKD SXC TSCĐ XDCB XN XNK Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Chế biến lâm sản Chỉ phí sản xuất Doanh nghiệp Doanh thu Đại hội cô đông Hội đồng quản trị Kế hoạch — Kỹ thuật
Kết quả kinh doanh
Kinh phí cơng đồn
Máy móc thiết bị
Nhân công trực tiếp
Nguyên vật liệu
Phân xưởng sản xuất
Trang 8
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 |Kếhoạch nguyên u phục vụ SXKD của Xínghiệp | 43
Chế biến Lâm sản Bông Hồng năm 2013
2.2 | Kế hoạch nguyên vật liệu phục vụ SXKD toàn Công ty 44
năm 2013
2.3 |Kế hoạch SXKD và xuất nhập khâu của Xí nghiệp Chế 45
biến Lâm sản Bông Hồng năm 2013
24 | Kế hoạch SXKD và xuất nhập khâu tồn Cơng ty năm 46 2013 2.5 —_ | Kế hoạch giá thành sản phẩm và kết quả SXKD tồn Cơng |_ 48 ty năm 2013 2.6 |Kếhoạch đầu tư XDCB của Xí nghiệp chế biến Lâmsản | 49 Bông hồng năm 2013
2.7 | Kế hoạch đầu tư XDCB tồn Cơng ty năm 2013 50
2.8 | Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch năm 2013 (từ ngày 52 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013)
2.9 —_ | Báo cáo hoạt động xuất khâu hàng hóa của Xí nghiệp 53 CBLS Bông hồng trong tháng 6/2013
2.10 _ | Báo cáo nh hình sản xuất kinh doanh tháng 6/2013 của 54
Xí nghiệp chế biến Lâm sản Bông hồng
2.11 | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 55
CBLS Bông Hồng năm 2013
3.1 | Bảng phân loại chỉ phí sản xuất theo biển phí và định phí |_ 68
Trang 9
3.2 | Dự toán chỉ phí sản xuất Bàn Caro 70
3.3 | Dự toán chỉ phíthu mua gỗ nguyên liệu 71
3.4 | Dự toán chỉ phí bộ phận văn phòng 72
3.5 | Dự toán doanh thu tiêu thụ sản phâm 73
3.6 — | Dự toán doanh thu tiêu thụ gỗ nguyên liệu 73
3.7 | Dự toán lợi nhuận tại XNCBLS Bông Hong 74
3.8 | Dự toán hiệu quả vốn đầu tư 75
3.9 | Bảng phân tich chi phi sin xudt Ban Caro 79
3.10 | Bảng phân tích chỉ phí san xudt tai phan xuong san xudt 1 | 80 3.11 _ | Bảng phân tích về tình hình sử dụng nguyên vật liệu sản 82
xuất sản pham Ban Caro
3.12 | Báo cáo chỉ phí bộ phận văn phòng 84
3.13 | Báo cáo phân tích doanh thu tiêu thụ 85
3.14 | Báo cáo Oinh hinh thyc hién loi nhuan QuyI—Nam 2013 | 87
3.15 | Báo cáo ùnh hình thực hiện lợi nhuận Quý 1/2013 88
3.16 | Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 89
Trang 10Số hiệu i" Tên sơ đồ ` Trang sơ đô
2.1 | Sơ đỗ quy trình công nghệ sản xuất 29
2.2 [Sơ đỗ tô chức bộ máy quản lý tại Văn phòng Công ty 31
23 | Sơ đỗ tô chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp 31
3.1 | Tô chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty 63
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chế biến gỗ là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Bình Định, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuy nhiên từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chủ
lực này đang trên đà sụt giảm do tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp
nhiều khó khăn như chỉ phí đầu vào tăng cao nhưng đầu ra không tăng, lãi suất ngân hàng cao, DN khó tiếp cận với nguồn vốn vay, hàng hóa sả
tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho lớn Để duy trì hoạt động,
xuất kinh doanh, DN phải liên tục cải tiến quy trình sản xuất, tăng cường
giám sát tại nguồn, kiểm soát năng suất lao động, quản lý trực quan mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa mọi hình thức lãng phí ở nhà máy
nhằm tiết giảm chỉ phí, hạ giá thành sản phẩm mặt khác phải quan tâm đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp Đây là một trong những vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đổi mới quản
trị doanh nghiệp sẽ tạo động lực thúc day su thay đổi hệ thống kế toán, kế
toán quản trị trong các doanh nghệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một
công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, điều hành
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và giảng dạy trong một số trường
Đại học Việt Nam vào những năm 1990, tuy nhiên mức độ ứng dụng kế toán
trách nhiệm vào thực tiễn các doanh nghiệp chưa được phô biến và còn nhiều hạn chế
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 là Công ty hoạt động trong ngành chế biến và xuất khâu gỗ đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định Không nằm ngoài
những khó khăn chung của ngành, nên trong những năm qua giá trị sản xuất
Trang 12quốc tế, Công ty cần đánh giá và hoàn thiện hệ thống quản lý trách nhiệm tại Công ty sao cho hiệu quả và khoa học Đồng thời, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Lâm nghiệp 19” làm luận văn thạc sỹ kinh tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp;
- Phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm
nghiệp 19;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong luận văn là
phương pháp định tính kết hợp với thống kê thực tế để từ đó phân tích tông
hợp các vấn đề lý luận, thực trạng và xác lập các quan điểm, phương hướng, nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm 5 Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nại
Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm Công ty Cô phần Lâm nghiệp 19 Chương 3: Hồn thiện kế tốn trách nhiệm Công ty Cô phần Lâm nghiệp 19
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Mơ hình kế tốn trách nhiệm ở Việt Nam là một lĩnh vực vẫn còn khá
Trang 13tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải
tính đến việc quản lý và tiết kiệm chỉ phí, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao nhất
Kế toán trách nhiệm là một mảng của kế toán quản trị nên hầu hết các
doanh nghiệp đã sử dụng mô hình kế toán trách nhiệm trong quá trình lập dự toán và kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh của đơn vị; theo dõi các
quyền và trách nhiệm của người điều hành quản lý; tổ chức hệ thống đo lường; báo cáo đánh giá các hoạt động từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao
nhất; đưa ra các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thường kỳ kết quả công việc của
mỗi con người, mỗi bộ phận trong tô chức
Trong quá trình thực hiện đề tài “Kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ
phần Lâm nghiệp 19”, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu về đề tài kế
toán trách nhiệm trong DN như sau:
+ Nghiên cứu của Dương Thị Câm Dung (2007) với đề tài “Hồn thiện
kế tốn trách nhiệm tại Công ty vận tải quốc tế L.T.I” đã đánh giá, phân tích
thực trạng về hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng và áp dụng tại
Công ty vận tải quốc tế I.T.I Tác giả đã đưa ra được những ưu điểm và nhược
điểm của của hệ thống kế toán trách nÏ tại Công ty Từ đó, tác
xuất mội pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm
gi
như: hoàn thiện cơ cấu các trung tâm trách nhiệ sung các chỉ cáo bộ phận phù hợp với ngành giao nhận; hoàn thiện chế độ kế toán cho ngành giao nhận Đặc biệt trong để tài này, tác giả đã đưa vào nghiên cứu
phương pháp bảng cân đối chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dé
đánh giá các bộ phận trong việc thực hiện các chiến lược và mục tiêu chung
của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá bốn triển vọng của doanh nghiệp
Trang 14
+ Một nghiên cứu khác của Đặng Anh Tuấn (2009) với đề tài “Một số
giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty xây dựng Thăng Long” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, làm cơ sở để đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm cũng như
nghiên cứu đưa ra các giải pháp hồn thiện kế tốn trách nhiệm tại công ty
Trong đó, đề tài đã đề xuất những giải pháp chính như xây dựng các trung
tâm trách nhiệm; hoàn thiện các công cụ cung cắp thông tin cho cơng tác dự tốn và giao khốn; hồn thiện các báo cáo đánh giá thành quả quản lý; vận
dụng cơng cụ kế tốn trách nhiệm đánh giá công tác giao thầu và giao khoán
+ Trong khi đó Lê Thị Thu Trúc (2010) đã nghiên cứu đề tài
: “Một số
giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ
phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI)” Đề tài đã khái quát những nét cơ
bản về kế toán trách nhiệm từ những khái niệm, cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm và ý nghĩa của việc vận dụng kế toán trách nhiệm vào thực tế
cũng như những nội dung về kế toán trách nhiệm Tác giả đã nghiên cứu thực trạng, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dây cáp dié
Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả
đã rút ra được những ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
kế toán trách nhiệm tại Công ty như xây dựng các trung tâm trách nhiệm; xác
định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng trung tâm trách nhiệm hợp lý
với sự phân cấp quản lý; tổ chức và xây dựng các báo cáo thành quả và đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá thành quả của các bộ phận
Nhìn chung, trong các đề tài nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm và đề xuất phương hướng vận
dụng kế toán trách nhiệm vào các doanh nghiệp cụ thể theo phạm vi nghiên
Trang 15nhưng chưa có để tài nào nghiên cứu chuyên sâu về kế toán trách nhiệm áp dụng cho các công ty chế biến và xuất khẩu lâm sản cũng như về kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Lâm Nghiệp 19 Trong khi đó, ngành chế
biến gỗ là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Định
với số lượng công ty chế biến và xuất khẩu lâm sản ngày càng gia tăng đồng
nghĩa với việc có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Vì vậy, các doanh nghiệp
trong ngành muốn hoạt động tốt thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống quản lý
trách nhiệm hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phù hợp
với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý trách nhiệm cũng cần phải xem xét các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ
Từ đó, trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, tham khảo những đề tài
có liên quan và tình hình thực tế tại một doanh nghiệp hoạt động trong ngành
Trang 16CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN TRACH NHIEM
1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân được giao quyền ra quyết định và
chịu trách nhiệm thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc nào đó của tổ
chức Với xu hướng quy mô ngày càng phát triển của các tổ chức, phân quyền trong một tô chức là tất yếu Phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp đòi hỏi cấp trên phải theo dõi, đánh giá được kết quả thực hiện của cấp
dưới và cấp dưới phải biết được mục tiêu, vị trí hoạt động của họ trong tổ
chức Vì thế, một tổ chức có sự phân quyền cần thiết phải xây dựng một công
cụ đánh giá, nối kết thành quả quản lý của từng cá nhân, bộ phận trong tổ
chức và công cụ đó chính là hệ thống kế toán trách nhiệm
Trong doanh nghiệp, kế toán trách nhiệm là một công cụ được thiết lập
để ghi nhận, cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá, nối kết các bộ phận,
đơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, trật tự và hiệu quả [4]
1.1.2 Mục tiêu kế toán trách nhiệm
a Cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm các cấp quản lý trong
doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm ra đời nhằm hướng đến phục vụ công tác đánh giá
trách nhiệm các cấp quản lý trong doanh nghiệp, đưa ra các chỉ tiêu đo lường và đánh giá thường kỳ thành quả hoạt động của mỗi cá nhân được phân cấp quản lý trong doanh nghiệp như: giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, quản
Trang 17doanh nghiệp phát triển ôn định, bền vững
b.Cung cấp cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp giữa các quyết định bộ
phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Ra quyết định là một trong số những chức năng cơ bản của nhà quản trị Những thông tin cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định là sự kết hợp giữa
thông tin quá khứ với thông tin tương lai dựa trên cơ sở những dự báo, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, để đảm bảo tính phù hợp của
các quyết định với mục tiêu chung của doanh nghiệp, nhà quản trị cần có
những thông tin, kết hợp với những thông tin của chính từng bộ phận trong tổ chức quản lý mỗi doanh nghiệp Hệ thống kế toán trách nhiệm ra đời nhằm
đáp ứng các mục tiêu này và chính thông tin của kế toán trách nhiệm là thước đo mức độ phù hợp giữa các quyết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp
€ Đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức
“Tính hữu hiệu thể hi n tình hình thực th, ảnh hưởng các quyết sách kinh
doanh trong doanh nghiệp Trong khi đó, tính hiệu quả thê hiện hiệu suất hoạt
động của mỗi cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp Thơng qua kế tốn trách nhiệm giúp nhà quản trị xác định được tình hình thực thi, hiệu lực các quyết
sách kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sự dụng các nguồn lực kinh tế
của mỗi cá nhân, bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp
Mục tiêu của kế toán trách nhiệm có tác dụng định hướng cho việc xây
dựng, phát triển kế toán trách nhiệm và chính mục tiêu kế toán trách nhiệm
chỉ ra chức năng, sự cần thiết cùng vai trò kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp [8]
1.1.3 Chức năng kế toán trách nhiệm
Trang 18- Chức năng thơng tin:
Ké tốn trách nhiệm là một kênh cung cắp thông tỉn cho các nhà quản trị
giúp họ có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của mỗi bộ phận, đơn vị và nhận biết được nguyên nhân dẫn đến những thành quả bộ phận, đơn vị họ phụ
trách Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận
trong tương lai
- Chức năng xác định trách nhiệ:
Kế toán trách nhiệm giúp xác định mức độ đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn doanh nghiệp Từ đó, giúp nhà quản trị cắp cao xác định được kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đơn vị và của chính họ trong doanh nghiệp
Hai chức năng của kế toán trách nhiệm có mối quan hệ mật thiết với
nhau, kênh thông tin dẫn truyền tình hình thành quả hoạt động của các bộ phận, kênh trách nhiệm gắn kết kênh thông tin với từng nhà quản trị bộ phận
Chính những mối quan hệ này giúp kế toán trách nhiệm đáp ứng được mục
tiêu của nó
1.1.4 Sự cần thiết, vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp
a Sự cần thiết của kế toán trách ni trong doanh nghỉ
Ngày nay, với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và đồi hỏi các sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, khốc
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tính chuyên nghiệp ngày
càng cao và phân cấp quản lý ngày càng sâu rộng Khi đó, người chủ sở hữu
của doanh nghiệp sẽ tách dần khỏi vai trò quản lý kinh doanh trực tiếp Tuy
Trang 19nghiệp cần tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm đo lường, đánh giá
trách nhiệm cũng như thành quả của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, hữu hiệu và hiệu quả [8]
b Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp phân quyển, kế toán
trách nhiệm thể hiện các vai trò chủ yếu sau [8]:
- Cung cấp thông tin thực hiện chức năng tỗ chức và điều hành của
doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà
quản trị có thể hệ thống hóa các công việc, trách nhiệm của từng trung tâm để
thiết lập các chỉ tiêu đo lường, đánh giá Từ đó, giúp nhà quản trị có thể đánh giá và điều chỉnh các bộ phận trong doanh nghiệp cho thích hợp với mục tiêu, tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin thực hiện chức năng kiểm soát quản lý và kiểm
soát tài chính
Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị cấp cao có thể phân tích
đánh giá hoạt động của các nhà quản trị b6 pl
doanh thu và lợi
phân tích đánh giá chỉ phí,
nhuận thực hiện của từng bộ phận Bên cạnh thực hiện chức
năng quản lý, các báo cáo trách nhiệm phản hồi sẽ cung cấp thông tin cho nha
quản trị nhận diện cụ thể các vấn đề tài chính của từng hoạt động tại doanh
nghiệp
- Định hướng nhà quản trị đến mục tiêu chung của tổ chức
Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được quản lý và tài chính,
Trang 20thời, bản thân các nhà quản trị trung tâm trách nhiệm được khích lệ hướng các hoạt động của bộ phận phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý phát sinh tất yếu từ phân cấp quản lý và cũng chính phân cấp quản lý sẽ giúp kế toán trách nhiệm định vị
mục tiêu, phát huy chức năng, giữ một vị trí quan trọng trong kế toán doanh
nghiệp, kế toán quản trị Để kế toán trách nhiệm phát huy được chức năng, vai
trò của nó, khi xây dựng, hồn thiện kế tốn trách nhiệm cần phải xác lập nội dung phù hợp
1.2 PHAN CAP QUAN LY - CƠ SỞ HÌNH THÀNH KÉ TỐN TRÁCH
NHIỆM
1.2.1 Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyển trong quản lý được hiểu là sự phân chia quyền lực xuống cấp dưới, quyền ra quyết định không còn của một người hay một nhóm nhỏ mà trải rộng trên toàn tô chức Do vậy, các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết ra quyết định liên quan đến phạm vi
trách nhiệm của họ Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định đúng đắn
mức độ phức tạp của tổ chức đẻ từ đó tổ chức phân quyền cho phù hợp Nếu quyền lực được phân tán quá rộng xuống cấp dưới thì nhà quản trị sẽ gặp khó
khăn trong việc kiểm tra giám sát, hoạt động của các bộ phận không đảm bảo
tính thống nhất Ngược lại
áp dụng mô hình tập trung
quyền lực, trực tiếp quản lý điều hành xử lý từ những công việc mang tính tác nghiệp đến những công việc mang tính chiến lược thì sẽ dẫn đến tình trạng
công việc quá tải và nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc hoạch định các
chiến lược
Các nhà quản lý cho rằng kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp
quản lý, kế toán trách nhiệm hoạt động thực sự hiệu quả trong các tô chức mà
Trang 21cấp quản lý cao hay thấp sẽ quyết định hệ thống kế tốn được tơ chức như thế
nào: tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán
Như vậy, phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự
phân định rõ ràng về quyên lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa
trên cơ sở cầu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn [10]
1.2.2 Vai trò của phân cấp quản lý đối với việc hình thành kế toán
trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý Nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toán trách nhiệm hay hệ thống kế tốn trách nhiệm sẽ khơng có ý nghĩa Hệ thống kế
toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức phân
quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn tổ chức Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách
nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ Hoạt động của tổ chức gắn liền với hệ thống quyền hạn, trách nhiệm của tắt cả các bộ phận, thành
viên
Khi quy mô của doanh nghiệp càng lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phức tạp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải phân thành nhiều bộ phận,
nhiều cấp quản lý khác nhau Lúc này sự phân quyền cho các đơn vị, bộ
phân bên dưới sẽ được thực hiện nhiều hơn Trong đi
có một số quyết định chỉ được nhà quản trị cấp cao thực hiện, một số quyết định khác được ủy
quyền xuống các cấp thấp hơn Mức độ độc lập của từng đơn vị, bộ phận
trong doanh nghiệp phản ánh mức độ phân quyền của doanh nghiệp Sự độc
lập ở mỗi bộ phận, đơn vị càng nhiều chứng tỏ sự phân quyền trong doanh
nghiệp càng lớn
Trang 22xảy ra hàng ngày, họ tập trung vào những công việc chiến lược, việc lập kế
hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tô chức, đảm
bảo việc thực hiện các mục tiêu chung
Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống đẻ tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tô chức và tập dợt về kỹ năng quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức
Sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự hài lòng
trong công việc từ đó động viên được năng lực, đóng góp tích cực của người quản lý trong việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình
Phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý và đây chính là cơ sở để hình thành kế toán trách nhiệm Tóm lại, phân cấp quản lý gắn liền với nội dung kế toán trách nhiệm Qua phân cấp quản lý sẽ xác định được quyền hạn và trách nl ở mỗi cấp
rõ ràng, nên có cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục Mọi hoạt động của doanh nghiệp
đều phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị theo sự phân cấp từ cao đến thấp Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đây sự hình
thành kế toán trách nhiệm [10]
1.3 NOI DUNG CO BAN VE KE TOAN TRACH NHIEM TRONG
DOANH NGHIEP
1.3.1 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp a Khái niệm và bản chất trung tâm trách nhiệm
- Khái niệm trung tâm trách nhiệm
Trang 23chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vi mình Theo quan điểm đó, một tô chức được xem là một tập hop,
hay một mạng lưới các trung tâm trách nhiệm Cụ thể hơn, vì mỗi người trong
tổ chức đều chịu trách nhiệm với cái gì đó và vì phần lớn tô chức đều tổ chức
nhân sự của mình thành các nhóm (phòng, bộ phận, chương trình ) nên mỗi nhóm có thể được xem là một trung tâm trách nhiệm Tùy thuộc vào tính phức
tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà doanh nghiệp thiết lập
các trung tâm trách nhiệm phù hợp Các trung tâm trách nhiệm này tạo thành
hệ thống cấp bậc: ở cấp thấp nhất của tô chức là các trung tâm trách nhiệm
cho từng bộ phận, từng khu vực, mỗi công việc hay một nhóm nhỏ các công
việc như cấp phân xưởng sản xuất, cửa hàng Nhà quản lý ở cấp này là các quản đốc phân xưởng sản xuất, cửa hàng trưởng Ở cấp cao hơn là các bộ
phận hoặc các thành phần gồm nhiều đơn vị nhỏ hơn như khu vực kinh doanh
theo vùng, miền hay các nhà máy phân bố ở các tỉnh Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao cho một nhà quản lý cụ thể,
nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điều hành trung tâm theo phạm vi
quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả đạt được của
trung tâm [8]
- Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thống
được xác định để xử lý một công việc cụ thê Hệ thống này sử dụng đầu vào
là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động
và các dịch vụ khác Kết quả đầu ra là các loại hàng hóa nếu nó là sản phẩm
hữu hình, là dịch vụ nếu nó là sản phẩm vô hình
Bản chất của trung tâm trách nhiệm được mô tả như sau:
Trung tâm trách nhiệm
Đầu vào: Công việc Đầu ra:
Nguồn lực Sản phẩm/Dịch vụ
Trang 24Sản phẩm và dịch vụ tạo ra bởi một trung tâm trách nhiệm này có thể là
đầu vào của một trung tâm trách nhiệm khác trong cùng một tổ chức và cũng
có thể được bán ra bên ngoài Vì vậy, đôi khi nó là đầu vào của một trung tâm trách nhiệm và đôi khi nó là đầu ra của tồn bộ tơ chức
Để đo lường mức độ hoàn thành của một trung tâm trách nhiệm thường dựa vào hai tiêu chí: hiệu quả và hiệu năng
Hiệu quả là mối quan hệ giữa đầu ra của một trung tâm trách nhiệm và
mục tiêu của trung tâm trách nhiệm đó Đó chính là mức độ hoàn thành mục tiêu của một trung tâm trách nhiệm
Hiệu năng là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm,
hay có thể nói đó là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được với nguồn lực thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó
Như vậy, để có thể xác định được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm trách nhiệm, vấn đề đặt ra là phải lượng hóa được đầu vào và đầu ra của trung tâm trách nhiệm Trên cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu cụ thể để
đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm cụ thể Việc đo lường thành
quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh
giá chất lượng hoạt động của người đứng đầu trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều khiển hoạt động của trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản tồn Cơng ty [8] b Các loại trung tâm trách nhiệ Gan
với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là địa chỉ trách nhiệm, thông tin về hoạt động ở một bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp của một nhà quản trị Mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ được giao cho một nhà quản trị với những quyền hạn và trách nhiệm cụ
thể, thực hiện các hoạt động được phân cấp quản lý Trong một doanh nghiệp,
Trang 25thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm dau tu
Trung tâm chỉ phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị của trung
tâm này có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về chỉ phí và các yếu tố liên quan đến chỉ phí phát sinh tại trung tâm Trung tâm chỉ phí thường tô chức
gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất, mua hàng hóa
Tùy theo tính chất của chỉ phí và kết quả đầu ra, trung tâm chỉ phí được
chia thành trung tâm chỉ phí định mức và trung tâm chỉ phí tùy ý
Trung tâm chỉ phí định mức: là trung tâm trách nhiệm ma nhà quản trị
của trung tâm này có quyền điều khiển, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với
các chỉ phí phát sinh tại trung tâm đã được định mức Thông thường, trung
tâm chỉ phí định mức gắn liền với các hoạt động xác lập được mồi tương quan giữa các yếu tố chỉ phí đầu vào với kết quả đầu ra như hoạt động sản xuất,
hoạt động dịch vụ
Trung tâm chỉ phí tùy ý: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị của
trung tâm này có quyền điều khiển, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các
chỉ phí phát sinh tại trung tâm khó có thể định mức được Thông thường,
trung tâm chỉ phí tùy ý gắn liền với các hoạt động khó có thể xác định được hoặc thể hiện không rõ ràng mối quan hệ giữa chỉ phí đầu vào với kết quả đầu
tư như các hoạt động khối hành chính sự nghiệp, bộ phận nghiên cứu và phát triển, kho bãi
Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị trung
tâm có quyền điều hành và chịu trách nhiệm về doanh thu và các yếu tố liên
quan đến doanh thu phát sinh tại trung tâm Các trung tâm doanh thu thường
Trang 26quan đến lợi nhuận như doanh thu, chỉ phí phát sinh tại trung tâm Trung tâm
lợi nhuận thường được tổ chức gắn liền với các chỉ nhánh của công ty, một
công ty trực thuộc của tông công ty
Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm có quyền lực, trách nhiệm cao nhất trong một doanh nghiệp có tô chức phân quyền Trung tâm đầu tư không chỉ có quyền, trách nhiệm đối với trung tâm lợi nhuận, doanh thu, chỉ
phí mà còn có quyền và trách nhiệm với hoạt động đầu tư, chiến lược kinh doanh Trung tâm đầu tư cũng chính là đại diện về mặt quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Như vậy, trong một doanh nghiệp, một tô chức phân quyền, hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với các trung tâm trách nhiệm Trong đó, có thể tồn
tại một hay nhiều trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu
và trung tâm chỉ phí [8]
1.3.2 Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm của các
trung tâm
a Hệ thắng thơng tin dự tốn © Khai quát về dự toán:
Dự toán là tổng thể các dự tính được thê hiện qua một cơ cấu nhất định thông qua việc cụ thê hóa bằng con số nội dung của các kế hoạch, dự án Lập dự toán sản xuất kinh doanh là việc lập dự kiến chỉ tiết trong hệ thống quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ Các doanh nghiệp
muốn kinh doanh lâu dài, hoạt động ôn định và vững chắc cần phải có chiến
lược kinh doanh tổng thê và dự toán cho từng kỳ sao cho các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong dự toán phải có sự liên kết phù hợp với nhau Điều đó phụ
thuộc rất nhiều vào khâu lập dự toán sản xuất kinh doanh
Trang 27cầu hàng hóa, quan hệ tài chính với các bên liên quan, sự đồng bộ trong điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, tô chức và chất lượng thơng tin kế tốn
của niên độ kế toán đã qua, cùng với khả năng phân tích, dự đoán của người quản lý
Lập dự toán chỉ phí trong các doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa hết sức
quan trọng:
~ Thông qua dự toán, nhà quản trị cũng dự tính được trong tương lai cần phải làm gì, kết quả đạt được của những hoạt động đó, từ đó có những
phương án cụ thê, hợp lý dé điều hành quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông tin dự toán chỉ phí có thể cung cấp thông tin cho nhà
quản trị doanh nghiệp đề ra các biện pháp quản lý chỉ phí có hiệu quả, ha giá
thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh
- Trên cơ sở lập dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh cụ thể, tạo điều kiện
cho nhà quản tị quản lý được chặt chẽ từng khoản mục chỉ phí, lường được
trước những khó khăn và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý các chỉ tiêu, đồng thời có sự điều chỉnh hợp lý, các phương án đã lựa chọn nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất
- Dự toán làm cơ sở cho việc phân tích tình hình biến động của chỉ phí,
xác định rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện dự
toán từ đó đảm bảo cho nhà quản trị biết được thực chất về quá trình sản xuất
của doanh nghiệp đề từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp
- Dự toán sản xuất kinh doanh kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp dựa trên căn cứ từ nhiều hoạt động của các bộ phận khác nhau, nhờ vậy dự toán đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu
chung của doanh nghiệ|
s Dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn:
Trang 28gian và vấn đề kỹ thuật phân tích và các xử lý đối với nhân tố thời gian (hiệu
)
- Dự toán dài hạn: Dự toán mang tính chất kế hoạch dài hạn thường liên
giá của đồng tiền, ảnh hưởng của rủi ro, tính không chắc chắn
quan nhiều đến việc thay đôi khả năng sản xuất của doanh nghiệp, như việc đầu tư tạo ra các nguồn lực mới cho doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp
sản xuất dự toán dài hạn chính là việc lập chiến lược sản xuất kinh doanh
gồm: đầu tư các dự án xây dựng mở rộng nhà xưởng, đầu tư mua mới hoặc thay thế máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất , mở rộng quy mô sản xuất
chiếm lĩnh thị trương trong và ngoài nước Các dự án đầu tư dài hạn đòi hỏi khoản đầu tư lớn thực hiện trong một thời gian dài tạo tiền đề cho sự thành
công của doanh nghiệp trong tương lai
Đặc điểm của vốn đầu tư: Đầu tư chính là việc bỏ vốn vào một dự án nhằm mục đích lợi nhuận trong tương lai với thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá một kỳ kế toán
Nội dung lập dự toán đầu tư: Do những đặc điểm trên việc lập dự toán được đặt ra cho nhà quản trị cấp trên với nội dung sau:
+ Dự toán vốn
+ Thời gian thu hồi vốn
+ Xác định giá trị tương lai của một đồng vốn hiện tại và giá trị hiện tạo
của một đồng tương lai
- Dự toán ngắn hạn: Dự toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn thường được
lập cho một năm phù hợp cho một năm tài chính của doanh nghiệp dùng để đánh giá các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch đặt ra
Ở các doanh nghiệp sản xuất việc xây dựng hệ thống dự toán phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn là hết sức cần thiết như:
+ Dự toán về sản lượng sản xuất
Trang 29+ Dự toán chỉ phí bán hàng - chỉ phí quản lý doanh nghiệp
+ Dự toán vốn bằng tiền + Dự toán kết quả kinh doanh
Quá trình tự lập dự toán, phương pháp lập dự toán, mối quan hệ biện chứng giữa các dự toán sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong
việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu việc lập
dự toán khả thi phù hợp với thực tiễn thì các báo cáo dự toán chính là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy, ngoài việc đánh giá trách nhiệm quản lý dựa vào dự toán, còn phải xem xét phương pháp lập dự toán có khách quan và đáng tin cậy không [13]
b Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm
Như ta đã biết hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thường được xem xét trên cả 2 mặt, đó là hiệu quả và hiệu năng và việc đánh giá hai tiêu chí này sẽ được thực hiện trên cả 2 mặt định tính và định lượng
Trong đó, việc đánh giá định tính sẽ được thực hiện thông qua các bảng
điều tra khảo sát thăm dò về thái độ phục vụ khách hàng, về chất lượng sản
phẩm, tiến độ giao hàng còn chỉ tiêu đánh giá về mặt định lượng sẽ được
thực hiện thông qua một số chỉ tiêu đo lường cụ thể
®Các chỉ
iêu đánh giá thành quả trung tâm chỉ phí
Trung tâm chỉ phí được chia thành hai loại là trung tâm chỉ phí tiêu chuẩn (định mức) và trung tâm chỉ phí dự toán (tùy ý)
~ Trung tâm chỉ phí tiêu chuẩn (Standard cost center): là trung tâm chỉ phí
mà đầu ra có thể xác định và lượng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần
thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra Ví dụ, một phân xưởng sản xuất là trung tim chỉ phí định mức vì giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra có thể xác định thông
Trang 30+ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch
sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
+ VỀ mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chỉ phí
thực tế với chỉ phí định mức, phân tích biến động và xác định các nguyên
nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chỉ phí ~ Trung tâm chỉ phí dự toán (discretionary expense center): là trung tâm
chỉ phí mà đầu ra không thé lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra với đầu vào ở trung tâm này không chặt chẽ Điền hình về trung tâm chỉ phí này là các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp như phòng nhân sự, phòng tông hợp, phòng kế toán, Các khoản chỉ phí thường
được đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, sự thay đổi nếu có của các khoản chỉ
phí này cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất ở các phân xưởng sản xuất
Các trung tâm chỉ phí này được đánh giá như sau:
+ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra và
mục tiêu phải đạt được của trung tâm
+ Về mặt hiệu năng: được đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa
chỉ phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được duyệt Thành quả của các nhà quản lý bộ phận này sẽ được đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chỉ phí của họ trong bộ phận
Với những quyền hạn và trách nhiệm trên nên thành quả của trung tâm chỉ phí được thể hiện thông qua tình hình thực hiện những chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch chỉ phí = Chỉ phí thực tế - Chỉ phí dự toán
Chỉ phí thực tế Chỉ phí dự toán
Chênh lệch tỷ lệ chỉ phí -
Na Giá trị sản xuất Giá trị sản xuất
trên giá trị sản xuất
dự toán dự toán
Nhìn chung, phương pháp đánh giá trung tâm chỉ phí này là phương
Trang 31Biến động về lượng = Giá định mức x (lượng thực tế - lượng định mức) Biến động về giá = Lượng thực tế x (giá thực tế - giá định mức) Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị biết được
nguyên nhân của biến động trên là khách quan hay chủ quan từ đó có các biện
pháp đúng đắn, kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động theo chiều
hướng có lợi cho tổ chức [8]
s _ Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu
- Về mặt hiệu quả: sẽ đối chiếu giữa doanh thu thực tế đạt được với
doanh thu dự toán của bộ phận Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan
như đơn giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
- Về mặt hiệu năng: do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa
bằng tiền nhưng đầu vào thì không vì trung tâm doanh thu không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng hóa Trong khi đó chỉ phí phát
sinh tại trung tâm doanh thu không thể so sánh được với doanh thu của trung
tâm Vì vậy cần so sánh giữa chỉ phí thực tế và chỉ phí dự toán của trung tâm
khi đo lường hiệu năng của trung tâm doanh thu
Như vậy, đối với trung tâm doanh thu chịu trách nhiệm về mức tiêu thụ
của mình, phương pháp đánh giá trung tâm này cũng sử dụng phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu giữa thực tế và dự toán, giữa kỳ này
và kỳ trước (hiệu quả), so sánh các chỉ phí đầu vào tại trung tâm đề đánh giá
hiệu năng hoạt động của trung tâm liên quan đến việc bán hàng và tiêu thụ sản
phẩm [8]
s Các chỉ tiêu đánh giá thành quá trung tâm lợi nhuận
Nếu như trung tâm chỉ phí có trách nhiệm đảm bảo chỉ phí phát sinh phù
Trang 32một cách hiệu quả nhất, trong đó có trách nhiệm kiểm soát chỉ phí phát sinh, doanh thu thực hiện được từ hai trung tâm là chỉ phí và doanh thu Vậy để
đánh giá kết quả thực hiện được của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị
đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận qua các chỉ tiêu sau:
+ Tổng lợi nhuận: Chỉ tiêu này đo lường quy mô và phạm vi trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của từng trung tâm lợi nhuận, gắn với việc quản lý doanh thu - chỉ phí - lợi nhuận
Căn cứ vào những chỉ tiêu trên, thành quả của trung tâm lợi nhuận được
thể hiện tập trung qua 2 chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Tỷ lệ thực hiện lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế/Lợi nhuận dự toán
Trung tâm lợi nhuận được xem là tích cực khi đạt được mức chênh lệch
dương về lợi nhuận, về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Việc đánh giá kết quả của
trung tâm lợi nhuận được thực hiện như sau:
+ Về mặt hiệu quả thường được đánh giá thông qua việc đảm bảo mức
lợi nhuận, đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận + Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào các chỉ số dư đảm phí
bộ phận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất số dư đảm phí [10]
s Các chỉ tiêu đánh giá thành quá trung tâm đầu tư
Mục tiêu quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào là tối đa
hóa lợi nhuận và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả Đối với trung tâm này, chỉ
tiêu để đánh giá hiệu quả đó là: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (retumn on
Trang 33Chỉ tiêu ROI cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra so với giá
trị của các nguồn lực đầu tư, công thức tính:
Lợi nhuận
ROL = Vin du wr
Chỉ tiêu ROI có thể phân tích thành:
Lợi nhuận Doanh thu
ROI = x
Doanh thu Vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận Số vòng quay của
ROI = ỷ ơinhuận _ )ng quay
trên doanh thu vốn đầu tư
qd) (2)
Nhân tố (1) phản ánh khả năng sinh lợi của doanh thu Nếu tỷ lệ lãi trên
doanh thu của một bộ phận tăng và các yếu tố không thay đổi thì tỷ lệ lợi
nhuận/ vốn đầu tư của bộ phận đó sẽ tăng Thí dụ, một bộ phận có thé thay
đổi cơ cấu sản phẩm bằng cách tăng tỷ lệ sản phẩm sỉnh lợi cao trong cơ cấu
đó Nhờ vậy, tỷ lệ lãi trên doanh thu tăng và ROI cũng tăng theo
Nhân tố (2) phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, thể hiện bằng
tỷ lệ tạo ra doanh thu của từng đồng vốn Mỗi đồng vốn càng tạo ra nhiều đồng doanh thu thì việc sử dụng vốn càng hiệu quả Nếu hệ số quay vòng vốn tăng mà các yếu tố khác không đổi thì ROI sẽ tăng Thí dụ, một bộ phận có
thể làm tăng doanh thu bằng các đợt khuyến mãi đặc biệt hoặc bằng việc giảm
hàng tồn kho, cả hai cách này đều làm tăng hệ số quay vòng vốn
Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lãi thuần trước thuế thu nhập và trước khi trả tiền lời Lý do sử dụng chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động đã tạo ra nó và để làm cơ sở xác định
Trang 34'Vốn hoạt động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản tồn kho,
máy móc thiết bị và các khoản vốn khác được sử dụng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của tô chức Vốn hoạt động được sử dụng trong cơ
cấu xác định ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm Nếu có biến động về vốn đầu tư thì phải tính bình quân từng tháng trong năm Những khoản vốn không được xếp vào loại vốn hoạt động là giá tri đất đai để xây dựng nhà xưởng trong tương lai hoặc giá trị tài sản cố định
thuê ngoài [8], [12]
c Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo thành quả Báo cáo thành quả sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ
yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù
hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm Ví dụ như, báo cáo thành quả của
trung tâm chỉ phí gồm các khoản mục chỉ phí thực tế, chỉ phí dự toán và các
khoản chênh lệch giữa chỉ phí thực tế so với dự toán, báo cáo thành quả của
trung tâm doanh thu bao gồm doanh thu thực tế, doanh thu dự toán cùng với
khoản chênh lệch giữa doanh thu thực tế so với dự toán, hay báo cáo thành
quả của trung tâm lợi nhuận là báo cáo tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận theo hình thức số dư đảm phí, báo cáo thu nhập bộ phận Như vậy báo cáo thành quả chú trọng vào việc thực hiện các dự toán và phân tích các chênh lệch Vì thế để so sánh đánh giá các khoản chênh lệch này một cách phù hợp
và đúng đắn, kế toán quản trị sẽ sử dụng dự toán linh hoạt nhằm cung cắp một
mức chuẩn cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện dự toán doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận
Lãnh đạo bộ phận phải thường xuyên và định kỳ báo cáo kết quả của
Trang 35sót, yếu điểm, nguyên nhân tồn tại để đưa ra được những giải pháp khắc phục,
điều chỉnh, bỗ sung một cách tốt nhất
~ Mục tiêu, ý nghĩa của các báo cáo trách nhiệm gắn với từng trung tâm trách nhiệm
+ Ý nghĩa của báo cáo trách nhiệm tại trung tâm chỉ phí:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm này là nhằm mục đích xác định mức chênh lệch giữa chỉ phí thực hiện và chỉ phí dự toán, chênh lệch này còn có
thể được phân tích chỉ tiết tùy theo yêu cầu quản lý thành các biến động theo các nhân tố cầu thành chỉ phí đó
Các báo cáo của các trung tâm chỉ phí sẽ được tách biệt thành báo cáo
trách nhiệm của trung tâm chỉ phí tiêu chuẩn gắn với khối sản xuất, khối mua
nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất, báo cáo trách nhiệm của
trung tâm chỉ phí dự toán gắn với khối quản lý, kinh doanh Qua đó giúp công
ty đánh giá chính xác hơn tình hình kiểm soát và sử dụng chỉ phí 6 tit cả các bộ phận
+ Ý nghĩa của báo cáo trách nhiệm tại trung tâm doanh thu:
Báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm doanh thu nhằm mục đích đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu
thực tế so với doanh thu dự toán ban đầu, đồng thời phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như: giá bán, sản lượng và cơ cấu tiêu thụ Báo
cáo kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu phân thành những bộ phận như: theo khu vực tiêu thụ, theo đối tượng khách hàng, theo nhóm sản
phẩm, từ đó giúp nhà quản trị có thể đánh giá trách nhiệm cũng như hiệu
quả của các trung tâm doanh thu
+ Ý nghĩa của báo cáo trách nhiệm tại trung tâm lợi nhuận:
Trang 36bày theo dạng số dư đảm phí, nhằm mục đích xác định số dư của từng bộ
phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chỉ phí, doanh thu của bộ phận Đồng thời qua đó đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào
lợi nhuận chung của tồn cơng ty
+ Ý nghĩa của báo cáo trách nhiệm tại trung tâm đầu tư:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư nhằm mục đích đánh giá trách
nhiệm, hiệu quả đầu tư của trung tâm đầu tư Nhà quản trị thường sir dung báo cáo thông qua chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROD đề đánh giá khả năng sinh lợi từ các nguồn lực đầu tư
Như vậy hệ thống báo cáo trách nhiệm gắn với từng trung tâm trách
nhiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống báo cáo quản trị của
công ty Trong đó, nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh
giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận trong
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngày nay, với sự chuyên biến nhanh chóng của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều phương thức quản lý mới trong doanh nghiệp Đặc biệt, các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc
phân cấp và phân quyền quản lý diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc đổi mới phương thức quản lý càng trở nên cấp thiết hơn Kế toán trách nhiệm là một
nội dung cơ bản của kế toán quản trị, ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp
Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên nền tảng một tô
chức phân quyền, là một công cụ giúp cho nhà quản trị có thể theo dõi, quản lý, đánh giá thành quả sử dụng các nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của các bộ phận, xác lập và nối kết sự phân cấp trong quản lý với mục tiêu chung của tô chức Nội dung xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm xác lập các trung tâm trách nhiệm, xác lập các chỉ tiêu đo lường thành quả các trung tâm trách nhiệm, vận dụng các công cụ kỹ thuật để đo lường, đánh giá thành quả
các trung tâm trách nhiệm Cuối cùng, thể hiện những vấn đề đó trên báo cáo
thành quả của từng trung tâm như báo cáo thành quả của trung tâm chỉ phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, với tư duy quản lý chuyên
môn hóa và sự phát triển, liên kết ngày càng sâu rộng trong giai đoạn hội
nhập kinh tế thế giới thì sự phân cấp, phân quyền quản lý là yêu cầu thiết yếu Đây chính là nền tảng thực tiễn xem xét, áp dụng kế toán trách nhiệm trong
Trang 38CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KÊ TOÁN TRÁCH NHIỆM TAI CÔNG TY CO PHAN LAM NGHIEP 19
2.1 KHAI QUAT CHUNG VE CONG TY CO PHAN LAM NGHIEP 19
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 được thành lập theo Quyết định số
3595/QĐ/BNN - TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào
tháng 10/2004 Đơn vị tiền thân của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 là
doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lâm nghiệp 19 được thành lập vào ngày 09/04/1993 theo Quyết định số 261/TCLĐ của Bộ lâm nghiệp
Tên tiếng việt: Công ty cô phần lâm nghiệp 19
Tén giao dich quéc té: 19 Forestry Joint Stock Company
Tên viết tit: 19 FORSCO
Dia chi: $6 71 Tay Sơn - Phường Ghềnh Ráng - Quy Nhơn - Bình Dinh
Điện thoại: 056 3647505 Fax: 056.3847920
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 đã kế thừa và có những bước tiến vững chắc Cơ sở vật chất ngày càng đầu tư phát triển với diện tích nhà xưởng trên
70.000 m?, máy móc, trang thiết bị đồng bộ hiện đại với đội ngũ cán bộ quản
lý có năng lực và kinh nghiệm với lực lượng công nhân lành nghề có tâm
huyết với doanh nghiệp Năng lực sản xuất tối thiểu từ 60 -70 container sản phẩm gỗ xuất khẩu/tháng Doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận ting
trưởng hàng năm, đảm bảo việc làm thu nhập cho hơn 900 lao động trong Công ty
Trang 39tư: 31.310.000.000 đồng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 Khi hoàn
thiện nhà máy mới với công suất dự kiến sản xuất từ 135 — 150 container (hàng giá trị cao chiếm tỷ trọng 50%) Với kim ngạch xuất khâu dự kiến từ
3,5 — 4,5 triệu USD toàn Công ty hàng năm sẽ có kim ngạch xuất khẩu từ 8,5
~ 9 triệu USD Kế thừa những thành quả đạt được, Công ty từng bước quy
hoạch hợp lý nâng cao công suất nhà máy, mở mang đầu mối sản xuất, ôn định đời sống người lao động trong Công ty để trở thành một trong các doanh nghiệp đứng đầu ở “thủ phủ đồ gỗ" Bình Định 2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Nguyên vật liệu gỗ Xe »| Luộc >| Say
Khoan |, Chàbo k Tubi J May lộng
Lip rip | „| Nguội „|_ Nhúng dầu CS thank pee đồng gồi Sản phẩm hoàn thành
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Giải thích từng công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất:
-X sau khi nhập gỗ về xẻ gỗ đúng quy cách đề thuận lợi cho các công
đoạn tiếp theo
- Luộc: sau khi xẻ gỗ xong thì được đưa qua công đoạn luộc Luộc có nhiệm vụ làm cứng cho gỗ, thuận lợi cho việc khoan đục sau này
- Sấy: Kế
Trang 40
đoạn tiếp theo, đó là công đoạn sấy Sấy có nhiệm vụ giúp cho gỗ đạt độ âm tiêu chuẩn - Máy lộng: Sấy hoàn toàn sau đó đưa gỗ qua máy lộng bào 4 mặt để nhẫn hơn - Tu bỉ: có nhiệm vụ đánh cong bàn ghế 1 cách hồn hảo mà khơng tốn nhiều công sức - Cha bo: có nhiệm vụ là chà nhẫn sản phâm đề có độ nhẫn bóng tuyệt vời
- Khoan: đây là công đoạn tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, đòi hỏi công
nhân phải phụ thuộc chỉ tiết bản vẻ, để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Lắp ráp: công nhận phải bắt Ốc vít vào sản phẩm để sản phẩm vững
vàng hoàn chỉnh
- Ngudi: Iam sạch bóng lần cuối cùng để chuẩn bị cho công đoạn nhúng
dau
- KCS va thanh phẩm đóng gói: khi sản phẩm làm xong qua KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó là đóng gói vô thùng
- Sản phẩm hoàn thành: nhập kho chờ xuất xưởng, hay xuất kho trực tiếp
giao cho khách hàng