Luận văn Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty Cao su 72 tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về tổ chức công tác KTQT chi phí khai thác tại Công ty cao su 72. Kết hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTQT chi phí khai thác tại Công ty Cao su 72.
Trang 1TRAN TH] MIEN
KE TOAN QUAN TRI CHI PHI KHAI THAC TAI CONG TY CAO SU 72
LUẬN VĂN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Trang 2TRAN THI MIEN
KE TOAN QUAN TRI CHI PHi KHAI THAC
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 41 Tính cấp thiết của đề
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2 4, Phuong pháp nghiên cứu : 2 5 Bố cục đề tài 2
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUẬN VE KE TOAN QUAN TRI CHI
PHi SAN XUAT TRONG DOANH NGHIE! 8
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TRONG DOANH NGHIEP 1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị 1.1.2 Bản chất kế toán quản trị chỉ phí 9
1.1.3 Kế toán quản trị chỉ phí với chức năng quản lý " 1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ KÉ TOÁN QUẢN
‘TRI CHI PHi TRONG DOANH NGHIEP SAN XUAT 13 1.2.1 Phân loại chỉ phí sản xuất theo nội dung kinh tế „I4 1.2.2 Phân loại chỉ phí sản xuất theo chức năng hoạt động „Iả 1.2.3 Phân loại chỉ phí sản xuất theo cách ứng xử của chỉ phí "`
1.2.4 Các cách phân loại chỉ phí sản xuất khác phục vụ cho việc kiểm tra
và ra quyết định —.,
1.3 NOI DUNG KE TOAN QUAN TRI CHI PHi SAN XUAT TRONG
Trang 5
1.3.5 Kiểm soát sự biến động chỉ phí sản xuất
KẾT LUẬN CHUONG 1 es
CHUONG 2 THYC TRANG KE TOAN QUAN TRI CHI PHI KHAI THÁC TẠI CONG TY CAO SU 72 s
2.1 DAC DIEM HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH, TO
CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ 18S
35 „37 39
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 40
2.2 NHAN DIEN KE TOAN QUAN TRI CHI PHI KHAI THAC TAL CONG TY CAO SU 72 on 3.2.1 Phân loại chỉ phí khai thác theo yêu cầu của kế toán quản tr 44 2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2 Quy trình khai thác tại Công ty cao su 7:
2.1.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
2.2.2 Lập dự toán chỉ phí khai thác tại Công ty, 4 2.2.3 Kế toán tập hợp chỉ phí khai thác tại Công ty 59 2.2.4 Kế toán tổng hợp chỉ phí khai thác tồn cơng ty 1 2.2.5 Xác định giá thành sản xuất sản phẩm 7I
2.2.6 Phân tích thông tin chỉ phí phục vụ cho việc ra quyết định 73
2.2.7 Công tác lập báo cáo kế toán quản trị chỉ phí khai thác tại Công ty 73
Trang 612 78
3.1 DIEU KIEN, KHA NANG VAN DUNG KE TOAN QUAN TRI
CHI PHI KHAI THAC TAI CONG TY CAO SU 72 78
3.2 CAC GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN CONG TAC KE TOAN QUAN TRI CHI PHÍ KHAI THAC TẠI CƠNG TY CAO §U 72 80
3.2.1 Phân loại chỉ phí khai thác theo cách ứng xử a) soe 83 3.2.3 Hoàn thiện phân tích biến động chỉ phí 85
3.3 LẬP BAO CAO CHI PHI DE PHUC VU KIEM SOAT CHI PHI 92
KET LUAN CHUONG 3 97
KET LUẬN CHUNG 98
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7BCTC Báo cáo tài chính
BHXH 'Bảo hiểm xã hội
BHLD Bảo hộ lao động
BHYT Bảo hiểm y tế
CPSX Chỉ phí sản xuất
DN Doanh nghiệp KPCD Kinh phí cơng đồn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KTQT Kế toán quản trị
KTTC KẾ toán tài chính
NCTT Nhân công trực tiếp
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
sc Sửa chữa
SXC Sản xuất chung
SXKD Sản xuất kinh doanh
TGLD "Thời gian lao động,
Trang 8
21 Bảng tổng hợp lao động - tiễn lương năm 2012 36 2⁄2 — [Dụng cụ vật tư khai thác cho 1 lao động 39
Đảng tổng hợp chỉ phí khai thấc của công ty theo nội
23 dung kinh tế và tỷ trọng của chỉ phí khai thác trong tổng |_ 46
chỉ phí năm 2012
+¿¿ | Pảngtổng hợp chỉ phíkhai thie theo khoản mục giáthành|_„„ năm 2012
25 [Bảng định mức nguyên vật liệu/1 ha diện tích khai thác 50 35, | Đảng dự toán chỉ phí nguyên vật liệu để khai thác ciađội |
1 năm 2012
+, Bane di tod NVL và sàn lượng giao khoán của tồn cơng | ty năm 2012
Bảng kế hoạch giao khoán sản lượng, đơn giá mù nước, 78 | nàtạp Vườn cây năm 1903, đội Ì năm 2012 „
= ie
;ao— |Pảng tông hợp điện ch: sản lượng: đơn gi mù twin | công ty năm 2012
2-I1.— [Bảng dự toán chỉ phíSXC của đội 1 năm 2012 58 3p, | Bane tag hợp đựtoán chỉ phísản xuất chung tồn cơng y| >
năm 2012
213 [Bảng tổng hợp chỉ phínguyên vật liệu = đội 1 6 2.14 | Bang tng hợp chỉ phí nguyên vật liệu ~ Công ty ø 215 [Bảng tổng hợp chỉ phí nhân công trực tiếp — đội Ï 6
Trang 9
2-17 | Bang tong hop chi phí lương nhân viên quản lý đội (6271) | "69 "Bảng tổng hợp chỉ phí Khẩu hao tài sản cổ định (6274) 6 láng tổng hợp, h vụ mua ngoài (6277) 70 Bảng tổng hop chi phí bằng tiễn khác (6278) 70 Bang tong hop chi phí sản xuất chung (627) 7 Bang đánh giá thực hiện kế hoạch giá thành năm 2012 7 31 Bảng phân loại chỉ phí theo cách ứng xử 2 3.2 [Bảng tổng hop chỉ phí khai thác theo cách ứng xử 8 3⁄3.— [Băng tinh giá thành theo phương pháp trực tiếp # 34, | ĐÌNg so sánh giá thành theo phương pháp trực tiếp với| „,
phương pháp hiện tại
35 Bảng theo doi ehi wét nguyén vat ligu Oi trong * Phin | bón", Đội I
36 | Bang tổng hợp chỉ phí nguyên vật liệu của đội 1 năm 2012 | 88 3z, | Bang phan ch biến động chỉ phí NVL của đội l năm|
Trang 11Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập
vào WTO thì càng tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp không còn được sự bảo
hộ của Nhà nước về thuế, trợ cấp và cạnh tranh trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng; điều này đặt ra cho công tác quản lý kinh tế tài chính một yêu cầu bức xúc Trong điều kiện đó, tổ chức KTQT nói chung, và tổ chức KTQT chỉ phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng một cách khoa học, hợp lý trở nên có ý nghĩa về mặt thực tiễn
'Tổ chức KTQT chỉ phí sản xuất, giá thành sản phẩm là khâu quan trọng
trong công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Trong bối cảnh nền
kinh tế Vi Nam như vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chỉ phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh càng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý
Qua tim hi
sản xuất và giá thành sản phẩm chủ yếu được thực hiện theo chức năng thực tế tại Công ty cao su 72, cơng tác kế tốn quản trị chỉ Pl của KTTC; phương pháp tập hợp và phân bổ chỉ phí sản xuất chung còn bộc
lộ nhiều hạn chế, giá thành sản phẩm vẫn tính theo phương pháp truyền
thống; tính kịp thời của thông tin về giá thành sản phẩm để cung cấp cho nhà
Trang 12
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Kế toán quản trị chỉ phí khai thác tại Công ty cao su 72” làm
để tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về tổ chức công tác
KTQT chỉ phí khai thác tại Công ty cao su 72
Kết hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận để từ đó đề xuất những phương
hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTQT chỉ phí khai thác tại Công ty cao su 72
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, công
tác tổ chức KTQT chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
Pham vi nghiên cứu: Các vấn đề thuộc tổ chức KTQT chỉ phí khai thác
của sản phẩm mủ cao su trong phạm vi Cong ty cao su 72
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
phân tích, tổng hợp so sánh, thống kê, phỏng ví (goài ra, luận văn còn sử dụng các dữ liệu chủ yếu là dữ liệu sơ cắp tại đơn vị kết hợp với các chế độ tài chính, qui định của ngành, hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác
“Tài chính Kế tốn
§ Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương 1: Co sé lý luận về KTQT chỉ phí sản xuất trong doanh
nghiệp
Trang 136 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
'Tổ chức KTQT chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là khâu quan
trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để cạnh tranh thì việc tính đúng, tính đủ và kịp thời các yếu tố chỉ phí đầu vào giá thành sản phẩm
có ý nghĩa to lớn trong việc định giá bán sản phẩm và xác định hiệu quả
SXKD của các doanh nghiệp Kế toán quản trị là kênh cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả cho nhà quản trị doanh nghiệp để ra các quyết định kinh doanh, ở nước ta kế toán quản trị còn khá mới mẻ và đa số các doanh nghiệp chưa phát huy hết tính năng của nó Vì vậy, đã có nl tài nghiên cứu và cũng có nhiều tài liệu viết về kế toán quản trị mà đặc biệt là kế toán quản trị chỉ phí Cụ thể:
“Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, tác giả
Huỳnh Thị Tú (2010) nghiên cứu về “Hồn thiện kế tốn quản trị tại các công ty may ở Quảng Nam", với đặc điểm kinh doanh may mặc là sản xuất
theo đơn đặt hàng nên công tác lập dự toán chỉ phí sản xuất cũng được thực hiện theo từng đơn hàng cu thể và theo từng công doan của quá trình may
mặc, với đặc điểm trên tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện kể toán quản trị chỉ phí sản xuất trong đó chú trọng đến biện pháp điều chỉnh định mức
kiệm chỉ phí Ngoài ra tác giả cũng đề xuất
nguyên vật liệu trực
phương án lập dự toán linh hoạt theo từng đơn hàng phù hợp với hoạt động p để kinh doanh của đơn vị
Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sản phẩm hữu hình như sản phẩm
Trang 14hoạch của đơn vị để xuất, vì vậy các dự toán chỉ phí sản xuất tại công ty cô phần bia Phú Minh được lập dựa trên sản lượng bia ước tính sản xuất Từ
nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng các đề xuất hồn thiện kế tốn quản trị chỉ phí bao gồm: xây dựng định mức nguyên vật liệu theo sản lượng sản xuất,
lập dự toán linh hoạt theo sản lượng sản xuất và tổ chức kế tốn mơ hình kế
tốn quản trị theo mô hình hỗn hợp
“Trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động xây lấp, tác giả Nguyễn Thị Kim 'Cường (2010) nghiên cứu
'Hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí tại công ty cổ phân Vinaconex 25" Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày công tác
kế toán quản trị chỉ phí tại đơn vị như xây đựng định mức, dự toán, tổ chức
quá trinh thi công Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét công tác lập dự toán chỉ
phí chưa linh hoạt, xây dựng hệ thống định mức chưa cụ thể, giá phí sản
phẩm vẫn xác định theo phương pháp truyền thống Từ đó, tác giả để xuất
các biển pháp hồn thiện kế tốn quản trị chỉ phí tại đơn vị bao gồm: phân loại chỉ phí, xây dựng bổ sung định mức chỉ phí, tổ chức kế toán chỉ phí sản
xuất và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, đồng thời tác giả cũng để xuất phương pháp định giá khi đấu thầu phù hợp với đặc điểm kinh doanh
của đơn vị
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng không, tác giả Trương Thị ‘Trinh Nữ (2011) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí tại Cong ty dich vụ hàng không sân bay Đà Nẵng” Trong nghiên cứu này, tác giả đã
tìm hiểu và làm rõ những vấn đề thuộc về lý luận của kế toán quản trị chỉ phí loại hình kinh doanh dịch vụ Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán
Trang 15loại theo cách ứng xử chỉ phí, lập dự toán chỉ phí, hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị và hoàn thiện phương pháp tính giá thành trực tiếp cho hoạt động
kinh doanh vận chuyển khách theo phương pháp phân loại biến phí và định phí Trong nghiên cứu này, tác giả chú trọng phân tích chỉ phí theo cách ứng xử của chỉ phí để hoàn thiện quy tình kiểm soát và chủ động trong quá trình
phân tích thông tin kế toán quản trị để ra các quyết định về giá cung cấp dịch
vụ hàng không tại đơn vị
'Có thể thấy rằng vấn đề KTQT chỉ phí đã được các tác giả nghiên cứu cụ thể trong nhiều loại hình doanh nghiệp, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất
mà cả các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ vận tải đa phương thức, xổ
lến thiết, xuất nhập khẩu
Chỉ phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chỉ phí phát sinh tại các doanh nghiệp sản xuất Nếu kiểm soát tốt chỉ phí sản xuất sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh những dé ti chi
nghiên cứu về KTQT chỉ phí nói chung như để cập ở trên, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về KTQT chỉ phí sản xuất trong doanh nghiệp Có thể kể đến như: tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh (2010) nghiên cứu ”'Kể toán quản trị chỉ phí sản xuất tại Tổng Công ty
Cả phân Thực phẩm Xuất nhập khẩu Lam Sơn”, Luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh, Chuyên ngành Kế toán, Đại học Đà Nẵng;
Cụ thé, trong đề tài nghiên cứu "KẾ toán quản trị chỉ phí sản xuất tại
Trang 16lập báo cáo phân tích chỉ phí sản xuất, lập dự toán linh hoạt nhằm tăng cường
kiểm soát chỉ phí nội bộ, tổ chí
và số sách kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo KTQT chỉ phí sản xuất, phân tích biến động chỉ phí để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, nâng cao tính hữu ích của thơng tin kế tốn phục vụ cho hoạt động quản trị tại Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ
'Có thể nhận thấy rằng phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các
hứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản
đề tài đều là: khảo sát, thống kê, tổng hợp Các vấn đề nghiên cứu của các đề tài cũng bao gồm một số nội dung tương tự nhau Dù các đề tài nghiên cứu
trên thực hiện khảo sát thực tế tại các đơn vj sản xuất kinh doanh khác nhau
nhưng tác giả chưa thấy đề tài nào tập trung nghiên cứu vấn đề KTQT chỉ phí khai thác trong doanh nghiệp khai thác và chế biến mủ cao su Do vậy, trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Kế toán quản trị chỉ phí khai
thác tại Công ty cao su 72”
Với đề tài nghiên cứu này, các vấn đề mà luận văn cần tập trung nghiên
cứu là tìm hiểu, đánh giá thực trang công tác KTQT chỉ phí khai thác, tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cao su 72 trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, nội dung cơ bản của KTQT chỉ phí sản xuất, là một phần cơ bản trong công tác KTQT chỉ phí: từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa các nội dung KTQT chỉ phí khai thác đang
được áp dụng tại Công ty
Các tài liệu viết về kế toán quản trị:
-G
~ Giáo trình kế toán quân trị, Trường Đại học kinh tế TP Hồ CỊ
~ Kế toán quản trị, phần 1 và 2 của PGS.TS Phạm Văn Dược,
jo trình kế toán quản trị của GS.TS Nguyễn Bá Thanh ( chủ biên)
Trang 17phục vụ cho kế toán quản trị; Lập dự toán chỉ phí; Kế toán chỉ phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm; Phân tích mỗi quan hệ giữa chỉ phí-sản lượng-lợi
ống các báo cáo phục vụ cho nhà quản trị: Phân tích biến động
nhuận; Hệ
Trang 18SAN XUAT TRONG DOANH NGHIEP
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TRONG
DOANH NGHIEP
1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có lãi, mặt hàng nào, sản phẩm nào sẽ bị lỗ bằng cách
tính toán, phân tích, tổng hợp từng yếu tố chỉ phí để so sánh với doanh thu
của từng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh
doanh Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải được cung cấp thông tin đầy đủ từ kế toán quản trị
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chỉ phí, nghiên cứu chủ
yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản
xuất, nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và
kết quả kinh doanh theo từng hoạt động Cho đến nay, khi bàn về khái niệm của kế toán quản trị có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như:
“Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ thì Kế toán quản
trị * là quá trình nhân diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông
tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tô chức Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức ”
“Theo quan điểm của Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học kinh
Trang 19
này"
“Theo Điều 4 Luật Kế toán Việt Nam năm 2003: "Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cắp thông tỉn kinh tế, tài chính theo yêu cầu
é, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
'Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung
trị như sau: Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những quản trị và quyết định kinh toán quản h về các hoạt động của một đơn vị cụ
thông tin định lượng kết hợp với định
thể, giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt
động của đơn vị
1.1.2 Bản chất kế toán quản trị chỉ phí
“Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ phí thường xuyên phát
sinh trong nội bộ DN và chịu sự chỉ phối của nhà quản trị, mọi quyết định trong DN đều liên quan đến việc sử dụng tài nguyên, đến chỉ phí của doanh nghiệp trong việc hình thành giá trị Quá trình này thường gắn liễn với lợi ích mong muốn của doanh nghiệp Ở đây chỉ phí được hiểu là giá trị của mọi khoản khấu hao về nhân tài, vật lực nhằm thu được các loại hàng hoá hoặc
dịch vụ
Chỉ phí có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau để cung cấp thông tin
phù hợp với nhu cầu của nhà quản tì, trong đó việc xem xét chỉ phí trong mỗi
quan hệ với khối lượng, hay mức độ hoạt động và với lợi nhuận có thể được
xem là đối tượng chủ yếu của KTQT Như vậy, các loại chỉ phí đặt trong mỗi
‘quan hệ khác nhau và quan hệ với lợi ích mang lại cả trong quá khứ hiện tại
và tương lai là đối tượng cụ thể của kế toán quản trị chỉ phí Không những thé
Trang 20trình kiểm soát, kiểm tra điều chỉnh trong quản trị cần thiết phải có cả thông tài chính cũng như phi tài chính nên đây cũng là một đối tượng cụ thể
của KTQT chỉ phí
Khởi điểm của KTQT là kế toán chỉ phí Kế toán chỉ phí bao gồm việc tập hợp phân loại, tính giá theo yêu cầu nhất định của KTTC và KTQT nhằm cung cấp thơng tin kế tốn mà chủ yếu là thông tỉn về chỉ phí cho các nhà quản trị
Mặc dù đều nhằm mục đích thông tin cho các nhà quản trị nhưng có sự khác nhau về mục đích và phạm vi giữa hai loại kế toán này: với KTTC, kế toán chỉ
phí là cơ sở xác định chỉ phí và thu thập thể hiện trên báo cáo lãi lỗ kinh doanh
tin
trong kỳ kể toán, với KTQT, kế toán chỉ phí được sử dụng để tính giá thành, lập dự toán c| làm cơ sở để phân tích chỉ phí và ra quyết định
KTQT chỉ phí n
của các nhà quản lý thuộc các cắp quản lý (Trong đó tập trung vào cấp quản
in mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm trị cấp thấp như tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý và phục vụ
- là ơi trực tiếp phát sinh các chỉ ph) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà
cquản trị với chỉ phí phát sinh thông qua hình thức thông tin chỉ phí được cung
cấp theo các trung tâm chỉ phí (nguồn gây ra chỉ phí) KTQT chỉ phí trả lời câu hỏi chỉ phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thể nào khi có sự thay đổi về mặt sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những thay đổi bắt
lợi của chỉ phí và giải pháp cần đưa ra đi chỉnh Điều này cho thấy KTQT chỉ phí mang nặng tính bản chất của kế toán quản trị nhiều hơn là kế toán chỉ phí thuần tuý
'Khi có sự biến động chỉ phí, trách nhiệm giải thích về những thay đổi bắt
lợi thuộc bộ phận nào KTQT chỉ phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục vụ cho quá trình kiểm soát, điều chính của nhà quản lý
Trang 21thông tin trong hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định Từ đó có thể rút ra bản chất của KTQT chí phí như sau:
- KTQT chỉ phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cắp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép, hệ thống hoá trong số kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập các dự toán, quyết định các phương án kinh doanh
- KTQT chỉ phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính
trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của DN Những thông tỉn đó có ý nghĩa với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp
- KTQT chỉ phí là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một
bộ phận không thể thiểu được để kí
1.1.3 Ké toán quản trị chỉ phí với chức năng quản lý
in thuc sự trở thành công cụ quản lý Để có thể điều hành hoạt động một doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải thông qua các chức năng cơ bản là: hoạch định, tổ chức, kiếm soát, đánh
giá và ra quyết định KTQT chí phí sử dụng các phương pháp riêng để thiết kế, tổng hợp, phân tích và có nhiệm vụ cung cắp các thông tin về chỉ phí phục
vụ cho các chức năng quản tị
Cu thé, mdi liên hệ giữa mỗi chức năng với kế toán quản trị chỉ phí được
thể hiện như sau:
a Chức năng lập kế hoạch
“Trong việc lập kế hoạch, người quản lý vạch ra những việc phải làm để
đưa hoạt động của tổ chức doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định
như mục tiêu về lợi nhuận, về sự tăng trưởng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp Các kế hoạch được lập có thẻ là ngắn hạn hoặc dài hạn Trong chức
năng này, KTQT chỉ phí cung cấp những thông tin để ra các quyết định và kế hoạch thông qua việc lượng hóa các mục tiêu của quản lý dưới dạng các chỉ
Trang 22b Chức năng tố chức
Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao nhất chức năng này, nhà quản trị
phải liên kết giữa các bộ phận, cá nhân nhằm huy động và kết hợp các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp lại với nhau để có thể thực hiện các mục tiêu đề
ra trong quá trình hoạch định KTQT chỉ phí phải cung cấp thông tin hàng
ngày về tình hình hoạt động của tổ chức, về tài sản, chỉ phí, thu nhập cả về mặt hiện vật và giá trị để phục vụ đắc lực cho nhà quản trị điều hành tốt qué trình hoạt động SXKD của tổ chức
e Chức năng kiểm soát
Sau khi đã triển khai thực hiện các kế hoạch, công việc kiểm tra, kiểm soát nhằm điều chỉnh và đánh giá có vị trí rất quan trọng Nhà quản trị phải dùng hệ thống các phương pháp quản lý cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phân của cả tô chức đều đi theo kế hoạch đã được vạch ra Để cung cắp thông tin cho quá trình kiểm tra của nhà quản lý, KTQT chỉ phí sẽ thiết kế các báo cáo có dạng so sánh được, so sánh giữa thực tế với kế hoạch đã được lập, qua
đó phát hiện những khâu, những chỗ chưa đạt được của quá trình thực hiện
các kế hoạch; từ đó có những điều chinh thích hợp 4 Chức năng ra quyết định
Ra quyết định tự bản thân nó không phải là một chức năng riêng biệt “Thực ra nó là một bộ phận không
é tách rời của các chức năng mà chúng ta vừa nghiên cứu ở trên Rõ ràng là chức năng ra quyết định đan xen trong các chức năng khác Khi nhà quản trị ra một quyết định về kế hoạch, về tổ chức
hay kiểm tra thì cũng có nghĩa là anh ta đã thực hiện chức năng ra quyết định
Hay nói một cách khác thì thông qua chức năng ra quyết định, nhà quản trị
thực hiện các chức năng còn lại của mình
Trang 23cao nhất và rủi ro thấp nhất KTQT chỉ phí giúp các nhà quản trị nhận diện và
phân biệt được những thông tin thích hợp và không thích hợp, tập trung chủ
yếu vào vấn đề chính cần giải qu;
“Từ đó nhà quản trị có thể nhìn nhận được vin dé gi dang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có
để có kế hoạch kinh doanh đúng đắn
12 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ KẾ TOÁN QUẢN
‘TRI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SÁN XUẤT
Một trong những cơ sở quan trọng để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn là phải nhận diện chính xác các khoản chỉ phí, phân tích
sự thay đổi của chúng trong mối quan hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn đối với từng loại chỉ
phí theo từng hoạt đông khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Để phục vụ cho yêu cầu của nhà quan trị trong việc phân tích, đánh giá
chỉ phí, kiểm soát và quản trị chỉ phí một cách tốt nhất, cần thiết phải phân
loại chỉ phí Tuỳ theo đặc điểm của chỉ phí, mục đích và yêu cầu quản trị, chỉ
lược phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
1.2.1 Phân loại chỉ phí sản xuất theo nội dung,
~ Chỉ phí nguyên liệu, vật liệu
~ Chỉ phí tiền lương và các khoản trích theo lương
~ Chỉ phí khấu hao TSCĐ
~ Chỉ phí dịch vụ mua ngoài
~ Các chỉ phí bằng tiền khác
1.2.2 Phân loại chỉ phí sản xuất theo chức năng hoạt động
a Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chỉ phí NVLTT là chỉ phí của những loại nguyên vật liệu cầu thành thực
thể của thành phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt,
rõ rằng và cụ thể cho tử
Trang 24
nhiều loại NVLTT Ví dụ như một chiếc bánh bao được sản xuất ra từ các loại
nguyên vật liệu như bột mì, thịt heo; xe gắn máy được sản xuất từ sắt, nhôm,
nhựa tổng hợp
Chỉ phí NVLTT có thể xác định cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính
thẳng vào từng đơn vị sản phẩm b Chỉ phí nhân công trực tiếp
Chỉ phí NCTT là chỉ phí tiền lương và các khoản trích theo lương của
những người lao động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm Các khoản chỉ phí này bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho lao động trực tiếp ; các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp theo chế độ quy
định doanh nghiệp phải chịu (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) Chỉ phí NCTT cũng giống như chỉ phí NVLTT, có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng sản xi đơn vị sản phẩm e Chỉ phí sản xuất chung
Chỉ phí SXC là chỉ phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm phát sinh
trong phân xưởng, bộ phận sản xuất, ngoài hai khoản mục chỉ phí NVLTT và
chỉ phí NCTT Các chỉ phí này liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, ví dụ: chỉ phí vật liệu gián tiếp, chỉ phí tiền lương của nhân viên quản
lý phân xưởng, nhân viên văn phòng chỉ phí khẩu hao TSCĐ, chỉ phí sửa chữa, bảo trì thiết bị, các chỉ phí dịch vụ mua ngoài Chỉ ếp vào sản phẩm mà sẽ được tính šXC không được tính trực
thông qua việc phân bổ theo các tiêu thức thích hợp
Cách phân loại này giúp xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chỉ
phí trong quá trình hoạt động SXKD ở doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để
tập hợp chỉ phí va tinh giá thành sản phẩm cũng như cung cắp thông tin một
Trang 251.2.3 Phân loại chỉ phí sản xuất theo cách ứng xử của chỉ phí
Theo -ách phân loại này chỉ phí sản xuất được chia thành: chỉ phí
đổi (biến phí), chi phi cố định (định phí) và chỉ phí hỗn hợp « Biến phí
~ Chỉ phí biến đổi (biến phí): là những chỉ phí thay đổi tỷ lệ thuận với
mức độ hoạt động Biến phí khi tính cho một đơn vị mức độ hoạt động thì
không đổi và khi không có hoạt động thì biến phí bằng không
Các biến phí trong doanh nghiệp thường là: chỉ phí NVLTT, chỉ phí NCT, tiễn hoa hồng bán hàng, chỉ phí vận chuyển
Tay vào mức độ thay đổi của biến phí so với mức độ hoạt động mà người
ta chia biển phí thành biến phí thực thụ và biến phí cấp bậc
- Biến phí thực thụ: là những chỉ phí ới sự biến đổi
của mức độ hoạt động Ví dụ như chỉ phí NVLTT biến đối tuyến tính với số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chỉ phí nhiên liệu biến đổi tuyến tính với số
giờ máy hoạt động
~ Biến phí cấp bậc: là những chỉ phí có thay đổi với mức độ hoạt động
nhưng không tuyến tính Những chỉ phí này chỉ thay đổi khi mức độ hoạt đông thay đổi ở một mức đáng kể nào đó Ví đụ, tại một công ty cứ một nhân
viên bảo trì máy sẽ bảo trì 5 thiết bị, như vậy tiền lương của nhân viên bảo trì là phí cấp bậc, bởi vì nếu công ty có từ 1 đến 5 thiết bị thì chỉ trả lương ết bị là từ 6-10 thiết bị thì phải cần 2 thợ bảo trì và mức lương trả cho thợ bảo trì cũng tăng lên b Định phí
- Chỉ phí cỗ định (định phí): là những khoản chỉ phí không biến đổi khi
cho 1 nhân viên bảo nhưng nếu công ty có số th
mức độ hoạt động thay đổi Tuy vậy, định phí tính trên một đơn vị sản phẩm
thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động Ví dụ, tiễn lương của cần bộ
Trang 26bị theo thời gian thuê Định phí chỉ được xem là không thay đổi theo mức độ
hoạt động khi mức độ hoạt động nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của
doanh nghiệp
Điểm khác nhau cơ bản giữa biển phí cấp bậc và định phí là: biến phí cấp bậc có thể điều chỉnh rắt nhanh khi các điều kiện thay đổi; còn định phí thì
thường bị ràng buộc ít nhất là đến hết kỳ kế hoạch mới thay đối được
Có hai loại: định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc
+ Định phí bắt buộc: là những khoản chỉ phí không thể không có cho dù
mức độ hoạt động của doanh nghiệp xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động (khấu hao TSCĐ, thuê tài sản, ) Định phí bắt buộc thường có bản chất lâu đài và rất khó thay đối Do vậy, khi ra những quyết định có liên quan đến định phí bắt buộc nhà quản lý phải cân nhắc rất kỹ
+ Định phí tùy ý: là những khoản chỉ phí có thể dễ dàng thay đổi tùy vào điều kiện thực tế của mức độ hoạt động như: chỉ phí quản lý, chỉ phí đào tạo, chỉ phí nghiên cứu và phát triển
e Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những khoản chỉ phí mà bao hàm cả yếu tố cả biến phí và định phí Trong một mức độ hoạt động nào đó chỉ phí hỗn hợp sẽ biểu hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chỉ phí hỗn hợp sẽ
biểu hiện những đặc điểm của biến phí
Chỉ phí hỗn hợp rất quan trọng vì nó rất phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phần định phí trong chỉ phí hỗn hợp phản ánh chỉ phí căn bản tối thiểu để duy trì mức độ hoạt động, phần
ánh mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản
ến phí phản 'Với a: Biển phí trong một đơn vị hoạt động:
Trang 27X: Mức độ hoạt động; `: Chỉ phí hỗn hợp
“Ta có phương trình biểu diễn chỉ phí hỗn hợp: Y = aX +b
Vì vậy, để có thể kiểm soát và điều tiết chỉ phí hỗn hợp nhà quan tri cin phải tách được chỉ phí này thành định phí và biến phí bằng nhiều phương
pháp như: cực đại cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình
phương bé nhất Ngoài ra với các phần mềm phân tích thống kê như SPSS, STATA hoặc phần mềm xử lý bảng tính EXCEL nhà quản lý có thể phân tích 'hồi qui rất thuận lợi để xác định định phí, biến phí trong chỉ phí hỗn hợp
Đây là cách phân loại đặc biệt trong việc phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định, kiểm tra và ra quyết định Qua cách phân loại này, các nhà
quản trị nhận biết sự thay đổi của chỉ phí khi mức độ hoạt động thay đổi, nhận biết thông tin ‘hi phí nhằm phục vụ cho việc lập dự toán chi phí và chủ
động điều tiết chỉ phí cho phù hợp với sự biến động của mức độ hoạt động: từ
đó có biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng các
chỉ phí, làm cơ sở ra quyết định ngắn hạn
1.2.4 Các cách phân loại chỉ phí sản xuất khác phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định
“Chỉ phí trực tiếp: là chỉ phí sản xuất có mồi quan hệ trực tiếp đến việc
sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, ở một bộ phận nhất định Chỉ phí này
bao gồm chỉ phí NVLTT va chi phi NCTT
Chỉ phí gián tiếp: là những chỉ phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm
nhưng không tập hợp trực tiếp riêng biệt cho từng loại sản phẩm; chỉ phí liên
quan đến nhiều đối tượng chịu phí Trong doanh nghiệp, chỉ phí gián tiếp gồm
chỉ phí SXC, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp
Trang 28pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp Mức độ chính xác của chỉ
phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa
học của tiêu chuẩn phân bổ chỉ phí Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp
phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chỉ phí nếu muốn
có các thông tin chân thực về chỉ phí và kết quả lợi nhuận từng loại sản phẩm, dich vụ, từng loại hoạt động trong doanh nghiệp
b Chỉ phí kiểm soát được và chỉ phí không kiểm soát được
Chi phi kiểm soát được: một chỉ phí được xem là chỉ phí kiểm soát được
ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này có thẩm quyền định ra các khoản chỉ
phí đó
Chi phí không kiểm soát được: một khoản chỉ phí được xem là khơng
kiểm sốt được ở một cấp quản lý nào đó nêu cấp này không có thắm quyền
định ra các khoản chỉ phí đó
4y ấp mới có nhiều chỉ phí khơng kiểm sốt được vì quyền hạn để ra các quyết định của các cắp này thường bị hạn chế
Xem xét chỉ phí ở khía cạnh kiếm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chỉ
phí và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp Điều này định hướng cho việc thực hiện chức năng kiếm soát của nhà quản trị, bởi vì khi kiểm soát tình hình thực hiện định mức, dự toán ở một đơn vi nội bộ thì đối tượng kiểm soát phải là chỉ phí kiểm soát
được, còn chỉ phí khơng kiểm sốt được thuộc về trách nhiệm nhà quản trị
cắp trên
¢ Chỉ phí chìm (chỉ phí lặn)
'Chỉ phí lặn là khoản chỉ phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ở tắt cả mọi phương án với giá trị như nhau Do chỉ phí lăn có ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi lựa chọn phương án
tối ưu
Trang 29xét, ra quyết định của nhà quản lý
4 Chỉ phí chênh lệch
Chỉ phí chênh lệch còn gọi là chỉ phí khác biệt xuất hiện khi so sánh nhiều
phương án để lựa chọn Đó là phần chỉ phí có ở phương án này mà không có ở
phương ấn khác hoặc là phần chênh lệch giá trị giữa các phương án
Người quân lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận ch phí chênh lệch này nên chỉ phí chênh lệch là dạng thông
tỉn thích hợp cho việc ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương
án sản xuất, kinh doanh
+ Chỉ phí cơ hội
Chỉ phí cơ hội là khoản lợi ích tiềm tang bj mắt đi khi lựa chọn phương án (hoặc hành động) này thay cho phương án (hoặc hành động) khác Ngoài
các chỉ phí sản xuất kinh doanh đã tập hợp phản ánh trên số sách kế toán,
trước hết khi lựa chọn phương án kinh doanh nhà quản trị còn phải xem xét
chi phí cơ hội phát sinh do có thể sử dụng theo các cách khác nhau nhưng vẫn
dem lại lợi nhuận cho họ
Tóm lại, với nhiều mục đích khác nhau, chỉ phí được xem xét theo nhiều
khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho hoạt động quản lý
đòi hỏi những hiểu biết kỹ lưỡng hơn về chỉ phí Được sử dụng một cách tích
nhất trong KTQT đó là cách phân loại chỉ phí theo cách ứng
cực và phí
xử của nó với sản lượng thực hiện Xem xét chỉ phí theo cách thức ứng xử giúp thấy rõ một mồi quan hệ rất căn bản trong quản lý: quan hệ giữa chỉ phí - sản lượng - lợi nhuận Báo cáo thu nhập của doanh nghiệp lập theo cách nhìn
nhận chỉ phí như vậy trở thành công cụ đắc lực cho người quản lý trong việc
Trang 3013 NỘI DUNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.3.1 Lập dự toán chỉ phí sản xuất
Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn điện và phối hợp, làm căn cứ để huy động nguồn lực kinh doanh của DN, được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định
trong tương lai Dự toán chỉ phí là phương tiện cung cắp thong tin cho các chức năng hoạch định và kiểm soát chỉ phí Dự toán chỉ phí được lập chính
xác và đầy đủ sẽ đám bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả “Thông qua dự toán chỉ phí các nhà quản trị sẽ có kế hoạch về nguồn lực để
đảm bảo thực hiện các hoạt động, đồng thời lường trước những khó khăn có
thể xây ra và có biện pháp phòng ngừa rữi ro trong kinh doanh nhằm đảm báo hoàn thành mục tiêu ca DN Dự toán chỉ phí có thể được Đối với các DN sản xuất, dự toán chỉ phí thường tập hợp theo sản phẩm, ‘Ay dựng cho toàn DN và cho từng bộ phận nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng
'Có thể tiến hành lập dự toán chỉ phí ở các DN sản xuất như sau:
- Dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: được tính căn cứ vào định mức tiêu hao NVL và đơn giá dự toán NVL
- Dự toán chỉ phí NCTT: được tính căn cứ vào đơn giá tiễn lương được xây dựng cho từng sản phẩm và sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất
~ Dự toán chỉ phí sản xuất chung: gồm các chỉ phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất phát sinh tại phân xưởng ngoài chỉ phí NCTT
va chi phi NVLTT
Dự toán có nhiều loại bao gồm dự toán đài hạn và dự toán ngắn hạn Dự
toán ngắn hạn là loại dự toán được lập cho kỳ kế hoạch là năm và chia ra từng
Trang 31đến các hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản
xuất, thu, chỉ
Để xây dựng được dự toán chỉ phí sản xuất một cách chính xác và xây
dựng chỉ tiêu dự toán về sản lượng thì một nội dung quan trọng trước khi lập
cự toán đó là xây dựng định mức chỉ phí cho một đơn vị sản phẩm Dự toán
và định mức có sự khác nhau về phạm vi Định mức thì tinh cho từng đơn vị
còn dự toán được lập cho toàn bộ sản lượng sản phẩm cần thiết dự kiến sản xuất trong kỳ Do vậy, giữa dự toán và định mức có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, nếu định mức được xây dựng không sát với thực không hợp lý thi dự toán được lập trên cơ sở đó sẽ không có tính khả thỉ cao, giảm tác dụng kiểm soát thực
Cho nên, việc xây dựng định mức chỉ phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công việc quản lý Trước hết, nó là cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách hoạt động hàng năm, góp phần tích cực vào phát huy ý nghĩa của dự toán Đồng thời là cơ sở giúp cho các bộ phận kiểm soát và tiết
kiệm chỉ phí, tạo điều kiện đơn giản hơn trong công tác kế toán chỉ phí 4a Định mite chi phi
i Khdi nigm dinh mite
Định mức là chỉ phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một
dịch vụ cho khách hàng Có hai tiêu thức cơ bản để xây dựng định mức đó là
định mức về giá và định mức v lượng
~ Giá định mức cho biết đơn giá của các chỉ phí là bao nhiêu để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ
~ Lượng định mức cho biết số lượng cần thiết của các loại chỉ phí dé sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ là bao nhiêu
Trang 32ii Xây dựng định mức chỉ phí
* Xây dựng định mức chỉ phí NVILTT
'Về mặt lượng nguyên vật liệu: Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản
xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường
án xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:
1 Nguyên vật liệu cần thiết dé sản xuất 1 sản phẩm
2 Hao hut cho phép
3 Luong vật liệu tính cho sản phẩm hong
'Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị NVLTT sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khẩu thương mại, giảm giá hàng bán
Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là: -Gi iá mua (trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm gi hàng bán) ~ Chỉ phí thu mua nguyên vật liệu Như vậy ta có: Định mức chỉ phí NVLTT = Định mức về lượng * định mức về giá * Xây dựng định mức chỉ phí NCTT
Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT,
KPCD BHTN của lao động trực tiếp
Định mức về lượng: thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản
phẩm Có thể được xác định bằng 2 cách:
1 Phương pháp kỹ thuật: chỉa công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2 Phương pháp bắm giờ
"Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:
Trang 33+ Thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy + Thời gian tính cho sản phẩm hỏng * Xây dựng định mức chỉ phí SXC
Định mức SXC được xây dựng cho biến phí SXC và định phí SXC dé
thuận tiện cho công việc kiểm soát chỉ phí phí SXC
Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng Dịnh mức giá phản
ánh biển phí của đơn giá chỉ phí SXC phân bổ Định mức lượng ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bỗ chỉ phí SXC cho | don vị sản phẩm + Dinh mite định phí SKC Được xây dựng tương tự như ở phần biển phí Sở dĩ tách riêng là nhằm + Định mức bi
giúp cho quá trình phân tích chi phí SXC sau này
b Dự toán chỉ phí sản xuất theo chức năng
¡Dự toán chỉ phí NVLTT
Khi lập dự toán NVLTT cần phải căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ với lượng và giá thành định mức từng loại nguyên vật liệu, tình hình tổn kho
nguyên vật liệu Trước tiên xác định nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng:
R l Dinh mite tiêu hao Nguyên vật liệu sử _—_ Số lượng sản phẩm = x_ nguyên vậtliệu
dụng theo dự toán sản xuấttheo dự toán cho một sản phẩm = “Tổng lượng Lượng Lượng nguyên Lượng nguyên
nguyênvật = nguyênvật + vậtliệudựkiến - vậtliệu tồn liệu cần mua liệu sử dụng cuối kỳ kho đầu ky
Trang 34ii Dự toán chỉ phí NCTT
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức NCTT trong kỳ để xây dựng
cdự tốn chỉ phí NCTTT Cơng thức tính như sau: : Định mức thời
Tổng chỉ phi Nhu cầu sản gian lao động Định mức dựtoánnhân = phẩmsản x trực tiếp bình l x_ bình quân của
công trực tiếp xuất trong kỳ quân 1 sản phẩm ; 1 giờ LĐTT
di Dự toán chỉ phí SẮC Chỉ phí
`XC là các chỉ phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động
sản xuất, phát sinh trong phân xưởng Khác với chỉ phi NVLTT va chi phí
NCTT, chỉ phí SXC dự toán bao gồm dự toán biến phí SXC và dự toán định
phí SXC Dự toán này được tính như sau:
Dự toán CPSXC = Dự toán biến phí SXC + Dự toán định phí SXC
Trong đó:
Dự toán biến phi SXC = 'Dự toán biến phí don vi SXC x Sản lượng SX theo dự toán
Dự toán định phí = Định phí SXC x "Tỷ lệ % tăng (giảm) định
SXC thực tế kỳ trước phí SXC theo dự kiến
13:2 Tập hợp chỉ phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
a Déi tượng tập hợp chỉ phí và đối tượng tính giá thành
i
di negng tap hop chi phi
Việc xác định đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất là khâu đầu tiên rat
‘quan trong trong toàn bộ tổ chức công tác KTQT chỉ phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Trang 35
nhau, theo quy trình công nghệ khác nhau Để xác định đúng đối tượng tập
hợp chỉ phí sản xuất cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp, không có đối tượng tập hợp chỉ phí chung cho mọi loại hình doanh
nghiệp, mà căn cứ vào đặc điểm riêng, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp
để xác định đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất riêng cho từng doanh nghiệp
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chỉ phí là
~ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp: giản đơn, phức tạp ~ Đặc điểm tổ chức SXKD của doanh nghiệp: có phân xưởng hay không có phân xưởng ~ Địa điểm phát sinh của chỉ phí, mục đích công dụng của chỉ phí trong SXKD ~ Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành
"Trên cơ sở những căn cứ xác định đó, đối tượng tập hợp chỉ phí có thể là: - Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp
- Từng giai đoạn công nghệ hay tồn bộ quy trình cơng nghệ ~ Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình
~ Từng nhóm sản phẩm, chỉ tiết hay bộ phận sản phẩm
“Xác định đúng đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất và tập hợp chỉ phí sản
xuất một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất đã xác định là cơ sở, tiền để quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chỉ phí, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá
thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp ii Đối tượng tính giá thành
Trang 36cấu tố chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản
phẩm Trong các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà
đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm công việc, đơn đặt hàng hoàn thành
~ Từng loại sản phẩm hoàn thành, chỉ tiết, bộ phận sản phẩm
- Từng công trình, hạng mục công tình
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu giản đơn, là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dỡ dang không có hoặc có không đáng kể, nên đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm Đối với các doanh nghiệp tổ
chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng,
¡ tượng tính giá thành là sản
phẩm của từng đơn đặt hàng Toàn bộ chỉ phí phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm
'Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành của quá trình sản xuất Õ những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tùy theo yêu cầu quản lý đặc điểm sử dụng bán thành phẩm và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm
hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng
giá thành có thể là từng bộ phận, chỉ tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chính
Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra
các quyết định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ
quan trong trong việc xác định đối tượng tính giá thành Điều này thể hiện rõ
Trang 37tính giá thành cụ thể như thế nào (mức độ tổng hợp, hay chỉ tiết ) còn phụ thuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp
5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Trong KTQT giá thành thường được tính theo hai phương pháp là
phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp
‡ Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ
Tinh giá thành theo phương pháp toàn bộ là phương pháp tính mà giá thành thành phẩm sẽ bao gồm chỉ phí NVLTT, chỉ phí NCTT và chỉ phí SXC
Phuong pháp tính giá thành toàn bộ gồm 2 hệ thống tính giá thành sản
mở các doanh
phẩm là hệ thống tính giá thành theo công việc (áp dụng phổ
nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng) và hệ thống tính giá thành theo quá trình
san xuất (áp dung ở những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản
xuất hàng loại, các sản phẩm giống nhan cả về đặc tính, quá trình sản xuất và chỉ phí sản xuấp)
“Theo phương pháp này thì sau khi tập hợp các thông tỉn về chỉ phí phát
sinh trong kỳ, chỉ phí đở dang đầu kỳ và chỉ phí dở dang cuối kỳ kế toán bắt đầu tính giá thành thành phẩm Nếu chỉ phí được tập hợp theo công việc thì đối tượng tính giá thành là các công việc hay các đơn đặt hàng Nếu chỉ phí được tập hợp theo quá trình sản xuất thì đối tượng tính giá thành là bán thành
phẩm của từng phân xưởng và thành phẩm của phân xưởng sản xuất cuối
cùng Ta có công thức tính giá thành như sau:
Giáthành = Chỉ phísản xuất + Chỉ phí sản xuất - 'Chỉ phí sản xuất sảnphẩm dởdangđầukỳ phátsinhưongkỳ dở dang cuối kỳ
Phuong pháp tính giá thành theo phương pháp toàn bộ là phương pháp
mang tính bắt buộc và được tính vào cuối kỳ Thông tin từ phương pháp này
được cung cắp cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp Trên phương
Trang 38việc ra các quyết định chiến lược Tuy nhiên phương pháp này không đáp
ứng được yêu cầu cho các nhà quản trị trong việc lập các kế hoạch lỉnh hoạt
đáp ứng nhu cầu thông tin về chỉ phí đơn vị trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau và các quyết định về giá bán sản phẩm với mức sản lượng
khác nhau
ii Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
Tinh giá thành theo phương pháp trực
sản phẩm chỉ bao gồm các biến phí là chỉ phí NVLTT, chỉ phí NCTT và biến
p là cách tính mà giá thành của phí SXC Định phí SXC được coi là chỉ phí thời kỳ và được tính vào chỉ phí kinh doanh ngay khi phát sinh
Để tính được giá thành theo phương pháp này thì chỉ phí sản xuất phải
phân loại theo cách ứng xử của chỉ phí là phân thành biến phí và định phí Chỉ
phí được tập hợp theo cách ứng xử của chỉ phí Đối tượng tính giá thành là các công việc, đơn đặt hàng hay các bán thành phẩm, các thành phẩm tại thời
điểm mà nhà quản trị yêu cầu tính
iá vì phương pháp này được tiến hành
theo yêu cầu của nhà quản lý của doanh nghiệp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp chỉ cung cắp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp Phuong pháp này được sử dụng nhiễu trong KTQT như: định giá bán sản phẩm, lập dự toán linh hoạt, lập báo
cáo thu nhập theo số dư đảm phí, cơ sở để thực hiện công tác kiểm soát, đánh
giá tình hình thực hiện chỉ phí, ứng dụng trong phân tích mối quan hệ chỉ phí
~ sản lượng - lợi nhuận
1.3.3 Phân tích thông tin thích hợp phục vy cho việc ra quyết định
a Sự cần thiết phải nhận điện thông tìn thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định
“Trong thực tế, các nguồn thông tin thường có giới hạn, do vậy, việc thu thập một cách đầy đủ tắt cả các thông tin về thu nhập và chỉ phí gắn
Trang 39các phương án của các tình huống cần ra quyết định là một việc rất khó khăn,
đôi khi không có khả năng thực hiện Tru
h trang đó, việc nhận diện
được và loại trừ các thông tin không thich hợp trong tiến trình ra quyết định là
hết sức cẩn thiết Có như vậy, các quyết định mới được đưa ra một cách
nhanh chóng, kịp thời
'Bên cạnh đó, việc sử dụng lẫn lộn các thông tn thích hợp và thông tin
không thích hợp trong tiến trình ra quyết định sẽ làm phức tạp thêm vấn đề, làm giảm sự tập trung của các nhà quản lý vào vấn đẻ chính được giải quyết Hơn thể nữa, nếu sử dụng các thông tin không thích hợp, độ chính xác không cao thì rất dễ dẫn đến các quyết định sai lầm Do vậy, cách tốt nhất là tập
trung giải quyết
đề chỉ dựa trên các thông tin thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng của các quyết định đưa ra
b Phân tích thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh:
“Trong kinh đoanh, nhà quản trị thường đứng trước sự lựa chọn từ nhiều
phương án khác nhau Mỗi phương án tập hợp rắt nhiều thông tin, trong đó có
những thông tin giống nhau và những thông tin khác nhau giữa các phương
án Do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét, cân nhắc để ra quyết định đúng đắn nhất Phương pháp phân tích thông tin chỉ phí thích hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc lựa chọn các thông tin chỉ phí thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh
“Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định phải đạt hai yêu cầu sau:
~ Thông tin đó phải
quan đến tương lai
- Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn
Những thông tỉn không đạt một trong hai yêu cầu trên hoặc không đạt cả
Trang 40Quá trình phân tích thông tin thích hợp gồm 4 bu 'ơ bản như sau: + Tập hợp tắt cả thông tin liên quan đến phương án cần xem xét + Loại bỏ khoản chỉ phí chìm + Loại bỏ các khoản thu nhập và chỉ phí giống nhau ở các phương án đang xem xét + Những thong tin còn lại là những thông tỉn thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn các phương án
1.3.4 Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị chỉ phí
Báo cáo kế toán quản trị chỉ phí là loại báo cáo kế toán phản ánh một
cách chỉ tiết tình hình chỉ phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị trong doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chỉ phí của một doanh nghiệp thường bao gồm các loại báo cáo sau
~ Các báo cáo dự toán chỉ phí phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán chỉ phí là rất cần thiết cho tắt cả các doanh nghiệp Báo cáo dự toán chỉ phí là một kế hoạch hành động, nó lượng hóa các mục đích của đoanh nghiệp theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động Cùng với chức
năng hệ thống hóa việc lập kế hoạch các thông tin trên báo cáo dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, hoàn thiện sự
truyền tải thông tin và sự hợp tic trong nội bộ doanh nghiệp
- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá (báo cáo kiểm soát
chỉ phí) và ra quyết định: Các báo cáo này được thành lập nhằm kiểm tra tình
hình thực hiện chỉ phí, dự toán chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng khoản mục chỉ phí trong doanh nghiệp Báo cáo này có thể lập theo nhiều
phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vì khác nhau, tùy theo
yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà xây dựng loại báo cáo này