1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cụ được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
Tác giả Vũ Thị Mai
Trường học Trường Đại học Sư phạm 2
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Bài kiểm tra
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 468,61 KB

Nội dung

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo; 2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở; 3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; 4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp; 5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

-    -

BÀI KIỂM TRA SỐ 02

Họ và tên: Vũ Thị Mai

Sinh ngày 17 /02/ 1977

STT: 07

Đơn vị công tác: Trường CĐSP Nam Định

Trang 2

2

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BÀI KIỂM TRA SỐ 02

Họ và tên: Vũ Thị Mai

Sinh ngày 17 /02/ 1977

STT: 07

Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân

công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy

học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình

bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:

1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;

2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;

3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương

-

Trang 3

3

BÀI LÀM

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân

công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy

học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Thiết kế bài dạy trên lớp theo định hướng phát triển năng lực người học là phương

pháp dạy học đặt trọng tâm vào việc giúp sinh viên (SV) phát triển các năng lực cần thiết để

giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế Thay vì giảng viên (GV) chỉ truyền đạt

thông tin một cách thụ động, phương pháp này hướng đến việc khuyến khích người học tham

gia tích cực và phát triển các kỹ năng toàn diện Phương pháp này giúp SV không chỉ nắm

vững kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề hiệu

quả trong cuộc sống và công việc

Thiết kế một bài học - kế hoạch dạy học theo lí luận dạy học thì luôn đảm bảo về các

yêu cầu cơ bản, các bước cơ bản, theo một cấu trúc nhất định Để thiết kế 1 bài kế hoạch dạy

học thuộc học phần Giáo dục học mầm non 1 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của

người học, tôi sẽ triển khai theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Tìm hiểu đối tượng người học

- Bước 2, Xác định nội dung dạy học

- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

Bao gồm: Mục tiêu kiến thức; Mục tiêu kỹ năng; Mục tiêu thái độ qua đó phát triển

phẩm chất, năng lực của người học

- Bước 4: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức giảng dạy

- Bước 5: Thiết kế giáo án

Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:

- Mục tiêu bài học: Nêu rõ yêu cầu SV cần đạt sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái

độ và các năng lực đạt được một cách cụ thể

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

Giảng viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật,…), các phương

tiện dạy học (máy tính, tivi smart) và tài liệu dạy học cần thiết

Thiết kế minh họa bài dạy trên lớp theo định hướng phát triển năng lực người

học trong giảng dạy học phần «Giáo dục học mầm non 2

Giáo án sau được thiết kế trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần Giáo dục học mầm

non 1 tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam định

Sau đây là một số thông tin về học phần Giáo dục học mầm non 1:

PHẦN GIÁO DỤC HỌC MẦM NON 2

1 Thông tin chung về học phần

Trang 4

4

- Tên học phần: GIÁO DỤC HỌC MẦM NON 2

- Mã học phần: SP 4320 Số tín chỉ: 03

- Ngành đào tạo: Giáo dục mầm non, trình độ cao đẳng

- Loại học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Sau học phần Tâm lý học 1, Giáo dục học mầm non 1

2 Mục tiêu của học phần: Sau khi kết thúc học phần sinh viên cần nắm vững:

- Về kiến thức: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non, mục đích,

nhiệm vụ giáo dục học mầm non, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và các điều kiện chăm

sóc - giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Giáo dục trẻ trong các hoạt động, tổ chức cuộc

sống cho trẻ trong và ngoài cơ sở giáo dục mầm non Việc phối hợp nhà trường với gia đình

trong việc giáo dục trẻ mầm non Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào học bậc tiểu học

- Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên kỹ năng giải thích, xử lý những vấn đề cơ bản

trong giáo dục trẻ mầm non Hệ thống kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

ở từng độ tuổi trong trường mầm non Kỹ năng liên kết với các lực lượng trong những điều

kiện giáo dục cụ thể

- Về thái độ: Hình thành thái độ đúng đắn đối với việc học tập môn học Từ đó có

tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, có ý thức trong việc tự

bồi dưỡng rèn luyện tay nghề, không ngừng nâng cao năng lực sư phạm cho người giáo viên

mầm non Hình thành tình cảm, lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn

- Mục tiêu năng lực: Góp phần hình thành năng lực nắm vững nhiệm vụ, nội dung

giáo dục mầm non; Năng lực tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non; Năng lực tổ chức các

hoạt động giáo dục trẻ Kiến thức của học phần đặt cơ sở trực tiếp cho việc lĩnh hội kiến thức

và hình thành kỹ năng cho sinh viên khi học các học phần phương pháp cụ thể của từng lĩnh

vực trong giáo dục mầm non

3 Tóm tắt nội dung học phần

Nội dung cơ bản của học phần là hệ thống tri thức của giáo dục mầm non: Mục đích,

nhiệm vụ giáo dục mầm non; nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp, các điều kiện

giáo dục trẻ mầm non; tổ chức đời sống và các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non; nội dung

và các biện pháp kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình và vấn đề chuẩn bị cho trẻ

mầm non đến trường tiểu học nhằm góp phần hình thành năng lực nắm vững nhiệm vụ, nội

dung giáo dục mầm non; Năng lực tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non; Năng lực tổ

chức các hoạt động giáo dục trẻ Kiến thức của học phần đặt cơ sở trực tiếp cho việc lĩnh hội

Trang 5

5

kiến thức, hình thành kỹ năng cho sinh viên khi học các học phần phương pháp cụ thể của

từng lĩnh vực trong giáo dục mầm non

4 Phân phối thời gian

Nội dung Số

tiết

Phân phối thời gian

LT TH TL Khác

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của giáo dục học mầm

non 5 4 0 2 0

Chương 2: Nhiệm vụ giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non 12 8 6 2 0

Chương 3: Những hình thức tổ chức đời sống sinh hoạt cho trẻ

mầm non 10 6 6 2 0

Chương 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non 11 6 6 2 1

Chương 5: Kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ

mầm non 4 2 2 2 0

Chương 6: Chuẩn bị cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo vào trường phổ

thông 3 1.5 0 3 0

Cộng 45 27.5 20 13 1

GIÁO ÁN MINH HỌA

Tại trường CĐSP Nam Định tôi được phân công giảng dạy học phần Giáo dục học

Mầm non 2 Sau đây là kế hoạch, ý tưởng giảng dạy học phần thông qua một tiết học cụ thể

Tên bài: Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo (5.2.3)

Người dạy: Th.S Vũ Thị Mai

Lớp dạy: Cao đẳng Mầm non A

Ngày dạy: Thứ 3, ngày tháng năm

Tiết dạy: Tiết Thời lượng: 50 phút

Địa điểm: Phòng nhà A

Vị trí bài dạy:

Chương 3

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ MẦM NON

5 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non

5.1 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ nhà trẻ

5.2 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo

Trang 6

6

5.2.1 Tổ chức đón trẻ, chơi, thể dục sáng

5.2.2 Học

5.2.3 Chơi, hoạt động ở các góc

1 Mục tiêu bài học

- Kiến thức: Sinh viên hiểu rõ mục đích, thời gian tiến hành, nội dung và yêu cầu thực

hiện, các bước tổ chức cho trẻ mẫu giáochơi, hoạt động ở các góc

- Kĩ năng: Hình thành cho sinh viên kỹ năng: chọn đồ chơi, phân góc chơi, vai chơi,

tạo tình huống chơi cho trẻ mẫu giáo

- Thái độ:Sinh viên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với việc rèn kỹ năng tổ chức

chơi, hoạt động ở các góc cho trẻ mẫu giáo

- Định hướng phát triển năng lực: Tiếp tục hình thành năng lực tổ chức chế độ sinh

hoạt cho trẻ mầm non nói chung và năng lực tổ chức vui chơi cho trẻ mẫu giáo nói riêng

2 Đồ dùng và phương tiện dạy học

Máy chiếu; giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo; các tư liệu: Tư liệu hình ảnh, video ;

các đồ chơi phù hợp ở các góc liên quan đến bài học

3 Ý tưởng sư phạm:

Triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người

học với các biện pháp cụ thể:

- Khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện hiện đại vào

quá trình dạy – học

- Sử dụng phối hợp các phương pháp, các hình thức dạy học đa dạng trong đó chú

trọng sử dụng các phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm,

- Kết hợp dạy lí thuyết và thực hành thông qua nhiệm vụ, tình huống cụ thể, tự nghiên

cứu của sinh viên nhằm phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học trong

tiết dạy

4 Tiến trình lên lớp

Thời

gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA SINH

VIÊN

1’ Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định lớp

- Giới thiệu các thầy cô giáo dự giờ

- Nhắc lại kiến thức đã học trong mục 5.2

- Giới thiệu bài mới

Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nội

dung thứ 3: Chơi, hoạt động ở các góc của trẻ mẫu

giáo

- Sinh viên chú ý lắng nghe

- Sinh viên nắm được kiến thức

trọng tâm của bài học

2’ Hoạt động 2: Xác định mục tiêu

Trang 7

7

- Giảng viên trình chiếu slide và đặt câu hỏi: Mục tiêu

của bài học là gì?

+ Kiến thức: Sinh viên hiểu rõ mục đích, thời gian tiến

hành, nội dung và yêu cầu thực hiện, các bước tổ chức

cho trẻ mẫu giáochơi và hoạt động ở các góc

+ Kĩ năng: Hình thành cho sinh viên kỹ năng: chọn đồ

chơi, phân góc chơi, vai chơi, tạo tình huống chơi cho

trẻ mẫu giáo

+ Thái độ:Sinh viên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc

đối với việc rèn kỹ năng tổ chức chơi, hoạt động ở các

góc cho trẻ mẫu giáo

+ Định hướng phát triển năng lực: Tiếp tục hình thành

năng lực tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non nói

chung và năng lực tổ chức vui chơi

cho trẻ mẫu giáo nói riêng

- Sinh viên chú ý lắng nghe,

quan sát và trả lời câu hỏi Từ đó

xác định được mục tiêu bài học

42' Hoạt động 3: Hình thành năng lực

- Giảng viên triển khai nội dung tiết học:

5 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non

5.1 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ nhà trẻ

5.2 Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu

giáo

5.2.1 Tổ chức đón trẻ, chơi, thể dục sáng

5.2.2 Học

5.2.3 Chơi, hoạt động ngoài trời

5.2.4 Chơi, hoạt động ở các góc

“Vui chơi vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu

giáo” và hoạt động góc lại là một hoạt động thu hút

được hứng thú chơi của trẻ tốt nhất Vì khi trẻ chơi và

hoạt động ở các góc trẻ được thỏa mãn tất cả các nhu

cầu như: đóng vai, thử nghiệm, phán đoán, phân tích,

chỉ dẫn Điều thích thú nhất với trẻ là trong quá

trình hoạt động góc trẻ được nhập vai tập làm tất cả

các nghề mà trẻ yêu thích

- Giảng viên giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động

góc (HĐG) của trẻ mẫu giáo

Thông qua NC tài liệu các bạn cho cô biết MĐ của

HĐG là gì?

Sinh viên lắng nghe và quan sát

Sinh viên đọc tài liệu và trả lời

câu hỏi

Trang 8

8

a Mục đích:

- Giúp trẻ khám phá khoa học, hình thành những kĩ

năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động, sáng tạo,

khả năng giao tiếp

- Khơi gợi xúc cảm, hứng thú của trẻ trong các mối

quan hệ tương tác với bạn bè thông qua hoạt động vui

chơi ở các góc

Hãy cho cô biết thời gian tiến hành chơi, hoạt động

góc của trẻ mẫu giáo diễn ra trong bao lâu?

b Thời gian tiến hành:

- Mẫu giáo bé: 30 - 40 phút

- Mẫu giáo nhỡ 35 - 40 phút

- Mẫu giáo lớn 40 - 50 phút

Giảng viên cho sinh viên quan sát lại những hình ảnh

chơi, hoạt động góc của trẻ

Bạn hãy quan sát và cho biết:

- Ở mỗi góc trẻ đang chơi gì?

- Nội dung thực hiện ở các góc là gì?

c Nội dung và yêu cầu thực hiện

* Nội dung:

- Các trò chơi như trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò

chơi lắp ghép - xây dựng

- Các các hoạt động mang tính sáng tạo như vẽ, nặn,

xé dán, hát múa…

- Nội dung chơi gắn với chủ đề và các lĩnh vực phát

triển; phù hợp với độ tuổi

* Yêu cầu thực hiện:

Hãy thành lập nhóm 3-4 bạn và thảo luận về câu

hỏi: Để tổ chức chơi, hoạt động ở các góc người

GVMN cần thực hiện những yêu cầu gì?

(trước khi chơi, trong khi chơi, sau khi chơi)

- Giáo viên chuẩn bị đủ đồ chơi, thời gian, không gian

chơi thích hợp cho mỗi góc

- Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi phù hợp với nội dung

Sinh viên lắng nghe và trả lời

Sinh viên quan sát và trả lời

Sinh viên thảo luận và trả lời

Trang 9

9

mỗi góc chơi, phù hợp với độ tuổi (MGB cô có thể

chơi cùng trẻ, làm mẫu cho trẻ, phân vai chơi và tạo

tình huống chơi cho trẻ…; MGN cô cho trẻ lựa chọn

vai chơi, mở rộng chủ đề chơi…; MGL cô cho trẻ tự

thỏa thuận chơi với nhau …)

- Giáo viên nên quan sát, khuyến khích trẻ luân phiên

tham gia vào các nhóm chơi, góc chơi khác nhau,

không nên để trẻ chơi, hoạt động ở một nhóm nào đó

quá lâu

- Kết thúc thời gian chơi, hoạt động ở các góc, đối với

trẻ mẫu giáo bé, giáo viên hướng dẫn trẻ và cùng trẻ

cất đồ chơi, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp vào nơi quy

định; đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn, giáo viên

tạo điều kiện cho trẻ tự cất đồ chơi, đồ dùng gọn gàng,

ngăn nắp vào nơi quy định

- Tiến hành theo các bước:

d Các bước tiến hành

Giảng viên cho sinh viên xem video và thực hiện

yêu cầu: các nhóm hãy thảo luận với nhau và trả

lời câu hỏi: nêu các bước tổ chức chơi, hoạt động

góc cho trẻ mẫu giáo

* Bước 1: Ổn định và gây hứng thú cho trẻ

(thông qua bài hát, câu đố …)

* Bước 2: Thỏa thuận chơi

* Bước 3: Quá trình trẻ chơi ở các góc

* Bước 4: Nhận xét trẻ chơi ở các góc

* Bước 5: Kết thúc chơi

** Giảng viên nêu câu hỏi: Hãy kể tên các chủ đề

hoạt động của trẻ mẫu giáo mà bạn biết

Với chủ đề “Thực vật” các nhóm hãy dự kiến các

góc chơi cho trẻ mẫu giáo

Thống nhất số góc chơi

Sinh viên xem video, thảo luận

và trả lời câu hỏi

Sinh viên thảo luận và trả lời

Trang 10

10

Giảng viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thực

hiện các yêu cầu sau:

1) Xác định nội dung chơi và lựa chọn đồ chơi phù

hợp với góc của mình

Giảng viên nhận xét: …

2) Xây dựng và thực hành đoạn hội thoại để thỏa thuận

vai chơi giữa các trẻ với nhau ở các góc

Giảng viên nhận xét: …

Sinh viên thảo luận và thực hành

Sinh viên thảo luận và thực hành

Sinh viên tự nhận xét

3' Hoạt động 4: Đánh giá

* Giảng viên phát phiếu học tập:

1) Hãy điển nội dung tương ứng với mỗi bức tranh

(Đón trẻ; học; chơi ngoài trời; chơi, hoạt động góc) -

Giảng viên trình chiếu các bức tranh

Tranh số Nội dung

(1)

(2)

(3)

(4)

2) Kể tên các bước tổ chức chơi, hoạt động góc cho trẻ

mẫu giáo

Trả lời:

3) Kỹ năng lựa chọn nội dung chơi, đồ chơi phù hợp

với các góc chơi (chủ đề Thực vật/ Quả)

Góc Nội dung

chơi

Đồ chơi

Xây dựng

Bán hàng

Tạo hình

(vẽ tranh)

* Giảng viên đánh giá: …

Sinh viên điền phiếu học tập

2' Hoạt động củng cố, tổng kết

Trang 11

11

- Nhắc lại nội dung cơ bản đã học

- Giao bài tập: Dựa vào mẫu kế hoach sau, hãy lập kế

hoach tổ chức chơi, hoạt động ở các góc cho trẻ mẫu

giáo với chủ đề Nghề nghiệp

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC

CỦA LỚP MẪU GIÁO BÉ

Chủ đề: Nghề Nghiệp

Đề tài:

Đối tượng :

Số lượng: … trẻ

Thời gian: …

Người thực hiện: …

1 Dự kiến các góc

2 Mục đích yêu cầu

3 Chuẩn bị

4 Trình tự tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt

động

của

trẻ

* Bước 1: Ổn định và gây hứng thú

cho trẻ (thông qua bài hát, câu đố …)

* Bước 2: Thỏa thuận chơi

* Bước 3: Quá trình trẻ chơi ở các

góc

* Bước 4: Nhận xét trẻ chơi ở các

góc

* Bước 5: Kết thúc chơi

5…

Nam Định, tháng năm

Tổ trưởng bộ môn Người soạn

Th.s Vũ Thị Mai

Ngày đăng: 27/09/2024, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w