1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm 3

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế kế hoạch dạy học học phần Dạy học tích cực trong môn Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm
Thể loại Đề kiểm tra
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 311,69 KB

Nội dung

Câu 2 6 điểm: Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển ch

Trang 1

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng

dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực người học

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những

liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:

1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;

2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;

3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương

Bài làm

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học học phần Dạy học tích cực trong môn

Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên

và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá

trình dạy học Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập mà

chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học

Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây

dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Tuy

nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp

nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công

Thầy cô giảng dạy trong nhà trường hay các giảng viên đào tạo doanh nghiệp,

chương trình public đều có thể áp dụng những phương pháp này giúp các em sinh viên hào

hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh hoạt, đúng với thực tế để phụ vụ việc

giảng dạy Bởi việc truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách thụ động, không bài bản,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỀ KIỂM TRA PHẦN CHUYÊN NGÀNH

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Trang 2

không có phương pháp cụ thể sẽ khiến học sinh gặp phải khó khăn trong việc nắm bắt kiến

thức, giáo viên giảng dạy cũng không thể truyền tải hết kiến thức cho sinh viên

Môn học đặt ra yêu cầu:

+ Yêu cầu với sinh viên:

Tự nghiên cứu và báo cáo kết quả tự nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình, vận dụng

và liên hệ thực tiễn, minh họa PP tiến hành các nội dung dạy hoạt động âm nhạc cho trẻ

mầm non (dạy hát, múa, vận động theo nhạc, nghe hát nghe nhạc, TC trò chơi âm nhạc)

Thực hiện các hoạt động thực hành: Soạn giáo án, thiết kế hoạt động giờ học, dự

giờ dạy mẫu, tập dạy, nhận xét, rút kinh nghiệm

+ Yêu cầu về trang thiết bị, tài liệu: Phòng học thực hành có máy chiếu; đồ dùng thực

hành hoạt động âm nhạc như loa, đài, đạo cụ múa; Video giờ mẫu môn học, nhạc Beat, nhạc

cụ âm nhạc; Tài liệu học tập môn PPTC HĐÂN cho trẻ MN

Dạy học tích cực trong môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN tiếp tục củng

cố, hoàn thiện và nâng cao những kiến thức và kĩ năng để dạy môn PPTC HĐÂN giúp cho

sinh viên có năng lực tổ chức hoạt động âm nhạc cho học trẻ mầm non theo quan điểm dạy

học tích cực

Quá trình dạy học sẽ thiết kế các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động của người

học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả

của người học, chú trọng sử dụng tích hợp các phương tiện truyền đạt khác nhau (giáo trình,

tài liệu in, băng hình ), các phương pháp dạy học tích cực giúp người đọc dễ hiểu và có

hứng thú học tập

Hoàn thành học phần, sinh viên sẽ tiếp tục tích lũy và hoàn thiện những kiến thức, kĩ

năng cơ sở và cơ bản trong dạy học PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN, là sự đảm

bảo tính chuyên nghiệp trong dạy học của người giáo viên mầm non

Mục tiêu của môn học:

1 Kiến thức:

- Học sinh nắm được kiến thức cốt lõi của môn học để thực hiện, phân tích, thảo luận,

bình luận những vấn đề liên quan đến môn học, bao gồm:

+ Những vấn đề chung về dạy học tích cực trong môn PPTC HĐÂN cho trẻ MN

+ Những kiến thức cơ bản và có hệ thống về các phương pháp và kĩ thuật dạy học

tích cực

Trang 3

+ Củng cố và nâng cao kiến thức về kế hoạch dạy học, các yêu cầu chuẩn bị một bài

dạy và các thao tác tiến hành trong từng tiết dạy

- Nắm được mối liên hệ của môn PPTC HĐÂN cho trẻ MN với các môn học khác

như: Tâm lý học - Giáo dục học MN; Nhạc lý cơ bản; Múa cơ bản, rèn luyện và có kỹ năng

âm nhạc thành thạo Rèn luyện kỹ năng NV sư phạm thường xuyên để hiểu và tiếp tục học

tập, nghiên cứu, luyện tập thực hành môn học;

- Đáp ứng yêu cầu của giáo dục theo hướng dạy học tiếp cận năng lực và phát triển

toàn diện

2 Năng lực:

Sinh viên nhận biết và rèn luyện được:

- Nhóm kỹ năng cơ sở bao gồm các kỹ năng âm nhạc sử dụng trong dạy học (Kỹ

năng hát, múa, vận động theo nhạc, kỹ năng biểu diễn âm nhạc, kỹ năng sử dụng các thiết bị

dạy học âm nhạc, sử dụng các loại nhạc cụ âm nhac )

- Nhóm kỹ năng nghiệp vụ sư phạm trong dạy học âm nhạc cho trẻ MN (Kỹ năng nói,

giao tiếp, xử lý tình huống, thiết kế hoạt động, lập kế hoạch, soạn giáo án, tổ chức lớp học )

trong giờ hoạt động âm nhạc

- Nhóm kỹ năng cơ bản bao gồm các kỹ năng xây dựng mục tiêu, ý tưởng và thiết kế

hoạt động dạy học

3 Phẩm chất:

- SV yêu thích môn học, đam mê tìm hiểu, tiếp cận những vấn đề liên quan đến môn

học PPTC hoạt động âm nhạc, ngành học GDMN;

- Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và nghề dạy học nói

riêng

- Có sự tự tin và tính chuyên nghiệp, chủ động tiếp cận thực tế, vận dụng nhanh hiệu

quả những PPDH hiện đại (STEAM, MONTESS0RI)

Kế hoạch cụ thể của học phần Dạy học tích cực trong môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc

cho trẻ MN:

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DHTC TRONG MÔN PP TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON (10 LT + 3 TL + 17 TH)

Bài 1: Khái quát về dạy học tích cực

1 Định hướng đổi mới PPDH

2 Đặc điểm của dạy học tích cực

Trang 4

3 Sự khác nhau giữa dạy học tích cực và dạy học thụ động

4 Dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động Những nhiệm vụ của giáo viên để thực hiện

quan điểm tích cực hóa hoạt động của sinh viên

5 Dạy học hiện đại

Bài 2: Ứng dụng đặc điểm của hoạt động não bộ vào dạy học tích cực

1 Giới hạn về số lượng và thời gian - Dạy học có trọng tâm

2 Mức độ xử lí thông tin tỉ lệ thuận với ghi nhớ - Cần đa dạng các hoạt động dạy học

3 Thích sự độc đáo, khác biệt - tăng tính hấp dẫn của dạy học

4 Thích những thứ quen thuộc có ý nghĩa với mình - Hãy biến lạ thành quen

5 Ghi nhớ tốt nhất khi được đáp ứng nhu cầu - Tạo thách thức, nhu cầu cho người học

6 Sự khác biệt của bán cầu não phải và trái - Biện pháp để kích hoạt não phải trong dạy

học

7 Phân tích và thiết kế hoạt động dạy học từ phương diện ứng dụng các đặc điêm của

hoạt động não bộ

8 PP sơ đồ tư duy

Bài 3: Các nguyên tắc dạy học tích cực

1 Các nguyên tắc dạy học tích cực

- Một là, liên hệ đến thực tế

- Hai là, tạo không khí tích cực trong giờ giảng

- Ba là, trực quan hóa - trình bày nội dung bằng hình ảnh

- Bốn là, khuyến khích người học tự làm

- Năm là, chốt lại nội dung giờ giảng

2 Các tiêu chí để người dạy có thể tự đánh giá một giờ dạy tốt

3 Phân tích, đánh giá và thiết kế hoạt động dạy học từ phương diện các nguyên tắc dạy

học tích cực

Bài 4: Các bước thiết kế dạy học tích cực

1 Các bước thiết kế dạy học tích cực

1.1.Xác định mục tiêu

1.2 Xây dựng ý tưởng

1.3 Thiết kế hoạt động

2 Quy trình thiết kế hoạt động học tập phát triển năng lực của học sinh

3 Thiết kế dạy một giờ học môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN

Bài 5: Lập kế hoạch dạy học tích cực

1 Yêu cầu

Trang 5

2 Các bước thiết kế

3 Thiết kế các loại hoạt động dạy học môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN

4 Tổ chức các hoạt động dạy học môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN theo

yêu cầu phát triển năng lực

5 Mục tiêu dạy học phát triển năng lực theo chương trình GDPT 2018 (Những yêu cầu

của DHPTNL người học Đặc điểm của DHPTNL)

Chương II: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Bài 1: Khái quát về các PPDH và KTDH tích cực.

1 Phương pháp dạy học và các bình diện của phương pháp

2 Phương pháp dạy học tích cực và lợi ích trong dạy học

3 Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực

Bài 2: Phương pháp vấn đáp và kỹ thuật đặt câu hỏi trong DHTC

1 PP Vấn đáp

2 KT đặt câu hỏi

3 Thiết kế bài dạy môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN có sử dụng PP vấn

đáp/ KT đặt câu hỏi

4 Thiết kế câu hỏi trong môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN theo 4 mức độ

Bài 3: PP Dạy học hợp tác (nhóm)/ Các kĩ thuật dạy học hơp tác trong DHTC

1 PP Dạy học hợp tác (nhóm)

2 Các kĩ thuật dạy học hơp tác: Khăn trải bàn; ổ bi; bể cá; mảnh ghép

3 Khả năng áp dụng dạy học nhóm trong môn PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

MN; tìm ra một số chủ đề có thể vận dụng dạy học nhóm

4 Các cách thành lập nhóm

5 Thiết kế và đánh giá giờ dạy sử dụng PPDH hợp tác/ KT dạy học hợp tác

Bài 4: PP Thực hành trong DHTC

1 KN, điều kiện, quy trình thực hành, hướng dẫn tổ chức thực hành trong môn PP tổ

chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN

2 Chia nhóm TH, giao nhiệm vụ TH, chuẩn bị TH

3 Tổ chức TH môn học PP tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ MN: thực hiện theo yêu

cầu, nội dung TH, dự giờ TH đối chiếu lý thuyết, thảo luận nhóm, nhận xét, rút kinh

nghiệm, đánh giá

Trang 6

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, em xin trình bày

những liên hệ thực tế của bản thân về hai nội dung sau đây:

Nội dung 1: Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp

Hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường là dạng hoạt động chủ đạo, quyết

định trực tiếp sự phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh Dạng hoạt động này đặt ra nhiều

yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức lĩnh hội tri thức, kĩ năng, rèn luyện đạo đức,

nhân cách… nên học sinh sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định nhằm thực hiện

được những yêu cầu đó Vượt qua được những yêu cầu, khó khăn này thì học sinh sẽ phát

triển hài hòa về thể chất, tâm lí, trí tuệ và nhân cách

Để làm được điều này giáo viên - với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục và

dạy học bên cạnh việc tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học, định hướng hoạt động tự

học và tự rèn luyện của học sinh, giáo viên cần đồng hành, theo sát và kịp thời phát hiện

những khó khăn riêng của những học sinh khác nhau Từ đó tìm ra biện pháp, cách thức hỗ

trợ phù hợp, giúp học sinh thực hiện được hoạt động học tập và rèn luyện một cách hiệu quả

Nói cách khác, ngoài hai công việc chính là giáo dục và dạy học, hoạt động tư vấn, hỗ trợ

học sinh cũng là một trong những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên

Theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu về

năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh được coi là một trong những tiêu chuẩn về phát triển

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên trung học cơ sở nói

riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7) Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư

vấn, hỗ trợ học sinh hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học

sinh, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh

Theo tinh thần của Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn

công tác tư vấn tâm lí trong trường phổ thông, hoạt động tư vấn tâm lí trong nhà trường

được hiểu là “sự hỗ trợ tâm lí, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia

đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống

khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”

Như vậy quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học không chỉ dừng

lại ở việc tư vấn, hỗ trợ cho từng học sinh cụ thể khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống

mà còn bao gồm các hoạt động mang tính phòng ngừa hướng tới mọi học sinh trong nhà

trường, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, gia đình, mối quan hệ xã hội Từ đó

giúp học sinh tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn mà học

sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển về

phẩm chất và năng lực theo mục đích giáo dục đã đề ra

Trang 7

Tư vấn, hỗ trợ trong hoạt động học tập và hướng nghiệp

Trong quá trình học tập, học sinh có thể gặp những khó khăn như: hạn chế về vốn

kiến thức, lúng túng về phương pháp, kĩ năng giải quyết các nhiệm vụ học tập… Nội dung

tư vấn về học tập cho học sinh có thể bao gồm: Cách tự nhận thức, tự đánh giá quá trình học

tập của bản thân; Kĩ năng và phương pháp học tập hiệu quả, phát triển hứng thú trong học

tập; Xây dựng kế hoạch học tập cá nhân và định hướng chiến lược học tập lâu dài; Hoàn

thành các nhiệm vụ học tập có độ khó cao như các buổi thuyết trình chuyên đề, bài tập

nhóm, dự án học tập…

Ở cấp trung học cơ sở, việc học tập của học sinh đã bắt đầu mang màu sắc định

hướng nghề nghiệp, nhất là học sinh cuối cấp học này Học sinh không chỉ học tập các môn

học dựa vào hứng thú, sở thích của bản thân, mà còn tập trung vào những môn học liên quan

đến trường, nghề hay ngành mà mình yêu thích Đây cũng là nội dung giáo viên cần chú ý

đến khi tư vấn, hỗ trợ học sinh về học tập: cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, giúp

học sinh khám phá sở thích, đặc điểm tính cách, năng lực học tập… phù hợp với yêu cầu

nghề mà học sinh kì vọng; xây dựng kế hoạch học tập gắn với lĩnh vực nghề nghiệp, thị

trường lao động đang cần đến trong thời điểm hiện tại và tương lai

Hình thức và phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh

Tùy thuộc vào những tiêu chí cụ thể mà có thể chia thành các hình thức tư vấn, hỗ trợ

khác nhau như:

- Căn cứ vào tính chất của hoạt động tư vấn,hỗ trợ: Có thể chia thành hai dạng cơ

bản gồm:

➣ Tư vấn, hỗ trợ trực tiếp: Là hình thức tư vấn trong đó giáo viên và học sinh/nhóm

học sinh trò chuyện, tương tác “mặt đối mặt với nhau” với nhau không qua môi trường

trung gian Ví dụ: học sinh và giáo viên gặp nhau trao đổi trên lớp, trong phòng tâm lí học

đường tại trường (nếu có) hoặc tại nhà của học sinh…

➣ Tư vấn, hỗ trợ gián tiếp: Đây là hình thức giáo viên và học sinh/nhóm học sinh

không đối thoại trực tiếp mà thông qua phương tiện trung gian như điện thoại, mạng internet,

“hộp thư tâm tình”…

- Căn cứ vào nội dung tư vấn, hỗ trợ: Có thể chia thành các hình thức cơ bản gồm: tư

vấn, hỗ trợ học tập và hướng nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến mối quan hệ,

giao tiếp; tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân của học sinh

Ngoài ra, giáo viên có thể tư vấn, hỗ trợ học sinh liên quan đến những nội dung cụ

thể như: Tư vấn, hỗ trợ về giới tính/ sức khỏe sinh sản (giáo viên giúp học sinh có kiến thức

Trang 8

về đặc điểm phát triển tâm, sinh lí lứa tuổi; các loại bệnh lây qua đường tình dục; vấn đề

lạm dụng tình dục…); Tư vấn, hỗ trợ về vấn đề lạm dụng chất gây nghiện (giáo viên giúp

học sinh có kiến thức về các chất gây nghiện và tác hại của chúng; giúp học sinh biết cách

phòng tránh việc lạm dụng chất gây nghiện, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thể chất và đời

sống tinh thần của học sinh…; Tư vấn, hỗ trợ về sử dụng mạng xã hội an toàn (giáo viên có

thể hướng dẫn, tư vấn cho học sinh cách khai thác thông tin trên mạng xã hội, những kĩ

năng ứng xử trên mạng xã hội và hạn chế những rủi ro khi học sinh tham gia các hoạt động

trên mạng xã hội….)

Trong quá trình giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh, bên cạnh những phương pháp cơ

bản như trò chuyện, trực quan…giáo viên cũng cần sử dụng các phương pháp khác nhằm

đánh giá, nhận diện biểu hiện và mức độ khó khăn mà học sinh gặp phải như quan sát, trắc

nghiệm Do vậy trong nội dung này chúng tôi kết hợp trình bày nhóm các phương pháp

đánh giá khó khăn của học sinh và nhóm các phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh

Một số phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh

Phương pháp trò chuyện

➣ Xác định rõ mục đích của buổi trò chuyện

➣ Thể hiện thái độ cởi mở, vui vẻ và thân thiện với học sinh để tạo môi trường giao

tiếp tích cực khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin

➣ Đặt câu hỏi phù hợp, linh hoạt hoặc nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, bộc lộ sự

hiểu biết, kinh nghiệm, từ đó phát hiện ra các khía cạnh có liên quan đến vấn đề cần giải

quyết

➣ Lắng nghe ý kiến của học sinh, phản hồi nội dung và xúc cảm một cách phù hợp

➣ Khích lệ học sinh suy nghĩ và trao đổi để đạt được mục đích của quá trình trò

chuyện)

Phương pháp trực quan

➣ Lựa chọn phương tiện (tranh, ảnh, video, đồ vật) phù hợp với mục đích, nội dung

tư vấn, hỗ trợ

➣ Lựa chọn không gian, đặt câu hỏi phù hợp để học sinh thể hiện suy nghĩ của bản

thân qua phương tiện trực quan

Phương pháp kể chuyện

Trang 9

➣ Chuyện kể phải phù hợp với mục đích tư vấn, hỗ trợ và đặc điểm tâm lí của học

sinh

➣ Nội dung câu chuyện nên gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh Những câu

chuyện được kể có thể do sáng tác hoặc được viết theo các sách/báo, hoặc được sưu tầm từ

đời sống thực tiễn

➣ Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề để định hướng chú ý và dẫn dắt

tư duy có chủ định ở học sinh; yêu cầu học sinh dự đoán về diễn biến của câu chuyện, cách

xử lí tình huống của nhân vật trong câu chuyện…

Phương pháp thuyết phục

➣ Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp

➣ Đưa ra minh chứng cụ thể, rõ ràng

➣ Khi thuyết phục cần tác động đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh

➣ Giáo viên thể hiện sự quan tâm và thuyết phục bằng tình cảm nhiều hơn để học

sinh hiểu và làm theo

Để hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh đạt được kết quả như mong đợi, giáo viên cần

phối hợp sử dụng các phương pháp trên một cách linh hoạt trong thực tiễn giáo dục và dạy

học học sinh

Các kĩ năng tư vấn, hỗ trợ mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình

trợ giúp học sinh gồm:

Kĩ năng lắng nghe

Là khả năng giáo viên tập trung chú ý, quan tâm, thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc, vấn đề

của học sinh và đưa ra những phản hồi phù hợp giúp học sinh nhận biết rằng mình đang

được quan tâm, chia sẻ

➣ Làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng, thấy mình có giá trị

➣ Góp phần xây dựng mối quan hệ tin tưởng, thân thiện giữa giáo viên và học sinh

➣ Cho phép học sinh giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng

➣ Khuyến khích học sinh chia sẻ nhiều thông tin

Cách thực hiện kĩ năng:

Trang 10

➣ Giáo viên bày tỏ sự khích lệ đối với học sinh bằng các biểu cảm phi ngôn ngữ

nhằm khuyến khích sự chia sẻ của học sinh (như gật đầu, hơi ngả người về phía học sinh,

duy trì giao tiếp bằng mắt, giọng nói nhẹ nhàng, khoảng cách phù hợp, im lặng tích cực….)

➣ Đón nhận cảm xúc và cố gắng thấu hiểu cảm xúc của học sinh đằng sau những sự

kiện và suy nghĩ học sinh chia sẻ mà không phán xét hay bình luận gì

➣ Sử dụng những câu nói thể hiện sự khích lệ, động viên học sinh (như cô/thầy hiểu,

à, ra thế, cô/thầy đang nghe em đây….)

➣ Lắng nghe không phải chỉ thu nhận thông tin một chiều mà cần có sự tương tác

giữa giáo viên và học sinh Vì thế giáo viên nên sử dụng các kĩ thuật lắng nghe tích cực như:

phản hồi cảm xúc, phản hồi nội dung để giúp học sinh cảm nhận được giáo viên hiểu câu

chuyện và thấu cảm với vấn đề của mình

Ví dụ: Học sinh phàn nàn “Tại sao mẹ lại không cho em đi sinh nhật bạn trong lớp

nhỉ? Mẹ định giam cầm em trong nhà mãi sao?”

Giáo viên: “Có vẻ như em cảm thấy bực mình và thất vọng (phản hồi cảm xúc) vì mẹ

không cho em đi sinh nhật bạn trong lớp (phản hồi nội dung)”

Kĩ năng đặt câu hỏi

Là khả năng của giáo viên sử dụng các dạng câu hỏi (cách hỏi) để thu thập thông tin

từ phía học sinh, làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ, khuyến khích học sinh tự bộc lộ

những suy nghĩ, xúc cảm của bản thân mình

Các dạng câu hỏi: Có hai dạng câu hỏi cơ bản gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Chỉ dẫn thực hiện kĩ năng:

➣ Giáo viên vận dụng linh hoạt các dạng câu hỏi để tìm hiểu thông tin về học sinh

và đặt câu hỏi đúng lúc, đúng thời điểm

➣ Câu hỏi đặt ra phải đi theo lôgic của sự kiện và tư duy của học sinh Giáo viên

giúp học sinh mô tả hiện trạng bằng cách trả lời câu hỏi như thế nào? sau đó yêu cầu phân

tích, lí giải vì sao như thế?, cuối cùng trả lời câu hỏi vấn đề là gì?

➣ Nên sử dụng câu hỏi mở để thu thập thông tin về sự kiện (cái gì?); quá trình hay

cảm xúc (như thế nào?), nguyên nhân (vì sao?)

➣ Có thể sử dụng các câu hỏi giả định về những điều tích cực để hướng học sinh đến

sự thay đổi (dạng câu hỏi nếu… thì…) hoặc câu hỏi phép lạ (ví dụ: nếu có điều ước, thì em

ước gì?)

Ngày đăng: 26/09/2024, 18:27