Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo; 2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở; 3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; 4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp; 5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.
Trang 1LỚP CDNN GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
Họ và tên: Lê Thanh Tường
Ngày tháng năm sinh: 01/03/1980
ĐVCT: Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng
STT: 23
Trang 2
Câu 1: Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần trong đó tóm tắt kế ý tưởng dạy
học, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
người học
THIẾT KẾ BÀI DẠY TRÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY TOÁN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG
CĐSP
Mở đầu:
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất
cũng không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét
việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo
và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học,
hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên Một
thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển
phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học
1 Năng lực của con người:
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Hoặc: Năng lực là khả năng huy động
tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một
bối cảnh nhất định Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù Năng lực
chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và
học tập, làm việc Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực
đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học
đó tạo nên
2 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực:
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người
học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung
giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Điểm khác nhau giữa các phương
pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn,
mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung
cao hơn trước đây
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy
học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người
3 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:
Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – SV theo hướng cộng tác có ý
Trang 3nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri
thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập
phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm
nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực
tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại
hứng thú học tập cho người học Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như:
bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi sinh viên (SV); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu
mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho SV
theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều:
giữa GV với SV, giữa SV với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt
động học của người học) Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể
(hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú
trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực
tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện,
thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động
đánh giá của GV và tự đánh giá của SV Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi
mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ
thuật dạy học Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ
thuật riêng
4 Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:
Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống Có
thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án) Sau đây là một cấu
trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể…
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất ),
các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector ) và tài
liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ
dùng học tập cần thiết)
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy- học cụ thể Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những
tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai
sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục
thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết
quả bài học vào cuộc sống
Trang 44 Thiết kế kế hoạch dạy học học phần Toán học cơ bản
Bài 1 Khái niệm về tập hợp ( LT:2 tiết)
Nội dung kiến thức Phương pháp
1 Tập hợp và phần tử
- Tập hợp : là khái niệm cơ bản, không định nghĩa
mà chỉ mô tả bằng ví dụ
- Ví dụ: Tập hợp các cháu mẫu giáo trường Mầm
non 1-6
- Ví dụ: Tập hợp các số tự nhỉên
- Phần tử của tập hợp là các đối tượng tạo nên tập
hợp đó
Phần tử xX, aA…
Ký hiệu: Tập hợp X, Y, A, B…
Các tập hợp số: N,, Q, R
2 Cách xác định một tập hợp
a Liệt kê các phần tử của tập hợp
Ta liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp Khi đó các
phần tử được viết trong dấu {}, mỗi phần tử cách nhau
dấu phẩy(,) hoặc dấu chấm phẩy (;)
Ví dụ:
Tập hợp A gồm 4 phần tử a, b, c, d được viết như sau :
A ={a, b, c, d}
Chú ý :
- Tập hợp được xác định không phụ thuộc vào thứ
tự các phần tử của nó Chẳng hạn tập hợp {a, b, c, d}
và { b, c, d, d}chỉ là một tập hợp
- Trong một tập hợp mỗi phần tử chỉ viết một
lần
b Phương pháp chỉ ra tính chất đặc trưng của các
phần tử của tập hợp
Một tập hợp có thể xác định bằng cách chỉ ra các
thuộc tính của các phần tử mà dựa vào thuộc tính đó ta
có thể nhận biết một đối tượng đó có thuộc tập hợp
hay không, thuộc tính này gọi là tính chất đặc trưng
Nếu X là tập hợp các phần tử x có tính chất đặc trưng
T thì ta viết :
X = {x x có tính chất T }
VD: X = {xN 3<x<6 }
Y= {xN x là ước số của 6 }
A = {xR (x-3)(x+4) = 0 }
c Phương pháp xác định bằng hình vẽ
A
x
x
d x
Hình vẽ trên ta có: aA, bA, cA , dA
Thuyết trình
SV đọc tài liệu
Vấn đáp
GV giảng giải
SV tìm thêm các VD
Trang 55 Thiết kế minh họa bài dạy trên lớp theo định hướng phát triển năng lực
người học trong giảng dạy Toán học
Giáo án thuộc học phần Toán cơ bản dành cho chuyên ngành Giáo dục Mầm
non tại trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng
GIÁO ÁN MINH HỌA
Tên bài dạy: CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP ( 03 tiết: 02LT; 01 TH)
Học phần: Toán cơ bản Lớp: Cao đẳng Giáo dục Mầm Non
Họ và tên giáo viên: Lê Thanh Tường
Thời gian: 50 phút
Mục tiêu của bài
Sau bài học này SV có khả năng:
Kiến thức: Nắm được định nghĩa các phép toán về tập hợp, biết thực hiện các
phép toán đối với các hợp cụ thể
Kỹ năng : Vận dụng các phép toán vào giái các bài tập thực tiễn, lấy ví dụ minh
hoạ
Thái độ: Chuẩn bị bài đầy đủ, học tập tích cực
Tiến trình bài học
Nội dung kiến thức Phương pháp
1 Hợp của hai tập hợp
Định nghĩa: Hợp của hai tập hợp A và B là một tập hợp gồm các
phần tử thuộc A hoặc thuộc B
Ký hiệu: A B
A B = { x xA hoặc xB }
Minh hoạ bằng hình vẽ dưới đây, phần gạch chéo trên hình biểu thị
hợp của hai tập hợp A và B
A B
AB
Ví dụ 1 : A= {1, 2, 3} ; B = {2, 4}
A B = {1, 2, 3, 4}
Ví dụ 2 : A = {thỏ, gà, ôtô, gấu}
B = {búp bê, ôtô, thỏ, vịt}
A B = {thỏ, gà, ôtô, gấu, búp bê, vịt}
GV Giảng giải
Vấn đáp: SV tìm VD
SV đọc tài liệu,
Trang 6Chú ý:
i A = A
ii Nếu A⊂B thì A B = B
b Giao của hai tập hợp
Định nghĩa: Giao của hai tập hợp A và B là một tập hợp gồm
các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B
Ký hiệu: A B
Ta có : A B = { x xA và xB }
Minh hoạ bằng hình vẽ dưới đây, phần gạch chéo trên hình biểu
thị giao của hai tập hợp A và B
A B
AB
Ví dụ 1: A = {1, 2, 3} ; B = {2, 4}
A B = {2}
Ví dụ 2 : A = {thỏ, gà, ôtô, gấu}
B = {búp bê, ôtô, thỏ, vịt}
A B = {thỏ, ôtô}
Chú ý:
Nếu A B = thì ta nói A và B rời nhau
A =
Nếu A⊂ B thì A B = A
3 Các tính chất của phép hợp và phép giao
Cho A, B, C là các tập hợp tuỳ ý, ta có:
a.Tính chất giao hoán
A B = B A
A B = B A
b.Tính chất kết hợp
(A B) C= A (B C)
(A B) C = A (B C)
c.Tính chất phân phối
A (B C) = (A B) (A C)
A (B C) = (A B) (A C)
4 Hiệu của hai tập hợp
Định nghĩa: Hiệu của hai tập hợp A và B là một tập hợp gồm các
phần tử thuộc A nhưng không thuộc B
Ký hiệu: A\ B
Minh hoạ bằng hình vẽ dưới đây, phần gạch chéo trên hình biểu thị
hiệu của hai tập hợp A và B
Vấn đáp : SV tìm các
VD trong thực tế về
các phép toán tập
hợp
GV Giảng giải
Vấn đáp: SV tìm VD
SV đọc tài liệu, trình
bày nội dung các t/c
Trang 7A B
A\ B
Ta có : A\ B = {xxA và x B }
Từ định nghĩa suy ra: x A\ B xA và x B
Ví dụ : A = {1 ;2 ;3} ; B = {2 ;4}
A\ B = {1 ; 3}
B \ A = {4}
Ví dụ 2: A là tập hợp các cháu của trường MN 3-10
B là tập hợp các cháu trai của trường MN 3-10
A\ B là tập hợp các cháu gái của trường MN 3-10
Chú ý:
Nếu A và B là hai tập hợp rời nhau thì A\ B = A và B \ A = B
Nếu A⊂B thì A\ B =
Nếu B⊂A thì A\ B gọi là phần bù của B đối với Avà ký hiệu
là CAB
Ví dụ: Xét tập hợp số tự nhiên N, A là tập hợp các số chẵn, phần
bù của A đối với N là tập hợp các số lẻ
5 Tích Đềcác
a Cặp thứ tự : Cho hai tập hợp A và B, x là một phần tử tuỳ ý
thuộc A, y là một phần tử tuỳ ý thuộc B Một đối tượng mới
ký hiệu (x,y) trong đó x là thành phần thứ nhất, y là thành
phần thứ hai gọi là một cặp thứ tự
Như vậy (x, y) = (x,
, y,)
,
y
y
,
x
x
Nói chung (x, y)(y,x)
b Định nghĩa tích Đề các:
Cho hai tập hợp A và B tuỳ ý khác rỗng, tích Đề các của hai tập
hợp A và B là một tập hợp gồm các cặp thứ tự (x,y) trong đó
xA và yB
Ký hiệu:
AxB = {(x,y) xA và yB }
Ví dụ: A= {1,2,3} ; B = {2,4}
AxB = {(1,2); (1,4); (2,2); (2,4); (3,2); (3,4)}
B xA = {(2,1); (2,2); (2,3); (4,1); (4,2); (4,3)}
Chú ý :
Nếu AB thì AxB BxA
Nếu A = B thì AxA = A2
Nếu A có m phần tử, B có n phần tử thì AxB có
m.n phần tử
Tích Đề các của n tập hợp:
A1xA2x…xAn = {(x1,x2,…,xn) xiAi, i=1,2…,n}
GV Giảng giải
Vấn đáp: SV tìm VD
Trang 8
Bài tập
Bài 1 Gọi Z là tập hợp các số nguyên, dùng tính chất đặc trưng để biểu diễn:
a) Tập hợp các số nguyên là bội số của 6
b) Tập hợp các số nguyên chẵn
c) Tập hợp các số nguyên lẻ
d) Tập hợp các số nguyên chia cho 3 dư 1
e) Tập hợp các số nguyên chia hết cho 5
Đáp số:
a A = { x Z x= 6q; q Z }
b B = { x Z x= 2k; k Z }
c C = { x Z x= 2k +1; k Z }
d D = { x Z x= 3q +1 ; q Z }
e E = { x Z x= 5q; q Z }
Bài 2 Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = { x N x có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị bằng 3 }
b) B = { x N x + 1 < 9 }
c) C = { x Z -2 < x < 3 }
d) D = { x Z (x –1)(2x +3) =0}
Đáp số:
a A = { 13, 23, 33, 43, 53, 63, 73, 83, 93 }
b B = { 0,1,2,3,4,5,6,7 }
c C = { -1,0,1,2 }
d D = { 1 }
Bài 3 Hãy xác định quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau:
a) A là tập hợp các cháu mẫu giáo trường Mầm non 3-10
B là tập hợp các cháu trai trường Mầm non 3-10
C là tập hợp các cháu mẫu giáo lớp 4 tuổi A trường Mầm non 3-10
D là tập hợp các cháu trai của lớp 4 tuổi A trường Mầm non 3-10
b) A là tập hợp các hình hình học
B là tập hợp các hình khối
C là tập hợp các hình phẳng
D là tập hợp các hình tam giác
E là tập hợp các hình khối trụ
Đáp số:
a B A ; C A ; D A ; D B ; D C
b B A ; C A ; D A ; E A ; D C ; E B
Bài 4 : Cho hai tập hợp : A = {1,2,3,6}, B = {1,2,4,8}
Hãy xác định : A B, A B, A\B, B\A, AxB, BxA
Đáp số
A B = {1,2,3,4,6,8} , A B = {1,2}
A \B = {3,6}, B \ A = {4,8}
AxB = {(1,1); (1,2); (1,4); (1,8); (2,1); (2,2);(2,4); (2,8); (3,1); (3,2); (3,4); (3,8); (6,1); (6,2); (6,4);
(6,8)}
Bài 6: Tìm hiểu năng khiếu của một lớp mẫu giáo gồm 32 cháu, người ta thấy có 18 cháu hát hay, 17
cháu múa giỏi, trong đó có 13 cháu vừa hát hay vừa múa giỏi Hỏi trong lớp còn bao nhiêu cháu
không hát hay và cũng không múa giỏi?
Bài giải
Hướng dẫn: Vẽ hình minh hoạ
Hát hay Múa giỏi
Bài giải:
Số cháu chỉ hát hay là: 18 – 13 = 5 (cháu)
Trang 9Số cháu chỉ múa giỏi là: 17 – 13 = 4(cháu)
Số cháu không không hát hay và cũng không múa giỏi là:
32 – (5 + 4 + 13) = 10 (cháu)
Đáp số : 10 cháu
Bài 7:
Trong một lớp mẫu giáo gồm 34 cháu, người ta thấy có 15 cháu đội mũ, 17 cháu mặc áo len Trong số
đó có 9 cháu vừa đội mũ vừa mặc áo len Hỏi còn bao nhiêu cháu không đội mũ và không mặc áo
len
Đáp số : 11 cháu
Bài 8:
Trong một lớp mẫu giáo gồm 50 cháu, người ta thấy có 20 cháu kể chuyện tốt, 22 cháu hát hay, 14
cháu vẽ giỏi Trong số đó có 8 cháu vừa kể chuyện tốt vừa hát hay, 4 cháu vừa hát hay vừa vẽ giỏi, 3
cháu vừa kể chuyện tốt vừa vẽ giỏi Hói có bao nhiêu cháu không kể chuyện tốt, hát hay, vẽ giỏi
Vẽ
14 Vẽ
Hát 22
Kể chuyện 20
Bài giải:
Số cháu chỉ hát hay là: 22- (8 + 4) = 10 (cháu)
Số cháu chỉ vẽ giỏi là: 14- (3 + 4) = 7 (cháu)
Số cháu chỉ kể chuyện tốt là: 20- (8 + 3) = 9 (cháu)
Số cháu chỉ giỏi một môn là: 10 + 7 + 9 =26 (cháu)
Số cháu giỏi 2 môn là: 8 + 3 + 4 = 15 (cháu)
Số cháu không giỏi môn nào là: 50- (26 + 15) = 9 (cháu)
Đáp số : 9 cháu
Bài 9: Trong số 100 học sinh có:
28 người học tiếng Pháp, 30 người học tiếng Trung Quốc, 42 người học tiếng Anh, 8 người học tiếng
Pháp và tiếng Trung Quốc, 10 người học tiếng Pháp và tiếng Anh, 5 người học tiếng Trung Quốc và
tiếng Anh, 3 người học cả ba thứ tiếng Hỏi:
a Có bao nhiêu người chỉ học một thứ tiếng?
b Có bao nhiêu người không đi học ngoại ngữ?
c Có bao nhiêu người học tiếng Anh mà không học tiếng Pháp?
Bài giải:
Minh hoạ bằng hình vẽ (SV vẽ hình)
Số người chỉ học tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc là: 8-3 = 5
Số người chỉ học tiếng Pháp và tiếng Anh là:10 – 3 = 7
Số người chỉ học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc là: 5 – 3 = 2
Số người chỉ học hai thứ tiếng: 5 + 7 +2 = 14
Số người chỉ học tiếng Pháp là : 28 - (5 + 7 + 3) = 13
Số người chỉ học tiếng Trung Quốc là : 30 – (5 + 2 + 3) = 20
Số người chỉ học tiếng Anh là : 42 – (7 + 2 + 3) = 30
Số người chỉ học một thứ tiếng là: 13 + 20 + 30 = 63
Số người không học ngoại ngữ là: 100 – (14 + 63 + 3) = 20
Số người học tiếng Anh mà không học tiếng Pháp là: 42 – 10 = 32
Đáp số : a 63 người
b 20 người
c 32 người
Trang 10NỘI DUNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC TRONG HỌC
TẬP VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CĐSP CAO BẰNG
I Thực trạng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát
triển nghề nghiệp
Nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình
sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề Hoặc nghề nghiệp
là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được
những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào
đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội
Có thể thấy mục đích của tư vấn nghề nghiệp trước hết giúp cho các cá nhân tự ra
quyết định lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học trên cơ sở phù hợp với nhân cách
của họ Đối với SV, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho họ lựa chọn nghề nghiệp
mà còn người học còn phải được tư vấn về những kiến thức (kiến thức chuyên môn,
kiến thức bổ trợ) và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp,
cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai, thích
nghi với thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động trong cuộc cách
mạng công nghiệp hiện đại ngày nay Do đó, có thể hiểu Tư vấn nghề nghiệp cho sinh
viên là hệ thống các hoạt động hỗ trợ người học bao gồm từ việc tư vấn lựa chọn nghề
nghiệp đến việc tư vấn người học trang bị kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn để họ có khả
năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp, thích ứng với thị
trường lao động
Từ quan niệm trên có thể thấy tư vấn nghề nghiệp cho SV có những nội dung sau:
Thứ nhất, tư vấn giúp người học tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở
phân tích, đánh giá đặc điểm nhân cách cá nhân phù hợp với nghề nghiệp
Bất kể ai cũng đều sở hữu những tiềm năng nhất định nhưng chỉ được bộc lộ trong
những có điều kiện cụ thể Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các nhà tư vấn nghề nghiệp
là có thể giúp người học nhận ra được tiềm năng của họ Để làm được điều này cần sử
dụng các bài trắc nghiệm khác nhau, kết hợp với kĩ năng khai thác, tìm hiểu thông tin
từ tư vấn Nhà tư vấn dùng chuyên môn của mình giúp cho người học tự nhận ra điểm
mạnh của họ có phù hợp hay cần cải thiện điểm gì để phù hợp với nghề nghiệp
Trong quá trình tư vấn, mặc dù nhà tư vấn là người rất quan trọng nhưng không
làm hộ người học những gì họ có thể tự làm Bởi lẽ bản chất của tư vấn chính là trở
thành người đồng hành cùng người được tư vấn Người học sẽ là người tự ra quyết
định lựa chọn ngành nghề Một nguyên tắc trong quá trình tham vấn chính là nhà tham
vấn phải tôn trọng quyền tự quyết của người học Không làm thay mà chỉ là hỗ trợ,
giúp đỡ người học quyết định và thực hiện Bản thân người học phải nhận thức được
rằng chính mình mới có quyền quyết định và tự chịu tránh nhiệm với nghề nghiệp
được họ lựa chọn Việc tự quyết còn giúp cho người học trở nên tự tin hơn, mạnh dạn
và dày dặn kinh nghiệm hơn Còn các nhà tham vấn sẽ chỉ đưa ra những lời khuyên,
góp ý để giúp các em đưa ra quyết định Qua đó, người học sẽ tự làm chủ cuộc đời