1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên

17 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Kiểm Tra Lớp Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Giảng Viên
Tác giả Trần Hữu Tuấn
Trường học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Thể loại bài kiểm tra
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 36,48 KB

Nội dung

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên =================================================== Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần ThầyCô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học và minh họa bằng ví dụ cụ thể cho một đơn vị nội dung thuộc học phần đó.

Trang 1

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Họ và tên: TRẦN HỮU TUẤN Ngày sinh: 10/11/1997

BÀI KIỂM TRA 2

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân

công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học và minh họa bằng ví

dụ cụ thể cho một đơn vị nội dung thuộc học phần đó.

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình

bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:

1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;

2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;

3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.

-Lưu ý về quy cách và yêu cầu trình bày:

- Trình bày trên file word, khổ A4, có độ dài khoảng15 - 20 trang (không tính trang bìa).

- Sử dụng font chữ Time New Romans, cỡ chữ 13, mật độ chữ bình thường,

không được nén hoặc kéo dãn chữ khoảng cách giữa các chữ; Khoảng cách

giữa các dòng là 1.3 line, lề trên, dưới, trái, phải: 2.0cm; Các trang nội dung được đánh số trang liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối; số trang đánh góc

phải, bên dưới mỗi trang.

- Học viên nộp file mềm (File word+file pdf; đặt tên file theo đúng quy tắc:

STT-Hovaten-Bai KT02 Ví dụ: 2_Đỗ Thị Tố Như_KT02); File được gửi

Trang 2

về cho Quản lí lớp học Quản lí lớp tập hợp bài, nén file gửi cho GV qua mail: dothitonhu@hpu2.edu.vn ; gửi kèm danh sách để GV nhập điểm.

- Văn phong, cách viết: Thể hiện tư duy độc lập, có chính kiến khi phân tích

và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.

- Thời gian làm bài 2 tuần.

Những học viên có bài làm giống nhau nhận 0 điểm.

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân

công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học và minh họa bằng ví

dụ cụ thể cho một đơn vị nội dung thuộc học phần đó.

BÀI LÀM THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ

AN NINH

1 Tóm tắt ý tưởng dạy học:

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) cho học sinh, sinh viên Việt Nam mục tiêu là chuẩn bị cho học sinh, sinh viên hoàn thiện về tinh thần và thể chất,

tự giác tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và an ninh, đất nước ổn định phát triển kinh tế, xã hội Là quá trình truyền thụ lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc và lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quốc phòng và an ninh; những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng về quân sự, an ninh cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới Chương trình áp dụng phương pháp học thực hành và kiến thức thực tiễn, giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào các tình huống thực tế Chương trình không chỉ nhấn mạnh vào việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng vào việc phát triển kỹ năng thực hành và chuẩn bị sinh viên cho hành trang kiến thức và củng cố niềm tin vào Đảng và Nhà Nước

2 Phương pháp dạy học

2.1 Định hướng chung:

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức quốc phòng và an ninh để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

Trang 3

Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể Giáo viên có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề Các phương pháp dạy học theo truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, ) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở khai thác những thành tựu về khoa học và công nghệ trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là áp dụng cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra, thông tin và truyền thông nhằm đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, đóng vai, thực hành, ) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân và học nhóm, học trong lớp và học ở ngoài lớp học

2.2 Vận dụng các phương pháp giáo dục cụ thể:

Khi dạy các bài học lí thuyết, giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, giúp học sinh chủ động trong vận dụng những hiểu biết về kiến thức phổ thông trong các môn học, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới, phát huy tinh thần ham học, độc lập sáng tạo trong học tập, nghiên cứu

Khi dạy các bài thực hành, giáo viên cần vận dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với làm động tác mẫu trên vũ khí, trang bị và các giáo cụ trực quan, công nghệ và phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy, đặc biệt là công nghệ mô phỏng, phim video v.v ;

tổ chức luyện tập một cách khoa học để tạo điều kiện cho học sinh quan sát và thực hành chính xác, hiệu quả; đặc biệt phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người học và người dạy

3 Kỹ thuật dạy học:

Trong quá trình giảng dạy học phần môn GDQP&AN, việc sử dụng các kỹ thuật giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các sinh viên hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản cũng như hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến các khái niệm đó Trong quá trình học tập, người học vừa được trang bị kiến thức lý thuyết, vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành Sử dụng phương pháp tích hợp, kết hợp cả giảng dạy lý thuyết thực hành có vũ khí trang bị, sơ đồ, bản đồ, mô hình học cụ, la bàn…; trang bị cho người học tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm cần thiết cho hoạt động quân sự. Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù bởi trong quá trình học, đặc biệt trong nội dung thực hành mọi hành động của giáo viên và học sinh phải tuyệt đối thực hiện quy tắc an toàn, nếu không nguy hiểm đến tính mạng của của thầy và trò. Tóm lại,

Trang 4

việc tạo không khí học tập thú vị thông qua trò chơi, câu đố và ví dụ thực tế giúp kích thích tò mò và sự sáng tạo của sinh viên, tạo nên một môi trường học tập tích cực và đa dạng.

4 Ví dụ học phần môn GDQP&AN:

4.1: Thông tin về học phần.

(1) Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Số

Thời gian (tiết) Tổng

Số tiết

Lý thuyết Thảo luận

1 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học 2 2

2 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến

tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

3 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa

4 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 4 4

5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 4 4

6

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với

tăng cường quốc phòng, an ninh và đối

7 Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ

8 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình

mới

9 Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên

10 Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 4 2 2

Trang 5

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh

quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã

(2) Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

Số

Thời gian (tiết) Tổng

Số tiết thuyết Lý Thảo luận

1

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa

bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch đối với cách mạng Việt Nam 4 4

2

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn

giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực

thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo chống phá cách mạng Việt Nam

3 Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 4 4

4 Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông 4 4

5 Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác 4 2 2

6 An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng 4 2 2

7 An ninh phi truyền thống và các mối đe

dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam 4 2 2

(3) Học phần III: Quân sự chung

Số

Thời gian (tiết) Tổng Số

tiết thuyết Lý Thực hành

Trang 6

1 Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần 2 2

2 Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại 2 2

3 Hiểu biết chung về các quân, binh

4 Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 4 4

6 Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự 4 2 2

7 Phòng tránh địch tiến công hỏa lựcbằng vũ khí công nghệ cao 4 2 2

(4) Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Số

Thời gian (tiết) Tổng

Số tiết

2

Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng

một số loại lựu đạn thường dùng

3 Từng người trong chiến đấu tiến công 16 16

4 Từng người trong chiến đấu phòng ngự 8 8

5 Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới) 4 4

Trang 7

4.2 Mục tiêu của học phần:

Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân

và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và

kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc

Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP CHỨNG CHỈ GDQP&AN

a Đánh giá kết quả học tập

1 Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN đối với học sinh cấp trung học phổ thông, thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hiện hành

2 Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN đối với học sinh trình độ trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện hành

3 Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN cho sinh viên trình độ cao đẳng, đại học theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy hiện hành

b Điểm kết thúc học phần, môn học

1 Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần theo quy định; mỗi lần kiểm tra đạt

từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt nghe giảng lý thuyết 5 trên lớp và thực hành tại thao trường sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình

2 Đối với hình thức đào tạo theo niên chế:

a) Điểm tổng hợp đánh giá học phần tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần Trong đó điểm thi kết thúc học phần phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần Điểm học phần phải đạt từ 5 trở lên và làm tròn đến một chữ số thập phân

b) Kết quả học tập môn học GDQP-AN là điểm trung bình cộng của điểm các học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân

3 Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ:

Trang 8

a) Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần sau khi nhân với trọng số tương ứng Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

b) Kết quả học tập môn học GDQP-AN là điểm trung bình chung tổng các điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; không tính kết quả học tập môn học GDQP-AN theo điểm chữ

c Điều kiện cấp chứng chỉ

1 Chứng chỉ GDQP-AN cấp cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập môn học GDQP-AN Sinh viên được cấp chứng chỉ GDQP-AN khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Chứng chỉ GDQP-AN là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học

2 Không cấp chứng chỉ cho sinh viên là đối tượng được miễn học toàn bộ chương trình GDQP-AN

3 Sinh viên chưa đủ điều kiện được cấp chứng chỉ GDQP-AN (trừ trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự) các trường bố trí ngay học kỳ phụ tiếp sau đó và thông báo cho sinh viên biết thời gian học tập để hoàn thành chương trình theo quy định

4.4 Thang điểm

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình

bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:

1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;

2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;

3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

Trang 9

4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.

BÀI LÀM 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo.

Tổ chức đào tạo: Là các hoạt động lập kế hoạch học kỳ, xây dựng kế hoạch học tập, tổ chức xếp lớp, lập thời khóa biểu… nhằm triển khai chương trình đào tạo

Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục Theo quan điểm này chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế – xã hội, của thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, và cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động Nói cách khác, một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo, mà đây lại là quá trình diễn

ra liên tục nên chương trình giáo dục cũng phải được không ngừng phát triển và hoàn thiện

a) Mục tiêu

Trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng tối thiểu về chương trình, phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học

Giúp người học biết cách thiết kế chương trình, đề cương chi tiết học phần, đánh giá chương trình và quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học

b) Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

- Khái niệm chương trình;

- Cấu trúc chương trình;

- Phát triển chương trình;

- Phân cấp quản lí chương trình;

- Tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học;

- Vai trò của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học với việc phát triển chương trình môn học

Theo đó, môn phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học được xây dựng trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có các nội dung gồm:

- Khái niệm chương trình;

- Cấu trúc chương trình;

- Phát triển chương trình;

Trang 10

- Phân cấp quản lí chương trình;

- Tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học;

- Vai trò của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học với việc phát triển chương trình môn học

Và môn phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học được xây dựng trong chương trình này nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng tối thiểu về chương trình, phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học

Giúp người học biết cách thiết kế chương trình, đề cương chi tiết học phần, đánh giá chương trình và quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học

Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực là một xu hướng tất yếu của giáo dục đại học nói chung và các trường công an nhân dân nói riêng Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm của chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực, từ đó

đề xuất quy trình phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học

5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.

Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho môi tổ chức

Xây dựng môi trường văn hoá đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho người học Đồng thời, đây cũng là một trong các thành tố góp phần xây dựng thương hiệu của một

cơ sở giáo dục và đào tạo.Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành

vi giao tiếp và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ

Nhà trường là một loại hình tổ chức đặc thù mang tính chất hành chính - sư phạm,

vì vậy các nghiên cứu về quản lý nhà trường hoàn toàn có thể kế thừa những thành tựu

Ngày đăng: 24/01/2024, 09:50

w