Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo; 2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở; 3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; 4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp; 5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.
Trang 11
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BÀI KIỂM TRA SỐ 02
Họ và tên: Bùi Thị Thúy
Sinh ngày 21 /09/ 1975
STT:
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công
giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày
những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:
1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;
2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;
3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;
5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương
-
Trang 22
BÀI LÀM
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân
công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
Tại trường CĐSP Nam Định tôi được phân công giảng dạy học phần: Ứng dụng
phương pháp Giáo dục tiên tiến trong Giáo dục mầm non Sau đây là kế hoạch, ý tưởng giảng
dạy học phần thông qua một tiết học cụ thể Ứng dụng phương pháp Giáo dục tiên tiến trong
Giáo dục mầm non
1 Khái niệm STEM/STEAM và giáo dục STEM/STEAM
1.1 STEM là gì?
STEM là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong Tiếng Anh:
- S-Science: Khoa học
- T-Technology: Công nghệ
- E-Engineering: Kĩ thuật
- M-Mathematics: Toán học
STEAM là sự kết hợp giữa giáo dục STEM và yếu tố Art: Nghệ thuật/Nhân văn
1.2 Giáo dục STEM/STEAM
Theo Chu Thị Hồng Nhung (2021), giáo dục STEAM là một phương pháp sư
phạm phổ biến để cải thiện khả năng sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm hiểu khoa
học và tư duy phản biện, đồng thời phát triển nhận thức cho trẻ Đinh Thu Hồng (2018)
quan niệm, STEAM là phương pháp giáo dục kết hợp các môn học với nhau nhằm hướng
dẫn người học tư duy tìm tòi, đối thoại và phản biện Nguyễn Thành Hải (2019) khẳng
định học tập STEM/STEAM ở giai đoạn giáo dục sớm không phải là học sớm để biết
nhiều kiến thức mà là tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, kích thích phát triển các giác quan
cảm xúc
Tham khảo các nguồn tài liệu, chúng tôi quan niệm giáo dục STEAM ở bậc mầm
non như sau:
“Ở bậc mầm non, giáo dục STEAM được hiểu là phương thức giáo dục tích hợp
khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và nghệ thuật vào các hoạt động nhằm mang
đến cho trẻ sự hứng khởi học tập, thúc đẩy tư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học,
phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, xử lí thông tin, tự phục vụ, đảm bảo an toàn”
1.3 Tích hợp giáo dục STEAM vào Chương trình giáo dục mầm non
Việc tích hợp giáo dục STEAM vào Chương trình GDMN ở các nhà trường có thể
tiến hành ở các mức độ khác nhau:
Trang 33
Mức độ 1: Đưa tư tưởng tích hợp giáo dục STEAM vào quá trình tổ chức các hoạt
động ở trường mầm non Cách làm này không gây xáo trộn chương trình nhà trường
đang thực hiện nhưng lại giúp cho giáo viên mầm non có thể mở rộng hiểu biết của trẻ
về các khía cạnh cuộc sống, trẻ có cơ hội được tiếp cận với khoa học, kĩ thuật, công
nghệ với đúng bản chất của nó trong thực tiễn cuộc sống (Nội dung trọng tâm của CĐ1)
Mức độ 2: Xây dựng các dự án giáo dục theo mô hình STEAM nhằm hỗ trợ cho
chương trình GDMN nhà trường Đây là ưu thế nổi trội của giáo dục STEAM đối với
bậc mầm non (Nội dung trọng tâm CĐ2)
Mức độ 3: Phát triển chương trình nhà trường theo định hướng giáo dục STEAM
đáp ứng mục tiêu kết quả mong đợi và các yêu cầu giáo dục trẻ trong chương trình
GDMN Mô hình thể hiện là các trường mầm non STEAM (Mô hình ở trường tư thục)
1.4 Nhận biết các yếu tố S-T-E-A-M ở Mầm non
Với trẻ em, các yếu tố S-T-E-A-M có thể hiểu như sau:
* S - Khoa học:
- Những tri thức về thế giới xung quanh trẻ như: Đặc điểm, tính chất, bản chất
của các sự vật, hiện tượng;
- Trẻ nhận biết các tri thức đó thông qua: Quan sát, thí nghiệm, trải nghiệm, dự đoán,
đặt câu hỏi,…
* T - Công nghệ:
- Các loại đồ dùng, vật liệu mà trẻ sử dụng trong hoạt động;
- Các công cụ, thiết bị hỗ trợ để giải quyết vấn đề
* E - Kĩ thuật: Kĩ năng sử dụng các công cụ để lập kế hoạch và thiết kế giải pháp cho
một vấn đề trong thực tiễn Cụ thể:
- Kĩ năng sử dụng đồ dùng, vật liệu; thiết bị
- Cách làm, cách giải quyết vấn đề, chế tạo sản phẩm (quy trình thực hiện)
* A - Nghệ thuật: Bao gồm các yếu tố nhằm kích thích trí tưởng tượng và phát triển
tư duy sáng tạo của trẻ trong quá trình thực hiện các hoạt động STEAM Cụ thể:
- Ngôn ngữ: Rèn cho trẻ cách trình bày thông tin một cách mạch lạc, dễ hiểu,
cuốn hút;
- Thẩm mĩ: Đưa các yếu tố nghệ thuật trong Chương trình giáo dục vào hoạt động
của của trẻ như mĩ thuật (vẽ tranh, tạo hình, trang trí,…); âm nhạc (ca hát),…
- Nhân văn: Giúp trẻ thể hiện tình cảm, hành vi ứng xử, sự sẻ chia,…
* M - Toán học: là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong
mọi khía cạnh tồn tại của thế giới xung quanh
Các kiến thức về toán đối với bậc mầm non, cụ thể:
- Đếm, so sánh, thêm bớt;
- Kích thước;
Trang 44
- Hình dạng;
- Định hướng trong không gian;
- Định hướng thời gian
Ví dụ: Với hoạt động “Pha nước chanh từ quả chanh” “Bé tập đánh răng”, các
yếu tố S-T-E-A-M và A được thể hiện cụ thể như thế nào?
1.5 Mục tiêu của giáo dục STEM/STEAM ở Mầm non
Giáo dục STEAM ở bậc mầm non nhằm hình thành cho trẻ các năng lực sau (4
chữ C):
- Sáng tạo (Creativity - C1): Mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn trí tưởng tượng, sáng tạo,
cần có môi trường để bộc lộ và phát huy
3
- Hợp tác (Collaboration - C2): Trẻ học cách làm việc nhóm với những người
xung quanh: Giáo viên, bạn, bố, mẹ, ông bà,…
- Tư duy phản biện (Critical - C3): Luôn đặt câu hỏi “tại sao” và tìm kiếm câu
trả lời, lật đi lật lại một vấn đề nhằm làm sáng tỏ và xác nhận tính chính xác (điều này
vốn dĩ luôn có sẵn trong mỗi đứa trẻ, chỉ cần giáo viên tạo điều kiện để trẻ bộc lộ ra)
- Giao tiếp (Communication - C4): Khả năng giao tiếp hay rộng hơn là phát triển
trí tuệ cảm xúc (EQ) (chỉ số EQ nhiều khi còn được đánh giá cao hơn chỉ số IQ) Điều
này luôn cần được coi trọng và giáo dục STEAM là một công cụ hữu hiệu để thực hiện
1.6 Đặc trưng của hoạt động STEM/STEAM ở trẻ mầm non
- Về nội dung: Bài học dựa trên thực tiễn cuộc sống Tích hợp các thành tố S-TE-M + A để
giải quyết vấn đề (điều này cũng thuận lợi với định hướng của Chương trình
giáo dục mầm non hiện hành)
- Về phương pháp: Chú trọng thực hành, trải nghiệm Trẻ tự khám phá, đề ra giải
pháp (điều đó rất thống nhất với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm mà các trường mầm
non trong cả nước đang thực hiện)
- Về hình thức tổ chức: Chú trọng hoạt động nhóm (điều này cũng dễ dàng thực
hiện trong điều kiện thực tế ở các trường mầm non tại Việt Nam)
- Về kết quả: Cho phép nhiều đáp án đúng, coi thất bại như là một phần cần thiết
của quá trình học tập (đây là điều giáo viên mầm non cần thay đổi tư duy trong quá trình
tổ chức hoạt động để khuyến khích trẻ thử - sai, từ đó phát triển được sự sáng tạo của
trẻ)
2 Thiết kế chủ đề giáo dục STEM/STEAM cho trẻ mầm non
2.1 Quy trình thiết kế chủ đề STEM/STEAM cho trẻ mầm non
Gồm 5 bước:
Lựa chọn chủ đề hoạt động
↓
Trang 55
Xác định mục tiêu của hoạt động
↓
Xác định tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề
↓
Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động
↓
Đánh giá và điều chỉnh
2.1.1 Lựa chọn chủ đề cho hoạt động STEM/STEAM
Chủ đề của hoạt động STEM/STEAM cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nằm trong nội dung của chương trình GDMN; phù hợp với mục tiêu cần đạt ở
các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi
- Xuất phát từ thực tiễn:
+ Từ cuộc sống thực của trẻ hoặc môi trường xung quanh
4
+ Là vấn đề thực tế, nổi bật, sống động;
- Gợi cho trẻ ấn tượng mạnh mẽ, có liên quan đến kinh nghiệm của trẻ;
- Chứa đựng điều kì diệu, lí thú, mới lạ với trẻ;
- Chứa các hiện tượng, cơ chế, nguyên lí khoa học để khám phá
2.1.2 Xác định mục tiêu của hoạt động
- Xác định vấn đề cần giao cho trẻ thực hiện
- Xác định các mục tiêu cụ thể liên quan đến các thành tố S, T, E, M, A
2.1.3 Xác định tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề
Tiêu chí của sản phẩm/giải pháp do giáo viên hoặc giáo viên và trẻ có thể cùng
thống nhất để đề xuất
2.1.4 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động
a) Thiết lập môi trường hoạt động
- Môi trường vật chất: Không gian, địa điểm, diện tích, trang thiết bị, học liệu,…
đảm bảo an toàn, dễ sử dụng, hấp dẫn và phù hợp với nội dung hoạt động; tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và trẻ tích cực hoạt động
- Môi trường xã hội (tinh thần): Bao gồm quá trình tương tác giữa giáo viên và
trẻ, giữa trẻ với trẻ, thể hiện bầu không khí thân thiện, lành mạnh Trẻ được đối xử bình
đẳng, được tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các mệnh lệnh, quy tắc trong hoạt động
Học liệu và môi trường giáo dục cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu:
- Tính mở và linh hoạt;
- Đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, chủng loại, nguồn gốc;
- Phù hợp với trẻ theo độ tuổi trong mục tiêu và nội dung đã được thiết kế;
- An toàn, giáo dục được các nguyên tắc an toàn trong hoạt động khoa học;
Trang 66
- Gắn với địa phương và các yếu tố văn hoá khác
b) Tiến trình tổ chức hoạt động
- Có thể theo mô hình 5E hoặc mô hình EDP, …
- Mô hình 5E: Cụ thể ở mục 2.2
2.1.5 Đánh giá và điều chỉnh
Sau hoạt động, giáo viên căn cứ vào quan sát quá trình hoạt động của trẻ để đánh
giá và điều chỉnh lại các nội dung, hoạt động chưa phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng,
hiệu quả của chủ đề
- Đánh giá hoạt động:
+ Mục đích: Xác định hiệu quả; hoàn thiện hoạt động
+ Nội dung: Sự đáp ứng mục tiêu; sự tham gia của trẻ; sự phù hợp với điều kiện
trường, lớp, địa phương
- Điều chỉnh hoạt động: Mục tiêu (có cần điều chỉnh hay không); môi trường; nội
dung (logic các HĐ, độ khó ); sự hướng dẫn của giáo viên (cách tổ chức, sự hỗ trợ)
5
2.2 Thiết kế tiến trình hoạt động STEM/STEAM theo mô hình 5E
Gồm 5 bước:
- Engagement: Gắn kết
- Exploration: Khám phá
- Explanation: Giải thích
- Elaborate: Củng cố/áp dụng
- Evaluation: Đánh giá
2.2.1 Bước 1: Gắn kết (Engagement)
- Khuyến khích trẻ quan tâm đến nội dung hoạt động để trẻ sẵn sàng tìm hiểu:
Thông qua các hoạt động đa dạng, giáo viên thu hút sự chú ý và quan tâm của trẻ, tạo
không khí hào hứng trong lớp học, trẻ cảm thấy có sự liên hệ và kết nối giữa những điều
đã biết với vấn đề giáo viên nêu ra, khuyến khích trẻ tìm câu trả lời cho câu hỏi hay vấn
đề đó
- Gợi ý hoạt động:
+ Cho trẻ xem một hiện tượng thu hút sự tò mò của trẻ và đặt các câu hỏi để trẻ
hứng thú tìm hiểu
+ Đọc cho trẻ nghe một câu chuyện hay một tác phẩm văn học liên quan đến
vấn đề để gợi mở, dẫn dắt trẻ vào hoạt động
+ Trò chuyện thăm dò, tìm hiểu nhanh về các kiến thức đã biết của trẻ liên quan
đến nội dung hoạt động; khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tạo bối cảnh thúc đẩy trẻ giải
quyết vấn đề
+ Chơi trò chơi
Trang 77
…
Lưu ý: Ở bước này, giáo viên cần tránh sử dụng các khái niệm mà trẻ chưa biết
hoặc cung cấp ngay câu trả lời, định nghĩa, giải thích, Nên yêu cầu trẻ dự đoán và nêu
ra vấn đề
2.2.2 Bước 2: Khám phá (Exploration)
- Trẻ chủ động khám phá các khái niệm, kiến thức mới thông qua các trải nghiệm
cụ thể Trẻ sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu, học liệu đã chuẩn bị sẵn
- Gợi ý hoạt động: Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động như:
Quan sát; làm thí nghiệm; thiết kế; chơi trò chơi; thu thập số liệu; ghi chép bằng kí hiệu,
mô hình, sơ đồ…
Lưu ý: Ở bước này, các hoạt động khám phá không phải ngẫu nhiên mà là thủ
thuật để hướng trẻ đến cách tìm câu trả lời cho các câu hỏi hoặc các giải pháp giải quyết
vấn đề Giáo viên nên hướng trẻ tập trung vào việc tạo dữ liệu/thông tin, kiểm tra ý
tưởng và độ chính xác chứ không phải đưa ra câu trả lời, giải thích
2.2.3 Bước 3: Giải thích (Explanation)
- Tạo điều kiện cho trẻ được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc
quan sát đã thu nhận được ở bước 2 Từ đó giúp trẻ tổng hợp kiến thức mới và đặt câu
6
hỏi nếu cần làm rõ thêm Sửa cho trẻ những kiến thức trẻ hiểu sai hoặc chưa chính xác
Trong suốt giai đoạn này, giáo viên thảo luận với trẻ về những khái niệm/thuật ngữ mới:
Cung cấp các khái niệm cụ thể, chính xác bằng cách trình bày trên bảng hay bằng các
tranh ảnh minh hoạ để giúp trẻ ghi nhớ các kiến thức vừa học
- Các hoạt động gợi ý:
+ Từng nhóm trẻ trình bày (bằng lời, bằng hình vẽ, )
+ Các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi
+ Phản biện giữa các nhóm
+ Đối với trẻ mẫu giáo, giáo viên cần trình bày các khái niệm khoa học dưới
dạng sơ đồ để giúp hình thành trí nhớ thị giác cho trẻ Mặc dù ở độ tuổi này trẻ chưa
biết đọc, biết viết, nhưng việc tri giác các kí hiệu ngôn ngữ cũng giúp ích rất nhiều cho
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo tiền đề cho kĩ năng tiền đọc viết ở trẻ
Lưu ý: Những khái niệm, giải thích phải dựa trên những gì trẻ đã làm trong quá
trình khám phá, trong đó trẻ tích cực tham gia vào việc cung cấp thông tin chứ không
thụ động tiếp nhận thông tin Mục tiêu của giai đoạn này là phát triển sự hiểu biết của
trẻ về các chủ đề thiết kế trong bài học và hướng tới cách thức vận dụng nó trong cuộc
sống Khi trẻ đã nắm được các khái niệm và kiến thức khoa học, là khi trẻ sẵn sàng để
áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn
2.2.4 Bước 4: Củng cố/áp dụng (Elaborate)
Trang 88
- Trẻ áp dụng những điều đã học vào việc tạo ra sản phẩm, hiện thực hoá thiết kế
thành những sản phẩm cụ thể, phát triển thêm kiến thức và kĩ năng mới để giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
- Ở bước này, trẻ có thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi mới, giải quyết các vấn
đề mới dựa trên các khái niệm đã học Ví dụ như một dự án nghiên cứu mới, thiết kế
một thí nghiệm mới, thiết kế một mô hình mới hoặc một nhiệm vụ xác định để áp dụng
các khái niệm đã học được đặt ra Giáo viên cần giúp trẻ đưa ra ý tưởng trên cơ sở các
kiến thức trẻ đã học được
- Các hoạt động gợi ý:
+ Chế tạo 1 sản phẩm theo quy trình đã thiết kế
+ Chế tạo sản phẩm nâng cao (sử dụng các chất liệu khác nhau, theo các yêu
cầu khác nhau)
…
Lưu ý: Ở bước này, giáo viên cần chú ý:
+ Phân nhóm cho trẻ: Làm việc theo nhóm giúp trẻ có thể hỗ trợ, bổ sung kiến
thức cho nhau và giúp phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm của trẻ
+ Dẫn dắt, gợi ý để trẻ có thể thảo luận, thoả thuận và cùng nhau phân công,
thống nhất lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Giáo viên cần quan sát và sẵn sàng hỗ trợ
trẻ khi trẻ gặp khó khăn (giúp trẻ bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ để tìm ra cách
làm thay vì làm hộ trẻ hay chỉ cho trẻ cách làm)
7
2.2.5 Hoạt động 5: Đánh giá (Evaluation)
- Đánh giá kiến thức và kĩ năng của trẻ, quá trình hoạt động của trẻ bởi cả giáo
viên và chính bản thân trẻ dưới dạng bài kiểm tra hoặc các câu hỏi nhanh Cần khuyến
khích trẻ tự đánh giá
- Các hoạt động gợi ý:
+ Quan sát quá trình trẻ hoạt động (khi trẻ thảo luận, trình bày kết quả, chế tạo
sản phẩm )
+ Đánh giá theo sổ ghi chép của trẻ
+ Trẻ trình bày sản phẩm: Giáo viên yêu cầu trẻ trưng bày sản phẩm và giới
thiệu về sản phẩm của nhóm mình để giúp phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thuyết trình Đối
với độ tuổi 5 - 6 tuổi, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ trình bày theo một cấu trúc nhất
định (trong quá trình trình bày, trẻ cần chỉ vào sản phẩm, các điểm đặc biệt của sản
phẩm) Trẻ có thể trình bày cá nhân hoặc theo nhóm Giáo viên có thể khuyến khích,
gợi ý để trẻ giới thiệu sản phẩm của nhóm mình xem đã phù hợp với tiêu chí và mục
đích của dự án hay chưa
+ Đánh giá sản phẩm của trẻ
Trang 99
+ Trẻ tự đánh giá theo các tiêu chí
Lưu ý: Ở bước này, giáo viên cần chú ý:
+ Đảm bảo để từng trẻ đều có thể tham gia giới thiệu và thuyết trình về sản
phẩm của nhóm mình và những đóng góp của trẻ vào dự án của nhóm
+ Không đánh giá trẻ hay sản phẩm của trẻ bằng cách so sánh sản phẩm của
nhóm này với nhóm khác, trẻ này hay trẻ khác mà là trẻ tự đánh giá, hiểu được các bước
hoạt động và kiến thức mà trẻ có được sau hoạt động Hoạt động của dự án kết thúc hay
tiếp diễn nên phụ thuộc vào hứng thú của trẻ
2.3 Giáo án tham khảo theo quy trình 5E
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Chủ đề: Thực vật
Đề tài: Bé thích quả gì?
Lứa tuổi: Dành cho trẻ 2 – 3 tuổi
Thời gian: 25 - 30 phút
(Đề tài ứng dụng giáo dục STEAM)
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1 Kiến thức
- Trẻ gọi được tên quả (S)
- Trẻ nhận biết được một vài đặc điểm của một số loại quả (Phổ biến ở địa
phương) như: Màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi, vị (S, M)
2 Kĩ năng
- Phát triển các giác quan: Sử dụng các giác quan (Nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm) để
8
khám phá đặc điểm của quả (E, T)
- Phát triển tư duy: Phán đoán, nhận biết, so sánh (S, E)
- Phát triển vận động: Xếp quả lên đĩa, dùng dao nhựa cắt/chia đất nặn, nặn đất
(E)
- Phát triển ngôn ngữ: Trả lời câu hỏi, trao đổi với bạn trong các hoạt động tìm
hiểu về quả (A, S, E)
- Kĩ năng hợp tác: Trao đổi các hiểu biết về quả trong nhóm, cùng nhau sắp xếp
đĩa quả, làm sản phẩm (A, E)
3 Thái độ (A)
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Có ý thức thực hiện các yêu cầu giáo viên giao, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
- Có ý thức ăn quả tốt cho sức khoẻ
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
Trang 1010
*Môi trường vật chất:
- Không gian lớp học
- Tranh A0, mô hình một số loại quả
- Đất nặn các màu, khuôn nặn quả, dao nhựa/silicon cắt đất, khăn ẩm lau tay
- Đĩa nhựa bày các quả
*Môi trường tinh thần:
- Bài hát “Quả gì”
- Nhạc vui thiếu nhi
- Ngôn ngữ (Dẫn dắt, động viên, khen trẻ), hình ảnh vui nhộn, không khí giờ học
của lớp…
2 Trẻ
- Nhờ người thân chuẩn bị một số quả thường có trong gia đình (Tránh các quả
kích thước nhỏ như nho, táo ta, nhãn, cherry,…để tránh cho trẻ nuốt chửng, hóc), trên
quả có dán nhãn ghi tên trẻ (Chú ý: Tùy theo độ tuổi cụ thể giáo viên sẽ chọn số loại
quả cần chuẩn bị sao cho phù hợp Trẻ 2 tuổi có thể chỉ chuẩn bị 2 đến 3 loại quả khác
nhau)
- Tìm nghe bài hát “Quả gì”
3 Bố mẹ, người thân
- Giúp trẻ chuẩn bị quả để mang đến lớp
- Giúp trẻ tìm nghe bài hát “Quả gì”
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
9
1 Không gian tiến hành hoạt động: Trong lớp học
2 Sắp đặt môi trường hoạt động:
- Treo tranh vẽ/in một số loại quả thường gặp ở địa phương tại thời điểm tiến
hành hoạt động trên bảng
- Bàn giáo viên bày mô hình quả và vật dụng (Đặt sao cho tất cả trẻ đều quan sát
được)
- Bàn ghế trẻ trong góc học tập hoặc giữa phòng chia theo nhóm (khoảng 4 – 6
trẻ/nhóm), dễ dàng quan sát bàn giáo viên và bảng
- Các loại quả trẻ mang đến lớp (Giáo viên thu để vào nơi tập trung, có thể xếp
trên các mâm to cho đẹp, chú ý không làm mất nhãn ghi tên trẻ)
3 Tiến trình hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trẻ
Hoạt động 1 - Gắn kết (5 phút)
- Bố trí trẻ ngồi theo nhóm (4 – 5 trẻ/nhóm,
có thể cho
phép trẻ tự chọn chỗ ngồi)
- Ổn định chỗ ngồi theo
hướng dẫn của GV
- Nghe hát (Có thể hát
theo), trả lời