1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài kiểm tra lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Trường học Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Bài kiểm tra
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 400,96 KB

Nội dung

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí công việc tại đơn vị đang công tác, Thầy/Cô trình bày những liên hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây: 1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo; 2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở; 3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; 4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp; 5/ Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.

Trang 1

1 TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI KIỂM TRA 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương Ngày sinh: 08/01/1981

Đơn vị công tác: Trường CĐSP Nam Định STT: 06

BÀI LÀM

Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân công

giảng dạy trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

I Kế hoạch dạy học học phần Văn học thiếu nhi và Đọc, kể diễn cảm theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Đây là học phần có nhiệm vụ phát triển cho sinh viên các kiến thức cơ bản như: Một số nét đặc sắc của văn học thiếu nhi; ý nghĩa giáo dục của văn học thiếu nhi đối với trẻ mầm non; những tác phẩm, tác giả tiêu biểu của văn học thiếu nhi; rèn luyện các kĩ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học; kĩ năng tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học được tuyển tập trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và vận dụng linh

hoạt trong hoạt động Cho trẻ làm quen với văn học

- Thái độ: Có ý thức trau dồi khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn

chương; có tinh thần chủ động và sáng tạo trong việc sử dụng các kiến thức văn học thiếu nhi, kĩ năng đọc kể diễn cảm vào hoạt động Cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non

Trang 2

2

- Mục tiêu năng lực: phát triển cho sinh viên năng lực lập kế hoạch và tổ chức hoạt

động cho trẻ làm quen với văn học, dạy trẻ đọc, kể diễn cảm TPVH; năng lực giao tiếp với trẻ

Học phần gồm 02 tín chỉ, tổng 30 tiết và được phân bố thời gian dạy học cụ thể như sau:

2 Kế hoạch dạy học học phần Văn học thiếu nhi và Đọc kể diễn cảm

Trên cơ sở phân bố này, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học cho cả học phần Văn học thiếu nhi và Đọc kể diễn cảm như sau:

STT Nội dung dạy học Số

tiết Tuần PPDH, KTDH Thiết bị DH

Chương 1 Văn học thiếu nhi trong chương trình giáo dục mầm non

1

1.1 Văn học dân gian trong chương trình giáo dục mầm non

1.1.1 Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ 1.1.2 Truyện cổ dân gian với trẻ thơ

1.1.3 Đồng dao với trẻ thơ

PP thuyết trình, đàm thoại, làm việc nhóm, thảo

luận

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Video, tranh ảnh - Máy tính,

máy chiếu

2

1.2 Văn học trẻ em Việt Nam trong chương trình giáo dục mầm non

1.2.1 Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn học viết cho thiếu nhi

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực hành phiếu HT

- Giáo trình, giáo án trình chiếu, phiếu học tập - Video, tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu

Trang 3

3 3

1.2.2 Một số tác giả tiêu biểu

1.2.2.1 Võ Quảng

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực hành phiếu HT

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực hành phiếu HT

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu

5 1.2.2.3 Trần Đăng Khoa 2 5

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực hành phiếu HT

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu

6 1.2.2.4 Một số tác giả

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực hành phiếu HT

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu

Chương 2 Đọc, kể diễn cảm

7

2.1 Khái niệm đọc, kể diễn cảm

2.1.1 Đọc diễn cảm 2.1.2 Kể diễn cảm

2.1.3 Phân biệt đọc – kể

diễn cảm

PP thuyết trình, đàm thoại, làm việc nhóm, thảo

luận

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Máy tính, máy chiếu

8

2.2 Nghệ thuật đọc, kể diễn cảm

2.2.1 Xác định giọng điệu cơ bản

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu, phiếu học tập

Trang 4

4

2.2.2 Kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc

- Video, tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu

9 2.2.3 Đọc chính âm

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu, phiếu học tập - Video, tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu

10

2.2.5 Nhịp điệu và cường độ

2.2.6 Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ

2 10

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu, phiếu học tập - Video, tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu

11

2.3 Thực hành đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục mầm non

2.3.1 Phân tích kĩ năng đọc, kể diễn cảm một số thể loại văn học

2 11

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Video, tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu

12

2.3.2 Thực hành kĩ năng đọc diễn cảm thơ, ca dao, đồng dao

2 12

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Máy tính, máy chiếu 13 2.3.3 Thực hành kĩ năng

đọc truyện diễn cảm 2 13

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

Trang 5

5 - Máy tính, máy chiếu

14 2.3.4 Thực hành kĩ năng kể

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu

- Máy tính, máy chiếu

15

2.4 Vận dụng thiết kế hoạt động Làm quen với văn học theo chủ đề

2 15

PP làm việc nhóm, thảo luận, thực

hành

- Giáo trình, giáo án trình chiếu, phiếu học tập

- Máy tính, máy chiếu

Tổng: 30 15 II Kế hoạch dạy học 1 nội dung cụ thể

Chương II: Đọc, kể diễn cảm 2.2.2 Kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc I Mục tiêu

1 Kiến thức

- Sinh viên nắm vững các biểu hiện của kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc bao gồm: Kĩ năng đọc ngắt giọng, kĩ năng nhấn giọng, kĩ năng điều chỉnh âm lượng và tốc độ đọc, kĩ năng thay đổi ngữ điệu đọc;

- Sinh viên hiểu được vai trò của việc sử dụng các kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc khi đọc văn bản

2 Kĩ năng

Sinh viên nhận diện được các biểu hiện của kĩ năng biểu cảm và sử dụng các kĩ năng này trong hoạt động đọc thành tiếng, giúp nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận văn bản; có khả năng vận dụng vào thực tế hoạt động giáo dục ở trường mầm non

3 Thái độ

- Có ý thức rèn luyện kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc nói riêng, kĩ năng đọc thành tiếng nói chung; có ý thức vận dụng vào thực tế rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Yêu thích tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt

4 Năng lực: Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt; năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng

lực hợp tác giải quyết vấn đề; góp phần hình hành năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non tương lai

II Dự kiến phương pháp

Trang 6

6 - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm

- Phương pháp rèn luyện theo mẫu, luyện tập, ôn tập

III Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giảng viên: giáo trình, tài liệu dạy học, máy chiếu đa năng, phiếu bài tập - Sinh viên: Vở ghi bài, giáo trình, tài liệu tham khảo, bài thảo luận nhóm

IV Tiến trình dạy học Hoạt động của GV - SV Nội dung cần đạt

- GV giới thiệu bài - GV phát vấn: Ngữ điệu đọc là gì?

SV trả lời GV nhận xét, kết luận

3.2 Kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc - Ngữ điệu đọc là một tập hợp các yếu tố ngữ âm tương

tác với nhau, có khả năng biểu cảm thông qua giọng đọc như: ngắt giọng (để tách các thành phần của câu, để thể hiện nhịp điệu, tiết tấu của thơ…), nhấn giọng (ở những từ ngữ, những câu có ý nghĩa nổi bật), cường độ và tốc độ đọc (điều chỉnh giọng đọc to hay nhỏ, mạnh hay yếu, lên cao hay xuống thấp), thay đổi ngữ điệu đọc (thể hiện tình cảm, thái độ khác nhau phù hợp với nội dung của văn bản như: vui, buồn, tức giận,

châm biếm, hài hước…)

- GV đưa ví dụ, yêu cầu SV đọc

SV thực hiện GV nhận xét: Khi đọc, SV đã ngừng nghỉ hơi, đó gọi là ngắt giọng Tuy nhiên, ngắt giọng thế nào là đúng thì cần tìm hiểu các cách ngắt giọng - GV phát vấn: Ngắt giọng là gì?

- GV nêu VD yêu cầu SV xác định cách ngắt giọng và giải thích vì sao lại ngắt như vậy sau đó đọc các VD

3.2.1 Kĩ năng đọc ngắt giọng

VD: Mùa này, người làng tôi gọi là mua nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hòa Nước mỗi ngày một dâng lên Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác (Nguyễn Quang Sáng, TV2,

tập 2)

(Mùa này/, người làng tôi gọi là mua nước nổi/, không gọi là mùa nước lũ/, vì nước lên hiền hòa// Nước mỗi ngày một dâng lên// Mưa dầm dề/, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác//.)

- Ngắt giọng là một trong những yếu tố thể hiện rõ nhất nội dung, ý nghĩa của văn bản Ngắt giọng được biểu hiện là sự ngừng, nghỉ trong giây lát khi đọc nhưng nó không đơn giản chỉ là ngừng lại, dừng lại mà còn là một cách để bộc lộ tư tưởng, sự tinh tế của tác phẩm

Trang 7

7 SV thực hiện

GV nhận xét, chốt ý

GV phát vấn: Từ ví dụ trên, em hiểu như thế nào về ngắt giọng lôgic?

- Khi đọc người ta thường sử dụng hai hình thức ngắt giọng cơ bản là: Ngắt giọng lôgic và ngắt giọng biểu cảm

3.2.1.1 Ngắt giọng logic

- VD:

+ Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báotrước mùa xuân tới (Mùa xuân đến, TV2)

(Dựa vào dấu câu va quan hệ ngữ pháp trong câu ta

ngắt giọng như sau: Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú/ còn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báotrước mùa xuân tới.//)

+ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

(Thu điếu – Nguyễn Khuyến) Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

(Khi đọc thơ đường luật, ở mỗi câu thường là ngắt nhịp 4/3

Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo Sóng biếc theo làn/ hơi gợn tí Lá vàng trước gió/ sẽ đưa vèo

(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

+ Tuy giữa các dòng thơ không có một dấu phân cách nào, song bằng giác quan cảm nhận thơ ca, chúng ta có thể xác định được nhịp điệu của những dòng thơ, xác định được cách đọc ngắt nhịp hợp lí cho khổ thơ trên như sau:

Quê hương/ là con diều biếc// Tuổi thơ/ con thả trên đồng// Quê hương/ là con đò nhỏ//

Trang 8

8 GV nêu ví dụ, yêu cầu SV

đọc, nhận xét về thời gian ngừng giọng sau dấu phẩy ở mỗi ví dụ trên

SV trả lời GV nhận xét, chốt ý

- GV phát vấn: Khi ngắt giọng thơ ca chúng ta cần chú ý đến các yếu tố nào?

Êm đềm// khua nước ven sông.// Đối với dòng thơ cuối, nếu ta ngắt nhịp: Êm đềm khua nước/ ven sông.// thì sẽ làm cho câu thơ có mâu thuẫn về lời (êm đềm >< khua nước) va không lột tả được ý tại ngôn ngoại của từ êm đềm đối với cả khổ thơ.)

→ Ngắt giọng logic là chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu Ngắt giọng logic hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ Nhờ có ngắt giọng lôgic mà bài văn được hiểu đầy đủ hơn, chính xác và rõ ràng hơn

- Cơ sở để ngắt giọng logic: + Các dấu câu có trong câu, chẳng hạn:

+) Ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa câu văn chưa hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục nên khi đọc ngắt giọng ngắn (kí hiệu một gạch chéo)

+) Ở vị trí dấu chấm, lời nói đã trọn vẹn, khi đọc ngắt giọng dài hơn, khoảng nghỉ ở dấu chấm thường bằng hai lần khoảng nghỉ ở dấu phẩy (kí hiệu hai gạch chéo)

+) Dấu chấm phẩy, khoảng nghỉ lâu hơn ở vị trí dấu phẩy nhưng ngắn hơn khoảng ngỉ ở vị trí dấu chấm

+ Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp này có lúc biểu hiện trên chữ viết bằng các dấu câu nhưng có lúc không được biểu hiện gì trên chữ viết Lúc này muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng phải nắm được các quan hệ ngữ pháp Khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn

* Chú ý: Thời gian ngừng sau mỗi dấu câu cũng có sự khác nhau

VD: + Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước (Cậu bé thông minh, TV3)

Trang 9

9 - GV đưa VD, yêu cầu sinh

viên xác định ví trí ngắt giọng có giá trị biểu cảm biểu cảm

- Gv phát vấn: So sánh ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm?

+ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … (Lòng yêu nước của nhân dân ta, TV3 – T2)

→ Dấu phẩy sau trạng ngữ ngừng lâu hơn dấu phẩy phân cắt các bộ phận đẳng lập Dấu phẩy phân cắt các bộ phận đẳng lập có tính chất liệt kê ngắn nên chỉ ngắt hơi ngắn, nhẹ, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe không tự nhiên

* Ngắt giọng thơ ca: → Đối với thơ ca, vần điệu và tiết tấu là một đặc trưng nổi bật làm cho đọc thơ ca khác với đọc văn xuôi và gần với âm nhạc (người xưa thường nói ‘thi trung hữu nhạc”) Vì thế khi đọc thơ ca, người đọc phải rất chú ý đến tiết tấu, nhịp điệu của thơ, đến chất “nhạc” trong thơ Đây là cách ngắt giọng thi ca

3.2.1.2 Ngắt giọng biểu cảm - VD: Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta (Trần Đăng Khoa)

(Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng/ làng ta )

- Ngắt giọng biểu cảm là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc

Ngắt giọng logic

Ngắt giọng biểu cảm - Ngắt giọng

lôgic thiên về trí tuệ, hoàn toàn

- Ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc Ngắt giọng biểu

Trang 10

10 - GV đưa VD, yêu cầu SV

nhận xét về cách ngắt giọng đó

- GV nêu VD, yêu cầu SV nhận xét về cách ngắt nhịp trong câu thơ thứ nhất

- GV yêu cầu sinh viên làm bài tập

SV làm bài và trình bày kết quả

GV nhận xét, kết luận

phụ thuộc và ý nghĩa và quan hệ giữa các từ

- Cơ sở ngắt giọng: dấu câu, quan hệ ngữ pháp giữa các từ

cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, “gây bão tố”, tập trung sự chú ý của người nghe vào sau chỗ ngừng góp pần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao Đây là một sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật - Ngắt giọng biểu cảm không phụ thuộc vào dấu câu mà có thể đặt vào bất cứ chỗ nào trong câu Chỗ ngắt đó có thể nằm ở phần đầu của câu, cũng có thể nằm ở giữa câu hay phần cuối của câu, nó có thể trùng hoặc không trùng với những dấu ngắt câu trong văn bản - Ngắt giọng biểu cảm tác động mạnh đến người nghe vì thế không nên lạm dụng Người đọc phải có sự ngắt giọng đúng lúc, đúng chỗ thật tự nhiên Nếu ngắt giọng tùy tiện, tràn lan sẽ phản tác dụng, gây sự ức chế cho người nghe

* Một số lưu ý: - VD:

+ Rắn là một loài bò/ sát không chân + Những ngôi sao thức ngoài kia// Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con

Trang 11

11 → Cần ngắt giọng đúng để nội dung văn bản được hiểu một cách đầy đủ, chính xác

- VD: Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi (Chọn cách ngắt nhịp: Mảnh sân/ trăng lúa/ chất đầy (mà không chọn cách ngắt nhịp: Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) để tạo ra một cách hiểu rất thơ: trăng và lúa

chan hòa tràn đầy trên sân.) → Chúng ta không nên cứng nhắc trong khi dạy ngắt giọng Văn bản văn chương có tính đa nghĩa nên không phải câu nào cũng chỉ có một cách ngắt giọng Có những câu có nhiều cách ngắt giọng khác nhau đều đúng Gặp những câu có nhiều cách ngắt nhịp đúng, chúng ta có thể đặt ra vấn đề lựa chọn cách ngắt nhịp hay hơn

* Bài tập thực hành Phiếu bài tập số 1 Phiếu bài tập số 2 - GV đưa VD, yêu cầu SV

đọc không nhấn giọng, từ đó rút ra nhận xét

- GV yêu cầu sinh viên thảo luận về kĩ năng đọc nhấn giọng

SV thực hiện GV nhận xét, kết luận

- GV có thể nêu thêm ví dụ, yêu cầu sinh viên xác định

3.2.2 Kĩ năng đọc nhấn giọng

- VD: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu

(Con chuồn chuồn nước, TV4)

- Trong văn bản có những từ ngữ, những câu có giá trị ngữ nghĩa nổi bật hơn trong câu, trong đoạn khi đọc cần thể hiện bằng ngữ điệu đọc nhấn giọng hơn: cường độ đọc mạnh hơn, âm lượng đọc to hơn

- VD: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu

+ VD: Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên

Trang 12

12 các câu, các từ cần đọc nhấn

giọng, giải thích lí do SV thực hiện

ngực (Người đi săn và con vượn)

→ Những từ ngữ, những câu in đậm cần được đọc nhấn giọng hơn vì đó là từ ngữ chủ chốt của các câu, là câu chủ đề của các đoạn văn trong văn bản (Các từ được đọc nhấn giọng có thể là: Từ miêu tả đặc điểm, hành động, trạng thái của người hoặc vật; từ bộc lộ cảm xúc; những từ thể hiện sự đánh giá của các nhân vật hoặc của tác giả…)

- GV cho SV nghe một đoạn video, yêu cầu SV nhận xét về âm lượng

- GV yêu cầu SV nêu yêu cầu về âm lượng khi đọc

GV nêu ví dụ, yêu cầu SV nhận xét âm lượng khi đọc, thực hành đọc và rút ra kết luận

3.2.3 Kĩ năng điều chỉnh âm lượng và tốc độ

3.2.3.1 Âm lượng

- Âm lượng đọc cần đủ nghe, không quá to cũng không quá nhỏ Nếu đọc với âm lượng nhỏ quá, tai người nghe sẽ không nghe được Còn ngược lại, nếu đọc với âm lượng quá lớn người nghe sẽ bị chói tai, dần đến ức chế trong việc nghe đọc

- Các yếu tố chi phối âm lượng khi đọc: + Người đọc cần phải biết điều chỉnh giọng đọc của mình phù hợp các tình huống giao tiếp khác nhau (đọc cho một người nghe, đọc trong nhóm, đọc trước lớp, đọc ở hội trường đông người

- VD:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta,

Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Trang 13

13 GV nêu ví dụ, yêu cầu SV

nhận xét âm lượng, đọc và rút ra kết luận

GV yêu cầu SV nêu yêu cầu về tốc độ đọc

GV nêu ví dụ, yêu cầu SV nhận xét về tốc độ đọc, đọc và rút ra kết luận

(Đất nước, TV5, t2) → Khổ thơ trên cần đọc to, cao giọng; khổ câu cuối cần đọc hạ thấp giọng cho ngữ điệu lắng, để thể hiện cảm nhận của nhà thơ về một đất nước không chỉ nhìn thấy bằng mắt thường mà còn phải nhìn sâu vào lịch sử dân tộc

→ Thông thường, người ta đọc và kể với cỡ giọng trung bình có cường độ vừa phải Để phù hợp với nội dung bài, người ta phải lúc thì tăng thêm, lúc thì giảm bớt cường độ của nó

- VD: Bà Nghị chỉ tay quát thằng nhỏ lấy nước Bà uống một hớp dấp giọng rồi hỏi chị Dậu:

- Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải không? Chị Dậu rơm rớm nước mắt…

… Ông nghị quát: - Tiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? Mày định bổ vào nha tao đấy à?

3.2.3.2 Tốc độ

- Tốc độ đọc được hiểu là sự nhanh, chậm hoặc lượng chữ được đọc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó Tốc độ đọc cần có sự hợp lí, không đọc quá nhanh và cũng không đọc quá chậm Đọc chậm ấp úng, ê a sẽ làm gián đoạn mạch theo dõi của người nghe Đọc liến thoắng, nhanh quá sẽ khiến cho người nghe không kịp hiểu văn bản

- Các yếu tố chi phối tốc độ đọc:

Ngày đăng: 27/09/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w