1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp - kinh tế đầu tư - Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB

88 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 324,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ACB GIAI ĐOẠN 2009- 2014 (7)
    • 1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP ACB (7)
    • 1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB giai đoạn 2010-2014 (13)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục đích thẩm định dự án tại các NHTM (13)
      • 1.2.2. Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM (14)
      • 1.2.3. Quy trình tổ chức thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại ngân hàng TMCP ACB (15)
      • 1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư (18)
        • 1.2.4.1. Thẩm định theo trình tự (18)
        • 1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu (18)
        • 1.2.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy (19)
        • 1.2.4.4. Phương pháp dự báo (20)
        • 1.2.4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro (21)
      • 1.2.5. Nội dung thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng (21)
        • 1.2.5.1. Thẩm định khách hàng vay vốn (21)
        • 1.2.5.2. Thẩm định dự án đầu tư (26)
        • 1.2.5.3. Thẩm định đảm bảo tiền vay (38)
        • 1.2.6.1. Quy trình thẩm định của ví dụ minh họa (41)
        • 1.2.6.2. Tổng quan về dự án (42)
        • 1.2.6.3. Tiến hành thẩm định dự án (44)
      • 1.3.1. Các kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng 69 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (67)
        • 1.3.2.1. Hạn chế (71)
        • 1.3.2.2. Nguyên nhân (72)
  • CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ACB (74)
    • 2.1 Định hướng phát triển các hoạt động tại Ngân hàng TMCP ACB (74)
      • 2.1.1. Định hướng phát triển chung của ACB (74)
      • 2.1.2. Định hướng phát triển đối với công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ACB 78 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB (75)
      • 2.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và tổ chức thẩm định (77)
      • 2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng CBTĐ (77)
      • 2.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm dịnh (78)
      • 2.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định (80)
      • 2.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thông tin (82)
    • 2.3. Một số kiến nghị (83)
  • KẾT LUẬN (26)

Nội dung

Thẩm định tổng quát: Trước tiên các CBTĐ sẽ xem xét khái quát các nội dungcủa dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính hợp lý, hợp lệ của dự án về cáckhía cạnh như: hồ sơ pháp lý,

TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ACB GIAI ĐOẠN 2009- 2014

Khái quát về Ngân hàng TMCP ACB

Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990 đã tạo dựng được khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, ACB được thành lập theo giấy phép số 0032/ NH-CP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định; Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác

+ Mạng lưới kênh phân phối Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại

47 tỉnh thành trong cả nước Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng

+ Vốn điều lệ và cổ đông

Tính đến Quý II/2014, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng Trong đó cơ cấu cổ đông gồm

Bảng 1.1 Cơ cấu cổ đông Ngân hàng ACB

Tên cổ đông Tỷ lệ

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited 6,42% Đặng Ngọc Lan 4,23%

(Nguồn: website acb.com.vn)

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng ACB

(Nguồn: website www.acb.com.vn)

Cơ cấu tổ chức của ACB được chia thành nhiều phòng ban khác nhau với từng chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tạo cơ chế làm việc độc lập, nâng cao hiệu quả trong vận hành và giảm rủi ro trong việc ra quyết định.

Tổng quan hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển của ACB có những bước thăng trầm nhất định, thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu dưới đây:

Biểu đồ 1.1 : Tổng tài sản giai đoạn 2009- 2013 (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2009 – 2011 có những bước phát triển mạnh, tổng tài sản liên tục tăng và đạt 281.019 tỷ đồng năm 2011 Tuy nhiên, sau sự cố năm

2012, tổng tài sản của ACB giảm khá mạnh, mặc dù vậy con số này đã dần ổn định năm 2013 Tổng tài sản 2013 đạt 166.599 tỷ đồng, tương đương 2009

Biểu đồ 1.2 : Tổng vốn huy động giai đoạn 2009- 2013 (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Tổng vốn huy động của ACB có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 –

2011 Tính đến năm 2011, tổng vốn huy động của ACB đạt 234.503 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm này đạt 32,1% Tuy nhiên, từ 2012, doanh số huy động của ACB có dấu hiệu giảm mạnh Nguyên nhân do tác động của một số biến cố trong hoạt động của ACB gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh chung Tình hình huy động 2013 đã bắt đầu ổn định trở lại, mức giảm tổng vốn huy động giảm nhẹ (5,3%) so với 2012 Tỷ lệ vốn huy động/Tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng khá cao (từ 80 – 90%)

Biểu đồ 1.3 : Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2009- 2013 (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Khác với tình hình biến động tổng tài sản và nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay của ACB liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên, dư nợ vay có phần tăng chậm giai đoạn 2011 – 2013 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những vấn đề riêng của ACB Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, v.v.

Biểu đồ 1.4 : Tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2009- 2013 (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Lợi nhuận 2012 giảm mạnh do ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố như đã phân tích ở trên, mức giảm lợi nhuận năm 2012 so với 2011 là 75,2% Tỷ lệ nợ xấu đến năm

2013 ở mức dưới 3%, trong khi các năm trước tỷ lệ nợ xấu thường chỉ ở mức 1%, đặc biệt năm 2009, ACB là ngân hàng duy nhất trong số các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới0,5%.

Biểu đồ 1.5 : Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Tỷ lệ nợ xấu của ACB có dấu hiệu tăng qua các năm, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu tăng là xu thế chung của các ngân hàng trong giai đoạn này.

Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB giai đoạn 2010-2014

hàng TMCP ACB giai đoạn 2010-2014

1.2.1 Khái niệm và mục đích thẩm định dự án tại các NHTM

Thẩm định dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của một DADT nhằm đánh giá tính hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của dự án; trên cơ sở đó ra quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư Hay nói theo một cách khác, thẩm định dự án là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về tất cả các nội dung kinh tế, tài chính, kỹ thuật, xã hội trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Thẩm định dự án được tiến hành độc lập với quá trình soạn thảo dự án và do cơ quan có thẩm quyền tiến hành Thẩm định dự án là một yêu cầu không thể thiếu, vì vậy đối với mọi cấp, theo mọi hình thức đầu tư tất cả các dự án đều phải tiến hành thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quyết định hoặc cấp phép đầu tư.

1.2.2 Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM

Với đặc trưng về độ rủi ro và phức tạp, thẩm định dự án ngày càng đóng vai trò quan trọng.

 Kết quả của quá trình thẩm định là căn cứ để xem xét tài trợ vốn cho dự án đầu tư

Khi quyết định tài trợ cho một dự án, ngân hàng căn cứ vào ba yếu tố: chủ đầu tư, bản thân dự án vay vốn và TSBĐ TSBĐ là biện pháp phòng chống rủi ro truyền thống nhưng lại là biện pháp không tích cực (thời gian thu hồi vốn vay thông qua việc phát mại TSBĐ bị kéo dài, khoản vay bị chuyển nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến kết quả chung của cả ngân hàng), chỉ có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của KH vay vốn, không phải mục đích cho vay của ngân hàng Chủ đầu tư là một căn cứ tốt để ra quyết định tài trợ Tuy vậy, đôi khi chủ đầu tư là pháp nhân mới thành lập không có nhiều thông tin để thẩm định Trên thực tế, các ngân hàng có hoạt động tín dụng hiệu quả đều thống nhất rằng bản thân dự án vay vốn là căn cứ quan trọng nhất khi ra quyết định cho vay Việc đánh giá dự án trên phương diện là người tài trợ giúp cho ngân hàng có cái nhìn nhiều chiều trên cơ sở năng lực chuyên môn, kiến thức và sự khách quan cần thiết, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.

 Thẩm định là công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Việc cho vay dự án luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng KH không trả hoặc không trả đúng hạn hay không đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng Thẩm định giúp các ngân hàng đánh giá độ rủi ro của dự án bằng việc thu thập và xử lý thông tin, sử dụng các phương pháp khoa học, thẩm định giúp ngân hàng đánh giá độ rủi ro của dự án Vì thế, thẩm định chính là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro trong tín dụng.

Như vậy, thẩm định dự án đầu tư là hoạt động cần thiết và bắt buộc phải thực hiện trước khi ra quyết định cho vay của các ngân hàng Đây là công cụ quan trọng, giúp đưa ra quyết định chuẩn xác và là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng

1.2.3 Quy trình tổ chức thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại ngân hàng

Hiện nay, việc tổ chức công tác thẩm định dự tại ACB được Hội đồng quản trị quy định thống nhất trong toàn hệ thống ACB thành lập Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và định chế tài chính với mục đích quản lý tập trung công tác thẩm định và xét duyệt tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống

Việc phối hợp thẩm định dự án đầu tư nằm trong quy trình phối hợp thẩm định nói chung của ACB, được quy định cụ thể tại WI-10/TDDN Hướng dẫn công việc thẩm định/tái thẩm định tín dụng KHDN giữa các chức danh quan hệ khách hàng và phân tích tín dụng ban hành ngày 03/09/2013 Trong quy trình này, quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ quan hệ khách hàng tại đơn vị sẽ tiếp nhận hồ sơ từ KH, trên cơ sở mẫu của ACB về danh mục hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng kiểm tra sự đầy đủ với bộ hồ sơ này và yêu cầu bổ sung trong trường hợp cần thiết.

Bước 2: Gửi hồ sơ và đề nghị phối hợp với TT.TDDN và ĐCTC

Sau khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, cán bộ tín dụng kiểm tra mức cấp tín dụng của KH có cần phải phối hợp thẩm định với TT.TDDN & ĐCTC không? Trường hợp cần phải phối hợp đánh giá Đơn vị gửi phiếu yêu cầu cho TT.TDDN & ĐCTC.

Hồ sơ tối thiểu gửi cho TT.TDDN & ĐCTC được quy định cụ thể trong phiếu yêu cầu phối hợp thẩm định theo mẫu ban hành của ACB.

Bước 3: Nhận hồ sơ của đơn vị và phân công Nhân viên phân tích tín dụng phụ trách Đầu mối phụ trách việc tiếp nhận hồ sơ tại TT.TDDN & ĐCTC sẽ kiểm tra so bộ hồ sơ, mức thẩm định/tái thẩm định theo quy định Trường hợp hồ sơ phải qua TT.TDDN, chuyển cấp quản lý phân công nhân sự tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định, phân tích, lập tờ trình

CA tại TT.TDDN & ĐCTC sẽ phối hợp với nhân viên quan hệ khách hàng tại đơn vị trực tiếp thẩm định, đánh giá khách hàng, bổ sung hồ sơ và phối hợp lập tờ trình thẩm định Theo quy định hiện hành của ACB, TT.TDDN & ĐCTC chịu trách nhiệm đánh giá về tài chính và rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro Các nội dung khác thuộc phạm vi đánh giá của đơn vị và qua kiểm soát của TT.TDDN & ĐCTC Sau khi lập tờ trình, TT.TDDN & ĐCTC cùng đơn vị sẽ đề xuất phương án tài trợ cho

KH, có thể cùng một đề xuất nếu quan điểm giống nhau, hoặc đề xuất khác tùy thuộc vào đánh giá KH của mỗi bên.

Bước 5: Ký kiểm soát tờ trình

Sau khi lập tờ trình thẩm định, các bên tham gia lập ký tờ trình, chuyển cấp kiểm soát Trong một số trường hợp, tờ trình đánh giá KH cần có ý kiến của giám đốc vùng phụ trách hoặc ý kiến của Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp trước khi trình cấp phê duyệt.

Bước 6: Trình duyệt hồ sơ Đơn vị thực hiện đăng ký trình hồ sơ (có thể trình trực tiếp hoặc qua hình thức video conference) Đơn vị cùng TT.TDDN & ĐCTC báo cáo cấp phê duyệt về hồ sơ, bảo vệ quan điểm cấp tín dụng và nghe đánh giá, phê duyệt của cấp thẩm quyền Hiện nay tại ACB chi thành các cấp: Chuyên viên phê duyệt tập trung thuộcTrung tâm phê duyệt tín dụng, Ban tín dụng doanh nghiệp hội sở và Ủy ban tín dụng Với đặc thù quy mô hồ sơ phải có sự đánh giá của TT.TDDN & ĐCTC, hầu hết các hồ sơ đều được trình Ủy ban tín dụng.

Sau khi có phê duyệt của cấp thẩm quyền, trường hợp yêu cầu bổ sung thông tin, đơn vị và TT.TDDN & ĐCTC tiến hành làm rõ và báo cáo lại cấp phê duyệt. Trường hợp có phê duyệt (đồng ý hoặc từ chối), nhân viên phân tích tại TT.TDDN

& ĐCTC tiến hành in lưu hồ sơ.

Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm địch dự án vay vốn đầu tư xây dựng

TTTDDN & ĐCTC Cán bộ thẩm định

Giao hồ sơ vay vốn, đưa ra yêu cầu

Tiếp nhận hồ sơ, phân công CBTĐ

Nhận hồ sơ để thẩm định

Chưa đủ cơ sở để thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Bổ sung, ĐỊNH giải trình

(Nguồn: Giáo trình tín dụng Ngân hàng ACB)

1.2.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

1.2.4.1 Thẩm định theo trình tự Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng trong công tác thẩm định ở hầu hết các ngân hàng Thẩm định theo trình tự là quá trình xem xét dự án từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề và cơ sở cho kết luận sau.

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ACB

Định hướng phát triển các hoạt động tại Ngân hàng TMCP ACB

2.1.1 Định hướng phát triển chung của ACB Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2015 – 2018 bao gồm:Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB

Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh của ngân hàng.

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

Năm 2015, ACB phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là:

 Tổng nguồn vốn huy động tăng 11%-13% so với năm 2014;

 Dư nợ tăng 10%- 12% so với năm 2014

 Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%/tổng dư nợ

 Tỉ lệ nợ xấu giảm dưới 4%

Những năm tiếp theo, ACB xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư hướng tới tập trung cho vay theo dự án và nâng cao tỷ lệ vốn vay trung và dài hạn trong ngân hàng

2.1.2 Định hướng phát triển đối với công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại

ACB Đối với bất kì một ngân hàng nào, hoạt động tín dụng chỉ có được tăng trưởng lành mạnh, hiệu quả, an toàn khi công tác thẩm định dự án được nâng cao Vì vậy, để đạt được điều đó, ACB luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác thẩm định, đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo với nội dung, quy trình toàn diện và đồng bộ tạo thành một tổng thể mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành Ngân hàng TMCP ACB đã đưa ra một số nội dung về phương hướng nhiệm vụ cụ thể để củng cố và phát triển công tác này trong thời gian tới như sau:

- Quán triệt đến từng bộ phận liên quan đến công tác thẩm định và tín dụng cần nhận thức đúng vai trò và nội dung của công tác này vì đây là một trong những yếu tố quyết định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế cũng như sức mạnh của Ngân hàng ACB.

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Phòng tín dụng ở các chi nhánh và Hội sở, Phòng Đầu tư- tài trợ dự án, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp, tín dụng cá nhân, Khối quản lí rủi ro của Ngân hàng ACB sẽ được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện tốt định hướng phát triển, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại từng chi nhánh cũng như tại Hội sở của ACB

- Phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa bộ phận phụ trách thẩm định với bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro Từng nội dung thẩm định cần khuyến khích CBTĐ liên kết với các phòng chức năng để làm tốt công tác thẩm định từng nội dung, nhất là việc bổ sung hồ sơ và thông tin về khách hàng hay việc thẩm định rủi ro, tài sản đảm bảo tiền vay.

- Ngoài việc tiếp tục thẩm định dự án trong kế hoạch Nhà nước, dự án do các doanh nghiệp, chủ đầu tư đề suất vay vốn, Ngân hàng ACB sẽ chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay đem lại các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn, thu gốc và lãi vay.

- Tăng cường công tác khoa học- kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin: Tổ chức thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác ngoài hồ sơ vay vốn của dự án; tiến hành xử lý và quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời cho công tác thẩm định dự án, đồng thời báo cáo thông tin cần thiết để tư vấn cho lãnh đạo ra quyết định Cùng với đó, cần đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian, nâng cao tính chính xác cho công tác thẩm định.

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP ACB

2.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và tổ chức thẩm định

Trong quá trình phối hợp thẩm định, đánh giá dự án tại ACB hiện nay còn nhiều hạn chế làm chậm tiến độ thực hiện hồ sơ Do vây, để cải thiện chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, cần thực hiện một số giải pháp:

 Tăng cường công tác nâng cao năng lực của CBTĐ cấp chi nhánh/Phòng giao dịch, tăng sự chủ động tại đơn vị khi tiếp cận khách hàng, tiếp cận và yêu cầu hồ sơ từ phía chủ đầu tư, giảm thời gian thu thập hồ sơ khi thực hiện thẩm định;

 CBTĐ, ngoài chức năng đánh giá hồ sơ, cần đóng vai trò tư vấn khi cần, do mỗi đơn vị, mỗi cá nhân có chức năng, chuyên môn riêng, việc phối hợp với nhau là rất cần thiết

 Cần có kế hoạch tuyển dụng, bổ sung thêm nhân sự, giảm tải công việc, tăng hiệu quả trong thẩm định hồ sơ tín dụng tại TT.TDDN & ĐCTC;

CBTĐ phải chủ động hoặc phối hợp với cán bộ kiểm toán khu vực khi cần thiết để thực hiện việc giám sát hoạt đồng đầu tư, xây dựng của KH nhằm đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn, đảm bảo tiến độ của dự án so với kế hoạch

2.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng CBTĐ

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w