TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BỈM SƠN
Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Theo đó, ngày 26/3/1988, chủ tịch Hội đồng Bộ trường đã ban hành nghị định 53/HĐBT, tại điều 1 của nghị định có quy định: "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức thành hệ thống thống nhất cả nước, gồm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh" Đây là dấu mốc quan trọng của nền lịch sử kinh tế Việt Nam Bởi, từ đây hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành và đưa vào hoạt động Nó đã tách biệt rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ.
Triển khai nghị định 53/HĐBT, ngày 1/7/1988, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động Tiền thân của Hội sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính là Vụ tín dụng công nghiệp-vận tải và
Vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước chuyển sang.
Ngày 8/7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 65/NH-QĐ thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn.
Khi mới thành lập, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn chỉ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thuần tuý với cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu Đội ngũ cán bộ nhân viên thiếu và yếu Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đã đạt được nhiều thành tích nổi bật Năm
1998, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trao tặng giấy khen
"Đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong 10 năm đổi mới" Năm 2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằng khen "Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2001" và được Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng giấy khen "Đơn vị đạt thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam".
Với những thành tích đã đạt được, vào ngày 28/5/2005, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đã chính thức chuyển đổi sang mô hình tổ chức phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo thông lệ và quy định, quy chuẩn của quốc tế Chi nhánh được nâng cấp thành Ngân hàng cấp I, là đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được tổ chức thành các nhóm kinh doanh, quản lý và hỗ trợ Từ đó đến nay, chi nhánh luôn bám sát định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Trong quá trình hình thành và phát triển, chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Đến nay, nguồn vốn của chi nhánh đã đạt trên 1300 tỷ đồng, dư nợ cho vay trên 2200 tỷ đồng Hoạt động, dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhu cầu của hơn
100000 khách hàng hàng như dịch vụ tiền gửi, hoạt động cho vay, dịch vụ kiều hối, ngân hàng điện tử, tài khoản thanh toán, Ngân hàng cũng đã xây dựng được mối quan hệ có được nhiều bạn hàng và đối tác chiến lược, trong đó phải kể đến Công ty
CP xi măng Bỉm Sơn là bạn hàng truyền thống lớn nhất của chi nhánh đã gắn bó từ những ngày đầu thành lập đến nay.
Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng và đối tác chiến lược, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn luôn thực hiện hoạt động mở rộng khách hàng, hướng tới các đối tượng thuộc khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng, tránh hoạt động cho vay tập trung nguồn vốn vào một khu vực, bảo đảm phân tán rủi ro Đồng thời, chi nhánh luôn tiếp cận tới những lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển lớn để có thể phân tán rủi ro sang các ngành phát triển ổn định và an toàn.
Nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của chi nhánh, hoạt động phát triển mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường và mở rộng kinh doanh đã và đang được chi nhánh thực hiện tốt Hiện tại, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn có 6 phòng giao dịch, gồm: thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyên Hậu Lộc,huyện Nga Sơn, huyện Thạch Thành Các phòng giao dịch luôn khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, tạo dựng niềm tin vững chắc đối với khách hàng Từ đó, chi nhánh đã dần trở thành địa điểm tin cậy đối với khách hàng mỗi khi có nhu cầu giao dịch ngân hàng và luôn có được điều tiện thuận lợi nhất để tiếp cận với dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại, tiên tiến.
Với phương châm phục vụ: “TIN CẬY, HIỆU QUẢ, HIỆN ĐẠI” chi nhánhNgân hàng Công thương Bỉm Sơn đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và toàn thị xã Bỉm Sơn.
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Chuyên đ t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Kinh t đ u t ế đầu tư ầu tư ư
Phòng tổ chức, hành chính
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng quản lý rủi ro
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn 1.2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn là chi nhánh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động với đầy đủ chức năng của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, có mạng lưới hoạt động rộng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và các huyện, thị trấn lân cận: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Nga Sơn, thành phố Thanh Hoá với chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
Thực hiện vai trò "bà" đỡ của nền kinh tế, đi vay và cho vay.
Hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư, các thành phần kinh tế có thể thực hiện các hoạt động, dự án phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao.
Thực hiện đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bỉm Sơn.
Làm tốt công tác an sinh xã hội, công tác từ thiện.
1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn a Giám đốc
Giám đốc có quyền lực cao nhất của chi nhánh Có trách nhiệm trước pháp luật với ngân hàng cấp trên về mọi hoạt động của chi nhánh.
Giám đốc có nhiệm vụ vạch ra chiến lược, chính sách, phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Chỉ đạo, giám sát các phòng ban trong ngân hàng thực hiện theo đúng định hướng, hoàn thành mục tiêu mà chi nhánh đã đặt ra. b Phó giám đốc
Phó giám đốc là người điều hành mọi hoạt động thường ngày của chi nhánh, chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ được giao đối với từng phòng nghiệp vụ.
Phó giám đốc là người được ủy quyền chỉ đạo việc kinh doanh khi giám đốc vắng mặt. c Phòng khách hàng
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp
Phòng khách hàng có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về chiến lược tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng.
Có nhiệm vụ phân tích kinh tế dựa vào các tiêu chí theo ngành, danh mục khách hàng, địa bàn Sau đó, đưa ra những lựa chọn và các biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao cho chi nhánh.
Có nhiệm vụ thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục.
Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng, giải đáp thắc mắc về các quy định của chi nhánh với khách hàng.
Có nhiệm vụ tiếp nhận các chương trình, dự án Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ và các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước. d Phòng kế toán
Có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và của chi nhánh.
Có nhiệm vụ tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định của Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam và của chi nhánh.
Có nhiệm vụ thực hiện các khoản nộp ngân sách Có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam và của chi nhánh.
Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn. e Phòng giao dịch 1 và phòng giao dịch 2
Có trách nhiệm trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng, các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng nội tệ và ngoại tệ.
Có nhiệm vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh đến khách hàng Trực tiếp tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ Đồng thời, tiếp thu và đề xuất nhằm cải tiến các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp
Có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch.
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, tiếp thị thông tin tới từng khách hàng về hoạt động dịch vụ của chi nhánh.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của chi nhánh.
Giải đáp những thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc phạm vi xử lý.
Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý, điểm giao dịch. f Phòng quản lý rủi ro
Nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.
Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng.
Tiến hành phân loại các rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước quy định nhằm đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý nhanh chóng để giảm tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến hoạt động khác của chi nhánh.
Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.
Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. g Phòng ngân quỹ
Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của chi nhánh.
Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy giao dịch.
Thu, chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn. h Phòng kiểm soát nội bộ
Tuân thủ đúng sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán toàn chi nhánh.
Thường xuyên giám sát, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo chương trình công tác và kế hoạch của chi nhánh nhằm đảm bảo an toàn trong hệ thống kinh doanh của chi nhánh.
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp
Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn giai đoạn 2010 - 2014
Thực trạng công tác thẩm định tại dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
2.1.1 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn giai đoạn 2010 - 2014
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư, chi nhánh ngày càng chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư Và trong giai đoạn 2010 - 2014, chi nhánh đã đạt được những kết quả mang dấu hiệu rất tích cực, cụ thể như sau:
Số dự án đầu tư thẩm định 10 13 17 19 21
Số dự án thẩm định cho vay 10 13 15 18 18
Dư nợ theo dự án cho vay
Bảng 2.1: Số dự án đầu tư cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm
Chi nhánh đã chú trọng hơn cho công tác thẩm định dự án đầu tư, bởi thế mà số lượng dự án thẩm định đã tăng qua các năm từ 10 dự án năm 2010 đến 21 dự án năm 2014 Và đi kèm với tăng về số lượng thì chất lượng thẩm định luôn được chi nhánh đảm bảo, tỷ lệ dự án thẩm định được cho vay luôn duy trì trên 85% và mức dư nợ dự án cho vay tuy có tăng nhưng nhìn chung là ổn định qua các năm.
Từ số dự án thẩm định và tỷ lệ dự án được cho vay nhận thấy, uy tín của chi nhánh ngày càng vững chắc đối với khách hàng Và nó cũng cho thấy, năng lực thẩm định của chi nhánh đang được cải thiện từng ngày nâng cao hiệu quả thẩm định tạo tiền đề vững chắc để các hoạt động các của chi nhánh phát triển vững bền và lớn mạnh.
2.1.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
2.1.2.1 Hồ sơ dự án Được lập theo đúng các quy định hiện hành, là tài liệu chính thức và căn bản nhất để làm căn cứ thẩm định nên cần kiểm tra, xem xét các nội dung có đảm bảo tính pháp lý hay không từ đó tiến hành phân tích Căn cứ này thể hiện hạn chế của công tác thẩm định là xem xét không dựa trên thực tế mà chỉ dựa trên số liệu của hồ sơ dự án.
Căn cứ theo nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm:
Tờ trình thẩm định dự án.
Dự án soạn thảo theo quy định quản lý hiện hành gồm phần lý thuyết và phần thiết kế cơ sở.
Các văn bản pháp lý có liên quan.
Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân, năng lực kinh doanh, tài chính của chủ đầu tư.
Các văn bản xác nhận sự phù hợp của dự án theo quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
Ý kiến của bộ chủ quản như văn bản cho phép đầu tư, quyết định giao vốn cho chuẩn bị đầu tư và các tài liệu liên quan khác.
Hoạt động đầu tư cần tuân theo các chủ trương quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, địa phương và của ngành; thực hiện theo các văn bản pháp luật và quy định chung có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư.
Cụ thể, chi nhánh áp dụng các văn bản:
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc về Quy chế cho vay đối với khách hàng.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
Nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.1.2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm
Dựa vào lĩnh vực của dự án đầu tư mà công tác thẩm định phải áp dụng những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm của lĩnh vực ấy một cách linh hoạt Tuy nhiên, nhìn chung có những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm sau:
Tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn công nghệ và kỹ thuật.
Tiêu chuẩn về thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình.
Quy phạm về sử dụng đất đai.
Quy phạm về tĩnh không trong các công trình đối với từng loại công trình.
2.1.2.4 Quy định của chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đều phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và của chi nhánh, cụ thể như sau:
Quyết định số 47/ QĐ-NHCT-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàngCông thương Việt Nam về Quy chế cho vay đối với khách hàng.
Quyết định số 235/QĐ-NHCT của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định khu vực đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn.
Quyết định số 84/QĐ-NHCT của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng.
Quyết định số 106/QĐ-NHCT của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành quy trình tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng.
Các văn bản có liên quan khác.
2.1.2.5 Quy ước, thông lệ quốc tế
Ngoài những căn cứ pháp lý trong nước thì hoạt động đầu tư cũng phải tuân thủ các quy ước, thông lệ của quốc tế bao gồm:
Các điều ước quốc tế chung đã kí kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng không, hàng hải, ).
Quy định của các tổ chức tài trợ vốn như WB, IMG, ADB, HIBC, , các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước.
Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm.
2.1.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp
2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn
Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra, xem xét hồ sơ
Tiến hành thẩm định/tái thẩm định
Lập tờ trình thẩm định
Hoàn tất hồ sơ và giải ngân Yêu cầu bổ sung
Hội đồng tín dụng cơ sở ra quyết định cho vay Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra lại nội dung
Thông báo cho khách hàng
Thiếu, không đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Đầy đủ
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp
Bước 1: Phòng khách hàng của chi nhánh tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và lập hồ sơ tín dụng bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng.
Hồ sơ về dự án, phương án kinh doanh.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Cán bộ thẩm định gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách tại các tổ chức tín dụng đến thời điểm gần nhất.
Bước 2: Cán bộ thẩm định phòng khách hàng thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp bảo đảm tiền vay và duyệt.
Đánh giá chung về khách hàng.
Tình hình tài chính của khách hàng.
Chấm điểm tín dụng khách hàng.
Phân tích, đánh giá dự án đầu tư.
Đánh giá về tài sản đảm bảo.
Xem xét các báo cáo tài chính.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Định hướng phát triển tại chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn giai đoạn
Từ những định hướng chung của hội sở, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội tại địa bàn hoạt động trong những năm tới trong giai đoạn 2015 - 2020.
Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhằm mục tiêu đơn giản hoá quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện hiện quy trình và nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ.
Đa dạng hoá hình thức huy động vốn nhằm mục tiêu thu hút khách hàng và có thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng Cần giữ vững và phát triển những hình thức huy động trọng tâm hiện tại, đồng thời, phát triển những hình thức mới và những hình thức chưa được quan tâm đúng mức trong giai đoạn vừa qua.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và quản trị rủi ro Thẩm định và quản trị rủi ro một cách bài bản và chuyên nghiệp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay đồng thời làm tốt công tác thẩm định để tránh và giảm thiểu tối đa các khoản nợ quá hạn.
Phát triển hoạt động đào tạo nhân sự nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự Đội ngũ cán bộ tác nghiệp có trình độ nghiệp vụ thành thạo, hiểu biết một cách sâu sắc không những về phương diện lý luận mà còn về công tác cụ thể để thực hiện tốt các nghiệp vụ tại ngân hàng Yếu tố con người luôn luôn chi phối tất cả các hoạt động Vì vậy, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của chi nhánh.
3.1.2 Định hướng đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn giai đoạn 2015 - 2020
Hoàn thiện, củng cố quy trình thẩm định dự án đầu tư Xác định rõ vai trò quan trọng của thẩm định dự án đầu trong sự phát triển bền vững của chi nhánh Bởi thế, không ngừng hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư nhằm mục đích đơn
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp giản hoá nhưng nâng cao hiệu quả thẩm định Việc đơn giản hoá quy trình sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đồng thời, tạo điều kiện tốt hơn để cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhiệm vụ, tránh quy trình rườm rà, phức tạp.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, tuyển dụng cán bộ, kiện toàn bộ máy lãnh đạo Như thế, có thể tạo ra động lực phát triển đội ngũ nhân viên tạo nền tảng vững chắc cho chi nhánh.
Xác định rõ tinh thần về tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư cho toàn bộ phòng ban chi nhánh Tạo ra một hệ thống làm việc thống nhất góp phần tạo điều kiện để công tác thẩm định diễn ra thuận lợi, có được những kết quả chính xác.
Không dừng lại ở việc nhận dự án, luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm những dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh và chủ động thu hút về chi nhánh Như vậy, chi nhánh sẽ có sự chủ động trong công tác thẩm định và cũng là sự chủ động theo định hướng phát triển của chi nhánh.
Đổi mới, cập nhật hệ thống thông tin, kĩ thuật của chi nhánh Tạo môi trường thuận lợi cho công tác thẩm định.
Công tác thẩm định phải trở thành một thế mạnh của chi nhánh để có thể cạnh tranh với những ngân hàng khác Qua đó, cũng tạo ra uy tín và niềm tin của chi nhánh nơi khách hàng.
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Công tác thẩm định dự án đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới hiệu quả và sức cạnh tranh của chi nhánh bởi thế việc hoàn thiện công tác thẩm định cần được đầu tư kĩ lưỡng Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế đang bắt đầu khôi phục điều này càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn.
Từ thực trạng về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những điều được và chưa được đó tại chi nhánh ngân hàng Công thương Bỉm Sơn, trong thời gian tới chi nhánh cần có những giải pháp để có thể
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Những giải pháp này cần bám sát triển khai theo những yếu tố quyết định tới công tác thẩm định, đó là:
Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
Đào tạo, tuyển dụng các bộ nhân viên.
Công nghệ, kỹ thuật sử dụng cho công tác thẩm định dự án đầu tư và các công tác khác có liên quan.
Công tác thanh kiểm tra và giám sát công tác thẩm định dự án đầu tư.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tới giải pháp cho từng yếu tố.
3.2.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Quy trình thẩm định quyết định tới chất lượng của kết quả thẩm định bởi theo một quy trình đã được tạo nên từ những nghiên cứu lý thuyết, đúc kết thực tiễn có thể giúp cho công tác thẩm định được diễn ra trơn tru, thống nhất Từ đó, tránh được mọi rủi ro khó thể xảy ra do sự không đồng nhất, sai phạm hoặc thiếu thông tin và chất lượng từ một bước nào đó Chỉ cần sai phạm ở một bước có thể dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch và đưa đến hậu quả cho chi nhánh cũng như dự án đầu tư.
Dựa vào quy trình hiện sử dụng và những bất cập trong quá trình thực hiện nhận thấy, để hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư chi nhánh cần thực hiện 2 việc:
Loại bỏ những bước không cần thiết Hiện tại quy trình của chi nhánh đã dần tinh giảm hoàn thiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn có những bước có thể loại bỏ những bước liên quan đến vấn đề thủ tục, ý kiến thống nhất giữa các bộ phận Làm được việc này, thời gian của công tác thẩm định sẽ được rút ngắn mà vẫn đảm bảo yêu cầu và chất lượng giúp khách hàng thoải mái, chi nhánh cũng giảm được áp lực.
Bổ sung và chỉnh sửa những bước còn thiếu Không ngừng suy nghĩ hoàn thiện sẽ giúp cho mọi công đoạn của công tác thẩm định cải thiện chất lượng hơn.
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp
Những quy định, hướng dẫn của lãnh đạo vẫn còn chung chung khiến cán bộ thẩm định khó áp dụng Bởi thế, những điều này cần phải làm cụ thể hơn, bổ sung để thống nhất giữa các bộ phận với nhau.
Khi đã tạo ra được quy trình thẩm định tốt thì việc đảm bảo hiệu quả và chất lượng của quy trình đó cũng là vấn đề cần phải lưu ý Để có thể như thế, toàn chi nhánh cần phải đảm bảo:
Mọi công tác thẩm định dự án đầu tư tuân thủ chặt chẽ quy trình, làm được điều này tất cả cán bộ thẩm định cần hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng bước trong quy trình Như thế, các cán bộ thẩm định sẽ không chủ quan, lơ là với từng bước nào trong quy trình và sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước tạo hiệu quả cho công tác thẩm định.
Không ngừng suy nghĩ và hoàn thiện quy trình theo hướng chuyên môn hoá Chi nhánh luôn nhận được những hợp đồng, hồ sơ của nhiều lĩnh vực kinh tế. Mỗi lĩnh vực lại có những đặc thù chuyên môn riêng về cả khía cạnh kinh tế lẫn kỹ thuật, xã hội Như thế thì cho dù quy trình thẩm định được làm cụ thể đến đâu nhưng với mỗi lĩnh vực thì các bước lại phải thực hiện theo cách thức, phương pháp riêng cho phù hợp Để có thể đảm bảo chất lượng với nhiều lĩnh vực phức tạp như thế, chi nhánh cần chuyên môn hoá những cán bộ thẩm định theo các lĩnh vực lớn như thế để đảm bảo có thể thực hiện tốt, gắn liền với thực tiễn.
3.2.2.2 Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn
Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đã khá đầy đủ nhưng để hoàn thiện và cải thiện chất lượng cần thực hiện một số giải pháp sau:
Chi tiết, cụ thể hơn Nội dung vẫn còn khá chung chung tại một số nội dung như thẩm định về kỹ thuật, tổ chức quản lý Với vấn đề kỹ thuật, đây là vấn đề chuyên môn nên nội dung cần tạo ra định hướng giải quyết cụ thể chứ không thể đi sâu vào đánh giá các chỉ số kỹ thuật như tài chính (là chuyên môn của chi nhánh). Quan trọng với vấn đề kỹ thuật là cần có ý kiến của chuyên gia hoặc tư vấn, những
Chuyên đ th c t p t t nghi p ề thực tập tốt nghiệp ực tập tốt nghiệp ập tốt nghiệp ốt nghiệp ệp GVHD: ThS Phan Th Thu Hi nị Thu Hiền ề thực tập tốt nghiệp ý kiến này phải thật chi tiết cụ thể và lượng hoá được để cán bộ thẩm định có thể hiểu rõ và đánh giá chính xác.