Ngược lại, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, công ty có thể mất khách hàng và làm tổn hại đến thương hiệu của mình Theo dự báo của Tổng cục thống kê 2023, Việt Nam đang trải
Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, chất lượng sản phẩm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp Điều này là do chất lượng sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến vị thế của công ty trên thị trường mà còn tác động trực tiếp đến sự nhận thức của khách hàng Nếu sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mong đợi, khách hàng có thể quay sang lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc phản ánh tiêu cực về sản phẩm đó
Hơn nữa, chất lượng của sản phẩm còn gắn liền với tên tuổi và uy tín của công ty Nếu chất lượng của sản phẩm được công nhận, công ty có thể thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu Ngược lại, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, công ty có thể mất khách hàng và làm tổn hại đến thương hiệu của mình
Theo dự báo của Tổng cục thống kê (2023), Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đáng kể trong kinh tế, và dự kiến có sự gia tăng đáng kể về số người có thu nhập trên 700 USD/tháng vào năm 2030 Điều này cho thấy kể từ khi tham gia các tổ chức thương mại toàn cầu, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư quốc tế.Các công ty Việt Nam có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế, đồng thời phải linh hoạt thích ứng với những thay đổi và cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, trong đó có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế Vì vậy, để tồn tại và thành công, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có như nguồn nhân lực có tay nghề cao, nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy Đồng thời, họ cũng phải liên tục đổi mới, tối ưu hóa sản phẩm để duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường đa dạng, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn
Trong bối cảnh xã hội đang thay đổi, sự quan tâm đến tâm trạng và nhu cầu của con người ngày càng gia tăng Đặc biệt, các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là đèn chiếu sáng, đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Điều này đặc biệt quan trọng trong thời
Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện lợi, con người ngày càng sẵn sàng chi trả số tiền lớn để nâng cao chất lượng sống, hướng đến hưởng thụ một môi trường sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi.
Trong quá trình nghiên cứu, thời gian làm việc tại nhà xưởng tại Công ty Điện Quang, thì tác giả thấy được các ảnh hưởng liên quan đến vật tư, liên quan đến bán thánh phẩm Trong tháng 9 và 10 tác giả đã thấy được tỷ lệ lỗi của dòng sản phẩm 20W là nằm trong nhóm tỷ lệ lỗi cao nhất tại công ty, gây ra hệ lụy là sản phẩm không đạt yêu cầu, gây mất lòng tin của khách hàng Đó là cơ sở để tác giả quyết định chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm LEDBULB BU12 20W tại LINE
2 thuộc Công ty TNHH MTV Công nghệ cao Điện Quang " Và mong muốn rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ để giúp công ty giải quyết các vấn đề hiện tại, có thêm giảm được tỷ lệ lỗi của sản phẩm hoặc đưa xuống mực thấp nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cả trong và ngoài nước để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm bóng đèn LEDBULB BU12 20W tại Công ty TNHH MTV Công nghệ cao Điện Quang Đưa ra một loạt các biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm Đề xuất một số giải pháp cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành dự án nghiên cứu, các phương pháp sau đã được áp dụng:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin từ các nguồn chính và phụ trong quá trình thực tập
Phương pháp quan sát: Theo dõi và thu thập thông tin từ nhân viên các phòng ban có liên quan
Sử dụng công cụ thống kê và phần mềm xử lý dữ liệu như Excel để phân tích dữ liệu Áp dụng phân tích dữ liệu và sử dụng các công cụ thống kê để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề được nghiên cứu
Mục đích của phương pháp này là đảm bảo thu thập và kiểm chứng đầy đủ mọi thông tin cần thiết, giúp hiểu rõ quy trình xử lý số liệu và thu thập thông tin có liên quan đến nghiên cứu.
Kết cấu các chương của khóa luận
Ngoài phần tóm tắt và mục lục, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH MTV công nghệ cao Điện Quang
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng về các lỗi trên dòng sản phẩm LEDBULB BU12 20W tại LINE
2 thuộc Công ty TNHH MTV Công nghệ cao Điện Quang
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ CAO ĐIỆN
Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Điện Quang
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập đoàn Điện Quang (DQC)
Tên quốc tế: Dien Quang Group Joint Stock Company
Trụ sở chính: 125 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô: Điện Quang sở hữu 5 nhà máy công nghệ cao với các dây chuyền sản xuất hiện đại và tự động hóa, bao gồm cả một nhà máy tại Venezuela Đồng thời, còn có mạng lưới hơn 500 showroom trải dài khắp cả nước, cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển với đội ngũ hơn 100 chuyên gia và kỹ sư trẻ giàu tinh thần sáng tạo Với hơn 1000 nhân viên và 6 công ty con trên toàn quốc
Hình 1.1 Hình ảnh Logo thương hiệu của công ty
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Bảng 1.1 Cột mốc lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện Quang
1973 Thành lập Công ty Bóng đèn Điện Quang
1997 Tham gia thị trường xuất khẩu
2000 Bắt đầu sản xuất đèn compact tiết kiệm điện
2005 Cổ phần hóa chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
2007 Nghiên cứu và sản xuất đèn LED
2008 Niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán (DQC) và thành lập nhà máy liên doanh Vietven tại Venezuela
2017 Chuyển đổi công ty từ đơn vị sản xuất các sản phẩm truyền thống thành Công ty công nghệ
2019 Hoạt động tại nhà máy Điện Quang công nghệ cao
2020 Top 10 sản phẩm số xuất sắc Made in Vietnam và top 50 công ty niêm yết tốt nhất
2021 Phát triển mạnh ngành công nghiệp phụ trợ và giải pháp thông minh
2023 Thực hiện tái định vị thương hiệu với trọng tâm là chất lượng “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang Ở đâu có Điện Quang, ở đó có Chất lượng”
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.1.3 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Điện Quang, một công ty có hơn bốn thập kỷ lịch sử, đã khởi đầu hoạt động kinh doanh từ năm 1973, chuyên sản xuất và thương mại các sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện Cụ thể như là sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm về bóng đèn, dây điện, ballast, starter, các trang thiết bị chiếu sáng, ống thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh khác Ngoài ra, còn mua bán nguyên liệu, vật tư, phụ tùng cho thiết bị chiếu sáng, cả cho mục đích sử dụng dân dụng và công nghiệp, cùng với việc cung cấp hóa chất (trừ những loại có tính độc hại cao)
Trong quá trình phát triển, Điện Quang đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình Tập đoàn công nghệ, đặt trọng điểm vào 2 lĩnh vực chính gồm: chiếu sáng, điều khiển thông minh, thiết bị gia dụng, thiết bị điện và năng lượng mặt trời Công ty đã bắt đầu triển khai nhiều giải pháp thông minh, hợp tác cung cấp giải pháp chiếu sáng thông
Trang 6 minh cho nhiều lĩnh vực như Khu công nghiệp, Chuỗi nhà hàng, Khách sạn, Resort Các giải pháp này bao gồm:
+ Giải pháp trong ngành nhà hàng, khách sạn, và khu nghỉ dưỡng: Doanh nghiệp cung cấp một loạt giải pháp chiếu sáng thông minh và toàn diện Các giải pháp này bao gồm việc tạo điểm nhấn cho công trình bên ngoài, sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng đường phố thông minh, chiếu sáng cảnh quan, hệ thống hầm xe thông minh, thang máy diệt khuẩn, chiếu sáng nội thất, chiếu sáng hành lang thông minh, và tùy chỉnh chiếu sáng theo nhu cầu của khách hàng Hơn nữa, Điện Quang còn cung cấp các giải pháp chiếu sáng thông minh cho căn phòng, biệt thự cho thuê, cùng với các giải pháp smart building dành cho tòa nhà khách sạn hoặc khu resort
Điện Quang cung cấp giải pháp chiếu sáng thông minh toàn diện cho công nghiệp, bao gồm cải thiện ánh sáng, sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng đường phố thông minh, hệ thống hầm để xe thông minh, chiếu sáng nội thất, chiếu sáng thông minh cho nhà xưởng và văn phòng, Smart Factory Công ty tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính: B2C, B2B, B2O, đồng thời còn có các hoạt động khác như môi giới thương mại và đào tạo nghề.
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2023 Đơn vị: 1 tỷ VNĐ
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hình 1.2 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty giao đoạn 2019-2023
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Điện Quang đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu trong những năm gần đây Từ năm 2019 đến 2023, doanh thu đã tăng trung bình gần 18% mỗi năm, cho thấy sự phát triển ổn định của công ty sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh kinh tế mới Liên tiếp 24 năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1996 đến nay và luôn lọt vào top những sản phẩm Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh và sản phẩm nước ngoài, công ty vẫn duy trì mức độ tăng trưởng tốt và luôn nằm trong danh sách những doanh nghiệp
Trang 8 tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam ăng trưởng về mức độ thâm nhập đèn LED tại Việt Nam còn thấp hơn so với mức độ thâm nhập của đèn LED trên thế giới nhưng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 10%-11% được Điện Quang hoàn thành, luôn đáp ứng 70% nhu cầu của thị phần nội địa Năm 2021, có sự suy giảm 9% so với năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Tuy nhiên, năm 2022 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2021 Điều này cho thấy sau đại dịch, công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ Điện Quang đã mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Schréder, FPT, Alphanam E&C và mở rộng thị trường tiêu thụ ở các nước châu Á dù năm 2023 xảy ra nhiều biến động kinh tế nhưng Điện Quang vẫn luôn đạt được mức tăng trưởng doanh thu đúng với kỳ vọng, công ty vẫn luôn nỗ lực mở rộng các kênh phân phối thông qua nhiều hình thức bán hàng khác nhau cả trong và cả ngoài nước Tất cả những điều này đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của công ty và nghiên cứu để cải thiện sản phẩm và công nghệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo vệ môi trường
1.1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn Điện Quang đã xác định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn công nghệ đa quốc gia, với sự chuyên sâu trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện
Trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Điện Quang định hướng trở thành tập đoàn công nghệ đa quốc gia, cung cấp giải pháp thông minh toàn diện đa lĩnh vực Song song đó, Điện Quang luôn tiên phong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh, đem lại tiện ích, an toàn, thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và xã hội.
Sứ mệnh Điện Quang thúc đẩy mục tiêu không ngừng cố gắng để đạt được vị thế là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong phát triển sản phẩm công nghệ và các giải pháp
Trang 9 chiếu sáng thông minh tại Việt Nam và khu vực Mục tiêu của công ty là thực hiện sứ mệnh sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ nhằm mang lại "Sự Tiện Nghi - An Toàn - Thẩm Mỹ" Điều này nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách sản xuất các sản phẩm được tạo ra bởi người Việt, hướng tới một xã hội hiện đại và liên kết mạnh mẽ hơn.
Tổng quan về Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang
1.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang
Tên giao dịch quốc tế: Dien Quang High Tech Company Limited Địa chỉ: Đường D2, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, thành phố
Website: https://www.dqc.vn
Giám đốc đại diện: Trần Bá Linh
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện ( nghành chính) Đồng thời nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang là một công ty thuộc Tập đoàn Điện Quang Đặt trụ sở tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang (viết tắt là DQH), sở hữu diện tích sàn xây dựng hơn 40.000m2 và một nguồn vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng Được đánh giá là doanh nghiệp quy mô lớn nhất trong lĩnh vực giải pháp chiếu sáng và công nghệ, DQH đã thiết lập mục tiêu phát triển theo hướng tập đoàn công nghệ đa quốc gia, chuyên sâu trong ngành chiếu sáng và thiết bị điện Trong năm 2019, công ty hoàn tất việc xây dựng và đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất, thiết bị hiện đại với sự tự động hoá cao, nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản và Đức Với năng lực sản xuất lên đến
140 triệu sản phẩm mỗi năm, DQH hoàn toàn kiểm soát quá trình sản xuất chip LED, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng trên thị trường Được đánh giá cao về công nghệ sản xuất tiên tiến, công ty áp dụng hiệu quả các phương pháp sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu
Hình 1.3 Hình ảnh công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện Quang
(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)
1.2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Cũng như bao doanh nghiệp khác, Điện Quang sở hữu bộ máy cơ cấu tổ chức bài bản và chuyên nghiệp, được phân cấp rõ ràng theo từng cấp bậc Nắm giữ vị trí tối cao trong hệ thống là đại hội đồng cổ đông, đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các chủ sở hữu Song song đó, ban kiểm soát với vai trò giám sát nội bộ và bên ngoài, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra minh bạch và tuân thủ pháp luật Hội đồng quản trị, với tầm nhìn chiến lược và quyết định sáng suốt, nắm quyền điều hành toàn diện mọi hoạt động của từng phòng ban Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch và hội đồng quản trị thì tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý, đồng thời gánh vác trọng trách quản lý chung
Cấu trúc tổ chức của công ty chia thành ba cấp: Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược và ký kết hợp đồng với đối tác, Tổng giám đốc thường xuyên có mặt tại công ty để đóng góp vào chiến lược phát triển và.
Trang 12 quản lý nội bộ Cuối cùng là ban giám đốc, có trách nhiệm quản lý các bộ phận và làm việc trực tiếp với nhân viên Các quyết định của ban giám đốc phải được tổng giám đốc phê duyệt và chủ tịch chấp thuận trước khi triển khai, và sau khi nhận được nhiệm vụ từ cấp trên, sẽ tiến hành phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên, đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của phòng ban và góp phần vào sự phát triển chung của công ty
1.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Các sản phẩm của Điện Quang được phân phối rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc và cũng có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như EU, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, và nhiều nơi khác Điện Quang tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong và duy nhất trong lĩnh vực chiếu sáng được chính phủ Việt Nam công nhận là Thương hiệu Quốc Gia Nó cũng là một trong những thương hiệu ít ỏi được liên tục người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay
Với quy mô sản xuất rộng lớn, công ty tự hào có khả năng cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với mức giá cạnh tranh Với hệ thống 5 nhà máy được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ, luôn dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến Hiện là doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ lớn tại Việt Nam với các nhóm nghành chủ lực như sau:
Nhóm nghành kinh doanh bao gồm:
+ Ngành hàng chiếu sáng – Dien Quang Lighting: Kinh doanh các sản phẩm chiếu sáng và giải pháp chiếu sáng là một trong những lĩnh vực chính của Điện Quang Đèn LED các loại và các sản phẩm chiếu sáng thông minh: 72 triệu sản phẩm/ năm Đây bao gồm các loại sản phẩm như chiếu sáng trang trí, chiếu sáng thương mại, chiếu sáng cảnh quan và chiếu sáng tô điểm công trình Thiết bị chiếu sáng của Điện Quang Lighting đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng về độ sáng, nhiệt độ màu và hiệu suất Chúng được thiết kế để đảm bảo chất lượng cao, độ bền cao, hiệu suất vận hành tối ưu, và đồng thời thân thiện với môi trường Một số ưu điểm khác bao gồm màu sắc đa dạng với tới 16 triệu tùy chọn màu,
Trang 13 tuổi thọ cao và thời gian sử dụng lâu dài, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa hoặc thay thế trong quá trình sử dụng
Hình 1.5 Các sản phẩm của công ty
+ Ngành hàng gia dụng – Dien Quang Home: Kinh doanh các sản phẩm gia dụng là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh Các sản phẩm đồ gia dụng được sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ trong khoa học và công nghệ, năng lực sản xuất các sản phẩm truyền thống: 25 triệu sản phẩm/ năm Để đạt được điều này, đã có sự nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất và sử dụng các máy móc và thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới
Hình 1.6 Các sản phẩm của công ty
1.2.4 Đội ngũ bộ phận chất lượng Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cao Điện
Hình 1.7 Hình ảnh đội ngũ chất lượng
(Nguồn: Bộ phận quản lý chất lượng) Đội ngũ bộ phận chất lượng được điều hành bởi Giám đốc sản xuất, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc triển khai và giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu chất lượng do tổng công ty đề ra Phó giám đốc quản lý chất lượng phối hợp cùng Giám đốc sản xuất đại diện cho công ty trong các hoạt động trao đổi với khách hàng, tổ chức đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và cam kết xây dựng, thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn
Còn đối với giám sát và trưởng phòng cùng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng đúng tiến độ Đưa ra kế hoạch sản xuất theo đúng nhu cầu của cấp trên, nhân lực hiện có và khả năng của nhà máy Tuy sở hữu chức danh ngang nhau, mỗi vị trí lại mang những trách nhiệm riêng biệt
QA đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chuẩn Luôn đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn được quy định trước khi đưa ra thị trường Nhiệm vụ của họ bao gồm việc kiểm tra sản phẩm để
Giám sát QLCN nhà máy điện tử
Trưởng phòng QLCN QC QC
Giám sát QLCN nhà máy hoàn thành
Trưởng phòng QLCN QC QC
Trưởng phòng LABNhân viên
Trang 15 đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường Họ cũng thường xuyên kiểm tra và thực hiện báo cáo về chất lượng, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh từ phản hồi của khách hàng
Nhân viên trong phòng Lab có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật và thử nghiệm các phương pháp, kiểm tra sản phẩm và nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng Đo các thông số chất lượng sản phẩm, bao gồm độ ẩm, độ cứng và độ vấn điệu, để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Sản phẩm và chất lượng
Sản phẩm là tất cả những mặt hàng được chào bán trên thị trường, thu hút sự chú ý và mua sắm của khách hàng Nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ Theo Tạ Thị Kiều An (2010) thì sản phẩm bao gồm tập hợp các mặt hàng có thể đưa ra thị trường để thu hút sự chú ý, mua sắm, sử dụng hoặc tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng Theo đó, đầu ra của một quá trình có thể là một sản phẩm cụ thể dưới một dạng hình thức mà người dùng có thể cảm nhận được bằng các giác quan như cầm nắm và cảm nhận Hoặc là sản phẩm dịch vụ nó được nhận biết qua sự trải nghiệm mà người dùng trải qua do một bên khác cung cấp Có nhiều cách định nghĩa và phân loại sản phẩm khác nhau Một trong những cách phân loại phổ biến là chia thành hai nhóm: sản phẩm dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng Sản phẩm dịch vụ rất khó duy trì mua bán trước sau và có khả năng bị rối loạn chức năng, Wyckham và các cộng sự (1975); Zeithaml và các cộng sự (2010) chỉ ra chất lượng sản phẩm dịch vụ được tính bằng sự hài lòng, đánh giá của khách hàng Tập trung vào việc cung cấp các quy trình, trải nghiệm và tài sản vô hình thay vì hàng hóa vật chất và các giao dịch rời rạc cho khách hàng Sản phẩm tiêu dùng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, (Han và cộng sự, 2017) chỉ ra rằng chất lượng, giá cả, công dụng và an toàn là những tiêu chí quan trọng khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm Vậy cho thấy sản phẩm tiêu dùng vô cùng quan trọng với đời sống con người và có tác động đến sức khỏe, tâm lý, lối sống (Steinemann, 2009) Vậy những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cần tập trung vào an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng
Chất lượng không chỉ đơn thuần là khía cạnh của sản phẩm, mà còn liên quan đến quá trình làm việc, con người, nguyên vật liệu và máy móc Định nghĩa về chất lượng thay đổi tùy theo hoàn cảnh, lĩnh vực và mục đích sử dụng Theo nghiên cứu của Brata và đồng nghiệp (2007), chất lượng là khả năng thực hiện chức năng của sản phẩm và đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Powell
(1995) cũng đã nhận định rằng chất lượng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của một công ty Tuy nhiên, góc nhìn về chất lượng khác nhau tại từng vị trí và công việc, và điều này thể hiện rõ tác động của chất lượng đến cả hai khía cạnh: người tiêu dùng và nhà sản xuất
Trên góc độ của người tiêu dùng, Juran (1998) đã đề xuất rằng chất lượng là sự phù hợp với việc sử dụng hoặc mục đích, công dụng Với Crosby (1979) cũng đã nhấn mạnh rằng chất lượng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm, cần phải xem xét từ góc độ của người tiêu dùng Shewfelt (1999) cho thấy mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất là làm hài lòng người tiêu dùng Ngày nay, chất lượng không chỉ đơn thuần là khả năng đáp ứng yêu cầu cần thiết, mà còn phải làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Chuen Yindee (2022) cũng đã nhận định rằng việc tìm hiểu yêu cầu của người tiêu dùng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại sự hài lòng cho họ Do đó, để đảm bảo chất lượng, cần phải đáp ứng mong muốn và hài lòng của khách hàng
Trên góc độ của một nhà sản xuất, Brettel và các cộng sự (2014) đã đề xuất rằng chất lượng của sản phẩm phải bao gồm các yếu tố kinh tế, hiệu suất, độ bền, kỹ thuật và giá trị của sản phẩm nhờ đáp ứng những yếu tố này của sản phẩm đã định ra trước đó Để đáp ứng những yếu tố này, sản phẩm cần tuân theo các thông số kỹ thuật và công nghệ, cũng như cách thức vận hành Còn Deming (1999) đã nhấn mạnh rằng chất lượng là việc đạt được chi phí sản xuất tối ưu nhất mà vẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài việc thỏa mãn được mong muốn và yêu cầu của khách hàng thì phải đảm bảo được chi phí thấp nhất là yếu tố mà một sản phẩm đạt chất lượng phải có Trên thị trường, đảm bảo được sản phẩm phải đem lại doanh thu cho doanh nghiệp với mức chi phí thấp nhất đối với nhà sản xuất Trên góc góc độ là người tiêu dùng thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ kém sẽ tác động tiêu cực đến nhà sản xuất Vì vậy, quản trị chất lượng và cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và mục tiêu của nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng
Theo Roger Ellis (1993), việc đảm bảo chất lượng là một quy trình mà các nhà sản xuất cần đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng một cách nhất quán Quá trình này không chỉ bao gồm việc theo dõi và đánh giá mà còn bao gồm việc cải thiện chất lượng, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình (Kala, 2020) Đảm bảo chất lượng là một giá trị cốt lõi và yêu cầu các hoạt động được lập kế hoạch một cách cẩn thận Quản lý chất lượng nhằm xây dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi tổ chức Các hoạt động theo dõi, đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ là quan trọng và cần được thực hiện từ đầu đến cuối quy trình, từ kế hoạch đến bảo trì và sửa chữa Mục tiêu cuối cùng là tạo sự tin tưởng và hài lòng cho khách hàng về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ Có nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo chất lượng, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và sản phẩm Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng vẫn là một phương pháp phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất đa dạng
Nghiên cứu của Roger Ellis (1993) đã chỉ ra rằng kiểm soát chất lượng là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức sản xuất hoặc phân phối đáp ứng các tiêu chuẩn được đề ra trước Theo các nghiên cứu của Montgomery (2020), việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện liên tục từ quá trình nhập nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất thành phẩm Đồng thời, Taylor và các đồng nghiệp (1994) cũng đã nhấn mạnh về sự liên tục của quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm được theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sản xuất Qua đó, có thể thấy rằng kiểm soát chất lượng là một phần cơ bản trong việc quản lý chất lượng, bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích, kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm để đảm bảo chất lượng tốt nhất Những hoạt động này hỗ trợ và kiểm soát giúp sản phẩm đạt được chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu của cả nhà sản xuất và khách hàng Do đó, kiểm soát chất lượng thường tập trung vào việc phát hiện và khắc phục các sự cố, hỏng hóc hoặc lỗi để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của cả nhà sản xuất và khách hàng
Một nghiên cứu gần đây của Hayes (2023) đã phác thảo vai trò quan trọng của việc kiểm soát chất lượng trong các hoạt động kinh doanh Không chỉ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, mà còn ngăn chặn việc sản xuất các sản phẩm không đạt chất lượng và tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thực tế, kiểm soát chất lượng không chỉ là một quá trình diễn ra một lần duy nhất, mà cần được thực hiện định kỳ Mục tiêu là đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hi kiểm soát chất lượng được thực hiện hiệu quả, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được thị trường công nhận với mức giá phù hợp, tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực Sự nghiêm túc và chặt chẽ trong quản lý chất lượng, cùng với vai trò quan trọng của QA và QC, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, dễ dàng và nhanh chóng phát hiện và khắc phục các vấn đề trong quá trình sản xuất Điều này giúp giảm thiểu sản phẩm lỗi, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Để kiểm soát được chất lượng thì nhà kiểm soát chất lượng cần phải xác định được những yếu tố tác động đến chất lượng của sản phẩm đó Tìm ra các vấn đề gặp phải và áp dụng các phương pháp giải quyết phù hợp với từng yếu tố Với từng yêu tố khác nhau sẽ dựa trên những phương pháp khác nhau phù hợp với từng yếu tố, việc tìm ra nguyên nhân rồi áp dụng phương pháp giải quyết nguyên nhân đó sẽ giúp việc cải thiện chất lượng đạt hiệu quả cao Theo (Knop và Mielczarek, 2018), có thể chia các yếu tố này thành 4 nhóm theo 4M - Man, Machines, Material, Methods
Con người (Man): Các cá nhân trong nhóm lao động đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm Họ không chỉ tham gia vào việc lập kế hoạch và kiểm soát quy trình sản xuất, mà còn là những người vận hành máy móc quan trọng Sự sáng tạo và linh hoạt của con người không thể thay thế bằng bất kỳ công nghệ nào
Máy móc, thiết bị (Machines): Thiết bị và máy móc chơi một vai trò không thể thiếu trong mọi quy trình sản xuất, từ nhà máy đến các phân xưởng sản xuất Chúng là yếu tố quan trọng giúp duy trì hiệu suất và năng suất của dây chuyền sản xuất Máy móc này đóng góp đáng kể vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm lỗi trong sản
Trang 20 phẩm cuối cùng, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và giảm công lao động thủ công của con người
Nguyên vật liệu (Material): Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng Đồng nhất trong chất lượng của các nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất đóng góp vào chất lượng cuối cùng của sản phẩm Hiện nay, việc nghiên cứu, phát triển và sáng tạo các nguyên liệu mới tại từng doanh nghiệp có thể mang lại những cải tiến quan trọng về chất lượng sản phẩm
Phương pháp (Methods): Cách thức thực hiện sản xuất, khi được kết hợp với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và quản lý sản xuất một cách chặt chẽ, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc tăng cường chất lượng sản phẩm Sự hiệu quả của phương pháp sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và liên tục đến chất lượng sản phẩm của tổ chức Mặc dù các yếu tố khác đều quan trọng, nhưng quản lý sản xuất kém cỏi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của mọi yếu tố khác Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình sản xuất, giảm chất lượng của nguyên vật liệu và làm giảm tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
Các công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng
Khái niệm Pareto, thường được gọi là quy tắc 80-20, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý, kinh tế và doanh nghiệp, tập trung vào sự phân bố không đồng đều của các nguyên nhân và hậu quả Theo quy tắc này, khoảng 80% hậu quả thường phát sinh từ 20% nguyên nhân hoặc nguồn gốc Đây là một công cụ phân tích phổ biến được sử dụng để cải thiện hiệu suất và hỗ trợ quyết định Biểu đồ Pareto, còn được biết đến như biểu đồ tần suất, là một dạng biểu đồ sử dụng cột và đường để trình bày dữ liệu Trên biểu đồ này, các cột được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, biểu thị tần suất xuất hiện của các nguyên nhân hoặc chi phí tương ứng và đường trên biểu đồ biểu thị tỷ lệ phần trăm của tổng số
Quy trình thực hiện bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề: Đầu tiên, xác định rõ vấn đề cụ thể cần nghiên cứu và phân tích
Bước 2: Thu thập và tổng hợp dữ liệu: Tiếp theo, thu thập và tổng hợp dữ liệu liên quan đến vấn đề đã xác định
Bước 3: Sắp xếp dữ liệu: Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần về giá trị hoặc tần suất xuất hiện
Bước 4: Tính tỷ lệ phần trăm: Tính tỷ lệ phần trăm để biểu thị tần suất và tần suất tích lũy của mỗi yếu tố
Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto: Sử dụng các cột để đại diện cho các yếu tố và đường để biểu diễn tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ Pareto
Bước 6: Phân tích biểu đồ Pareto dựa trên quy tắc 80-20 và quy tắc điểm gãy để xác định và ưu tiên các vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết
Phiếu kiểm tra là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Theo tài liệu của Nguyễn Đình Phan và đồng nghiệp (2012), công cụ này được sử dụng để thu thập và ghi lại các thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm Các dữ liệu này sau đó có thể được áp dụng vào các công cụ thống kê khác Việc sử dụng công cụ đánh giá mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng thu thập dữ liệu một cách có hệ thống, giúp tạo ra một cái nhìn rõ ràng về tình hình thực tế Ngoài ra, công cụ đánh giá cũng có thể được sử dụng để ghi lại các thông tin quan trọng như lý do sản phẩm bị trả lại, nguyên nhân gây ra lỗi, vị trí xuất hiện lỗi và nhiều thông tin khác
Quy trình thiết lập công cụ đánh giá bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định kiểu dáng và thiết kế biểu mẫu: Đầu tiên, cần xác định loại công cụ đánh giá cần thiết và thiết kế một biểu mẫu để ghi lại dữ liệu Biểu mẫu này cung cấp thông tin về người đánh giá, địa điểm, thời gian và các thông tin liên quan khác
Bước 2: Thử nghiệm biểu mẫu: Tiếp theo, thực hiện thử nghiệm biểu mẫu bằng cách thu thập và lưu trữ một số dữ liệu thực tế Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và khả năng sử dụng của biểu mẫu
Bước cuối cùng của quá trình thiết kế biểu mẫu là xem xét và điều chỉnh nếu cần Việc kiểm tra kỹ lưỡng này giúp đảm bảo rằng biểu mẫu phản ánh đầy đủ và chính xác các yêu cầu thiết yếu cho đánh giá và thu thập dữ liệu Điều chỉnh này đảm bảo rằng công cụ đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu cụ thể của tổ chức.
Biểu đồ nhân quả, còn được biết đến như biểu đồ xương cá do hình dạng giống xương cá, đã được ông Kaoru Ishikawa đưa ra vào thập niên 1960 Đây là một công cụ phổ biến thường được dùng để minh họa mối quan hệ giữa các đặc tính chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng Nó giúp phát hiện các nguyên nhân có thể dẫn đến sai lỗi hoặc tình huống vấn đề cụ thể Thông thường, các nguyên nhân được phân loại thành các yếu tố chính bao gồm Con người, Vật liệu, Máy móc và Phương pháp, còn được biết đến với tên gọi 4M (Man, Material, Machine, Method), có thể còn những nguyên nhân khác Sau đó, thông tin về các nguyên nhân được biểu diễn trên biểu đồ nhân quả Biểu đồ xương cá giúp sắp xếp các nguyên nhân một cách trực quan, giúp người đọc hiểu nhanh chóng vấn đề và các nguyên nhân
Quy trình tạo biểu đồ biểu đồ xương cá:
Bước 1: Xác định vấn đề: Đầu tiên, xác định một cách rõ ràng vấn đề cần giải quyết và biểu diễn nó ở phần "đầu cá" của biểu đồ
Bước tiếp theo, bạn cần xác định và biểu thị những nguyên nhân chính gây ra vấn đề dưới dạng những nhánh xương sườn xuất phát từ mũi tên chính.
Bước tiếp theo trong quá trình xác định nguyên nhân gốc rễ là xác định nguyên nhân cụ thể cho từng yếu tố được xác định trước đó Để làm điều này, hãy tạo các nhánh nhỏ hơn phân nhánh từ các yếu tố chính trên sơ đồ xương cá Những nhánh nhỏ này đại diện cho các nguyên nhân tiềm ẩn cụ thể có thể dẫn đến vấn đề hoặc hiệu ứng đang được xem xét.
Bước 4: Phân tích biểu đồ: Sau đó, phân tích biểu đồ để xác định các nguyên nhân chính thực sự gây ra vấn đề Thảo luận với các phòng ban, bộ phận liên quan để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào có thể gây ra sai lỗi
Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ: Cập nhật và hoàn thiện biểu đồ sau khi phân tích và đánh giá
Bước cuối cùng là đánh giá và lựa chọn nguyên nhân gốc rễ Từ đó, dựa trên những nguyên nhân này, đề xuất các kế hoạch cụ thể để khắc phục sai lỗi.
Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process), còn gọi là phương pháp phân tích thứ bậc, là một công cụ phổ biến thường được áp dụng để đánh giá nhiều phương án dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để chọn ra phương án tối ưu nhất Ngoài việc sử dụng trong việc lựa chọn dự án, AHP còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ việc đánh giá nhà cung ứng tốt nhất đến việc đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố trong các bối cảnh khác nhau Phương pháp này hỗ trợ phân tích chi tiết về tác động của các yếu tố và hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể và tổng thể
Các bước tiến hành phương pháp AHP:
Bước 1: Xây dựng tiêu chí: Bắt đầu bằng việc xác định các tiêu chí chính và tiêu chí con mà bạn muốn sử dụng để lựa chọn Đảm bảo rằng các tiêu chí này đại diện đầy đủ cho các khía cạnh của vấn đề
Bước 2: Tạo bảng so sánh: Tiếp theo, tạo bảng so sánh để cho các chuyên gia đánh giá sự quan trọng của từng cặp tiêu chí Sử dụng tỷ lệ từ 1 đến 9 để đánh giá sự ưu tiên
Bước 3: Tính toán trọng số: Dùng phương pháp tính toán để xác định trọng số của các chỉ tiêu Trọng số này sẽ phản ánh mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí trong quyết định cuối cùng
Bước 4: Kiểm tra tính nhất quán: Đảm bảo tính nhất quán của các đánh giá so sánh bằng cách sử dụng các phương pháp kiểm tra nhất quán
Thông tin sản phẩm và quy trình sản xuất
3.1.1 Tổng quan về dòng sản phẩm LEDBULB BU12 20W Định nghĩa: Đèn LED Bulb Điện quang sử dụng thân nhôm vào nhựa tạo độ bền cơ học cao, đồng thời dùng công nghệ led để chiếu sáng cho hiệu suất sáng cao hơn, tiết kiệm điện hơn và thân thiện với môi trường Ý nghĩa:
Hình 3.1 Ý nghĩa tên gọi của sản phẩm
(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất)
Hình 3.2 Hình ảnh mô tả chi tiết sản phẩm
(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất)
Tính năng: Đèn LED có tuổi thọ lên đến 20.000 giờ, với góc chiếu 180 độ phù hợp với chuôi đèn E27 phổ biến trên thị trường Nó hoạt động ổn định trong khoảng nhiệt độ từ 100°C đến 400°C Được cấu tạo từ những vật liệu chắc chắn như nhựa và nhôm, đèn LED không dễ bị vỡ trong quá trình vận chuyển và sử dụng Đặc biệt, không chứa thủy ngân, đèn LED thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý Driver
(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất)
Nguyên lý hoạt động được phân chia thành sáu khối Dòng điện xoay chiều trước tiên đi qua đầu Driver, sau đó đi qua diode chỉnh lưu để tạo ra điện áp Tiếp theo, biến áp xung được kết nối với Mosfet để điều chỉnh xung Dòng điện đi qua một diode chỉnh
Trang 27 lưu khác và điều chỉnh ngưỡng công suất xuống mức hoạt động của đèn Khi có dòng điện chạy qua, thân đèn sẽ phát sáng
3.1.2 Mô tả quy trình sản xuất
Trong quy trình sản xuất này, có tổng cộng 13 bước khác nhau và được chia thành
Quy trình sản xuất gồm nhận vật tư, in hiệu, châm keo, gắn dây, lắp cụm driver LED, gắn đầu đèn, luyện nghiệm, châm keo gắn bảo vệ, gắn chụp đèn, kiểm tra công suất, châm dầu, kiểm tra ngoại quan, dán tem QR và đóng gói sản phẩm Để đảm bảo chất lượng, kiểm tra được thực hiện ở từng công đoạn, bao gồm: kiểm tra vật tư đầu vào, kiểm tra thành phẩm từng công đoạn, kiểm tra sau khi lắp ráp hoàn thiện và kiểm tra đóng gói.
Hình 3.4 Quy trình sản xuất đầu tiên của sản phẩm LEDBULB BU 12 20W
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sau khi công ty tiếp nhận nhu cầu của khách hàng sau đó công ty sẽ lên lịch cho kế hoạch sản xuất của sản phẩm trong tháng mới Giám sát và trưởng phòng sẽ tiếp nhận và lên kế hoạch sản xuất cho Line 2 từ công ty, chia sẻ kế hoạch sản xuất mới cho các nhân viên cấp dưới khi đã có lệnh sản xuất Cụ thể về các công đoạn của chuyền Line 2 như sau:
Công đoạn nhận vật tư: Yêu cầu phải nhận đúng, đủ vật tư từ kho theo kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu được vận chuyển bằng xe nâng phải đủ loại, đủ số lượng theo định mức đã thống kê trên hệ thống với tần suất 1 lần/ lô sản xuất (Xem thông tin chi tiết tại phụ lục 1)
Công đoạn in hiệu: Đây là công đoạn đầu tiên ở trên chuyền, công nhân sẽ sử dụng máy in lazer để in ký hiệu trên thên nhôm nhựa của sản phẩm Đèn sẽ được đặt lên đồ giá in hiệu, vị trí in theo phòng thiết kế ban hành, hiệu in rõ ràng và in đúng vào vị trí đã quy định Công đoạn này sẽ được kiểm tra bằng mắt, nếu phát hiện sai sót thì sẽ phải in lại
Công đoạn châm keo tản nhiệt vào thân đèn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lắp ráp đèn LED, giúp tăng độ kết dính và bảo vệ cụm driver LED được gắn vào ở công đoạn sau Keo tản nhiệt được châm vào thân đèn với một lượng vừa đủ, thường là một vòng tròn hoàn chỉnh.
Công đoạn lắp cụm driver led vào thân đèn: Mục tiêu driver phải lắp lẫn dễ dàng, không bị nghiêng, lệch linh kiện và chip LED không bị nứt bể Cụm driver sau khi gắn 2 dây ACL và ACN sẽ đặt vào thân đèn, dùng máy ép đóng chặt cụm driver led Dùng mắt thường quan sát để kiểm tra xem đã đúng chưa vì việc lắp sai sẻ dẫn đến việc đèn không hoạt động Trong suốt ca làm nhân viên kiểm soát chất lượng đến và kiểm tra mỗi
60 phút/ 1 lần cho mỗi 5 mẫu
Công đoạn gắn đầu đèn, bấm nút và thử sáng: Gắn đầu đèn bằng máy gắn đầu đèn, 1 dây xỏ vào khe và bẻ xuống cổ đèn (Dây N), 1 dây đưa lên đầu đèn (Dây L) Đầu đèn phải được bấm chặt vào thân đèn, không bị tuột và dây nguồn tiếp xúc tốt với đầu
Trang 29 đèn không nứt bể thân nhựa Đưa đèn đã gắn đầu đèn vào máy thử momen xoắn, khi bấm chấu, đèn lóe sáng từ 5 đến 10 giây thì hoàn thành Nhiệt độ màu, quang thông, hiệu suất sáng phải đúng theo yêu cầu thông số quang của phòng chất lượng đưa ra (Xem thông tin chi tiết tại phụ lục 2)
Công đoạn luyện nghiệm: Đây là công đoạn quan trọng nhất của cả quá trình sản xuất và ở công đoạn này sản phẩm sẽ được chia ra 2 kiểu
Nhóm 1: Luyện nghiệm lần đầu tiên, sản phẩm được vào dàn luyện nghiệm sau khi được thử sáng Chỉ luyện nghiệm theo chiều đèn hướng lên trên, không để đèn quay xuống dưới, thông số điện áp và thời gian luyện nghiệm theo bảng thông số quá trình Đảm bảo nhiệt độ trong lò luyện đáp ứng đúng thông số điện(Xem thông tin chi tiết tại phụ lục 3)
Nhóm 2: Luyện nghiệm lần thứ 2 chỉ xảy ra khi luyện nghiệm lần đầu không đạt, trong suốt quá trình luyện nghiệm nhân viên vận hành dàn luyện nghiệm tuân thủ đúng quy trình do giám đốc đề ra và QC của nhà máy phải liên tục cập nhập các thông số kỹ thuật cuối dàn luyện nghiệm mỗi 2 giờ/ lần và quan sát chất lượng của sản phẩm Trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu, những đèn không sáng hoặc sáng mờ, thay đổi màu sắc sau luyện nghiệm thì phải ngay lập tức đưa đi kiểm tra và sửa chữa QC có trách nhiệm tìm ra lỗi sai rồi luyện nghiệm lại từ đầu Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì tiếp tục chuyển qua công đoạn tiếp theo
Hình 3.5 Quy trình sản xuất cuối cùng của sản phẩm LEDBULB BU12 20W
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Công đoạn Châm keo gắn Cover: Châm keo 1 vòng đúng vị trí quy định giống công đoạn châm keo trước nhưng lần này công nhân châm keo bằng tay, yêu cầu keo đủ lượng, đúng vị trí và keo không bị lem vào chip LED, dính ra mặt ngoài thân
Công đoạn gắn chụp đèn: Kiểm tra loại bỏ vật lạ, phần keo silicon dư dính trên mặt chip led Dùng vải lau sạch bụi bẩn bên trong chụp nhựa, lau sạch keo silicon dư sau khi đóng chụp nhựa với thân Đưa chụp nhựa vào đúng khớp chống xoay với thân nhựa nhôm rồi dùng tay ép chụp nhựa gắn chặt vào thân nhựa
Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng trên dây chuyền sản xuất LINE 2 sản phẩm LEDBULD BU12 20W
3.2.1 Công tác kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay là thất bại của một sản phẩm là khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, việc kiểm soát nguyên liệu và vật liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng Quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn ban đầu của quy trình sản xuất giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi do nguyên liệu và vật liệu không đạt yêu cầu, từ đó tạo điều kiện cho việc xử lý kịp thời và đưa ra giải pháp phù hợp Điều này cũng đồng thời giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí Dưới đây là một quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu và vật liệu đầu vào tại dây chuyền sản xuất:
Hình 3.6 Quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
(Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)
Yêu cầu kiểm tra: Việc kiểm tra NVL sẽ được phòng kế hoạch vật tư mua hàng và kiểm tra xử lý đầu vào, các nguyên vật liệu được chuẩn bị (Xem thông tin chi tiết tại phụ lục 4) Hàng tồn kho sẽ theo quy định, thành phẩm sẽ lưu kho và bán thành phẩm đang sản xuất
Lập phiếu yêu cầu kiểm tra chất lượng:
+ Bước 1: Bộ phận kho sẽ kiểm tra tình trạng đóng hàng, chủng loại, đếm số lượng, quy cách đóng gói đầu vào theo packinglist, nếu có sai khác như là ngã, đổ, bể vỡ trên container thì chụp hình hiện trạng gửi zalo, teams và gửi thông báo qua email cho phòng kế hoạch vật tư hoặc trung tâm nghiên cứu phát triển làm việc với nhà cung cấp và bên bảo hiểm
+ Bước 2: Lập phiếu yêu cầu kiểm tra theo quy định của công ty, nguyên vật liệu nhập về đơn vị sản xuất thì bộ phận kho lập và gửi cho QC để kiểm tra và các nguyên vật liệu nhập về phòng kho vận thì phòng kho vận lập và gửi cho phòng QA để kiểm tra (Đối với bán thành phẩm và thành phẩm sản xuất tại các đơn vị sản xuất thì QC/QA kiểm tra theo tiến độ sản xuất và nhập kho hàng ngày)
+ Bước 3: Nhập kho (chỉ áp dụng với hàng hóa nhập từ nước ngoài) sẽ nhập kho các nguyên vật liệu phụ và đặt trạng thái là Others (hay còn gọi là trạng thái tương ứng chưa đủ điều kiện đưa vào sản xuất/ bán hàng)
Thực hiện kiểm tra và lập báo cáo kết quả kiểm tra:
+ Bước 1: QC/QA tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng hàng hoá dựa vào các tài liệu kế hoạch và phương pháp kiểm tra nguyên vật liệu, tiêu chuẩn cơ sở, thiết kế sản phẩm và hoạt động tương ứng Đối với sản phẩm SKD/ODM/OEM nhập về có số lượng Tỷ lệ lỗi (0.2388) > Thương hiệu (0.1441) > Năng lực nhà sản xuất (0,778)
Bảng 4.4 Xử lý số liệu cho tính CR
Tiêu chí CL GT NL TH TL CT Tổng TSTB Consistency vector
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sau khi tính trọng số trung bình, giá trị này được áp dụng vào ma trận đã chuẩn hóa theo từng cột Giá trị tính được cập nhật vào ô tương ứng và tổng hợp theo hàng để tính tổng trọng số của từng tiêu chí Cuối cùng, vector nhất quán được tính bằng cách chia tổng trọng số của mỗi tiêu chí cho trọng số tương ứng của tiêu chí đó, với kết quả được tổng hợp trong Bảng 4.4.
Từ bảng 4.4 ta tiến hành kiểm tra tính nhất quán:
Giá trị riêng lớn nhất:
Bảng 4.5 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)
Chỉ số nhất quán: CI (Consistency Index)
Tỷ lệ nhất quán: CR (Consistency Ratio)
Theo tra Bảng 4.5, với n = 6 nên ta có RI= 1.24
Ta thấy CR= 1,9%