Lý do lựa chọn đề tài
Theo báo cáo của Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) năm 2022, Việt Nam xếp sau 2 quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ về năng lực sản xuất giày với tỷ trọng 6,71% Đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu với hơn 1 tỷ đôi giày xuất khẩu mỗi năm, ngành da giày Việt Nam chiếm 9,9% tỷ trọng của toàn thế giới Đồng thời trong năm 2022, mức độ tăng trưởng của ngành đã đạt ở mức 15,6% so với cùng kỳ năm trước Song song đó, nhờ tận dụng tối ưu vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mà ngành Da giày vẫn duy trì số lượng đơn hàng ở mức ổn định trong bối cảnh nguồn cung ứng của toàn thế giới bị đứt đoạn Đây được xem là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành Da giày Việt Nam, mở ra những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Da giày trong nước.
Tuy nhiên, ngành Da giày Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều diễn biến khó lường khi bối cảnh toàn cầu hóa bị chững lại Cùng với đó là tình hình lạm phát trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản,… gây nên sự suy giảm về cung – cầu Điều này khiến cho các mặt hàng thời trang bị tồn kho với số lượng khá lớn, gây ảnh hưởng đến tình hình đơn hàng Mặt khác, hậu quả của đại dịch Covid
-19 đã dẫn đến xu hướng vận hành chuỗi giá trị toàn cầu, nghĩa là mỗi quốc gia tự xây dựng cho mình một mắt xích cung cấp đầy đủ các các thành phần tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để tận dụng được hết các thế mạnh của mình Nhìn chung, với bối cảnh phức tạp và đầy thách thức như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải chủ động cập nhật thông tin, linh hoạt điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất Đặc biệt, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Da giày Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, vừa tăng khả năng cạnh tranh trong chính “sân nhà".
Khi phải đối mặt với thị trường đầy cạnh tranh, có thể nói yếu tố chất lượng là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Để kiểm soát tốt yếu tố trên đòi hỏi công tác quản lý chất lượng tại doanh nghiệp phải được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là khâu kiểm soát chất lượng Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố chất lượng, những năm qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành Da giày Việt Nam không ngừng đầu tư và chú trọng vào công tác quản lý chất lượng Với châm ngôn “Chất lượng là sự sống còn của công ty”, TBS luôn thắt chặt khâu kiểm soát chất lượng trong toàn bộ hệ thống nhà máy sản xuất của mình Tuy nhiên, vẫn còn tồn động rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Cụ thể như tình hình hoạt động sản xuất của Nhà máy Mỹ Phong
– một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất của Thái Bình Do là nhà máy được sáp nhập nên mọi điều kiện tại đây gần như được thay mới, bao gồm cả hệ thống quản lý chất lượng Từ các quy trình, tiêu chuẩn đến chính sách chất lượng đều được áp dụng theo hệ thống của TBS, thế nhưng, kết quả mang lại không đạt so với mục tiêu đề ra, khi tỷ lệ lỗi được thống kê hàng tháng luôn vượt quá mức cho phép là 5%.
Bảng 1.1 Thống kê tỷ lệ lỗi
Tháng Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
(Nguồn: Báo cáo của Phòng QLCL)
Theo đó, trong năm 2022, với sản lượng trung bình của 3 tháng (tháng 6, tháng 7, tháng 8,) là 62250 thì tỷ lệ lỗi chiếm 5,98%, vượt mức tiêu chuẩn cho phép là 0.98% Còn đối với 3 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ lỗi vẫn tiếp tục vượt mức cho phép với tỷ lệ là 5,83%. Mặc dù ở thời điểm này, TBS Group đã thực hiện tái cơ cấu về mặt nhân sự Có thể thấy rằng, vấn đề chất lượng đã và đang làm một “bài toán” lớn đối với Nhà máy Mỹ Phong. Trước thực trạng trên, đề tài “Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình” được thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao công tác kiểm soát chất lượng, hiệu quả sản xuất và đóng góp vào sự phát triển lâu dài của công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
• Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
• Đo lường và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
• Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là định tính và định lượng Ngoài ra, để có thể làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả còn sử dụng thêm các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… đi từ các cơ sở lý thuyết đến thực tiễn Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp thu những ý kiến từ các chuyên gia, bộ phận QLCL, cán bộ điều hành tại nhà máy để hoàn thiện đề tài.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tham khảo cơ sở lý thuyết và mô hình từ những nghiên cứu trước đó để bước đầu hình thành thang đo và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Sau đó, thông qua phỏng vấn ý kiến từ các bộ phận có liên quan và công nhân để hiệu chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ các biến quan sát cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, điều chỉnh bảng câu hỏi phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi thông qua phát phiếu câu hỏi trực tiếp để thu thập số liệu từ các công nhân đang làm việc tại các phân xưởng May – Gò – Đế và bộ phận QLCL tại nhà máy Mỹ Phong Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bởi phần mềm SPSS 20.0.
Kết cấu các chương của báo cáo
Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2007, sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”, sau khi chịu sự tác động vật lý mà làm tăng giá trị hoặc cung cấp được dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của con người Sản phẩm tồn tại dưới 2 hình thức là hữu hình và vô hình Các sản phẩm hữu hình được đề cập ở đây là những vật thể cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy và tiếp xúc trực tiếp được, cụ thể như: nguyên vật liệu thô, các chi tiết, các bán thành phẩm, các thành phẩm ( điện thoại, nhà cửa…) Còn sản phẩm vô hình là những thứ chúng ta chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp và cảm nhận chúng thông qua trải nghiệm mà chúng ta còn biết đến với tên gọi là dịch vụ, như: dịch vụ tổ chức tiệc cưới, dịch vụ bảo dưỡng xe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp… Mọi sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra đều nhằm mục đích phục vụ cho xã hội và làm thỏa mãn cho những nhu cầu lợi ích của con người Để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, ngoài các chiến lược kinh doanh đã được xây dựng, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng vào chiến lược về chất lượng của sản phẩm.
Xuất phát từ góc độ người tiêu dùng, Juran (1974) đã từng phát biểu rằng “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” Theo ông, mỗi một tổ chức hay một lãnh đạo đều cần phải xác định xem đối tượng khách hàng thực sự mà mình hướng đến là ai và phải tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng “họ đang mong muốn điều gì ở mình nhất?” và “mình cần phải làm gì để họ chấp nhận trả phí cho những sản phẩm hoặc dịch vụ của mình?” thì đó mới chính là “chất lượng” Theo đó, Giáo sư Crosby (1979) cũng nhận định rằng
“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” Tức là, một sản phẩm (dịch vụ) bất kỳ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cụ thể của khách hàng thì sản phẩm (dịch vụ) đó được đánh giá là có chất lượng Có cùng quan điểm với với Juran và Crosby, Deming (1986) cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn của khách hàng” Có thể nói, chất lượng được xem là sự phù hợp với những yêu cầu mong muốn của người tiêu dùng, thông qua các khía cạnh như tính hữu dụng, tính năng kỹ thuật và gắn liền với các điều kiện tiêu dùng cụ thể Ngoài ra, còn phải kể đến khía cạnh về chi phí như Ishikawa (1976) đã nói “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất”.
Xuất phát từ góc độ người sản xuất, chất lượng chính là sự phù hợp của một sản phẩm (dịch vụ) đối với các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu đã được đặt ra từ trước.
Xuất phát từ góc độ giá trị, chất lượng được thể hiện thông qua việc đo lường giữa những lợi ích có được và chi phí bỏ ra để thu được lợi ích đó Theo trích dẫn của Trịnh Thị Hoa (2014): “Chất lượng là mức độ hoàn hảo tại một mức giá chấp nhận được và khống chế được sự thay đổi ở một mức chi phí hợp lý” Hay một số định nghĩa khác cũng cho rằng một sản phẩm được cung cấp với mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận hoặc cái mà họ phải trả đúng với cái họ nhận được thì gọi là chất lượng Trong quan điểm này, chất lượng được gắn liền với giá cả và giá cả được xem là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng một sản phẩm.
Cuối cùng, một định nghĩa thống nhất về chất lượng đã được TCVN ISO 9000 đưa ra như sau: “ Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn” Theo một cách hiểu đơn thì chất lượng là sự thỏa mãn với những mong đợi của người tiêu dùng cả nhu cầu bộc lộ và tiềm ẩn Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng đôi khi ngoài đáp ứng đầy đủ còn phải vượt ngoài mong đợi của khách hàng Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố chính như sự hoàn thiện, giá cả, tuổi thọ và sự phù hợp với các điều kiện tiêu dùng Đối với sự hoàn thiện của sản phẩm, yếu tố này chủ yếu đề cập đến hình thức bên ngoài của sản phẩm như: hình dáng, màu sắc, kích thước, hoạ tiết… ngoài ra còn phải kể đến những tính năng của sản phẩm Yếu tố giá cả cũng quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm, tạo ra một sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất Yếu tố tuổi thọ thể hiện được khả năng giữ những tính năng của sản phẩm (độ bền), đây là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm Cuối cùng là sự phù hợp với các điều kiện tiêu dùng, nghĩa là tất cả các sản phẩm được tạo ra phải đảm bảo đúng với thiết kế, an toàn, lành tính và mang lại độ tin cậy cao Đặc biệt còn phải kể đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của sản phẩm.
Quản lý chất lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Theo ISO 9000, “Quản lý chất lượng là các hoạt động đề ra chính sách chất lượng,mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng” Juran (1986) đã chỉ ra 3 chức năng của quản lý chất lượng bao gồm: hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.
Là một trong những chức năng của quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng (QC) được TCVN ISO 9000: 2015 định nghĩa “là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng” Còn theo Juran (1986), trong Thuyết tam luận chất lượng của mình, ông coi kiểm soát chất lượng như “ là một quá trình phản hồi trong đó các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến thành phẩm quan sát, so sánh hiệu quả hiện tại với mục tiêu chất lượng và đưa ra các hành động cần thiết để lấp đầy khoảng cách giữa mục tiêu chất lượng và hiệu quả hiện tại” Một cách tổng quát, kiểm soát chất lượng là bao gồm các quá trình điều khiển hay đánh giá từ việc thử nghiệm sản phẩm, tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng hay kiểm soát toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Không dừng lại ở việc kiểm tra và loại bỏ các khuyết tật mà hoạt động kiểm soát chất lượng cần phải thực hiện xuyên suốt, ở từng công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất để kịp thời phát hiện, đưa ra các bước khắc phục và ngăn chặn những sai sót, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu chất lượng Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân, truy rõ nguồn gốc phát sinh vấn đề và xác định các yếu tố gây ảnh hưởng Thông thường, hoạt động kiểm soát chất lượng sẽ tập trung kiểm soát các yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cụ thể như: con người, phương pháp, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và môi trường làm việc.
Phương pháp Delphi
Skulmoski và cộng sự (2007) cho biết “Phương pháp Delphi được sử dụng để thu thập và chọn lọc các đánh giá từ các chuyên gia thông qua một loạt các câu hỏi trong bảng khảo sát Các bảng câu hỏi được thiết kế để tập trung vào các vấn đề, cơ hội, giải pháp hoặc dự báo Mỗi bảng câu hỏi tiếp theo được phát triển dựa trên kết quả của bảng câu hỏi trước đó Quá trình này sẽ dừng lại khi câu trả lời đạt được sự đồng thuận hay khi đã trao đổi đầy đủ thông tin” Cùng với đó, “Phương pháp này tạo cơ hội cho các chuyên gia(tham luận viên) truyền đạt ý kiến và kiến thức của họ một cách ẩn danh, xem xét cách đánh giá của họ về vấn đề đó có phù hợp với những người khác không, và cho phép thay đổi ý kiến của họ, nếu muốn, sau khi xem xét lại những thông tin đưa ra trong nhóm Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc Sự đồng thuận các ý kiến chuyên gia góp phần nâng cấp chất lượng nghiên cứu khoa học, với lý do đó, phương phápDelphi rất cần thiết cho các nghiên cứu cần tham vấn chuyên gia” (Theo Grime &Wright, 2016).
Phương pháp phân tích ABC – Pareto
Trong sản xuất, ABC - Pareto thường được sử dụng như một công cụ quản lý để xác định các máy móc thiết bị quan trọng nhất và ưu tiên công việc bảo trì bảo dưỡng cho những máy móc thiết bị này Phương pháp phân tích ABC – Pareto được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp ABC và nguyên tắc Pareto (80/20) Trong đó, máy móc thiết bị được chia thành 3 nhóm theo thứ tự ưu tiên lần lượt là A, B, C theo quy tắc 50/30/20, giúp phân loại các máy móc thiết bị theo mức độ quan trọng của chúng đối với hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm Nhóm A được xem là nhóm quan trọng nhất, vì lượng hỏng hóc chiếm 80% chi phí bảo trì Nhóm B là nhóm vừa quan trọng vì lượng hỏng hóc chiếm 15% chi phí bảo trì Còn nhóm C là nhóm máy ít quan trọng nhất vì lượng hỏng hóc chỉ chiếm 5% chi phí bảo trì Thông qua phương pháp phân tích này, các nhà quản trị dễ dàng nhận ra các sự cố chủ yếu do nhóm máy móc nào gây nên từ đó có biện pháp cải thiện phù hợp Phân tích ABC – Pareto giúp các nhà quản trị xác định được những máy móc thiết bị được đầu tư để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hình 2.1 Biểu đồ ABC – Pareto
Một số công cụ kiểm soát chất lượng
Tác giả Trần Thị Mỹ Dung và cộng sự (2019) đã đề cập đến 3 công cụ thống kê được nhóm tác giả sử dụng để kiểm soát tình trạng lỗi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm: biểu đồ kiểm soát, công cụ Pareto và biểu đồ nhân quả Thông qua việc áp dụng các công cụ trên mà nhóm tác giải đã tìm ra được những nguyên nhân gây ra lỗi và đề ra những biện pháp phù hợp Đồng thời còn nhận định rằng “ việc áp dụng bộ công cụ thống kê vào việc kiểm soát chất lượng là hiệu quả và thành công”.
Biểu đồ kiểm soát (Control chart)
Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), biểu đồ kiểm soát được W A Shewhart nêu ra lần đầu tiên vào năm 1924 Biểu đồ này có các đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kê Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa những biến động bởi các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, xem xét và kiểm soát gây ra với những biến động ngẫu nhiên có sẵn trong quá trình Còn theo quan điểm của Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012) cho rằng “Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không” Chung quy lại, biểu đồ có thể sử dụng để dự đoán và đánh giá sự ổn định của quá trình; kiểm soát và xác định thời điểm cần phải điều chỉnh, cải tiến của một quá trình Đặc biệt khi nhìn vào biểu đồ kiểm soát ta dễ dàng nhận biết sự biến động của quá trình một cách nhanh chóng, chính xác và có hành động khắc phục kịp thời Quá trình sản xuất được cho là ổn định khi tất cả các điểm được biểu diễn trên biểu đồ đều nằm trong khoảng giữa hai đường giới hạn kiểm soát trên và dưới Còn quá trình sản xuất được cho là không ổn định khi xuất hiện một trong hai trường hợp như sau: Một là, có ít nhất một điểm nằm ngoài các đường giới hạn; Hai là,Các điểm nằm trong vùng kiểm soát như trên biểu đồ lại xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Hình 2.2 Hình biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram)
Theo Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), biểu đồ nhân quả hay còn được gọi là biểu đồ xương cá được Giáo sư Kaoru Ishikawa xây dựng vào năm 1943 Đây được xem là một công cụ hữu hiệu giúp tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây nên biến động chất lượng (khuyết tật sản phẩm) để có hành động khắc phục cải tiến Ban đầu biểu đồ nhân quả được ông Ishikawa đề xuất chỉ với 4 yếu tố chính (còn được gọi là 4M) bao gồm con người (Man), nguyên vật liệu (Materials), máy móc thiết bị (Machine) và phương pháp (Method) Sau này biểu đồ dần được hoàn thiện hơn với nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là
6 yếu tố chính (5M – 1E) bao gồm 4 yếu tố trước đó cộng thêm yếu tố đo lường (Measurement) và yếu tố môi trường (Environment) (Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012).
Hình 2.3 Biểu đồ Xương cá
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Một số tài liệu có liên quan
Trên thế giới, có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng, cụ thể là nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kiểm toán, y tế… Tuy nhiên đối với đề tài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung sử dụng các bài báo, sách và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất từ những tác giả lớn như Deming, Juran, Ishikawa, Crosby, Mondon, Adam…
Trong 14 nguyên tắc chất lượng được giới thiệu trong cuốn sách Out of the crisis (Vượt qua khủng hoảng) của Deming (1986), ông đã nói về vấn đề cải thiện chất lượng trong sản xuất thông qua việc sử dụng các kỹ thuật kiểm soát chất lượng thống kê. Những nguyên tác này nhằm định hướng một tổ chức sử dụng các phương pháp thống kê có hiệu quả Trong đó, ông quy định về các cam kết chất lượng một cách mạnh mẽ; thiết kế và kiểm soát quy trình thông qua các công cụ thống kê; liên tục tìm kiếm và khắc phục các vấn để về chất lượng; trong chính sách mua hàng ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố chất lượng hơn là chi phí Ông tin rằng một khi quy trình kiểm soát chất lượng được thiết lập thành công sẽ dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Ngoài ra, Deming còn đề cập đến việc loại bỏ các rào cản giao tiếp giữa công nhân và người giám sát, chú trọng công tác đào tạo và giáo dục toàn công ty về chất lượng. Mặc dù không được phản ánh mạnh mẽ trong “14 nguyên tắc chất lượng” nhưng trong một số tác phẩm khác như “Improvement of quality and productivity through action by management” (Cải thiện chất lượng và năng suất thông qua hành động của ban quản lý),1981 hay “Quality, productivity and competitive position” (Chất lượng, năng suất và vị thế cạnh tranh),1982 Deming cũng có đề cập đến tầm trọng của thiết kế và hệ thống thông tin chất lượng.
Juran của được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên trong lĩnh vực chất lượng và đã giúp xây dựng cơ sở khái niệm cho quản lý chất lượng, trong đó bao gồm khái niệm về kiểm soát chất lượng Thông qua nghiên cứu hoạt động cải tiến chất lượng của 7 công ty Nhật Bản, Juran (1967) đã đưa ra những kết luận về việc vận dụng vòng tròn QC, bắt đầu của một vòng tròn QC, sự lan truyền của nó và vai trò của hệ thống phân cấp Ông cũng cho biết rằng người Nhật không hài lòng với việc đào tạo những kỹ sư hay những giám sát viên mà họ chú trọng rất nhiều vào kế hoạch đào tạo lực lượng lao động Ở mỗi một phòng ban từ nghiên cứu, thiết kế hay sản xuất đều được dạy phương pháp kiểm soát chất lượng Điều này đã giúp những nhà quản lý, lãnh đạo nhà máy hay các quản đốc giảm bớt được lượng công việc, khả năng kiểm soát chất lượng của từng bộ phận được tăng lên, mối quan hệ giữa công nhân và các cấp quản lý cũng được cải thiện rõ rệt Ngoài ra, vòng tròn QC còn giúp phát hiện và bồi dưỡng những công nhân tiềm năng có tố chất quản lý Ngụ ý của Juran trong bài báo này chính là nhấn mạnh các khía cạnh quản lý và kỹ thuật quản lý Trái ngược với Deming, cách tiếp cận của Juran tập trung chủ yếu vào việc lập kế hoạch chất lượng, thiết lập chính sách chất lượng thông qua thiết kế sản phẩm, tiếp cận hệ thống quản lý chung của tổ chức Juran còn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng ở mỗi bước trong chu trình phát triển sản phẩm: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, quan hệ nhà cung cấp, sản xuất, giao hàng và dịch vụ.
Có cùng quan điểm với Juran, Mondon (1982) đã thảo luận về một số khía cạnh quan trọng về quản lý chất lượng tại trong “Toyota production system” (Hệ thống sản xuất của Toyota) Trong số các trích dẫn về những khía cạnh, ông có đề cập đến hoạt động kiểm soát chất lượng cần có sự tham gia tích cực của nhân viên thông qua vòng tròn chất lượng, sự tham gia của nhà cung cấp vào chất lượng, thiết kế quy trình và giai đoạn kiểm tra, sự tham gia mạnh mẽ của quản lý cấp trên trong việc lập kế hoạch chất lượng và thiết kế sản phẩm hiệu quả bằng cách sản xuất và thử nghiệm thử nghiệm Trong những quan điểm trên cũng được Adam, Hershauer và Ruch (1981) nhắc đến trong “Productivity and quality” (Năng suất và chất lượng) Ngoài ra các tác giả còn đề cập đến yếu tố hành vi trong chất lượng.
Trái ngược với Juran và Deming, Crosby (1979) đã đề xuất các khía cạnh văn hóa và hành vi của quy trình kiểm soát chất lượng, cụ thể như động lực và phần thưởng của nhân việc trong cuốn sách “Quality is free” (Chất lượng là miễn phí) Các yêu cầu tổ chức của ông để quản lý chất lượng hiệu quả được phản ánh trong chương trình “không khuyết tật
14 bước” Các bước này bao gồm cam kết quản lý, thiết lập đo lường chất lượng, đào tạo,tính toán chi phí chất lượng và loại bỏ nguyên nhân lỗi Trong cuốn sách “Guide to quality control”(Hướng dẫn kiểm soát chất lượng) của hướng đến kiểm soát chất lượng toàn diện.Theo Ishikawa (1976), khi hướng đến kiểm soát chất lượng toàn diện ông cho rằng : “để nâng cao chất lượng thì đối tượng đào tạo cần được chú trọng bao gồm cả công nhân và quản đốc nhà máy” Ông còn rất khuyến khích việc sử dụng sơ đồ nguyên nhân và kết quả để chuẩn đoán các vấn đề về chất lượng Một trong những mối quan tâm chính của Giáo sư Ishikawa là việc thu thập dữ liệu liên quan đến chất lượng và việc sử dụng chúng bởi các công nhân và giám sát tuyến đầu Ông cũng chính là người đi đầu trong việc nhấn mạnh sự tham gia của công nhân trong vòng tròn QC.
Bài nghiên cứu “The incline of quality” (Độ dốc của chất lượng) do Leonard & Sasser (1982) thực hiện và được đăng trong cuốn tạp chí Harvard Business Review (Tạp chí kinh doanh Harvard) đã tuyên bố rằng: “Nếu một tổ chức thành công, nó nên có sự hỗ trợ chiến lược từ quản lý cấp cao về chất lượng, thực hành phân tích toàn tổ chức để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, phân công trách nhiệm về chất lượng cho mọi phân khúc chính trong tổ chức, khuyến khích sự tham gia cởi mở của nhân viên trong việc kiểm soát chất lượng, thu thập dữ liệu chất lượng, khởi xướng hệ thống khen thưởng và hiệu suất tương thích với việc nâng cao chất lượng” Cùng với đó là phát triển một đội ngũ nhân viên đảm bảo chất lượng chuyên nghiệp, nhấn mạnh vào công tác đào tạo và phát triển nhân viên Hai tác giả còn cho rằng sự đóng góp của toàn thể nhân viên chính là sự phát triển của một lý thuyết về kiểm soát chất lượng dựa trên các yếu tố mà nhà quản lý có thể thao túng.
Adam Hamrol và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về tác động của các yếu tố điều kiện làm việc đến chất lượng của quy trình lắp ráp thủ công Nghiên cứu được thực hiện trong môi trường làm việc tự nhiên và điều kiện tại một nhà máy sản xuất dây nịt xe hơi Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra hai yếu tố là tiếng ồn và tính đơn điệu của công việc có sự tác động đáng kể về mức độ ảnh hưởng của chúng đến quá trình chất lượng lắp ráp Hơn nữa, những yếu tố này còn có ảnh hưởng đến khả năng và sự tập trung của con người Do đó, chúng cần được chú ý đến khi tối ưu hóa các điều kiện môi trường của quá trình sản xuất.
Trong nước cũng có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến vấn đề chất lượng nhưng đa phần đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý chất lượng hoặc quản lý chất lượng tòan diện Có rất ít đề tài nghiên cứu về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm,trong số đó phải kể đế tác giả Trần Thị Mỹ Dung và cộng sự (2019) với đề tài “Kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần May Tây Đô bằng một số công cụ thống kê” Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc sử dụng các bộ công cụ thống kê trong hoạt động kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Đầu tiên, biểu đồ kiểm soát được sử dụng để tìm ra các điểm nằm ngoài đường giới hạn kiểm soát Tiếp đến, công cụ Pareto được dùng để xác định thứ tự ưu tiên các lỗi cần khắc phục Cuối cùng là sử dụng biểu đồ nhân quả để phân tích và tìm ra các nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi Nhóm tác giả thu thập số liệu từ đơn hàng áo sơ mi dài tay PEI 44SW9067, trên chuyền may 1 tại Công ty Cổ phần May Tây Đô Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng các công cụ thống kê vào hoạt động kiểm soát chất lượng trong ngành may là hiệu quả, giúp kiểm soát tốt các khuyết tật và giúp bộ phận chất lượng kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục.
Theo Tạ Thị Kiều An (2010), cốt lõi của kiểm soát chất lượng là định hướng sản phẩm Nói cách khác, kiểm soát chất lượng là kiểm tra các bán thành phẩm hoặc thành phẩm cuối cùng, đồng thời đảm bảo rằng các công việc được thực hiện đúng với quy trình Giải quyết các sự cố đều dựa trên phương pháp 5M, bao gồm con người, phương pháp, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và môi trường Đây được xem là phương pháp phân tích và hỗ trợ hoạt động kiểm soát chất lượng diễn ra một cách dễ dàng và tối ưu nhất.
Thông qua các nguồn tài liệu tham khảo từ sách, báo đến các nghiên cứu có liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình Sau đó, trải qua quá trình tham khảo chọn lọc, xin ý kiến đóng góp từ các anh chị bộ phận quản lý chất lượng và giảng viên hướng dẫn, tác giả đã điều chỉnh và đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp cũng như phạm vi nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình với 5 yếu tố, bao gồm con người, phương pháp, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, môi trường làm việc đều có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Yếu tố nguyên vật liệu H3+ KIỂM SOÁT
Yếu tố máy móc thiết bị H4+ SẢN PHẨM
Yếu tố môi trường làm việc H5+
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Lý giải các biến và đề xuất giả thuyết
Vai trò của con người trong quá trình sản xuất có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực Một mặt, liên quan đến hiệu quả, chất lượng của quy trình sản xuất và sản phẩm, sự tham gia của con người có những lợi thế đáng kể: con người có thể sáng tạo, thích ứng với các điều kiện bất ngờ và giải quyết các vấn đề Mặt khác, con người là yếu tố dễ mắc sai lầm nhất trong dây chuyền sản xuất, do một số khía cạnh như trình độ, năng lực, sức chịu đựng về thể chất và tinh thần… có hạn nên đôi khi hành vi và phản ứng của người lao động trở nên khó lường Theo Wasinska (1999) và Karwowski và Salvendy (1994), con người có thể được gọi là “nhân tố điều chỉnh quy trình chính trong các tình huống khẩn cấp”. Đề xuất giả thuyết (H1): Yếu tố con người có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Trong sản xuất, có thể xem yếu tố phương pháp là kim chỉ nam giúp các nhà quản lý và cả nhân viên (công nhân) định hướng và kiểm tra các công việc, cũng như tiến trình thực hiện Khi yếu tố phương pháp được nhắc đến ở đây chính là các kế hoạch sản xuất, quy trình, chính sách chất lượng…(theo Adam, Hershauer & Ruch, 1981; Crosby, 1979; Garvin, 1984; Leonard & Sasser, 1982; Mondon, 1982) Đồng thời, yếu tố phương pháp còn có thể chỉ những công cụ hỗ trợ đánh giá, đo lường chất lượng quy trình sản xuất hoặc sản phẩm, giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật trên sản phẩm (Deming, 1982). Đề xuất giả thuyết (H2): Yếu tố phương pháp có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Yếu tố nguyên vật liệu:
Là yếu tố chính cấu thành sản phẩm vậy nên chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào (theo Nguyễn Đình Phan
&Đặng Ngọc Sự, 2012) Để đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất và đạt được những mục tiêu chất lượng đã đề ra, nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đồng nhất chủng loại, chất lượng, số lượng và đúng về mặt thời gian. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đề xuất giả thuyết (H3): Yếu tố nguyên vật liệu có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Yếu tố máy móc thiết bị:
Quy trình nghiên cứu
Sau khi tham khảo một số bài nghiên cứu trước đó, tác giả đã đưa ra sơ đồ quy trình nghiên cứu cho đề tài này như sau:
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Theo hình 3.1, quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo một trình tự nhất định,bắt đầu từ việc đặt ra vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Kế tiếp, tác giả tiến hành tìm kiếm và chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo có liên quan để đưa ra cở sở lý thuyết cũng như đề xuất mô hình Dựa vào các nguồn tham khảo, tác giả xây dựng bảng thang đó và tiến hành bước thu thập dữ liệu Khi có đầy đủ các dữ liệu, tác giả đi vào giai đoạn phân tích dữ liệu, đưa ra đánh giá kết quả và viết bài báo cáo hoàn chỉnh.Việc xây dựng quy trình nghiên cứu giúp tác giả xác định rõ ràng trình tự thực hiện và các công việc cần phải làm, thông qua đó giúp tác giả tránh được những sai sót trong quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Đúc kết từ những nghiên cứu trước và những quan sát của tác giả trong thời gian thực tập, từ đó tác giả đưa ra thang đo chính thức của đề tài bao gồm: (1) Yếu tố con người, (2) Yếu tố phương pháp, (3) Yếu tố nguyên vật liệu, (4) Yếu tố máy móc thiết bị, (5) Yếu tố môi trường làm việc.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Dưới đây là bảng đo lường các biến quan sát mà tác giả đã xây dựng:
Bảng 3.1 Bảng đo lường các biến quan sát
STT Thang đo Câu hỏi Nguồn
1 Anh/chị được đào tạo trước và trong quá trình làm việc Deming (1982),
2 Anh/chị có tay nghề và năng khiếu phù hợp với công việc Mondon (1982),
3 Yếu tố con Anh/chị được bố trí công việc phù hợp với năng lực Adam, Hershauer, &
4 người Anh/chị luôn có ý thức và tự giác trong công việc Ruch (1981), Crosby
5 Anh/chị cảm thấy hài lòng và được phát triển bản thân tại (1979), Juran (1967), vị trí công việc này Ishikawa (1976),
6 Anh/chị được cung cấp đầy đủ và chi tiết về quy trình từng công đoạn
7 Anh/chị được phổ biến về kế hoạch sản xuất và tiêu chí Adam, Hershauer & chất lượng của từng mã giày Ruch (1981), Crosby
8 Yếu tố Các lỗi của mỗi bán thành phẩm và thành phẩm đều được (1979), Garvin (1984), phương pháp ghi nhận lại bằng các công cụ kiểm soát chất lượng Leonard & Sasser
9 Chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát sau từng công (1982), Mondon đoạn (1982)
10 Anh/chị được khuyến khích áp dụng các công cụ kiểm soát chất lượng trong quá trình làm việc
11 Nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ và kịp thời
12 Yếu tố Nguyên vật liệu cung cấp đạt yêu cầu chất lượng Nguyễn Đình Phan & nguyên vật Nguyên vật liệu được cung cấp có đầy đủ thông tin và Đặng Ngọc Sự (2012)
13 liệu được kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất
14 Anh/chị được trang bị máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu công việc
15 Yếu tố máy Anh/chị được hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị Nguyễn Đình Phan &
16 móc thiết bị Máy móc thiết bị được bảo trì bảo dưỡng định kì Đặng Ngọc Sự (2012)
17 Máy móc thiết bị luôn trong tình trạng vận hành tốt và không xảy ra hư hỏng
18 Máy móc thiết bị dễ thao tác và vận hành
19 Không gian làm việc thông thoáng, sạch sẽ (Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng…)
20 Yếu tố môi Môi trường làm việc an toàn (Trang bị hệ thống PCCC, lối Adam Hamrol và cộng trường thoát hiểm…) sự (2010)
21 Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất (Nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng y tế…)
22 Anh/chị được đào tạo và có nhận thức đúng về quy trình kiểm soát chất lượng
23 Anh/chị nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm Nguyễn Đình Phan &
(Thông số kỹ thuật, SOP…) Đặng Ngọc Sự (2012),
Nguồn nguyên vật liệu được kiểm soát trước và sau khi
24 Hoạt động kiểm soát đưa vào sản xuất Adam Hamrol và cộng sự (2010), Deming
Máy móc thiết bị được cung cấp đáp ứng đúng theo yêu
25 chất lượng cầu thiết kế của sản phẩm (1982), Crosby (1979), Juran (1967), Ishikawa
Môi trường làm việc tốt giúp tạo ra những sản phẩm đạt
27 Các vấn đề chất lượng có được kiểm soát thông qua ứng dụng công cụ kiểm soát chất lượng?
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bảng 3.2 Bảng mã hóa thang đo các biến quan sát
Mã hóa Nội dung con người (CN)
CN1 Anh/chị được đào tạo trước và trong quá trình làm việc
CN2 Anh/chị có tay nghề và năng khiếu phù hợp với công việc
CN3 Anh/chị được bố trí công việc phù hợp với năng lực
CN4 Anh/chị luôn có ý thức và tự giác trong công việc
CN5 Anh/chị cảm thấy hài lòng và được phát triển bản thân tại vị trí công việc này phương pháp (PP)
PP1 Anh/chị được cung cấp đầy đủ và chi tiết về quy trình từng công đoạn
PP2 Anh/chị được phổ biến về kế hoạch sản xuất và tiêu chí chất lượng của từng mã giày PP3 Các lỗi của mỗi bán thành phẩm và thành phẩm đều được ghi nhận lại bằng các công cụ kiểm soát chất lượng PP4 Chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát sau từng công đoạn
PP5 Anh/chị được khuyến khích áp dụng các công cụ kiểm soát chất lượng trong quá trình làm việc
Yếu tố nguyên vật liệu (NVL)
11 NVL1 NVL được cung cấp đầy đủ và kịp thời
12 NVL2 NVL cung cấp đạt yêu cầu chất lượng
13 NVL3 NVL được cung cấp có đầy đủ thông tin và được kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất
Yếu tố máy móc thiết bị (MMTB)
14 MMTB1 Anh/chị được trang bị máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu công việc
15 MMTB2 Anh/chị được hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị
16 MMTB3 Máy móc thiết bị được bảo trì bảo dưỡng định kì
17 MMTB4 Máy móc thiết bị luôn trong tình trạng vận hành tốt và không xảy ra hư hỏng
18 MMTB5 Máy móc thiết bị dễ thao tác và vận hành
Yếu tố môi trường làm việc (MTLV)
19 MTLV1 Không gian làm việc thông thoáng, sạch sẽ (Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng…)
20 MTLV 2 Môi trường làm việc an toàn (Trang bị hệ thống PCCC, lối thoát hiểm…)
21 MTLV 3 Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất (Nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng y tế…)
Hoạt động kiểm soát chất lượng (HĐKSCL)
Anh/chị được đào tạo và có nhận thức đúng về quy trình kiểm soát chất lượng
Anh/chị nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm (Thông số kỹ thuật, SOP…)
Nguồn nguyên vật liệu được kiểm soát trước và sau khi đưa vào sản xuất Máy móc thiết bị được cung cấp đáp ứng đúng theo yêu cầu thiết kế của sản phẩm
Môi trường làm việc tốt giúp tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng Các vấn đề chất lượng có được kiểm soát thông qua ứng dụng công cụ kiểm soát chất lượng?
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên tác giả quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là cách lấy mẫu thuận tiện Dựa trên mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát người lao động đang làm việc tại các phân xưởng May – Gò – Đế, bao gồm công nhân, chuyền trưởng, nhân viên
QC Việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu này giúp tác giả dễ dàng thu thập dữ liệu cũng như tiết kiệm thời gian để hoàn thành bài báo cáo.
Dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thì cỡ mẫu tối thiểu (n) cần đạt được tính theo công thức: n = 5 * m
(Với: m là là số lượng câu hỏi trong bảng chưa bao gồm các câu hỏi cá nhân) Vậy nên với số lượng câu hỏi là 27, tác giả đã xác định được kích thước mẫu của đề tài này là n tối thiếu = 5*27 = 135 (mẫu) Tuy nhiên, để phòng ngừa cho những sai sót cũng như làm tăng độ chính xác cho nghiên cứu, tác giả quyết định khảo sát với
270 mẫu Kết quả, với 270 khảo sát tác giả thu nhận về 253 khảo sát là hợp lệ, còn lại
17 khảo sát không hợp lệ Những phiếu khảo sát không hợp lệ bao gồm những phiếu chưa được hoàn thành hết các câu hỏi, câu hỏi 5 mức độ xuất hiện 2 lựa chọn.
3.4.4 Phương pháp thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả giúp tác giả đánh giá tổng quát về những đặc điểm của mẫu khảo sát cũng như kết quả khảo sát Thông qua bảng tần số, biểu đồ thể hiện số lượng và tỷ lệ cơ cấu phần trăm của giá trị, cụ thể là về giới tính, nơi làm việc, chức vụ, số năm kinh nghiệm… Đánh giá độ tin cậy thang đo
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ giúp tác giả kiểm tra mức độ tin cậy của các biến quan sát, công cụ này còn thể hiện mức độ chặt chẽ giữ các biến quan sát tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Khi tác giả đưa ra các các nhận xét dựa trên kết quả kiểm định độ tin cậy cần quan tâm đến
Bảng 3.3 Hệ số đánh giá độ tin cậy thang đo
(Hệ số số tương quan biến tổng)
Lớn hơn 0,6 Thang đo lường đủ điều kiện 0,7 – 0,8 Thang đo lường sử dụng tốt 0,8–1 Thang đo lường rất tốt Lớn hơn 0,3 Biến quan sát tốt Nhỏ hơn 0,3 Cần xem xét loại bỏ biến quan sát
Hair và cộng sự (2009); Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) dùng để rút gọn một tập hợp từ nhiều biến quan sát thành một số lượng ít các nhân tố mà các nhân tố đại diện được đặc điểm của các dữ liệu quan sát ban đầu Qua đó giúp tác giả kịp thời phát hiện ra các trường hợp biến quan sát tải lên hai hay nhiều nhân tố khác, biến tải lên một nhân tố riêng lẻ, xáo trộn các nhân tố Các tiêu chí mà tác cần lưu ý khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá:
Bảng 3.4 Hệ số phân tích EFA
Hệ số Yêu cầu Nhận xét Nguồn
Kaiser-Meyer-Olkin 0,5-1 Phân tích nhân tố là thích hợp Hair và cộng
(Hệ số KMO) Nhỏ hơn 0,5 Phân tích nhân tố có khả năng sự (2009) không phù hợp Bartlett’s test of Lớn hơn 0,5 Có ý nghĩa thống kê, các biến quan sát có tương quan Hair và cộng sphericity (Kiểm Phân tích nhân tố không sử sự (2009) định Bartlett) Nhỏ hơn 0,5 dụng được Trị số Eigenvalue Bằng hoặc lớn hơn 1 Nhân tố được giữ lại trong mô Hair và cộng hình sự (2009)
Thọ và Nguyễn Explained (Tổng Bằng hoặc lớn hơn 50% Mô hình phù hợp Thị Mai Trang phương sai trích) (2011),
Lớn hơn 0,3 Biến quan sát đạt Hoàng Trọng
Factor Loading (Hệ và Chu Nguyễn số tải nhân tố) Lớn hơn 0,5 Biến quan sát tốt Mộng Ngọc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson (r) giúp xem xét mức tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và xác định vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khi có sự tương quan mạnh Với mô hình nghiên cứu đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả sẽ tiến hành đánh giá lần lượt mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập. Đối với các biến độc lập, nếu hệ số sig giữa hai biến lớn 0,05 thì hai biến này sẽ không có mối quan hệ tương quan với nhau, đồng nghĩa với việc giữa hai biến độc lập không xảy ra đa cộng tuyến Ngược lại, hai biến độc lập có tương quan với nhau khi có hệ số sig nhỏ hơn 0,07 và khả năng xảy ra đa cộng tuyến rất cao khi trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn hơn 0,7 (Dormann và các cộng sự, 2013) Còn đối với biến phụ thuộc và các biến độc lập, nếu giữa các cặp biến nào có hệ số sig nhỏ hơn 0,05 thì giữa các cặp biến đó có tương quan với nhau Ngược lại, nếu hệ số sig lớn hơn 0,05 thì giữa các cặp biến đó không có tương quan với nhau và cần xem xét để loại bỏ biến độc lập đó trước khi tiến hành phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu từ 253 mẫu khảo sát, kết quả cho thấy rằng có sự chênh lệch nhẹ (ở mức 4%) về cơ cấu giới tính của lao động tại Nhà máy Mỹ Phong Trong đó, tỷ lệ lao động nam chiếm 52% trong cơ cấu giới tính, còn lao động nữ chỉ chiếm 48% (Xem chi tiết ở hình 4.1)
Hình 4.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp) Để lý giải cho sự chênh lệch này, chúng ta cần xem xét đến phạm vi nghiên cứu (ở
3 phân xương May – Gò – Đế ) và tính chất công việc của từng phân xưởng Theo đó, tại phân xưởng May công việc chủ yếu là lắp ráp các chi tiết thành mũ giày hoàn chỉnh, tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nên đa phần công nhân làm việc tại đây thường là công nhân nữ Còn đối với 2 phân xương Gò và Đế, yêu cầu công việc phải tiếp xúc với nhiều máy móc thiết bị, đòi hỏi người công nhân phải có thể lực tốt và am hiểu về kỹ thuật Vậy nên công nhân nam thường được sắp xếp làm việc tại 2 phân xưởng này Từ đó đã tạo ra sự chênh lệch về cơ cấu giới tính của lao động trong kết quả nghiên cứu.
Kết quả khảo sát tỷ lệ người lao động giữa hai nhóm trực tiếp sản xuất (Công nhân) và gián tiếp sản xuất (Chuyền trưởng, nhân viên QC) có sự chênh lệch Theo đó, nhóm
Nhóm gián tiếp sản xuất chiếm một nửa còn lại, bao gồm nhân viên QC chiếm 30% và chuyền trưởng chiếm 19% Điều này cho thấy, công nhân là nhóm có tác động nhiều nhất đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy Mỹ Phong (Xem chi tiết ở bảng 4.1)
Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo chức vụ
Vị trí công việc Tần số Tỷ lệ %
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ cơ cấu về trình độ học vấn của lao động tại Nhà máy
Mỹ Phong có sự chênh lệch rõ rệt Cụ thể, lao động phổ thông chiếm đại đa số với tỷ lệ là 51,4%, đứng thứ hai là lao động có trình độ trung cấp chiếm 27,7 %, lao động có trình độ cao đẳng chiếm 16,2% và được xếp ở vị trí thứ 3, cuối cùng là lao động có trình độ đại học chiếm 4,7% - thấp nhất trong bảng cơ cấu về trình độ học vấn Nhìn chung, với cơ cấu về trình độ lao động như trên giúp ban lãnh đạo Nhà máy dễ dàng phân bổ lao động vào những vị trí công việc thích hợp (Xem chi tiết ở bảng 4.2.)
Bảng 4.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ %
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao động có thời gian làm việc từ 1 năm đến 3 năm chiếm phần lớn với 40%, kế đến là lao động có thời gian làm việc trên 3 năm chiếm 38%. Những lao động có thời gian làm việc như trên có trình độ tay nghề đang ở mức khá, giỏi và đã có kinh nghiệm Tỷ lệ lao động có thời gian làm việc từ 4 tháng đến 1 năm và từ 1
Trang 25 đang trong giai đoạn học việc hoặc trình độ tay nghề đang ở mức cơ bản Với tỷ lệ cơ cấu về thời gian làm việc như trên có thể đánh giá rằng chất lượng lao động tại Nhà máy Mỹ Phong khá ổn định.
Hình 4.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu về thời gian làm việc
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Mức độ tiếp cận các thông tin về chính sách chất lượng
Theo kết quả thống kê mức độ tiếp cận các thông tin về chính sách chất lượng cho thấy, đa số lao động đều cho rằng việc tiếp cận là dễ dàng với tỷ lệ chiếm 75,9% Tiếp đến, một bộ phận nhỏ lao động chiếm 21,3% lại cho biết rằng họ có thể tiếp cận thông tin tuy nhiên cần phải cần thêm thời gian Còn lại với tỷ lệ 8% lao động cho rằng khó tiếp cận các thông tin, những lao động này thuộc nhóm lao động có thời gian làm việc từ 1 tháng đến 3 tháng Vì chỉ mới làm việc tại Nhà máy, thời gian tiếp xúc chưa nhiều và chưa biết cách tiếp cận thế nên họ cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin cần tìm (Xem chi tiết ở bảng 4.3)
Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu về mức độ tiếp cận thông tin chính sách chất lượng
Dễ dàng tiếp cận các thông tin cần tìm
Có thể tiếp cận các thông tin cần tìm nhưng cần thêm nhiều thời gian
Khó tiếp cận các thông tin cần tìm
Không thể tiếp cận các thông tin cần tìm
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Nơi có thể tìm thấy các thông tin về chính sách chất lượng
Kết quả khảo sát bằng câu hỏi nhiều lựa chọn cho thấy, phần lớn người lao động đều tìm thấy các thông tin về chính sách chất lượng của Nhà máy thông qua đồng nghiệp với tỷ lệ chung là 39,3% và tỷ lệ được chọn trong từng trường hợp là 79,4%. Điều này cho thấy khi tiến hành khảo sát trong khoảng 100 lao động với câu hỏi
“Anh/chị có thể tìm thấy các thông tin về chính sách chất lượng của Công ty ở đâu?” thì có khoảng 79 lao động lựa chọn trả lời từ đồng nghiệp Đứng vị trí thứ 2 với tỷ lệ chung là 34,4% và tỷ lệ được chọn trong từng trường hợp là 69,6% khi phòng QLCL được người lao động lựa chọn là nơi có thể tìm thấy các thông tin về chính sách chất lượng Ngoài ra, Ban lãnh đạo nhà máy cũng được lựa chọn là nơi có thể tìm thấy các thông tin cần tìm với tỷ lệ chung là 26,2% và tỷ lệ được chọn trong từng trường hợp là 53% Đồng thời, không có lựa chọn nào cho rằng người lao động không nhận được bất kì thông tin nào liên quan đến chính sách chất lượng của Công ty (Xem bảng 4.4)
Bảng 4.4 Nơi có thể tìm thấy các thông tin về chính sách chất lượng
Nơi nhận thông tin Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % từng trường hợp
Từ ban lãnh đạo (Nhà máy) 134 26,2 53
Không nhận được bất cứ nguồn 0 0 0 thông tin nào
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Phân tích độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo về yếu tố con người (CN), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố nguyên vật liệu (NVL), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố mô trường làm việc (MTLV) sẽ được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Với các biến quan sát có giá trị hệ số tin cậy nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo chỉ đạt điều kiện khi có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004).
Bảng 4.5 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo của các biến
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Biến độc lập
Yếu tố con người: Cronbach’s Alpha = 0,880
Yếu tố phương pháp: Cronbach’s Alpha = 0,777
Yếu tố nguyên vật liệu: Cronbach’s Alpha = 0,730
Yếu tố máy móc thiết bị: Cronbach’s Alpha = 0,781
Yếu tố môi trường làm việc: Cronbach’s Alpha = 0,798
Biến phụ thuộc Hoạt động kiểm soát chất lượng: Cronbach’s Alpha = 0,845
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Dựa vào bảng 4.5, kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy rằng 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 và nằm trong khoảng từ0,7 đến 1 Trong đó, độ tin cậy của biến yếu tố con người đang ở mức rất tốt với hệ sốCronbach’s Alpha là 0.880 Còn lại các biến như yếu tố môi trường làm việc, yếu tố máy móc thiết bị, yếu tố phương pháp và yếu tố nguyên vật liệu có độ tin cậy ở mức tốt với hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,798; 0,781; 0,777; 0,730 Đồng thời, tất cả các biến quan sát trên đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan tổng lớn hơn 0,3 Căn cứ vào các tiêu chí ở mục 3.4.4, có thể kết luận rằng thang đo lường đáng tin cậy, có thể sử dụng để tiến hành phân tích các bước tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá
Với bước phân tích phân tích nhân tố khám phá (EFA), khi mô hình đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc tác giả sẽ tách riêng để tiến hành phân tích (Hair & Cộng sự, 2015) Cùng với đó, tác giả sử dụng phép trích nhân tố Principal Component Analysis (PCA) và phép quay vuông góc Varimax cho các biến nghiên cứu.
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập Để xem xét dữ liệu có đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố hay không cần phải quan tâm đến 2 tiêu chí đã nếu ở mục 3.4.4: Một là, chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5; Hai là, kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Đặt ra giả thuyết H0: 21 biến độc lập không có mối quan hệ tương quan với nhau Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập (lần 1)
Giá trị Chi bình phương 2288,655
Kiểm định Bartlett’s Test Df 210
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Theo kết quả bảng 4.6, xét thấy dữ liệu đã phân tích có chỉ số kiểm định KMO là 0,865 > 0,5, điều này đã chứng tỏ rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp Đồng thời, giá trị kiểm định Bartlett’s Test là 2288,655 có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 Từ đây có thể bác bỏ giả thuyết H0: 21 biến độc lập không có mối quan hệ tương quan với nhau, tức là các biến có tương quan với nhau.
Sau khi xem xét dữ liệu đã đủ điều kiện, tác giả tiến hành phân tích nhân tố theo Principal Component Analysis (PCA) với phép quay Varimax Kết quả nhận được (bảng 4.7) cho thấy 21 biến đo lường được nhóm thành 5 nhóm nhân tố tại giá trị Eigenvalues là 1,345 (lớn hơn 1) và giá trị tổng phương sai trích là 64,186% (lớn hơn 50%), đạt yêu cầu Do đó có thể phát biểu rằng 5 nhân tố này giải thích 64,186% sự biến thiên của dữ liệu Đồng thời, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 Tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng biến đo lường MMTB5 tải lên nhóm nhân tố khác Vì thế cần loại bỏ đi biến MMTB5 ra khỏi thang đo và tiến hành đánh giá lại phân tích nhân tố.
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các biến độc lập (lần 1)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Bên dưới là kết quả phân tích nhân tố sau khi loại bỏ biến đo lường MMTB5 Với chỉ số KMO = 0,860 (lớn hơn 0,5) và kết quả kiểm định Bartlett’s Test là 2152,710 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 Điều này chứng tỏ rằng dữ liệu phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp.
Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập (lần 2)
Giá trị Chi bình phương 2152,710
Kiểm định Bartlett’s Test Df 190
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các biến độc lập (lần 2)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 2 với 20 biến đo lường được nhóm thành 5 nhóm Cùng với đó, 5 nhân tố này giải thích cho 65,235% sự biến thiên của dữ liệu khi giá trị tổng phương sai trích đạt 65,235% (lớn hơn 50%) Giá trị của hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, nhân tố thứ 5 có giá trị Eigenvalues nhỏ nhất là 1,289 (lớn hơn 1) Đồng thời, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và không có xảy ra trường hợp 1 biến cùng tải lên hai nhân tố hay biến đo lường tải lên một nhân tố riêng lẻ Vì thế, các nhân tố sẽ được đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích nhân tố khám phá Đồng nghĩa với việc các nhân tố này sẽ được giữ nguyên và được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo.
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc (hoạt động kiểm soát chất lượng) đã chỉ ra giá trị hệ số KMO = 0,872 (lớn hơn 0,5) và giá trị kiểm định Bartlett’sTest là 593,234 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 Đều này cho thấy dữ liệu phân tích là thích hợp (Xem chi tiết bảng 4.10)
Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến biến phụ thuộc (lần 1)
Giá trị Chi bình phương 593,234
Kiểm định Bartlett’s Test Df 15
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Ma trận nhân tố với phép quay Varimax (bảng 4.11) cho thấy 5 biến đo lường được trích vào cùng 1 nhân tố Giá trị hệ số Eigenvalues là 3,455 (lớn hơn 0,5) và tổng phương sai trích là 57,592 (lớn hơn 50%), đạt yêu cầu Thế nên, có thể kết luận rằng với kết quả phân tích nhân tố khám phá như trên có thể sử dụng dữ liệu cho bước phân tích hệ số tương quan kế tiếp.
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với biến phụ thuộc (lần1)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Bảng 4.12 Nhóm các nhân tố sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhân tố Kí hiệu Biến đo lường
Yếu tố con người CN
Yếu tố phương pháp PP
Yếu tố nguyên vật liệu NVL
Yếu tố máy móc thiết bị MMTB
Yếu tố môi trường làm việc MTLV
Hoạt động kiểm soát chất lượng HĐKSCL
CN1, CN2, CN3, CN4, CN5 PP1, PP2, PP3, PP4, PP5 NVL1, NVL2, NVL3 MMTB1, MMTB2, MMTB3, MMTB4 MTLV1, MTLV2, MTLV3 HĐKSCL1, HĐKSCL2, HĐKSCL3, HĐKSCL4, HĐKSCL5, HĐKSCL6
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Phân tích ma trận hệ số tương quan
Để đánh giá mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như đặt ra nghi ngờ về vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, tác giả tiến hành phân tích ma trận hệ số tương quan Dưới đây là bảng kết quả phân tích:
Bảng 4.13 Kết quả ma trận hệ số tương quan
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá ở mục 3.4.4 (phần phân tích tương quan Pearson ) kết hợp với kết quả bảng 4.13, tác giả tiến hành đánh giá mối tương quan giữa các biến độc lập Tại đây kết quả cho thấy hệ số sig giữa các cặp biến độc lập có giá trị nhỏ hơn0,05, chứng tỏ có tương quan giữa các biến và có khả năng xảy ra đa cộng tuyến Đồng thời cũng các cặp biến có giá trị lớn 0,05, nghĩa là các cặp biến này không có mối quan hệ tương quan và khả năng xảy ra đa cộng tuyến là không có Tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Hệ số sig giữ các cặp biếnHĐKSCL – CN, HĐKSCL – PP, HĐKSCL – MMTB, HĐKSCL – MTLV đều có giá trị nhỏ hơn 0,05 và giá trị hệ số tương quan đều lớn hơn 0,4, điều này chứng tỏ rằng các cặp này biến mối tương quan khá mạnh với nhau Riêng đối với cặp biến HĐKSCL –NVL có giá trị hệ số sig = 0,375 (lớn hơn 0,05) vì thế cặp biến này không có mối tương quan với nhau và cần xem xét để loại bỏ.
Phân tích hồi quy
Với đề tài này, trong mô hình nghiên cứu tác giả đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc vì vậy tác giải lựa chọn mô hình hồi quy đa biến để tiến hành phân tích mối liên hệ giữa các biến Tiến hành phân tích hồi quy với 5 biến độc lập ban đầu bao gồm yếu tố con người (CN), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố nguyên vật liệu (NVL), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố môi trường làm việc (MTLV) và 1 biến phụ thuộc là hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm (HĐKSCL) Song song đó, tác giả còn sử dụng phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) để thực hiện bước phân tích này Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy chính là giá trị trung bình của các biến quan sát Trong bước phân tích hồi quy, phương trình hồi quy được viết dưới dạng như sau:
HĐKSCL= β0 + β1*CN + β2*PP + β3*NVL + β4*MMTB + β5*MTLV ei
(Trong đó: βi: Các hệ số hồi quy (với i > 0); β0: Hằng số; ei: Sai số)
4.5.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định R2
Mô hình R 2 2 Sai số chuẩn của
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Dữ liệu bảng 4.14 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị là 0,567 (lớn 0,5), điều này cho thấy mô hình hồi quy mang ý nghĩa giải thích mạnh Kết quả trên mang ý nghĩa rằng tất cả các biến độc lập được dùng trong phân tính hồi quy bao gồm yếu tố con người (CN), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố môi trường làm việc (MTLV) đã giải thích 56,7% sự biến thiên của hoạt động kiểm soát chất lượng (HĐKSCL) và còn lại 43,3% sự biến thiên của hoạt động kiểm soát chất lượng
(HĐKSCL) không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, hay nói cách khác là được giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình Bên cạnh đó, kết quả kiểm định trong bảng 4.15 cho thấy mức ý nghĩa của hệ số Sig đạt giá trị là 0,00 rất nhỏ (nhỏ hơn 0,05).
Từ những đánh giá trên, tác giả đưa ra kết luận rằng mô hình hồi quy đa biến là phù hợp và có thể sử dụng được.
Bảng 4.15 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng phương df Bình phương tổng F Mức ý nghĩa sai lệch phương sai Sig
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
4.5.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ở bước phân tích hệ số tương quan Pearson chỉ dừng lại ở những nghi ngờ khả năng xảy ra Còn ở bước phân tích hồi quy, thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF và độ chấp nhận của biến (Tolerance) tác giả sẽ đưa ra kết luận xem mô hình có bị đa cộng tuyến hay không Đồng thời, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến còn giúp củng cố ý nghĩa cho mô hình Kết quả thu nhận được sau khi thực hiện phân tích hồi quy cho thấy hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) đều lớn hơn 0,1 Thông thường các nhà cứu nghiên khi thực hiện những đề tài nghiên cứu có sử dụng thang đo Likert sẽ lấy mức tiêu chuẩn của hệ số phóng đại phương sai là 2 Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến và các biến độc lập có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc.
Bảng 4.16 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến
Mô hình Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
4.5.3 Kiểm định các giải thuyết thống kê bằng mô hình hồi quy:
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy
Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy Giá trị Mức ý nghĩa chuẩn hóa chuẩn hóa kiểm định t Sig
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Kết quả hồi quy bảng 4.17 cho thấy các biến độc lập bao gồm yếu tố con người (CN), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố môi trường làm việc (MTLV) đều có mức ý nghĩa Sig là 0,00 rất nhất (nhỏ hơn 0,05) Chứng tỏ rằng tất cả các biến trên đều có ý nghĩa thống kê và đều có tác động đến biến phụ thuộc (HĐKSCL) Xem xét đến hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của các biến độc lập, có thể sắp xếp các biến này theo thứ tự tác động yếu dần lên biến phụ thuộc lần lượt: CN (Beta 0,334), MTLV (Beta = 0,258), PP (Beta = 214), MMTB (Beta = 0,208) Theo đó, yếu tố con người (CN) có tác động mạnh nhất đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm (HĐKSCL) và yếu tố máy móc thiết bị (MMTB) có tác động yếu nhất Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra giá trị sig của biến độc lập NVL là 0,147 (lớn hơn 0,05), nghĩa là biến độc lập NVL không tác động đến biến phụ thuộc HĐKSCL Vậy nên tác giả quyết định loại bỏ biến NVL ra khỏi mô hình hồi quy
Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy trên, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết đề xuất ban đầu như sau:
Giả thuyết (H1): Yếu tố con người có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến độc lập yếu tố con người có giá trị hệ số Sig. là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), chứng minh rằng yếu tố này có ý nghĩa thống kê trong mô hình và đạt điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Đồng thời, hệ số Beta của biến này có giá trị là 0,334, cho thấy yếu tố con người có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Điều này có nghĩa rằng khi nhà máy tuyển chọn hoặc đào tạo người lao động có năng lực, tay nghề, năng khiếu, ý thức vào những vị trí phù hợp và đem lại sự hài lòng cho họ sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản lượng tốt hơn 0,334 đơn vị độ chênh lệch Chấp nhận giả thuyết H1.
Giả thuyết (H2): Yếu tố phương pháp có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến độc lập yếu tố phương pháp có giá trị hệ số Sig là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), chứng minh rằng yếu tố này có ý nghĩa thống kê trong mô hình và đạt điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Đồng thời, hệ số Beta của biến này có giá trị là 0,214, cho thấy yếu tố phương pháp có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Điều này có nghĩa rằng khi nhà máy cung cấp đủ đầy những thông tin của mã giày như: quy trình công nghệ, kế hoạch sản xuất, tiêu chí chất lượng… hoặc các công cụ kiểm soát chất lượng tại chổ sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản lượng tốt hơn 0,214 đơn vị độ chênh lệch. Chấp nhận giả thuyết H2.
Giả thuyết (H3): Yếu tố nguyên vật liệu có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến độc lập yếu tố nguyên vật liệu có giá trị hệ số Sig là 0,147 (lớn hơn 0,05), chứng minh rằng yếu tố này có không ý nghĩa thống kê và cần loại bỏ khỏi mô hình hồi quy Bác bỏ giả thuyết H3.
Giả thuyết (H4): Yếu tố máy móc thiết bị có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến độc lập yếu tố máy móc thiết bị có giá trị hệ sốSig là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), chứng minh rằng yếu tố này có ý nghĩa thống kê trong mô hình và đạt điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Đồng thời, hệ số Beta của biến này có giá trị là 0,208, cho thấy yếu tố máy móc thiết bị có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Điều này có nghĩa rằng khi nhà máy bố trí những máy móc thiết bị phù hợp, có hướng dẫn cách sử dụng cho người lao động và đảm bảo các máy móc thiết bị luôn trong trạng thái tốt sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản lượng tốt hơn 0,208 đơn vị độ chênh lệch Chấp nhận giả thuyết H4.
Giả thuyết (H5): Yếu tố môi trường làm việc có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến độc lập yếu tố môi trường làm việc có giá trị hệ số Sig là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), chứng minh rằng yếu tố này có ý nghĩa thống kê trong mô hình và đạt điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Đồng thời, hệ số Beta của biến này có giá trị là 0,258, cho thấy yếu tố môi trường làm việc có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Điều này có nghĩa rằng khi nhà máy có đầy đủ các cở vật chất, cung cấp môi trường làm việc thoải mái và an toàn cho người lao động sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản lượng tốt hơn 0,258 đơn vị độ chênh lệch Chấp nhận giả thuyết H5.
Bảng 4.18 Kiểm định các giả thuyết
(H1): Yếu tố con người có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
(H2): Yếu tố phương pháp có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
(H3): Yếu tố nguyên vật liệu có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
(H4): Yếu tố máy móc thiết bị có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
(H5): Yếu tố môi trường làm việc có tác động cùng chiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng
Hệ số ước lượng Kết quả
0,334 (Sig = 0,00) Chấp nhận 0,214 (Sig = 0,00) Chấp nhận -0,061 (Sig = 0,00) Loại bỏ 0,208 (Sig = 0,00) Chấp nhận 0,258 (Sig = 0,00) Chấp nhận
Từ những phân tích đánh giá trên, tác giả đưa của nghiên cứu như sau:
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) ra phương trình hồi quy chuẩn hóa
HĐKSCL= β0 + 0,334*CN + 0,258*MTLV + 0,214*PP + 0,208*MMTB
(Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm = β0 + 0,334*Yếu tố con người + 0,258*Yếu tố môi trường làm việc + 0,214*Yếu tố phương pháp + 0,208*Yếu tố máy móc thiết bị)Dưới đây là mô hình nghiên hiệu chỉnh:
Yếu tố phương pháp 0,214 HOẠT ĐỘNG
Yếu tố máy móc thiết bị 0,208 CHẤT LƯỢNG
Yếu tố môi trường làm việc 0,258
Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4.5.4 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính Để nhận xét rằng mô hình hồi quy có vi phạm giả định phần dư chuẩn hóa hay không, tác giả sẽ dựa vào kết quả hình 4.2 dưới đây Biểu đồ tần số Histogram cho biết giá trị Mean = 5,89E = 5,89*10 -15 = 0,0000… gần bằng 0 và độ lệch chuẩn là 0,99 gần bằng 1 Theo biểu đồ P – P Plot có thể thấy có điểm dữ liệu phân bổ xung quanh đường chéo, không có dấu hiệu phân bố ra xa Từ đó có thể kết luận rằng mô hình hồi quy không vi phạm giả định phần dư chuẩn hóa.
Hình 4.4 Biểu đồ Histogram và biểu đồ P – P Plot
(Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2023)
Song song đó, tác giả dựa vào biểu đồ phân tán Scatter Plot để đưa ra kết luận xem mô hình hồi quy có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không Biểu đồ phân tán hình4.3 cho thấy các điểm dữ liệu tập trung xung quanh đường tung độ 0 và đang có xu hướng tạo thành đường thẳng Vì thế, tác giả kết luận rằng mô hình hồi quy không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính, tức là giữa biến phụ thuộc và biến độc lập có mối liên hệ tuyến tính với nhau trong mô hình.
Hình 4.5 Biểu đồ phân tán Scatter Plot
(Nguồn: Kết xuất từ SPSS, 2023)
Kiểm định sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính
Kết quả kiểm định Levene trong bảng 4.19 đã thể hiện đầy đủ giá trị kiểm định giữa các nhóm biến của các biến giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận thông tin Theo đó, phương sai của các biến định tính không có sự khác biệt, đều có mức ý nghĩa Sig lớn hơn 0,05 Chứng tỏ rằng giữa các nhóm biến định tính không có vi phạm giả thuyết phương sai đồng nhất.
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Levene các nhóm biến về giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận thông tin
Thống kê df1 df2 Mức ý nghĩa Sig levene
Mức độ tiếp cận thông tin 1,045 2 250 0,353
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Tiếp tục, tác giả sử dụng kết quả bảng ANOVA để kiểm định sự khác biệt trung bình về nghĩa ý các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tạiNhà máy Mỹ Phong Dữ liệu bảng 4.20 cho thấy các giá trị của kiểm định F giữa các nhóm biến định tính khác nhau giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn và thời gian làm việc có mức ý nghĩa Sig lần lượt là 0,381; 0,483; 0,487; 0,156 đều lớn hơn 0,05.Điều này chứng minh rằng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống giữa các nhóm khác nhau về giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn và thời gian làm Riêng đối với giá trị kiểm định F của biến định tính mức độ tiếp cận thông tin có giá trị Sig là 0,002 (nhỏ hơn 0,05) Điều này cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm thuộc các nhóm mức độ tiếp cận thông tin khác nhau.
Bảng 4.20 Kết quả phân tích ANOVA các nhóm biến giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận thông tin
Mức độ tiếp cận thông tin
Tổng các Bậc tự Trung bình Kiểm Mức ý bình do các bình định F nghĩa phương phương Sig
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS, 2023)
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả của nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy Mỹ Phong” được tác giả phân tích đánh giá theo trình tự đã thiết kế ở mục 3.4.3 Bắt đầu từ bước phân tích thống kê mô tả các biến định tính về giới tính, vị trí công việc, trình độ học vấn, thời gian làm việc, mức độ tiếp cận thông tin và nơi có thể nhận thông tin Tại đây, dựa trên kết quả kết xuất từ SPSS, tác giả đã chỉ ra sự chênh lệch giữa các lựa chọn trong cùng một nhóm biến và thể hiện nó một cách rõ ràng thông qua các bảng và biểu đồ.
Tiếp đến, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ sốCronbach’s Alpha Kết quả của kiểm định cho thấy 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 và nằm trong khoảng từ 0,7 đến 1 Điều này chứng tỏ rằng thang đo có độ tin cậy đạt ở mức tốt và có thể sử dụng cho những bước kiểm định tiếp theo.
Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã chia kết quả thành 2 nhánh để thuận tiện cho việc phân tích Ở lần thứ nhất phân tích EFA với các biến độc lập, các chỉ số đều đạt yêu cầu và có nhóm 5 nhóm nhân tố được trích Tại đây, tác giả đã loại biến quan sát MMTB5 ra khỏi thang đo vì biến này tải lên một nhân tố khác làm cho thang đo mất đi tính hội tụ Ở lần thứ 2 sau khi đã loại biến MMTB5, kết quả nhận về cho thấy các chỉ số đều thõa mãn các tiêu chí, có 5 nhóm nhân tố được trính và không xuất hiện trường hợp 1 biến cùng tải lên hai nhân tố hay biến đo lường tải lên một nhân tố riêng lẻ Tương tự, kết quả phân tích EFA với các biến phụ thuộc có chỉ số KMO = 0,872 (lớn hơn 0,5) và giá trị kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, các biến đo lường đều được trích vào cùng một nhóm nhân tố Tóm lại, với kết quả phân tích như trên có thể sử dụng cho bước phân tích ma trận tương quan kế tiếp.
Trong bước phân tích ma trận tương quan, tác giả nhận thấy giữa các cặp biến độc lập sự có tương quan với nhau do hệ số Sig có giá trị nhỏ hơn 0,05 và có khả năng sẽ xảy ra đa cộng tuyến Đồng thời cũng các cặp biến độc lập không có sự tương quan khi giá trị Sig của chúng lớn hơn 0,05 và khả năng xảy ra đa cộng tuyến là không có Bên cạnh đó, kết quả kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cho thấy các cặp biến HĐKSCL – CN, HĐKSCL – PP, HĐKSCL – MMTB, HĐKSCL – MTLV đều có mối tương quan khá mạnh với nhau (đều có Sig giá trị nhỏ hơn 0,05 và giá trị hệ số tương quan đều lớn hơn 0,4) Riêng đối với cặp biến HĐKSCL – NVL có giá trị hệ số sig = 0,375 (lớn hơn 0,05) vì thế cặp biến này không có mối tương quan với nhau, tác giả cân nhắc loại bỏ biến này ra khỏi mô hình. Đến bước phân tích cuối cùng, trước khi đưa ra kết luận về các yếu tố tác động cũng như mức độ tác động, tác giả thực hiện kiểm định tính phù hợp của mô hình Với hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,567 (lớn hơn 0,5) và mô hình có hệ số Sig = 0,00 (nhỏ hơn 0,05) đã chứng minh rằng mô hình hồi quy đa biến là phù hợp Song song đó, kết quả còn cho thấy không có xảy ra hiện tương đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khi hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) đều lớn hơn 0,1 Sau khi tiến hành kiểm định các giả thuyết thông qua kết quả phân tích hồi quy, tác giả chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H4, H5, bác bỏ giả thuyết H3 và đưa ra những kết luận sau:
• Yếu tố con người có tác động mạnh nhất đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm với hệ số Beta đạt 0,334 Cụ thể, yếu tố con người tăng lên 1 đơn vị thì hoạt động kiểm soát chất lượng tăng lên 0,334 đơn vị Trên thực tế, có rất khía cạnh của yếu tố con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Chẳng hạn, với những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm họ sẽ điều hành quá trình kiểm soát chất lượng diễn ra trôi chảy hơn Hay tính khách quan của công tác quản lý chất lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý của người thực hiện Ngoài ra, còn phải kể đến các khía cạnh khác như đào tạo, quản lý, năng lực lao động,…
Có thể thấy rằng, yếu tố con người tác động lên mọi mặt của hoạt động kiểm soát chất lượng, vì thế việc chú trọng nhiều vào yếu con người sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát được thực hiện một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.
• Yếu tố tiếp theo có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm chính là mô trường làm việc, xếp thứ 2 về mức độ tác động với hệ số Beta
= 0,258 Cụ thể, yếu tố môi trường làm việc tăng lên 1 đơn vị thì hoạt động kiểm soát chất lượng tăng lên 0,258 đơn vị Tại nơi làm việc, điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng,… đạt tiêu chuẩn không chỉ đáp ứng được yêu cầu bảo quản nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hay thành phẩm mà còn đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động nói chung và người làm công tác quản lý chất lượng nói riêng Điều này phát huy được chất lượng công việc Cùng với đó là tính an toàn, nhà máy trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và những dụng cụ cần thiết để đối phó kịp thời với những tình huống khẩn cấp giúp người làm công việc kiểm soát cảm giác an tâm hơn và chuyên tâm hơn trong quá trình làm việc, tránh gây ra những sai sót không đáng có Đồng thời, nhà máy được xây dựng với cơ sở vật chất đầy đủ tiện đáp ứng nhu cầu công việc và nhu cầu đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho người lao động Từ đó có thể thấy, môi trường làm việc tốt sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng được diễn ra suôn sẻ hơn, mang lại kết quả tốt hơn.
• Yếu tố phương pháp có sự tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm, có mức tác động đứng thứ 3 trong 4 yếu tố với hệ số Beta là 0,214.
Cụ thể, yếu tố phương pháp tăng lên 1 đơn vị thì hoạt động kiểm soát chất lượng tăng lên 0,214 đơn vị Với các kế hoạch sản xuất rõ ràng, các yêu cầu về chất lượng được tiêu chuẩn hóa giúp dễ dàng kiểm soát, trách được tình trạng nhầm lẫn giữa các mã giày Quy trình thao tác chuẩn được xây dựng một cách rõ ràng và chi tiết, giúp chất lượng công được đồng bộ đồng thời người giám sát dễ dàng theo dõi và phát hiện những sai sót ngay trong quá trình sản xuất Ngoài ra, các báo cáo thống kê ghi chép các lỗi phát sinh và tần suất xuất hiện lỗi từ đó giúp bộ phận quản lí chất lượng sớm đưa ra những biện pháp khắc phục Chung quy lại, muốn cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả, ban lãnh đạo nhà máy cũng cần phải xem xét đến yếu tố phương pháp.
• Yếu tố cuối cùng có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng chính là máy móc thiết bị, yếu tố này có tác động yếu nhất với hệ Beta là 0,208 Cụ thể, yếu tố máy móc thiết bị tăng lên 1 đơn vị thì hoạt động kiểm soát chất lượng tăng lên 0,208 đơn vị Các máy móc trong nhà xưởng không quá cũ, được đảm bảo luôn trong tình trạng tốt với kế hoạch bảo trì bảo dưỡng phù hợp vì thế không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm.
• Yếu tố nguyên vật liệu không tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm, vì thế tác giả đã tiến hành loại bỏ biến NVL ra khỏi mô hình hồi quy, đồng thời bác bỏ giả thuyết H3 Việc loại bỏ biến độc lập NVL ra khỏi mô hình hồi quy, ngoài lý giải dựa trên số liệu phân tích từ SPSS tác giả còn muốn đề cập đến 2 vấn đề sau: Thứ nhất, xét về phạm vi nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát trong phạm vi của quy trình sản xuất giày bao gồm 3 phân xưởng May – Gò – Đế, không bao gồm khu vực đầu vào hoặc kho nguyên vật liệu Vì thế ở nghiên cứu này, yếu tố nguyên vật liệu có thể sẽ không tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc có thể sẽ tác động nhưng ở mức độ rất ít; Thứ hai, là nhà máy sáp nhập – Mỹ Phong luôn sản xuất những đơn hàng mà Công ty Thái Bình chuyển giao Bởi vì là đơn vị nhận gia công nên nhà cung cấp vật tư đều do khách hàng chỉ định Mọi công tác đánh giá,kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đều do phía khách hàng đảm nhận và chịu trách nhiệm Vì thế khi nguyên vật liệu được vận chuyển về đến Nhà máy MỹPhong, nhân viên quản lý chất lượng chỉ có nhiệm vụ kiểm tra số lượng và tính phù hợp của nguyên vật liệu đối với kế hoạch sản xuất từng mã giày Do vậy, khi nghiên cứu ở phạm vi cục bộ thì khả năng mà yếu tố NVL tác động đến HĐKSCL là không có vì trong yếu tố này có nhiều chức năng của HĐKSCL không diễn ra.
Ngoài ra, tác giả còn thực hiện kiểm định phân phối chuẩn phần dư và liên hệ tuyến tính để đảm bảo mô hình không bị vi phạm các giả định Cùng với đó, kết quả kiểm định ANOVA cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm giữa những người lao động khác nhau về giới tính, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận các thông tin liên quan đến chính sách chất lượng của Công ty.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Kiến nghị
Trải qua các bước phân tích và đánh giá, tác giả đã xác định được 4 yếu tố chính trong mô hình có tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy
Mỹ Phong Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận của tác giả sau khi trải qua thời gian nghiên cứu thực tiễn tại doanh nghiệp, tác giả đưa ra những nhận xét như sau:
Về con người: Những vấn đề về nhân sự có thể ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm của nhà máy Do phía TBS sáp nhập Mỹ Phong nhưng vẫn giữ nguyên nguồn nhân lực của nhà máy vì thế TBS chưa thể đánh giá cụ thể được trình độ của từng người trong khi nguồn ngân sách chi trả cho nhân lực là có giới hạn Việc giữ lại số lượng lớn nhân lực không phù hợp vừa làm giảm chất lượng sản xuất của nhà máy, vừa tiêu tổn một nguồn kinh phí khổng lồ để trả lương cho họ, đây được xem là vấn đề nan giải tại Mỹ Phong.
Về môi trường làm việc: Nhà máy Mỹ Phong với diện tích 53 (ha), tại đây cở sở vật chất được xây dựng đầy đủ các tiện nghi với hệ thống kí túc xá 226 phòng, nhà thể thao và cả tâm trung tâm văn hóa Ở các nhà xưởng, diện tích tương đối rộng mở ra không gian làm việc thoáng mát cho công nhân Đồng thời, sự an toàn của người lao động luôn được đảm bảo với hệ thống phòng cháy chữa cháy trang bị đầy đủ, các buổi diễn tập được thực hiện định kỳ nhằm nâng cao ý thức cho người lao động.
Về máy móc thiết bị: Kể từ khi được thành lập đến nay đã gần 18 năm, có thể một số trang thiết bị đã không hoạt động hiệu quả như lúc đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Ngoài ra, một số máy móc thiết bị cũ đến nay vẫn được Mỹ Phong giữ lại Nếu đề này được cải tiến sẽ giúp rút ngắn thời gian để tạo ra sản phẩm, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Về phương pháp: Công tác chuyển bị mọi kế hoạch sản xuất luôn được thực hiện trước 1 tháng nhằm đảm bảo sự liên tục cho quá trình sản xuất Các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng sẽ được các phòng ban triển khi thực hiện Các chuyền trưởng chịu trách nhiệm thông tin đến công nhân trong chuyền của mình về những mã giày, tiêu chí chất lượng và sản lượng trong buổi sinh hoạt đầu giờ Ngoài ra, trong quá trình kiểm soát chất lượng ở cuối chuyền, QC luôn thực hiện việc ghi nhận lỗi và làm báo hằng ngày giúp bộ phận QLCL dễ dàng kiểm soát.
5.1.1 Tiến hành điều chỉnh về mặt nhân sự
Tính đến nay, Mỹ Phong đã có hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giày da nhưng chỉ mới được sáp nhập vào TBS Group từ năm 2020 Do chưa thể đánh giá về tổng thể nhà máy đặc biệt là nhân sự nên TBS quyết định giữ nguyên cơ cấu nhân sự của Mỹ Phong Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho tuyển dụng Nhưng nếu giữ nguyên toàn bộ nguồn nhân lực thì sẽ nảy sinh vấn đề mới Cụ thể, một số nhân viên có thể sẽ không phù hợp với phương thức hoạt động của TBS, giữ lại sẽ gây tác động đến tốc độ sản xuất của nhà máy, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm Vấn đề về việc lựa chọn nhân lực phù hợp đã và đang là vấn đề nhức nhối của Mỹ Phong suốt những năm qua Tác giả đã tiến hành tham vấn các anh chị chuyền trưởng và anh chị QC nhà máy, qua đó xác định được các yếu tố có tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc và chất lượng sản phẩm tại Mỹ Phong Bằng việc tác động đến những yếu tố này sẽ giúp nâng cao công tác quản lý cũng như hoạt động kiểm soát chất lượng.
VỊ TRÍ CẤP BẬC THÁI ĐỘ SỨC KHỎE
Trưởng phòng Thường xuyên nghỉ việc Người cao tuổi (>45t)
Không tuân thủ quy định công ty Mắc bệnh xương khớp Giám sát Thiếu ngăn nắp trong công việc
Làm việc không đạt năng suất Đãng trí
Quản đốc Chống đối người quản lý Cận thị
Không tôn trọng đồng nghiệp Béo phì
Công nhân Làm việc cẩu thả Đã tham gia khóa học đào tạo Đã làm việc cho Mỹ Phong trên 3 năm Đã học nghề May Đã làm việc cho Mỹ Phong Thử việc
1 - 2 năm Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học Đã làm việc trong ngành May Làm thời vụ trên 3 năm Tốt nghiệp THPT Đã làm việc trong ngành May
1 - 2 năm Nhân viên chính thức
Tốt nghiệp THCS Chưa có kinh nghiệm làm việc
Năng suất làm việc của người lao động tại
TRÌNH ĐỘ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Hình 5.1 Biểu đồ xương cá đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động tại Mỹ Phong
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thông qua dữ liệu từ biểu đồ xương cá hình 3.3, tác giả sử dụng phương pháp Delphi và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của người lao động tại Mỹ Phong Công việc này được tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Phát triển bảng câu hỏi dựa vào những dữ liệu có sẵn từ biểu đồ xương cá.
Sau đó, tiến hành thực hiện phỏng vấn đối với những anh/chị đang làm việc tại nhà máy.
Hồ sơ phỏng vấn của các ứng viên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5.1 Hồ sơ ứng viên phỏng vấn Delphi STT Vòng Trưởng chuyền/ giám sát Công nhân QA/QC Nhân viên phòng HR Tổng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Ởvòng khảo sát 1 các ứng viên sẽ được gửi 1 bảng câu hỏi, nhiệm vụ của họ là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố được đề cập trong câu hỏi đối với năng suất làm việc của người lao động tại Mỹ Phong theo thứ tự từ 1-5 Sau đó các ứng viên sẽ được thu thập thông tin liên lạc (Zalo, số điện thoại) để có thể tiếp tục cho các vòng phỏng vấn sau Ở vòng 1 có tổng cộng 12 người tham gia khảo sát Số liệu đánh giá của các ứng viên vẽ được chia trung bình và chỉ số CVR được tính theo công thức: số lượng mức điểm trên 4 − số người tham gia khảo sát
CVR = 2 số người tham gia khảo sát
Do số lượng người tham gia khảo sát là 12 nên nếu chỉ số CVR < 0.56 hoặc trung bình điểm < 3.5 thì yếu tố đó bị loại. Ởvòng khảo sát thứ 2, sau khi đã loại bỏ được một số yếu tố từ vòng khảo sát thứ nhất Tiếp tục tiến hành khảo sát với các yếu tố còn lại, do vòng 2 chỉ có 8 ứng viên tham gia khảo sát nên tiêu chí thay đổi thành CVR < 0.75 hoặc trung bình điểm 55 tuổi) 0,83 4,083 Đạt 0,75 4,25 Đạt Mắc các bệnh xương khớp -,033 3,33 Loại
Trình độ Đã tham gia khóa huấn luyện 0,67 4,167 Đạt 0,75 4,125 Đạt của công ty Đã học nghề may 0,67 4,083 Đạt 0,75 4,25 Đạt
Tốt nghiệp cao đẳng, đại học 0,167 3,58 Loại
Thường xuyên nghỉ việc 0,83 4,167 Đạt 1 4,375 Đạt
Làm việc không đạt năng suất 1 4,583 Đạt 0,75 4,375 Đạt
Chống đối người quản lý 0,167 3,5 Loại
Không tôn trọng đồng nghiệp -0,167 3,25 Loại
Làm việc cẩu thả 0,667 4 Đạt 1 4 Đạt
Thiếu ngăn nắp trong công 0,667 3,91 Đạt 0,75 4,125 Đạt việc Không tuân thủ quy định trong 0,667 4,167 Đạt 0,25 3,75 Loại công ty
Kinh nghiệm làm việc (KN) Đã làm việc ở Mỹ Phong trên 0,83 4,25 Đạt 0,75 4,25 Đạt
3 năm Đã làm việc cho Mỹ Phong từ 0,167 3,583 Loại
Có kinh nghiệm trong ngành 0,67 3,91 Đạt 0,75 4,25 Đạt may hơn 3 năm
Kinh nghiệm trong ngành may -0,167 3,167 Loại từ 1-2 năm
Chưa có kinh nghiêm -0,5 2,91 Loại
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết thúc vòng khảo sát thứ 2 Ta còn lại các tiêu chí đánh giá sau
Bảng 5.3 Các tiêu chí còn lại sau khi đánh giá
Số thứ tự Tiêu chí
2 Đã tham gia khóa huấn luyện của công ty
5 Làm việc không đạt năng suất
7 Thiếu ngăn nắp trong công việc
8 Đã làm việc ở Mỹ Phong trên 3 năm
9 Có kinh nghiệm làm việc trong ngành may hơn 3 năm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ những khảo sát cuối cùng tác giả tiến hành đề xuất giải pháp cho những tiêu chí được xem là có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động tại Mỹ Phong. Đối với vấn đề về người cao tuổi: giới hạn lại độ tuổi tuyển dụng của người lao động phổ thông xuống từ 15 – 45 tuổi Hạn chế cho công nhân lớn tuổi thực hiện những thao tác phức tạp, yêu cầu sự nhanh nhẹn và chính xác cao Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc hoặc đã gắn bó với Mỹ Phong lâu năm sẽ được huấn luyện hay học tập nâng cao thêm nữa Mặc dù đã thông thạo kỹ năng, sở hữu kiến thức sâu rộng sau nhiều năm dài làm việc, nhưng Công ty cũng cần phải xây dựng các khóa đào tạo chuyên sâu giúp những nhân viên lâu năm bổ sung thêm những khía cạnh mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và để bắt kịp xu hướng mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ Cân nhắc tiến cử họ vào những vị trí quản lý, bố trí lại vị trí công việc hoặc tăng lương để giữ chân những lao động có tay nghề Với những kinh nghiệm làm việc cũng như uy tín của họ trong nhà máy, chắc chắn họ sẽ tạo nên mức độ tin tưởng nhất định đối với công nhân khi triển khai công việc.
Việc tham gia khóa đào tạo của công ty sẽ giúp nhân viên cải thiện được chất lượng tay nghề Chính vì thế nên tăng cường đầu tư vào công tác đào tạo tay nghề cho nguồn nhân lực tại Mỹ Phong.
• Đối với những nhân lực mới, tổ chức thêm những chương trình đào tạo nội bộ với nhiều hình thức khác nhau Đào tạo trực tiếp 1 kèm 1 trong quá trình làm việc, công việc này sẽ bàn giao cho chuyền trưởng đảm nhận, đồng thời chuyền trưởng cũng là người đánh giá năng lực cho những công nhân mới Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc để việc tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề lđịnh kì theo từng quý do các anh chị có kinh nghiệm làm việc lâu năm đứng lớp, kết thúc khóa học sẽ tiến hành đánh giá lại kiến thức mà họ đã tiếp thu.
• Đối với những nhân lực đã từng trải qua lớp học may sẽ tiến hành phân bổ họ xuống những chuyền may phức tạp, yêu cầu tay nghề và độ tỉ mỹ cao hoặc cho họ vào những chuyền có nhiều người mới để kiến thức mà họ truyền đạt những kinh nghiệm sẵn có một cách phổ biến rộng rãi, giúp nâng cao tay nghề của công nhân trong chuyền.
Kết luận
Tuy chỉ mới được sáp nhập vào dòng chảy của TBS trong thời gian gần đây nhưng
Mỹ Phong đã cho thấy khả năng đóng góp đáng kinh ngạc vào dòng chảy chung của tập đoàn TBS trên ngành công nghiệp giày da Thế nhưng hoạt động kiểm soát chất lượng tại đây vẫn còn tồn tại một vài thiếu xót Để có thể xác định rõ ràng những thiếu xót cũng như tìm ra phương án giải quyết thích hợp thì tác giả cho rằng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy Mỹ Phong là điều hết sức cần thiết Nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện ở 3 phân xưởng May
– Gò – Đế của Mỹ Phong với 253 phiếu khảo sát được thu nhận về từ anh chị làm việc tại đây Dữ liệu thu thập được sẽ đươc mã hóa và đưa vào phân tích thông qua phần mềm SPSS Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính và phân tích định lượng Một số thành tựu mà nghiên cứu đạt được như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác về mức độ tác động đến hoạt động kiểm sát chất lượng sản phẩm giữa những người lao động khác nhau về giới tính, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận các thông tin liên quan đến chính sách chất lượng của Công ty.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm bao gồm: yếu tố con người, yếu tố phương pháp, yếu tố máy móc thiết bị, yếu tố môi trường làm việc Trong đó, yếu tố con người có tác động mạnh mẽ nhất đối với hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm, còn yếu tố máy móc thiết bị có tác động yếu nhất Ngoài ra, với phạm vi nghiên cứu gói gọn trong quy trình sản xuất sản phẩm, kết quả nghiên cứu xác định rằng yếu tố nguyên vật liệu không có sự tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, dựa vào kết quả phân tích tác giả đã đề xuất một số giải pháp Cụ thể:
• Tiến hành điều chỉnh về mặt nhân sự nhằm nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả sản xuất, làm tăng chất lượng sản phẩm;
• Áp dụng công nghệ may lập trình hướng đến sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm;
• Cải tiến nhà xưởng nhằm ổn định quá trình sản xuất;
• Ứng dụng hệ thống Andon hỗ trợ công tác kiểm soát chất lượng;
Tác giả mong rằng với kết quả nghiên cứu và những kiến nghị trên, ban lãnh đạo nhà máy cũng như quý Doanh nghiệp có thể xem xét và đưa ra những kế hoạch giải quyết phù hợp giúp cho hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nhà máy ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.
5.2.3 Tính hạn chế của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Do kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế, đồng thời phạm vị nghiên cứu cũng chỉ gói gọn các công đoạn của quy trình sản xuất giày Vì thế, kết quả nghiên cứu không thể đại diện cho toàn doanh nghiệp Đồng thời, những đề xuất kiến nghị trong bài còn mang tính chủ quan và lý thuyết, bởi vậy, còn phải cần đến sự kiểm chứng cũng như những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và doanh nghiệp Hy vọng kết quả của nghiên cứu này có thể trở thành nền tảng cho những nghiên cứu sau này, có phạm vi rộng hơn và chuyên sâu hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài
1 Adam, E., Hershauer, J., & Ruch, W A (1981) Productivity and qualify Englewood Cliffs, NJ: PrenticeHall.
2 Cristobal, E., Flavián, C., & Guinaliu, M (2007) Perceived E-Service Quality
(PeSQ) Measurement Validation and Effects on Consumer Satisfaction and Web Site Loyalty Managing Service Quality: An International Journal, 17, 317-340.
3 Crosby, P B (1979) Qualify is free New York: New American Library.
4 Deming, W E (1981) Improvement of quality and productivity through action by management National Productivity Review, 1(I), 12-22.
5 Deming, W E (1982) Quality, productivity and competitive position
Cambridge, MA: MIT Center for Advanced Engineering.
6 Deming, W E (1986) Out offhe crisis Cambridge, MA: MIT Center for Advanced Engineering.
7 Dormann, C., F., & et al (2013) Collinearity: a review of methods to deal with it and a simulation study evaluating their performance aop(aop).
8 Grime, M M., & Wright, G (2016) Delphi Method Wiley StatsRef Stat, Ref, Online, no August, pp.1-6.
9 Hair, Jr., J.F., & et al (2009) Multivariate data analysis (6th Ed.) Pearson- Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.
10.Hamrol, A., Kowalik, D., & Kujawinska, A (2011) Impact of Selected Work
Condition Factors on Quality of Manual Assembly Process Human Factors and Ergonomics in Manufacturing, 21(2):156 – 163
11.Ishikawa, K (1976) Guide to quality control Tokyo: Asian Productivity Organization.
12.Juran, J M (1967) The quality circle phenomenon Indusfrial quality control, 23(7), 329-336.
13.Juran, J M (1974) Qualify control handbook (3rd Ed.) New York: McGraw- Hill.
14.Juran, J M (1986) The quality trilogy Quality progress, 9(8), 19-24.
15.Kowalik, D (2008) Influenceofchosenenvironmental and organisational factors on quality of production process with significant human participation.
Praca doktorska, Poznan University of Technology.´
16.Leonard, F S., & Sasser, W E (1982) The incline of quality Harvard
17.Mondon, Y (1982) Toyota production system New York: American Institute of Industrial Engineers.
18.Skulmoski, G J., Hartman F T., & Krahn, J (2007) The Delphi Method for
Graduate Research J Inf Technol Educ, vol 6.
19.Wasinska, K (1999) Work environment quality and its influence on human in technical systems Wyzsza˙ Szkoła Pedagogiczna im, Tadeusza Kotarbinskiego, ´ Zielona Gora.´
1 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Nhà xuất bản Hồng Đức.
2 Hương Loan (24/04/2023) Nhiều thách thức với ngành da giày trong năm mới. Truy cập tại: https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
3 Lefaso (24/04/2023) Báo cáo tổng kết xuất – nhập khẩu ngành da giày và hoạt động của Hiệp hội Lefaso năm 2022 Truy cập tại: http://lefaso.org.vn/chi-tiet- tin-tuc/27328/bao-cao-tong-ket-xuat-nhap-khau-cua-nganh-da-giay-va hoat- dong-cua-hiep-hoi-lefaso-nam-2022
4 Minh Lâm (24/04/2023) Da giày Việt chưa tận dụng hết cơ hội Truy cập tại: https://thoibaonganhang.vn/da-giay-viet-chua-tan-dung-het-co-hoi-86127.html
5 Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012) Giáo trình Quản trị chất lượng
Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân.
6 Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh NXB Thống Kê.
7 Nhà máy Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình – Phòng Quản lý chất lượng (2023), “Báo cáo chất lượng phân xưởng may”.
8 Nhà máy Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình – Phòng Quản lý chất lượng (2023), “Báo cáo chất lượng phân xưởng gò”.
9 Nhà máy Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình – Phòng Quản lý chất lượng (2023), “Báo cáo chất lượng phân xưởng đế”.
10.TBS Group Truy cập tại: https://www.tbsgroup.vn/
11.Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Kiều và Trần Thị Thắm (2019) Kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty May Tây Đô bằng một số công cụ thống kê,
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 3A, tr 27 – 32.
12 Trịnh Thị Hoa (2014) Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại bệnh viện lao và bệnh phổi, Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương