1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào - Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch THATICO
Tác giả Trương Thị Mỹ Trinh
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 5,67 MB

Cấu trúc

  • cho 1 thùng sản phẩm loại hộp 6 (0)
    • 1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp (14)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC LIỆU SẠCH THATICO (14)
    • 1.1. Tổng quan về công ty (15)
    • 1.2. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty (16)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (19)
    • 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất (20)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1. Tổng quan về sản xuất (22)
      • 2.1.1. Khái niệm về sản xuất (22)
      • 2.1.2. Quy trình sản xuất (22)
      • 2.1.3. Năng suất (22)
    • 2.2. Các phương pháp và công cụ (23)
      • 2.2.1. Lưu đồ (23)
      • 2.2.2. Công cụ nhận diện 7 lãng phí (24)
      • 2.2.3. Chuyển đổi nhanh - SMED (25)
      • 2.2.4. Cân bằng chuyền (26)
      • 2.2.5. ABC-Pareto (28)
      • 2.2.6. Bố trí mặt bằng sản xuất (30)
    • 2.3. Một số nghiên cứu liên quan (31)
    • 3.1. Quy trình đóng gói tại công ty THATICO (33)
      • 3.1.1. Mô tả quy trình đóng gói tổng quan (33)
      • 3.1.2. Quy trình đóng gói thủ công cụ thể cho từng mặt hàng (35)
        • 3.1.2.1. Quy trình đóng gói thủ công của hộp 1 (35)
        • 3.1.2.2. Quy trình đóng gói thủ công của lốc 6 (36)
        • 3.1.2.3. Quy trình đóng gói thủ công của hộp 6 (38)
    • 3.2. Thực trạng quy mô hoạt động sản xuất tại nhà xưởng (40)
      • 3.2.1. Quy mô sản xuất tại bộ phận đóng gói (40)
      • 3.2.2. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (41)
    • 3.3. Công tác lập và triển khai kế hoạch sản xuất tại bộ phận đóng gói (43)
      • 3.3.1. Quy trình lập và triển khai kế hoạch (43)
      • 3.3.2. Hiệu suất hoạt động tại khâu đóng gói (44)
    • 3.4. Các yếu tố tác động đến hiệu suất hoạt động quy trình đóng gói (45)
      • 3.4.1. Công tác chuẩn bị NVL đầu vào (45)
      • 3.4.2. Yếu tố MMTB (47)
      • 3.4.3. Yến tố nhân lực (49)
    • 3.5. Đánh giá thực trạng quy trình đóng gói tại công ty THATICO (50)
      • 3.5.1. Ưu điểm (50)
      • 3.5.2. Hạn chế (51)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG TẠI (14)
    • 4.1. Giải pháp cân bằng chuyền sản xuất (53)
    • 4.2. Áp dụng chuyển đổi nhanh – SMED (60)
      • 4.2.1. Trạm 2 (62)
      • 4.2.2. Trạm 3 (63)
      • 4.2.3. Kết quả sau khi áp dụng Chuyển đổi nhanh – SMED (68)
    • 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị (71)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63 (74)

Nội dung

Trước tình hình nền kinh tế đang có nhiều sự thay đổi như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cần xác định được hướng đi đúng đắn và kịp thời triển khai các giải pháp có thể loại

thùng sản phẩm loại hộp 6

Lý do chọn đề tài

Sau một năm 2022 đầy biến động, thế giới bước vào năm 2023 với nhiều thách thức và khó khăn Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và thương mại cũng như các khía cạnh khác của cuộc sống xã hội Tiến trình toàn cầu hóa đang có dấu hiệu chững lại và có những bước điều chỉnh đáng kể Trung tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dẫn đến sự gia tăng mạnh về kết nối kinh tế và thương mại trong khu vực Chính vì vậy, Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế biến động liên tục, doanh nghiệp sản xuất phải xác định chiến lược đúng đắn và triển khai giải pháp loại bỏ lãng phí để duy trì hoạt động lâu dài Theo LERC, trong sản xuất, lãng phí chiếm đến 60%, không tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng Cắt giảm lãng phí giúp tối ưu hóa tài nguyên, giảm chi phí và tạo sản phẩm cạnh tranh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kiểm soát và nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, tạo môi trường làm việc hiệu quả, góp phần vào sự phát triển và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quy trình thủ công tại công ty THATICO gây lãng phí thời gian và chi phí Công đoạn đóng gói có thời gian chu kỳ dài ở một số công đoạn như nhận khay (230,51 giây), bung hộp (305,47 giây) và dán hộp (308,22 giây) Ngược lại, các công đoạn như vuốt khay, kiểm tra và chạy thùng có thời gian chu kỳ thấp hơn nhịp sản xuất (dưới 100 giây) Sự chênh lệch này làm kéo dài thời gian đóng gói, giảm năng suất và chất lượng Đề tài này nhằm tìm giải pháp cắt giảm lãng phí, nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng quy trình đóng gói và các vấn đề còn tồn tại gặp phải ở khâu đóng gói sản phẩm yến sào

Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xuất hiện lãng phí trong quá trình đóng gói Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp cắt giảm các loại lãng phí hiện có trong quy trình đóng gói, qua đó tăng cường hiệu suất hoạt động, hạn chế tổn thất về chi phí.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sản xuất và các lãng phí trong khâu đóng gói sản phẩm yến sào tại phân xưởng sản xuất của công ty THATICO

Không gian: Khu vực đóng gói sản phẩm yến sào của công ty THATICO Địa chỉ: 299/ 74 đường Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: thực hiện nghiên cứu từ 01/07/2023 đến 30/09/2023

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu sơ cấp: trong quá trình thực tập tại phân xưởng chủ động thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn các chuyên gia trong công ty

Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các tài liệu liên quan được sự cho phép từ ban lãnh đạo, số liệu từ các phòng ban và phân kho Tổng hợp thông tin từ sách, nguồn trên Internet và các nguồn khác

Phương pháp tổng hợp và phân tích:

Tổng hợp thông tin về hoạt động của công ty, quy trình sản xuất và những thay đổi qua các năm Phân tích và xử lý số liệu từ phòng kế hoạch và quản lý sản xuất dữ liệu Xác định đề tài nghiên cứu Xây dựng đề cương nghiên cứu

Quan sát hoạt động sản xuất tại nhà máy và phân tích các thao tác của công nhân, đánh giá thực trạng các vấn đề đang tồn tại, tổng hợp các vấn đề đã được phân tích và đề xuất các giải pháp giải thích hợp nhất để giải quyết.

Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận tốt nghiệp gồm có 4 chương:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC LIỆU SẠCH THATICO

Tổng quan về công ty

Bảng 1.1 Thông tin công ty THATICO

Tên công ty CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT

NHẬP KHẨU DƯỢC LIỆU SẠCH THATICO Tên tiếng anh THATICO CLEAN MEDICINE MANUFACTURING

TRADE IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED Tên viết tắt THATICO CLEAN MEDICINE MANUFACTURING

TRADE IMPORT EXPORT CO.,LTD

Mã số thuế 0316629281 Địa chỉ 299/ 74 đường Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B,

Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Vốn điều lệ 2.000.000.000 đ Điện thoại 096 674 07 43

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 1 1 Logo công ty THATICO

Lịch sử hình thành: Khi nước ta trải qua thời kỳ đại dịch Covid 19 căng thẳng thì sự quan tâm của người tiêu dùng đều tập trung vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hỗ trợ chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho người sử dụng rất được ưa chuộng có nhu cầu tiêu thụ lớn Từ đây phương thức kinh doanh yến sào tập trung chuyển đổi mạnh theo hướng thương mại hóa, thay vì bán tổ yến theo dạng thô như truyền thống thì lại xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ yến sào đã qua chế biến THATICO cũng là một trong những công ty được thành lập bởi nhu cầu thực tế bắt nguồn từ thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm đó Công ty được thành lập vào cuối năm 2019 với mục tiêu phát triển cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng Sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, công ty đã chính thức đi vào hoạt động ở năm 2020 Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công ty Trong thời gian hoạt động, công ty đã không ngừng nỗ lực để đạt những mục tiêu được đặt ra từ ban đầu Dưới sự lãnh đạo của ông Thái Trung Tín - người hiện giữ vị trí giám đốc cùng với sự cam kết vững chắc đối với chất lượng và dịch vụ, công ty đã xây dựng được lòng tin từ phía khách hàng Qua việc đối mặt với thách thức và học hỏi từ các thị trường khác nhau, THATICO đã trở thành một đối tác đáng tin cậy và đi vào hoạt động với sự ổn định cho đến ngày hôm nay

Tầm nhìn: Dưới ánh sáng tầm nhìn, yến thăng hoa,

Vươn tới thành công, bước đi tự tin trên mọi nẻo đường

THATICO kinh doanh thực phẩm xác định tầm nhìn rõ ràng, định hướng doanh nghiệp đến thành công, trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sản phẩm yến.

Sứ mệnh: Yến và tầm nhìn chúng tôi,

Tạo dựng tương lai tươi sáng, Sản phẩm làm từ sự tinh tế, Sức khỏe tràn đầy vẻ đẹp tươi tắn

Sứ mệnh của THATICO là xây dựng một tương lai tươi sáng, nơi mà các sản phẩm làm từ yến không chỉ mang lại sự phục hồi và sức khỏe cho cơ thể, mà còn truyền tải một thông điệp về vẻ đẹp và sự tinh tế của tự nhiên

Giá trị cốt lõi: với mục tiêu hướng tới vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất yến sào, tầm nhìn của THATICO tỏa sáng như một ngọn đèn chỉ dẫn trên con đường thành công Chúng tôi không ngừng nỗ lực để đạt được sự hoàn thiện và xuất sắc ở mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh Được truyền cảm hứng bởi vẻ đẹp và giá trị sức khỏe của yến sào, THATICO cam kết tạo ra những sản phẩm vượt trội, đồng thời giữ đúng nguyên tắc mà mình đã đặt ra từ ban đầu.

Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh của công ty

THATICO là một công ty chuyên về sản xuất yến sào và cháo tổ yến Các dòng sản phẩm của công ty hiện tại được chia làm 4 nhãn hiệu khác nhau Hồng Hoàng Yến,

THATICO sở hữu các thương hiệu yến sào gồm FlowerNid và Gnest, cung cấp cho công ty đối tác Gnest Hoa Sơn Yến là thương hiệu kết hợp yến sào và cháo, được bán cho Thiên Thư Hồng Hoàng Yến do chính công ty bán ra thị trường Ngoài ra, THATICO còn gia công sản phẩm yến sào cho các đối tác như Phúc Lộc Thọ, Vạn Kim Yến, Tinest và Huyền Vũ Yến, đáp ứng nhu cầu gia công ngoài của các công ty này.

Sản phẩm kinh doanh của công ty

Yến sào: dù có đến 4 thương hiệu cho các dòng sản phẩm yến sào thì THATICO vẫn phân thành 7 loại sản phẩm cơ bản, dành cho 2 đối tượng tiêu dùng là người lớn và trẻ em Đối với người lớn các sản phẩm được chia là 5 loại yến gồm có: đường phèn, đường Isomalt, canxi, đông trùng hạ thảo và nhân sâm Kid Grow là yến dành cho trẻ em gồm có 2 loại hương dâu và vani Bán ra thị trường với 2 dạng hộp 6 lọ và hộp 1 lọ, cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn tùy vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng

Hình 1 2 Yến sào đông trùng hạ thảo Gnest

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 1 3 Yến sào KID GROW hương dâu Gnest

Nguồn: tác giả tổng hợp

Cháo: hiện nay THATICO chuyên sản xuất và kinh doanh một loạt các sản phẩm cháo tổ yến, bao gồm 7 loại chính: thịt bằm rong biển, thịt bằm bào ngư, thịt bằm bí đỏ, thịt bằm đậu xanh, 2 loại cháo thịt bằm đây là những sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi và 1 loại thịt bằm Kids dành riêng cho trẻ em Ngoài cháo tổ yến công ty có thêm 1 loại khác là cháo thịt bằm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Hình 1 4 Các sản phẩm cháo Hoa Sơn Yến

Nguồn: nội bộ công ty

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của công ty:

Hình 1 5 Sơ đồ tổ chức công ty

Nguồn: nội bộ công ty THATICO

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban,bộ phận trong công ty:

Giám đốc là người đứng đầu hệ thống quản lý, đại diện pháp lý và chịu trách nhiệm điều hành công ty theo mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi Họ có nhiệm vụ tổng hợp thông tin và đưa ra quyết định chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của THATICO, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Giám đốc có vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi chiến lược của công ty, gồm việc lập kế hoạch, định hướng thực hiện, và đánh giá hiệu suất theo chiến lược đó Giám đốc cũng có trách nhiệm thiết lập bộ máy quản lý, thúc đẩy việc xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý các hoạt động tài chính, bao gồm cả việc huy động vốn, sử dụng vốn và kiểm soát tài chính

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc là tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, phát triển và duy trì một lực lượng lao động hiệu quả, đáng tin cậy Phòng Tài chính - Kế toán: thực hiện các công việc liên quan đến tài chính và kế toán của công ty Quản lý việc thu chi, lập báo cáo tài chính, kiểm soát ngân sách

Kế toán trưởng: quản lý và điều hành các hoạt động kế toán chung của công ty

Kế toán kho: quản lý và kiểm soát việc nhập xuất hàng hóa, kiểm kê, lập báo cáo kho

Kế toán tiền lương: thực hiện các công việc liên quan đến tính lương, chấm công, và các khoản phụ cấp cho nhân viên Thực hiện các khỏan chi thu có công ty

Phòng Sản xuất: quản lý và điều hành quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng hàng hóa của công ty Đảm nhận và xử lý các vấn đề có liên quan đến việc sản xuất

Bộ phận Chế biến: thực hiện các công đoạn chế biến hàng hóa từ nguyên liệu theo đơn đặt hàng

Bộ phận Đóng gói: chuẩn bị và đóng gói sản phẩm cho ra TP

Phòng Chức năng Tổng hợp: đảm bảo hoạt động suôn sẻ của các công việc hỗ trợ và quản lý nội bộ của công ty

Quản lý đơn hàng: theo dõi và xử lý các đơn hàng từ khách hàng theo dõi quá trình vận chuyển, giải quyết vấn đề liên quan đến đơn hàng, đảm bảo chất lượng, số lượng và ghi nhận thông tin

Quản lý công nhân: quản lý và điều phối công việc của công nhân phân xưởng

Kế hoạch sản xuất: lập kế hoạch sản xuất dựa trên nhu cầu khách hàng và khả năng của công ty

Phòng Kinh doanh: đảm nhận vai trò tiếp thị và bán hàng của THATICO

Bộ phận Thị trường: nghiên cứu thị trường, đưa ra chiến lược tiếp thị và phân tích khách hàng

Bộ phận Sale: tìm kiếm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng, thực hiện các giao dịch bán hàng

Phòng Vật tư: quản lý và kiểm soát nguồn cung cấp NVL, bao bì cho THATICO

Thủ kho: quản lý, kiểm soát và theo dõi tình trạng tồn kho của hàng hóa, nguyên vật liệu của công ty Thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất - nhập hàng hóa.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về sản xuất

2.1.1 Khái niệm về sản xuất

Theo Nguyễn Thị Minh An (2013), về bản chất sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra để thỏa mãn nhu cầu của con người Sản phẩm của quá trình sản xuất được phân thành hai loại chính là sản phẩm hữu hình tồn tại dưới dạng vật thể và sản phẩm vô hình không có hình thái vật thể gọi là dịch vụ

Hình 2 1 Sơ đồ quá trình sản xuất

Nguồn: Nguyễn Thị Minh An (2013)

Quá trình sản xuất nếu xét theo chủ thể thực hiện, sản xuất là hoạt động của con người dưới hình thức cá nhân hoặc tổ chức dựa vào công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động và khả năng tổ chức quản lý nhằm chuyển đổi đối tượng lao động đó thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người Xét theo quá trình, sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào như NVL, năng lượng, thông tin, lao động, MMTB… thành sản phẩm theo nhu cầu của thị trường

Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014), quy trình sản xuất là quy trình gồm nhiều hoạt động sản xuất có tính liên kết được chia nhỏ thành những công đoạn riêng biệt để tạo ra các BTP hoặc TP thông qua việc biến đổi vật tư đầu vào Trong đó:

Sản xuất chính là các bộ phận có hoạt động tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất, tác động và làm thay đổi hình dạng, kích thước, các tính chất về mặt vật lý, sinh học hóa học của đối tượng gia công để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu

Sản xuất phụ trợ là những hoạt động hỗ trợ cho sản xuất chính được tiến hành liên tục như vẫn chuyển NVL và BTP, bảo trì, bảo dưỡng MMTB, kiểm tra chất lượng,…

Theo Lý Bá Toàn (2018), năng suất là chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả của một hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Nó phản ánh thực trạng hoạt động của các tổ chức/doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá

Năng suất về mặt toán học được tính như sau:

Năng suất = Đầ𝑢 𝑟𝑎 Đầ𝑢 𝑣à𝑜 Sản phẩm đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp Nó có thể được đo lường dưới hình thức đơn vị vật liệu hoặc thể hiện dưới dạng tiền tệ Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, vốn, NVL và năng lượng Đây là những nguồn lực được sử dụng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Các phương pháp và công cụ

Theo Lý Bá Toàn và công sự (2018), lưu đồ là một biểu đồ mô tả một chuỗi các bước cần thiết để thực hiện một quá trình Nó giúp phân chia tiến trình làm việc thành các bước nhỏ, giúp mọi người dễ dàng nhận diện các bước thực hiện công việc và xác định cá nhân hoặc bộ phận nào chịu trách nhiệm thực hiện từng bước Lưu đồ thường sử dụng những ký hiệu hình đã được chuẩn hóa theo quy định để mô tả các bước

Bảng 2 1 Ký hiệu cơ bản thường dùng trong quy trình sản xuất

Hình oval Điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một quy trình

Hình chữ nhật Thể hiện các bước trong quy trình

Hình thoi Đưa ra quyết định trong hoạt động

Hình mũi tên Hướng di chuyển

Nguồn: tác giả tổng hợp

Các bước thiết lập lưu đồ:

Bước 1: Đặt ra phạm vi của quá trình

Bước 2: Xác định các bước cần thực hiện

Bước 3: Sắp xếp các bước theo trình tự

Bước 4: Kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã sử dụng đúng các biểu tượng

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện lưu đồ

2.2.2 Công cụ nhận diện 7 lãng phí

Theo quan điểm của Toyota “Lãng phí là tất cả các hoạt động tiêu tốn thời gian, nguồn lực hoặc không gian mà không tạo thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”

Theo Phan Chí Anh (2015), Taiichi Ohno mô tả bảy lãng phí từ góc độ từ góc độ giá trị gia tăng cho khách hàng

Lãng phí vận chuyển: đề cập đến việc di chuyển nguyên vật liệu, vật tư, hoặc sản phẩm từ một địa điểm này sang một địa điểm khác mà không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm Điều này thường xảy ra khi vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất Hậu quả của lãng phí này là kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, tăng chi phí và có thể gây ra vấn đề tiềm ẩn đối với chất lượng sản phẩm cuối cùng Điều này có thể dẫn đến đình trệ trong quá trình sản xuất Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng lao động và mặt bằng phân xưởng không hiệu quả

Lãng phí chờ đợi: là thời gian mà công nhân hoặc MMTB tạm ngừng hoạt động do sự tắc nghẽn hoặc hiệu suất của hoạt động sản xuất không hiệu quả Thời gian chờ đợi bao gồm cả khoảng thời gian trì hoãn giữa các đợt gia công chế bến BTP, TP Việc chờ đợi không chỉ gây gia tăng chi phí đáng kể do chi phí lao động mà còn tăng chi phí khấu hao trên mỗi đơn vị sản lượng

Lãng phí gia công thừa: là việc thực hiện nhiều công đoạn hoặc thao tác hơn mức cần thiết để tạo ra một sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng Lãng phí này có thể xuất hiện khi thực hiện các thao tác và công đoạn mà khách hàng không yêu cầu, theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không phù hợp hoặc cao hơn so với yêu cầu của khách hàng Điều này sẽ gây ra lãng phí trong quá trình gia công, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Lãng phí sản phẩm lỗi và hỏng hóc: ngoài những vấn đề về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật còn bao gồm các sai sót liên quan đến giấy tờ, thông tin không chính xác về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất không đúng quy cách, sử dụng quá mức nguyên vật liệu và tạo ra lãng phí phế liệu không cần thiết Một sản phẩm có thể mắc phải một hoặc nhiều lỗi khác nhau, dẫn đến việc phải sửa chữa những lỗi này, tốn nhiều thời gian và nguồn lực của phân xưởng trong quá trình sản xuất, làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp Nguyên nhân gây ra các lỗi và khuyết tật sản phẩm có thể là do MMTB bị lỗi, vật tư không đảm bảo chất lượng, tay nghề của công nhân không đạt yêu cầu, không chú trọng cho công tác đào tạo và các quy trình đánh giá, kiểm tra sản phẩm không tuân thủ đúng yêu cầu

Lãng phí tồn kho: hàng tồn kho ở dạng NVL thô, vật liệu, BTP và TP đều gây lãng phí về vốn, vì chúng không tạo ra thu nhập cho người sản xuất hay giá trị cho người tiêu dùng Mọi loại hàng tồn kho đều cần được tối ưu hóa để tránh lãng phí Số lượng tồn kho càng nhiều, sẽ làm thu hẹp diện tích mặt bằng, tăng khả năng hư hại cho sản phẩm và tăng chi phí bảo quản, quản lý Nguyên nhân của tình trạng tồn kho có thể xuất phát từ dự đoán sai về nhu cầu thị trường, hoạch định nhu cầu vật tư không chính xác, lượng BTP thừa trong sản xuất chưa được sử dụng hết hoặc các yếu tố khách quan khác làm cho doanh nghiệp không tránh khỏi tổn thất do việc quản lý tồn kho không được thực hiện hiệu quả, ảnh hưởng đến quá trình sản

Lãng phí thao tác thừa: thao tác thừa bao gồm mọi chuyển động tay chân hoặc việc di chuyển không cần thiết của công nhân, không liên quan đến quá trình gia công sản phẩm Ví dụ, việc di chuyển qua lại trong xưởng để tìm dụng cụ làm việc hoặc các chuyển động cơ thể không cần thiết và không thuận tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém có thể làm chậm tốc độ làm việc của công nhân Hậu quả của việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, làm kéo dài thời gian sản xuất và giảm năng suất lao động Nguyên nhân của lãng phí này có thể xuất phát từ việc bố trí mặt bằng, lắp đặt máy móc không được hiệu quả hoặc thiết kế quy trình thao tác không đảm bảo tối ưu, không gian bị hạn chế gây cản trở cho công nhân thực hiện các hoạt động sản xuất

Lãng phí sản xuất dư thừa: xảy ra khi sản phẩm được sản xuất nhiều hơn hoặc nhanh hơn, sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng ngay tại thời điểm đó Sản xuất thừa được coi là loại lãng phí tồi tệ nhất vì nó có thể tạo ra những loại lãng phí khác Sản xuất thừa dẫn đến tồn kho quá mức, tăng chi phí về không gian lưu trữ và bảo quản, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển cùng với nhiều chi phí tiềm ẩn khác, nhưng lại không tạo ra giá trị gia tăng nào đối với khách hàng

Theo Faccio (2013), SMED là một hệ thống lý thuyết và tập hợp các kỹ thuật được áp dụng để tối ưu hóa quá trình thiết lập và vận hành thiết bị Mục tiêu của phương pháp chuyển đổi nhanh là thực hiện các hoạt động chuyển đổi trong khoảng thời gian ít hơn

10 phút cho một lần chuyển đổi SMED hướng đến việc cải thiện quy trình và giảm thời gian thiết lập tới 90% với mức đầu tư hợp lí

Theo Lý Bá Toàn và công sự (2018), chuyển đổi nhanh – SMED hiệu quả khi nhận biết và phân chia chính xác những hoạt động và công đoạn thành:

Cài đặt ngoài (External Setup): Đây là các hoạt động có thể được thực hiện trong khi máy đang hoạt động hoặc trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu

Cài đặt trong (Internal Setup): Đây là các hoạt động chỉ thực hiện sau khi máy đã dừng lại

Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi sẽ có thể xuất hiện thêm những hoạt động không cần thiết

Theo Adeppa (2015), cân bằng chuyền là phương pháp tối ưu hóa sắp xếp công việc tại các trạm khác nhau hoặc giảm thiểu số lượng trạm làm việc để đạt được mục tiêu sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ưu tiên

Sự cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động trên dây chuyền sản xuất Để đảm bảo sự cân bằng trên dây chuyền, cần thực hiện các tiêu chí sau: duy trì tốc độ sản xuất tối đa, tránh tình trạng trạm nút thắt cổ chai trên dây chuyền, loại bỏ sự lãng phí do thời gian chờ đợi, không có sản phẩm chưa hoàn thành trên dây chuyền và đảm bảo số lượng sản phẩm tại trạm sau không vượt quá số lượng tại trạm trước

Nguyên tắc thực hiện cân bằng chuyền

Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), những nguyên tắc khi thực hiện việc cân bằng chuyền

Công việc có thời gian dài nhất (Longest Task Time): chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất

Công việc có thời gian ngắn nhất (Shortest Task Time): chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất

Công việc theo sau nhiều nhất (Most Following Tasks): chọn công việc có sẵn mà có công việc theo sau nhiều nhất

Công việc theo sau ít nhất (Least Following Tasks): chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau ít nhất

Công việc theo vị trí trọng số (Ranked Positional Weight): chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau dài nhất Để thực hiện một bài toán cân bằng chuyền đạt hiệu quả, ít nhất cần tuân theo hai nguyên tắc

Thời gian nhịp/Nhịp sản xuất (Takt time) là khoảng thời gian cần để sản xuất một chi tiết hoặc sản phẩm nhất định, nhằm đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng Nhịp sản xuất được sử dụng để miêu tả và theo dõi tốc độ của quy trình sản xuất tại các công đoạn khác nhau, nhằm đảm bảo việc điều phối và giám sát một cách hiệu quả để duy trì quá trình sản xuất liên tục

Một số nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu Rawabdeh (2005) nói rằng lãng phí có thể được định nghĩa là bất kỳ điều gì khác ngoài mức tối thiểu thực sự cần thiết về tài nguyên tăng thêm giá trị để cho sản phẩm Canelet al (2000) định nghĩa lãng phí là bất kỳ thứ gì khác ngoài số lượng tối thiểu về thiết bị, vật liệu, bộ phận, không gian và thời gian của công nhân, thứ hoàn toàn cần thiết để tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ Về mặt chi phí, lãng phí đề cập đến mọi chi phí phát sinh như tồn kho, thiết lập, vật liệu và làm lại mà không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm Svensson (2001) và Flinchbaugh (2001) lập luận rằng bất kỳ mục tiêu nào ngoài mục đích cung cấp sản phẩm đúng theo yêu cầu cho khách hàng đúng thời điểm với mức giá phù hợp đều là lãng phí Từ những định nghĩa có thế thấy lãng phí là các nguồn lực bên trong và bên ngoài được tiêu thụ mà không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, tức là nếu khách hàng không sẵn sàng trả tiền cho hoạt động nào thì sự tồn tại của nó bị coi là lãng phí Điều này có nghĩa là các loại lãng phí khác nhau đe dọa đến nhiều khía cạnh hoạt động của công ty mà khách hàng có thể đánh giá cao Việc loại bỏ chúng đã trở thành một vấn đề ưu tiên, chúng mang lại nhiều lợi ích cạnh tranh trong tổ chức và giải pháp để loại bỏ các lãng phí này tập trung chủ yếu vào việc tăng cường năng suất hơn là cải thiện chất lượng Lý do cơ bản là năng suất được cải thiện dẫn đến các hoạt động tinh gọn hơn, từ đó làm rõ thêm các vấn đề về chất lượng và lãng phí trong hệ thống Từ gốc độ thực tế lãng phí có thể phân thành bảy loại, chia làm ba nhóm chính liên quan đến: con người, MMTB và vật chất thông qua hoạt động hoặc điều kiện làm ảnh hướng về mặt chi phí cho doanh nghiệp

Nghiên cứu Soliman (2017) chỉ ra bảy lãng phí là những bước không tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra trở ngại cho dòng chảy, làm tăng chi phí cho sản phẩm, giảm chất lượng và trì hoãn việc giao hàng cho khách hàng Bảy lãng phí xác định những công việc không có giá trị gia tăng về mặt vận chuyển, tồn kho, vận chuyển, chờ đợi, xử lý quá mức, năng suất vượt mức và sai sót Lãng phí thứ tám là việc sử dụng không đúng mức năng lực của con người hoặc tiềm năng của con người chưa được khai thác Thông thường, những người ước tính thiếu kinh nghiệm sẽ thực hiện ước tính chi phí với giả định rằng mọi thứ đều hoàn hảo và nhà máy đang hoạt động hết công suất Cách tiếp cận này hoàn toàn sai lầm vì nó không xem xét đến tất cả các lãng phí trong hoạt động, chẳng hạn như thời gian ngừng hoạt động, chờ đợi giữa các quy trình, lưu kho trong thời gian dài, làm lại để đảm bảo chất lượng và trì hoãn giao đơn hàng Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần tiếp cận một cách toàn diện hơn để quản lý năng suất Ứng dụng công nghệ và các phương tiện quản lý hiện đại cũng là một phần quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu suất, một trong những phương pháp quản lý hiểu quả có thể kể đến đó là hệ thống Toyota Hầu hết các lãng phí phát sinh từ vấn đề năng suất vượt mức và tồn kho dư thừa Điều chưa rõ ràng là yếu tố thực sự đằng sau thành công là nỗ lực, đầu tư, giá trị và cam kết to lớn mà công ty dành cho việc phát triển và đào tạo các nhà lãnh đạo của mình Bảy trong số mười dự án cải tiến thất bại khi các công ty cố gắng sao chép và dán hệ thống Toyota mà không hiểu phương tiện thực sự để đạt được kết quả Rất ít công ty nhận ra rằng tinh gọn không phải là một bộ công cụ mà là sự đóng góp của tất cả nhân viên và công nhân ở mọi cấp độ vào việc cải tiến liên tục hệ thống chính là điều mang lại sự sống cho hệ thống

`CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM YẾN SÀO TẠI PHÂN XƯỞNG CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC LIỆU SẠCH

Quy trình đóng gói tại công ty THATICO

3.1.1 Mô tả quy trình đóng gói tổng quan

Nhiệm vụ của bộ phận đóng gói là gia công các BTP nhận từ bộ phận chế biến tạo ra TP đạt chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng Để tạo ra TP, quá trình đóng gói phải trải qua tất cả các công đoạn ở hình 3.1 bên dưới:

Hình 3 1 Quy trình đóng gói tổng quan sản phẩm yến sào

Quy trình đóng gói của sản phẩm yến sào được chia làm 15 công đoạn phân thành

4 trạm làm việc như sau:

Trạm 1: gia công lọ sẽ gồm 3 công đoạn đầu tiên và có 2 công nhân thao tác, những thao tác trong trạm làm việc đều thực hiện bằng thủ công Đầu tiên, công nhân sẽ dùng khăn lau ẩm lau qua đầu lọ trong sọt yến để loại bỏ hết phần đường còn sót lại dính trên đầu lọ tại công đoạn chiết rót và tiến hành thao tác lắc yến Công đoạn này công nhân sẽ thực hiện bằng hai tay, mỗi tay nắm ba lọ xoay cổ tay theo chiều ngang hai lần, quan sát thấy các sợi yến treo đều trong lọ được xem là đạt yêu cầu và được đặt sang sọt rỗng khác Sau đó công nhân sẽ tiến hành dán tem đầu lọ, trong quá trình dán tem công nhân cần căn chỉnh cho miếng tem nằm ở vị trí giữa nắp lọ yến không lệch sang các bên quá nhiều Thao tác lau đầu lọ và dán tem đầu đều được thực hiện khi lọ yến được đặt trong sọt chứa, mỗi sọt có số lượng là 80 lọ

Trạm 2: là khu vực chạy yến, trong cả quy trình trạm 2 là trạm làm việc sử dụng nhiều MMTB gia công nhất, bao gồm máy dán nhãn SERVO, máy phun date code tự động và máy bọc màng co nhiệt Sau khi đã hoàn thành việc gia công đầu lọ, các lọ yến sẽ được di chuyển đến khu vực để BTP chuẩn bị dán tem thân, in date, code và bọc màng co Ba công đoạn này đều sẽ thực hiện bằng máy, các MMTB được ghép thành một dây chuyền liên tục do hai công nhân phụ trách Tại đầu dây chuyền công nhân cần vận chuyển các lọ yến BTP trong sọt lên bàn cấp lọ của dây chuyền để tiến hành chạy lọ, công nhân ở cuối dây chuyền chịu trách nhiệm kiểm tra các lọ yến đã có đầy đủ tem, date, code và màng co theo đúng yêu cầu hay chưa Những lọ yến đạt yêu cầu sẽ được xếp vào sọt nhựa mang đến vị trí đặt BTP cho công đoạn đóng gói thủ công, lọ yến không đạt yêu cầu sẽ được đưa về công đoạn trước sửa chữa và khắc phục lỗi

Trạm 3: trạm làm việc chỉ sử dụng duy nhất một máy phun date code tự động tại công đoạn số 9, các công đoạn còn lại đều được thao tác thủ công BTP ở trạm 2 sẽ được vận chuyển đến khu vực đóng gói thủ công tiến hành công đoạn bỏ lọ lên bàn gia công để đóng gói, lúc này hộp sẽ được tiến hành in date, code chuẩn bị cho công đoạn đóng gói thủ công trong quá trình in công nhân sẽ sàng lọc ra những hộp bị lỗi, hư cuối ngày sẽ trả về kho bao bì Bởi vì có nhiều loại sản phẩm khác nhau, quy trình đóng gói thủ công và số công nhân thao tác sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm đang được gia công Sau khi hoàn thành công đoạn đóng gói, các sản phẩm sẽ trải qua một lần kiểm tra cuối cùng Nếu phát hiện sản phẩm lỗi, chúng sẽ được đưa về công đoạn đóng gói thủ công để tiến hành sửa chữa

Trạm 4: là khu vực đóng thùng do 2 công nhân phụ trách Khi nhận được BTP công nhân sẽ tiến hành công đoạn chạy thùng, công nhân sử dụng máy in để in date, code và dùng bút lông đánh dấu loại sản phẩm đang được gia công lên thùng carton Khi thùng đã được chạy xong sẽ được bàn giao để tiến hành công đoạn vào thùng và bỏ túi, tại hai công đoạn này các sản phẩm và bao bì sẽ được đặt vào thùng theo một chiều và trật tự nhất định đảm bảo số lượng và đúng tiêu chuẩn, sau đó các thùng yến sẽ được mang sang máy dán thùng carton thực hiện công đoạn dán thùng Tại công đoạn chạy thùng và bỏ túi trong quá trình thực hiện công nhân sẽ loại ra các bao bì bị hỏng, rách để trả về cho kho Khi thùng hàng đã hoàn thành công đoạn dán keo sẽ được chất lên các pallet gỗ tại vị trí đặt TP chờ nhập kho và xuất hàng

3.1.2 Quy trình đóng gói thủ công cụ thể cho từng mặt hàng

Khu vực đóng gói thủ công được thiết kế với một bàn làm việc rộng rãi có kích thước 1,5 mét x 5 mét Bàn làm việc này là trung tâm của quy trình đóng gói, nơi hầu hết các công đoạn đều được thực hiện.

3.1.2.1 Quy trình đóng gói thủ công của hộp 1

Hình 3 2 Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 1

Nguồn: tác giả tổng hợp

Quy trình đóng gói thủ công chi tiết cho hộp 1 bao gồm có ba công đoạn Khi hộp đã được chạy date, code sẽ được đưa đến khu vực đóng gói thủ công thực hiện công đoạn bung hộp, công nhân sẽ gấp phần đáy hộp lại và đưa qua cho người vào lọ Sau khi bỏ lọ yến vào hộp công nhân sẽ gấp phần đầu hộp lại chuyển sang cho người tiếp theo thực hiện công đoạn dán tem niêm phong ở cả hai đầu, hoàn thành bước cuối cùng trong quy trình

Hình 3 3 Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công

Nguồn: tác giả tổng hợp

3.1.2.2 Quy trình đóng gói thủ công của lốc 6

Hình 3 4 Quy trình đóng gói thủ công cho lốc 6

Nguồn: tác giả tổng hợp

Với lốc 6 quy trình đóng gói thủ công sẽ tương tự như quy trình đóng gói thủ công của hộp 1, nhưng sẽ có thêm bốn công đoạn Khi đã nhận được hộp từ công đoạn chạy hộp sẽ thực hiện công đoạn dán keo, công nhân sử dụng băng keo hai mặt dán lên phần nắp hộp ở hai đầu Trong quá trình bung hộp công nhân sẽ gỡ lớp vỏ của băng keo đã dán trước đó ở phần đáy hộp ra, dán các chi tiết lại với nhau và thực hiện tiếp công đoạn kéo phần dây hộp vào lại bên trong, dây được kéo ngược lại vào bên trong hộp để khi đã được đóng thùng trong quá trình vận chuyển hộp sẽ không bị hư do cấn phần dây thừa ra bên ngoài của hộp khác Sau đó hộp sẽ đc chuyển sang cho người vào lọ, tại công đoạn này công nhân cần căn chỉnh sao cho hai lọ tại cửa sổ của hộp yến có phần tem thân xoay mặt ra hướng cửa sổ tương tự hình 3.5 Trước khi dán hộp công nhân sẽ phải kiểm tra lại đảm bảo hộp yến đã đủ sáu lọ yến, dây hộp không bị kẹt giữa các lọ, tại hai cửa sổ tem thân được canh ở giữa không bị lệch đi hướng khác Nếu gặp phải các lỗi này công nhân sẽ phải sửa lại trước khi thực hiện công đoạn dán hộp Cuối cùng hộp yến sẽ được dán tem niêm phong ở cả hai đầu

Hình 3 5 Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công

Nguồn: tác giả tổng hợp

3.1.2.3 Quy trình đóng gói thủ công của hộp 6

Hình 3 6 Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 6

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong cả ba mặt hàng thì hộp 6 có quy trình đóng gói phức tạp và đòi hỏi cao về tài nghề của người lao động nhiều nhất Khi khay xốp được bàn giao từ kho bao bì, công nhân sẽ bắt đầu công đoạn vuốt khay để loại bỏ các vụn xốp dính trên thành khay Công đoạn vuốt khay không thực hiện tại bàn đóng gói, mà được thao tác ở một khu vực riêng trong phân xưởng tại khu vực đóng gói để hạn chế vụn xốp rơi vào các BTP khác ảnh hưởng đến chất lượng TP làm ra Công đoạn thứ hai trong quy trình là nhận khay, khi thao tác công nhân sẽ căn chỉnh lọ yến có mặt tem thân xoay ra bên ngoài và chú ý sao cho phần nụ vải tại các góc phải thẳng, có độ phồng phù hợp Nếu người nhận khay có tay nghề không tốt, khi gia công làm độ phồng của nụ vải không phù hợp thì tại công đoạn tiếp theo hình bông làm ra cũng sẽ không đạt yêu cầu Sau khi dùng nhíp nhận nụ vải tạo thành hình bông hoa công nhân sẽ dùng kim ghim màu cố định ở giữa nụ vải cả hai bên, trong công đoạn này màu của hai kim ghim phải trùng nhau Công đoạn thứ tư là dán hộp, công nhân sẽ dùng băng keo hai mặt dán trên phần nắp cả hai bên đầu hộp và chuyền sang cho người thực hiện công đoạn bung hộp Tiếp đến là công đoạn vào khay, trước khi tiến hành gia công cần phải có BTP từ công đoạn làm bông và bung hộp Công việc này yêu cầu người thực hiện không chỉ phải có tốc độ gia công nhanh, mà còn đòi hỏi sự khéo léo trong từng thao tác để tránh làm hỏng hộp giấy trong quá trình đặt khay yến vào hộp Tại công đoạn căn vải công nhân sẽ dùng thước nhựa làm công cụ gia công căn chỉnh các mép vải thừa bị lộ ra trước mặt kính của hộp yến, quan sát và loại bỏ các bụi bẩn rơi vào hộp trong quá trình gia công Công đoạn dán hộp không đòi hỏi cao về tay nghề, công nhân chỉ cần lưu ý đảm bảo rằng các cạnh của nắp hộp được dán ngay lại với nhau sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng Công đoạn cuối cùng trong quy trình là dán tem niêm phong, công nhân sẽ tiến hành thao tác lấy tem và dán vào hai đầu của hộp sản phẩm

Hình 3 7 Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thực trạng quy mô hoạt động sản xuất tại nhà xưởng

3.2.1 Quy mô sản xuất tại bộ phận đóng gói

Hình 3 8 Cấu trúc nhà xưởng tại khu vực đóng gói sản phẩm yến sào

Nguồn: tác giả tổng hợp

Khu vực đóng gói yến được đặt ở giữa khu vực sản xuất yến và cháo, có dạng cấu trúc hình chữ L Công đoạn lắc yến và dán tem đầu sẽ được thực hiện trong phòng làm nguội, là nơi mà các lọ yến thành phẩm được bàn giao lại từ bộ phận sản xuất cho bộ phận đóng gói khi đã hoàn thành công đoạn hấp tiệt trùng Ba máy phục vụ cho việc gia công lọ yến được lắp ghép thành một dây chuyền liền mạch, máy in date, code thứ hai được dùng cho công đoạn chạy hộp và chạy thùng trong quy trình đóng gói Ngoại trừ công đoạn vuốt xốp trong quy trình đóng gói thủ công cho hộp 6, thì các công đoạn còn lại trong quy trình của hộp 1, hộp 6, lốc 6 đều được gia công trên bàn đóng gói Tùy vào mặt hàng đang gia công là loại nào và nhân lực trong ngày hôm đó mà trưởng bộ phận sẽ có sự phân bổ công nhân cho phù hợp Máy dán thùng carton được dùng chung cho cả đóng gói sản phẩm yến và cháo, nên được lưu động cho cả hai bên khi có nhu cầu sử dụng công nhân chủ động di chuyển máy đến khu vực cần trong bộ phận của mình TP sẽ được chất trên các pallet đặt ở khu vực có vị trí gần với cửa ra vào và kho hàng để thuận tiện cho việc nhập kho và xuất hàng Do diện tích kho của THATICO khá hạn chế, chủ yếu chỉ chứa NVL và bao bì đã chiếm gần hết diện tích nhà kho Nên phần lớn

TP sẽ được lưu trữ ở khu vực đóng gói đến khi hàng được xuất đi giao cho khách hàng

3.2.2 Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm

Quy trình đóng gói yến sào trải qua 2 bước kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng Tuy nhiên, do chủ yếu sử dụng thao tác đóng gói thủ công, sự đồng đều của sản phẩm có thể không được đảm bảo và đôi khi xảy ra sai sót trong quá trình gia công do lỗi của công nhân Bảng 3.1 liệt kê những lỗi phổ biến thường gặp trong quá trình đóng gói yến sào.

Bảng 3 1 Thống kê số lỗi trong quy trình đóng gói ngày 01 đến 07/09/2023

Tên lỗi Số lượng lỗi

Mức độ lỗi Tỷ lệ lỗi

Tỷ lệ lỗi tích lũy (%)

Sợi yến không đều 360 Nhẹ 8,36% 67,11%

Lộ vải hoặc dây hộp 249 Nghiêm trọng 5,78% 72,89%

Có bụi, dị vật 244 Nghiệm trọng 5,66% 84,26%

Dán ngược tem niêm phong

Thiếu tem niêm phong 71 Nặng 1,65% 98,61%

Nụ hoa khác màu 42 Nặng 0,97% 99,58%

Thiếu lọ yến 12 Nghiệm trọng 0,28% 99,86%

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 3 9.Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi của sản phẩm

Nguồn: tác giả tổng hợp

Từ các số liệu ở trên có thể thấy các lỗi đóng gói chiếm 80% hậu quả trong cả quy trình là lỗi date, code chiếm tỷ lệ cao nhất tại phân xưởng của bộ phận đóng gói với 28,25%, lỗi màng co chiếm 21,56%, lệch tem đầu chiếm 8,94%, sợi yến không đều chiếm 8,36%, lộ vải hoặc dây hộp chiếm 5,78%, vào khay ngược chiếm 5,71% Đối với các lỗi này sẽ tốn rất nhiều thời gian để khắc phục và sửa chữa khi xảy ra lỗi, nên cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục nhanh chóng nhằm tăng hiệu suất hoạt động

Lộ vải hoặc dây hộp

Dán ngược tem niêm phong

Biểu đồ Pareto về các dạng khuyết tật

Các lỗi đóng gói không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất hoạt động mà còn tác động đến chất lượng sản phẩm Những lỗi phổ biến như thiếu lọ yến, bụi, dị vật, hộp hỏng có thể gây ra các vấn đề đáng kể Thực tế, công ty đã phải bồi thường đáng kể vào năm 2023 do thiếu một lọ yến trong một lô hàng và thường xuyên nhận được phản hồi về dị vật trong sản phẩm Gần đây, vào tháng 8 năm 2023, nhiều lô hàng giao cho đối tác đã gặp nhiều phản hồi không tốt do lỗi chất lượng thành phẩm.

Công tác lập và triển khai kế hoạch sản xuất tại bộ phận đóng gói

3.3.1 Quy trình lập và triển khai kế hoạch

Hình 3 10 Quy trình lập và triển khai kế hoạch đóng gói

Nguồn: bộ phận đóng gói

Trưởng bộ phận đóng gói lập kế hoạch đóng gói theo ngày dựa trên kế hoạch giao hàng Kế hoạch này sau đó được triển khai cho tổ trưởng, người phát lệnh sản xuất và liên hệ kho bao bì Khi nguyên vật liệu sẵn sàng, tổ trưởng phân bổ nhân sự để đóng gói sản phẩm.

Bảng 3 2 Số lượng vật tư thực tế nhận được theo kế hoạch ngày 28/09/2023

NVL đầu vào Số lượng yêu cầu

Số lượng nhận thực tế Đơn vị

Nguồn: bô phận đóng gói

Vào ngày 28/09/2023, bộ phận sản xuất dự kiến gia công đóng gói 125 thùng hộp 6, 15 thùng lốc 6 và 25 thùng hộp 1 Tuy nhiên, lượng nguyên vật liệu (NVL) tồn kho hiện tại không đáp ứng đủ yêu cầu Cụ thể, tem đầu còn thiếu 1650 cái và vải nhận khay thiếu 250 miếng so với số lượng yêu cầu Do đó, bộ phận sản xuất phải chờ NVL đặt mua được giao đến để bổ sung, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

3.3.2 Hiệu suất hoạt động tại khâu đóng gói

Sản lượng đóng gói một đơn hàng gia công trong tháng 8 với tổng sản lượng đơn hàng yêu cầu là 1100 thùng Theo kế hoạch giao hàng bộ phận đóng gói cần phải hoàn thành việc đóng gói 1100 thùng sản phẩm trong đơn hàng kể từ khi nhận BTP từ bộ phận chế biến trong 12 ngày làm việc theo ca 8 giờ/ngày Như vậy năng suất cần đạt được tại bộ phận đóng gói là 91.67 thùng/ngày theo yêu cầu của kế hoạch

Bảng 3 3 Sản lượng sản phẩm đóng gói tại phân xưởng cho đơn hàng vào ngày

Mặt hàng Sản lượng (thùng)

Nguồn: bộ phận đóng gói

Ngày 07/08/2023, bộ phận đóng gói gia công 1103 thùng yến TP, vượt mức kế hoạch đề ra Tuy nhiên, thời gian hoàn thành kéo dài 6 ngày so với dự kiến do phải tăng ca 6 ngày liên tiếp Năng suất thực tế chỉ đạt 61,28 thùng/ngày, giảm so với năng suất thực tế do công nhân mệt mỏi, quá sức Hiệu suất hoạt động của khâu đóng gói cần cải thiện để hạn chế lãng phí, giảm thời gian đóng gói.

Các yếu tố tác động đến hiệu suất hoạt động quy trình đóng gói

3.4.1 Công tác chuẩn bị NVL đầu vào

NVL đầu vào là một yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình đóng gói, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của quy trình NVL đầu vào đúng tiêu chuẩn giúp giảm bớt sự lãng phí về NVL, tài nguyên, tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất của quy trình đóng gói, đồng thời chất lượng sản phẩm làm ra cũng được đảm bảo Vì vậy công tác chuẩn bị NVL đầu vào là một yếu tố không thể thiếu của quy trình đóng gói và có ảnh hưởng trực tiếp ở nhiều khía cạnh Bên dưới là bảng thống kê các công việc cần làm trước khi tiến hành quy trình đóng gói tại phân xưởng của công ty:

Bảng 3 4 Công tác chuẩn bị NVL đầu vào của quy trình đóng gói

STT Công việc Người thực hiện

1 Kiểm tra tác phong của công nhân trong bộ phận Tổ trưởng

2 Kiểm tra số lượng, tình trạng BTP Trưởng bộ phận

3 Nhận và kiểm tra số lượng bao bì, NVL từ kho Trưởng bộ phận, tổ trưởng

4 Chuẩn bị dụng cụ cần cho quá trình gia công Công nhân

5 Vệ sinh phân xưởng tại khu vực đóng gói Công nhân

Nguồn: tác giả tổng hợp

Công việc đầu tiên khi bắt đầu đóng gói là kiểm tra tác phong của công nhân trong bộ phận, tổ trưởng sẽ quan sát, kiểm tra đảm bảo các công nhân có mang nón bảo hộ và không mang dép từng bên ngoài vào, phải dùng dép đi trong xưởng mà công ty đã chuẩn bị cho từng người theo quy định Trước khi tiến hành đóng gói trưởng bộ phận sẽ kiểm tra số lượng, tình trạng của các lọ yến đảm bảo rằng các BTP đạt nhiệt độ tiêu chuẩn có thể lấy ra khỏi phòng làm nguội tiến hành đóng gói Nếu lọ yến vẫn còn nóng khi tiến hành công đoạn lắc sẽ không thể giữ được độ treo của các sợi yến bên trong lọ, mặt khác nếu các BTP để trong phòng làm nguội quá lâu làm đông các sợi yến bên trong lọ cũng sẽ không thể tiến hành công đoạn lắc Khi lọ yến bị làm lạnh quá mức cần phải mang ra khỏi phòng làm nguội đặt các BTP trước quạt gió đẩy nhanh quá trình rã đông sợi yến mới bắt đầu gia công đóng gói Công việc thứ ba cần làm trước khi đóng gói là nhận và kiểm tra số lượng bao bì, NVL đã xuất từ kho, việc này sẽ do trưởng bộ phận hoặc tổ trưởng đảm nhận Công nhân ở bộ phận đóng gói sẽ có trách nhiệm chuẩn bị các dụng cụ cần dùng khi gia công như thước, nhíp, dao, thùng đựng vụn xốp và vỏ của keo 2 mặt Công nhân được phân công sẽ có trách nhiệm kiểm tra, vệ sinh phân xưởng tại khu vực đóng gói nhằm hạn chế tình trạng môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh bụi và dị vật rơi vào sản phẩm trong quá trình gia công

Bảng 3 5 Số lượng NVL đầu vào lỗi được thống kê trong ngày 28/09/2023

NVL đầu vào Số lượng nhận

Số lượng NVL lỗi Đơn vị

Nguồn: bộ phận đóng gói

Ngày 28/09/2023 theo kế hoạch đưa ra, trong số sản lượng các NVL cần cho đóng gói trong ngày ngoài lượng NVL bị thiếu do lượng hàng tồn kho không đủ thì các NVL lỗi không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cũng cần phải được thay thế bằng NVL đạt yêu cầu khác NVL lỗi sẽ được công nhân thao tác tại mỗi công đoạn thực hiện sàng lọc trực tiếp trong quá trình đóng gói, tổ trưởng sẽ là người kiểm tra lại số lượng trả về kho và nhận thêm số NVL còn thiếu để gia công

Hiện tại phân xưởng của bộ phận đóng gói có 5 MMTB đang được sử dụng để gia công đóng gói

Bảng 3 6 Các MMTB đang được sử dụng tại khu vực đóng gói

Loại máy Số lượng Thời gian hoạt động của máy

Máy dán nhãn SERVO 1 3,5 - 4 năm

Máy in phun date code tự động 2 3,5 - 4 năm

Máy bọc màng co nhiệt 1 3,5 - 4 năm

Máy dán thùng carton 1 Dưới 6 tháng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Các máy móc thiết bị hiện đại trong dây chuyền đóng gói vận hành liên tục, bao gồm máy dán nhãn servo, máy in phun date code, máy bọc màng co nhiệt, với công suất lên đến 3000 lọ/giờ Máy in phun date code riêng phục vụ đóng gói thùng và hộp có công suất 80 lần/phút Máy dán thùng carton có khả năng chạy 800 thùng/giờ Công nhân bộ phận đóng gói chỉ được hướng dẫn cơ bản vận hành, trong khi điều chỉnh thông số máy do trưởng bộ phận hoặc tổ trưởng đảm nhiệm Khi máy gặp sự cố, trưởng bộ phận sẽ liên hệ bộ phận chế biến nhờ kiểm tra, sửa chữa Nếu không khắc phục được, công ty phải thuê kỹ sư bên ngoài, dẫn đến tốn kém và gián đoạn tiến độ công việc.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng MMTB tại phân xưởng vẫn chưa được công ty chú trọng và quan tâm Hiện tại công ty vẫn chưa có đội ngũ chuyên về bảo trì, bảo dưỡng MMTB, công việc này sẽ do những công nhân có kinh nghiệm nhiều năm về vận hành MMTB tại phân xưởng phụ trách, khi công nhân không thể khắc phục được sự cố xảy ra công ty sẽ liên hệ với kỹ sư có chuyên môn từ bên ngoài vào để sửa chữa Nên khi sự cố xảy ra quá trình đóng gói thường bị gián đoạn, công nhân phải ngừng làm việc chờ đợi bảo trì MMTB tham gia trực tiếp vào các công đoạn gia công trong quy trình, nên khi xảy hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và tiến độ hoàn thành công việc của cả phân xưởng nói chung và bộ phận đóng gói nói riêng

Bảng 3 7 Tổng thời gian ngừng máy từ ngày 14 - 20/08/2023

Loại máy Thời gian ngừng máy (phút)

Máy bọc màng co nhiệt 82 180 43 56 155 89 48 653

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong các MMTB tại phân xưởng máy dán nhãn SERVO và máy bọc màng co nhiệt là 2 loại máy khi xảy ra sự cố về hỏng hóc có thời gian tạm ngừng để sửa chữa lâu nhất Theo bảng 3.7 đã thống kê về tổng thời gian ngừng máy trong một tuần có thế thấy với ca làm việc 8 tiếng, liên tục trong 7 ngày máy dán nhãn SERVO có tổng thời gian ngừng máy là 359 phút và máy bọc màng co nhiệt có thời gian ngừng máy liên quan đến sự cố trong một tuần là 653 phút 2 máy này được lắp chung một trạm cùng với máy in date code tự động, thời gian xảy ra sự cố của các máy đều khác nhau, nên khi có sự cố về hỏng hóc của 1 trong 3 máy xảy ra thì tất cả các máy trong chuyền phải ngừng hoạt động cùng lúc Trạm đóng gói số 2 rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động để khắc phục sự cố, theo thống kê từ ngày 14 - 20/12/2023 tổng thời gian ngừng hoạt động của cả 2 máy là 1012 phút MMTB tại trạm 2 công suất tối đa là 3000 lọ/giờ tương đương sẽ được 50 lọ/phút, nếu MMTB không xảy ra sự cố với số thời gian ngừng máy trạm 2 đã gia công được 50600 lọ yến BTP Do thâm niên hoạt động đã lâu, tần suất sử dụng liên tục đã ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của MMTB dẫn đến tình trạng sự cố thường xuyên xảy ra làm giảm năng suất hoạt động của máy ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động chung của cả quy trình đóng gói Trạm 2 là trạm làm việc hoàn toàn bằng MMTB nên chỉ có thể khắc phục tình trạng xảy ra sự cố bằng cách cho công nhân tăng ca làm việc bù lại sản lượng còn thiếu so với kế hoạch trong ngày

Vai trò của con người là yếu tố quyết định trong quy trình đóng gói hiệu quả Nhân lực đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất hoạt động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hình 3 11 Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm ở bộ phận đóng gói

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bộ phận đóng gói đang hoạt động dưới sự điều hành của ba cấp quản lý gồm có trưởng phòng sản xuất là người quản lý gián tiếp thông qua trưởng bộ phận đóng gói Phân xưởng của khu vực đóng gói hiện tại có 13 công nhân và 2 quản lý thực hiện các

4 số lượng lao động thực tế tại phận xưởng

Từ 1 - 2 năm Trên 2 năm công việc trong công tác chuẩn bị NVL đầu vào và toàn bộ quy trình đóng gói cho các sản phẩm Trưởng bộ phận và tổ trưởng sẽ là người quản lý trực tiếp các công nhân, chịu trách nhiệm điều phối, theo dõi và đánh giá năng lực làm việc của công nhân Công nhân thao tác tại phân xưởng là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm làm ra Vì hầu hết các công đoạn trong quy trình đóng gói đều được làm thủ công nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề của công nhân

Bảng 3 8 Trình độ tay nghề của cấp quản lý và công nhân ở bộ phận đóng gói

Trình độ Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: tác giả tổng hợp

Dựa vào bảng số liệu bên trên có thể thấy trình độ tay nghề của lao động giỏi chiếm 40% trên tổng số lao động hiện có ở bộ phận đóng gói, lao động có trình độ khá chiếm 22,67%, trung bình chiếm 20% và 2 lao động được xếp vào nhóm có tay nghề yếu chiếm 13,33% là các công nhân mới đang trong quá trình học việc.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG TẠI

Giải pháp cân bằng chuyền sản xuất

Hiện tại sản phẩm hộp 6 là mặt hàng gia công chủ yếu tại bộ phận đóng gói, nhu cầu tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm loại hộp 6 cao hơn rất nhiều so với loại hộp 1 và lốc 6 Với một đơn đặt hàng hầu hết sản phẩm loại hộp 1 và lốc 6 chỉ chiếm từ

10 – 20% trên tổng số sản phẩm yêu cầu của khách hàng, nên thời gian gia công đóng gói cho loại sản phẩm này thường rất ngắn Chính vì vậy giải pháp cân bằng chuyền của tác giả sẽ tập chung vào quy trình đóng gói cho sản phẩm hộp 6

Dựa vào thông tin đơn hàng sản xuất trong tháng ngày 25/09/2023 bộ phận đóng gói cần hoàn thành Với đơn hàng gia công cho Kboss trong tháng 9: theo kế hoạch được giao bộ phận đóng gói phải hoàn thành 800 thùng yến loại hộp 6 trong 6 ngày suy ra sản lượng phải hoàn thành trong một ngày (8 giờ/ngày)0/6@0/3 thùng

Sản lượng tiêu chuẩn trong 1 giờ=(400/3)/8P/3 thùng

Thời gian cần thiết sản xuất (talk time)600/(50/3)!6 giây

Bảng phân tích thời gian bên dưới được tác giả đo và lấy trung bình từ 5 lần đo (phụ lục 2) cho từng thao tác tại các công đoạn khi gia công đóng gói cho 1 thùng yến loại hộp 6 gồm 36 lọ yến BTP sẽ đóng gói cho 6 hộp yến thành một thùng

Bảng 4 1 Phân tích thời gian thao tác quá trình đóng gói 1 thùng yến loại hộp 6

Trạm STT Công việc Thao tác Thời gian thao tác (giây)

Số công nhân thao tác hiện tại

Lau đầu lọ Lắc yến

Xếp yến vào sọt nhựa

Dán tem vào nắp lọ

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

In date, code Bọc màng co

Khởi động máy, chỉnh máy

Lấy BTP 6.81 NNVA Đặt BTP lên bàn cấp lọ

Dán tem thân, in date, code, bọc màng co

Kiểm tra lọ yến 25.23 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

NNVA Vuốt các cạnh của khay xốp

Xếp vào vị trí để BTP

Chuyền cho người làm bông

Lấy kim ghim, khay yến

Gắn kim 76.93 VA Đặt xuống bàn 16.23 NNVA

8 Dán keo Lấy NVL, hộp 12.52

121.11 VA Đặt xuống bàn 13.42 NNVA

Bỏ khay yến vào hộp

53.33 VA Đặt xuống bàn 18.33 NNVA

41.34 VA Đặt xuống bàn 14.39 NNVA

NNVA Dán các cạnh hộp

143.64 VA Đặt hộp xuống bàn

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

4 13 Kiểm tra Kiểm tra BTP 10.06 1 10.6 NNVA

In date, code 4.83 VA Đánh dấu ký hiệu loại hàng

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

NNVA Đặt các hộp yến vào thùng Hộp 6

Bỏ túi vào thùng yến

Vận chuyển BTP đến máy dán thùng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thông qua đo lường và phân tích thời gian thực hiện của từng thao tác trong quy trình đóng gói cho thấy các hoạt động không mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá cao cụ thể hoạt động NNVA chiếm 46.99% và NVA chiếm 0.99% Các hoạt động này cần được xem xét loại bỏ hoặc giảm thiểu để cắt giảm bớt các chi phí cần cho hoạt động đóng gói

Trong quy trình đóng gói mặt hàng loại hộp 6 tác giả nhận thấy thời gian chu kỳ giữa công đoạn có sự trên lệch cao Công đoạn nhận khay, bung hộp và dán hộp tại trạm

3 có thời gian chu kỳ cao vượt quá nhịp sản xuất và nhiều công đoạn lại có thời gian chu kỳ thấp hơn rất nhiều so với nhịp sản xuất (lau đầu lọ - lắc yến, dán tem đầu, bỏ lọ - chạy hộp, vuốt khay, dán tem niêm phong, kiểm tra, đóng thùng)

Hình 4 1 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa thời gian thao tác và thời gian chuẩn

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hiệu suất cân bằng chuyền tại bộ phận đóng gói

Hiệu suất cân bằng chuyền của quy trình đóng gói đang ở mức 46.89%, đây là số liệu thể hiện bộ phận đóng gói đang thực hiện chưa tốt việc kiểm soát quy trình đóng gói, việc bố trí và phân bổ nhân sự chưa hợp lý dẫn đến dư năng lực lao động nhưng năng suất lao động thấp Vì vậy việc sắp xếp công nhân giữa các công đoạn cần được cải thiện để đưa hoạt động của bộ phận về trạng thái cân bằng cần tập chung nguồn lực phân bổ vào trạm 3 rút ngắn thời gian chu kỳ điều chỉnh lại trạng thái mất cân bằng trong quy trình Để đưa hoạt động đóng gói về trạng thái cân bằng thì nên có sự điều chỉnh số công nhân ở các công đoạn như sau:

Bảng 4 2 Bảng bố trí công nhân

Trạm STT Công việc Thao tác

Số công nhân kiến nghị

Số công nhân tác giả đề xuất

1 1 Lau đầu lọ - Lấy khăn 4.47 0.85 1 182.55

In date, code - Bọc màng co

Bỏ lọ Chạy hộp Vuốt khay

Thời gian chu kỳ Talk time

Lắc yến - Dán tem đầu

Lau đầu lọ 4.28 Lắc yến 33.38

Xếp yến vào sọt nhựa 37.79

Dán tem vào nắp lọ 84.67

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

In date, code Bọc màng co

Khởi động máy, chỉnh máy

Lấy BTP 6.81 Đặt BTP lên bàn cấp lọ 27.13 Dán tem thân, in date, code, bọc màng co

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Bỏ lọ Vuốt khay Nhận khay Làm bông

In date, code 20.85 Đánh dấu ký hiệu loại hàng 5.37 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Vuốt các cạnh của khay xốp

Xếp vào vị trí để BTP 13.99

Lấy khay, vải 47.21 Nhận khay 164.28 Chuyền cho người làm 19.02 bông Lấy kim ghim, khay yến

Gắn kim 76.93 Đặt xuống bàn 16.23

Dán các cạnh hộp 121.11 Đặt xuống bàn 13.42

Bỏ khay yến vào hộp 53.33 Đặt xuống bàn 18.33

Lấy thước 7.79 Căng vải, gạt bụi 41.34 Đặt xuống bàn 14.39

Dán các cạnh hộp 143.64 Đặt hộp xuống bàn 14.71

Kiểm tra Dán tem niêm phong Đóng thùng

Lấy tem 13.45 Lấy hộp yến 9.86

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Lấy thùng 6.72 Đặt các hộp yến vào thùng 19.85 Lấy túi yến 9.82

Bỏ túi vào thùng yến 11

Vận chuyển BTP đến máy dán thùng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Theo bảng 4.2 sẽ tiến hành nhóm công đoạn 1 và 2, công đoạn 4, 5, 6, 7 và 14, công đoạn 8 và 9, công đoạn 12, 13 và 15 đối với nhóm này công đoạn 13 sẽ được đưa lên trước công đoạn 12, kiểm tra trước khi dán tem niêm phong sẽ hạn chế được các lãng phí liên quan đến NVL, thao tác thừa giảm bớt thời gian sửa chữa khi phát hiện BTP bị lỗi Tổng số công nhân được kiến nghị là 10, số lượng tác giả đề xuất là 13 công nhân đảm nhân trực tiếp các công việc được phân công, tổ trưởng và trưởng bộ phận trong quá trình giám sát các công nhân làm việc sẽ hỗ trợ để giải quyết các công đoạn xảy ra tình trạng ứ đọng BTP quá nhiều, sửa chữa sản phẩm lỗi… tại trạm 2 số công nhân được đề xuất là 2 người nhiều hơn so với mức kiến nghị, vì tại trạm làm việc này các MMTB được lắp ráp thành một dây chuyền liên tục nên khi thực hiện dây chuyền cần tới hai công nhân làm việc ở đầu và cuối chuyền

Hiệu suất cân bằng chuyền tại bộ phận đóng gói như sau

Bảng 4 3 So sánh trước và sau cân bằng

- Trước cân bằng Sau cân bằng Chênh lệch

Nguồn: tác giả tổng hợp

Sau khi thực hiện cân bằng chuyền, hiệu suất cân bằng đã tăng thêm 37.98% và số lượng công nhân giảm đi 3 người Số lượng công nhân giảm nhưng hiệu suất lại tăng cho thấy việc cân bằng khá hiệu quả Tác giả thực hiện cân bằng trên dựa vào thực trạng và nguồn lực hiện có tại bộ phận đóng gói, đây là cơ sở tiền đề để hướng đến những giải pháp lâu dài trong tương lai nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu suất hoạt động quy trình đóng gói tại phân xưởng.

Áp dụng chuyển đổi nhanh – SMED

Với giải pháp SMED, trước tiên cần xác định thời gian chuyển đổi bên trong, đưa hoạt động bên trong ra bên ngoài, sau đó xem xét loại bỏ các thao tác thừa và cải tiến lại quy trình Với mục tiêu là giảm thời gian chuyển đổi, loại bỏ thời gian chết khi chuyển đổi và tăng năng suất, đẩy nhanh tiến độ đóng gói giúp nâng cao hiệu suất hoạt động Bên cạnh đó, còn giảm được chi phí thuê lao động ngoài đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí cho công ty Để tiến hành phân tích thời gian chuyển đổi trong toàn bộ quy trình đóng gói tại phân xưởng tác giả đã tiến hành đo lường thời gian thao tác cho 78 lọ yến, tác giả đã thực hiện đo lường thời gian thao tác các công việc trên 78 lọ yến qua 5 lần đo và lấy giá trị trung bình (phụ lục 3), trong từng quy trình đóng gói thuộc các loại sản phẩm khác nhau Cụ thể: với 78 lọ yến BTP sẽ đóng gói được 78 hộp yến loại hộp 1, 15 hộp yến loại lốc 6 và hộp 6 Từ đó thu được bảng thời gian bên dưới

Bảng 4 4 Phân tích thời gian thao tác quá trình đóng gói 78 lọ yến

Trạm Công việc Thao tác Thời gian thao tác (s)

Lau đầu lọ Lắc yến

Xếp yến vào sọt nhựa 82.61 NNVA Dán tem đầu

Dán tem vào nắp lọ 182.57 VA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 13.60 NNVA

In date, code Bọc màng co

Khởi động máy, chỉnh máy 60 NNVA

Lấy BTP 6.47 NNVA Đặt BTP lên bàn cấp lọ 56.84 NNVA Dán tem thân, in date, code, bọc màng co

Kiểm tra lọ yến 119.72 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 5.97 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 NNVA Đóng gói thủ công

Gấp đầu hộp 355.50 VA Đặt xuống bàn 83.11 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 62.07 NNVA

Dán các cạnh hộp 149.64 VA

Kéo phần dây vào trong hộp 115.69 VA

Bỏ lọ yến vào hộp 204.81 VA Đặt xuống bàn 31.23 NNVA

Dán các cạnh hộp 127.89 VA Đặt hộp xuống bàn 59.25 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 26.57 NNVA

Vuốt các cạnh của khay xốp 30.61 VA Xếp vào vị trí để BTP 25.79 NNVA

Chuyền cho người làm bông 22.71 NNVA

Lấy kim ghim, khay yến 52.51 NNVA

Gắn kim 162.52 VA Đặt xuống bàn 23.75 NNVA

Dán các cạnh hộp 261.89 VA Đặt xuống bàn 26.54 NNVA

Lấy hộp, khay yến 86.43 NNVA

Bỏ khay yến vào hộp 112.54 VA Đặt xuống bàn 26.71 NNVA

Căng vải, gạt bụi 71.65 VA Đặt xuống bàn 28.97 NNVA

Dán các cạnh hộp 284.64 VA Đặt hộp xuống bàn 27.38 NNVA

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 22.39 NNVA

4 Kiểm tra Kiểm tra BTP 17.81 NNVA

In date, code 4.53 VA Đánh dấu ký hiệu loại hàng 5.58 VA Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 6.57 NNVA Vào thùng

Lấy thùng 6.85 NNVA Đặt các hộp yến vào thùng

Bỏ túi Lấy túi yến 9.70 NNVA

Bỏ túi vào thùng yến 14.51 VA

Vận chuyển BTP đến máy dán thùng

9.20 NNVA Điều chỉnh thùng 5.23 NVA

Nguồn: tác giả tổng hợp

Qua bảng phân tích thời gian, tác giả nhận thấy tại trạm 2 và 3 có một số thao tác có thể thực hiện cùng lúc, thay vì phải thực hiện lần lượt như trong quy trình đóng gói hiện tại Điều này giúp giảm thời gian đóng gói sản phẩm, tăng hiệu suất đóng gói.

Bảng 4 5 Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 2

STT Thao tác Thời gian thao tác (s)

1 Khởi động máy 60 Bên trong

3 Đặt BTP lên bàn cấp lọ 56.84 Bên trong

4 Xếp vào sọt 99.56 Bên trong

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 5.97 Bên trong

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tác giả nhận thấy rằng thao tác 1, 2 có thực hiện đồng thời thay vì nối tiếp Trong trạm có 2 công nhân thao tác, thay vì để người tại đầu dây chuyền thực hiện thao tác khởi động máy, giải pháp cải tiến sẽ để công nhân cuối chuyền thực hiện thao tác khởi động máy và trong thời gian này công nhân tại đầu dây chuyền sẽ tiến hành lấy BTP và đặt lên bàn cấp lọ chuẩn bị cho thao tác số 4

Kết quả sau khi cải tiến, có thể thấy tổng thời gian thao tác đã giảm từ 228.84 giây xuống còn 168.84 giây

Bảng 4 6 Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 2

STT Thao tác Trước cải tiến

Sau khi cải tiến Bên trong Bên ngoài

3 Đặt BTP lên bàn cấp lọ 56.84 56.84

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 5.97 5.97

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tại trạm 3 khi tiến hành các công đoạn đóng gói thủ công công nhân phải di chuyển đến 4 vị trí khác nhau để lấy các NVL và BTP cần thiết cho quá trình gia công đóng gói, với tổng khoảng cách 11,26 m

Hình 4 2 Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 trước cải tiến

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tác giả nhận thấy việc bố trí như hiện tại sẽ dẫn đến thời gian gia công của các công đoạn bị kéo dài, vì vậy tác giả đề xuất sắp xếp bố trí lại mặt bằng tại nhà xưởng để tối ưu được khoảng cách di chuyển khi lấy vật tư Tại phân xưởng các MMTB ở trạm 2 sẽ được bố trí nối tiếp với khu vực đóng gói thủ công để rút ngắn khoảng cách di chuyển lấy BTP, với vị trí khi cải tiến tổng quãng đường di chuyển lấy NVL và BTP đã giảm xuống còn 5,17 m

Hình 4 3 Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 sau cải tiến

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bảng 4 7.Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 3 của sản phẩm hộp 1

STT Thao tác Thời gian thao tác (s)

3 Cất sọt nhựa 16.27 Bên trong

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 Bên trong

7 Bỏ xuống bàn 56.55 Bên trong

9 Đặt xuống bàn 83.11 Bên trong

11 Lấy hộp yến 92.75 Bên trong

12 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 62.07 Bên trong

Nguồn: tác giả tổng hợp

Với quy trình đóng gói cho hộp 1 tác giả nhận thấy công việc bỏ lọ và chạy hộp có thể thực hiện song song với nhau thay vì trước sau Thao tác 1, 2, 3 được công nhân bỏ lọ tiến hành trong khi công nhân chạy hộp đang thực hiện các thao tác 4, 5, 6 để in date, code cho lô hàng gia công Ngoài ra tại công đoạn dán tem niêm phong thao tác số 10 công nhân có thể thực hiện trong thời gian chờ đợi BTP từ công đoạn vào lọ

Kết quả sau khi cải tiến về mặt bằng và thao tác tại trạm 3 cho quy trình đóng gói hộp 1, tổng thời gian chuyển đổi đã giảm từ 779.92 giây xuống còn 410.56 giây

Bảng 4 8 Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm hộp 1

STT Thao tác Trước cải tiến

Sau khi cải tiến Bên trong Bên ngoài

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 7.48

12 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 62.07 62.07

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bảng 4 9 Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 3 của sản phẩm lốc 6

STT Thao tác Thời gian thao tác (s)

3 Cất sọt nhựa 16.27 Bên trong

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 Bên trong

6 Lấy NVL, hộp 24.85 Bên trong

8 Bỏ xuống bàn 14.60 Bên trong

10 Đặt xuống bàn 31.23 Bên trong

11 Đặt hộp xuống bàn 59.25 Bên trong

13 Lấy hộp yến 22.34 Bên trong

14 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 26.57 Bên trong

Nguồn: tác giả tổng hợp

Quy trình đóng gói lốc 6 về cơ bản tương đồng với hộp 1, nhưng ở công đoạn đóng gói thủ công có thêm một số công đoạn, dẫn đến thời gian đóng gói lâu hơn Do đó, tác giả đề xuất tách tác vụ 1, 2, 3 và 12 thành các công đoạn riêng biệt để tối ưu hóa quy trình.

Kết quả sau khi cải tiến, tổng chuyển đổi cho cả quy trình đóng gói mặt hàng lốc 6 tại trạm 3 là 224.32 giây đã giảm 125.52 giây so với trước khi cải tiến

Bảng 4 10 Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm lốc 6

STT Thao tác Trước cải tiến

Loại Bên trong Bên ngoài

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 7.48

14 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 26.57 26.57

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bảng 4 11 Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6

STT Thao tác Thời gian thao tác (s)

3 Cất sọt nhựa 16.27 Bên trong

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 Bên trong

7 Xếp vào vị trí để BTP 25.79 Bên trong

8 Lấy khay, vải 101.31 Bên trong

9 Chuyền cho người làm bông 22.71 Bên trong

10 Lấy kim ghim, khay yến 52.51 Bên trong

11 Đặt xuống bàn 23.75 Bên trong

12 Lấy NVL, hộp 12.53 Bên trong

14 Đặt xuống bàn 26.54 Bên trong

15 Lấy hộp, khay yến 86.43 Bên trong

16 Đặt xuống bàn 26.71 Bên trong

17 Lấy hộp yến 21.03 Bên trong

18 Đặt xuống bàn 28.97 Bên trong

19 Đặt hộp xuống bàn 27.38 Bên trong

21 Lấy hộp yến 19.17 Bên trong

22 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 22.39 Bên trong

Nguồn: tác giả tổng hợp Đối với quy trình đóng gói của hộp 6 tác giả nhận thấy rằng nhóm thao tác 4, 5, 6,

7 trong công đoạn chạy hộp và vuốt khay có thể thực hiện song song bên ngoài thay vì phải thực hiện nối tiếp nhau với các nhóm thao tác 1, 2, 3 Công nhân thực hiện công đoạn bỏ lọ có thể thực hiện cùng lúc với công nhân chạy hộp và công nhân vuốt khay để tạo ra các BTP cần thiết cho công đoạn sau

Sau khi triển khai cải tiến, tổng thời gian chuyển đổi bên trong (TTI) cho hộp 6 tại trạm 3 đã giảm đáng kể từ 670,74 giây xuống còn 599,19 giây Điều này cho thấy sự cải tiến đã giúp rút ngắn TTI tới 61,45 giây so với trước khi cải tiến.

Bảng 4 12 Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6

STT Thao tác Trước cải tiến

Loại Bên trong Bên ngoài

5 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 7.48 7.48

7 Xếp vào vị trí để BTP 25.79 25.79

9 Chuyền cho người làm bông 22.71 22.71

10 Lấy kim ghim, khay yến 52.51 52.51

22 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP 22.39 22.39

Nguồn: tác giả tổng hợp

4.2.3 Kết quả sau khi áp dụng Chuyển đổi nhanh – SMED

Bảng 4 13 Kết quả sau khi áp dụng Chuyển đổi nhanh - SMED

Trạm Trước cải tiến Sau cải tiến

Thời gian chuyển đổi (giây) Thời gian chuyển đổi (giây)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Nhờ áp dụng phương pháp chuyển đổi nhanh – SMED, tổng thời gian chuyển đổi trong quy trình tại trạm 2 và 3 đã được rút ngắn giúp tổng quy trình chuyển đổi giảm đi đáng kể Cụ thể tổng thời chuyển đổi tại trạm 2 đã giảm từ 228.84 giây xuống còn 168.84 giây, trạm 3 với mặt hàng loại hộp 1 đã giảm từ 779.92 giây xuống còn 410.56 giây, loại lốc 6 thời gian chuyển đổi ban đầu là 363.88 giây sau cải tiến đã giảm xuống còn 224.32 giây, với mặt hàng loại hộp 6 thời gian chuyển đổi sau khi cải tiến đã giảm từ 670.74 giây xuống còn 599.19 giây

Bảng 4 14 Thời gian thao tác sau khi áp dụng giải pháp cân bằng chuyền và

SMED cho 1 thùng sản phẩm loại hộp 6

Trạm STT Công việc Thao tác

Thời gian thao tác (s) Số công nhân tác giả đề xuất

Lau đầu lọ - Lắc yến - Dán tem đầu

Lau đầu lọ 4.28 Lắc yến 33.38 Xếp yến vào sọt nhựa 37.79

Dán tem vào nắp lọ 84.67

Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

In date, code Bọc màng co

Khởi động máy, chỉnh máy

Lấy BTP 6.81 Đặt BTP lên 27.13 bàn cấp lọ

Dán tem thân, in date, code, bọc màng co

Xếp vào sọt 45.99 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Bỏ lọ Vuốt khay Nhận khay Làm bông

In date, code 20.85 Đánh dấu ký hiệu loại hàng 5.37 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Vuốt các cạnh của khay xốp 16.98

Xếp vào vị trí để BTP 13.99

Lấy khay, vải 47.21 Nhận khay 164.28

Chuyền cho người làm bông

Lấy kim ghim, khay yến 52.51 Xoay bông 41.15 Gắn kim 76.93 Đặt xuống bàn 16.23

Tháo vỏ keo 164.09 Dán các cạnh hộp 121.11 Đặt xuống bàn 13.42

Bỏ khay yến vào hộp 53.33 Đặt xuống bàn 18.33 Lấy thước 7.79

Căng vải, gạt bụi 41.34 Đặt xuống bàn 14.39

Dán các cạnh hộp 143.64 Đặt hộp xuống bàn 14.71

Kiểm tra Dán tem niêm phong Đóng thùng

Lấy tem 13.45 Lấy hộp yến 9.86 Dán tem 2 đầu 46.26 Vận chuyển đến vị trí đặt BTP

Lấy thùng 6.72 Đặt các hộp yến vào thùng 19.85 Lấy túi yến 9.82

Bỏ túi vào thùng yến 11

Vận chuyển BTP đến máy dán thùng

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hiệu suất cân bằng chuyền sản phẩm loại hộp 6 sau khi đã áp dụng thêm SMED:

Sau khi kết hợp cân bằng chuyền cùng với phương pháp chuyển đổi nhanh – SMED cho quy trình đóng gói sản phẩm hộp 6, hiệu suất hoạt động của bộ phận đóng gói tiếp tục được cải thiện chỉ số hiệu suất cân bằng chuyền được nâng lên mức trên 90% Điều này giúp cho quy trình đóng gói giảm thiểu một cách đáng kể các lãng phí cũng như chi phí liên quan trong quá trình đóng gói, cụ thể hiệu suất cân bằng chuyền từ 84.87% được nâng lên 92.1% tăng 7.23% so với trước đó.

Giải pháp nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị

Hiện nay các MMTB tại bộ phận đóng gói đều tham gia hầu hết vào các hoạt động và mang tính liên kết với các công đoạn trong quy trình đóng gói Một khi có sự cố kỹ thuật về MMTB xảy ra tại một công đoạn trong quy trình thì toàn bộ hoạt động tại bộ phận đóng gói đều sẽ bị gián đoạn Việc MMTB xảy ra sự cố hỏng hóc không chỉ gây tổn thất về chi phí sửa chữa mà còn làm phát sinh thêm nhiều chi phí vô hình khác liên quan đến việc dừng máy Chính vì vậy công tác bảo trì, bảo dưỡng cần được chú trọng nhằm hạn chế được các sự cố hỏng hóc liên quan đến MMTB xảy ra

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng MMTB hỏng hóc đột xuất làm phát sinh thêm nhiều chi phí, công ty nên chú trọng vào công tác bảo trì phòng ngừa Với mục tiêu cải thiện công tác bảo trì MMTB, tác giả quyết định phân tích ABC Pareto xác định thứ tự ưu tiên các MMTB và đề xuất kế hoạch bảo trì hợp lý Trước tiên ta có thể phân nhóm các MMTB, đưa ra kế hoạch, phương pháp bảo trì và bảo dưỡng thích hợp cho từng nhóm

Bảng 4 15.Thông tin bảo trì MMTB tại bộ phận đóng gói trong tháng 8/2023

Loại máy Số thứ tự máy

Chi phí sửa chữa (Ci)

Số lần bảo trì, sửa chữa (Fi)

Máy in phun date code tự động trạm 2 2 3 5

Máy bọc màng co nhiệt 3 8 4

Máy in phun date code tự động trạm 3 4 2 6

Nguồn: tác giả tổng hợp

Bảng 4 16 Bảng số liệu bảo trì MMTB theo ABC Pareto i Ci ∑Ci ∑Ci/Ct Fi ∑Fi ∑Fi/Ft

Nguồn: tác giả tổng hợp

Dựa vào bảng trên ta xác định được:

Vùng A bao gồm máy dán nhãn SERVO và máy bọc màng co nhiệt Các máy này chiếm đến 80% chi phí dành cho sửa chữa MMTB và cũng là nhóm có tổng thời gian ngừng máy để bảo trì lâu nhất Khi sự cố xảy ra cần có thời gian xem xét, đánh giá, sự cố sau khi xác định được nguyên nhân mới tiến hành sửa chữa hoặc thay thế chi tiết dự phòng Cả quá trình này gây hao phí rất nhiều về thời gian và làm cho tiến quá trình đóng gói bị gián đoạn, tiến độ hoàn thành công việc bị trì trệ Vì thế đối với 2 máy thuộc vùng A tác giả quyết định chọn biện pháp bảo trì định kỳ hàng tuần, biện pháp này giúp phát hiện sớm những chi tiết hoặc bộ phận có nguy cơ gặp sự cố, từ đó ngăn chặn tình trạng hư hỏng đột ngột trong quá trình làm việc Bảo trì định kỳ cũng giúp hạn chế xảy ra tổn thất trên diện rộng đối với sự cố MMTB và giảm thiểu chi phí sửa chữa Những chi tiết then chốt như dao cắt, cuộn màng co, mực in, dung môi trong MMTB cần được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo lưu kho đầy đủ phụ kiện dự trữ thay thế khi cần tránh trường hợp dừng máy do thiếu NVL, linh kiện thay thế

Vùng B gồm 2 máy in phun date code tự động tại trạm 2 và 3 Các máy này có thời gian ngừng máy để sửa chữa ngắn và chi phí cũng thấp hơn so với các máy ở vùng

A nên mức độ bảo trì, bảo dưỡng sẽ thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về thay thế linh kiện cần thiết Đối với các máy này tác giả đề xuất phương pháp bảo trì định kỳ hàng tháng nhằm hạn chế khả năng xảy ra hỏng hóc phải ngừng máy, tránh gây ra những tổn thất vô hình

Vùng C là máy dán thùng carton, đây là vùng có thời gian và chi phí sửa chữa thấp nhất không cần áp dụng phương pháp bảo trì phòng ngừa thường xuyên Với máy này tác giả đề xuất sử dụng phương pháp bảo trì sự cố, khi máy xảy ra hỏng hóc mới tiến hành bảo trì sửa chữa

Bảng 4 17.Phân tích chi phí sửa chữa trước và sau khi áp dụng ABC-Pareto

Chi phí sửa chữa (triệu đồng)

Số lần bảo trì, sửa chữa trước khi cải tiến

Số lần bảo trì, sửa chữa sau khi cải tiến

Chi phí bảo trì, sửa chữa trước khi áp dụng giải pháp (triệu đồng)

Chi phí bảo trì, sửa chưa sau khi áp dụng giải pháp (triệu đồng)

Máy in phun date code tự động trạm 2

Máy bọc màng co nhiệt

Máy in phun date code tự động trạm 3

Nguồn: tác giả tổng hợp

Qua bảng ta thấy tổng chi phí bảo trì, sửa chữa cho các loại MMTB trước khi áp dụng ABC Pareto là 100 triệu đồng và tổng chi phí sau khi áp dụng giải pháp là 52 triệu đồng Chi phí bảo trì, sửa chữa sau khi áp dụng phương pháp bảo trì thông qua phân tích ABC Pareto đã giảm đi 48 triệu so với ban đầu Không chỉ chi phí sửa chữa giảm mà còn làm giảm các chi phí vô hình liên quan đến MMTB khác.

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Faccio, M. (2013). Setup time reduction: SMED-balancing integrated model for manufacturing systems with automated transfer. International Journal of Engineering and Technology, 5(5), 4075-4084 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Engineering and Technology
Tác giả: Faccio, M
Năm: 2013
2. Flinchbaugh, J. (2001). Beyond lean: building sustainable business and people success through new ways of thinking. Center for Quality of Management Journal, 10(2), 37-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Center for Quality of Management Journal
Tác giả: Flinchbaugh, J
Năm: 2001
3. Lý Bá Toàn (2018). Phương pháp quản lý tinh gọn Lean – Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng. Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp quản lý tinh gọn Lean – Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
Tác giả: Lý Bá Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2018
4. Nguyễn Phương Quang (2016). GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP
Tác giả: Nguyễn Phương Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2016
5. Ohno, T., Bodek, N. (1988), Toyota Production System: Beyond Large-Scale Production, Productivity Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toyota Production System: Beyond Large-Scale Production
Tác giả: Ohno, T., Bodek, N
Năm: 1988
6. Nguyễn Thị Minh An (2013). Giáo trình Quản trị sản xuất. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Minh An
Năm: 2013
7. Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016). Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng
Tác giả: Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2016
8. Phan Chí Anh (2015). Quản trị Sản xuất tinh gọn - Một số kinh nghiệm thế giới. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Sản xuất tinh gọn - Một số kinh nghiệm thế giới
Tác giả: Phan Chí Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
10. Rawabdeh, I. (2005). A Model for the Assessment of Waste in Job Shop Environments. International Journal of Industrial Engineering and Operations Management, 25(8), 800-822 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Industrial Engineering and Operations Management
Tác giả: Rawabdeh, I
Năm: 2005
11. Soliman, M. (2017). A Comprehensive Review of Manufacturing Wastes: Toyota Production System Lean Principles. Emirates Journal for Engineering Research, 22(2), 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emirates Journal for Engineering Research
Tác giả: Soliman, M
Năm: 2017
12. Svensson, G. (2001). Just-in-time: the reincarnation of past theory and practice. Management Decision, 39(10), 866-879.Tài liệu tham khảo từ công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management Decision
Tác giả: Svensson, G
Năm: 2001
1. Fanpage công ty. THATICO. Truy cập tại: https://www.facebook.com/yensaothatico Sách, tạp chí
Tiêu đề: THATICO
9. Quản tri ̣chiến lươc ̣ (2022). Bố trí măṭ bằng. Retrieved from Diễn đàn ISO Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Thông tin công ty THATICO - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 1.1. Thông tin công ty THATICO (Trang 15)
Hình 1. 4. Các sản phẩm cháo Hoa Sơn Yến - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 1. 4. Các sản phẩm cháo Hoa Sơn Yến (Trang 18)
Sơ đồ tổ chức của công ty: - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Sơ đồ t ổ chức của công ty: (Trang 19)
Bảng 2. 1 Ký hiệu cơ bản thường dùng trong quy trình sản xuất - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 2. 1 Ký hiệu cơ bản thường dùng trong quy trình sản xuất (Trang 23)
Bảng 2. 2. Các thông số cần xác định trong phân tích ABC-Pareto - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 2. 2. Các thông số cần xác định trong phân tích ABC-Pareto (Trang 30)
Hình 3. 1. Quy trình đóng gói tổng quan sản phẩm yến sào - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 1. Quy trình đóng gói tổng quan sản phẩm yến sào (Trang 33)
Hình 3. 2. Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 1 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 2. Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 1 (Trang 35)
Hình 3. 4. Quy trình đóng gói thủ công cho lốc 6 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 4. Quy trình đóng gói thủ công cho lốc 6 (Trang 36)
Hình 3. 3. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 3. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công (Trang 36)
Hình 3. 5. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 5. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công (Trang 37)
Hình 3. 6. Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 6 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 6. Quy trình đóng gói thủ công cho hộp 6 (Trang 38)
Hình 3. 7. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 7. Hộp yến đã hoàn thành công đoạn đóng gói thủ công (Trang 39)
Hình 3. 8. Cấu trúc nhà xưởng tại khu vực đóng gói sản phẩm yến sào - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 8. Cấu trúc nhà xưởng tại khu vực đóng gói sản phẩm yến sào (Trang 40)
Hình 3. 9. Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi của sản phẩm - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 9. Biểu đồ Pareto thể hiện tỷ lệ lỗi của sản phẩm (Trang 42)
Hình 3. 10. Quy trình lập và triển khai kế hoạch đóng gói - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 10. Quy trình lập và triển khai kế hoạch đóng gói (Trang 43)
Bảng 3. 3. Sản lượng sản phẩm đóng gói tại phân xưởng cho đơn hàng vào ngày - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 3. 3. Sản lượng sản phẩm đóng gói tại phân xưởng cho đơn hàng vào ngày (Trang 45)
Bảng 3. 4. Công tác chuẩn bị NVL đầu vào của quy trình đóng gói - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 3. 4. Công tác chuẩn bị NVL đầu vào của quy trình đóng gói (Trang 46)
Bảng 3. 6. Các MMTB đang được sử dụng tại khu vực đóng gói - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 3. 6. Các MMTB đang được sử dụng tại khu vực đóng gói (Trang 47)
Hình 3. 11. Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm ở bộ phận đóng gói - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 3. 11. Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm ở bộ phận đóng gói (Trang 49)
Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa thời gian thao tác và thời gian chuẩn - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa thời gian thao tác và thời gian chuẩn (Trang 56)
Bảng 4. 2. Bảng bố trí công nhân - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 2. Bảng bố trí công nhân (Trang 56)
Bảng 4. 3. So sánh trước và sau cân bằng - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 3. So sánh trước và sau cân bằng (Trang 59)
Bảng 4. 4. Phân tích thời gian thao tác quá trình đóng gói 78 lọ yến - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 4. Phân tích thời gian thao tác quá trình đóng gói 78 lọ yến (Trang 60)
Hình 4. 2. Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 trước cải tiến - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 4. 2. Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 trước cải tiến (Trang 63)
Bảng 4. 6. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 2 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 6. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 2 (Trang 63)
Hình 4. 3. Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 sau cải tiến - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Hình 4. 3. Vị trí bố trí vật tư tại trạm 3 sau cải tiến (Trang 64)
Bảng 4. 11. Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 11. Phân tích công việc chuyển đổi tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6 (Trang 66)
Bảng 4. 10. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm lốc 6 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 10. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm lốc 6 (Trang 66)
Bảng 4. 12. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6 - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 12. Kết quả sau khi áp dụng SMED tại trạm 3 của sản phẩm hộp 6 (Trang 67)
Bảng 4. 13. Kết quả sau khi áp dụng Chuyển đổi nhanh - SMED - nâng cao hiệu suất hoạt động tại chuyền đóng gói sản phẩm yến sào công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập khẩu dược liệu sạch thatico
Bảng 4. 13. Kết quả sau khi áp dụng Chuyển đổi nhanh - SMED (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w