1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty
Tác giả Đào Nguyên Bình
Người hướng dẫn THS. Lại Thị Tường Vi
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 9,35 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (18)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (19)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 5. Kết cấu của nghiên cứu (20)
  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH RUNWAY ASIA BEAUTY (22)
    • 1.1. Tổng quan về công ty TNHH Runway Asia Beauty (22)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (29)
      • 1.2.1. Quá trình hình thành của doanh nghiệp (29)
      • 1.2.2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp (29)
    • 1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (32)
      • 1.3.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp (32)
      • 1.3.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp (33)
      • 1.3.3. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp (33)
    • 1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (33)
    • 1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh (34)
      • 1.5.1. Thị trường kinh doanh (34)
      • 1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Runway Asia Beauty (38)
    • 1.6. Cơ cấu tổ chức nhân sự (45)
    • 1.7. Phương hướng phát triển của DN trong tương lai (50)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG (52)
    • 2.1. Khái quát về marketing (52)
      • 2.1.1. Định nghĩa và ý nghĩa về marketing (52)
      • 2.1.2. Các nhân tố trong marketing (53)
    • 2.2. Khái quát về truyền thông (53)
      • 2.2.1. Định nghĩa và ý nghĩa về truyền thông (53)
      • 2.2.2. Mục tiêu và chức năng của truyền thông (55)
      • 2.2.3. Các loại hình truyền thông (56)
      • 2.2.4. Mô hình của truyền thông (61)
    • 2.3. Lý thuyết về truyền thông marketing tích hợp (63)
      • 2.3.1. Định nghĩa về truyền thông marketing tích hợp - IMC (63)
      • 2.3.2. Quy trình thực hiện truyền thông marketing tích hợp (64)
      • 2.3.3. Các giai đoạn trong truyền thông marketing tích hợp (67)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp (68)
      • 2.4.1. Lý thuyết mô hình 5 áp lực cạnh tranh (68)
      • 2.4.2. Lý thuyết mô hình PEST (70)
    • 2.5. Lý thuyết mô hình STP (72)
    • 2.6. Lý thuyết mô hình CANVAS (74)
    • 2.7 Lý thuyết mô hình SWOT (75)
    • 2.8. Lý thuyết Nguyên nhân Gốc rễ - Roots Cause Analysis (76)
  • Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH RUNWAY ASIA BEAUTY (78)
    • 3.1. Cơ cấu phòng truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty (78)
      • 3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ chung của phòng truyền thông (78)
      • 3.1.2. Cơ cấu nhân sự phòng ban truyền thông (79)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty Runway Asia Beauty (81)
      • 3.2.1 Mục tiêu và phương pháp hoạt động truyền thông (81)
      • 3.2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông truyền thống (83)
      • 3.2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông hiện đại (100)
      • 3.2.4. Partnership - Olala Media (115)
      • 3.2.5. Hoạt động quan hệ công chúng - PR (117)
    • 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông (121)
      • 3.3.1. Các nhân tố vi mô bằng mô hình 5 áp lực cạnh tranh (121)
      • 3.3.2. Các nhân tố vĩ mô PEST (125)
    • 3.4. Phân tích STP của thương hiệu (131)
      • 3.4.1. Phân khúc thị trường (131)
      • 3.4.2. Thị trường mục tiêu (131)
      • 3.4.3. Định vị (132)
    • 3.5 Bản đồ hành trình khách hàng của doanh nghiệp – Customer Journey Map (133)
    • 3.6. Phân tích CANVAS của doanh nghiệp (134)
    • 3.7. Phân tích SWOT của doanh nghiệp (137)
      • 3.7.1. Điểm mạnh của công ty Runway Asia Beauty (139)
      • 3.7.2. Điểm yếu của công ty Runway Asia Beauty (140)
      • 3.7.3. Cơ hội của công ty Runway Asia Beauty (141)
      • 3.7.4. Thách thức của công ty Runway Asia Beauty (143)
      • 3.7.5. Phát triển chiến lược SO - ST - WO WT trong SWOT (144)
    • 3.8. Phân tích Nguyên nhân Gốc rễ - Root Cause Analysis – RCA của thương hiệu (146)
    • 3.9. Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của công ty Runway Asia Beauty (148)
      • 3.9.1. Những mặt đạt được (148)
      • 3.9.2. Những điều hạn chế (148)
  • Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY RUNWAY ASIA BEAUTY (151)
    • 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (151)
      • 4.1.1. Khách hàng mục tiêu (151)
      • 4.1.2. Bối cảnh xã hội (151)
    • 4.2. Đề xuất các giải pháp (151)
      • 4.2.1. Phát triển thêm dòng sản phẩm mới - FLARUNÉ để mở rộng tệp khách hàng của thương hiệu (152)
      • 4.2.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh với KOLs (173)
      • 4.2.3. Cộng tác cùng Media Agency - YOUNET AGENCY (180)
    • 4.3. Tình khả thi của giải pháp đề xuất (184)
      • 4.3.2. Giải pháp “Xây dựng kế hoạch kinh doanh với KOLs” (184)
      • 4.3.3. Giải pháp “Cộng tác với Media Agency - YouNet Agency” (185)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................. 170 (187)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 171 (188)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QU

Mục tiêu nghiên cứu

- Giới thiệu và tìm hiểu sơ lược về công ty TNHH Runway Asia Beauty và thị trường ngành mỹ phẩm ở Việt Nam.

- Phân tích tình trạng thực tế các hoạt động truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty

- Đề xuất giải pháp mang tính thiết thực nhằm nâng cao và tối ưu hóa các hoạt động truyền thông của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp liệt kê kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp từ phía công ty Runway Asia Beauty từ đó dùng phương pháp liệt kê để sắp xếp tả thực được mô hình và quy trình hoạt động truyền thông của doanh nghiệp

Phương pháp xử lý số liệu và thu thập dữ liệu thứ cấp của công ty về các chỉ số kết quả đạt được từ các hoạt động truyền thông từ đó xử lý chúng để đo lường ra hiệu quả các chiến dịch đã thực hiện.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích ra thực trạng, những ưu và nhược điểm, trong mô hình & quy trình hoạt động truyền thông của công ty RAB từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực và cấp thiết nhằm cải thiện và tối ưu hóa được hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

Kết cấu của nghiên cứu

Bài nghiên cứu ứng dụng về đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty” được chia thành 4 chương sau Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Runway Asia Beauty

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của hoạt động truyền thông

Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty

Chương 4: Giải pháp cho hoạt động phát triển truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH RUNWAY ASIA BEAUTY

Tổng quan về công ty TNHH Runway Asia Beauty

Tên tiếng việt của công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Runway Asia Beauty Tên quốc tế: Runway Asia Beauty Limited

Văn phòng đại diện được đặt tại 54-56 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1,

MST trụ sở Hồ Chí Minh: 0313373578

Văn phòng chi nhánh Cần Thơ: 28-33 Phạm Ngọc Thạch, phường Cái Khế, quận

Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

MST chi nhánh Cần Thơ: 0313373578-001

Ngày thành lập với sự quản lý của Chi cục Thuế Quận 1 của công ty 30/07/2015 Các ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký bao gồm: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng chất tẩy rửa làm bóng, chế phẩm vệ sinh chi tiết, sản xuất hóa mỹ phẩm - không họt động tại trự sở chính, đại lý môi giới đấu giá, cắt tóc gội đầu làm đầu, bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, bán buôn tổng hợp, bán buôn thực phẩm trong cửa hàng

Hiện nay, người đại diện pháp luật của công ty Runway Asia Beauty ở Việt Nam là ông Teruhisa Yamamoto đã phân phối độc quyền thương hiệu chăm sóc da cao cấp ở Nhật Bản - ALBION

Hình 1.1 Logo thương hiệu mỹ phẩm cao cấp ALBION

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

ALBION - Thương hiệu chăm sóc da cao cấp và uy tín bậc nhất của Nhật Bản được thành lập vào năm 1956 tính đến hiện nay đã 68 năm trụ vững tại thị trường Nhật Bản là

“Top of mind” của người dân nơi đây khi nhắc đến dưỡng da tối giản, dịch vụ trải nghiệm đẳng cấp và mỹ phẩm chất lượng Thương hiệu còn nổi tiếng hơn hết là nhờ vào công thức chăm sóc da đặc biệt mang tính biểu tượng vì hiệu quả mang lại cao dựa trên đánh giá của khách hàng và giới chuyên môn

ALBION được tin dùng trong Hoàng gia Nhật Bản, minh chứng cho chất lượng và độ an toàn vượt trội của sản phẩm Toàn bộ dòng sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo lành tính khi sử dụng trên da Đặc biệt, các sản phẩm này hoàn toàn thích hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú, mang lại hiệu quả tương đương với người thường.

- Đây cũng chính là điểm sáng của thương hiệu Ngoài ra khi hoạt động tại thị trường khó tính như Nhật Bản, ALBION cũng đã mang về nhiều giải thưởng uy tín trong ngành, đặc biệt nhất và danh giá nhất có thể nhắc đến giải thưởng “Hall of Fame” do tạp chí, website làm đẹp cosme bình chọn - Đây chính là giải thưởng có sức ảnh hưởng nhất ở

Xứ sở Hoa Anh Đào mà bất cứ thương hiệu đình đám nào cũng mong muốn có được Trong khi ở thị trường Việt Nam dưới sự phân phối của công ty Runway Asia Beauty, ALBION đã gặt hái và có sức ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng làm đẹp có thể nhắc tới các hạng mục sản phẩm chống nắng tốt nhất, sữa dưỡng chống lão hóa tốt nhất ở các hạng mục như Elle Beauty Awards 2020, Elle Beauty Awards 2021, Elle Beauty Award 2022, kem chống năng tốt nhất trên thị trường Việt Nam do Elle chọn các năm 2020,2021,2022,2023,…

Hình 1 2 Các giải thưởng của tạp chí thời trang ELLE dành cho thương hiệu

(Nguồn: Hình ảnh của công ty)

Thương hiệu ALBION hiện tại đã có 4 dòng sản phẩm chăm sóc da chính bao gồm: EXAGE, INFINESSE, EXCIA, EX-VIE… Các dòng sản phẩm này đều mang những đặc tính, công nghệ, tính năng khác nhau phân chia để phù hợp cho mọi tình trạng da tùy vào độ tuổi của từng tệp khách hàng khác nhau

Hình 1 3 Dòng sản phẩm Exage

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

EXAGE - Dòng sản phẩm được sử dụng cho những đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 15 - 25 tuổi với công dụng cung cấp độ ẩm lý tưởng cho làn da sáng trong, căng bóng Với thành phần vừa chữa lành vừa tái tạo làn da thuần được chiết xuất từ vẹm

8 xanh, men tinh chế từ quả anh đào và tinh chất hoa cúc vàng có tác dụng hiệu quả khôi phục nhanh chóng các tế bào đang bị tổn thương hoặc đang trong trạng thái kích ứng do môi trường tác động hoặc do nội tiết tố bên trong Đồng thời khi sử dụng sản phẩm đều và đủ lâu còn giúp cơ chế tích trữ năng lượng dưới da cho các hoạt động trao đổi chất mang đến nét tươi trẻ và tràn đầy sức sống cho toàn khuôn sắc

Hình 1 4 Dòng sản phẩm INFINESSE

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

INFINESSE - Dòng sản phẩm được sử dụng cho những đối tượng khách hàng có độ tuổi 25 - 30 tuổi khi được tích hợp cùng công nghệ PEPTIDE giúp củng cố cấu trúc lỏng lẻo dưới da do tuổi tác gây nên cùng với đó là hàng loạt hoạt động trong sản phẩm giúp da sáng và kích hoạt các nguyên bào sợi, làm việc kích thích sản sinh ra các BB collagen và cải thiện lớp “nhú” ở tầng trung bì giúp làn da săn chắc, căng mọng thấy rõ ngay khi lần đầu sử dụng trả lại vẻ sáng trong và dẻo dai vốn có

Hình 1 5 Dòng sản phẩm Excia

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

EXCIA - Dòng sản phẩm được sử dụng cho những đối tượng khách hàng có độ tuổi 30 - 35 tuổi được lấy cảm hứng từ việc tái tạo tiên tiến ở thời điểm hiện tại mang tên “Liệu pháp nuôi cấy tế bào gốc” cùng với đó các sản phẩm của dòng này còn có dầu jojoba hữu cơ và dầu hoa miso có thể thẩm thấu sâu vào da giúp kích thích các hormone tăng trưởng và gây ức chế Glycation - Quá trình phân hủy đường nạp vào cơ thể thúc đẩy quá trình tái tạo da giúp làn da căng mọng, sáng mịn và đàn hồi

Hình 1 6 Dòng sản phẩm Embeage

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

EMBEAGE - Dòng sản phẩm sử dụng cho những đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 45 - 65 tuổi là dòng nâng cấp của dòng EXCIA nổi bật nhất với công nghệ làm đẹp độc quyền DHEA đột phá giúp biến đổi tất cả tế bào thành “tế bào vĩnh cửu” và “siêu hoạt động” tạo nên nền tảng vững chắc cho làn da hoàn hảo và ngay lập tức giúp định hình lại các đường nét trên khuôn mặt trở nên trẻ trung và xinh đẹp hơn giúp khách hàng có được diện mạo ba chiều từ trong ra ngoài mang lại làn da sáng trong, đầy đặn cho khuôn mặt trở nên trẻ trung và xinh đẹp hơn Với công thức nền có nồng độ kết hợp cùng kết cầu tan và thẩm thấu ngay lập tức cảm nhận rõ được sự thay đổi với độ đàn hồi, độ sáng của da

Hình 1 7 Sản phẩm chống nắng UV Cut

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

SUPER UV CUT - Dòng sản phẩm được sử dụng cho những đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi và mọi làn da Với công dụng từ kem chống nắng vừa là kem dưỡng vừa kem lót trang điểm giúp bảo vệ hoàn toàn trước các tia cực tím có hại, tia hồng ngoại gần và ánh sáng xanh với các chỉ số SPF 50+ và PA++++ đồng thời còn tăng cường khả năng phòng vệ ban ngày của làn da giúp da tràn đầy sức sống, đàn hồi và độ bóng mờ

Hình 1 8 Sản phẩm kem Ex-vie

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

EX-VIE - Dòng sản phẩm được xem là kiệt tác của ALBION vì kích hoạt nội tiết tố nữ (estrogen) giúp đánh thức từng tế bào với công thức và thành phần Isobutyl Oleate có khả năng thẩm thấu cao và nhanh chóng đưa các hoạt chất đến lớp dưới cùng của da Đồng thời chăm sóc hoàn hảo cho từng xăng ti mét làn da Công thức chế tác còn được hòa quyền tinh tế với hương thơm thanh lịch của hoa hồng trắng Bungari giúp phụ nữ luôn lưu giữ vẻ đẹp đỉnh cao của mình

Hình 1 9 Sản phẩm trang điểm phấn lót thuộc dòng Elegance

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty)

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.2.1 Quá trình hình thành của doanh nghiệp

Trong giai đoạn từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017, ông Kurosaki-sama là nhà đầu tư chính và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh với chức vị giám đốc điều hành bằng mối quan hệ và nguồn lực của hai ông bà lúc bấy giờ đã lên kế hoạch tiến hành đàm phán và đem thương hiệu mỹ phẩm cao cấp hàng đầu của Nhật Bản - ALBION về Việt Nam để kinh doanh và phát triển

Sau hơn một năm chuẩn bị cho kế hoạch và kết thúc bằng việc đã đàm phán thành công các chính sách cùng ALBION Nhật Bản, những nhân viên chủ chốt lúc bấy giờ bao gồm trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng truyền thông và trưởng phòng huấn luyện đã tiến hành thực hiện các khóa đào tạo của thương hiệu mất đến 1 tháng để các anh chi tiếp thu kiến thức và văn hóa của thương hiệu và sau đó truyền tải lại cho những nhân viên cấp thấp hơn trong công ty

1.2.2 Quá trình phát triển của doanh nghiệp

Ban đầu, công ty sở hữu đội ngũ chuyên gia ít ỏi nhưng lành nghề Họ tích cực quảng bá thương hiệu thông qua các buổi hội thảo, sự kiện tại khách sạn 5 sao ở TP.HCM và hợp tác với các KOL để truyền thông Năm 2017, khi thương hiệu chăm sóc da ALBION đã tạo dựng được hình ảnh mỹ phẩm cao cấp, an toàn và hiệu quả, Runway Asia Beauty tiếp tục đàm phán mang thương hiệu con là Elégance trang điểm cao cấp về Việt Nam vào cuối năm 2017.

Sau khi ra mắt, thương hiệu Elégance đã gây được tiếng vang lớn trong ngành làm đẹp, đặc biệt là phân khúc cao cấp Các sản phẩm của thương hiệu nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nhờ hiệu quả vượt trội, thiết kế sang trọng và sự kiện ra mắt ấn tượng.

13 xuất hiện hơn 120 khách mời là giới báo chí, KOLs… đến để trải nghiệm bộ sưu tập trang điểm Song đó, sự góp mặt đặc biệt của make-up artist hàng đầu đến từ Nhật Bản Miyazawa Takashimaya đã làm việc với hơn chục tờ báo thời trang hàng đầu ở Xứ sở Phù Tang đã đến và chia sẻ hướng dẫn cách trang điểm phù hợp cho từng khách mời tham gia sự kiện

Hình 1 10 Hình ảnh sự kiện ra mắt thương hiệu Elegance tại khách sạn Park Hyatt vào năm 2017

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty, 2017)

Năm 2019 là cột mốc lớn đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của công ty TNHH Runway Asia Beauty khi đã chính thức mở thêm cửa hàng tại trung tâm mua sắm bậc nhất Sài Gòn - Takashimaya ở địa chỉ 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1 Việc có mặt tại Takashimaya là một trong những bước tiến lớn của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, đây cũng là bước đi đánh đúng và đánh rộng tệp khách hàng của ALBION tại trung tâm thương mại bậc nhất này Tại sự kiện ra mắt cửa hàng mới, ALBION cũng nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng và thu hút nhiều khách mời đặc biệt có độ uy tín cao trong lĩnh vực làm đẹp như nhà trang điểm của Elle Việt Nam anh Tùng Châu, beauty blogger hàng đầu Việt Nam - chị Hannah Olala, chuyên gia lĩnh vực làm đẹp và đại diện thương hiệu - chị Trần Bích Nhi, MC Thảo Nhi, để chia sẻ thông tin về sản phẩm đến khách mời tham dự

Hình 1 11 Hình ảnh sự kiện ra mắt gian hàng ALBION tại Takashimaya vào năm

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty, 2019)

Hình 1 12 Hình ảnh sự kiện ra mắt counter ALBION tại Takashimaya vào năm 2019

(Nguồn: Hình ảnh từ website của công ty, 2019)

Tuy nhiên, cửa hàng chỉ mới hoạt động được từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020 gặp đại dịch Covid-19 đến cả nước trong trạng thái lock-down để chiến đấu với dịch bệnh Nền kinh tế lúc bấy giờ đều suy thoái, tất cả các ngành hàng đều bước trước bờ vực phá sản lỗ nặng Các cơ sở kinh doanh làm đẹp như công ty TNHH Runway Asia Beauty cũng không trách khỏi hoàn cảnh khó khăn này Thế nhưng trong biến cố ban lãnh đạo và nhân sự của công ty đã tự tìm cách cứu mình khi thay đổi hoàn toàn các chiến lược định hướng lúc bấy giờ

Thương hiệu ALBION bắt đầu phát triển bán hàng trực tuyến qua nền tảng facebook để thay đổi kịp thời phù hợp với xu thế hiện tại Thậm chí, công ty TNHH Runway Asia Beauty còn liên hệ với ALBION để mời các chuyên gia làm đẹp, nhà nghiên cứu mỹ phẩm tới với các buổi Livestream chia sẻ về các chủ đề chăm sóc da, ăn uống khoa học… Nhờ các hoạt động sôi nổi đó cùng việc đánh đúng vào tâm lý khách hàng lúc bấy giờ là “ Dành thời gian nghỉ dịch để hoàn thiện bản thân mình” cho nên thương hiệu ALBION lại phát triển một cách mạnh mẽ về thương hiệu và doanh thu

Cho đến năm 2022 khi thị trường Việt Nam bắt đầu hoạt động trở lại thì các tác động của dịch bệnh đã khiến cho người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu hơn trước, đồng thời các sự kiện chính trị đặc biệt diễn ra làm giảm mất lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm từ Nhật Bản Điều này cũng đã khiến cho hoạt động kinh doanh của thương hiệu không đạt hiệu quả cao

Từ đó mà Ban Lãnh Đạo cũng đồng quan điểm cho việc mở rộng tệp đối tượng khách hàng ngay lúc này là vô cùng cần thiết nên công ty TNHH Runway Asia Beauty đã tiến hành đàm phán với phía Nhật Bản cho mở trong thương mại điện tử để thúc đẩy doanh số Sau nhiều lần đàm phán thì Việt Nam cũng trở thành quốc gia đầu tiên thử nghiệm cho việc mở sàn thương mại điện tử ALBION qua nền tảng LazMall.

Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Tầm nhìn của doanh nghiệp

Trở thành thương hiệu danh giá bậc nhất trong lĩnh vực làm đẹp trên toàn thế giới Cùng với đó Runway Asia Beauty - nhà phân phối của hãng tại Việt Nam sẽ lan tỏa được

16 những giá trị tốt đẹp của thương hiệu trở nên chân thực hơn để nâng cao giá trị trên thị trường Việt

1.3.2 Sứ mệnh của doanh nghiệp

Runway Asia Beauty được sáng lập dựa trên sứ mệnh cốt lõi của ALBION Nhật Bản, đó là tạo ra một nơi làm việc mà mọi người có thể giao tiếp cởi mở, tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh, bình đẳng và xứng đáng cho tất cả các nhân viên bất kể giới tính, văn hóa hay niềm tin.

Cùng với trái tim khao khát: Thiết lập các cơ sở công nghệ tiên tiến nhất để không gây ảnh hưởng đến môi trường nhằm tăng cường quan hệ với cộng đồng đồng thời sản xuất an toàn và bảo mật dựa trên luật pháp giữa các bên liên quan

Lắng nghe chặt chẽ tiếng nói của khách hàng và đối tác là cốt lõi cho sự nhất quán trong thông điệp thương hiệu Bằng cách thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, các thương hiệu có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các khía cạnh thiết yếu trong cuộc sống, bao gồm cả vẻ ngoài, tâm trí và lối sống Quá trình này giúp tạo ra kết nối sâu sắc hơn với đối tượng mục tiêu, thúc đẩy lòng trung thành và tăng trưởng thương hiệu bền vững.

1.3.3 Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Sự phát triển của công ty Runway Asia Beauty dựa trên 3 kim chỉ nam sau:

Thứ nhất, tập trung vào việc phát triển sản phẩm chất lượng bằng những công nghệ hàng đầu để mang đến hiệu quả cao nhất cho khách hàng

Thứ hai, mở rộng mạng lưới phân phối, dù khách hàng ở đâu thì việc sỡ hữu sản phẩm đều trở nên tiện lợi và không có rào cản

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực bên trong, doanh nghiệp tập trung nâng cao trình độ chuyên môn để phát triển bền vững.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Công ty TNHH Runway Asia Beauty là công ty phân phối độc quyền của thương hiệu ALBION Nhật Bản tại thị trường Việt Nam Trong quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm của thương hiệu, quý công ty Runway Asia Beauty phải đảm bảo việc tuân theo các quy định, chính sách về hình ảnh thương hiệu và kinh doanh trong thị trường độc quyền, nghiêm cấm giảm giá sản phẩm, tặng sản phẩm - bán phá giá dưới mọi hình

17 thức Nếu xảy ra những sai phạm quý công ty phải trả phí phạt rất cao hoặc thậm chí đền hợp đồng

Hoạt động kinh doanh của Runway Asia Beauty tại Việt Nam tập trung vào cả bán lẻ trực tiếp và trực tuyến Công ty có 3 cửa hàng bán lẻ tại Zen Plaza, Takashimaya và Cần Thơ, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tiếp Đồng thời, Runway Asia Beauty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh sang nền tảng thương mại điện tử Lazada từ năm 2022 và gặt hái được thành công đáng kể.

Hoạt động kinh doanh ở Việt Nam ở lĩnh vực phân phối: Công ty Runway Asia Beauty còn là nhà phân phối cung cấp sản phẩm cho các đại lý ở Việt Nam, với mức chiết khấu tốt công ty Runway Asia Beauty đang phát triển và mở rộng ở lĩnh vực này.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Theo danso.org (2024), quy mô dân số của nước Việt Nam đã gần chạm ngưỡng

100 triệu dân và hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng ( Là thời kỳ trong đó dân số có độ tuổi lao động gấp đôi dân số không lao động) Cùng với đó, McKinsey Châu Á

(2021) trong báo cáo “Diện mạo người tiêu dùng mới” đã chỉ ra được nếu bất kỳ nhà đầu tư nào bỏ lỡ châu Á thì đồng nghĩa với việc đã bỏ lỡ một nữa thế giới

Sơ đồ 1 1 Thu nhập bình quân của người Việt Nam

(Nguồn từ Viện Nghiên Cứu toàn cầu McKinsey Châu Á, 2021)

Trong đó, Viện Nghiên cứu toàn cầu của McKinsey Châu Á (2021) đã từng khẳng định được Việt Nam có vị trí tốt trong việc trở thành động lực chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á Theo sơ đồ 1.1 tại Việt Nam, sự phát triển của tầng lớp tiêu dùng mới từ 5% năm 2000 đến nay là năm 2020 đã tăng 36% và dự đoán tới sau 10 năm nữa con số này sẽ tăng thành 57% Tầng lớp tiêu dùng ổn định cũng lấy đà phát triển theo khi từ 1% năm 200 đến năm 2000 con số tăng lên 4% và dự đoán 10 năm sau con số này có thể tăng 18%

Sơ đồ 1 2 Khảo sát người dân Việt Nam sẵn sàng bỏ tiền cho hàng hóa nào

(Nguồn: Statista là một nền tảng trực tuyến của Đức chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu, 2018)

Trong sơ đồ 1.2 của Statista (2018) đã khảo sát cho ra kết quả đứng đầu tới 46% người dân Việt sẵn sàng bỏ tiền ra để mua mỹ phẩm; 44%, 43%, 41%, 38% lần lượt là quần áo, thiết bị điện tử, sản phẩm chăm sóc body và cho bữa ăn hoặc hải sản Đây cũng chính là cơ sở cho thấy được người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm làm đẹp hay nói cách khác Việt Nam chính là một thị trường màu mỡ để kinh doanh mỹ phẩm vì trong tâm trí của họ mỹ phẩm đã dần trở thành hàng hóa thiết yếu

Dựa vào báo cáo năm 2023 của công ty Research Market Statista của Đức đã nhận định rằng doanh thu trong năm 2023 của ngành làm đẹp, mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân ở Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 2,36 tỷ đô (tương đương 57 nghìn tỷ đồng), cùng với đó là sự tăng trưởng kép đạt 3.32 % trong 5 năm tiếp theo Trong đó, họ lý giải việc tăng

19 trưởng mạnh mẽ này xuất phát hầu như từ nhu cầu mua hàng trực tuyến và trào lưu đi theo xu hướng của giới trẻ (nhất là các sản phẩm hữu cơ lành tính, lối sống xanh đến việc ưa thích các công nghệ cải tiến tối ưu trong sản phẩm đại nhất từ Nhật Bản và Hàn Quốc )

Sơ đồ 1 3 Mức chi trả của người Việt dành cho mỹ phẩm theo đồ tuổi

(Nguồn: Báo cáo thị trường mỹ phẩm - Q&Me, 2022)

Trong đó, Q&Me (2022) cũng đã chỉ ra được thị trường mỹ phẩm của Việt Nam đang dần sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm đắt tiền Sơ đồ 1.3 đã thể hiện rõ nét phân khúc khách hàng theo nhân khẩu tính từ việc sản phẩm của thương hiệu có giá trung bình cao hơn triệu thì nhóm độ tuổi từ 25-32 chiếm tỷ trong cao nhất khoảng 16% tiếp đến là nhóm có độ tuổi từ 33-39 chiếm khoảng 10% và nhóm trên 40 tuổi chiếm khoảng 9% Tuy nhiên, nhìn chung tổng quan thị trường Việt Nam hiện tại, người trẻ dễ dàng chi tiết cho các sản phẩm đắt tiền hơn

Sơ đồ 1 4 Báo cáo thị phần nhập khẩu mỹ phẩm

(Nguồn: Báo cáo thị trường của Bộ thương mại Hoa Kỳ, 2019)

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành "điểm nóng" sôi động thu hút nhiều thương hiệu quốc tế đình đám đổ bộ Sự hiện diện của các thương hiệu nước ngoài không chỉ mang lại sự đa dạng về sản phẩm mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành mỹ phẩm trong nước, tạo nên sức cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

(2019), có tới 93% mỹ phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm, các thương hiệu chủ yếu đến từ các quốc gia như Hàn Quốc (30%), Liên minh Châu Âu (23%), Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%), Mỹ (10%) Trong khi đó, các thương hiệu nội địa Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia vào thị trường này và đẩy sức “nóng” lên cao khi họ đang dẫn tập trung cải tiến sản phẩm mới với giá phù hợp với người dân Việt thậm chí là mang đến cho mình những hình ảnh thuần chay, điển hình có thể kể đến Cocoon Tuy nhiên đến hiện tại, họ chỉ chiếm chưa đến 10% Lý giải cho điều này, tác giả nhận định một phần đến từ tiềm thức của người Việt Nam đánh giá các thương hiệu nước ngoài có tuổi đời lâu, chất lượng tốt, lành tính và đa dạng về chủng loại hơn là so với trong nước, các sản phẩm trong nước tốt nhưng chưa đủ làm hài lòng người tiêu dùng Đây cũng chính là một lợi thế cạnh tranh của ALBION khi xuất thân là thương hiệu danh giá của Nhật Bản Thị trường phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng kéo theo là sức mua mở rộng theo nền kinh tế phát triển chính là hai động lực chính giúp cho ngành mỹ phẩm được bức phá mạnh mẽ trong thời gian tới ở Việt Nam

Sơ đồ 1 5 Sơ đồ cột thể hiện thị phần của các thương hiệu mỹ phẩm trên thị trường

(Nguồn: Báo cáo thị trường mỹ phẩm Q&Me, 2022)

Cũng đi sâu vào việc phân tích sơ đồ 1.5, đã thể hiện rõ nét về thị phần của các thương hiệu danh giá nước ngoài đã thành công tại thị trường Việt Nam Đáng lưu tâm nhất chính là một vài cái tên như Ski II, Shiseido, Estee Lauder, Lancome,dior, Ohui… là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu ALBION Trong đó, đứng vị trí đầu tiên chính là OHUI cùng phân khúc cao cấp đang nắm giữ 7% thị phần, tiếp đó là các thương hiệu khác từ Nhật Bản Shiseido 7%, từ châu Âu như Estee Lauder, Lancome, dior rơi vào khoảng 1.4% Riêng ALBION chỉ hoạt động được hơn 7 năm trở lại đây nên thị phần chiếm lĩnh chưa đáng kể so với các đối thủ khác, thậm chí có phần non trẻ

1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Runway Asia Beauty

Kết quả kinh doanh của Công ty Runway Asia Beauty trong năm 2021 được thể hiện qua bảng sau:

22 Đơn vị tiền tệ: VND (Việt Nam Đồng)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bảng 1 1 Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2021

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán công ty Runway Asia Beauty, 2021)

Như bảng 1.1, trong năm 2021 đây chính là thời điểm dịch bệnh ở mức báo động, kinh tế và xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn vì chính sách lockdown ở toàn thế giới Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh của ALBION tại Việt Nam thậm chí có phần phát triển đột phá như ở quý 2 trong năm 2021, Runway Asia Beauty ghi nhận con số kỷ lục từ trước đến nay hơn 9 tỷ đồng (9,782,874,000 đồng)

Giải thích cho sự phát triển này có thể nói rằng bộ phận truyền thông và bán hàng của thương hiệu cũng đã đánh đúng “nỗi đau” của những khách hàng: “Xem dịch bệnh là một kỳ nghỉ để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn”, bộ phận Logistics và Kho hàng cũng đã hoạt động hết công suất để đưa hàng hóa về tới Việt Nam và đến tay khách hàng Đây chính là thành quả của bộ máy nhân sự từ các phòng ban phối hợp với nhau để chung tay vượt qua dịch bệnh, nhất là các cấp lãnh đạo đã có cái nhìn chiến lược khi tạo ra các buổi live-stream mời các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản đến và chia sẻ các chủ đề liên quan đến sức khỏe và sắc đẹp

Sơ đồ 1 6 Biểu đồ thể hiện số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2021

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán công ty Runway Asia Beauty, 2021) Ở sơ đồ 1.6, đã thể hiện rõ nét tình hình hoạt động 4 quý trong năm 2021 của công ty TNHH Runway Asia Beauty được ghi nhận với nhiều biến động phức tạp của tình hình xã hội Tuy nhiên, cũng trong năm nay doanh thu của công ty lại vượt ngưỡng cao hơn 33 tỷ đồng (33.839.739.000 đồng ) cao hơn 31% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận đạt hơn 23 tỷ đồng (23.251.564.400 đồng ) cao hơn so với cùng kỳ năm trước 36.7% Trong đó, thuế TNDN cũng được trả thấp hơn trong các năm trước lý do là do nhà nước ban hành các chính sách giúp thương hiệu được duy trì trong khoảng thời gian này

Kết quả kinh doanh của Công ty Runway Asia Beauty trong năm 2022 được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tiền tệ: VND ( Việt Nam Đồng)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bảng 1 2 Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2022

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán công ty Runway Asia Beauty, 2022)

Trong năm 2022, các hoạt động kinh doanh của Runway Asia Beauty đã có phần giảm mạnh vì kinh tế đã bị chững lại (ảnh hưởng từ đại dịch), các công ty bắt đầu sa thải nhân viên để tối ưu chi phí Trong đó theo ghi nhận doanh thu của quý 2 cao nhất gần 7 tỷ thấp nhất là quý 3 với 4,5 tỷ Ở bảng 1.2 là giai đoạn 2022 thời điểm mà dịch bệnh đã được kiểm soát một cách đáng kể và nền kinh tế đang trong đà phát triển lại nhưng với doanh nghiệp Runway Asia Beauty là sự khó khăn Khi có nhiều sự kiện về chính trị, xã hội xảy ra ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng, vấn đề đã khiến cho doanh thu giảm mạnh còn hơn 22 tỷ với mức lợi nhuận chỉ gần bằng 15 tỷ đồng

Sơ đồ 1 7 Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2022

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán công ty Runway Asia Beauty, 2022)

Nhìn vào sơ đồ 1.7 đã thể hiện rõ ràng doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế trong năm 2022 của 4 quý trong năm 2022 Trong đó, những quý kinh doanh được phát triển bao gồm quý 2 gần 7 tỷ đồng với quý 4 gần 6 tỷ đồng Điều này đến từ tính chất của ngành hàng mỹ phẩm khi Quý 2 rơi vào thời gian nắng nóng, ánh sáng mạnh nhu cầu chăm da tăng và quý 4 rơi vào mùa lễ hội với nhiều ngày lễ và nhiều hoạt động sự kiện nổi bật để thu hút khách hàng đến với thương hiệu

Kết quả kinh doanh của Công ty Runway Asia Beauty trong năm 2022 được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tiền tệ: VND (Việt Nam Đồng)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Bảng 1 3 Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2023

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán công ty Runway Asia Beauty, 2023)

Cơ cấu tổ chức nhân sự

Sơ đồ 1 1 Sơ đồ nhân sự của công ty TNHH Runway Asia Beauty.

(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty Runway Asia Beauty)

Tổng Giám Đốc có chức năng quan trọng nhất với nhiệm vụ là quyết định hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Runway Asia Beauty, bằng cách xây dựng và thực thi các chiến lược được đề ra nhằm thúc đẩy doanh số, giá trị thương hiệu, tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Song song đó là các hoạt động tổ chức giám sát nhân viên thực hiện các nhiệm vụ được giao trong công việc để đảm bảo hiệu quả mang lại Ông cũng là người cố vấn chiến lược chính cho nhà đầu tư có cái nhìn xác đáng về thị trường trong tương lai của doanh nghiệp Không chỉ dừng lại ở các hoạt động kinh doanh và cố vấn, tổng giám đốc còn đóng góp khả năng của mình trong việc hoàn thành cơ cấu nhân sự trong công ty để nắm rõ hệ thống nhân viên và tập trung trong việc đảm bảo kỷ luật và bồi dưỡng nhân sự trong trong ty Ông còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức bất cứ ai trong doanh nghiệp dựa trên việc thể hiện của nhân viên và theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Bộ phận Đào tạo đóng góp vai trò rất quan trọng đối với bộ phận truyền thông và bộ phận bán hàng khi luôn luôn phải nghiên cứu và phát triển các dịch vụ chăm sóc da của công ty sau đó giảng dạy cho toàn bộ nhân viên Từ đó mà các bộ phận khác có thể đưa ra các chiến lược, chương trình khuyến mãi, truyền thông đến với khách hàng của mình nhằm cải thiện và đẩy mạnh doanh số Một số công việc chính mà bộ phận Đào tạo phải làm là: Đào tạo các kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, văn hóa, thương hiệu, triết lý và sứ mệnh cho các nhân viên mới trong quá trình nhập môn

Dịch thuật tài liệu sản phẩm mới của ALBION Nhật Bản với mức độ chính xác và dễ hiểu cao là yêu cầu tiên quyết, đóng vai trò là giáo án trong các buổi học tiếp theo của công ty.

Góp phần trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khi nghiên cứu phát triển và điều chỉnh ra các chu trình chăm sóc da mới để phục vụ khách hàng của mình

Báo cáo các hoạt động liên quan đến hiệu quả đào tạo lên cấp trên

Bộ phận Bán Hàng là một trong những bộ phận quan trọng nhất vì nhiệm vụ chính của họ là mang lại hiệu quả doanh thu dài hạn và mang tính liên tục Với các đầu việc và nhiệm vụ sau:

Xây dựng và thực thi kế hoạch bán hàng Trưởng bộ phận là người phải xác định được mục tiêu và con số cụ thể cần đạt được trong từng tháng dưới sự tham mưu của cấp trên và sau đó xây dựng kế hoạch bán hàng Kế hoạch bán hàng phải chi tiết bao gồm như kế hoạch bán hàng của các tháng trước, mục tiêu, cơ cấu, thị trường mục tiêu, quy trình bán hàng, công cụ và nguồn lực, trong đó quy trình bán hàng là cần thiết nhất khi phải tuân theo nhu cầu của khách hàng tiềm năng, trung thành

Việc thực hiện dự đoán và đặt hàng từ phía Nhật Bản Trưởng Bộ phận phải kiểm tra lịch sự mua hàng của khách hàng trong các năm gần đây và nhu cầu của khách để thực hiện việc đặt hàng Vì hàng được chuyển bằng đường biển nên mất thời gian từ 1-

3 tháng khá lâu, đồng thời các giai đoạn lễ, tết, vẫn có thể bị trễ hơn dự kiến, nên bộ phận bán hàng cần dự đoán rủi ro thật kỹ mỗi khi đặt hàng

Xử lý các vấn đề bán hàng Những vấn đề bán hàng bao gồm việc trả lời các câu hỏi phức tạp từ khách hàng, xử lý các phản đối, giải quyết các thách thức bán hàng hoặc thực hiện đều sẽ do bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm

Bộ phận Truyền thông nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược truyền thông và kinh doanh Các nhiệm vụ chính của bộ phận này bao gồm lập kế hoạch, hỗ trợ bộ phận bán hàng trong quá trình tạo và triển khai các chương trình khuyến mãi Đặc biệt, bộ phận Truyền thông chịu trách nhiệm duy trì hình ảnh thương hiệu tích cực và thực hiện các hoạt động truyền thông hiệu quả.

Quản lý hình ảnh của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội Ngoài việc bảo đảm thương hiệu phải có nhìn thiện cảm thì bộ phận tiếp thị phải tuân thủ theo chính sách hình ảnh mà bên phía ALBION Nhật Bản đã soạn thảo Nếu sai phạm có thể bị phạt tiền rất nặng

Phân tích xu hướng truyền thông Bộ phận truyền thông phải thực hiện các báo cáo nghiên cứu thị trường để xác định xe khách hàng quan tâm đến vấn đề gì trên da tùy vào thời gian, ngữ cảnh…

Tạo chiến lược và nội dung quảng cáo cho Bộ phận truyền thông trong việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều dự án, chiến dịch khác nhau cho doanh nghiệp Một số chiến dịch mà Runway Asia Beauty đang chạy là bài đăng trên mạng xã hội, áp phích, bảng quảng cáo, program book, quảng cáo và các sự kiện trực tiếp…

Khảo sát đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt đột phá cho thương hiệu Công việc cho bộ phận truyền thông còn là xác định được chiến lược của đối thủ cạnh tranh để có thể sử dụng tương tự, hoặc thay đổi sao cho phù hợp với thị trường

Theo dõi phản hồi của khách hàng Việc theo dõi phản hồi của khách hàng là vô cùng cần thiết đối với người làm truyền thông vì nó giúp họ tìm ra được insight dễ dàng hơn Hiểu được khách hàng muốn gì và cần gì là một phần thiết yếu trong việc ra chiến dịch truyền thông Một số cuộc khảo sát mà phòng truyền thông của Runway Asia Beauty đã triển khai có thể kể đến như khảo sát qua email, gọi điện thoại,

Phương hướng phát triển của DN trong tương lai

Trong giai đoạn 6 tháng tiếp theo, công ty TNNH Runway Asia Beauty sẽ tập trung đẩy mạnh và phát triển các hạng mục công việc mới

Thứ nhất là bổ sung thêm nhân sự ở bộ phận truyền thông, hiện tại các thương hiệu đối thủ đang có những chiến dịch trên nền tảng xã hội Tiktok và bán hàng cùng với KOL Cho nên việc bổ sung thêm nhân sự ở lĩnh vực này là vô cùng cần thiết

Thứ hai, định hướng rõ cho kế hoạch xây dựng và phát triển đại lý ở Việt Nam, công ty hiện đang có kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh không chỉ dừng lại ở B2C mà còn là B2B, các nhà đại lý mà thương hiệu đang nhắm tới Hasaki, Guardian, Cùng với đó, các phương hướng dài hạn mà công ty mong muốn hướng tới sẽ tập trung đẩy mạnh bao gồm:

Thứ nhất là mở rộng thương hiệu Đây là một trong những bước tiến lớn của thương hiệu trong những năm tới Nếu như ALBION đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả thì các thương hiệu khác trên thế giới sẽ được đem về Việt Nam theo hình thức phân phối độc quyền

Thứ hai, áp dụng công nghệ vào việc quản lý khách hàng, dữ liệu, nhân sự Hiện tại doanh nghiệp đang xử lý các đầu việc trên những phần mềm cơ bản như microsoft,

34 google Điều này sẽ để lại các hệ lụy rất lớn nhưu mất dữ liệu, không thể phục hồi dữ liệu

Hoạt động của doanh nghiệp Runway Asia Beauty tại thị trường Việt Nam đang ổn định, nhưng tiềm năng phát triển tương lai vẫn còn nhiều biến động do thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Vì vậy, việc chủ động thay đổi theo các phương hướng ngắn hạn và dài hạn là cần thiết để doanh nghiệp thích nghi, bứt phá và nắm bắt cơ hội phát triển trong tương lai.

Trong chương này, tác giả đã chỉ ra các thông tin khái quát về công ty TNHH Runway Asia Beauty bao gồm: tổng quan về công ty, quá trình hình thành và phát triển, tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động, cơ cấu nhân sự và phương hướng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

Khái quát về marketing

2.1.1 Định nghĩa và ý nghĩa về marketing

American Marketing Association - AMA (1930) đã định nghĩa marketing là quá trình bao gồm các hoạt động như hoạch định, thực hiện giao tiếp tạo ra giá trị cho khách hàng, quản lý chăm sóc khách hàng để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan Song song đó, Levitt (1960) cho rằng marketing không chỉ là giao tiếp bán hàng mà còn phải tạo ra được giá trị và mối quan hệ lâu dài với khách hàng thay vì tập trung chỉ vào việc bán hàng Tương tự với quan điểm trên, Kotler (1967) đã đưa ra quan điểm Marketing là quá trình tạo ra cuộc giao tiếp, giao dịch và quản lý giá trị cho khách hàng với mục tiêu đem về lợi ích cho doanh nghiệp hoặc tổ chức Ông còn nhấn mạnh việc tạo ra giá trị cho khách hàng bắt nguồn từ phát triển sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với họ

Druck (1954) đã đưa ra 2 khía cạnh trong định nghĩa marketing của mình bao gồm khía cạnh xác định là việc doanh nghiệp cần xác định nhu cầu của khách hàng tiềm năng và khía cạnh đáp ứng doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, dịch vụ và chiến lược để đáp ứng mong muốn của khách hàng một cách hiệu quả Tương tự đó, Kotler và Armstrong (1980) đã khẳng định marketing còn là quá trình xác định, tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ và đạt được lợi nhuận cho tổ chức Đến năm 2007, American Marketing Association cho rằng Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc giá, đặc điểm, và việc phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm tạo ra giá trị và giao hàng để làm thoả mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.

Dựa trên các định nghĩa marketing có thể kết luận rằng marketing là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, và quản lý các hoạt động liên quan đến việc giá, sản phẩm, quảng cáo, và phân phối nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp Đồng thời, marketing cũng nhấn mạnh vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu để đạt được mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp

2.1.2 Các nhân tố trong marketing

Belch & Belch (1987) đã đề cập đến những nhấn tố trong marketing như sau:

Nghiên cứu thị trường là giai đoạn đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch sản phẩm Nó giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu Bằng cách thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau (ví dụ: khảo sát, phỏng vấn, dữ liệu bán hàng), doanh nghiệp có thể xác định các đặc điểm, hành vi và động cơ của khách hàng.

Giá cả: đề cập các chiến lược giá và việc xác định giá cho sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn phù hợp đối với thị trường và khách hàng của mình Song song đó cũng các chiến lược giảm giá, khuyến mãi cũng là một phần tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn trên thị trường Việt

Phân phối: Đưa ra các kênh phân phối tối ưu nhất liên quan đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bao gồm ngay cả việc quản lý mối quan hệ với các đối tác phân phối

Quảng cáo đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, bao gồm triển khai và phân tích chiến lược quảng cáo để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng Theo quan điểm của J.Drucker (2018) trong bối cảnh thế kỷ XXI, truyền thông bao gồm các yếu tố chủ chốt giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, xây dựng hình ảnh và kết nối với khách hàng.

Truyền thông kỹ thuật số: bao gồm các nghiên cứu về các xu hướng quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai, các công nghệ và phương tiện kỹ thuật số như mạng xã hội, digital marketing, …

Tương tác trực tuyến bao gồm việc phân tích các chiến lược tương tác trực tuyến như social media marketing, quảng cáo trên internet và quan hệ công chúng trực tuyến bằng các báo điện tử

Phân tích truyền thông bao gồm việc sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích để đo lường hiệu quả và hiểu biết về tương tác trực tuyến.

Khái quát về truyền thông

2.2.1 Định nghĩa và ý nghĩa về truyền thông a Định nghĩa về truyền thông

Bearden và cộng sự (2007) đã đưa định nghĩa về truyền thông là quá trình truyền đạt thông điệp, ý kiến, ý định hoặc các thông tin khác từ bên người gửi đến bên nhận thông qua các phương tiện truyền thông Tương tự đó, Drucker (2016) đã xem truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và ý tưởng, cảm xúc từ người gửi đến người nhận, ông cũng nhấn mạnh truyền thông là một quá trình năng động nhằm chia sẻ nhiều nội dung khác nhau bao gồm các thông tin thực tế, ý nghĩ trừu tượng, suy nghĩ cá nhân và trạng thái cảm xúc ở phạm vi rộng Ở góc nhìn khác, McLuhan (1960) đã định nghĩa truyền thông không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin mà đó còn là môi trường sống của con người Tương tự với quan điểm đó Damian và Dernadatte (2000) đã cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa cá nhân và tổ chức cộng đồng với nhau nhằm nâng cao nhận thức của người nhận thông tin và tạo lòng tin cho họ về sản phẩm/ dịch vụ trong cộng đồng với nhau Tóm lại truyền thông là giao tiếp trong xã hội và nó được thông qua nhiều phương tiện và hình thức khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh… Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thay đổi quan điểm, xây dựng hình thức để tạo ra sự tương tác trong cộng đồng b Ý nghĩa của truyền thông đối với doanh nghiệp

Harvard Business Review (2009) đã trình bày ý nghĩa của truyền thông từ nhiều góc độ khác nhau với 4 ý chính như sau:

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ với khách hàng Nó giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, phản hồi thắc mắc và khiếu nại một cách nhanh chóng, hiệu quả Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin với khách hàng, nâng cao sự hài lòng và củng cố mối quan hệ lâu dài.

Xây dựng thương hiệu: Truyền thông giúp thiện việc xây dựng và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra nhận thức, sự tin cậy và lòng trung thành từ phía khách hàng

Tiếp cận thị trường: Truyền thông giúp doanh nghiệp tạo ra ảnh hưởng và tương tác với thị trường mục tiêu của họ thông qua các chiếc lược truyền thông, quảng cáo, nội dung, và các hoạt động quan hệ công chúng khác

Tăng doanh số bán hàng: Truyền thông còn đến từ việc tạo ra nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy hành đồng mua hàng và tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong đó, theo ý kiến của Kotler năm (1990) đã từng nói rằng truyền thông không chỉ là một phần quan trọng trong việc xây dựng quản lý Mặt khác theo Ries và Trout

(1981) đã nhấn mạnh rằng để một thương hiệu thành công phải có một vị thế rõ ràng, khác biệt nhưng dễ nhớ trong tâm trí của khách hàng Và truyền thông chính là thứ giúp tái tạo và nâng cao vị thế này thông qua việc truyền đạt thông điệp của thương hiệu Nói cách khác ý nghĩa của truyền thông còn là công cụ để xác định, định hình và định vị thế của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng

2.2.2 Mục tiêu và chức năng của truyền thông a Mục tiêu của truyền thông

Fisher và các cộng sự (1997) đã tập trung xác định mục tiêu truyền thông cụ thể với 3 ý chính như sau:

Tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụ: Đây là một trong những mục tiêu chính của truyền thông là tạo ra nhận thức của khán giả về sản phẩm và dịch vụ của công ty Điều này giúp cho khách hàng biết đến thương hiệu và gia tăng cơ hội bán hàng

Truyền thông giúp tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng cách phát triển các chiến lược tương tác hoặc thông qua mạng xã hội để giao tiếp trực tiếp Điều này cải thiện sự kết nối giữa hai bên, tăng sự trung thành và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu Truyền thông không chỉ thu hút khách hàng mới, gia tăng khách hàng tiềm năng mà còn phải giữ chân khách hàng hiện tại bằng cách tạo ra những trải nghiệm thú vị, tích cực và thúc đẩy sự liên kết giữ thương hiệu và khách hàng b Chức năng của truyền thông

Dance và Larson (1976) đã nhận định rất rõ ràng 3 chức cơ bản của truyền thông như sau:

Chức năng thông tin: Trong đó, truyền thông có chức năng như một công cụ cung cấp thông tin, kiến thức, thông điệp cho cá nhân hoặc cộng đồng Mục tiêu chính là nâng cao sự hiểu biết, rõ ràng và nhận thức của khán giả về thông điệp của người gửi

Chức năng thuyết phục: Truyền thông tập trung việc tác động đến thái độ, niềm tin, hành vi của cá nhân hoặc cộng đồng Chức năng này đồi hỏi người gửi thông tin phải có nhiều kỹ thuật từ truyền thống đến hiện đại để tác động đến suy nghĩ của khán giả Với mục đích là để khuyến khích khán giả chấp nhận quan điểm cụ thể và áp dụng những hành vi hoặc thực hiện những hành động mà người gửi mong muốn

Chức năng bản sắc: Đóng vai trò là phương tiện để cá nhân thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân Chức năng này cho phép các cá nhân hoặc cộng đồng thể hiện rõ bản sắc, tính cách giá trị, sở thích và trải nghiệm của họ về thông điệp của người gửi Mục đích là để kết nối được các nhân có chung hành vi với nhau

2.2.3 Các loại hình truyền thông a Truyền thông truyền thống

Truyền thông truyền thống được định nghĩa là hệ thống các phương tiện và công nghệ dùng để truyền tải thông tin, quan điểm và giá trị từ cá nhân hoặc doanh nghiệp đến xã hội thông qua các kênh như truyền hình, radio và báo chí (Theo O'Shaughnessy và Stadler, 2008) James Lull (2000) cho rằng truyền thông truyền thống là phương tiện tiếp cận toàn cầu, đặc trưng bởi các phương tiện do các tổ chức truyền thông lớn quản lý và hoạt động theo chiều đơn từ thương hiệu đến người nghe, người nghe khó phản hồi lại thương hiệu Các phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm truyền hình (kênh địa phương, quốc gia và quốc tế), radio, báo in (hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng), sách (sách in và sách điện tử), phim và video.

Thứ nhất là Written communication là truyền thông bằng bản tin, truyền đạt thông điệp của mình bằng văn bản như thư từ, bảng tin, email, tài liệu…

Thứ hai là Visual communication là truyền thông bằng hình ảnh là sử dụng hình ảnh, clip, sơ đồ để diễn tả thông điệp của thương hiệu

Thứ ba là Audio communication - truyền thông bằng âm thanh bằng cách sử dụng âm nhạc, phát thanh, các chương trình radio và các dạng truyền thông âm thanh khác Thứ tư là Symbolic communication - là truyền thông bằng ký hiếu bằng cách sử dụng các biểu tượng, ký hiệu và biểu tượng để truyền đạt ý nghĩa và thông điệp b Truyền thông hiện đại Theo McLuhan (1964) đã mô tả truyền thông hiện đại như là “một làn sóng điện tử” đang liên tục mở rộng “khung cảnh” của mình, từ truyền hình đến Internet Ở tờ The New York Times (2000) đã định nghĩa truyền thông hiện đại chính là sự kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật số và nền tảng truyền thông truyền thống, mang lại cơ hội mới cho việc truyền tải thông điệp và tương tác với độc giả Trong đó, có thể nói rằng những định nghĩa này từ sách, báo uy tín đang nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của công nghệ kỹ thuật số trong việc biến đổi các chúng ta tiếp cận thông tin và tương tác với nhau thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại bao gồm

Lý thuyết về truyền thông marketing tích hợp

2.3.1 Định nghĩa về truyền thông marketing tích hợp - IMC

Theo Schultz (1993) đã nhận định rằng truyền thông tiếp thị tích hợp - IMC chính là quá trình quản lý và hợp nhất các yếu tố tiếp thị của một tổ chức nhằm truyền đạt và tạo ra giá trị cho thông điệp của thương hiệu thể hiện sự nhất quán đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng Truyền thông marketing tích hợp còn là một phương tiện giúp kết hợp các phương tiện khác như quảng cáo, PR, tiếp thị trực và gián tiếp… một các hiệu quả và tạo ra được trải nghiệm tốt trong lòng khách hàng Trong đó, Schultz (1993) còn đưa ra các quan điểm quan trọng trong khái niệm của truyền thông marketing tích hợp như sau

Thứ nhất là quản lý hợp nhất các yếu tố tiếp thị Trong đó, IMC không chỉ là việc kết hợp các yếu tố truyền thông một cách đơn thuần, mà còn là quá trình quản lý chúng một cách hợp nhất Điều này bao gồm việc xác định mục tiêu tiếp thị, lựa chọn các công cụ, phương tiện truyền thông phù hợp, điều phối các hoạt động để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả

Thứ hai, tạo ra & truyền đạt giá trị thông điệp thương hiệu một cách nhất quán Hướng đến việc phát triển và truyền đạt một thông điệp thương hiệu nhất quán và có ý nghĩa, từ việc xác định các giá trị cốt lõi của thương hiệu đến việc phản ánh chúng qua các yếu tố truyền thông khác nhau

Thứ ba, IMC kết hợp tất cả các yếu tố truyền thông, từ quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến đến các sự kiện Thứ tư, IMC tạo ra một trải nghiệm thương hiệu liên tục và có ý nghĩa, đảm bảo sự nhất quán trong thông điệp thương hiệu, tăng cường nhận biết, ấn tượng và lòng trung thành của khách hàng.

Tóm lại định nghĩa IMC của Don Schultz đã không chỉ nhấn mạnh vào việc tích hợp các yếu tố truyền thông một cách nhất quán mà còn đồng nhất giúp nhấn mạnh tầm

47 quan trọng của việc tạo ra một trải nghiệm thương hiệu liên tục và có ý nghĩa cho khách hàng

Theo Belch và Belch (2008) cũng đã đưa qua quan điểm rằng IMC không dừng lại ở việc sử dụng duy nhất một phương tiện truyền thông là tích hợp nhiều phương tiện để tạo ra một hiệu ứng tổng thể mạnh hơn Trong đó sự tập trung trong việc kết hợp các phương trình truyền thông khác nhau chính là điểm nổi bật và được xem như là chiến lược tiếp thị toàn diện nhất Hay theo Kotler (1971) đã nhấn mạnh vào sự “hài hòa và nhất quán” của IMC trong các hoạt động tiếp thị, không chỉ là việc sử dụng các phương tiện khác nhau như Belch và Belch mà đó còn là việc đảm bảo rằng mọi thông điệp và hoạt động tiếp thị là nhất quán và phải phản ánh được, đúng, đủ giá trị của thương hiệu Trong đó theo Grath (2005), Reid (2003) và Pickton và Hartley (1998) đã nhận định về lợi ích của truyền thông marketing tích hợp bao gồm: Linh hoạt trong việc tiếp cận, điều chỉnh hoạt động marketing ngắn hạn và dài hạn, Tránh xung đột trong tổ chức, Tiếp cận đúng đắn và rõ ràng, Xem xét được kỹ lưỡng tất cả đối tượng mục tiêu, Tối ưu hóa chi phí mang lại lợi ích tài chính

2.3.2 Quy trình thực hiện truyền thông marketing tích hợp

Armstrong và Kotler (2005) quy tình thực hiện IMC model sẽ bao gồm các bước sau

Hình 2.2 Mô hình thực hiện một của IMC model

(Nguồn Marketing Management của Armstrong và Kotler 2005)

Bước đầu tiên trong mô hình IMC đóng vai trò tối quan trọng khi yêu cầu doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu sâu rộng về thị trường và khách hàng mục tiêu Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, hành vi và đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, góp phần xây dựng chiến lược IMC hiệu quả và phù hợp với thị trường.

Thực hiện chiến lược Đánh giá và điều chỉnh

48 nghiệp cần xác định nhóm mục tiêu cụ thể muốn tiếp cận bao gồm việc xác định đặc điểm demographics (như tuổi, giới tính, vị trí địa lý), psychographics (như lối sống, giá trị, sở thích), và hành vi mua hàng của nhóm đích Tiếp đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu, mong đợi và vấn đề mà khách hàng đang đối mặt điều này đòi hỏi phải tiến hành các cuộc khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu nhằm xác định các vấn đề cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể giải quyết cho khách hàng Cuối cùng, đánh giá cạnh tranh và môi trường kinh doanh tổng thể nhất là các đối thủ cạnh tranh nhằm nhận biết các cơ hội và rủi ro trong thị trường, và đưa ra các chiến lược truyền thông phù hợp Qua đó, thương hiệu sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng mục tiêu của mình, nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như cơ hội và rủi ro trong thị trường và điều này sẽ hỗ trợ xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả và tích hợp mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp

Bước hai là cần xây dựng thông điệp và chọn lựa phương tiện truyền thông phù hợp Trong đó việc xây dựng thông điệp tiếp thị yêu cầu doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng và lựa chọn các yếu tố quan trọng nhất mà họ muốn truyền đạt đến khách hàng Các thông điệp này cần phải rõ ràng, hấp dẫn và phản ánh đúng với giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp Sau khi đã xác định các thông điệp, doanh nghiệp cần chọn lựa các phương tiện truyền thông phù hợp để truyền đạt thông điệp của mình Các phương tiện này có thể bao gồm quảng cáo truyền thống trên truyền hình, radio, báo chí, cũng như tiếp thị kỹ thuật số thông qua mạng internet, truyền thông xã hội, email marketing, và nhiều hơn nữa Trong quá trình này, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc và tính toán cách sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu suất cao nhất trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu Qua bước này, doanh nghiệp sẽ có các thông điệp truyền thông phù hợp với thị trường và cùng đó là các lựa chọn phương tiện truyền thông hiệu quả, tối ưu nhất Điều này giúp tạo ra sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ và tăng cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu, dẫn đến kết quả kinh doanh tích cực cho doanh nghiệp

Bước thứ ba, cốt lõi của mô hình, tập trung vào việc tích hợp và thực hiện chiến lược truyền thông Mục tiêu của bước này là tổng hợp và tích hợp các hoạt động truyền thông để đạt được mục tiêu truyền thông tổng thể.

Để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp cần thống nhất các hoạt động tiếp thị và truyền thông, đảm bảo thông điệp truyền tải nhất quán và liên tục Việc tích hợp các kênh truyền thông và công cụ tiếp thị thông qua các chiến lược kết hợp và chiến dịch tiếp thị tích hợp sẽ giúp tối ưu tương tác giữa các kênh Cuối cùng, doanh nghiệp cần theo dõi, đánh giá hiệu suất và điều chỉnh chiến lược để đảm bảo chiến lược tiếp thị luôn hiệu quả, giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh thương hiệu, tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn.

Bước cuối cùng chính là đánh giá hiệu suất và điều chỉnh chiến lược Bước này nhấn mạnh vào việc đánh giá hiệu suất của chiến lược tiếp thị và truyền thông đã thực hiện, từ đó điều chỉnh và cải thiện chiến lược để đạt được hiệu quả cao nhất Để đánh giá hiệu suất, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số và tiêu chí đo lường đã được xác định trước, bao gồm các chỉ số như doanh số bán hàng, nhận diện thương hiệu, tương tác trực tuyến, tỷ lệ chuyển đổi, và các chỉ số khác phù hợp với mục tiêu cụ thể của chiến lược Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá kết quả, xác định những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược, cũng như những cơ hội và thách thức tiềm ẩn Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp cần điều chỉnh và cải thiện chiến lược tiếp thị và truyền thông theo cách thích hợp Điều này có thể bao gồm việc thay đổi thông điệp tiếp thị, tối ưu hóa các kênh truyền thông, điều chỉnh ngân sách tiếp thị, và thực hiện các chiến dịch tái định vị hoặc chiến lược mới Qua quá trình này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị và truyền thông của mình luôn phản ánh những xu hướng mới, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và đạt được kết quả kinh

Duy trì các hoạt động đổi mới tích cực là chìa khóa để doanh nghiệp tồn tại trong môi trường kinh doanh đầy biến động Nhờ đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thị trường, cũng như tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược tiếp thị và truyền thông, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Mô hình IMC tập trung vào sự nhất quán và hài hòa trong hoạt động tiếp thị của thương hiệu Mô hình đưa ra các bước cụ thể, bao gồm nghiên cứu khách hàng, xây dựng thông điệp và phương tiện truyền thông, quản lý quan hệ khách hàng, đo lường hiệu quả và điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi.

2.3.3 Các giai đoạn trong truyền thông marketing tích hợp

Kitchen và Schultz (2001) đã phát triển quá trình phương pháp tiếp cận IMC trong tổ chức doanh nghiệp và chia thành 4 giai đoạn sau

Hình 2.3: IMC – mô hình 4 giai đoạn

(Nguồn: Nghiên cứu các giai đoạn trong IMC Kitchen và Schultz, 2001 trang 108)

Phối hợp chiến thuật truyền thông

Xác định là phạm vi của truyền thông marketing Ứng dụng công nghệ thông tinTriển khai

Giai đoạn đầu, phối hợp chiến thuật truyền thông Là việc thực hiện điều phối các hoạt động IMC ở cấp độ chiến thuật mục đích là tạo nên sự hài hòa giữa các công cụ truyền thông khác nhau Trong đó, phương pháp tiếp cận IMC phải do công ty tự làm tự quản lý chứ không thông qua các agency quảng cáo khác Theo Pickton và Broderich

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp

E Porter (1980) đã phát triển mô hình 5 áp lực cạnh tranh, đây được xem là một trong những công cụ quan trọng trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh, giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành và định hình chiến lược của mình Ông

Mô hình phân tích 5 lực lượng của Porter là công cụ quan trọng giúp các nhà truyền thông và quản trị nắm rõ cấu trúc cạnh tranh trong ngành, đánh giá sức hấp dẫn của ngành đối với doanh nghiệp và xác định các yếu tố tác động đến cạnh tranh Nắm được các yếu tố này, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược hiệu quả để bảo vệ và củng cố vị thế của mình trong ngành trước 5 lực lượng cạnh tranh chính.

Sức mạnh của sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại (Rivalry among existing competitors): Yếu tố này đo lường mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành Nó phản ánh sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chiến lược tiếp thị và mức độ đổi mới Nếu cạnh tranh quá mạnh, doanh thu của doanh nghiệp chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều

Nguy cơ từ sự thay đổi của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế (Threat of substitute products or services): Yếu tố này đánh giá nguy cơ từ sự xuất hiện của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế có thể làm giảm nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Nếu có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với chúng để giữ chân khách hàng

Sức mạnh của khách hàng (Bargaining power of buyers): Yếu tố này đo lường sức ảnh hưởng của khách hàng lên giá cả và điều kiện trong ngành Nếu khách hàng có sức mạnh lớn, họ có thể đòi hỏi giảm giá hoặc chất lượng cao hơn từ các doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận

Sức mạnh của các nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers): Yếu tố này đánh giá sức ảnh hưởng của các nhà cung cấp lên giá cả và điều kiện trong ngành Nếu nhà cung cấp có sức mạnh lớn, họ có thể đặt ra các điều kiện gắt gao và tăng giá cả, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Nguy cơ từ sự tiềm năng của đối thủ mới (Threat of new entrants): Yếu tố này đánh giá nguy cơ mà các doanh nghiệp hiện có phải đối mặt khi có sự xuất hiện của đối thủ mới trong ngành Nếu một ngành không có rào cản cao để ngăn chặn sự gia nhập của đối thủ mới, sự cạnh tranh có thể tăng lên và làm giảm lợi nhuận

Trong đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh đã góp phần giúp các nhà quản trị và nhà làm truyền thông hiểu rõ về môi trường cạnh tranh bao gồm sức mạnh và điểm yếu của

53 cạnh tranh hiện tại của thương hiệu Tiếp theo là đánh giá nguy cơ và cơ hội bằng cách phân tích các áp lực cạnh tranh như sức mạnh của đối thủ, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, sức mạnh của sản phẩm và dịch vụ thay thế, và sức mạnh của sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng, các doanh nghiệp có thể đánh giá rủi ro và cơ hội trên thị trường Khi đó, thương hiệu mới có thể đánh giá nguy cơ và cơ hội bằng cách phân tích các áp lực cạnh tranh như sức mạnh của đối thủ, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, sức mạnh của sản phẩm và dịch vụ thay thế, và sức mạnh của sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng, các doanh nghiệp có thể đánh giá rủi ro và cơ hội trên thị trường Trong việc phát triển chiến lược cạnh tranh dựa trên việc hiểu rõ về môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược cạnh tranh phù hợp, bao gồm tận dụng các cơ hội và giải quyết các thách thức Từ đó mà khả năng tiếp cận và giữ chân khách hàng được tăng cao hơn hết thương hiệu còn có thể giảm thiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh bằng cách phân tích các áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể nhận biết và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh

2.4.2 Lý thuyết mô hình PEST

J Aguilar (1960) đã phát triển lý thuyết mô hình PEST dựa trên các yếu tố trong môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp Mô hình này được biết đến như một công cụ phân tích môi trường kinh doanh, chia thành bốn yếu tố chính: Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), và Công nghệ (Technological) Aguilar (1960) đã nhấn mạnh rằng việc hiểu các yếu tố này là quan trọng để doanh nghiệp có thể thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh đang thay đổi Mô hình PEST đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc phân tích môi trường ngoại vi của doanh nghiệp và định hình chiến lược kinh doanh Hay Philip Kotler

Mô hình PEST là công cụ thiết yếu để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi Mô hình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố chính trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị và công nghệ, tạo cơ sở để định hình và điều chỉnh chiến lược tiếp thị hiệu quả.

54 trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh và quản lý chiến lược Một phân tích PEST thường bao gồm các mục sau:

Phân tích Chính trị (Political Analysis): Là các yếu tố chính trị mà có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoặc tổ chức Điều này bao gồm các yếu tố như chính sách thuế, quy định về thương mại, ổn định chính trị

Phân tích Kinh tế (Economic Analysis): Là các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với hoạt động kinh doanh

Phân tích Xã hội (Social Analysis): Là các yếu tố xã hội như thay đổi về dân số, thị trường lao động, xu hướng xã hội và văn hóa, và cách thức ảnh hưởng đến thị trường

Phân tích Công nghệ (Technological Analysis): Tập trung vào các yếu tố công nghệ như tiến bộ trong công nghệ, tốc độ đổi mới, và cách mà công nghệ có thể thay đổi cách thức kinh doanh hoạt động

Lý thuyết mô hình STP

Theo nghiên cứu của Borden (1960) và Carthy (1973), mô hình STP là một trong những mô hình quan trọng nhất cho các nhà tiếp thị Khi áp dụng mô hình này vào các chiến lược marketing truyền thông, doanh nghiệp có thể xác định đối tượng mục tiêu cụ thể, phân khúc thị trường để dễ dàng tiếp cận và đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp, giúp tối ưu hóa hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị.

Thứ nhất, hiểu rõ hơn về khách hàng: Mô hình STP giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và hành vi mua hàng của khách hàng trong các phân đoạn khác nhau Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng

Thứ hai, tập trung nguồn lực: Thay vì tiêu tốn tài nguyên vào những hoạt động marketing lan man, mô hình STP cho phép doanh nghiệp tập trung các nỗ lực tiếp thị và nguồn lực vào những phân khúc khách hàng quan trọng nhất Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả và năng suất của chiến dịch tiếp thị.

Thứ ba, tạo ra sản phẩm và dịch vụ tùy chỉnh: Thông qua việc phân tích các phân đoạn khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu cụ thể của từng nhóm và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp Điều này giúp họ tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng và tăng cơ hội thành công trên thị trường

Thứ tư, tạo ra chiến lược độc đáo: Mô hình STP giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách rõ ràng và độc đáo trong tâm trí của khách hàng Điều này giúp họ phát triển một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu

Thứ năm giảm rủi ro và tăng cạnh tranh: Bằng cách phân tích và hiểu rõ hơn về môi trường thị trường và khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược thông minh hơn, giảm thiểu rủi ro và tăng cạnh tranh trên thị trường

Mô hình STP đóng vai trò to lớn trong việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hiểu sâu về thị trường và tập khách hàng mục tiêu, từ đó hoạch định chiến lược tiếp thị phù hợp, mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng Như Ries và Trout (1981) đã chỉ ra, công cụ này giúp doanh nghiệp phân loại thị trường, lựa chọn phân khúc mục tiêu và định vị sản phẩm hay dịch vụ của mình một cách hiệu quả, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

56 việc phân chia thị trường thành các phân đoạn, chọn ra một nhóm đối tượng cụ thể để tập trung tiếp cận, và xác định và tạo nên thông điệp hấp dẫn trong tâm trí của khách hàng là yếu tố then chốt trong chiến lược truyền thông marketing thành công Trong đó, việc định vị thương hiệu và sản phẩm một cách độc đáo trong tâm trí của khách hàng là quan trọng để tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của thị trường Họ nhấn mạnh về việc tập trung vào những ưu điểm và giá trị riêng biệt của thương hiệu và sản phẩm, từ đó xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và dễ nhận biết trong lòng khách hàng Và mô hình STP một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp định hình chiến lược marketing và tạo ra sự thành công trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Mặt khác, Kotler và Keller (1984) đã trình bày mô hình STP không chỉ đề cập đến cách phân đoạn thị trường và chọn lựa nhóm đối tượng mục tiêu, mà còn nhấn mạnh vào ý tưởng về việc định vị thương hiệu và sản phẩm trong tâm trí của khách hàng Trong đó mô hình STP là viết tắt của ba khái niệm chính trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo: Segmentation (Phân đoạn thị trường), Targeting (Chọn lựa nhóm đối tượng mục tiêu), và Positioning (Định vị thương hiệu) Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mỗi phần của mô hình:

Segmentation (Phân đoạn thị trường): Đây là quá trình chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hoặc hành vi tiêu dùng Mục tiêu của phân đoạn thị trường là xác định các nhóm đối tượng khác nhau để có thể tùy chỉnh chiến lược tiếp thị cho từng nhóm một cách hiệu quả hơn

Targeting (Chọn lựa nhóm đối tượng mục tiêu): Sau khi đã phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn nhóm đối tượng mục tiêu mà họ muốn tập trung vào Quá trình này có thể dựa trên nhiều yếu tố như tiềm năng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, và khả năng phục vụ của doanh nghiệp

Positioning (Định vị thương hiệu): Định vị thương hiệu là quá trình tạo ra một hình ảnh độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của khách hàng Mục tiêu là làm cho thương hiệu của bạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các yếu tố như giá trị độc đáo, lợi ích sản phẩm, và cảm xúc của khách hàng

Mô hình STP là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị và giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường của họ và cách tương tác với khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.

Lý thuyết mô hình CANVAS

Alexander Osterwalder và Yves Pigneur (2008) đã phát triển mô hình CANVAS là một công cụ quản trị chiến lược được sử dụng để mô tả và phân tích các thành phần cốt lõi của một doanh nghiệp Mô hình Canvas bao gồm 9 khối xây dựng chính:

Phân khúc khách hàng: Xác định ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Giá trị đề xuất: Mô tả giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng

Kênh phân phối: Xác định cách thức doanh nghiệp sẽ tiếp cận và phân phối giá trị của mình cho khách hàng

Mối quan hệ khách hàng: Mô tả loại mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn xây dựng với khách hàng

Dòng doanh thu: Xác định cách thức doanh nghiệp sẽ kiếm tiền từ khách hàng

Nguồn lực chính: Xác định các nguồn lực cần thiết để vận hành mô hình kinh doanh

Hoạt động chính là những hoạt động then chốt giúp doanh nghiệp tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng Những hoạt động này bao gồm các quy trình chủ chốt như sản xuất, tiếp thị và bán hàng Đối tác chính là những tổ chức hoặc cá nhân đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng.

Cấu trúc chi phí: Xác định các chi phí liên quan đến việc vận hành mô hình kinh doanh

Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề sau:

Hiểu rõ bản chất hoạt động kinh doanh Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp hình dung một cách trực quan và tổng thể về các yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh, bao gồm khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối, hoạt động chính, nguồn lực cần thiết Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về cách thức hoạt động và tạo ra giá trị của mình

Phát triển và đổi mới mô hình kinh doanh Mô hình Canvas cung cấp một khung tư duy linh hoạt để doanh nghiệp có thể sáng tạo và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới Doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh và thay đổi các yếu tố trong mô hình để phù hợp với điều kiện thị trường, nhu cầu khách hàng và xu hướng công nghệ mới

Giao tiếp chiến lược kinh doanh hiệu quả Mô hình Canvas là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin về chiến lược kinh doanh của mình một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu cho các bên liên quan như nhà đầu tư, nhân viên, đối tác, v.v Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút sự đồng lòng và hỗ trợ từ các bên liên quan cho sự phát triển của mình.

Lý thuyết mô hình SWOT

Humphrey (1960) đã nhận định mô hình SWOT là phương pháp cụ thể để áp dụng vào trong thực tiễn bằng cách phát triển một quy trình cụ thể để thu thập và phân tích thông tin Mô hình SWOT chính một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và quản lý để đánh giá các yếu tố nội và ngoại vi ảnh hưởng đến

59 một tổ chức hoặc một dự án cụ thể Chính vì vậy mà nó được sử dụng đa ngành không chỉ dừng lại ở truyền thông vì mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức và doanh nghiệp: Đầu tiên chính là định hình chiến lược: Phân tích SWOT giúp tổ chức hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mình Dựa vào thông tin này, họ có thể xác định và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả

Thứ hai là tận dụng cơ hội: SWOT giúp nhận biết các cơ hội mới trong thị trường và môi trường kinh doanh, từ đó tổ chức có thể tận dụng những cơ hội này để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh

Thứ ba, phân tích rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro Các tổ chức có thể xem xét nguy cơ và chuẩn bị cũng như thực hiện các biện pháp đối phó để giảm tác động tiêu cực của những nguy cơ này, do đó bảo vệ tổ chức khỏi các kết quả không mong muốn.

Thứ tư là quyết định chiến lược: SWOT cung cấp thông tin cần thiết để tổ chức có thể đưa ra các quyết định chiến lược về sản phẩm, thị trường, tiếp thị và phát triển kinh doanh

Cuối cùng, SWOT còn dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của tổ chức theo thời gian, từ đó giúp tổ chức hiểu rõ hơn về mức độ đạt được các mục tiêu đề ra cũng như tình hình phát triển của chính mình.

Tóm lại, mô hình SWOT là một công cụ quan trọng để tổ chức đánh giá vị thế cạnh tranh của mình và định hình chiến lược phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động Hơn hết dưới quan điểm của Kotler (1967) nhấn mạnh về việc sử dụng SWOT để đánh giá như là một công cụ phân tích chiến lược đa chiều, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về vị thế cạnh tranh của mình và phát triển các chiến lược phù hợp Hay theo Keller

(1988) tập trung vào các khía cạnh khác của quản lý thương hiệu, như trong quy trình xây dựng và quản lý thương hiệu, việc phân tích SWOT vẫn có thể được thực hiện để đánh giá môi trường cạnh tranh và xác định vị trí cạnh tranh của thương hiệu trong thị trường Chính vì vậy mà đạt hiệu quả thương hiệu còn liên quan đến việc kiểm soát được vị thế cạnh tranh của bản thân thương hiệu.

Lý thuyết Nguyên nhân Gốc rễ - Roots Cause Analysis

Joseph Juran (1960) đã phát triển phương pháp phân tích gốc rễ để xác định các nguyên nhân chính gây ra 80% vấn đề Phương pháp này giúp các tổ chức tập trung vào việc giải quyết những nguyên nhân quan trọng nhất trước tiên Taiichi Ohno (1980) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích tìm ra nguyên nhân gốc rể trong vấn đề loại bỏ lãng phí trong sản xuất Ông đã phát triển các công cụ và phương pháp để xác định và loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của lãng phí, góp phần vào sự thành công của Toyota

Trong đó Mike Figueredo (2019) đã liệt ra các lợi ích của việc sử dụng việc phân tích này

Thứ nhất là xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề Giúp doanh nghiệp đi sâu vào bản chất của vấn đề và tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến nó, thay vì chỉ giải quyết các triệu chứng tạm thời

Bước thứ hai là giải quyết vấn đề tận gốc Nhờ hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề, doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để, ngăn ngừa nguy cơ chúng tái diễn trong tương lai.

Thứ ba là nâng cao hiệu quả hoạt động Việc phân tích trên sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng

Cuối cùng chính là phát triển văn hóa học hỏi Giúp và khuyến khích nhân sự trong doanh nghiệp học hỏi từ những sai lầm và liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động

Trong chương này, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những khái niệm về marketing, truyền thông, truyền thông marketing tích hợp Đồng thời, tác giả cũng đi sâu vào các lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh, mô hình PEST, mô hình STP, mô hình SWOT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY TNHH RUNWAY ASIA BEAUTY

Cơ cấu phòng truyền thông của công ty TNHH Runway Asia Beauty

Bộ phận Truyền thông của Runway Asia Beauty đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng nhận diện thương hiệu và bảo đảm các hoạt động kinh doanh tuân thủ chính sách và sứ mệnh của ALBION Họ chịu trách nhiệm phát triển và thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng doanh thu cho công ty và mở rộng danh sách khách hàng trung thành.

Bộ phận truyền thông đóng vai trò cốt yếu trong việc quản lý thương hiệu, đảm bảo tuân thủ các chính sách hình ảnh của ALBION Nhật Bản tại Việt Nam Họ theo dõi chặt chẽ việc triển khai để tránh sai phạm, đồng thời đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả tại thị trường Việt Nam Các chiến lược này bao gồm việc duy trì mức giá sản phẩm để đảm bảo giá trị và trải nghiệm của khách hàng, xử lý nhanh chóng các vấn đề của khách hàng, chăm sóc khách hàng liên tục để đo lường nhu cầu và trải nghiệm thực tế, cũng như xây dựng chiến lược hậu mãi hiệu quả.

Thứ hai, quản lý các kênh truyền thông trực tuyến để cập nhật thông tin chính xác đến người dùng thông qua website, fanpage và Instagram của ALBION Việt Nam Các kênh này cũng đóng vai trò là nơi cung cấp giải pháp hỗ trợ khách hàng và lan tỏa hình ảnh thương hiệu, đồng thời tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Thứ ba, hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc tạo ra các chiến lược khuyến mãi ở các ngày lễ, ngày đôi ở nền tảng E-Commerce - LazMal Đảm bảo chỉ tiêu doanh số ở sàn hàng tháng và việc truyền thông sẽ thúc đẩy được nhận thức của thương hiệu đến khán giả mục tiêu chính là hai nhiệm vụ chính trong chức năng này của bộ phận Các hoạt động kéo tương tác về sàn như đăng bài thông tin, khuyến mãi trên các trang xã hội, email-marketing, chạy quảng cáo trên sàn thương mại cũng sẽ do bộ phận truyền thông phụ trách

Thứ tư, hỗ trợ bộ phận bán hàng tăng doanh số bằng việc hợp tác cùng nhau tổ chức các buổi sự kiện, workshop mang đậm dấu ấn của thương hiệu Nhiệm vụ chính của 2 bộ phận bao gồm bộ phận marketing phải mời được nhiều KOLs, tổ chức các hoạt động cho sự kiện thêm thú vị và với mục tiêu tăng nhận thức và giá trị của thương hiệu, bộ phận bán hàng phải mời khách (ưu tiên khách VIPs ) và đảm bảo được doanh số hôm sự kiện đạt chỉ tiêu

Ngoài ra, bộ phận truyền thông còn mang nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau liên quan tới các phòng ban khác như tài chính-kế toán, bán hàng, logistics, kho hàng trong doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu mà công ty giao phó cho các bộ phận thực hiện

3.1.2 Cơ cấu nhân sự phòng ban truyền thông

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của phòng ban truyền thông

(Nguồn: Phòng Nhân sự của công ty Runway Asia Beauty)

Trưởng phòng truyền thông là người sẽ thực hiện các nhiệm vụ như lập kế hoạch, tạo, thực hiện và giám sát tất cả các chiến lược tiếp thị và quảng cáo, phát triển đội ngũ trong bộ phận truyền thông bao gồm việc tuyển dụng và cơ cấu, tiến hành nghiên cứu thị trường và theo kịp vị trí của đối thủ cạnh tranh, đóng góp vào các sáng kiến phát triển kinh doanh mới, lập kế hoạch, lập và quản lý ngân sách

Trong đó về lĩnh vực chuyên môn, trưởng phòng truyền thông còn phải có trách nhiệm trong việc giám sát tất cả các công việc trong bộ phận truyền thông bao gồm truyền thông xã hội, PR và tất cả các phương thức quảng cáo, xử lý tất cả các chương trình khuyến mãi được quảng cáo ở cửa hàng và nền tảng kỹ thuật số như trang web, Facebook

Song đó việc phân tích sự cạnh tranh trong thị trường và điều chỉnh chiến lược tiếp thị công ty là điều cần thiết Tìm kiếm “insight” bằng cách nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ Từ đó mà có thể điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ để khách hàng hàng lòng Xử lý các hoạt động truyền thông của công ty để truyền tải thông điệp nhất quán về thương hiệu cũng chính là trách nhiệm chính của trưởng phòng truyền thông

Dưới trưởng bộ phận truyền thông là các chức vụ nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau Vị trí đầu tiên chính là Nhân viên kỹ thuật số (Digital) đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao Chịu trách nhiệm cho hoạt động chạy quảng cáo dưới nhiều nền tảng như facebook, instagram và Lazmal Hiện tại nhân sự đang đảm nhiệm vị trí này đã phát triển các chiến lược kỹ thuật số phù hợp với mục tiêu kinh doanh có thể nhắc đến như email campaign trong tháng 10.2023 đạt target 110% hay các chiến dịch ngày đôi trên nền tảng facebook luôn đạt hơn 124% KPI của công ty Song song đó, vị trí này cần phải làm các báo cáo liên quan để trình bày với trưởng phòng và ban giám đốc công ty Nhân viên Quan hệ công chúng (Public Relations) với các trách nhiệm như làm việc với các bên báo trực tuyến bao gồm Kenh14, Afamily, eva hoặc các tạp chí thời trang hàng đầu Việt Nam bao gồm ELLE, Đẹp, L'officiel, Harper's Bazaar để viết các bài báo về sản phẩm của thương hiệu Bao gồm cả chuyện kiểm soát các thông tin trên mạng về sản phẩm, nếu có tin tức nào không hay đều được nhân viên hỗ trợ xử lý để

64 tránh mang lại điều tiếng xấu Ngoài ra, với công ty Runway Asia Beauty nhân sự đang làm việc cũng đảm nhận việc làm host livestream tương tác với khách hàng ở nền tảng fanpage và lazmal

Nhân viên chăm sóc khách hàng chịu trách nhiệm tư vấn, giải quyết nhu cầu của khách với lượng khách hàng mới và chăm sóc lại lượng khác cũ Hiện tại, bộ phận chăm sóc khách hàng của ALBION Việt Nam có lượng khách từ 3 phía là KOLs, LazMal - Fanpage, VIPs sẽ do 3 người phụ trách khác nhau chăm sóc Ngoài ra, các nhân viên chăm sóc khách hàng phải massage cho khách nếu khách đến yêu cầu - Đây là đặc quyền của khách hàng khi đã mua sản phẩm

Nhân viên Trade Marketing kiêm Admin đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý toàn diện hình ảnh quầy hàng ALBION tại Takashimaya Nhân viên này phụ trách chính các sự kiện ra mắt sản phẩm và buổi hội thảo tại Takashimaya cùng nhiều khách sạn lớn Bên cạnh đó, nhân viên còn đảm nhiệm công việc hành chính liên quan đến thanh toán tài chính - kế toán, nhập xuất hàng phục vụ chiến dịch cùng nhiều nhiệm vụ khác.

Cuối cùng để tối ưu hóa chi phí 2 nhân sự freelancer bao gồm Content Marketing

- chịu trách nhiệm sản xuất nội dung cho thương hiệu và Designer chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh cho thương hiệu đang đảm nhận công việc rất tốt.

Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty Runway Asia Beauty

Mục tiêu hoạt động truyền thông thường được doanh nghiệp Runway Asia Beauty thiết lập như sau:

Tạo độ nhận diện cho thương hiệu: Công ty Runway Asia Beauty đang thực hiện các chiến lược quảng bá cho thương hiệu ALBION trên 2 nền tảng mạng xã hội chính là Fanpage và Instagram Tăng lượng truy cập và lượt tương tác trên đây, sẽ giúp cho thương hiệu nâng cao nhận thức và góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng khách hàng tiềm năng rộng hơn

Tối ưu hóa định vị thương hiệu: Hoạt động truyền thông của thương hiệu phải đảm bảo việc tối ưu hóa định vị thương hiệu vì đây chính là điểm sàng lọc trong phễu Thể

65 hiện rõ điểm mạnh của thương hiệu ALBION đồng thời cộng hưởng với điểm yếu, mục tiêu và cảm xúc phù hợp với khách hàng

Mở rộng tệp khách hàng Hiện tại, công ty Runway Asia Beauty cũng muốn phát triển thương hiệu ở tệp khách hàng thấp hơn và cả nam giới là những người các ngành nghề yêu cầu ngoài hình cao như tiếp viên hàng không, nghệ thuật, Điều này sẽ một phần mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường của doanh nghiệp

Cải thiện trải nghiệm của khách hàng Trải nghiệm mua hàng trên sàn thương mại, nền tảng mạng xã hội, tìm kiếm thông tin, trang web được tối ưu cũng chính là mục tiêu của hoạt động truyền thông Hàng tháng, đội ngũ marketing của thương hiệu cũng sẽ phải lên kế hoạch thay đổi hoặc bổ sung vài điểm để khách hàng có những trải nghiệm mới lạ

Thúc đẩy doanh số Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng nhất của đội ngũ truyền thông Không chỉ hỗ trợ đội ngũ bán hàng, mà ngay bộ phận truyền thông cũng phải đảm đảm đủ doanh số ở nền tảng Lazada và Facebook

Giữ chân khách hàng Không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ của các hoạt động truyền thông Vì là thị trường ngách số lượng khách hàng chưa được nhiều nên việc giữ chân khách bằng các chiến dịch, hoạt động, sự kiện, các trải nghiệm khác nhau để khách nhớ tới thương hiệu là điều rất quan trọng

Phương pháp hoạt động truyền thông thường được doanh nghiệp Runway Asia Beauty thiết lập như sau:

Tổ chức các sự kiện: Phòng truyền thông phối hợp chặt chẽ với bên ALBION Nhật

Bản và Agency để tổ chức các sự kiện như ra mắt sản phẩm mới, tri ân khách hàng… Để có thể gặp mặt trực tiếp khách hàng VIP và tạo ra cơ hội bán hàng cho các nhân viên bán hàng

Truyền thông kỹ thuật số: Phương pháp này sẽ phải đảm bảo sự đồng nhất của các nhiệm vụ chạy quảng cáo, tối ưu hóa từ khóa trên internet, phát triển nội dung ở trên các nền tảng Facebook và Instagram và sàn thương mại lazada

Truyền thông qua bên thứ 3: Phòng truyền thông mỗi tháng sẽ họp để chia ngân sách cho các hoạt động liên quan như: lên lịch booking các KOLs, các bên báo để đạt được mục tiêu trong tháng đó của bộ phận

3.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông truyền thống

3.2.2.1 Hoạt động trưng bày sản phẩm - Visual Merchandises

Hoạt động trưng bày sản phẩm của công ty hiện tại đang được thực hiện sẽ phải tuân theo 100% dưới sự chỉ dẫn từ phía thương hiệu ALBION Nhật Bản ở cửa hàng Takashimaya và Showroom (Quận 1 và Cần Thơ) Điều này sẽ giúp cho các gian hàng của ALBION trên thế giới được đồng bộ hóa Song song đó là để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của thương hiệu Điều này còn tạo nên sự thu hút khách hàng đến với cửa hàng và thực hiện các nhiệm vụ bán hàng Hoạt động thường được diễn ra định kỳ theo mùa hoặc khi ra mắt sản phẩm mới

Quy trình thực hiện thay đổi hình ảnh của quầy hàng Takashimaya và showroom

Công việc triển khai tại khu vực Takashimaya và Showroom thuộc trách nhiệm của bộ phận truyền thông Runway Asia Beauty tại Quận 1 và Cần Thơ Yêu cầu công việc không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, bởi ALBION Nhật Bản đã đưa ra hướng dẫn chi tiết trong các file hướng dẫn Nhân viên chỉ cần tuân theo các bước hướng dẫn, tìm kiếm đơn vị POSM, đàm phán với đơn vị thi công theo đúng hướng dẫn, phù hợp với từng hạng mục thực hiện.

Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện thay đổi hình ảnh cho quầy Takashimaya và Showroom

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước 1: Nhận thông tin và xử lý thông tin

Bộ phận truyền thông của công ty sẽ tiếp nhận thông tin từ phía ALBION Nhật Bản về những sự thay đổi hình ảnh sắp tới của quầy hàng và showroom Trong bước đầu tiên, sẽ đòi hỏi nhân viên chịu trách nhiệm phải hiểu rõ được mục tiêu, thông điệp và yêu cầu từ phía thương hiệu để thực hiện đúng và đủ, trách lãng phí thời gian và tiền bạc

Hình 3.1 File hướng dẫn Visual Merchandise mà nhân viên nhận được vào năm 2023

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước 2: Hướng dẫn cho nhân viên thiết kế xử lý hình ảnh phù hợp dùng để in ấn POSM

Hiện tại, hệ thống lưu các hạng mục và hình ảnh POSM của phía ALBION Nhật Bản là dropbox Mỗi lần gửi file hướng dẫn Hình ảnh của cửa hàng thì thương hiệu thường sẽ đính kèm đường liên kết để dẫn nhân viên tới hệ thống lưu trữ Tuy nhiên, các hình ảnh trên đa số là những hình ảnh thô còn phải chờ xử lý (vì hình ảnh trên hệ thống lưu trữ trên sẽ dùng cho nhiều quốc gia với nhau, mỗi quốc gia sẽ có kích thước của kệ trưng bày, màn ảnh… khác nhau nên thương hiệu sẽ sử dụng hình ảnh thô cho tất cả)

Vì vậy mà bộ phận truyền thông phải xử lý hình ảnh sao cho phù hợp với POSM hiện tại mà không được phép làm sai theo yêu cầu ban đầu của họ Một số thay đổi hình ảnh thường xuyên có thể đề cập đến như chuyển câu chủ đề từ tiếng anh sang tiếng việt, thay đổi kích thước,

Hình 3.2 Ảnh thô nằm trong file dropbox

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước 3: Làm file đề xuất và gửi cho trưởng phòng và giám đốc

Sau khi tổng hợp được các yêu cầu của phía thương hiệu và xử lý xong hình ảnh thì nhân viên phụ trách sẽ tiến hành làm file đề xuất để thông báo với ban giám đốc và trưởng phòng về những thay đổi sắp tới của quầy và showroom Đồng thời trong đề xuất phải nói rõ khoản dự trù ngân sách cho các thay đổi Nếu các hình mùa trước (vẫn còn sử dụng được vì chưa quá hạn) nhưng chúng không phù hợp với chiến lược sắp tới của công ty thì nhân viên cũng có thể đề xuất thay đổi Quyết định của trưởng phòng và ban giám đốc là quyết định cao nhất trong bước này

Bước 4: Khi giám đốc xác nhận việc thực hiện thì nhân viên phụ trách sẽ tiến hàng đặt làm với Agency

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông

3.3.1 Các nhân tố vi mô bằng mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh trong ngành cao Ở thời điểm hiện tại, ngành chăm sóc cá nhân nhất là ở ngành hàng mỹ phẩm đang được phát triển một cách mạnh mẽ và rõ rệt nhất Theo nghiên cứu của Bộ Thương Mại hoa kỳ (2020) ở Việt Nam đang có hơn 100 thương hiệu đang hoạt động rất tích cực trong đó có đến 93% nhập khẩu với nguồn lực khổng lồ từ các ông lớn như Unilever, Johnson and Johnson, L’Oreal, .Đang cạnh tranh với nhau vô cùng gay gắt với 2 thước đo chính từ người dùng là giá cả và chất lượng Trong đó trong phân khúc mỹ phẩm cao cấp các đối thủ nặng ký của ALBION tại thị trường Việt Nam có thể nhắc đến bao gồm Shiseodo và Estee Lauder

Thị trường được thành lập vào năm 1956 tập trung ở thị trường châu Á được thành lập vào năm 1872 tập trung ở thị trường châu Á

Là thương hiệu lâu đời ảnh hưởng trên thị trường toàn cầu

Thương hiệu cao cấp - Giá thành trung bình

Thương hiệu cao cấp - Giá thành trung bình cao

Một thương hiệu cao cấp giá thành tương ứng với chất lượng, giá cao hơn mức trung bình Đối tượng khách hàng

Phù hợp với nhiều đối tượng từ học sinh, nhân viên văn phòng… với nhiều dòng sản phẩm khác nhau

Thường nhắm đến phụ nữ có thu nhập cao, và đồng hành với thương hiệu trong thời gian dài

Thường nhắm đến phụ nữ có thu nhập cao

Sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ

Có nhiều dòng sản phẩm cao cấp và tiên tiến

Nhiều dòng sản phẩm làm đẹp hằng ngày

Có nhiều dòng sản phẩm cao cấp và tiên tiến

Sử dụng chiến lược cao cấp, tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng

Tập trung trong việc tương tác với khách hàng thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến

Sử dụng chiến lược cao cấp, tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng

Mục tiêu và châm ngôn nhấn mạnh vào việc tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên chăm sóc da dễ dàng nhưng hiệu quả cao nhấn mạnh vào việc tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên

Bảng 3.3 So sánh các đối thủ cạnh tranh của thương hiệu ALBION tại Việt Nam

(Nguồn:Tác giả thực hiện)

Hiện nay, Runway Asia Beauty đang phát triển ALBION theo hướng không hạ giá sản phẩm để không hạ thấp giá trị thương hiệu mà chỉ tập trung cải thiện trải nghiệm dịch vụ để tạo sự khác biệt với các thương hiệu còn lại:

Thứ nhất, ALBION áp dụng chiến lược “cá nhân hóa” từng khách hàng Nghĩa là mỗi khách hàng mua hàng của thương hiệu đều sẽ có một nhân viên riêng được sắp xếp gọi điện nhắc khách hàng chăm sóc da từ những ngày đầu (khoảng 1 tuần) và giải đáp, tư vấn các câu hỏi liên quan đến cách sử dụng, hướng dẫn ăn uống khoa học Song song đó khách hàng có thể đem bộ sản phẩm từ thương hiệu đến showroom, cửa hàng để được các chuyên viên hỗ trợ massage da mặt bất cứ lúc nào và hoàn toàn miễn phí

Thứ hai, ALBION khác biệt về chất lượng Các sản phẩm của thương hiệu đều được sử dụng được cho mẹ bầu và phụ nữ cho con bú chứng minh về độ an toàn, lành tính Ngoài ra, chu trình dưỡng da cũng là nét đặc trưng làm nên sự khác biệt với mọi thương hiệu hiện có Thay vì rửa mặt xong các thương hiệu khác sẽ đắp toner để cân bằng độ pH cho da thì ALBION lại sử dụng sữa dưỡng độc quyền của thương hiệu Điều này sẽ giúp da cấp ẩm kịp thời và thấm nhanh các dưỡng chất xuống dưới da

Thứ ba, hưởng trọn công nghệ tiến tiến nhất, hiện đại nhất từ ALBION Nhật Bản Các dòng sản phẩm của ALBION hiện tại đang sở hữu trong mình các công nghệ từ phía Nhật Bản bổ sung nhất Với công nghệ PEPTIDE - công nghệ nâng cơ đang bắt đầu phổ

106 biến ở Việt Nam thì đang nằm trong sản phẩm Infinesse, công nghệ cấp độ gen giúp hồi sinh các tế bào đã chết đang nằm trong dòng sản phẩm Embeage và đến công nghệ tạo ra hooc-môn hạnh phúc của phụ nữ thì đặc biệt nằm trong dòng sản phẩm Ex-vie Với sự khác biệt ấy, công ty Runway Asia Beauty mong muốn có thể phát triển ở thị trường Việt Nam để phục vụ cho những khách hàng nào có “guu” chuẩn Nhật

Mức độ đe dọa từ sản phẩm thay thế trung bình

Ngành hàng mỹ phẩm ở thị trường Việt Nam ở giai đoạn hiện tại đang hoạt động rất sôi nổi với nhiều thương hiệu từ cao cấp đến bình dân, từ trong nước đến nước ngoài Chính vì vậy mà ALBION vẫn có khả năng bị nhiều sản phẩm khác thay thế bao gồm các thương hiệu cao cấp của Nhật Bản như SK-II, Kosé, và các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc như Who, Laneige Các sản phẩm dễ dàng tìm kiếm trong các siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm khắp toàn quốc như Cocoon, Dove, Ponds, Hoặc các sản phẩm có giá rẻ hơn nhưng có hiệu quả tốt hơn ALBION như Candid, Obagi, Trong đó, khách hàng của ALBION có mức độ trung thành với thương hiệu cao do chất lượng sản phẩm hiệu quả và lành tính trên da tuy nhiên vẫn có một số khách hàng sẵn sàng chuyển sang sản phẩm thay thế nếu có sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính Các sản phẩm có độ nhận diện thương hiệu cao như Lancome, Kiehl's… cũng có khả năng thay thế rất cao Tuy nhiên, ALBION Việt Nam cũng có những lợi thế cạnh tranh rất cao khi là thương hiệu cao cấp với giá thành phù hợp với chất lượng và dịch vụ mang lại cho khách Trong đó, ALBION nổi tiếng với chu trình dưỡng da “ngược” với các dòng sản phẩm chăm da chuyên sâu tập trung cải thiện cấu trúc bên trong da, các vấn đề lão hóa, chảy xệ mà đang ít thương hiệu giải quyết được cho khách hàng

Hình 3.26 Bốn bước chăm sóc da độc quyền của thương hiệu ALBION

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Mức độ sức mạnh khách hàng trung bình

ALBION đang tập trung nhiều hơn về các khách hàng là phụ nữ có làn da đang có nhiều vấn đề về như lão hóa, da sạm, nám… Những vấn đề này trên thị trường ít có thương hiệu giải quyết được Song song đó, ALBION cũng rất tự tin về dịch vụ luôn được cập nhật các bài học giúp nhân viên nâng cao chuyên môn và sản phẩm chất lượng khiến cho khách hàng khó rời đi

Mức độ sức mạnh của nhà cung cấp thấp

Công ty Runway Asia Beauty là công ty phân phối độc quyền kinh doanh sản phẩm ALBION Nhật Bản ở Việt Nam theo thời hạn hợp đồng quy định Chính vì vậy mà bên nhà cung cấp ALBION Nhật Bản phải tuân thủ cũng như cung cấp hàng hóa đầy đủ cho mỗi lần doanh nghiệp đặt hàng Điều quan trọng và ảnh hưởng nhất tới thương hiệu đó chính là việc phải xoay vốn, dự báo đơn hàng tiếp theo, dự báo thời gian hàng về… để hàng hóa luôn đủ và không bị hết hàng

Mức độ đối thủ tiềm năng thấp

Thị trường Việt Nam đang phát triển nên hiện tại nhiều thương hiệu đang muốn tham gia vào ngành hàng mỹ phẩm này Tuy nhiên, rào cản gia nhập ngành rất lớn nếu không có chiến lược hẳn hoi sẽ sớm bị loại bỏ vì:

Thứ nhất là do lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu rất cao do, không chỉ riêng ALBION mà các thương hiệu khác đều luôn có những lợi thế khác nhau để có giữ chân khách hàng của mình để họ kiên định dùng sản phẩm Các doanh nghiệp mới trừ việc có thể đột phá về công nghệ có trong chất lượng sản phẩm hoặc làm truyền thông nổi bật thì mới có khả năng cạnh tranh trong ngành

Thứ hai, yêu cầu về nguồn vốn và mối quan hệ cao Do là mỹ phẩm dùng cho da trên người nên cần những đội ngũ nghiên cứu sinh giỏi để tạo ra các sản phẩm không chỉ an toàn mà còn phải hiệu quả Song song đó, là quá trình xin giấy tờ thương hiệu… là một chặng đường dài mà phải trải qua

Rào cản gia nhập ngành mỹ phẩm cao cấp tại Việt Nam rất lớn, đặc biệt khi Công ty Runway Asia sở hữu độc quyền thương hiệu ALBION Điều này dẫn đến yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng trở nên thấp.

3.3.2 Các nhân tố vĩ mô PEST

Nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm từ nhà máy Albion Nhật Bản, Công ty TNHH Runway Asia Beauty luôn quan tâm đến mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản Chính trị hòa hảo giữa hai quốc gia đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cao từ đối tác Nhật Bản.

Phân tích STP của thương hiệu

Phân tích thị trường theo địa lý: ALBION hiện tại đang tập trung vào các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng vì nơi đây có một lượng lớn người dân có thu nhập đủ chi trả cho các sản phẩm của thương hiệu

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: là nữ trẻ tuổi hoặc trung niên có thu nhập nhập cao nằm trong tầng lớp trung lưu trở lên vì các sản phẩm của ALBION đều có giá thành khá cao

Phân khúc thị trường theo tâm lý: ALBION tập trung vào phụ nữ quan tâm đến làn da muốn duy trì làn da khỏe và giữ lại nét trẻ trung đặc biệt họ phải quan tâm đến các sản phẩm xa xỉ, đắt tiền

Phân khúc thị trường theo hành vi: Khách hàng của ALBION sẽ là những người quan tâm đến việc làm đẹp và thường làm đẹp hàng ngày và họ thường thích mua sắm trong trung tâm thương mại Song song đó, các vấn đề về da của họ muốn giải quyết bao gồm chống lão hóa, trị mụn, hoặc trang điểm Động lực mua hàng: Người chú trọng vào vẻ bề ngoài vì nhu cầu của bản thân hoặc do công việc đòi hỏi Hoặc người đã sử dụng nhiều loại mỹ phẩm nhưng chưa cải thiện được da đạt kết quả như bản thân mong muốn

Thường tập trung vào nhóm phụ nữ từ 25 đến 55 tuổi có thu nhập ở mức cao, đang sống và làm việc tại các thành phố lớn Họ quan tâm và cập nhật các xu hướng chăm sóc da, luôn tìm kiếm một sản phẩm có thể thấy rõ được hiệu quả nhưng vẫn mang lại

115 hiệu quả cao và sẵn sàng chi trả cho chúng Ngoài ra, họ còn tin tưởng vào thương hiệu của Nhật Bản và theo đuổi phong cách sống hiện đại

ALBION định vị tại thị trường Việt Nam là dòng sản phẩm cao cấp và sang trọng hướng đến các khách hàng sẵn sàng chi tiêu tiền để đạt được làn da hoàn hảo Một số đặc điểm chi tiết về việc định vị của ALBION

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ ở mức cao cấp ALBION từ xưa đến nay đã nổi tiếng với sử dụng thành phần tự nhiên cùng các công nghệ hiện đại độc quyền để hòa quyện chế tác ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn lành tính cho nhiều loại da

Thứ hai, thương hiệu được cho là có thể kết hợp được khoa học và tự nhiên một cách hoàn hảo ALBION tập trung nghiên cứu và phát triển công thức liên thục, các sản phẩm của ALBION hiện tại ít nhất đều có 2 phiên bản trở lên

Thứ ba sự tin cậy của khách hàng, ở thị trường Việt Nam ALBION đã hoạt động gần 10 năm và đạt rất nhiều giải thưởng về làm đẹp uy tín, khi ở Nhật Bản thì thương hiệu đã có 60 năm hoạt động và còn sử dụng trong hoàng gia Nhật điều này đã đủ để thể hiện đẳng cấp và uy tín trong lòng khách hàng

Ngoài ra, ALBION Việt Nam còn có những dòng sản phẩm khác nhau phù hợp với từng phân khúc khách hàng (Ví dụ như sản phẩm được chia theo từng loại da: da dầu, da khô, ) Từ đó, định vị của thương hiệu ALBION Việt Nam chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và sự tự tin, hướng đến việc mang lại sự hoàn hảo cho làn da của khách hàng

Hình 3.27 Hình ảnh thể hiện chân dung khách hàng của thương hiệu

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Bản đồ hành trình khách hàng của doanh nghiệp – Customer Journey Map

Để thấu hiểu hành trình trải nghiệm của khách hàng từ khi họ có nhận thức về thương hiệu cho đến khi trở thành khách hàng trung thành Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đầy tiềm năng cũng đầy cạnh tranh như hiện nay thì việc xây dựng một hành trình khách hàng hiệu quả đóng vai trò gần như then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào

Hình 3.28 Hành trình đến khách hàng của thương hiệu tại thị trường Việt Nam

Thấu hiểu đặc điểm riêng biệt của thị trường Việt Nam, bao gồm văn hóa, thói quen mua sắm và hành vi tiêu dùng của người Việt, đóng vai trò tối quan trọng trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp Bằng cách nắm vững những nét độc đáo này, doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến dịch hiệu quả, thu hút và chinh phục khách hàng Việt Nam.

Phân tích CANVAS của doanh nghiệp

Albion, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đến từ Nhật Bản, đang đặt chân vào thị trường Việt Nam đầy tiềm năng Với mô hình kinh doanh CANVAS mạnh mẽ, Albion sở hữu những yếu tố then chốt để chinh phục thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam và khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc mỹ phẩm cao cấp

Nhà cung cấp: từ phía

Nhật Bản sẽ phải cung cấp các sản phẩm về cho

Việt Nam theo hợp đồng và cam kết được ký Đối tác bán lẻ: ALBION hợp tác với các phía đại lý để phát triển kênh bán hàng

ALBION hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để

Phát triển dịch vụ: ALBION Việt Nam tạo ra các trải nghiệm dịch vụ sáng trọng và lý thu đến khách hàng

ALBION truyền thông thông quan nhiều kênh khác nhau

Hoạt động bán lẻ: ALBION vận hành mạng lưới cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam

ALBION Việt Nam được biệt tới từ những sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao được chế tác bằng các thành phần và công nghệ tiên tiến

Cấu tạo từ thành phần tự nhiên:

ALBION sử dụng các thành phần tự nhiên tự canh tác để tạp nên sản phẩm bảo đảm không chứa các hóa chất hay hương liệu mạnh bảo đảm lành tính ở mọi loại da

Giải pháp chăm sóc da cá nhân hóa:

ALBION cung cấp nhiều loại sản phẩm phù hợp với các loại da và mối quan tâm khác nhau đồng thời các chuyên gia tư

Customer Relationships Quan hệ khách hàng

Chương trình tích lũy điểm:

ALBION có chương trình khách hàng thân thiết mua hàng đạt tới các cột mốc khác nhau sẽ nhận được phần quà có giá trị

Tư vân cá nhân hóa: Các chuyên gia tư vấn của ALBION được đào tạo để đưa ra các lời khuyến chính xác đối với tungwfloaij da của khách hàng

Dịch vụ khách hàng: ALBION cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời thông qua mạng xã hội, điện thoại, sàn thương mại

Customer Segments (CS) Phân khúc khách hàng

Cấp 1: Phụ nữ có độ tuổi từ 24 -55 tuổi có sở thích chăm sóc da và mũ phẩm cao cấp Cấp 2: Nam giới quan tâm đến việc chống lão hóa, chăm sóc da và môi trường bên ngoài như việc làm yêu cầu về ngoại hình

119 quảng bá sản phẩm của mình trên mạng xã hội

Key Resources Nguồn lực chính

ALBION có danh tính mạnh mẽ khi là thương hiệu sử dụng trong Hoàng gia Nhật Bản với hơn 56 năm hoạt động tại thị trường Nhật

Sản phẩm chất lượng: Sản phẩm của ALBION Nhật Bản được thừa hưởng từ đội ngũ các nhà khoa học không ngừng phát triển các sản phẩm chăm sóc da mới mẻ và sáng tạo Đội ngũ chuyên gia của ALBION luôn đưa ra các lời khuyên/khuyến nghị phù hợp cho từng loại da, tạo nên sự chăm sóc cá nhân hóa, giúp khách hàng sở hữu làn da khỏe đẹp như mong muốn.

Trải nghiệm sang trọng: Các cửa hàng ALBION được thiết kế để mang lại trải nghiệm mua hàng sang trọng giúp khách hàng thư giãn đồng thời tạo ra nhiều hoạt động, dịch như trà chiều, để phục vụ khách hàng

Channels Các kênh truyền thông

Cửa hàng bán lẻ - Takshimaya: Hiện tại doanh nghiệp đang có cửa hàng ở Takashimaya Cửa hàng trực tuyển: LazMall - giúp giao hàng khắp nơi tại Việt Nam

Truyền thông xã hội: Đang truyền thông ở 2 kênh chính là facebook và instagram

Chi phí tiếp thị và bán hàng:

Tốn kém rất nhiều vì là thương hiệu xa xỉ

Chi phí cửa hàng bán lẻ: Vận hành cửa hành sẽ đòi hỏi nhiều chi phí như nhân sự, mặt bằng,

Chi phí nhập hàng: Hàng từ

Nhật Bản về Việt Nam sẽ tốn rất nhiều chi phí: sản phẩm, logistics…

Revenue Streams (RS) Dòng doanh thu

Bán các sản phẩm thuộc ALBION Nhật Bản bao gồm chăm sóc da và trang điểm: Nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp

Bán hàng tại cửa hàng bán lẻ: Albion tạo doanh thu từ các cửa hàng bán lẻ của mình

Bán hàng trực tuyến: Albion tạo doanh thu từ cửa hàng trực tuyến của mình

Bảng 3.5 Phân tích mô hình Canvas của doanh nghiệp

Phân tích SWOT của doanh nghiệp

Từ các yếu tố trên và việc phân tích mô hình Canvas ở mục 3.5, tác giả đưa ra các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp như sau:

Cơ hội - Opportunities Thách thức - Threats

1.Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng

2.Sự phát triển vượt bậc của các sàn thương mại điện tử và các nền tảng xã hội

3.Dễ dàng nắm bắt niềm tin của khách hàng

4.Tâm lý khách hàng dần chuyển đổi sang hướng có lợi cho thương hiệu

5.Chuẩn mực cái đẹp của Việt Nam dần được thay đổi

1.Cạnh tranh đang gia tăng, thị trường đang dần nóng lên

2.Lạm phát tăng 3.Thị trường “chợ xám” hoặc hàng giả cũng là thách thức đối với thương hiệu

4.Vòng đời của mỹ phẩm rất ngắn

121 Điểm mạnh - Strengths Chiếc lược S-O Chiến lược S-T

2.Trải nghiệm dịch vụ đăng cấp tại các nơi bán

3.Thương hiệu có hướng đi riêng rõ ràng

4.Trải nghiệm các hoạt động thú vị

6.Hình ảnh thương hiệu được quốc tế thống nhất theo một chuẩn mực có sẵn

7.Xây dựng được cộng đồng KOLs uy tín và hợp tác với nhiều tờ báo uy tín

S1-2-3 và O-1 Thương lượng đem thêm dòng sản phẩm phù hợp với thị trường Việt

S1-2-4 và O-1-3-4 Phát triển các chiến dịch sự kiện thêm

Mở rộng việc KOLs bán hàng trên đa nền tảng

S-1 và T-3 Tạo ra chiến dịch khuyến cáo khách hàng nên mua chính hãng Đồng thời nhắc nhở lại tâm trí khách hàng theo trình tự “ Tại sao hàng giả lại có tràn lan - Vì nhu cầu tăng - sản phẩm chất lượng” Điểm yếu - Weaknesses Chiến lược W-O Chiến lược W-T

1.Giá thành sản phẩm khá cao

2.Quá chú ý đến trải nghiệm

3.Công nghệ bán hàng qua sàn thương mại còn kém

4.Bán hàng chưa phát triển được đa kênh

5.Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao

W 3-4 và O1-2 Không chỉ phát triển bán hàng trên các sàn thương mại, việc bán hàng trên các nền tảng xã hội cũng nên được phát triển Vì nơi đây không bị chiết khấu

W1-2 và T-1 Tạo ra sự khác biệt với các thương hiệu khác bằng trải nghiệm mua và sau khi mua của khách hàng

Bảng 3.6 Phân tích SWOT của doanh nghiệp Runway Asia Beauty

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

3.7.1 Điểm mạnh của công ty Runway Asia Beauty

Với hơn 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, ALBION Việt Nam đã có những thế mạnh không phải bất cứ doanh nghiệp cũng có thể có được, kể đến như:

ALBION được các chuyên gia, beauty blogger và KOL tin dùng, phản hồi rất tích cực Điều này chứng minh chất lượng của thương hiệu ALBION với tuổi đời hơn 70 năm hoạt động tại thị trường Nhật Bản khó tính, thậm chí đã có mặt trong Hoàng gia Nhật.

Trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp tại các nơi bán ( bao gồm showroom và trung tâm mua sắm ): Cửa hàng ALBION sẽ mang đến trải nghiệm đẳng cấp cho quý khách hàng Ngoài việc, thưởng thức trà và bánh trong quá trình tư vấn da thì các cửa hàng của ALBION luôn được trang trí theo đúng concept layout global, với gam màu trắng thanh lịch, sang trọng đặc trưng của thương hiệu Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm không chỉ có hiểu biết về làn da mà còn mở rộng hơn về massage, makeup, bấm huyệt… Chắc chắn sẽ làm cho quý khách hàng hiểu rõ được mình nên chọn gì là điều phù hợp nhất

Thương hiệu có hướng đi riêng rõ ràng Công ty Runway Asia Beauty luôn bảo đảm tiêu chí từ ALBION là chất lượng hơn số lượng nên các khách hàng tới với ALBION luôn được “cá nhân hóa” Điều này là chìa khóa giúp chuyển đối khách hàng thành khách hàng trung thành

Albion thường xuyên tổ chức các buổi workshop thú vị cho khách hàng với số lượng từ 3-5 người/buổi, bao gồm các hoạt động đa dạng như học trang điểm, chăm sóc da, làm nước hoa và cắm hoa Những hoạt động này không chỉ mang lại doanh thu mà còn giúp thương hiệu ALBION gắn kết chặt chẽ hơn với khách hàng, tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn.

Khả năng thích ứng Theo thời gian thì xu hướng, sở thích của khách hàng luôn thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt nhất chính là ngành mỹ phẩm Để theo kịp tốc độ đó, RAB cũng phải có những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Như việc mùa hè thì nên sử dụng loại sản phẩm nào khi đông đến thì cần gì để bảo vệ và dưỡng da hiệu quả nhất

Hình ảnh thương hiệu được quốc tế thống nhất theo một chuẩn mực có sẵn Điều này là một thế mạnh của thương hiệu khi đã được ALBION Nhật Bản định hình hình ảnh sẵn và phát triển nó ở các điểm bán Điều này sẽ đem lại cảm giác nhất quán và thống nhất hình ảnh của thương hiệu để quảng bá cho thương hiệu và công ty sau này

Xây dựng được cộng đồng KOLs uy tín và hợp tác với nhiều tờ báo uy tín Thương hiệu ALBION khi hoạt động ở Việt Nam luôn được nhiều tình cảm từ phía beauty blogger và KOLs nổi tiếng như HannahOlala, Minh Xù, Yumi Dương, Trương Ngọc Ánh, Vĩnh Thụy, và các tờ báo thời trang uy tín bậc nhất như Harper's Bazaar, Elle, … Tất cả đều có giá trị vô hình rất lớn đối với thương hiệu

3.7.2 Điểm yếu của công ty Runway Asia Beauty

Song song đó, ALBION Việt Nam cũng có những điểm yếu cần cải thiện trong quá trình hoạt động tại thị trường Việt Nam như:

Giáp thành sản phẩm tương đối cao vì ALBION là thương hiệu được thiết kế chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng cao cấp Ngành công nghiệp làm đẹp hiện nay cũng đang có tính cạnh tranh rất lớn Mặc dù vậy, công ty Runway Asia Beauty vẫn kinh doanh nhiều dòng sản phẩm có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam Điều này ngầm hiểu rằng, sản phẩm của chúng tôi không hướng đến đối tượng khách hàng đại trà.

Quá chú ý đến trải nghiệm Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Runway Asia

Beauty đã đầu tư một số tiền lớn để đảm bảo khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất và chi phí trung bình của mỗi sự kiện diễn ra trung bình khoảng hơn 150 triệu đồng Tuy nhiên, do vậy mà khách hàng có thể bị thuyết phục tham gia các hoạt động và được tặng quà nhưng lại bước ra ngoài mà không thực hiện bất kỳ giao dịch mua hàng nào Điều này đã khiến cho doanh nghiệp phải băn khoăn

Phân khúc khách hàng không đủ rộng để bứt phá Tuy thị trường của ngành mỹ phẩm hiện tại khá lớn nhưng vẫn ở phân khúc cao cấp vẫn chưa tăng trưởng quá nhiều và ngại chi tiêu

Sơ đồ 3.13 Thể hiện mức độ chi tiền cho mỹ phẩm của những người có thu nhập

(Nguồn: Báo cáo thị trường mỹ phẩm 2022 của Q&ME)

Quan sát hình 3.13 với mức lương từ 20-30 triệu thì chỉ có 4% trong số đó chấp nhận bỏ ra trên 2 triệu đồng để mua mỹ phẩm Với mức lương trên 30 triệu thì có đến 16% lượng khách hàng chấp nhận bỏ trên 2 triệu đồng để mua mỹ phẩm Là con số khá khiêm tốn so với mặt bằng chung

Chưa gia nhập vào công nghệ bán hàng đa kênh đa nền tảng Hiện tại, công ty

Phân tích Nguyên nhân Gốc rễ - Root Cause Analysis – RCA của thương hiệu

Doanh nghiệp hiện nay tuy năng nổ nhưng để cạnh tranh với thị trường thì RAB phải có hành động mang tính "cách mạng" để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, tăng thị phần tại Việt Nam.

Phân tích Nguyên nhân Xác định Giải pháp

Ngăn ngừa Vấn đề Tái phát

1.Giá thành sản phẩm khá cao

2.Quá chú ý đến trải nghiệm

3.Công nghệ bán hàng qua sàn thương mại còn kém

Sản phẩm giá cao là các dòng sản phẩm hiện tại có nhiều công nghệ mới độc quyền từ Nhật Bnar giúp xử lý nhiều vấn đề trên làn da

Việc chú ý đến trải nghiệm khách hàng cũng khiến cho

Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp sau để giải quyết các vấn đề trên

1 Mang dòng sản phẩm mới Flarune về Việt Nam để truyền thông và kinh doanh Với giá thành thấp, tập trung chủ yếu vào tệp khách

Tác giả trình bày chi tiết trong chương 4

Tác giả trình bày chi tiết trong chương 4

4.Bán hàng chưa phát triển được đa kênh khách hàng không được thoải mái

Song song đó, vấn đề này đến từ nguyên do việc chăm sóc của thương hiệu khá kỹ lưỡng

Công nghệ bán sàn thương mại còn kém Điều này tới từ nhân sự chưa có chuyên môn cao

Song song đó, việc thanh toán của phòng Kế toán đòi hỏi Hóa đơn giá trị gia tăng điều này khiến cho bộ phận truyền thông không thể chạy quảng cáo trên sàn thương mại và mạng xã hội mà phải thông qua Giám Đốc

Bán hàng đa kênh chưa được phát triển Điều này đến từ việc thương hiệu bị kiểm soát chặt chẽ từ chính sách thương hiệu của ALBION Nhật Bản và nguồn lực chưa đủ khả năng để mở rộng thêm hàng là người trẻ GenZ sẽ giúp mở rộng lượng khách tiếp cận đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu đối với đối thủ

2 Cộng tác cùng media agency - Younet Giải pháp này giúp giải quyết triệt để vấn đề về thành toán và chuyến môn của doanh nghiệp đang gặp phải

3 Bán hàng cùng KOLs ở nền tảng Facebook và TikTokShop: Giải pháp này giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong thị trường Việt Nam sắp tới

Bảng 3.7 Phân tích Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải

Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của công ty Runway Asia Beauty

Trong quá trình thực tập tại Runway Asia Beauty, tác giả đã nhận thấy những thế mạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, RAB còn hạn chế về kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và sự khác biệt về văn hóa do giám đốc người Nhật nên cần cải thiện để phát triển.

Công ty Runway Asia Beauty là công ty độc quyền phân phối duy nhất mỹ phẩm ALBION tại thị trường Việt Nam Trong suốt gần 10 năm, quý công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đã tạo ra lợi thế so với các đối thủ khác:

Công ty Runway Asia Beauty nổi bật với các sự kiện hoạt động, từ lớn đến nhỏ đều được tổ chức chỉn chu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng Đây là một điểm khác biệt của công ty so với các thương hiệu khác, vì Runway Asia Beauty luôn đặt khách hàng làm ưu tiên hàng đầu.

Thứ hai tích cực xây dựng được công đồng KOLs yêu thích thương hiệu Tính tới thời điểm hiện tại, các hoạt động truyền thông với KOLs là khoản chi ít nhất, vì các KOLs thật sự muốn trải nghiệm các dòng sản phẩm mới của thương hiệu và lan tỏa đến những người yêu thích mình

Thứ ba sở hữu các đối tác uy tín Các bên đối tác với thương hiệu ALBION đều là những tạp chí lớn, những tờ báo nổi tiếng, việc này sẽ giúp cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm được đẩy mạnh nhờ sự hỗ trợ từ phía đối tác

Cuối cùng là nguồn lực mạnh từ phía ALBION Nhật Bản ALBION Nhật Bản luôn hỗ trợ công ty RAB về việc định hình thương hiệu sao cho phù hợp nhất bằng cách cung cấp nguồn tài nguyên hình ảnh, chuyên gia ( nếu cần )

Song song đó, công ty Runway Asia Beauty cũng có nhiều điều hạn chế khiến doanh nghiệp vẫn chưa thể phát triển được

Chưa tận dụng được triệt để nguồn KOLs, báo chí của thương hiệu

Hiện tại ALBION Việt Nam đang có nhiều mối quan hệ rất tốt với các KOLs và báo chí lớn trong ngành làm đẹp và truyền thông Việc kết nối và hợp tác với họ trong những chiến dịch truyền thông hoặc thậm chí là bán hàng qua nền tảng sở hữu của họ là điều hết sức dễ dàng của cả 2 bên trong quá trình thương lượng Tuy vậy điều đáng buồn ở thời điểm này, thương hiệu chỉ mới hợp tác duy nhất với 1 KOLs đó chính là Hannah Olala trong chiến dịch bán hàng với tần suất cao Vì trong hợp đồng bán hàng với KOLs này có quy định chương trình khuyến mãi của thương hiệu phải cao hơn trên dưới 1 tháng Chính vì vậy mà sự phụ thuộc của thương hiệu sẽ có khả năng xảy ra nếu như doanh nghiệp chưa tìm được cách đổi mới hoặc các bước đi bức phá trong tương lai

Sản phẩm chất lượng nhưng giá thành lại cao cộng với tệp khách hàng nhỏ

Ngành hàng mỹ phẩm ở Việt Nam đang diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, với sự cạnh tranh khốc liệt thì việc thu mình trong một tệp khách nhỏ chưa chắc đã tốt vì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng hơn nữa hoặc thậm chí dần mất đi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chính vì vậy mà việc mở rộng tệp khách hàng sẽ đến từ việc dòng sản phẩm mới phù hợp với thu nhập của giới trẻ Việt Nam hiện nay Độ hiện diện còn kém so với công chúng

Là một thương hiệu còn non trẻ ở thị trường Việt Nam nên ALBION vẫn còn là cái tên khá lạ lẫm với người tiêu dùng Việt để giải quyết bài toán này rất cần những chiến lược truyền thông đúng và đủ của bộ phận truyền thông tiếp cận đến khách hàng mới, cần bộ phận bán hàng phải có những chương trình khuyến mãi đặc biệt thu hút khách hàng (không chỉ dừng lại ở việc tặng mẫu thử mà còn các sản phẩm tự gia công như vali, dù, áo khoác…), cần bộ phận Đào tạo phải luôn luôn cập nhật những kiến thức mới và đào tạo cho nhận sự trong công ty, cần bộ phận Logistics phải làm việc sát xao với bên thứ 3 cung cấp dịch vụ hàng hóa hải quan đem hàng về đúng dự khiến, bộ phận kho hàng không để mặt hàng nào hết hàng khi khách cần Đây phải cần sự nỗ lực của công ty trong quá trình chinh phục thị trường Việt Nam

Truyền thông kỹ thuật số còn hạn chế và doanh nghiệp chưa linh hoạt

Vấn đề nan giải nhất của doanh nghiệp hiện tại chính là việc đích thân Giám Đốc phải chạy quảng cáo trên fanpage Điều này tới từ lý do bộ phận kế toán không chấp

133 thuận những hóa đơn xuất từ google và các lý do nội bộ liên quan khác Cũng vì lẽ đó mà truyền thông kỹ thuật số của thương hiệu còn hạn chế khi không thể nào tự giá chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội và quảng cáo trên sàn thương mại

Trong chương này, tác giả đã nêu ra cơ cấu phòng truyền thông, thực trạng hoạt động truyền thông truyền thống và truyền thông hiệu đại, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông, phân tích STP, phân tích SWOT của doanh nghiệp Runway Asia Beauty Trên cơ sở đó, tác giả cũng nêu lên được các mặt đạt được và mặt hạn chế của các hoạt động truyền thông

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY RUNWAY ASIA BEAUTY

Cơ sở đề xuất giải pháp

Hiện tại đối với thương hiệu ALBION đang hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam với tệp khách hàng mục tiêu quan trọng nhất là phụ nữ trung niên với lối sống yêu thương và chăm sóc bản thân quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm; muốn khẳng định giá trị của mình Song song đó, tệp khách hàng nam giới cũng đang dần được mở rộng vì nhu cầu của tệp khách hàng này ngày càng tăng vì họ đang chú trọng đến việc chăm sóc cá nhân và ngoại hình Qua mỗi thời gian nhất định thì ngành công nghiệp mỹ phẩm phải thay đổi và doanh nghiệp kinh doanh cũng phải tạo cơ hội thích ứng với thị trường và các xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng

Từ khi kết thúc dịch bệnh, các nền tảng mạng xã hội từ facebook, instagram… đến các sàn thương mại điện tử như tik tok shop, shopee, lazada cũng đã phát triển không ngừng tới ngày này Có thể giải thích cho việc này vì người bán không tốn quá nhiều chi phí và có được giá tốt cho khách hàng của mình, khách hàng mua trên sàn thì cũng được giá tốt Điều này vô hình chung đã đẩy việc kinh doanh trên các nền tảng và sàn thương mại là điều tất yếu của bất cứ thương hiệu

Thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ là bởi nhu cầu của người tiêu dùng dần càng tăng cao, việc chi tiêu cho mỹ phẩm cũng được tăng kèm theo đó Nhất là giới trẻ GenZ hiện tại, rất thích trải nghiệm những điều mới và sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để trải nghiệm theo sở thích Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế như hiện nay thì việc chi ra số tiền hơn 2 triệu để mua mỹ phẩm thì không ai có thể làm được.

Đề xuất các giải pháp

4.2.1 Phát triển thêm dòng sản phẩm mới - FLARUNÉ để mở rộng tệp khách hàng của thương hiệu

Hiện tại, phía thương hiệu ALBION đã cho ra mắt dòng sản phẩm FLARUNÉ trên thị trường Nhật Bản, dòng sản phẩm này chính là thành quả nghiên cứu sau nhiều năm để phục vụ cho tệp khánh hàng trẻ có độ tuổi từ 15-25, năng động và trẻ trung là những từ khóa dành cho dòng sản phẩm này Sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị trường Việt Nam để kinh doanh và phát triển với cơ sở sau:

Thứ nhất, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng với giá cả phải chăng là yếu tố quan trọng khi về Việt Nam FLARUNÉ ước tính có giá khoảng 500.000 - 1.200.000 VNĐ rất phù hợp những bạn trẻ có thu nhập ở mức thấp trung bình hoặc trung lưu đang tìm kiếm sự tiết kiếm Trong đó việc mở rộng thị trường mục tiêu cũng nằm trong chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng mới mà trước đây thương hiệu chưa thể tiếp cận do giá cả cao Song song đó việc tăng nhận thức về thương hiệu và tạo dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện với khách hàng cũng là điều doanh nghiệp muốn hướng tới khi dòng sản phẩm ra mắt tại Việt Nam

Thứ hai, khuyến khích khách hàng mua sắm và thay đổi hành vi mua hàng của người dùng Dòng sản phẩm FLARUNÉ khiến khách hàng mua sắm nhiều hơn, tăng tần suất mua sắm hơn vì giá thành hợp lý giúp tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

Thứ ba là tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi dòng sản phẩm

FLARUNÉ về Việt Nam thì thương hiệu có thể cạnh tranh hiệu quả bằng các chiến lược cạnh tranh về giá cả của sản phẩm Từ đó mà thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng tần suất mua hàng và góp phần tăng thị phần của thương hiệu trong thị trường Việt Nam

Tổng quan về dòng sản phẩm FLARUNÉ

FLARUNÉ là dòng sản phẩm thuộc thương hiệu ALBION Nhật Bản Các sản phẩm dòng FLARUNÉ sẽ giúp khách hàng sở hữu làn da rạng rỡ, tỏa sáng một cách tự nhiên

136 và thể hiện vẻ đẹp độc tôn của riêng họ Cùng hành chính khám phá chinh phục làn da đẹp với

Làm sạch da: Loại bỏ bui bẩn, bã nhờn và tế bào chết dưới giúp cấu trúc da được thông thoáng

Dưỡng da chuyên sâu: Cung cấp dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng các tế bào dưới da giúp da mạnh khỏe rạng ngời

Bảo vệ da toàn diện: Giúp che chăn da khỏi các tác động môi trường bên ngoài

Với thông điệp mà dòng sản phẩm FLARUNÉ muốn xây dựng “ Làm Sạch - Tỏa sáng - Là Chính bạn”

Hình 4.1 Hình ảnh của dòng sản phẩm FLARUNÉ

( Nguồn: Website của thương hiệu ALBION Việt Nam)

Theo công bố của ALBION Nhật Bản (2022), dòng sản phẩm FLARUNÉ được chiết xuất chủ yếu từ lá và thân cây indigo thuộc họ Polygonaceae Indigo chính là cây thuốc quý ở Nhật Bản, vải được chiết xuất từ cây Indigo có khả năng bảo vệ da khỏi tia

UV và sự thay đổi chênh lệch của nhiệt độ, ngoài ra cây còn hỗ trợ khử trùng và kiềm

Theo nghiên cứu y học hiện đại, cây Indigo chứa 137 thành phần, trong đó nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây Indigo có công dụng làm sáng da, giảm viêm, hỗ trợ giảm mụn và ức chế hoạt động của elastase nhờ các hoạt chất có trong cây.

Hình 4.2 Hình ảnh của cây Indigo

( Nguồn: Website của thương hiệu ALBION Việt Nam)

Trong đó, sản phẩm chủ đạo trong dòng FLARUNÉ chính là chai tẩy trang 3 lớp mang sự khác biệt với các dòng tẩy trang hiện tại tại thị trường Việt Nam Khi sử dụng sản phẩm khách hàng chỉ cần lắc và lấy dung dịch xuống bông tẩy trang và thao tác lau sạch toàn mặt Sản phẩm sẽ giúp lấy đi bụi bẩn cứng đầu bám sâu trong lỗ chân lông ngay cả lớp trang điểm đậm Trong đó 3 lớp được nhắc tới gồm

Float Cleanse Base - Lớp trên cùng: Nhanh chóng loại bỏ lớp trang điểm, tạp chất và các tế bào da chết không mong muốn bám sâu trong kết cấu và lỗ chân lông của da Jet Cleanse Base - Lớp giữa: Giúp loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm, tạp chất, tế bào chất đồng thời rửa sạnh nhanh chóng và không để cặn bám trên da

Treat Base - Lớp cuối: Giúp giữ ẩm cho da và se khít lỗ chân lông cho làn da mịn màng hơn

Hình 4.3 Hình ảnh của sản phẩm tẩy trang 3 lớp của FLARUNÉ

( Nguồn: Website của thương hiệu ALBION Việt Nam)

Ngoài ra, FLARUNÉ còn có các sản phẩm tuân theo 4 bước chăm sóc da đặc biệt (như các dòng sản phẩm trước đó):

Bước 1 là làm sạch da

Hình 4.4 Hình ảnh của các sản phẩm làm sạch của FLARUNÉ

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước 2 và bước 3 là sử dụng sữa dưỡng và nước dưỡng

Hình 4.5 Hình ảnh của các sản phẩm sữa dưỡng và nước dưỡng của FLARUNÉ

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước 4 sử dụng tinh chất và kem dưỡng

Hình 4.6 Hình ảnh của các sản phẩm tinh chất và kem dưỡng của FLARUNÉ

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty)

Bước cuối cùng, có thể thực hiện tùy theo nhu cầu, là chăm sóc da chuyên sâu Đây là gói dịch vụ đặc biệt dành cho những khách hàng mong muốn giải quyết triệt để các vấn đề về da mà họ đang gặp phải.

Hình 4.5 Hình ảnh của các sản phẩm chăm sóc đặc biệt của FLARUNÉ

( Nguồn: Phòng Truyền thông của công ty Runway Asia Beauty) Đây chính là các bước dưỡng da của dòng sản phẩm FLARUNÉ Trong đó ưu điểm của dòng sản phẩm FLARUNÉ là chất lượng vẫn giữ ở mức cao, hiệu quả mang lại vượt trội và giá thành hợp lý với thị trường Việt Khi sản phẩm FLARUNÉ có mặt tại Việt Nam thì doanh nghiệp cũng cần bảo đảm các chiến lược truyền thông marketing phù hợp khi phải hiểu rõ thị trường, các hoạt động hiệu quả và hợp tác cùng các đối tác uy tín để bứt phá trong thời gian tới

4.2.1.1 Xây dựng kế hoạch truyền thông năm 2024 cho dòng sản phẩm mới FLARUNÉ

Việc có mặt của FLARUNÉ sẽ đem lại một nguồn thu rất lớn cho doanh nghiệp vì phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện tại Tác giả xây dựng một bảng hoạt động truyền thông bao gồm các hoạt động của dòng sản phẩm mới này cho quá trình ra mắt như sau:

Jan Feb Mar Apr June July Aug Sep Oct Nov Dec

RA MẮT DÒNG SẢN PHẨM MỚI

- Nâng cao nhận thức về dòng sản phẩm mới

- Mở rộng đối tượng mục tiêu (Trẻ hơn, từ 18-30, Genz, thích chăm sóc da tối giản)

- Nâng cao nhận thức của Flarune bằng nhiều hình thức: sự kiện, hình ảnh quầy hàng, sàn thương mại, mạng xã hội

Các hoạt động mạng xã hội

Livestream Minigame/Giveaway KOLs hoạt động truyền thông + bán hàng Quảng bá trong cộng đồng làm đẹp Tạo nên các cuộc thảo luận trên mạng xã hội

Chiến dịch truyền thông cùng

KOLs Diệp Lê KOLs Call Me Duy

Các hoạt động truyền thống

Ra mắt dòng sản phẩm mới FLARUNÉ

Kết hợp tặng voucher, mẫu thử trải nghiệm sản phẩm cho các thương hiệu thời trang

Seminar tại các trường đại học

Kết hợp viết bài, lên bìa tạp chí Hoa học trò, Mực tím

Hoạt động trưng bày hình ảnh dòng sản phẩm mới

KV cho worksh op tháng 3

Bắt đầu bán hàng Bắt đầu hoạt động GWP

Bảng 4.1 Tóm tắt các hoạt động truyền trong năm 2024

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Trong đó, kế hoạch này sẽ được diễn ra trong 1 năm với 3 giai đoạn sau, để bộ phận dễ dàng quản lý:

Giai đoạn đầu (tháng 1-2/2023) tập trung chuẩn bị các hoạt động truyền thông cho sự kiện Bộ phận truyền thông sẽ thiết kế tờ rơi, chương trình sự kiện, standee, túi đựng tài liệu, thư cảm ơn và chuẩn bị nội dung, hình ảnh để đăng tải trên fanpage Ưu tiên các hạng mục cần thiết cho hoạt động trực tiếp trước vì yêu cầu thời gian thực hiện lâu hơn.

Trong đó, hình ảnh của sản phẩm truyền thông dựa sẽ trên bao bì của sản phẩm là những màu pastel cực kỳ cuốn hút, song song là thiết kế vỏ chai khá sẽ dễ thương và trendy nên tác giả cũng sẽ xây dựng hình ảnh dựa trên các yếu tố năng động, trẻ trung dựa trên các gam màu trên cùng phông chữ, bố cục hợp mốt giới trẻ

Hình 4.6 Hình ảnh tác giả muốn đề xuất cho dòng sản phẩm mới FLARUNÉ

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Song song đó, về nội dung của bài viết cũng sẽ phát triển theo hướng tập trung vào đặc điểm của sản phẩm như là hình dạng, màu sắc, kiểu dáng, kích thước hoặc tính năng của sản phẩm bao gồm công dụng, thành phần hay về cách sử dụng; thông sản phẩm và cả phản hồi từ những trải nghiệm thực tế của khách hàng hoặc KOLs sẽ đem tới sự đa dạng thú vị cho nội dung từng bài đăng Tác giả dự trù trong giai đoạn đầu ra mắt sẽ cần 4-5 bài đăng về dòng sản phẩm trên mạng xã hội xong khi đi vào ổn định từ tháng 8 -9 sẽ giảm số bài xuống còn 3 bài để đảm bảo các dòng sản phẩm khác không bị người dùng lãng quên

Tình khả thi của giải pháp đề xuất

4.3.1 Giải pháp “Phát triển thêm dòng sản phẩm mới - FLARUNÉ để mở rộng tệp khách hàng của thương hiệu.” Đây hoàn toàn là giải pháp hữu hiệu nhất của doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam tại thời điểm này Việc có thêm dòng sản phẩm là một bước đệm giúp cho thương hiệu có thể mở rộng tệp khách hàng của mình Song song đó, nguồn lực của công ty đang dần được hồi phục với nhiều chính sách đầu tư pháp triển

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc tăng doanh số và thu hút thêm khách hàng Bởi mỗi loại da có những nhu cầu và sở thích khác nhau, do đó, việc cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nhận xét về thị trường ngành mỹ phẩm Việt Nam đã có những thay đổi và tiêu chuẩn của khách hàng cũng có thể thay đổi theo thời gian Bằng việc nhập thêm dòng sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu mới và duy trì sự cạnh tranh trong ngành Nhất là doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược cạnh tranh về giá

Cuối cùng là việc đề xuất giải trên có thể tăng doanh số bán hàng: Dòng sản phẩm mới FLARUNÉ có thể tạo ra nguồn doanh số bán hàng mới, đồng thời cũng có thể tạo ra cơ hội bán hàng chéo (cross-selling) với các sản phẩm hiện có, tăng doanh số bán hàng tổng thể của doanh nghiệp

4.3.2 Giải pháp “Xây dựng kế hoạch kinh doanh với KOLs”

Có lẽ việc bán hàng cùng KOLs dường như là xu thế hiện tại của các nhãn hàng vì các chiến dịch bán hàng này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng bằng sự ảnh hưởng của KOLs Những đánh giá tích cực và sự giới thiệu từ KOLs có thể thúc đẩy quyết định mua hàng từ phía khách hàng nhanh hơn bao giờ hết Song song đó, Bằng cách hợp tác với họ, bạn có thể tiếp cận một lượng lớn khán giả một cách dễ dàng

Hiệu quả quan trọng hơn hết là có thể xây dựng uy tín và niềm tin: KOLs thường được người theo dõi tin tưởng và đánh giá cao ý kiến của họ Bằng cách xuất hiện trên kênh của họ, bạn có cơ hội xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng tiềm năng

4.3.3 Giải pháp “Cộng tác với Media Agency - YouNet Agency”

Việc kết hợp cộng tác với Media Agency - YouNet có thể đem đến cho thương hiệu nhiều sự đột phá mới, Khi doanh nghiệp có thể tiết kiếm được thời gian và chi phí bằng cách cộng tác này so với việc tự làm việc trong doanh nghiệp và không đem tới hiệu quả cao

Khi nhắc đến chi phí, hiện tại doanh nghiệp đã chỉ khoảng từ 10-15 triệu đồng/ tháng cho việc chạy quảng cáo Trong đó theo kế hoạch của tác giả đề xuất một tháng doanh nghiệp chỉ cần chi hơn 20-25 triệu đồng/ 1 tháng để duy trì và phát triển các kênh mạng xã hội bằng sự bảo đảm của agency là hoàn toàn hợp lý và mang tính khả thi ở mức cao

Song song đó việc tối ưu hóa chiến lược quảng cáo là điều cần thiết cho thương hiệu để cạnh tranh trong thị trường bằng cách dựa trên phân tích dữ liệu và kiến thức chuyên môn của media agency và giúp đạt được hiệu quả cao nhất và tối ưu hóa ROI (Return on Investment)

Từ những mặt đạt được và mặt hạn chế của chương 3, trong chương này tác giả đề xuất các giải pháp sau để công ty Runway Asia Beauty nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của thương hiệu ALBION Việt Nam:

Thứ nhất, phát triển thêm dòng sản phẩm mới FLARUNÉ, tác giả đã xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho dòng sản phẩm mới và kế hoạch cho các hoạt động truyền thông ra mắt dòng sản phẩm mới từ trực tiếp đến trực tuyến

Thứ hai, xây dựng kế hoạch kinh doanh với KOLs, tác giả đã trình bày các tiêu chí chọn lựa KOLs, các KOLs phù hợp với thương hiệu và kế hoạch đo lường hiệu quả của chiến lược

Thứ ba, cộng tác cùng Media Agency - Younet, tác giả đã đưa ra chiến lược quảng bá truyền thông mạng xã hội và các chỉ số đo lượng để tối ưu hóa cho chiến lược Bằng cách triển khai những giải pháp trên, Runway Asia Beauty trong năm 2024 có thể phát triển được thêm dòng sản phẩm mới, mở rộng tệp khách, tăng doanh số và xây dựng thương hiệu thành công hơn nữa tại thị trường Việt Nam,

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 3. Dòng sản phẩm Exage. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 1. 3. Dòng sản phẩm Exage (Trang 24)
Hình 1. 5. Dòng sản phẩm Excia - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 1. 5. Dòng sản phẩm Excia (Trang 26)
Hình 1. 11. Hình ảnh sự kiện ra mắt gian hàng ALBION tại Takashimaya vào năm - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 1. 11. Hình ảnh sự kiện ra mắt gian hàng ALBION tại Takashimaya vào năm (Trang 31)
Hình 1. 12. Hình ảnh sự kiện ra mắt counter ALBION tại Takashimaya vào năm 2019. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 1. 12. Hình ảnh sự kiện ra mắt counter ALBION tại Takashimaya vào năm 2019 (Trang 31)
Sơ đồ 1. 6.  Biểu đồ thể hiện số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2021. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Sơ đồ 1. 6. Biểu đồ thể hiện số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2021 (Trang 40)
Sơ đồ 1. 7. Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2022 - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Sơ đồ 1. 7. Số liệu hoạt động kinh doanh trong năm 2022 (Trang 41)
Sơ đồ 1. 9. Sơ đồ cột thể hiện các chỉ số hoạt động kinh doanh 3 năm qua của thương - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Sơ đồ 1. 9. Sơ đồ cột thể hiện các chỉ số hoạt động kinh doanh 3 năm qua của thương (Trang 45)
Hình 3.1. File hướng dẫn Visual Merchandise mà nhân viên nhận được vào năm 2023. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.1. File hướng dẫn Visual Merchandise mà nhân viên nhận được vào năm 2023 (Trang 84)
Hình 3.3. Form đăng ký thi công của phía tòa nhà Takashimaya - Sài Gòn Center. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.3. Form đăng ký thi công của phía tòa nhà Takashimaya - Sài Gòn Center (Trang 87)
Hình 3.10. Hình ảnh POP-UP sau khi hoàn thiện của thương hiệu ALBION. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.10. Hình ảnh POP-UP sau khi hoàn thiện của thương hiệu ALBION (Trang 95)
Hình 3.11. Scan chứng từ thanh toán cho sự kiện Pop-Up ở Takashimaya. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.11. Scan chứng từ thanh toán cho sự kiện Pop-Up ở Takashimaya (Trang 96)
Hình 3.12. Các KOLs tham gia sự kiện tại Takashimaya - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.12. Các KOLs tham gia sự kiện tại Takashimaya (Trang 97)
Hình 3.15. Hình ảnh bản nháp khi bên ALBION HK set-up bài viết - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.15. Hình ảnh bản nháp khi bên ALBION HK set-up bài viết (Trang 103)
Hình 3.19. Hình ảnh không phù hợp với văn hóa tết của người Việt - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.19. Hình ảnh không phù hợp với văn hóa tết của người Việt (Trang 108)
Hình 3.21. Hình ảnh bài viết trên fanpage đã sử dụng hình ảnh từ phía vùng. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.21. Hình ảnh bài viết trên fanpage đã sử dụng hình ảnh từ phía vùng (Trang 110)
Hình 3.23. Hình ảnh set-up quảng cáo mẫu. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.23. Hình ảnh set-up quảng cáo mẫu (Trang 114)
Hình 3.26. Bốn bước chăm sóc da độc quyền của thương hiệu ALBION. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.26. Bốn bước chăm sóc da độc quyền của thương hiệu ALBION (Trang 124)
Sơ đồ 3.9. Sơ đồ cột thể hiện tỷ lệ lương trung bình ở Việt Nam theo quý - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Sơ đồ 3.9. Sơ đồ cột thể hiện tỷ lệ lương trung bình ở Việt Nam theo quý (Trang 128)
Hình 3.28. Hành trình đến khách hàng của thương hiệu tại thị trường Việt Nam. - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 3.28. Hành trình đến khách hàng của thương hiệu tại thị trường Việt Nam (Trang 134)
Hình 4.1 Hình ảnh của dòng sản phẩm FLARUNÉ - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 4.1 Hình ảnh của dòng sản phẩm FLARUNÉ (Trang 153)
Hình 4.4. Hình ảnh của các sản phẩm làm sạch của FLARUNÉ - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 4.4. Hình ảnh của các sản phẩm làm sạch của FLARUNÉ (Trang 155)
Hình 4.5. Hình ảnh của các sản phẩm sữa dưỡng và nước dưỡng của FLARUNÉ - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 4.5. Hình ảnh của các sản phẩm sữa dưỡng và nước dưỡng của FLARUNÉ (Trang 156)
Hình 4.6. Hình ảnh của các sản phẩm tinh chất và kem dưỡng của FLARUNÉ - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 4.6. Hình ảnh của các sản phẩm tinh chất và kem dưỡng của FLARUNÉ (Trang 156)
Hình 4.6. Hình ảnh tác giả muốn đề xuất cho dòng sản phẩm mới FLARUNÉ - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của công ty tnhh runway asia beauty
Hình 4.6. Hình ảnh tác giả muốn đề xuất cho dòng sản phẩm mới FLARUNÉ (Trang 159)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w