1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Tăng cường hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn
Tác giả Trần Anh Đức
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thanh Tõm
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 31,12 MB

Nội dung

Là một bộ phận trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thuộc khối ngân hàng Nhà nước, VietinBank Chi nhánh Sầm Sơn một trong những đơn vị cung ứng vốn trung và dài hạn cho nh

Trang 1

CHUVEN NGANH: NGAN HANG

TANG CƯỜNG HOAT ĐÓNG CHO VAY TRUNG VA

ĐÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THUONG MAI CÓ PHAN CONG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHANH SAM SON

| TRAN ANH BUC

|

HA NỘI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO

CONG THUONG VIET NAM CHI NHANH SAM SON

Sinh viên thực hiện : Trần Anh Đức Chuyên ngành : Ngân hàng

Mã sinh viên : 11130895

Lớp : Ngân hang CLC 55 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thanh Tâm

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự định

hướng và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn PGsTs Lê Thanh Tâm, các

thầy cô trong Viện Tài Chính Ngân Hàng cùng các anh, chị trưởng, phó phòng, các

anh chị cán bộ tín dụng và toàn thể nhân viên VietinBank chi nhánh Sầm Sơn Emxin gửi tới cô và các anh, chị lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất Cảm ơn

cô và các anh, chị đã giúp em rất nhiều để hoàn thiện đề tài này Em rất mong nhận

được sự nhận xét, đóng góp thêm ý kiến của thầy, cô, cùng các anh chị tại Chinhánh để đề tài được hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIET TAT

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO, HÌNH VE

LOT MO ĐẦU 22<-V++t95E9EE7223344221212213442277222222448E22222224112 222222222222 1

CHUONG I: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DAI HAN CUA NGAN

HÀNG THUONG MẠI -°°°V©e£EE+®CEE+t€EEEStEEEEeEESSde£E2SeeCE2zzsccczzzrie 4

1.1 Hoạt động cho vay của NHHTÌM 5 << << <5 x5 2 se se 4

1.1.1 Khái nIỆm 5 2G E11 v1 SH ng ng ng ng ng 4

1.1;3 Phân 10g erecepene erernrenenenrenverweenensunenen sna sensane va evansuierasis ha dab stb tasdaadoonmeannoned 4 1.2 Hoạt động cho vay trung và dai han của Ngân hang thương mại 8 1.2.1 Khái niệm cho vay trung dai han cccsscsscsscsscecseececcescsccsccescsecsccasenecsecseceeees 8

1.2.2 Đặc điểm và vai trO ssssssssscscsssssssessesecsssssecesccsssssssssscssssssssssssesssssssssssssssssuneseeeees 8

1.2.3 Các hình thức cho vay trung dai hạn của Ngân hang thương mại 13 1.2.4 Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay trung và dài hạn - s+s=ss+s+s£zs2 15

1.43 Nhân tố anh hưởng tới hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM 17

1.3.1 Các nhân tố chủ quan -2- 2 ++£+t+t+EEk£EEEEEEEESEEEEEEEESEEEEEEELEEEE225.211.222scee 17 1.3.2 Các nhân tố khách quan (PS TL/E) - 5 55s +22 %2 1+5 2 3 xxx cv xe vee 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI

HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHANH SAM SƠN -225< ©222CEE222222241442E7EEE7722222222223112222222222222vrrresseree 23

2.1 Khái quát về Ngân hang TMCP Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánh Sam

PP seeentsaerbessnsseuessirguouetoboorougeerstintstitoatiofOlanoddiutliousfiavifEWEffrgidtexztilSEbiELSEl Sissemssaasssmsarses 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân HIEU a errr: 23

2.1.2 Cơ cấu tô chức của Ngan Hang Ta n Bào 2.1.3 Kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây -2 222z2222EevEEEEE.EE2552222552-EEe 27

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài han tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Sầm Sơn - s° se se se 37

Trang 5

2.2.1 Các quy đinh về cho vay trung dai hạn của Chi nhánh -2- 2-2 5°: L37

2.2.2 Phân tích kết quả cho vay trung và dài han tại VietinBank Sầm Sơn 40

2.3 Đánh giá hoạt động cho vay trung va dài hạn tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Sầm Sơn - 2 scs<s<2 492.3.1 Những kết qua đạt được từ hoạt động cho vay trung và dài hạn - 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2 - 5 ®+s+EE£EZ+EEE£EE£EE£EvEEEEEEeEErkrxrrkrrererrecee 51

CHUONG III: GIẢI PHAP TANG CƯỜNG HOAT DONG CHO VAY

TRUNG VA DAI HAN TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET

NAM - CHI NHANH SAM SON u ssssssssssssossscsssesssssssssssssssssscssssssssssssessseessssssessnsesssses 543.1 Dinh hướng phat triển trong thời gian tới -e-s-s<sscssecsseseessers 543.1.1 Dinh hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thuong Việt Nam 54

3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam —

3.2 Giải pháp tang cường hoạt động cho vay trung va dai han tai Ngan

hang TMCP Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Sam Sơn 56

3.2.1 Da dang hóa hình thức cho vay trung và dài han «+ +« «£+s<+++x+ 56

3.2.2 Đây mạnh truyền thông đến tat cả các đối tượng khách hàng 57

3.2.3 Tận dụng tối đa nguồn lực đang có và xác định các mục tiêu mới để đây

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối

không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Hà Nội, ngày 29 thang 5 năm 2017

Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trần Anh Đức

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, BIEU ĐỎ, HINH VE

Bang

Bang 2.1:

Bang 2.2: Bang 2.3:

Bang 2.10: Bang 2.11: Bang 2.12: Bang 2.13:

Bang 2.14:

Biểu đồBiểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2:Biểu đồ 2.3:

Biểu đồ 2.4:

Biểu đồ 2.4:

Biểu đồ 2.6:

Sơ đồSơ đồ 2.1:

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VietinBank Sầm Sơn

Tình hình huy động vốn của VietinBank Sầm Sơn

-. Tình hình hoạt động cho vay của VietinBank Sầm Sơn

Cơ cấu dư nợ theo nhóm của VietinBank Sầm Sơn

-Doanh số hoạt động thanh toán của VietinBank Sầm Sơn

Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank SAM

Sơn -Cơ cấu cho vay theo thời hạn tại VietinBank Sầm Sơn giai đoạn2014-2016 188 HHgHH ,ÔÔ veeTy trong du ng trung va dai han trén tong dư nỢ -<+<<<<<<<Tỷ trọng dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ trung dai hạn

Tỷ trọng dư nợ dai hạn trên tong dư nợ trung dài

hạn -Ty trọng dư nợ trung dài hạn phân theo loại hình doanh nghiép

Tỷ lệ nợ quá bạn từ cho vay trung đài Wath sessuaaaaaaeea»aennaeeaanandTỷ lệ nợ xấu từ cho vay (rững vã dài DG ia cá ecsenaecadeoaaeimsoaecoasadaiosThu nhập từ cho vay trung và dai hạn 55s «se seeeeseeCơ cấu nguồn vốn của VietinBank Sầm Sơn .2- 2 2 2552Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn của VietinBank Sầm Sơn

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016

-Doanh số cho vay theo thời hạn VietinBank Sầm Sơn giai đoạn“0L 901 .

Doanh số cho vay theo thời hạn VietinBank Sầm Sơn giai đoạn“II 920

Du nợ theo thời hạn VietinBank Sầm Sơn giai đoạn 2014-2016 Bộ máy tổ chức của VietinBank Sầm Sơn 2-52 ©5252 55+2

Trang 9

LOI MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc vận hành một cách đúng đắn nền kinh tế đã giúp nước ta giành

được những thành tựu hết sức to lớn như thoát khỏi cuộc khủng hoảng, tốc độ kinh

tế phát triển không ngừng, tốc độ phát triển của các sản phẩm trong nước vượt

những kế hoạch dé ra, các kết quả về kiềm chế lạm phat

Với những thành công đã đạt được, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển hơn Chính vì thế, mục tiêu phấn đấu được đặt ra đến năm 2020 là đưa nước ta

trở thành một nước công nghiệp hiện đại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước thì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang, đổi mới công nghệ trang thiết bị tiên tiến, đồng thời nâng cấp mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh

tế tạo đà cho sự phát triển là một việc làm tat yếu Để thực hiện mục tiêu đó thì cần

phải có nguồn vốn trung và đài hạn lớn Điều đó cho thấy vai trò hết sức quan trọng của nguồn vốn trung và dài hạn trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, cả về số

lượng, quy mô và chất lượng Là trung gian tài chính, các NHTM đã trở thành kênh

cung ứng vốn hữu hiệu cho các dự án đầu tư của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong suốt hơn 20 năm

đổi mới Trong các hoạt động kinh doanh của các NHTM thì hoạt động cho vay

trung và dai hạn luôn là một trong những hoạt động kinh doanh không chỉ mang lại

doanh thu cho ngân hàng mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế, thúc đây tăng

trưởng Tuy nhiên, hoạt động này lại tiềm an nguy cơ rủi ro cao Nếu rủi ro xảy ra sẽ tác động mạnh đến kết quả kinh doanh cũng như sự phát triển của ngân hàng Vì

vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay nói chung, cho vay trung và dài hạn nói riêng là cực kì quan trọng đối với NHTM.

Là một bộ phận trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam,

thuộc khối ngân hàng Nhà nước, VietinBank Chi nhánh Sầm Sơn một trong những đơn vị cung ứng vốn trung và dài hạn cho nhiều dự án, công trình xây dựng cũng

như các doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển của đất nước Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2010- 2013 nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm, từ năm 2014 đến nay nền

Trang 10

kinh tế đang dần dần được hồi phục Hoạt động cho vay trung và dài hạn của các

Ngân hàng Thương mại cũng vì đó mà bị giảm sút Chi nhánh đã thực hiện biện

pháp hạn chế cho vay trung và dài han dé hạn chế rủi ro xay ra.

Năm 2016 tập đoàn FLC đầu tư dự án “FLC Samson Beach & Golf Resort” và

cải tạo nâng cấp bãi biển Sầm Sơn làm cho lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn tăng đột biến, làm thúc đây rất nhiều nhà đầu tư mới và cũ muốn đầu tư phát triển

lĩnh vực nhà hàng và khách sạn ở nơi này Điều này dẫn tới một lượng như cầu vốn trung và dài hạn lớn ở trên địa bàn Thành phố để phát triển lĩnh vực nhà hàng,

khách sạn Bên cạnh đó, Chi nhánh còn chưa thực sự chú trọng đến phát triển cho

vay trung dài hạn Xuất phát từ những tiềm năng, bất cập này và nhận thức được

tầm quan trọng, ý nghĩa trong việc tăng cường hoạt động cho vay trung va dai han,

em đã chon dé tài nghiên cứu: “7 ăng cường hoạt động cho vay trung và dài hạn

tại Ngân hang Thương mại cỗ phan Công Thương Việt Nam Chỉ nhánh Sam

Son” dé làm chuyên đề tốt nghiệp.

2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

s* Mục đích nghiên cứu:

eMuc dich chung: Tăng cường hoạt động cho vay trung-dai hạn tại

VietinBank Sam Sơn

e Mục đích cụ thé:

- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về hoạt động cho vay trung-dài hạn của

NHTM

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến hoạt động

cho vay trung dài hạn

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay trung-dai han tại Chi nhánh, từ đó

xác định được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế và một số giải pháp khác để tăng

cường hoạt động cho vay trung dài hạn

s* Cau hỏi nghiên cứu

e Câu hỏi 1: Cần hiểu được thế nào là cho cho vay trung-dài hạn, tăng cường

hoạt động cho vay trung dài hạn và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của

hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM?

e Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến hoạt

động cho vay trung dài hạn?

Trang 11

e Câu hỏi 3: Những tôn tại va hạn chế nào là nguyên nhân gây cản trở sự phát

triển hoạt động cho vay trung dài hạn tại chỉ nhánh?

e Câu hỏi 4: Chi nhánh cần làm gì để khắc phục những tồn tại và hạn chế?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

e Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về cho vay trung dài hạn tại

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sâm Sơn cũng như các chính sách và hoạt động thực tiên về hoạt động cho vay trung dài hạn, trên cơ sở

đó đê xuât các giải pháp đê tăng cường hoạt động cho vay trung dài hạn tại

VietinBank — Chi nhánh Sâm Sơn

e Pham vi nghiên cứu:

Không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sầm Sơn

Thời gian: Giai đoạn 2014-2016

4 Phương pháp nghiên cứu

TMCP Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Sâm Sơn

Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay trung dai hạn tại Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Sam Sơn

Trang 12

CHUONG I: HOAT DONG CHO VAY TRUNG DAI

HAN CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Hoạt động cho vay cia NHTM 1.1.1 Khái niệm

Theo Phan Thị Thu Hà (2013) cho vay là việc Ngân hàng cấp tiền cho

khách hàng với cam kết khánh hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng

thời gian xác định Ngân hàng có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển

khoản, tiền có thể chuyển tới tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản của người

bán hàng cho khách hàng.

Mai Văn Bạn và các cộng sự (2009) cho rằng: Cho vay của NHTM là việc

chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách

hàng vay (người sử dụng) sau một thời gian nhất định quay trở lại NHTM với lượng

giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Hay có thể hiểu cho vay của NHTM là quan hệ

giữa một bên là người cho vay (NHTM) bằng cách chuyền giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay (khách hàng vay) để sử dụng trong một thời gian nhất định với

cam kết của người vay là hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn Cho vay là quyền của

NHTM Vì vậy NHTM có quyền yêu cầu khách hàng vay phải tuân thủ những điều kiện mang tính pháp lý nhằm đảm bảo việc trả nợ khi đến hạn.

Tại Việt Nam, nghiệp vụ “Cho vay” là một hình thức của “Cấp tín dụng” bên

cạnh các nghiệp vụ như chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho

khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định

theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Quốc hội, 2010)

1.1.2 Phân loại

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên

một số tiêu thức nhất định Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiềndé dé thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu qua quan trị rủi ro

tín dụng (Nguyễn Thị Mùi, 2006)

Trang 13

Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường

phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

1.1.2.1 Dựa theo thời hạn cho vay

Theo Nguyễn Thị Mùi (2006) có 2 loại là cho vay ngắn hạn và cho vay trung

dài hạn

- Cho vay ngắn han: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm Mục đích của loại

cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động

- Cho vay trung dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên l năm Mục dich của

loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào các

dự án đâu tư

1.1.2.2 Dựa theo mục đích sử dụng vốnTheo Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) có 2 loại là cho vay tiêu dùng và cho vay để

kinh doanh

eCho vay tiêu dùng

Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vào việctiêu dùng, mua săm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân Khi

thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiền được dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền Hình thức cho

vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển và

những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi bao nhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự Hình

thức phổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được ápdụng rất thành công ở các nước phát triển

e Cho vay để kinh doanh

Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay déphục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng mộtnhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từng ngành màNgân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợdựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loại hình nàytheo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay có thể cho

vay theo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp,

cho vay ngành dịch vụ.

Trang 14

1.1.2.3 Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) có 2 loại là cho vay có đảm bảo và cho vay

không có đảm bảo

e Cho vay có đảm bảo

Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốn của tổ chức tin dụng mà theo đó

nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết băng bảo đảm thực hiện băng tài

sản cầm có, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo

lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản áp dụng đối với khách hàng uy tín không cao đối với ngân hàng Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn

thu nợ thứ hai, bỗ sung cho nguồn thứ nhất khi nguồn này thiếu chắc chắn.

e Cho vay không có đảm bảo

Cho vay không có bảo đảm bang tài sản là việc tổ chức tín dụng cho khách

hàng vay vốn không có tài sản cầm có, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của người

thứ ba Ngân hàng cho vay chỉ dựa vào bản thân khách hàng để xem xét cho vay.

Loại cho vay này chỉ áp dụng đối với khách hàng có uy tín Khách hàng có uy tín là

khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị

có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng chho vay trong sự dụng vốn vay, hoàn trả

nợ vay( gốc và lãi)

1.1.2.4 Dựa theo phương pháp cho vay

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) có 2 loại là cho vay từng lần và cho vay

Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên

Ngân hàng yêu câu áp dụng đê giám sát, kiêm tra, quản lý việc sử dụng vôn

vay chặt chẽ hơn.

Trang 15

- Cấp vốn vayMỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với

tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn của khách hàng

Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng

- Thu nợ

Theo thời hạn trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

e Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và

khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng

thời gian nhất định.

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời

hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Trường hợp áp dụng

Khách hàng có nhu cầu vay vốn- trả nợ thường xuyên.

Có uy tín với ngân hàng.

Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hop

với phương thức cho vay từng lần.

- Cách thức cấp vén, thu nợ

Cấp vốn:

Khách hàng được sử dụng một hạn mức tin dụng trong một thời hạn nhất định.

Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng

Khách hàng rút tiền vay theo nhu cầu thực tế, trong phạm vi hạn mức tín dụng

còn lại.

Thu nợ:

Lịch trả nợ được thỏa thuận vào thời điểm rút tiền vay.

Việc điều chỉnh và xử lý nợ như vay từng lần

1.1.2.5 Dựa theo cách thức cho vay

Phan Thị Thu Hà (2013) có 2 loại là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp

e Cho vay trực tiếp

Trang 16

Là hình thức phổ biến, ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thôngqua hồ sơ xin vay mà khách hàng nộp cho ngân hàng Khách hàng làm việc trực tiếpvới cán bộ ngân hàng dé thoả thuận các van đề có liên quan.

e Cho vay gián tiếp

Cho vay thông qua các tô chức trung gian Do là các tổ, đội, nhóm, hội như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Mục đính của

loại hình này là cho các hộ nông dân, người buôn bán nhỏ, các hộ nghèo, học sinh,

sinh viên nhằm phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân, xoá đói giảm nghèo

1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay trung dài hạn

Cho vay trung và dài han là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm Ở ViệtNam hiện nay, các khoản cho vay trên 1 năm đến 5 năm được gọi là cho vay trung

hạn, trên 5 năm gọi là cho vay dài hạn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2011)

Tại Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì cho vay trung

hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay đài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên (Quốc hội,

2010)

1.2.2 Đặc điểm và vai trò1.2.2.1 Đặc điểm

Theo Nguyễn Thi Thu Cúc (2011), khi cho vay trung dai hạn cần chú ý 4 đặc

diém sau:

e Một là: von chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án

Cho vay trung và dài hạn với thời gian dài, độ rủi ro cao hơn với cho vay ngắn

hạn, để giảm bớt rủi ro ngoài việc qui định vay phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng

cho vay còn qui định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản

xuất, kinh doanh và đời sống Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấptuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án Ở Việt Nam hiện nay, ngânhàng công thương qui định mức vốn của chủ sở hữu tham gia vào dự án như sau:

- Tối thiểu 10% tổng mức vốn đầu tư đối với phương án, dự án cải tiến kỹ

thuật, mở rrộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất

- Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến)

đối với dự án xây dựng mới

Trang 17

- Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến

trong tong mức von đầu tư) đối với dự án phục vụ đời sống

e Hai là: Thời hạn trả ng, cách thanh toán nợ và nguôn tra nợ

- Thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của dự án đầu tư

Nhưng thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự án mang lại cao Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắc chắn nhưng

đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng

- Nguồn trả nợ đối với khoản cho vay trung và dài hạn nhìn chung khác với

cho vay ngắn hạn Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho

nhu cầu mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động, cho nên nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do dự án đầu tư

mang lại.

e Ba là: Giải ngân trong cho vay trung và dài hạn

Đối với khoản vay trung và dai hạn có thể giải ngân một lần, hoăc nhiều lần

nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích Ngân hàng không

cho rút vốn khi các nhu cầu chi tiêu liên quan đến dự án chưa phát sinh Ngân hàng và khách hàng thoả thuận rút hết toàn bộ tiền vay một lần trong trường hợp vay dé mua sắm máy móc, thiết bị Đối với các tài sản hình thành trong một thời gian dài

thì việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ công việc hoàn thành

e Bốn là: Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, nó có thé là lãi suất cố đinh trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thé là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường Việc thu tiền lãi có thể theo kỳ hạn tháng, quí, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay Khách hàng

có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hay trả tiền lãi vào một ngày

nào đó trong kỳ theo thoả thuận.

1.2.2.2 Vai trò

s% Vai trò đối với NHTM

e Thứ nhất: Cho vay trung dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay

ngăn hạn

Trong các loại tài sản của Ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờ cũng

chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng

Trang 18

Trong tổng thể các hoạt động cung cấp dịch vụ của Ngân hàng thương mại thì chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp được các chỉ phí tiền gửi, chi phí kinh

doanh va quản lý, chi phí dự trữ, chi phí thuế và các chỉ phí rủi ro đầu tư

Hoạt động cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ do tính rủi ro cao

nhưng cũng chính tính rủi ro của những khoản cho vay này lại đem lại lợi nhuận cao

hơn các khoản cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Thu nhập từ tiền cho

vay biểu hiện dưới dạng lãi tiền vay phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn món vay Thời

hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao nên thu nhập của Ngân hàng càng lớn Do

đó, Ngân hàng nào càng mở rộng cho vay trung và dài hạn thì càng có cơ hội kiếm

lời nhiều hơn

e Thứ hai: Góp phần ở rộng thị phần cho Ngân hàng thương mại

Nguồn huy động vốn trung và dai hạn là cơ sở dé phát triển cho Vay trung và

dài hạn của Ngân hàng thương mại là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do đó khả năng

mở rộng tín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của Ngân hàng góp phần làm tăng uy tín của Ngân hàng Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai Hon thé, phát triển cho vay trung và dài hạn còn được

coi là một cách dé cạnh tranh rất tốt Bởi vì doanh nghiệp được vay vốn trung và dài hạn họ sẽ có điều kiện để đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mở rộng sản suat,

do đó sẽ nảy sinh nhu cầu về vốn lưu động.

Bên cạnh việc mở rộng sản suất kinh doanh thì nhu cầu về thanh toán, bảo

lãnh, tư vấn cũng từ đó mà phát triển Trong trường hợp đó, Ngân hàng mà doanh

nghiệp đã vay nợ trung và dài hạn sẽ là địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho

các nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ Ngân hàng khác phát sinh trong quá trính

sản suất kinh doanh Việc cho vay trung và dài hạn đã gián tiếp phát triển hầu hết

các dịch vụ khác của Ngân hàng Thương mại.

e Thứ ba: Góp phan nâng cao chất lượng các khoản cho vay của Ngân hàng

Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và đài hạnvới khách hàng nghĩa là Ngân hàng đã xác định sẽ tạo lập mối quan hệ lâu dài

với khách hàng đó Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian

của một khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó Việc phát triển cho

vay trung và dài hạn còn góp phần đảm bảo phát triển các khoản cho vay ngắn hạn cà các dịch vụ khác của Ngân hàng Mối quan hệ này sẽ được tạo lập dựa

trên quá trình thẩm định kỹ càng của khách hàng do đó sẽ đảm bảo tính an toàn

cho những khoản vay sau này.

10

Trang 19

Thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng đã tạo ra được sự

gắn bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung thành, tiềm năng của Ngân

hàng Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Như vậy, không chỉ do nhu cầu khách quan

của nền kinh tế, Ngân hàng còn đạt được mục tiêu lâu đài để phát triển cho chính

mình Đối với các Ngân hàng Thương mại, hoạt động cho vay trung và dài hạn luôn

là mảng kinh doanh day tiềm năng.

s Vai trò đối với doanh nghiệp

e Thứ nhất, cho vay trung và dài hạn tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp

dụng khoa học kĩ thuật, thay đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô và thị trường

hoạt động.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tổn tại và phát triển thì phải thường xuyên đổi mới nâng cao chất

lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, thực hiện các dự án mới Nhưng các doanh

nghiệp sẽ không thể thực hiện được điều này nếu như họ không có một lượng vốn

đủ lớn Dé có vốn, doanh nghiệp có thể tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh

nhưng biện pháp nay sẽ phải mat một thời gian khá dài làm cho doanh nghiệp mất

đi những cơ hội đầu tư tốt.

Khi vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp có thể được hưởng các điều kiện vay

mượn thích hợp cho nhu cầu của mình hơn Không những vậy, doanh nghiệp còn có

thể linh hoạt hơn trong việc trả nợ, không phải tốn chỉ phí đăng kí, bảo lãnh và chỉ

phí bán chứng khoán ra thị trường.

Như vậy, có thể nói hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM là nguồn

cung ứng von tốt nhất để doanh nghiệp có thể mua sắm TSCD, nâng cấp cơ sở hạ

tầng, mở rộng sản xuất qua đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp

doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Điều nay không chỉ giúp các doanh nghiệp có vốn dé thực hiện những dự án

các khoản cho vay trung và dài hạn mà còn buộc doanh nghiệp phải tích lũy, tìm

cách nâng cao năng lực sản xuất để có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn Vay.

Hơn nữa, khi sử dụng vốn vay trung và dài hạn doanh nghiệp có thể có mối quan hệ

mật thiết với ngân hàng Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh

nghiệp sau này.

e Thứ hai, cho vay trung va dài hạn thúc day doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả.

11

Trang 20

Cho vay trung và dài hạn với quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho

vay, giám sát chặt chẽ tiến độ và mục đích sử dụng vốn giúp cho hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, lãi

suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là chi phí khá cao đối với các doanh nghiệp Vì thế, nó là đòn bay thúc đây các doanh nghiệp khai thác triệt để đồng vốn

kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp, làm cho lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được không chi đủ dé trả vốn và lãi

cho ngân hàng mà phải đem lại lợi tức cho mình

s* Vai trò đôi với nên kinh tê

- Thứ nhất, hoạt động cho vay trung và dài hạn tập trung và thu hút nguồn

vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế va cung ứng trở lại nền kinh tế một lượngvốn đủ lớn dé đáp ứng nhu cầu vốn, phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế Các doanh

nghiệp có vốn sẽ đầu tư vào sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án

mới, từ đó sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, tạo tiền đề vật chất cho xã hội

và góp phan tăng cường kim ngạch xuất khâu Nếu như hoạt động cho vay trung và

dài hạn được thực hiện một cách hiệu quả thì sẽ tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế

-chính trị - xã hội, góp phần phát triển kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh

nghiệp, ngân hàng có thể điều hòa cung cầu vốn trong nền kinh tế và đầu tư theo

trọng điểm từng ngành Điều này sẽ góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế hợp

theo hướng Công Nghiệp Hóa — Hiện Đại Hóa, mục tiêu mà đất nước ta đang

hướng tới.

- Thứ hai, cho vay trung và dai hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là một

đòn bay kinh tế quan trọng trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế hiện

nay Nó tạo nguồn vốn dé thúc day sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đa dạng

về tính năng của sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ

cho quốc gia, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế Đồng

thời, hoạt động cho vay trung và dài hạn đã trở thành nhịp cầu nối liền quan hệ kinh

tế giữa các quốc gia với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế như các hình

thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa cá nhân với cá nhân, các hình thức tài trợ, cho vay không hoàn lại của chính phủ các nước.

Ngoài ra, cho vay trung và dài hạn còn giúp doanh nghiệp đầu tư vào những

lĩnh vực mới, mở rộng quy mô hoạt động góp phan ồn định đời sống, tạo công ăn việc làm và 6n định trật tự xã hội Chính điều này sẽ đem lại những cơ hội nghề

nghiệp cho người lao động Số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều sẽ làm tăng sản

Lối

Trang 21

lượng tiêu thụ Đây là nguồn làm tăng thu nhập cho người lao động và góp phan én

định đời sống cho chính họ

- Thứ ba, cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại góp phần giảm

gánh nặng cho Ngân sách Nhà Nước cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nó là

công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn Thông

qua hệ thồng Ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng

việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốn lớn Bên cạnh đó Nhà

Nước còn có thé tài trợ, bồi đắp cho những ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành này

phát triển sẽ tạo tiền đề cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển theo.

Mặt khác, khi cho vay thì một trong những yêu cầu đầu tiên mà Ngân hàng

đặt ra là phải đảm bảo được tính an toàn của khoản vay Chính vì vậy mà Ngân hàng

luôn có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay đối với mọi dự án Không giống như nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà Nước, nguồn

vốn từ Ngân hàng được cấp đều có lãi, vì vậy người đi vay sẽ phải đảm bảo thực hiện

đúng tiến độ, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất Đây chính là điểm ưu việt của

nguồn vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại so với nguồn từ Ngân

sách Nhà Nước.

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn

là một nhân tố quan trọng thúc day chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công

nghiệp hóa — Hiện đại hóa Thêm vào đó, nó cũng là công cụ đòn bay thúc đây

mạnh mẽ phát triển kinh tế hàng hóa, hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, để tìm kiếm được nguồn vốn trung và dài hạn là không hé dễ đối

với hầu hết các Ngân hàng thương mại.

1.2.3 Các hình thức cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại

Có nhiều cách đề phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn tại các Ngân hàng

thương mại Theo Mai Văn Bạn và các cộng sự (2009) phân theo các hình thức sau đây:

e Cho vay theo dự án đầu tư

- Nếu xét về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chỉ tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch dé đạt được những

kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Nếu xét về mặt nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liện

quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng VIỆC

tạo ra các kết quả cụ thé trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng

các nguồn lực xác định.

13

Trang 22

- Nếu xét trên góc độ quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng

vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời

- Đối tượng vay vốn: NH tài trợ vốn lưu động cho Doanh nghiệp

- Mức cho vay được quyết định dựa trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động của

doanh nghiệp trong từng chu kỳ

- Thời hạn của cấp tín dụng tuần hoàn có thể bao gồm một hay nhiều chu kỳ

kinh doanh vì vậy tổng thời gian cho vay có thể là trung và dài hạn

- Về bản chất, cấp tín dụng tuần hoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách

hàng khi sử dụng vốn vay của Ngân hàng Hình thức cấp tín dụng tuần hoàn phù

hợp với những khách hàng có uy tín và có nhu cầu vốn thường xuyên.

e Cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá

nhân và hộ gia đình Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:

- Nhu cau vay vốn rất phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục đích sử dụng vốn cũng rất linh hoạt

- Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn các loại cho vay trong lĩnh vực

sản xuất kinh doanh vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng cũng thường cao hơn lãi suất

cho vay trong các lĩnh vực này.

- Thời hạn trong cho vay tiêu dùng cũng khá đa dạng: cả ngắn hạn và trung dài hạn.

e Cho vay hợp vốn Cho vay hợp vốn là hình thức tài trợ, trong đó các tổ chức tín dụng cùng tài trợ

cho một dự án Việc đồng tài trợ của các tô chức tín dụng là quá trình cho vay, bảo

lãnh của một nhóm tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng khởi xướng quan hệ, tổ chức

tín dụng điều phối) làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của các tô chức tín dụng.

14

Trang 23

Hoạt động cho vay hợp vốn thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư để thuwcjhieenj dự án vượt quá giới hạn tối

đa cho phép cho vay của một tổ chức tín dụng.

- Nhu cầu phân tán rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tin dụng.

- Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu

Tiêu chí này cho biết cơ cấu tổng dư nợ trung và dai hạn chiếm bao -nhiêu

phần trăm trên tổng dư nợ Có thể so sánh chỉ số này với một số NHMT trên cùng

địa bàn để đánh giá tỷ lệ này cao hay thấp, kết hợp với chính sách hoạt động của

Ngân hàng từ đó đặt ra chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.

e Tỷ trọng dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn

= (Dư nợ trung hạn) / (Tổng dư nợ trung dài hạn)

Tiêu chí này cho biết cơ cầu du nợ trung hạn chiềm bao nhiêu phan trăm tổng

dư nợ trung dài hạn Tiêu chí này phục thuộc nhiều vào loại hình kinh doanh của

doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn Có thể so sánh chỉ số này với một

số NHMT trên cùng địa bàn để đánh giá tỷ lệ này cao hay thấp, kết hợp với chính

sách hoạt động của Ngân hàng từ đó đặt ra chiến lược phát triển phù hợp trong

tương lai.

e Tỷ trọng du nợ dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn

= (Dư nợ dài hạn) / (Tổng dư nợ trung dai hạn) Tiêu chi này cho biết cơ cấu du nợ trung hạn chiềm bao nhiêu phần trăm tổng

dư nợ trung dài hạn Tiêu chí này phục thuộc nhiều vào loại hình kinh doanh của

doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn Có thể so sánh chỉ số này với một

số NHMT trên cùng địa bàn để đánh giá tỷ lệ này cao hay thấp, kết hợp với chính

sách hoạt động của Ngân hàng từ đó đặt ra chiến lược phát triển phù hợp trong

tương lai.

15

Trang 24

1.2.4.2 Về chất lượng

e Tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn

“Nợ quá hạn” là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Nợ quá

hạn sẽ phát sinh trong trường hợp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vaykhông có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn

Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ

cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mat vốn Nợ

quá hạn được phản ánh qua tiêu chí: tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay trung và dài hạn

= (Nợ quá hạn.từ cho vay trung dài hạn) / (Tổng dư nợ cho vay trung và dai hạn)

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh độ an toàn của hoạt động cho vay cũng

như chất lượng hoạt động này Khi Ngân hàng có quá nhiều khoản cho vay quá hạn

cũng như tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ phản ánh chất lượng cho vay và trình độ của cán

bộ tín dụng Ngân hàng có vấn đề Ngân hàng gặp phải nguy cơ mắt vốn và có thểdẫn đến những hậu quả lớn hơn như phá sản Vì thế, các Ngân hàng luôn cố gắng

giảm chỉ tiêu này tới mức thấp nhất và luôn có sẵn những phương án xử lý nợ quá

hạn trong chính sách tín dụng của mình.

e Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay trung và dài hạn

“Ty lệ nợ xấu trên tổng dư ng” là tỷ lệ dé đánh giá chất lượng tín dụng của tô

chức tín dụng “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, là cáckhoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại Các khoản

nợ này phát sinh là do ngân hàng thâm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mắt khả năng thanh toán hoặc

cố ý không trả nợ Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của ngân

hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay trung và dài hạn= (No xấu từ cho vay trung va dai han) / (Téng du ng cho vay trung va dai han)Chỉ tiêu này càng thấp thi chat lượng của hoạt động cho vay trung dai han

càng cao, rủi ro của các khoản vay trung dài hạn của ngân hàng càng được giảm

thiểu Tỷ lệ này ở mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân

hàng Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

16

Trang 25

1.2.4.3 Về thu nhập

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay trung dài hạn

= (Thu nhập từ cho vay trung dài hạn) / (Tổng thu nhập của Ngân hàng)Chỉ tiêu này xác định kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong hoạt động cho

vay trung và dài hạn của Ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả cho

vay trung dài hạn của Ngân hàng tốt

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM1.3.1 Cac nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

e Chính sách cho vay của Ngân hàng

Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay khác nhau Nó

thể hiện chiến lược và đường lối trong từng hoạt động cụ thể của NHTM Đối vớicác NHTM ở Việt Nam thì chính sách cho vay thường được thé hiện dưới hình thức

văn bản Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, hướng dẫn và các giới hạn để chỉ

đạo quy trình ra quyết định cho vay

Xây dựng chính sách cho vay phải tuân theo nội dung chính sách, đường lốiphát triển Kinh tế - Xã hội của Chính Phủ Bên cạnh đó phải kết hợp hài hòa giữaquyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bản thân Ngân hàng Một chínhsách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tin dụng có cơ sở và nền tang vững chắc dé đảm bảo

cho những khoản vay được an toàn, hiệu quả.

e Khả năng nguồn vốn

Hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung đài hạn nói riêng đều cần cómột tiền đề quan trọng để duy trì và phát triển đó là nguồn vốn Ngân hàng có

nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường cho vay Đối với

cho vay trung và dài hạn thì nguồn vốn đáp ứng phải có tính ôn định dé sử dụngtrong thời gian lâu dài Bên cạnh đó, lãi suất cho vay phải hợp lý để vừa cạnh tranh

được với các Ngân hàng khác vừa đảm bảo các chi phí và có lãi.

e Quy trình cho vay

Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình

cấp vốn, thu nợ Nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định thiết lập hồ sơ, xét duyệtcho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu hồi đượcnợ Chất lượng cho vay tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bườc và

sự phối hợp chặt chẽ, nhip nhàng giữa các bước tr

YAT HỌC K.T.Q.D | g5 = 42

TT THONG TIN THƯVIỆN | of đu cad

17

Trang 26

Trong quy trình cho vay bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ và

xét duyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho

vay Cho vay trung và dài hạn được sử dụng để tài trợ cho việc thực hiện các dự án

đầu tư lớn nên thực chất công tác thẩm định là xem xét, kết luận chính xác về tính

khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra giúp cho

ngân hàng lựa chọn được phương án tót nhất Bước kiểm tra quá trình cho vay

giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp

để có những hành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa

rủi ro có thể xảy ra.

Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của

ngân hàng Sự nhạy bén của ngân hàng thông qua việc thu lãi, thu nợ dé phát hiện

kịp thời những hiện tượng bat thường đối với mỗi món vay cùng với biên pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động

tích cực tới chất lượng cho Vay.

e Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức của ngân hàng

Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức có liên quan tới mọi mặt hoạt động

của Ngân hàng, trong đó có sự tác động mạnh tới hoạt động cho vay Nói cách khác

nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng phụ thuộc vào quy mô và tổ chức nhân sự của

ngân hàng Cán bộ tín dụng có thể là chuyên gia giải quyết một số món vay lớn có liên quan đến nhiều ngành, cũng có thể là cán bộ giải quyết mọi khoản vay có liên

quan đến hoạt động kinh doanh của một đơn vị từ các dịch vụ bán lẻ, quy mô nhỏ đến các hoạt động sản xuất quy mô lớn Tuy nhiên tại các ngân hàng thương mại

nhỏ cán bộ tín dụng có thể thực hiện bất cứ nghiệp vụ gì, bao gồm cả cho vay tư

nhân, thu nợ và marketing, đến kiểm tra các món vay, báo cáo tiến độ giải ngân, thu

nợ định kì Có thể nói, cán bộ tín dụng giữ một vai trò quyết định trong hoạt động

cho vay của ngân hàng.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nhiều nghiệp vu, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, gặp gỡ nhiều

loại khách hàng thì sự thành công của mỗi khoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào

chất lượng Công tác tuyển dụng và đào tạo tay nghề; giáo dục và bồi dưỡng tư cách

đạo đức; sắp xếp bộ máy hợp lý và khoa học.

e Thông tin tín dung

Trong nén kinh té thi trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác kịp

thời hơn, người đó sẽ thắng trong cạnh tranh Trong hoạt động cho vay, ngân hàng

bỏ tiền ra trên cơ sở lòng tin Lòng tin có chính xác hay không phụ thuộc vào chất

18

Trang 27

lượng thông tin có được Đề việc cho vay có chất lượng hiêu quả, giảm thiểu rủi ro,

ngân hàng phải có được và phân tích, xử lý chính xác nhiều thông tin có liên quan.

Thông thường có 2 nhóm thông tin sau:

- Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những số sách, số

liệu tài chinh Chúng có rất nhiều loại phong phú bao gồm thông tin trực tiếp vàthông tin gián tiếp Thông tin trực tiếp như tính cách, uy tín, năng lực quản lý, năng

lực sản xuất kinh doanh của người vay Loại thông tin gián tiếp như tình hình

kinh tế xã hội, xu hướng phát triển, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề

Những yếu tố này có thể làm thay đổi hay ảnh hưởng tới khu vực, dự án trong

tương lai.

- Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chính như: khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của phương án

e Kiêm soát nội bộ

Trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn hoạt động kiểm soát bao gồm:

- Kiểm soát việc thực hiện chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ

tục có liên quan đến các khoản vay.

- Kiểm tra định kì do kiểm soat viên nội bộ thực hiện và báo cáo các trường

hợp vi phạm

Chất lượng cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện các sai

sót phát sinh và hiệu quả các biện pháp khắc phục.

e Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn

Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới chất lượng cho vay trung và dài hạn Các ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp

thông tin, thu hút khách hàng, phục vụ kịp thời nhanh chóng mọi nhu cầu của người

vay và hoạt động ngân hàng.

1.3.1.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

e Năng lực thị trường của khách hàng

Năng lực thị trường thể hiên qua chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm, chu

kì kinh doanh của sản phẩm và vị thé của khách hàng trên thị trường Tìm hiểu rõ

năng lực thị trường của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá được điểm mạnh,

điểm yếu của những sản phẩm do trên thị trường, từ đó biết được tính khả thi của dựán với nhu cầu vay vốn có phù hợp hay không Điều này góp phần vào quyết định

cho vay của Ngân hàng

19

Trang 28

e Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiên ở nguồn lực tài chính sẵn

có, khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh và khả năng thanh toán và

trả nợ của khách hàng Khách hàng có năng lực tài chính tốt phản ánh việc kinh

doanh có hiệu quả, khách hàng có thể quản lý và sử dụng vốn vay một cách tối ưu.

e Năng lực sản xuất Năng lực của sản xuất thể hiện ở giá trị của công cụ lao động làm ra sản phẩm

mà chủ yếu là nguồn nhân lực, tài sản cố định, công nghệ sản xuắt

e Năng lực quản lý

Năng lực quản lý của khách hàng thẻ hiện ở khả năng quản lý điều hành từ các

cấp của bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý Một doanh nghiệp có bộ máy quản

lý tốt, là cơ sở để doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ ngân hàng.

e Uy tín của khách hàng

Uy tín của khách hàng không phải là điều “một sớm một chiều” mà có được.

Ngân hàng có thể xem xét qua nhiều năm về quan hệ kinh doanh của khách hàng

với các tô chức kinh tế khác như đối tác làm ăn, quan hệ với các tổ chức tin dụng trước đây dé có cơ sở đánh giá một phần nào uy tín của khách hàng.

e Quyền sở hữu tài sản

Tất cả các khoản cho vay đều cần phải có 2 phương án trả nợ tách biệt

- Thứ nhất, nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thì khách hàng sử dụng

nguồn thu từ hoạt động kinh doanh đó dé trả nợ ngân hàng.

- Thứ hai, nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách hàng phải lấy tài sản thế chấp vay vốn ban đầu của họ để trả nợ hoặc đi vay để trả nợ.

Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp và định giá đúng tài sản đảm bảo là mối

ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mắt tài sản thế chấp Đó cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định

cho vay của Ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố khách quan (PESTLE)

1.3.2.1 Môi trường chính trị xã hội

Môi trường chính trị xã hội 6n định là một điều kiện rất quan trọng trong việc

tạo lòng tin đối với tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn Nếu môi trường này ổn định thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm và dễ dàng ra quyết định

dầu tư kinh doanh hơn Một môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là cơ hội rất tốt

cho những dự án lớn mang tính dài hạn, lúc đó các nhà đầu tư có nhu cầu vốn trung

20

Trang 29

dài hạn rất cao Ngược lại, sự mat ổn định về chính trị xã hội sẽ làm các nhà đầu tư

e ngại, không dám đầu tư mặt khác nó ảnh hưởng không tốt đến việc thu hồi vốn

của Ngân hàng do một phần doanh nghiệp làm ăn khó khăn Bên cạnh đó, phạm vi

và mức độ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng phải phù hợp với chủ trương

phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế

e Môi trường kinh tế trong nước

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng pháttriển Nếu lạm phát thấp, nền kinh tế Ổn định thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp

tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được nợ

cho Ngân hàng nên hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển Ngược lại trong

thời kỳ suy thoái kinh tế SXKD bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao,

nhu cầu vay vốn giảm, vốn đi vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả

hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Dẫn đến hoạt động cho vay ngân hàng giảm

sút về quy mô và chất lượng

e Môi trường kinh tế thế giới

Những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh hưởng

trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng Nếu tỷ giá đồng ngoại té so với nội tệ tăng cao

sẽ làm tăng giá nguyên liệu nhâp khẩu cũng như giảm giá hàng hóa xuất khâu làm

cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút, việc trả nợ cho Ngân hàng cũng vì đó mà

gặp nhiều khó khăn.

1.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hội

Môi trường xã hội gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, trình độ học

vấn, văn hóa con người, cơ cầu dân số hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm VIỆC cũng

ảnh hưởng lớn hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM Môi trường văn hóa xã

hội càng cao càng có sự tin tưởng cho khoản vay Người vay vốn sẽ có phương án

làm ăn khả quan hơn, sử dụng đúng mục đích vốn vay Dự án kinh doanh tốt sẽ ảnh

trực tiếp đến khả năng thâm định dự án cho Vay.

1.3.2.4 Kỹ thuật-công nghệ

Khách hàng vay vốn khi sản xuất kinh doanh có kỹ thuật tiên tiến, công nghệ

hiện đại thì thời gian sản xuất kinh doanh sẽ được rút ngắn tối thiểu nhất, hạn chế

được những sai sót trong công việc có thể xảy ra Việc làm ăn tốt của khách hàng có

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

21

Trang 30

Cơ sở công nghệ hiện đại của Ngân hàng tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất

lượng dich vụ, đáp ứng nhu cầu da dạng và phức tạp của khách hàng Bên cạnh đó,

Ngân hàng có cơ sở công nghệ hiện đại không chỉ giúp cho các cán bộ Ngân hàng

tiết kiệm thời gian và công sức ma còn thúc day nâng cao chất lượng công việc

chính xác và nhanh chóng Điều đó sẽ làm khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử

dụng dịch vụ của Ngân hàng hơn.

1.3.2.5 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến

hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Trong nền kinh

tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò là một hàng rào pháp lý

tạo ra một môi trường kinh doanh bình đăng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải

tuân theo Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn Mọi chế độ thể lệ cho vay của

ngân hàng gắn chặt với các quy định của pháp luật nhà nước Mọi cá nhân và tổ chức kinh tế căn cứ vào qui định của pháp luật để hoạt động Do đó môi trừơng

pháp lý trong nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay trung và dài

hạn của NHTM.

1.3.2.6 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên luôn gắn liền với các hoạt động của con người nói chung

cũng như hoạt động kinh tế nói riêng Môi trường tự nhiên tuy không ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt đông cho vay của NHTM nhưng nó tác động trực tiếp đến hoạt

động sản suất và dịch vụ Những sự ảnh hưởng và thiệt hại của thiên tai là những

điều rất khó có thể kiểm soát được vì thế nó gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến

trong mối quan hệ cho vay giữa ngân hàng và các doanh nghiệp của mình làm cho

vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

22

Trang 31

CHUONG II: THUC TRẠNG HOAT DONG CHO VAY

TRUNG VA DAI HAN TAI NGAN HANG TMCP CONG

THUONG VIET NAM - CHI NHANH SAM SON

2.1 Khái quát về Ngân hang TMCP Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánh

Sầm Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

chỉ nhánh Sầm Sơn:

- Ngân hàng Công thương Sam Sơn được thành lập từ năm 1988 là chi nhánh

cấp 2 của Ngân hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa Theo quyết định-số

168/QD-HĐQT-NHCTI ngày 16/6/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương

Việt Nam, từ tháng 7 năm 2006 chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp

1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Từ tháng 7 năm 2009 được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cô phần

Công thương Việt Nam - chi nhánh Sam Sơn (Tên gọi tắt: VietinBank Sầm Sơn).

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sam Sơn có tru sở tại:

Số 2 Đoàn Thị Điểm, Phường Trường Sơn, TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá Là đơn

vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng nhưng tương đối phụ thuộc Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động và thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mai, hòa nhập và đứng vững trong nén kinh tế thị trường.

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam chỉ nhánh Sam Sơn:

Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy của chi nhánh Sầm Sơn đến nay nhìn

chung trải qua 3 giai đoạn phát triển gắn với 3 thế hệ lãnh đạo của chi nhánh.

- Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập tháng 9/1988 đến năm 1991

Đây là giai đoạn ngân hàng bước đầu kinh doanh và tìm kiếm một mô hình

tổ chức phù hợp Khi mới thành lập, hệ thống Ngân hàng Công thương (NHCT)

Việt Nam chỉ có 32 chi nhánh tỉnh và thành phố trực thuộc NHCT, với 63 chi nhánh

cấp 2 trực thuộc các chi nhánh tỉnh và thành phó Giai đoạn này, NHCT Việt Nam

chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các

chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

23

Trang 32

Chi nhánh Sầm Sơn khi đó là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHCT Thanh Hóa.

Tại chỉ nhánh có 6 phòng, ban, chưa có phòng giao dịch Nguồn vốn huy động khi

mới thành lập là 12 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 9,1 tỷ đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại té, các san phẩm dịch vụ còn rất đơn giản, chưa áp dụng tin học, tông số cán bộ công nhân viên chỉ gồm 65 người.

Đến cuối năm 1990, Hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo

Quyết định số 420/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, theo đó

chuyển từ hệ thống Ngân hàng chuyên doanh sang hệ thống các Ngân hàng thương

mại hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ 10/1990 NHCT Việt Nam

là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Tính chất thị trường bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM Kết

thúc năm 1991 cũng là kết thúc giai đoạn đi tìm kiếm một mô hình tổ chức, một

phương pháp quản lý và hạch toán phù hợp.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 1995 Đây là giai đoạn bung ra của nén kinh tế nhiều thành phan, là giai đoạn mà Hệ

thống NHCT mở rộng cho vay, đối mặt trực tiếp nhất với cơ chế thị trường nên

chứa đựng mầm mống của sự mat an toàn va khủng hoảng Giai đoạn này, chỉ nhánh NHCT Sam Sơn phải đối mặt với nền kinh tế thị trường ngày càng phức tap

và khốc liệt trong khi chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đội ngũ cán bộ chủyếu được chuyền từ thời bao cấp sang chưa được đào tạo lại, chưa có kinh nghiệm

làm việc và quản lý trong khi thị trường đòi hỏi phải nhanh chóng mở rộng mạng

lưới để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của công cuộc đổi mới nền kinh tếđất nước Một số phòng giao dịch được mở ra trong giai đoạn này như: Phòng giao

dịch số 1 ở Lễ Môn, Phòng giao dịch số 2 ở Quảng Xương, trong khi cơ chế quản

lý đối với các phòng giao dịch chưa có, tất cả chỉ bằng kinh nghiệm cùng với trách

nhiệm của Ban Giám đốc chi nhánh Hơn nữa, việc đầu tư tín dụng lúc này chủ

yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa quan tâm nhiều đến dự án và phương án của

khách hang vay vốn lại gặp thời điểm nhà đất giảm mạnh.

Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn mạng lưới tổ chức được phát triển nhanh

chóng nhất và có thêm dịch vụ mới như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ thanh toán

Xuất Nhập khẩu cho vay vốn và huy động tiết kiệm ngoại tệ, tin học bắt đầu được

đưa vào phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh ngân hàng.

24

Trang 33

- Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay

Sau thời gian phát triển đến năm 1996, 1997 hoạt động của hệ thống ngân

hàng bộc lộ những khó khăn, yếu kém Dư nợ quá hạn tăng nhanh, tại chi nhánh

Sâm Son nợ quá hạn đến 11% Đứng trước tình hình trên, Thống đốc NHNN đã

phải ban hành công văn 756/CV-NH3 ngày 16/12/1996 về chấn chỉnh Ngân hàng

mà trọng tâm là chan chỉnh hoạt động tín dụng.

Trong những năm 1997, 1998 chỉ nhánh NHCT Sầm Sơn tập trung mạnh mẽ

vào công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng Hàng trăm món nợ quá hạn được

tiến hành phân tích tìm rõ nguyên nhân, hàng chục cán bộ tín dụng được chuyển

sang chuyên đi thu nợ Với các biện pháp đồng bộ của nhà nước, của ngành kết hợp

chi nhánh, các khó khăn tồn tại cũ dan được giải quyết, từ năm 2000 chi nhánh bắt

đầu bước vào thời kỳ phát triển ổn định, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, chấtlượng tín dụng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2%.

Đến năm 2017, sau hon 28 năm xây dựng và phát triển, Ngân Hàng TMCPCông Thương Việt Nam chi nhánh Sầm Son đã có hệ thống mạng lưới trải rộng

toàn tỉnh với 01 Hội sở chính , 08 phòng giao dịch và 1 Nhà khách, có thị phần hoạt

động chiếm chủ yếu 2/3 trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thị xã Sam Sơn.

Hiện nay, VietinBank Sầm Sơn đã có quan hệ với trên 500 khách hàng là tổ chức,

doanh nghiệp va 8.765 khách hàng cá nhân trên toàn Tinh Thanh Hoá, và là ngân

hàng tiên phong của Tỉnh Thanh Hoá được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

2.1.2 Cơ cầu tổ chức của Ngân Hàng 2.1.2.1 Hệ thống tổ chức:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh Sầm Sơn gồm gần 90

cán bộ trong tổng số 19.838 cán bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam Trong đó có hơn 90% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học, còn lại

đã được đào tạo qua hệ trung cấp chuyên nghiệp của ngân hàng.

Cơ cấu tô chức của chi nhánh Sầm Son gồm có: Giám đốc, Phó Giám

đốc 1, Phó Giám đốc 2, Phó Giám đốc 3, 6 phòng ban tại Hội sở chính và 8

phòng giao dịch.

25

Trang 34

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tô chức của VietinBank Sầm Sơn

or Ẩ

Giám doc

Phó Giám

đốc 3 đốc 2

(Nguôn: Phòng tổ chức hành chính — chỉ nhánh NHCT Sam Sơn)

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sam Sơn được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến Giám đốc

chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động của chỉ nhánh Giám đốc và các phó Giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại Hội sở và các

phòng giao dịch Các phòng chức năng ở Hội sở chính quản lý về mặt nghiệpvụ đối với các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm Các phòng giao dịch hoạt

động như một chi nhánh trực thuộc Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi

hoạt động của đơn vị mình.

26

Trang 35

2:1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi

hoạt động của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam và chi nhánh Sầm Sơn, đồng thời chịu trách nhiệm trước

pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

- Phó Giám đốc: Trong phạm vi phân công ủy quyền phó giám đốc có thể: Tổ

chức hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh, giải quyết các vấn đề cụ thể phát

sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

và pháp luật về những quyết định của mình.

- Phòng Bán lẻ: Thực hiện cho vay va quản lý các khoản vay đối với khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, DN siêu vi mô phù hợp với chế độ hiện hành của

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện thâm định, cho vay, đồng thời

quản lý các khoản vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (trừ DN siêu vi mô).

- Phòng Kế toán: Quản lý và thực hiện hạch toán kế toán chỉ tiết, kế toán tổng

hợp Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, thực hiện công tác hậu kiểm

với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh và phối hợp với các đơn vị phục vụ

công tác kiểm toán độc lập

- Phòng Tiên tệ kho q7: Thực hiện nghiệp vụ quản lý và an toàn kho quỹ, ứng và thu tiền cho các quỹ, các điểm giao dịch Theo dõi, lập các báo cáo tiền tệ.

- Phòng Tổ chức Hành chính: Về công tác tổ chức- nhân sự: là đầu mối tham

mưu, đề xuất, giúp việc cho giám đốc và công tác quản lý nhân sự Về công tác

hành chính: thực hiện công tác quản lý, lưu trữ tài liệu, công văn, quản lý con dấu

- Tổ Tổng hợp: Tổng hợp và lập báo cáo số liệu

- Phòng giao dịch: Là địa điểm bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng,

thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng bao gồm: huy động vốn, cấp tín dụng, cung

cấp các dịch vụ thanh toán nhưng với quy mô nhỏ hơn

2.1.3 Kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn:

Nguồn vốn của VietinBank Sầm Sơn bao gồm vốn huy động, các khoản

vay, vốn và các quỹ của TCTD khác, lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế và tài

sản nợ khác.

27

Trang 36

Bang 2.1: Tong nợ phái trả và vốn chủ sở hữu của VietinBank Sầm Son

(Đơn vị: triệu đông)

Năm 2014 Nam 2015 Năm 2016

72.03 | 1,078,677 | 54.19 | 1,461,217

5.99 | 90,290 4.54 | 113,127 |5 s0.

3 Vôn và quỹ của tô chức 02

216 0.01 tín dụng khác

4 Lợi nhuận chưa phân 38,982

(Nguôn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tong hợp VietinBank Sâm Sơn các năm)

Trong giai đoạn 2014 — 2016, nền kinh tế đang trong giai đoạn ổn định và phát

triển, chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bền vững, năm 2015 tăng

18.9% so với năm 2014 (316,131 triệu đồng), chủ yếu do sự tăng lên của tài sản nợ

khác: 449,211 triệu đồng (133.16%) Năm 2016 nguồn vốn tăng ấn tượng, 12.45%

so với năm 2015 (247,817 triệu đồng), chủ yếu do sự tăng mạnh của vốn huy động:

382,540 triệu đồng (35.46%) Điều này cho thấy quy mô vốn của Chỉ nhánh ngày

càng lớn.

28

Ngày đăng: 26/09/2024, 03:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w