1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng đối với một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng đối với một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Đỗ Ngọc Tùng
Người hướng dẫn TS. Trần Trọng Nguyên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Toán tài chính
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 13,95 MB

Nội dung

Đối với tô chức tín dụng, xếp hạng tín dụng là cơ sở dé lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín dụng hợp lý, giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro trong hoạt động của các t

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA TOÁN KINH TE

Dé tai:

UNG DUNG MO HINH LOGISTIC TRONG XEP HANG TIN DUNG DOI VOI MOT SO DOANH

NGHIEP NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG

KHOAN VIET NAM

Giáo viên hướng dẫn — : TS TRAN TRONG NGUYEN

Sinh viên thực hiện : BO NGỌC TÙNG

Mã sinh viên : CQ524117

Lép : TOÁN TÀI CHÍNH 52A

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

MỤC LỤC

Danh mục các bảng biểu PHAN MỞ ĐÂU 5555 - 222 2222 HH, 1

CHUONG 1: TONG QUAN VE RUI RO TIN DUNG VA XEP HANG TIN

DUNG DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 0.0.0 cececccecceccsseesesesseseseseseeeeeseseseeteneaeees 3

1.1 Rủi ro tín ụng - - Gà 3

1.1.1 Khái niệm rủi ro tin Ụng - - <3 k1 19v HH nh 3

1.1.2 Phan loại rủi ro tín Ụụng - - + < + S3 vES 1S vn HH rệp 3

1.1.3 Dac điểm của rủi ro tín ỤN - ng TH ng 41.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng - 2 ©2++++++x++x++rxezzserxesree 5

1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan -. 5-5 + +22 ****E + **vEseeErskreeerserrke 5

1.1.4.2 Nguyên nhân chủ Quan - - - 5 + k3 11191191119 HH ru 7

1.1.5 Biện pháp xử lý rủi ro tín Ụng - - + vn ng ng nưệt 8

1.2 Xép hang tin dung nhi 8

1.2.1 Khai niệm xếp hạng tin dung o cecceccecccscssessessessessessessessessessessesesssesesseeseeseesess 81.2.2 Đặc điểm xếp hang tin dun g c.ccecccssesssesssesssssecssessecssessecssessessssesesssecseesseeseeees 91.2.3 Đối tuong cua xép hạng tin dụng oo eee eeeesceseceeesseeeseecsseseseeeseeeseeenaeees 9

1.3 Một số phương pháp xếp hạng tín dụng trên thé giới ¿5z ©5z+5z5s4 10

1.3.1 Mô hình toán hỌC - - + 11311121111 111 12111111190 1111 1g 1v ng 1k tre 10

1.3.1.1 Chỉ số Z của Edward I.Altman cccccsccxerrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrree 10

1.3.1.2 Chỉ số Z€ta cute 12

1.3.2 Phurong phap cChuyén 1 a 14

1.3.2.1 Phuong pháp xếp hạng của Fitch 2 2 sc++cx+rxerxerxererreces 141.3.2.2 Phương pháp xếp hạng của Moody’s và S&P - -5¿©cccccccecez 151.3.3 Lân cận gần nhất K và mạng noron thần kinh -¿- s55: 17

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG XÉP HANG TÍN DỤNG Ở VIET NAM 18

2.1 Các nguyên tắc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp - 2-2 5 52 s2£2£z25z+2 18

SV: Đỗ Ngọc Tùng Lóp: Toán Tài Chính 52A

Trang 3

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

2.2 Các chỉ tiêu thường dùng dé xếp hang tín dụng doanh nghiệp - 19

2.2.1 9 (ung oiac iu IÊNNGGGIỤỤIỌIaađaii 19

2.2.2 Các chỉ tiêu phi tài Chim - - s6 1k 9v E91 91 9193111191 911v nh ng rư 20

2.2.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh - - 5 +5 + + **+*Eseexeeerererseersree 20

2.2.2.2 Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng -:-¿5¿©5z+5z5s+ 20

2.2.2.3 Khả năng trả nợ từ lưu chuyên tiền tỆ - 2-2 2 xxezxerxcrrrreces 20

2.2.2.4 Trình độ quan lý của lãnh đạo doanh nghiỆp - -5<++<<++<<52 20

2.2.2.5 Cac Chi tiGU KNAC oo ee 21

2.3 Thuc trang xép hang tín dụng tại Việt Nam - 5 Ăn se, 21

2.3.1 Mô hình xếp hạng tín dụng của CIC - ¿2 2s ++E+Ex+ExeEEerxzxerxerrecrs 21

2.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank -s- 5 s+xezszxczzzzez 242.4 Nhận xét về các phương pháp xếp hạng tín dụng - 2-2 sc++zsezszzceez 27

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG VIỆC XÉP HẠNG TÍN DỤNG MỘT SÓ DOANH NGHIỆP NIÊM YÉT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHUNG KHOAN VIỆT NAM -2- 2+22EE2E11271127112211 2211.11.11 erree 28

3.1 Khái quát lý thuyết mô hình L/ogisfiC - ¿2 2 2 2 ++EE+EE££E+£EerEerEerxerrerreee 283.2 Sử dụng mô hình Logistic xếp hạng tín dụng một số doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt ÏÑam - - + 11k TH TH 29

3.2.1 Thu thập số liệu - 2-2 2 E+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEE1211211211271211171 21211 293.2.2 Lựa chọn biẾn SỐ -¿- c- kSkEEt+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETkrrkrree 30

3.2.3 Ước lượng mô hình và xếp hạng doanh nghiệp - 2+ 25252252252: 31

3.3 Kiến nghị giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tin dụng - 2+: 62KET LUẬN - 52-5552 2E 2E211211211221211 7111111111121 21121101111 110111 1 ke 64

TÀI LIEU THAM KHAO 2-22: ©22£22Sc2EEC2EEEEEE27112711711211 211221 1c 65

SV: Đỗ Ngọc Tùng Lóp: Toán Tài Chính 52A

Trang 4

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Danh mục các bảng biêu

Bang 1.1: Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody°s 16Bang 2.1: Chỉ tiêu trọng số và thang điểm xếp loại của CIC -¿<¿=5¿ 22

Bang 2.2: Phân loại tín dụng doanh nghiệp của CÍC - - 5 55 «+ £+e+seeseesx 22

Bảng 2.3: Nội dung xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CIC : -:5- 23Bang 2.4: Thang điểm cham theo quy mô doanh nghiệp của Vietinbank 24Bảng 2.5: Xếp loại doanh nghiệp theo quy mô của Vietinbank -. 2-s- 25Bảng 2.6: Thang điểm xếp hạng khách hàng và cấp tín dụng của Vietinbank 26Bảng 3.1: Công thức tính và kì vọng dau của các chỉ tiêu tài chính 30Bang 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số năm 2013 -. -5- 31Bang 3.3: Liên hệ xác suất nợ không đủ tiêu chuan và hạng của doanh nghiệp 43Bảng 3.4: Bảng xếp hạng tin dung 100 doanh nghiệp năm 2013 -5- 43Bang 3.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến số năm 2012 -. -5- 45Bang 3.6: Bảng xếp hạng tín dụng 100 doanh nghiệp năm 2012 - 57

Bang 3.7: Các doanh nghiệp không thay đổi hạng 2-2 2 s++>x+zxczxecse2 59

Bảng 3.8: Các doanh nghiệp tăng hang - - - 25 c2 S9 9v ng ng re 60 Bảng 3.9: Các doanh nghiệp giảm hạng - - - - 25 St S231 91 3 vn re 61

SV: Đỗ Ngoc Tùng Lép: Toán Tai Chính 52A

Trang 5

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Trên thé giới, hệ thống quan trị rủi ro đã được xây dựng va phát triển từ lâu Ở

Việt Nam, công tác quản trị rủi ro mới được đưa vào sử dụng và đang trong quá trình

hoàn thiện Trong quá trình áp dụng, công tác quản trị rủi ro đã cho thấy vai trò vàhiệu quả của mình Đối với doanh nghiệp, nó giúp họ biết được sự đánh giá khách quanvào khả năng tài chính của mình, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư

trong nước và nước ngoài, giúp quảng bá hình ảnh, giúp xây dựng các chiến lược phát triển dé đạt đến các mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới Đối với tô chức tín dụng, xếp hạng tín dụng là cơ sở dé lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín

dụng hợp lý, giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,từ đó làm tăng lợi nhuận tạo điều kiện để mở rộng hoạt động, khẳng định vi trí và làmtăng uy tín với khách hàng, tạo ra lợi thế so sánh trong kinh doanh Đối với nền kinh tế,thông qua chính lợi ích của việc phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối vớingân hàng thương mại làm cho hoạt động của ngân hàng thương mại hiệu quả hơn, đầu

tư tín dụng tập trung, đúng hướng hơn sẽ có tác động to lớn đến sự phát triển, tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Chính vi tầm quan trọng, sự cần thiết và những vai trò to lớn của công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mà em đã lựa chọn đề tài “Ứng

dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng đối với một số doanh nghiệp niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

2 Muc đích nghiên cứu

- Hé thống hóa lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng.- Trinh bày vé thuc trang xép hạng tín dung tại Việt Nam

- Ung dụng mô hình Logistic để xếp hạng tín dụng một số doanh nghiệp niêm yết

trên sàn chứng khoán.

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 6

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

3 Phạm vi nghiên cứu

- _ Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính của 100 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

khoán trong 2 năm 2012 và 2013.

- Ước lượng mô hình Logistic dé đưa ra các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng

không trả được nợ đúng hạn của các doanh nghiệp.

4 Phuong pháp nghiên cứu

- Str dụng excel dé thống kê va xử lý số liệu tài chính đã thu thập từ các doanh

nghiệp.

- Str dụng phần mềm Eview để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính với biến

phụ thuộc là biến nhị phân (Logit) để xem xét mức độ ảnh hưởng của các chỉtiêu tài chính đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp

doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 7

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

CHUONG 1: TONG QUAN VE RỦI RO TÍN DỤNG VA XEP HANG TIN DUNG DOI VOI CAC DOANH NGHIEP

1.1 Rui ro tin dung

1.1.1 Khai niém rui ro tin dung

Rui ro tin dụng là kha năng không chi trả được nợ của người di vay đối vớingười cho vay khi đến hạn phải thanh toán Nói một cách khác là người vay đã khôngthực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên

tắc hoàn trả khi đáo hạn.

Ngoài định nghĩa như trên, rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mat kha nang

chi tra hay rui ro sai hen.

Tuy nhiên ta cũng cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng xảyra, do đó có thé xảy ra hoặc không xảy ra ton thất Điều này có nghĩa là một khoản vaydù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ân nguy cơ xảy ra ton thất

Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số tiền nợ quá hạn,

nợ đọng của mỗi ngân hàng

Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín

dụng Theo đó chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngược lại,

chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phat sinh rủi ro, ta có thê phân chia rủi ro tín dung

thành 2 loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục:

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phat sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch gồm 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo

đảm và rủi ro nghiệp vụ.

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 8

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tin

dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để raquyết định cho vay

+ Rui ro bao đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuan bảo đảm như các điều

khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,

cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá tri của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng RỦI ro

danh mục được phân chia thành 2 loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang

tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thé đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế

Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách

hàng vay vốn.+ Rui ro tập trung: là rủi ro phat sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung

vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh

nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng

một vùng địa lý nhất định: hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Tw sự phân loại trên đây, ta có thể rút ra 3 đặc điểm của rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rui ro tín dụng luôn ton tại và gắn liền với

hoạt động tín dụng Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng Các

ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủiro chap nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nêu mức rủi ro mà ngân hàng gánhchịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguon lực

ro-tai chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 9

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

- Rui ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rui ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng

giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng Do tìnhtrạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động,ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác vềnhững khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó

chậm trễ.

- Rui ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa

dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro ro tín dụng cũng như diễn biến sự

việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan

Rui ro tín dụng xảy ra từ 4 nguyên nhân khách quan chính sau đây:

- Rtiro do nguyên nhân bat khả kháng:

Trong hoạt động kinh doanh có những tai hoạ và rủi ro do thiên tai nhiều khiquá lớn mà con người đành bó tay Ví dụ: đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôinhững khi gặp bão lụt hay dịch bệnh nhiều khi mat trắng Nhưng những biến động củathiên nhiên có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa thì đối với nhà kinh doanh có sự quantâm nghiên cứu dự báo đều có thể tránh hoặc hạn chế thiệt hại

Bên cạnh đó, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem

đến nhiều rủi ro tất yếu Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến nhiều doanhnghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thịtrường Bản thân sự cạnh tranh trong lòng các doanh nghiệp cũng khiến cho hệ thống

quản lý yêu kém dan đên nguy cơ rủi ro nợ xâu tăng lên.

- Ruiro từ chính sách vĩ mô của nha nước:

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ôn địnhvà phát triển của nền kinh tế, do đó chịu sự điều tiết về pháp lý của nhà nước trong đóhoạt động tín dụng là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp Khi hành lang pháp lý chưaan toàn, môi trường kinh doanh kém lành mạnh và những chính sách thường thay đổi,

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 10

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

thiếu đồng bộ sẽ gây những ách tắc, hệ luy nặng nề cho hoạt động của ngân hàng nói

chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- _ Rủi ro do thông tin bat đối xứng:

Thông tin bất đối xứng trên thị trường tài chính dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch

và rủi ro đạo đức đã đặt các doanh nghiệp trước nguy cơ rủi ro cao Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và gây ra thiệt hại hoặc

mang đến thành công đối với người cho vay

- Rui ro từ phía khách hàng: Nguyên nhân từ phía người di vay là một trong

những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng Thông thường

loại rủi ro này bao gồm 2 loại sau:

+ Rui ro trong kinh doanh của người di vay: Rui ro kinh doanh của doanh

nghiệp được thê hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu

của kết quả kinh doanh Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ranếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do

sự biến động của thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ.+ Rủi ro tài chính từ phía người vay: Rui ro tài chính của doanh nghiệp thé

hiện ở các doanh nghiệp không thé đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãitiền vay cho chủ nợ Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ, nógắn liền với cơ cấu tài chính doanh nghiệp Rủi ro này thể hiện ở việc doanhnghiệp sử dụng không hợp lý nguồn vốn vay, dùng nguồn vốn vay trung dàihạn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư vốn lưu động dẫn đến mat cân đối tàichính, mat khả năng chi trả Đây là loại rủi ro thường gặp ở một số doanh

nghiệp trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác thuộc về khách hàng vay như khách

hang sử dụng vốn sai mục đích, hoặc khách hàng cé tình lừa đảo ngân hàng như lập hồsơ giả, làm giả giấy tờ tài sản thế chấp đề vay tiền ngân hàng

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 11

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

1.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên khách quan như trên, rủi ro tín dụng còn xảy ra do 3

nguyên nhân chủ quan chính sau:

- Do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị:

Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong kinh doanh khi môi trường kinhdoanh ngày càng được quốc tế hoá và cạnh tranh quyết liệt như ở nước ta hiện nay.Nhiều nhà quản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, chưa được đảo tạomột cách cơ bản, không nắm bắt nhanh kịp thời thông tin thay đổi, thiếu bản lĩnh trongđiều hành, chưa am hiéu pháp luật, bố trí nhân sự không phù hợp với trách nhiệm, thiếutinh thần trách nhiệm dé xảy ra rủi ro tin dụng

- Rủi ro do cán bộ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vu:

Quy trình cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay là tương đốiđầy đủ, phù hợp với cơ chế thị trường và quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toànvốn vay cho tô chức tín dụng Tuy nhiên, khi thực hiện cho vay vì nhiều lý do khácnhau mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua các quy trình nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm soáttrong nội bộ ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế từ việc thâm định cho vay đến việcbảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở thư tín dụng

- Rủi ro do nhân viên ngân hàng thái hoa về đạo đức, biến chat, tư lợi:

Một số trường hợp cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng cấu kết với khách

hàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay

đó là rất cao Không phải do trình độ năng lực yếu kém, không đủ sức thấm định độ tin

cậy của dự án hay phương án xin vay mà đo tư lợi, đạo đức phẩm chất của một số cánbộ ngân hàng có chiều hướng thái hoá biến chất Mặc dù luật pháp, quy chế nghiệp vụvà những ràng buộc khác có chặt chẽ đến đâu họ vẫn tìm cách vi phạm và rủi ro xảy ra.Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàngthương mại đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làmgiả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút

tiên ngân hàng.

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 12

Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương

mại với nhiệm vụ tận thu nợ, thực hiện việc bán lại các khoản nợ xấu, bán tàisản bảo đảm dé thu hồi nợ

Trích lập dự phòng rủi ro tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất do rủi ro tín dụng

theo quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/04/2005.

Xếp hạng tin dụng

Khái niệm xếp hạng tín dụng Mỗi tô chức tài chính định nghĩa “xếp hạng tín dụng” (hay còn gọi là xếp hạng

tín nhiệm) khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi đều bao hàm ý kiến đánh giá chất lượng

tín dụng hay khả năng trả nợ của chủ thé phát hành

Theo Standards & Poor’s, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro

tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách

day đủ và đúng han của một chủ thé phát hành, như một doanh nghiệp, mộtChính phủ hoặc một Ủy ban nhân dân Xếp hạng tín dụng cũng đề cập đến chấtlượng tín dụng của một khoản nợ riêng lẻ, như một trái phiếu doanh nghiệp hoặcmột trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương đối mà khoảnphát hành đó có thê vỡ nợ

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 13

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

- Theo Moody’s, xếp hang tín dung là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín

dụng và khả năng thanh toán nợ của một nghĩa vụ nợ riêng lẻ hoặc của chủ thểphát hành dựa trên các kết qua phân tích tín dụng cơ bản và thé hiện thông quahệ thống ký hiệu từ Aaa đến C

- Theo Viện nghiên cứu Nomura, xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện tại về mức

độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhàphát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó

Như vậy, có thể hiểu, xếp hạng tín dụng là các ý kiến đánh giá về chất lượng tíndụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi) của một đối tượngxếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đãđược xác định trước trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng xếp hạng đó

1.2.2 Đặc điểm xếp hạng tín dụng

Ta có thể rút ra một số đặc điểm chính của xếp hạng tín dụng như sau:

- Thi nhất, xếp hang tin dụng được: tiến hành dựa trên những thông tin thu thập

được từ những đối tượng được xếp hạng tín dụng và những nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy.

- _ Thứ hai, xếp hạng tin dụng không phải là một sự giới thiệu dé mua hay bán một

đối tượng nào đó, mà xếp hạng tín dụng chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh

giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức độ tín nhiệm của một đối tượng được xếp

hạng.

- Thu ba, két quả xếp hang tin dụng chi là một tiêu chi phục vu cho quá trình đưa

ra các quyết định và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, xếp hạng tín dụng là một nhân t6 quan trong, nhưng không thê thay

thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được xếp hạng tín dụng.

1.2.3 Đối tượng của xếp hạng tín dụng

Đối tượng xếp hạng có thé là một chủ thé phát hành (doanh nghiệp, Chính phủ,

Ủy ban nhân dân) hoặc một khoản vay riêng lẻ (một thương phiếu/ kỳ phiếu/ trái phiếu/

giấy nhận nợ của doanh nghiệp; một tín phiếu/ trái phiếu của Chính phủ/ chính quyền

địa phương).

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 14

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Nó bao gồm thông sé, dữ liệu của các doanh nghiệp như: các thông tin tài chính

từ báo cáo tài chính của DN, các thông tin phi tài chính (kinh nghiệm của ban quản lý,

môi trường kiêm soát nội bộ, sự phụ thuộc vào các đôi tác)

Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản lànguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ Cơ sở của xác

suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của doanh

nghiệp, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được

Xếp hạng khoản vay dựa trên cơ sở xếp hạng người vay và các yếu t6 bao gồmtài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, tổng mức du nợ tại các tô chức tín dụng, năng lực tài

chính Rui ro của khoản vay được đo lường băng xác suât rủi ro dự kiên.

1.3 Một số phương pháp xếp hạng tín dụng trên thế giới

1.3.1 Mô hình toán học

1.3.1.1 Chỉ số Z của Edward I.Altman

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng dé xếphạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ củakhách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng Đại lượng Z là thước đotong hop dé phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tô tài chínhcủa người vay (Xj) Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sởsố liệu trong quá khứ Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:

10

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 15

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

X5 = Doanh thu/ tông tài sản

Như vậy, với số Z càng cao có nghĩa là vốn lưu động ròng, lợi nhuận, doanh thucàng lớn so với tổng tài sản và thị giá cổ phiếu càng lớn so với giá trị nợ dài hạn thìngười vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại Điều này là một căn cứ khách

quan dé qua đó xếp hang các khách hàng theo mức độ nguy cơ vỡ nợ Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng Theo tính toán và thực tế cho

thấy:

- Nếu Z>2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.- Néu 1,81 < Z< 2,99: Doanh nghiệp năm trong vùng cảnh báo, có thé có nguy

cơ phá sản.

- Nếu Z.< 1,81: Doanh nghiệp nam trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thểđiểm Z cho từng khoản vay Ngoài ra, sự biến động của điểm số Z đã dự báo khả năngchuyền đổi hạng tín nhiệm của khách hàng

Phát triển mô hình này Altman đã xây dung các hàm phân biệt Z’ và Z” phù hợphơn cho hầu hết các ngành cụ thẻ là:

Z' = 6,56X1 + 3,26X2 +6,72X3 +1,05X4

Với công thức nay, theo tính toán va thực tế cho thấy:

- Nếu Z’ >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá san.- _ Nếu 1,2 <Z’ < 2,6: Doanh nghiệp nam trong vùng cảnh báo, có thé có nguy cơ

Trang 16

Có thé thấy răng đây là một mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên

cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tô ảnh hưởng Mô hình này có những ưu điểm:

- Ky thuật do lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.- M6 hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố dé

lượng hoá xác suất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được các nhược điểm của

mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng

tại các ngân hàng thương mại.

- M6 hình điểm số Z đã góp phan tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các ngân

hàng đối với từng doanh nghiệp vay vốn.- M6 hình còn thê hiện: tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến

chủ quan của các cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàngvay có rủi ro và không có rủi ro Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông tin đầy đủcập nhật của tất cả các khách hàng Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều kiệnnền kinh tế thị trường không đầy đủ

1.3.1.2 Chí số Zeta

Zeta là một chỉ số được Altman cải tiễn từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với dữ liệutài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phá

sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở di trước khi phá san Vi tính độc

quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách day đủ các trọng số của môhình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:

X1 =EBIT/Téng tài sản

12

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 17

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các

biến số của Zeta

X2 = Mức ôn định thu nhập- Chi tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của XI trong vòng 5 đến 10

năm Rui ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thunhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt

- _ Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài biến số

tương tự dé đo lường những rủi ro có thé xảy ra đối với công ty Những biến số

này có ý nghĩa nhưng nó không được đưa vào mô hình.

X3 =EBIT/LãI vay

- Ty số nay được chuyển sang thước do log cơ số 10 dé chuân hóa và làm cho

khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn.- _ Lãi vay bao gồm lãi phải trả cho các tài sản thuê ngoài

X4 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sảnX5 = Tài sản lưu động/Tổng tài sảnX6 = Vốn cô phần thuong/Téng vốn

- _ Vốn cô phần thường được tính bằng giá tri thị trường bình quân trong thời gian

phân phối của biến.- M6 hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng và phát triển thành các

mô hình khác để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ ron thần

kinh, mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường

13

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 18

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

1.3.2 Phương pháp chuyên gia

1.3.2.1 Phương pháp xếp hạng của Fitch

Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích địnhlượng Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm Mục tiêuchủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng dé đánhgiá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với cácdoanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng Thêm vào đó,

phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch ban dé đánh giá khả

năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh

doanh Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vịthế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán

- _ Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong bối cảnh chung

của ngành mà nó hoạt động Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mứccao, đòi hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không 6n định thì rủi ro vốn có sẽ lớnhơn các ngành ôn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao,nhu cầu có thể dự báo dễ dàng

- _ Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mi những rủi ro và cơ hội có thé tác

động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật - Vi thế công ty: một vai nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất hiện các sản phamthay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán Dé duy tri vị thế củamình các công ty phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp

14

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 19

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

các khu vực, đa dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốt chi phí sảnxuất

- _ Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị thường mang

tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính Nên người ta thường thông quacác chỉ tiêu tài chính dé làm thước do năng lực ban quản trị, điều này sẽ khách

quan và dé so sánh hơn Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị thông

qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả

hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường - Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách kế toán như

nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao,nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình và kế toán ngoài bảng Sau đóđiều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp dé có thé so sánhvới các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế toán

Trong phân tích định lượng, Fitch nhân mạnh đến thước đo dòng tiền của thu

nhập, các khoản đảm bao va đòn bay Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp chodoanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài VàFitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích batkỳ một tỷ số riêng lẻ nào Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng vềdòng tiền, thu nhập, đòn bay và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng.Fitch cũng nhắn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạora thu nhập chưa tính đến đòn bay tài chính và được sử dụng phô biến trong quá trình

định giá.

1.3.2.2 Phương pháp xếp hạng của Moody’s và S&P

Moody’s Investors Service (Moody’s) va Standard & Poor’s (S&P) là 2 tổ chức tin nhiệm có uy tín va lâu đời tai Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh

Vực xếp hạng tín dụng trên thế giới Ngày nay, các tổ chức tín dụng này của Mỹ hoạtđộng trên các thi trường tài chính lớn và cả nhưng thị trường mới nổi trên toàn cầu Kếtquả xếp hạng tín dụng của các tổ chức này được đánh giá rất cao

15

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 20

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Phương pháp xếp hạng tín dụng của Moody's tập trung vào 4 lĩnh vực chính làđánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất

kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro va

kiểm soát nội bộ Đối với Moody’s xép hang chat lượng công cu ng dài han của doanhnghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C So với Moody's thì hệ thống ký hiệuxếp hạng công cụ nợ dài hạn của S&P có thêm ký hiệu r, nếu ký hiệu xếp hạng doanhnghiệp có kèm theo ký hiệu này có nghĩa cần chú ý những rủi ro phi tín dụng có liên

Baa2 Chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán Đầu tư

Caa2 Chất lượng kém Khả năng phá sản

Trang 21

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

1.3.3 Lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh

Machine learning (nhiều tác giả dịch là "học máy") là một lĩnh vực của trí tuệ

nhân tạo mà nó liên quan đến thiết kế và phát triển các thuật toán cho phép cải thiện

khả năng thực thi các chức năng dựa trên cơ sở dữ liệu Mục tiêu chính trong nghiên

cứu machine learning là đưa ra những mô hình có kết quả được tạo ra một cách tự độngtừ những quy luật hay kiêu mẫu từ đữ liệu Do đó, các mô hình này đòi hỏi phải có đữ

liệu dau vào lớn.

Lân cận gần nhất K là một trong số những thuật toán machine learning đơn giảnnhất Thuật toán này phân loại dựa trên phương pháp chọn những quan sát gần nhau

trong không gian véc tơ đa chiều của các biến độc lập thành một nhóm, mức độ gần

nhau của các quan sát phụ thuộc vào K K là một số nguyên dương và có đặc trưng là

nhỏ Tương tự đối với hồi quy, bằng cách phân giá trị của quan sát gần với trung bình giá trị của nhóm các quan sát nằm trong khoảng lân cận gần nhất K, giá trị của biến

nào càng gần mức trung bình thì tỷ trọng của nó càng lớn

Mạng nơron nhân tạo sử dụng nguyên lý tính toán song song bao gồm nhiều quátrình tính toán đơn giản được kết nối với nhau Trong mỗi quá trình này, các phép tínhđược thực hiện rất đơn giản, do một nơron đảm trách Nhưng chính những nơron đơngiản này lại có thé giải quyết được những nhiệm vụ rất phức tạp khi chúng được kếtnối, tô chức với nhau theo một cách hợp lý nào đó

Mạng noron thần kinh là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng mô hình dựbáo Mạng nơron thần kinh có thể bắt chước và nhận thức được các trạng thái thực đốivới dữ liệu đầu vào không đầy đủ hoặc dữ liệu với một số lượng biến rất lớn Kỹ thuật

này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không có công thức toán học nao được

biết dé miêu tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra Hon nữa nó hữu dụng khi

mục tiêu dự báo là quan trọng hơn giải thích.

Phương pháp xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng dựa trên lân cận gần nhất Kvà mạng noron thần kinh là rất tốt nhưng lại đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, các phương

pháp này cũng rat phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta.

17

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 22

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÉP HẠNG TÍN DỤNG Ở

VIỆT NAM 2.1 Các nguyên tắc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam tuân theo 3 nguyên tắc sau đây:Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tổ định tính và định lượng

Các chỉ tiêu liên quan đến xếp hạng gồm:

Các dữ liệu định lượng: là những quan sát được đo lường bằng số, các ditliệu được lay trên các báo cáo tài chính Vi du như những chi tiêu phi lợinhuận, chi phí trả lãi vay, von lưu động

Các dữ liệu định tính: là những quan sát không đo lường được bằng số.Trong tập dữ liệu định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loạinào đó Ví dụ như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh

doanh của công ty, sự đa dạng hóa hoạt động và các luật lệ, quy định.

Nguyên tắc 2: Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên — xuống”,

có nghĩa là phân tích từ các yêu tô vĩ mô ảnh hưởng đên công ty đên các yêu tô của bản thân công ty theo trình tự sau:

Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốcđộ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Sự ồn định về chính trị, chính sách tài

chính, sự mở cửa thi trường

Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị

trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hóa hoạt động và các luật

Trang 23

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

- Phan tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến

lược kinh doanh.

- Phan tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tông hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.

2.2 Các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính

Đây là các chỉ tiêu định lượng, được lây trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trêncác báo cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng lưu chuyền tiền tệ của doanh nghiệp

- _ Các tỉ số khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán tông quát.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nợ dài hạn.

+ + + + + Khả năng thanh toán lãi vay.

- Cac chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh:

Vòng quay vốn lưu động.Vòng quay tổng tai sản.Vòng quay hàng tồn kho

+ + + + Vòng quay các khoản phải thu.

- Các tỉ số phản ánh kết cấu tài chính:

+ Tisố tự tài trợ

+ Tỉ số nợ

- Các tỉ số phản ánh khả năng sinh lời:

+ Tỉ suất lợi nhuận doanh thu

+ Tỉ suất lợi nhuận của tài sản (ROA)

19

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 24

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

+ Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

2.2.2 Các chỉ tiêu phi tài chính

Đây là các chỉ tiêu định tính, nguồn của các chỉ tiêu này được lấy không phải

chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin này được thu thập từ

nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Dé xác định các chỉ tiêu này mộtcách chính xác đòi hỏi người xếp hạng phải có trình độ, am hiểu về một số lĩnh vựcnhất định

2.2.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, củasản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động Những lĩnh vực đang phát triển, có sư tăng

trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang

suy thoái.

2.2.2.2 Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tin dụng

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tô chức tín dụng có trảnợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không Khi doanh nghiệp luôn trả nợđầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng sửdụng vốn có hiệu quả

2.2.2.3 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai Tínhtoán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh,dự án đầu tư Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khảnăng trả nợ từ lưu chuyên tiền tệ sẽ lớn

2.2.2.4 Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp

Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khảnăng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh đây

20

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 25

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

là yếu tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo

có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo được niêm tin trong quan hệ với ngân hàng.

2.2.2.5 Các chỉ tiêu khác

Doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thé trong hoạt động kinh doanh, chịu sự tácđộng bởi rất nhiều các yếu tố từ bên ngoài như chính sách của nhà nước, nhà cung cấp,người tiêu dùng, sản phẩm thay thế, sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên những

doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài nhiều thì mức độ tín nhiệm sẽ thấp hơn so với

những doanh nghiệp có ít sự phụ thuộc hơn.

2.3 Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

2.3.1 Mô hình xếp hạng tín dụng của CIC

Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là tô chức

đầu tiên được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép triển khai đề án phân tích, xếphạng tin dụng doanh nghiệp từ năm 2002 theo quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN của

Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Mô hình sử dụng các thông tin để đánh giá xếp hạng trong các tài liệu sau: bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng, các

thông tin phi tài chính khác.

Việc đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bảngồm: chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn và đài hạn), chỉ tiêu hoạtđộng (vòng quay hàng tồn kho, kì thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản), chỉ tiêunợ (nợ phải tra/téng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ không đủ tiêu chuan/téngdư nợ của ngân hàng) và chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận sau thuế/doanh thu, lợi nhuận sauthuế/tổng tài sản)

Sau khi qua quá trình cham điểm tin dụng, kết quả xếp hang được đưa ra dưới

dạng chỉ tiêu điểm vời từng mức từ cao xuông thấp cụ thể như AAA, AA, A, BBB,

BB, B, CCC, CC, C.

21

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 26

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Bảng 2.1: Chỉ tiêu trọng số và thang điểm xếp loại của CIC

Các chỉ tiêu Trung Thang điểm xếp hạng

Sau

A |BỊC|LD D

Các chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1

Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1

Cac chỉ tiêu hoạt động

Luân chuyên hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1Ki thu tién binh quan 3 5 |4 |3 |2 | 1

Hệ số sử dụng tài sản 3 5 | 4 | 3 |2 L1

Các chỉ tiêu cân nợ

Nợ phải trả/Tổng tài sản 3 5 |4 |3 |2 |1Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 3 5 |4 | 3 |2 | 1

No quá hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn 3 5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu thu nhập

Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu 2 5 4 3 2 1Tổng thu nhập trước thué/Téng tai sản 2 5 4 3 2 1Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu 2 5 4 3 2 1

Bảng 2.2: Phân loại tín dụng doanh nghiệp của CIC

Loại Số điểm đạt được Đánh giá

AAA > 139 Tối ưu

Trang 27

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Bảng 2.3: Nội dung xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của CICKý hiệu xếp loại Nội dung

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao Khả năng tự chủ tài

AAA chính rat tốt Triển vọng phát triên lâu dài, tiêm lực tài chính

mạnh Lich sử vay trả nợ tốt Rủi ro tín dụng thấp nhất

Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triên vọng tốt đẹp Rủi ro thấp

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển Rủi ro tương đối thấp

Doanh nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả, tình hình tài

BBB chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính Rui

ro trung bình Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát trién.

BB Tuy nhiên có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có

những nguy cơ tiềm ẩn Rui ro trung bình Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài

AA

A

B chính thap, có nguy cơ tiềm ấn Rui ro tương đối cao

Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, năng lực quản lý CCC kém, khả năng tự chủ tài chính yếu, nguy co phá sản thấp, rủi

ro cao

cc Doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yêu kém,

thiếu khả năng tự chủ về tài chính Rủi ro cao

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính

C yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản

Rủi ro rất cao

(Nguồn: CIC)

Kết qua đánh giá xếp hang tin dụng chủ yếu được dùng dé cung cấp cho các tô

chức tín dụng làm cơ sở phục vụ việc cấp von của các tổ chức CIC sẽ làm nhiệm vụthống kê mức độ tín nhiệm của các cá nhân tổ chức có nhu cầu vay đối với việc thựchiện nghĩa vụ nợ quá khứ và hiện tại về việc chi trả gốc và lãi của các tổ chức và các

nhân vay vôn từ đó các ngân hàng và tô chức tín dụng làm cơ sở cho vay.

Mặc dù quy mô doanh nghiệp được phân loại rat cu thé nhưng vẫn chưa đủ déđánh giá hợp lý mức độ tín dụng của doanh nghiệp Hệ thống xếp hạng của CIC không

23

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 28

dung dựa trên 11 chỉ tiêu tải chính do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành trong

quyết định 57/2001/QĐÐ-NHNN về đánh giá xếp hạng tin dung

Mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính đánh giá theo 3 quy mô (quy mô lớn, vừa và nhỏ).

Việc phân chia quy mô theo từng doanh nghiệp được căn cứ trên một bang cham điểm quy mô doanh nghiệp được ngân hàng đưa ra bao gồm các tiêu chí được đánh giá như:

nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách nhà nước

Bang 2.4: Thang điểm cham theo quy mô doanh nghiệp của Vietinbank

Tiêu chí Trị số Điểm

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30Từ 40 đến dưới 50 tỷ đồng 25

Nguồn vốn | Từ 30 đến dưới 40 tỷ đồng 20

kinh doanh | Từ 20 đến dưới 30 tỷ đồng 15

Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 10Dưới 10 ty đồng 5

Từ 1500 người trở lên 15

Từ 1000 đến dưới 1500 người | 12

Từ 500 đến dưới 1000 ngườiTừ 100 đến dưới 500 ngườiTừ 50 đến dưới 100 người

Dưới 50 người Lao động

m1 G2} OV] \O

24

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 29

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40Từ 100 đến dưới 200 tỷ đồng | 30Doanh thu | Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng 20

thuần _ | Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 10

Từ 5 đến dưới 20 tỷ đồng 5Dưới 5 tỷ đồng 2Từ 10 tỷ đồng trở lên 15

Từ 7 đến dưới 10 ty đồng 12 Nộp ngân | Từ 5 đến dưới 7 tỷ đồng

sách Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồngDưới 1 tỷ đông —|t©›|O|I`C

(Nguồn: Vietinbank)

Căn cứ trên thang điểm thì kết quả xếp hang theo quy mô doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.5: Xếp loại doanh nghiệp theo quy mô của Vietinbank

Điểm Quy môTừ 70 — 100 điểm LớnTừ 30 — 69 điểm VừaDưới 30 điểm Nhỏ

(Nguồn: Vietinbank)

Đối với từng quy mô khác nhau, việc chấm điểm được phân chia thành 5 mức

điểm 100, 80, 60, 40 và 20 cho từng quy mô khác nhau; trong đó đánh giá xếp hạng

được phân thành 4 nhóm ngành lớn như ngành nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại dịch

vụ; công nghiệp và xây dựng Và mỗi nhóm chỉ tiêu phi tài chính cũng được phân

thành 5 mức như trên, nhưng trong từng nhóm chỉ tiêu lại bao gồm 5 chỉ tiêu chỉ tiếtvới mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 Tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với

trọng số sẽ là kết qua dé xếp hạng Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính được đưa ra khá chi

tiết trong mô hình đánh giá gồm: lưu chuyên tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy

tín giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác

25

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 30

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

Trong các chỉ tiêu phi tài chính này, Vietinbank phân chia doanh nghiệp theo 3

nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có

vôn đâu tư nước ngoài, từ đó đưa ra các mức trọng sô đôi với từng chỉ tiêu và từng

nhóm doanh nghiệp phù hợp với hoạt động của Vietinbank Dựa vào các trọng số đượcđưa ra, hệ thống sẽ tính toán tổng điểm cho các chỉ tiêu phi tài chính Sau đó, sẽ kết

hợp với mức điêm ở các chỉ tiêu tài chính đê đưa ra mức châm điêm cuôi cùng.

Sau quá trình chấm điểm doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tổng kết mức điểm củacác doanh nghiệp và phân chia doanh nghiệp theo các mức khác nhau đối với từng mứcđiểm đạt được và từ đó đưa ra quyết định cho nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp

Bảng 2.6: Thang điểm xếp hạng khách hàng và cấp tín dụng của Vietinbank

Loại | Số điểm đạt được Cấp tín dụng

AA+ >= 401 Đáp ứng tôi đa nhu câu tín dụng tùy thuộc vào phương

án bảo đảm cho khoản tín dụng

AA 351 - 400 Đáp ứng tôi đa nhu câu tín dụng tùy thuộc vao phương

án bảo đảm cho khoản tín dụng

AA- 301 - 350 Dap ung toi da nhu cau tin dung tuy thudc vao phuong

an bao dam cho khoan tin dung BB+ 251 - 300 Cap tin dung với hạn mức tùy thuộc vào phương án

bảo đảm tiên vay BB 201 - 250 Có thê cap tin dung nhung phải xem xét kỹ lưỡng hiệu

quả phương án vay von va bảo đảm tiên vay BB- 151 - 200 Không khuyên khích mở rộng tín dụng mà tập trung

thu nợ

CC+ 101 - 150 Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

CC 51 - 100 Từ chối cấp tin dụng hoặc ngừng cấp tín dụng CC- 0-50 Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng C <0 Từ chối cấp tin dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

Trang 31

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

2.4 Nhận xét về các phương pháp xếp hạng tín dụng

Xét với mô hình xác suất tuyến tính, mô hình có những hạn chế như: sai số hồi

quy không phân phối chuẩn, phương sai thay đôi, không thỏa mãn điều kiện cơ bản của

xác suất trong khoảng (0;1), tác động biến không đổi trong khi bản chất của mô hìnhxác suất là tác động biến thay đổi theo từng giá trị của biến độc lập

Mô hình mạng noron thần kinh tuy rất tốt nhưng nó lại đòi hỏi dữ liệu đầu vàolớn mà phương pháp lại rất phức tạp và chưa phổ biến tại nước ta

Đối với mô hình tại CIC và Vietinbank, nó có ưu điểm là phân loại chỉ tiếtdoanh nghiệp theo nguồn vốn, doanh thu, ngân sách, quy mô, như vậy sẽ xếp hạngđược chỉ tiết và chính xác Chính vì thế việc phân loại là bước cơ bản ban đầu quantrọng mà lại rất phức tạp, nếu việc phân loại bị nhằm lẫn dễ dẫn đến sự sai lệch trong

Trang 32

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC

TRONG VIỆC XÉP HANG TÍN DUNG MOT SO DOANH

NGHIỆP NIÊM YÉT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Khái quát lý thuyết mô hình Logistic

Mô hình Logistic là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả, chinhận 2 giá trị là 0 hoặc 1 Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tếnói chung và rủi ro tín dụng nói riêng Trong phạm vi chuyên đề, ta ứng dụng mô hìnhlogistic dé xếp hạng tín dụng cho các doanh nghiệp

Trong mô hình, cau trúc dữ liệu như sau:

- Biến phụ thuộc: Y là biến nhị phân chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1

- Biến độc lập: X; có thể liên tục hoặc rời rạc

Trong đó, xác suất Di dé Y nhận giá tri bằng 1 xác định như sau:

Tiếp theo là các bước biến đổi, giải hệ phương trình, quá trình lặp dé ước lượngÔ (chi tiết xem trong giáo trình Kinh tế lượng - chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Dong,

PGS.TS Nguyễn Thị Minh)

28

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 33

Phương trình này dùng để kiểm nghiệm lại các ô, Như vậy trong mô hình

chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của X, đến Y mà đến xác suất để Ynhận giá trị bằng 1 hay kì vọng của Y

Ảnh hưởng của X, đến p; được tính như sau:Op, exp(X 8

———=———————— ^ = 1— ;

Ox, (1+exp(X,B)) Pr = Pil PP

3.2 Sử dung mô hình Logistic xếp hạng tín dung một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1 Thu thập số liệu

Công việc thu thập số liệu là công việc đầu tiên cần làm và cũng rất quan trọng.

Trong phạm vi chuyên dé, em cần tìm hiểu về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của

các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tuy nhiên, việc có thé tìm ra được

các chỉ tiêu phi tài chính của các doanh nghiệp qua mạng là rất khó khăn Vì thế trong

chuyên dé em xin chỉ tìm hiểu, phân tích các chỉ tiêu tài chính va lay nó là bộ số liệu dé

xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp

Bộ số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2012 và 2013 của 100 doanh

nghiệp niêm yết trên san chứng khoán.

29

SV: Đã Ngọc Tùng Lop: Toán Tài Chính 52A

Trang 34

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Trần Trọng Nguyên

3.2.2 Lựa chọn biến số

Biến phụ thuộc: Y là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trong đó:

Y =0 nếu không có nợ không đủ tiêu chuẩnY = 1 nếu có nợ không đủ tiêu chuẩn

Biến phụ thuộc:

XI: Khả năng thanh toán nhanh

X2: Khả năng thanh toán ngắn hạn

X3: Kì thu tiền bình quân

X4: Hệ số nợ tổng tài sảnX5: Hệ số nợ vốn cô phầnX6: Vòng quay hàng tồn khoX7: Vong quay von lưu độngX8: Hiệu quả sử dụng tổng tài sảnX9: Tỉ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

X10: ROA X11: ROE

Bang 3.1: Công thức tinh và kì vọng dau của các chỉ tiêu tài chính

Biến Công thức tính Kì vọng dấuXI | (TiềntKhoản phải thu)/Nợ ngắn han -

X2 | Tai san ngan han/No ngan han X3 | Khoản phải thu/Doanh thu thuần

-X4_ | No phải tra/Téng tài sảnX5 | Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữuX6 | Doanh thu thuan/Hang tồn khoX7 | Doanh thu thuan/Tai sản ngắn han -

X8 | Doanh thu thuan/Téng tài sản

X9 | Lợi nhuận sau thué/Doanh thu thuần

-30

SV: Đã Ngọc Tùng Lóp: Toán Tài Chính 52A

Ngày đăng: 26/09/2024, 03:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w