1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu chứng khoán của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA THONG KE

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

Tén dé tai:

PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG TOI GIA

CO PHIEU CHUNG KHOAN CUA CAC CONG TY NGANH

Trang 2

CHƯƠNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VE GIÁ CHUNG KHOÁN VÀ CAC NHÂN TO ANH HƯỞNG -22:-222222222tt22 E22 8

1.1 Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán - 2-55: 8

1.1.1 Khai niệm thị trường chứng khoán - - 5 +5 <5<+++<s++ 8

1.1.2 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán 81.1.3 Chức năng của thi trường chứng khoáắn -.- - -« - 9

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 10

1.1.4.1 Nguyên tắc trung Gidn ceecceccecsessesssessessesseessessessesssessessessessesseeses 10 1.1.4.2 Nguyên tắc đấu giá cecceccescescescesessesseesessessessesssssseeseeseesesessssasees 10 1.1.4.3 Nguyên tắc công khái s-©-cc5ccScxcScceEkerkrsrkerreerkesree 11 1.1.5 Cac chủ thé tham gia thị trường chứng khoán 11

1.1.5.1 Chủ thể phát Ranh cescecccccccscessesseessessesseeseessessessesssessessesssssesseeses 11

1.1.5.2 NRG AGU ẻnn 12

1.1.5.3 Cơ quan quản lý thị truOng cccccccccscccccceseesseeseeeeesseesseeseeeseeeees 13

1.1.5.4 Các tổ chức cung ứng dịch vụ trên thị trường chứng khoản 14 1.2 Những van đề chung về cỗ phiếu và giá trị cổ phiếu thường 16

1.2.1 Tổng quan chung về cỗ phiếu -2- 2-55 22cz+zz+zxcrez 16

8N CỔ nố.ốố 16

Z8 PRG OGL nốe 16

1.2.2 Giá trị cỗ phiếu 2 2s SE 2 1E 171211211271 11 2111 re 17

1.3 Tong quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới giá cỗ phiếu

Trang 3

1.3.1 Ti 1é lam phat êĂ.""Ồ 18

1.3.2 Tỷ giá hối đoái -2-25- 52 2x22 2 21221211212 19 1.3.3 Hệ số giá trên thu nhập - 2-2 2 2+Ee+EeEEeExeExerxrrxee 19

1.3.4 Lãi trên cỗ phiếu - 2 22+SE+EEeEE2E2EEEEEEEEEEEEEEerkerkee 20

1.3.5 Giá dầu thô thế giới -2- 2222 +e2E2EE2EEeEErerkrsrkerrre 20

I3: 8a -43 21

1.3.7 Vốn chủ sở hữu 2- 25t 2 2221211211221 crk 21 1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2-2 2+ + x+£EtzEzrzrxrrxrres 23

1.4.1 Biến phụ thuộcc 2-2 ¿St E2 2112121111111 re, 23

1.4.2 Biến độc lập - ¿72-5222 2 2 2212121121121 ceexe 23

1.4.2.1 Tỷ lệ lạm phat cccsccccessessesscsssessessesssessessessssssssessesssessessessesssesseeses 23

1.4.2.2 Tỷ giá hồi MOL 5-5 5S EtEEEEEEE1112121121111111 11x re, 24 1.4.2.3 Hệ số giá trên thu nhập - ©2255: ©7xc2c+‡cxecxrsrxerreerkesree 24 1.4.2.4 Lãi trên cổ phiÏỄH - + 5£ ©t‡EkeEvEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrres 25

1.4.2.5 Giá AGU thô thé giới . -©22©5e+ce+EEcEEcEEEEEerErrkrrrkrrkervee 25

ID ĐÀN, a1 26

1.4.2.7 Vốn ChU sở hiữu -©52-55c©5S2S£‡EEcSEEEEEEEEEEErErkrrreerkesree 26

1.5 Phương pháp nghiên €Ứu - sàng 27

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu - 2-2 5s s+cx+zzzzez 27

1.5.2 Phương pháp phân tích - Ăn 27

1.5.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả - 5s s52 27

1.5.2.2 Phương pháp phân tích twong Quan S-cS<<S<xss+2 28

1.5.2.3 Phương pháp ước lượng (NOi qMJ) - 5c c+csecs+cs+xzes 28

1.5.2.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hìnhh -«-ccccc<s se 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG TỚI GIÁ

CÓ PHIẾU CHUNG KHOAN CUA CÁC CÔNG TY NGANH DAU KHÍ NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOÁN - 32

2.1 Đặc điểm ngành dầu khí Việt Nam cccccccccccccsessesseessessesseeseesseeees 32

Trang 4

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành Dầu khí 32 2.1.2 Đặc trưng ngành dầu khí 2 sz+x++zx+zx+erxeszxez 34 2.1.Thực trạng giá biến động giá cỗ phiếu thường của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2017-2021

" 35

2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán 37

"¡on nn 372.2.2 Tý giá USD/VND (EX) - 22c 2s 2E E221 crkerrke 38

2.2.3 Hệ số giá trên thu nhập (P/E) - 22 2+ x+£xzEezxerxerxee 39

2.2.4 Lãi trên cỗ phiếu (EPS) 2-2-5522 cEeExerErrrrrkerveee 40 2.2.5 Giá dau thô thé giới (OILPIRICE) 2-5 s25s+csz£zcze2 4I

2.2.6 Lãi suất (INTERRESTT) - 2S seEE‡E EEEEEEEEEEkerkerkerkerrei 42

2.2.7 Von chủ sở hữu (VCSH]) - St tk TkEEEEEExckerkerrkrei 43

CHƯƠNG 3 PHAN TÍCH ANH HUONG CUA CÁC NHÂN TO TỚI GIÁ MÃ CHUNG KHOAN CUA CÁC CÔNG TY DAU KHÍ NIEM YET TREN

THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM 0.00 cccsccsssesscsssesssesssessseeseesees 44 3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá mã cố phiếu chứng khoán của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam44

3.1.1 Kiểm định tính dừng 25s eEerkerrrrrrrrkerrees 44

3.1.2 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình 44

3.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến 2-2-5 22EcEeEEerErErrkerkeee 45

3.1.4 Kết quả phân tích hồi quyy 2: 5¿+¿+zx+zx+erxesrxez 46

3.1.4.1 Mô hình P(L c5 Ăn gi, 462 Y6 ai ôn e 473.1.4.3 M6 6.7 oan ốốố.ằ 48

3.1.5 Các kiém định khuyết tật của mô hình và khắc phục 49 3.1.5.1 Kiểm định tự twong Quan -c-5c©5sccc+ccckccterererrrerree 49 3.1.5.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi - 2-55: ©55- 49 3.1.5.3 KẾT QUG cececcescsssssessessessessessesssssssecsessessessesscsusssesussessessesucsucsscsseaes 50

Trang 5

3.2 Kết luận và hàm ý - 2-2 £+seSkeEEEEEE 2112112112171 11 111 1e xeC 51 3.2.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu -. - 22 5+55¿+55+¿ 51 3.2.2 Một số han chế của chuyên đề ¿5c sccsccxcczrezree 54

3.2.3 Một số hàm ý đưa ra từ kết quả nghiên cứu - 55

PHAN KẾT LUẬN - 2-5-5252 2E 2 2EE2E127171121122121 7121.211 Ecrxe 57 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22-5222 2EE2EEEEEESEECEEEEEEEerkrerkrrrree 58

Trang 6

LOI CAM ON

Trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp, em xin kính gửi lời cảm on tới Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và quý thầy, cô giảng dạy khoa Thống kê nói riêng Cảm ơn quý thay, cô đã rat tâm huyết, tận tình, chỉ bảo trong suốt quá trình em theo học tại trường Qua bốn năm với quỹ thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức hữu ích về chuyên ngành cũng như những kinh nghiệm quý báu mà thay,

cô đã truyền đạt.

Đặc biệt, em xin được bay tỏ long biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Trần Hoài Nam - giảng viên hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp đã chỉ day và góp ý, định hướng cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách chin chu nhất.

Rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý, phê bình từ phía thầy cô giúp

chuyên đề của em được hoàn thiện hơn Bởi trong quá trình nghiên cứu, do chưa

có nhiều kinh nghiệm và có những hạn chế về kiến thức, thời gian mà chuyên đề van còn tồn tại những sai sót và nhằm lẫn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hà

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam kết chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích các nhân tổ ảnh

hưởng tới giá cỗ phiếu chứng khoán của các công ty ngành Dau khí niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của

riêng em Có số liệu và kết quả đều chính xác và có nguồn gốc minh bạch do em thu thập và trao đối với giảng viên hướng dẫn dé đưa vào bài nghiên cứu Bên cạnh đó, trong chuyên đề có sử dụng một số tài liệu tham khảo nhưng đã được trích dẫn nguồn rõ ràng.

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực về kết quả được trình bày chưa được công bồ trong nghiên cứu nào trước đây.

Hà Nội, thang 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hà

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Tóm tắt một số nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá cô phiếu Bang 1.2 Bảng mô tả các biến trong nghiên cứu

Bảng 3.1 Kiểm định tính dừng của các biến

Bảng 3.2 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

Bảng 3.3 So sánh các kết luận nghiên cứu trước với kết quả chuyên đề

Trang 9

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Biến động giá các mã cổ phiêu theo năm trong giai đoạn 2017 - 2021

Biéu đồ 2.2 Biến động tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2021

Biểu đồ 2.3 Biến động tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2017 -2021

Biểu đồ 2.4 Hệ số giá trên thu nhập của 5 doanh nghiệp có biến động mạnh nhất

trong giai đoạn 2017 - 2021

Biểu đồ 2.5 Biến động lãi trên cổ phiếu của 4 doanh nghiệp có mã chứng khoán

la GAS, PXS, PXA, PXM từ 2017 - 2021

Biéu đồ 2.6 Biến động giá dầu thô thé giới (dau Brent) trong giai đoạn 2017 - 2021 Biểu đồ 2.7 Biến động của lãi suất tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 — 2021

Biểu đồ 2.8 Biến động vốn chủ sở hữu của 7 doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong giai đoạn 2017 - 2021

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lí do lựa chọn đề tài

Thị trường chứng khoán đã tái tao và phát triển từ rất lâu đời Như chúng ta có thê thấy thì chứng khoán có mối tương quan với quá trình huy động vốn của doanh nghiệp Chính vì vậy từ thuở xưa khi con người chưa tạo ra các loại phiếu giao dich chứng khoán thì việc trao đổi hàng hóa là chủ yếu Sau đó khi các thương nhân làm ăn lớn nhưng họ không có đủ vốn thì họ bắt đầu nghĩ ra việc huy động vốn từ những người khác Ban đầu chỉ là những loại giao dịch đơn giản như trao đổi trực tiếp, giấy viết tay, giấy ghi nợ nhưng sau khi trải qua một thời gian dài thì hình thức mới nhất là giao dịch bằng cổ phiếu, trái phiếu trên internet Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và đem lại nhiều nguồn lợi cho cả người huy động vốn, nhà đầu tư nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung Việt Nam sau khi trải qua thăng tram lịch sử thì kinh tế dần hồi phục và phát triển Vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán cũng đến Việt Nam và

gây ra những điều không nhỏ, cả tích cực lẫn tiêu cực Nó góp phần nâng tầm

giá trị kinh tế của Việt Nam trong thị trường kinh tế thế giới.

Dau mỏ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất, cũng là hàng hóa được trao đôi mua bán nhiều nhất trên thé giới Dầu khí đóng vai trò cần thiết cho ngành công nghiệp vì nó cung cấp một lượng lớn nhu cầu năng lượng cho thế giới, nắm giữ vị trí quan trọng trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế Theo thống kê, tỉ lệ phần trăm tiêu thụ trên toàn cầu đạt mức 33%, nó tiếp tục là nguồn năng lượng quan trọng nhất trên thé giới Minh chứng rõ hơn cho

tầm quan trọng của nó là sự thống trị của nó trong ngành vận tải khi mà có đến 94% tông số năng lượng được sử dụng Sự lên xuống của giá dầu mỏ có ảnh

hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của quốc gia nói chung và các nhà bán lẻ, người tiêu dùng, ngành sản xuất, các lĩnh vực giao thông công cộng tư nhân nói riêng Không những thế giá hàng hóa, thị trường chứng khoán, lạm phát và các khía cạnh khác cũng bi tác động một cách gián tiếp từ dau khí Chính vì như thế mà việc dự đoán giá mã cô phiếu của các công ty về xăng dầu luôn là một bài toán khó đối với các nhà đầu tư lẫn các nhà nghiên cứu.

Trên thế giới và Việt Nam vẫn đã và đang ton tại mối quan tâm về việc mã chứng khoán chịu tác động của những yếu tố nào, có biến động như thé nào va sẽ thay đổi như thế nào trên thị trường chứng khoán, nhất là đối với các công ty hoạt động về ngành công nghiệp năng lượng Có rất nhiều nghiên cứu trước

đó đã phân tích vê van đê này nhưng van có một sô khía cạnh chưa được làm

Trang 11

rõ, chính vì thế mà em chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cô phiếu chứng khoán của các công ty ngành Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” dé làm chuyên đề tốt nghiệp của minh với mong muốn

tìm hiểu sâu hơn về sự thay đối của giá cô phiếu xăng dầu thông qua các nhân tố vi mô và vĩ mô cũng như đưa ra được những gợi ý cho các nhà đầu tư trên

thị trường chứng khoán.Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cô phiếu chứng khoán của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam

Nghiên cứu với 4 mục tiêu cụ thê là:

Một là, phân tích tình hình biến động của giá mã cổ phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2017

đến 2021

Hai là, xây dựng mô hình xem xét các nhân tô ảnh hưởng tới giá mã cô phiêu

của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ba là, phân tích tác động của các yêu tô đên giá mã cô phiêu của các công ty

ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bôn là, trên cơ sở nghiên cứu đưa ra một vài nhận định và lời khuyên cho

các nhà đầu tư.

3 Đối tượng — phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá mã cô phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yét trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

» Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng tới giá mã cỗ phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán

* Về thời gian: Nghiên cứu các giá mã cô phiếu từ năm 2017 đến năm 2021 » Về nội dung: tập trung nghiên cứu biến động giá các mã cổ phiếu từ các nhân tô ảnh hưởng từ vi mô đến vĩ mô.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

- Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu

là dữ liệu thứ cấp, được trích xuất từ trang web cophieu68.vn — website chuyên

thống kê các dữ liệu tài chính như giá, khối lượng, theo dõi khói giao dịch nước

ngoài của các cô phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt

Nam như HOSE, HNX, Upcom.

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

e Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các phương pháp thống kê mô ta như bảng thống kê, đồ thị thống kê, tính toán các thống kê mô tả, với

sự trợ giúp của phần mềm Excel dé phân tích đặc trưng của mẫu khảo

sát, làm rõ biến động giá mã cô phiếu của của các công ty ngành Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm.

e Phương pháp phân tích tương quan: thăm dò mối liên hệ tương quan giữa các yếu tô và giá mã cô phiếu của các công ty ngành Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

e Phương pháp phân tích hồi quy: xây dựng phương trình hồi quy, trên cơ sở phương trình hồi quy có thể ước lượng và giải thích được sự biến

động của biến phụ thuộc dựa vao sự biến động của các biến độc lập.

5 Kết cấu bài nghiên cứu

Chuyên đề chia làm 3 phần: lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

chung Trong đó, phần nội dung chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng

Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới giá cỗ phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới giá mã chứng khoán của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1

CO SỞ LÝ LUẬN VE GIÁ CHUNG KHOAN VÀ CAC

NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG

1.1 Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán

1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán tùy theo quan điểm mỗi người mà sẽ có những định

nghĩa, khái niệm riêng:

Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là một, đều là thị trường tư bản, cung cấp vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp Tuy

nhiên việc đồng nhất hai thị trường này đã bỏ qua tính thanh khoản của các công

cụ huy động vốn (cỗ phiếu, trai phiéu, vay, thuê mua, ).

Quan điểm thứ hai cho răng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là khác nhau khi mà phần lớn các nhà kinh tế nhận định: “Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một” Như vậy, thị

trường chứng khoán chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dải

hạn như Trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty.

Quan điểm thứ ba lại cho rằng: “Thị trường chứng khoán là thị trường cô phiếu”, hay là nơi mua bán các cô phần được các công ty phát hành ra dé huy

động vốn Quan điểm này xuất phát từ việc xem xét mức độ tác động của thị trường tới nền kinh tế khi có biến động thì cỗ phiếu ảnh hưởng mạnh hon.

Các quan điểm trên tuy đều có khác nhau song nhìn chung thị trường chứng

khoán được hiểu đơn giản là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán hay các

giấy tờ có giá Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc

ấn định trước.

1.1.2 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán

Nói về thì trường tài chính thì không thé không nhắc đến thị trường tiền tệ, bởi nó là thị trường được hình thành trước tiên do nhu cầu vốn và gửi tiết kiệm

của dân cư còn thấp, nếu có thì cũng chỉ là nhu cầu về vốn ngắn hạn Cùng với dòng chảy thời gian, nhu cầu ngày càng tăng cao, dẫn đến con người muốn có một nguồn vốn dai hạn dé đáp ứng nhu cầu, từ đó thị trường vốn đã ra đời Ban đầu hình thức huy động vốn là vay ngân hàng nhưng sau đó chính phủ và một số

doanh nghiệp đã huy động vốn bằng cách phát hành các chứng khoán Khi phát

Trang 14

sinh các chứng khoán có giá tri thì việc mua bán, trao đôi chúng là điêu tat yêusé xảy ra.

Thi trường chứng khoán được xem là đặc trưng co bản, là biểu tượng của nên kinh tế hiện đại Diễn biến của thị trường chứng khoán có thé giúp người ta do

lường và dự tính sự phát triển kinh tế Đến nay, thị trường chứng khoán đã có ở

hau hêt các nước có nên kinh tê phát trién.

Tuy nhiên, hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm Và không thê không kê đến các thị trường chứng khoán lâu

đời và quan trọng sau: thị trưởng chứng khoán New York (1792), thị trườngchứng khoán Tokyo (1878), thị trường chứng khoán London (1793)

1.1.3 Chức năng của thị trường chứng khoán

Thứ nhất, thị trường chứng khoán góp phần quan trọng trong huy động vốn đầu tư Nó cho phép chính phủ hay các doanh nghiệp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu như phát triển, mở rộng sản xuất, tăng sản lượng thông qua phát hành chứng khoán Không những thế nó còn giúp đây nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế bằng cách cung cấp các công cụ chuyên từ tiết kiệm sang dau tư và cho phép sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả Nhờ vào tính lỏng cao của các công cụ nay mà có thé tạo cơ hội cho việc tích tụ tập trung cũng

như phân phối vốn trung, dài hạn trong nền kinh tế Mặt khác, thị trường chứng

khoán còn là kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài

nhờ thị trường chứng khoán mà có thể nhận định được tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, tô chức kinh tế trong nước Việc mở rộng thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế dẫn đến các doanh nghiệp có thê huy động vốn rẻ hơn, tăng vốn đầu tư từ bên ngoài, cạnh tranh

mạnh mẽ và mở rộng cơ hội kinh doanh hơn trên thi trường ngoai nước.

Thứ hai, thị trường chứng khoán thúc đây việc sử dụng vốn từ các doanh

nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả hơn Nhờ quy định trên thị trường chứng

khoán buộc các doanh nghiệp khi muốn tham gia phải công bồ thông tin, báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư có thể phân tích và đánh giá mức độ tiềm năng của các chứng khoán Có thể hiểu rằng giá chứng khoán phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cần tính toán kĩ lưỡng trong việc huy động cũng như sử dụng vốn dé từ đó góp phan nâng cao hiệu qua kinh doanh sản xuất.

Trang 15

Thứ ba, thị trường chứng khoán góp phần thúc đấy tái phân phối công bằng

từ việc buộc các công ty gia đình phát hành chứng khoán ra ngoài, phân tán

quyền lực song van tập trung nguồn vốn dé phát triển kinh tế Nhiều nước tiến

xa hơn trong việc tiễn tới một xã hội công bằng và cởi mở hơn là nhờ bởi việc tăng cường sự giám sát của xã hội cũng tăng cường tầng lớp trung lưu Việc phân

tán tập trung quyền lực cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng giúp tăng hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu

và quản lý Doanh nghiệp ngày càng lớn, môi trường kinh doanh phức tạp hơn

thì kéo theo nhu cầu về quản lý một cách chuyên môn tăng lên.

Thứ năm, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai Gia chứng khoán của một công ty có thé phan ánh

được thực trạng hoạt động của công ty đó cũng như dự đoán tương lai Sự thay

đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kì kinh doanh Giá chứng khoán

và biến động của nó có thê phản ánh triển vọng tương lai của doanh nghiệp Nhờ

đó mà chính phủ cũng như các công ty có thể đánh giá đầu tư và phân bồ các nguồn lực của họ.

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

1.1.4.1 Nguyên tắc trung gian

Việc mua bán trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện qua các trung gian hay các nhà môi giới Các nhà môi giới sẽ thực hiện giao dịch theo yêu cầu từ khách hàng và được hưởng hoa hồng Mặt khác, các trung gian này còn cung cấp các loại dịch vụ khác, một trong số đó là cung cấp thông tin và tư vẫn trong việc đầu tư Theo nguyên tắc này, các nhà đầu tư không thể thỏa thuận trực tiếp với nhau để mua bán chứng khoán mà đều phải thông qua các nhà môi giới của mình dé đặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thong đề khớp lệnh.

1.142 Nguyên tắc đấu giá

Thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và bán, giá chứng khoán sẽ được hình thành Việc can thiệp vào xác định giá này là không thê đối với các thành viên tham gia thị trường Đấu giá có hai hình thức là trực tiếp và tự động.

e Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên san giao dịch và trực tiếp đấu giá.

10

Trang 16

e Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán Hệ

thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này,

chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất.

1.1.4.3 Nguyên tắc công khai

Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai Các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường được Sở giao dịch công bó Các doanh nghiệp niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính

định kỳ thường niên, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với doanh nghiệp, nắm

giữ cô phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cô đông đa số Mức độ công khai càng

minh bạch thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán 1.1.5 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

1.1.5.1 Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán, là những người cần tiền và huy động vốn bằng việc phát hành chứng khoán và bán cho những người kinh doanh chứng khoán hoặc các nhà đầu tư Các chủ thê phát hành bao gồm: chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, quỹ đầu tư.

a Chính phủ và chính quyền địa phương: là chủ thé phát hành các chứng khoán: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc Tư cách chủ yếu khi nhà nước tham gia thị trường

chứng khoán là người vay nợ.

b Doanh nghiệp: là chủ thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty Các doanh nghiệp được quy định hình thức và tiêu chuẩn phát hành khác nhau

dựa theo quy định của Luật chứng khoán mỗi nước.

c Quỹ đầu tư: là một tô chức tai chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền

nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cô phiếu, trái phiếu

tiền tệ, hay các loại tài sản khác Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư

thường được các quỹ này phát hành để đầu tư nhưng trái phiếu hay các

nguồn vốn khác thì không được phép Quỹ đầu tư được phân thành nhiều

loại khác nhau như:

> Quỹ đầu tư dạng công ty: phát hành cô phiêu dé huy động vốn Cơ cau

tổ chức cơ bản giống như một công ty cô phần Quỹ đầu tư dang công

li

Trang 17

ty phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và thường hoạt động ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển.

> Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: phát hành chứng chỉ quỹ dé xác nhận số vốn mà nhà đầu tư góp vào quỹ Các thành phần trong quỹ bao gồm

công ty quản lý quỹ, người lưu giữ tài sản của quỹ và nhà đầu tư 1.1.5.2 Nhà đầu tw

a Các nhà đầu tư cá nhân

Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi

tạm thời, tham gia thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Hướng tới lợi nhuận thì không thể không kể đến rủi ro, lợi nhuận càng cao thì

rủi ro càng lớn và ngược lại.

Dựa vào mức độ rủi ro ta có thé chia ra thành hai loại nhà đầu tư cá nhân là thận trọng và mạo hiểm Nhà đầu tư thận trọng là những người luôn né tránh rủi

ro, bảo thủ trong lựa chọn phương thức đầu tư Mục tiêu chính của họ là lợi

nhuận từ những chứng khoán có rủi ro thấp Trái lại các nhà đầu tư mạo hiểm lại

san sàng chấp nhận rủi ro cao dé đạt được lợi nhuận lớn Những người này thường đầu tư ngắn hạn và không gan kết với một loại chứng khoán nào trong

lâu đải.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cá nhân có thé được phân thành “investors” (các nhà đầu tư) và “traders” (các thương gia) Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai khái

niệm này là khoảng thời gian nắm giữ các chứng khoán Nhà đầu tư có xu hướng

năm giữ các chứng khoán trong khoảng thời gian dài thì các thương gia có xu

hướng ngược lại Ngoài ra trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư thường không có kế hoạch cụ thể Họ trông chờ vào sự tăng giá của các chứng khoán mà không

hề xây dựng chiến thuật đầu tư nào trong trường hợp thị trường đảo chiều Trái lại, các thương gia luôn có những mục tiêu cụ thể, kế hoạch cho những tình

huông có thê xảy ra.

b Các nhà dau tư có tô chức

Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường mua bán chứng khoán với số lượng lớn và một trong số các nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường không thể không kể đến là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm Ưu điểm của nhà đầu tư này là có thể

12

Trang 18

đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được đưa ra bởi các

chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm.

> Quỹ đầu tư: Hoạt động quan trọng nhất của quỹ là đầu tư Các quỹ thưởng đầu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản Nhân tố quan trọng góp phần khiến hình thức quỹ đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư là chi phí đầu tư Nhà đầu tư vừa và nhỏ thường phải tra chi phí đầu tư nhiều hơn một quỹ đầu tư trong việc thực hiện việc mua ban chứng khoán bởi chi phi đều liên

quan chặt chẽ với quy mô giao dịch Quy mô cảng lớn thi chi phí càng

thấp, chính vì vậy mà quỹ đầu tư chỉ chỉ tra chi phí ít bởi họ có quy mô

đâu tư lớn, trái với các nhà đâu tư nhỏ.

> Ngân hàng thương mại: Việc tham gia vào thị trường chứng khoán nhiều

hay ít là tùy thuộc vào mô hình ngân hàng đa năng hay ngân hàng chuyêndoanh ở môi quôc gia.

> Công ty chứng khoán: Tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu tư

có tô chức thông qua nghiệp vụ tự doanh Tự doanh là việc công ty chứng

khoán tự tiến hành các giao dich mua, bán chứng khoán cho chính mình > Công ty bảo hiểm: Một phan phí bảo hiểm thu được từ việc bán các hợp

đồng bảo hiểm được sử dụng dé dau tư vào các tài sản như trái phiếu, cỗ

phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác Từ đó, họ thanh toán

cho những khiếu nại đòi bồi thường theo các hợp đồng đã bán.

1.1.5.3 Co quan quản lý thị trường

a Cơ quan quản lý Nhà nước về thị trưởng chứng khoán

Chức năng của các cơ quan này là quản lý thông qua việc ban hành hay đề

nghị các cơ quan cấp trên, như Chính phủ, Quốc hội, ban hành các văn bản pháp luật định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường Trong các trường hợp khan

thiết trên thị trường, các cơ quan này có thé sử dung các hình thức khác dé can thiệp Cơ quan quản lý chuyên ngành đầy đủ của nhà nước trong lĩnh vực này là Uy ban chứng khoán với vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan dé

điều hành thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

b Các tố chức tự quan

Là các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán và được cơ quan quản

lý Nhà nước về thị trưởng chứng khoán phân cấp quản lý một số lĩnh vực trên

thị trường chứng khoán, trên cơ sở tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý

13

Trang 19

nhà nước Hai đặc điểm cơ bản ở các tô chức này là hoạt động nhằm phục vụ lợi ích chung và phải tự cân đối thu chi dựa trên các nguồn thu từ thị trường Thường

có hai hình thức tô chức tự quan:

> Sở Giao dịch chứng khoán

Là một pháp nhân được thành lập theo quy định pháp luật Cơ quan này chịu

trách nhiệm thực hiện tổ chức giao dịch chứng khoán của các công ty phát hành

chứng khoán đủ điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch, thực hiện vận hành thị

trường chứng khoán thông qua bộ máy tô chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phủ hợp với các quy định của

luật pháp và Ủy ban chứng khoán.

> Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác

hoạt động trong ngành chứng khoản, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích

cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trưởng Chức năng cơ bản là tập hợp các công ty chứng khoán dé có tiếng nói chung, góp ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước; đề xuất nguyện vọng của các thành viên đối với các chính sách của Chính phủ từ đó có thé bổ sung, sửa đổi các chính sách nhằm thúc đây sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Hiệp hội cũng là đầu mối thực hiện công tác đảo tạo nghiệp vụ cho các thành viên; đại diện cho các thành viên trong việc liên kết, tranh thủ sự tài trợ về kinh phi, chương trình đào tạo của các tổ chức quốc tế Hiệp hội có thé là tổ chức ban xây dựng, dé ra các quy tắc, nguyên tắc, quy chuẩn dao đức nghề nghiệp, giám

sát nội bộ, tránh cạnh tranh thiếu lành mạnh

1.1.5.4 Các tổ chức cung ứng dịch vụ trên thị trường chứng khoản

a Ngân hàng thương mại:

Tham gia việc tô chức cung ứng dịch vụ trên thị trường chứng khoán với vai

tro là ngân hang chỉ định thanh toán, ngân hang giám sát

> Ngân hàng chỉ định thanh toán thực hiện việc thanh toán các giao

dịch chứng khoán tại Sở giao dịch.

> Ngân hàng giám sát: bảo quản tài sản cho quỹ đầu tư, theo dõi sự tăng giảm của tài sản, định giá tài sản đồng thời với mục đích bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư ngân hàng còn làm nhiệm vụ giám sát kiểm tra hoạt động của các công ty quản lý quỹ.

14

Trang 20

b Công ty chứng khoán

Hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty chứng khoán bao gồm:

> Hoạt động mới giới chứng khoán: là hoạt động trung gian hay đại diện

mua bán chứng khoán cho khách hang dé hưởng hoa hồng

> Hoạt động bảo lãnh phát hành: là giúp doanh nghiệp phát hành thực

hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, phân phối chứng khoán và giúp bình 6n giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi

phát hành.

> Hoạt động tư vân dau tư: tư vân cho nha dau tư về thời gian mua ban,

năm giữ giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị

> Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: là một dạng nghiệp vụ tư vẫn mang tính chất tong hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền

cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một

chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc

yêu cầu.

c Công ty quản lý quỹ

Là tổ chức thực hiện quan lý quỹ đầu tư chứng khoán Hai hình thức tổ chức

của các công ty này là công ty cô phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Nhiệm vụ của công ty này là nghiên cứu đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu

tư, tài chính, từ đó hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các

công cụ tải chính.

d Công ty kiểm toán

Có vai trò quan trọng trong việc dam bảo tính minh bạch của các thông tin tai

chính được công bô, xác thực tính chính xác của các báo cáo tài chính.

e Công ty đánh gia hệ sô tín nhiệm

Là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá về khả năng thanh toán nợ của các nhà phát hành các công cụ nợ Hệ thong các ky hiệu được các công ty này đưa ra nhăm mục đích thuận lợi trong việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm Các ký hiệu này được biểu diễn bằng các số hoặc chữ cái, tùy thuộc vào

quy định của từng công ty xếp hạng.

15

Trang 21

1.2 Những vấn đề chung về cỗ phiếu và giá trị cỗ phiếu thường 1.2.1 Tổng quan chung về cỗ phiếu

1.2.1.1 Khái niệm

Là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản

hoặc vốn của một công ty cô phần, được phát hành dưới dạng bút toán ghi số

hoặc chứng chỉ Nó là công cụ tài chính, có thời hạn thanh toán là vô hạn Người

năm giữ nó được coi là chủ sở hữu của công ty phát hành hay còn gọi là cổ đông.

1.2.1.2 Phân loại

a Theo tính chất lưu hành của cỗ phiếu

> Cổ phiếu được phép phát hành: là số lượng tối đa các cỗ phiếu có thê được phát hành của một công ty từ khi thành lập cũng như trong

suốt quá trình hoạt động Khi cần điều chỉnh số lượng cổ phiếu

được phép phát hành thì số lượt tán thành của các cô đông phải

chiếm đa số và điều lệ của công ty phải sửa đổi.

> Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và số tiền thu được từ chúng đã được doanh nghiệp thu về toàn bộ Số cô phiếu này ít hơn hoặc tối đa băng với số cổ phiếu được phép phát hành.

> Cô phiếu quỹ: là cỗ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tô chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình Doanh nghiệp có thê lưu giữ chúng một thời gian sau đó lại bán ra, tuy nhiên ở một số nước thì chúng phải bị hủy bỏ Do không phải

là cổ phiếu đang lưu hành nên nó không thé chuyên đổi thành cổ phần của công ty vậy nên chúng không được tham gia vào việc

chia lợi tức cỗ phần và không có quyền biểu quyết.

> Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, do các cô đông đang nắm giữ và đang lưu hành trên thị trường Chúng được xác

Trang 22

> Cổ phiếu ghi danh: là cô phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cô phiếu Chúng gặp bat lợi trong chuyển nhượng, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được chấp thuận của Hội đồng quản trị công

> Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu Chúng được chuyên nhượng tự do, không cần thủ tục pháp ly và chuyển

nhượng tên người sở hữu.

c Phân loại cô phiêu theo quyên lợi của người năm giữ

> Cổ phiếu thưởng: đại diện cho quyền sở hữu cổ phan cơ bản trong một công ty Cô đông năm giữ chúng được tham gia biểu quyết các van dé lớn của công ty cũng như bầu Hội đồng quản trị Cổ tức của chúng được trả khi chính sách chi trả cổ tức đã được thông qua và kết quả kinh doanh của công ty được công bố Sau khi thanh toán các khoản nợ và quyền lợi của cô phiếu ưu đãi thì số tiền còn lại sẽ chia cho cỗ đông nắm giữ loại cô phiếu này trong trường hợp công ty phá sản hay

giải thể.

> Cổ phiếu ưu đãi: là loại chứng khoán có đặc điểm của cả trái phiếu và cô phiếu phô thông Chúng có nhiều rủi ro hơn trái phiếu do chúng không phải là nợ Cô tức trên cô phiếu ưu đãi thường là một tỷ lệ phần trăm có định trên giá danh nghĩa của cô phiếu Với lý do đó mà chúng

nhạy cảm với các biến động lãi suất Giá cổ phiêu ưu đãi giảm khi lãi

suất tăng và ngược lại Cổ phiếu ưu đãi thường được trả cô tức trước

các cô phiêu thường và cô đông nắm giữ chúng thường không được biểu quyết bầu Hội đồng quản trị Ngoài ra chúng được thanh toán

trước các cô phiếu thường khi doanh nghiệp phá sản hay giải thê 1.2.2 Giá trị cỗ phiếu

Mệnh giá: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa, là giá trị được ghi trên cỗ phiếu và được công ty cổ phan ấn định Ở Việt Nam, mệnh giá của 1 cổ phiếu là 10.000 đồng (VND) Mệnh giá cô phiếu thưởng được sử dung dé ghi trên số sách kế

toán của công ty Chúng không mang lại giá trị thực tế cho nhà đầu do đó nó

không làm ảnh hưởng tới giá trị thị trưởng của cổ phiếu đó Thời điểm công ty phát hành cổ phiếu lần đầu huy động vốn thành lập công ty thì nó mới có ý nghĩa.

Giá trị số sách: là giá tri được suy ra từ việc xác định giá tri các tài sản của

doanh nghiệp trên một cô phiêu Giá trị sô sách trên một cô phiêu là giá trị của

17

Trang 23

toàn bộ tài sản được ghi nhận trên sô kê toán, trừ di tat cả các khoản nợ và không

tính đến lãi chia cho số cổ phiếu đã phát hành của công ty.

Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được biểu thị trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận trên thị trường Thực tế nó được

xác định bởi giao dịch trên thị trường giữa các mức giá mà người bán sẵn sàng

bán nó và giá mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.

Như đã trình bày ở trên, mệnh giá và giá trị sô sách của cổ phiếu chưa mang được tinh bao hàm hết giá trị của cổ phiếu, cho nên trong nghiên cứu này giá cô phiếu ở đây là giá trị thị trường của nó Dữ liệu nghiên cứu là dit liệu tính theo năm từ 2017 - 2021 nên giá cô phiếu ở đây là giá cuối năm hay giá đóng cửa của cô phiéu đó trên thị trường chứng khoán vào những ngày gần cuối cùng

của năm đó.

1.3 Tong quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng tới giá cổ phiếu

1.3.1 Tỉ lệ lạm phát

Theo học thuyết Fisher thì khi lạm phát tăng kéo theo sự tăng giá của dòng tiền chính vì thế mà các nhà đầu tư thường được hưởng lợi khi lạm phát tăng.

Chính vì thế mà tỷ lệ lạm phát và giá chứng khoán có mối quan hệ tích cực với nhau Trong một nghiên cứu về thị trường chứng khoán Anh của nhà nghiên cứu Firth (1979) cũng nhận thấy học thuyết Fisher là đúng khi mà giá chứng khoán có tương quan cùng chiều với tỷ lệ lạm phát.

Trái lại năm 1977, 2 nhà nghiên cứu là Fama va Schwert lai cho răng giữa

giá cô phiếu và lạm phát lại có mối quan hệ ngược chiều Cụ thể cho vấn đề

này là khi lạm phát tăng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, người dân thường có xu hướng mua những tai sản an toàn như vàng

hoặc ngoại tệ thay vì đi đầu tư, hệ quả dẫn tới sự giảm giá cổ phiếu.

Ở một khía cạnh khác thì Gjerde và Saettem (1999) lại cho rằng giữa lạm phát và giá cô phiếu khô có mối quan hệ nào Trong nghiên cứu có chỉ ra khi lạm phát

tăng, nhà dau tư tin rang lợi nhuận từ cô phiếu có thé bù đắp được lạm phát, dan

đến chang có sự xê dich nao trong thu nhập của họ bat ké là lạm phát có xảy ra.

Vì lẽ đó mà giá cô phiếu vẫn ở mức cũ mặc dù có sự biến động của lạm phát.

Năm 2001, Anari và Kolari lại cho rằng tương quan giữa lạm phát và giá chứng khoán cùng hay ngược chiều còn tùy thuộc vào khoảng thời gian nghiên

cứu Hai tác giả nghiên cứu và đưa ra kết luận rang nêu khoảng thời gian nghiên

18

Trang 24

cứu là ngắn thì mối quan hệ giữa giá cô phiếu và lạm phát là tương quan nghịch Trái lại nếu theo dài hạn thì chúng lại có tương quan cùng chiều.

1.3.2 Tỷ giá hối đoái

Năm 2012, khi nghiên cứu thị trường chứng khoản của Sri Lankan, Pakistan

và An Độ bằng phương pháp hồi quy, Aurangzeb cùng các tác giả khác đã cho rang mối quan hệ giữa ty giá hối đoái và giá có phiếu là mối tương quan cùng

chiều Lý do cho việc này là bởi khi tỷ giá tăng sẽ thu hút đầu tư từ nước ngoài

bởi cùng một số tiền nhưng khi đổi sang ngoại tệ chúng sẽ có giá trị lớn và có thé đầu tư được nhiều hơn ở đất nước mà họ đôi ngoại tệ, dẫn đến giá cô phiếu tăng Một lý do khác có thể ké đến là khi tỷ giá tăng, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổi từ thị trường ngoại hồi sang thị trường chứng khoán Cu thé trong

nghiên cứu này khi tỷ gia ngoại tệ tăng 1% thì thị trường chứng khoán tăng 0.1%.

Trái lại vào năm 1997, khi nghiên cứu thị trường chứng khoán Hàn Quốc thì hai nhà nghiên cứu Gautam Goswami và Sung - Chang Jung lại cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái va giá cổ phiếu là ngược chiều nhau Cụ thể trong nghiên cứu có viết, khi tỷ giá đồng Won tăng khiến hàng hóa xuất khâu bị ảnh hưởng tiêu cực còn nhập khẩu lại tích cực Hệ quả dẫn đến giá cô phiếu ngành xuất khâu giảm và ngành nhập khâu tăng Khi đó khi đồng Won mất giá thì tăng xuất khẩu hàng hóa từ đó giá cổ phiếu tăng.

1.3.3 Hệ số giá trên thu nhập

Trong nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Khan và Amanullah (2012) đã

cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa hệ số giá trên thu nhập với giá cổ phiếu Cụ thể hơn, khi các tác giả dùng phương pháp hồi quy bội và phân tích

tương quan trên 34 công ty ở 34 lĩnh vực khác nhau trong khoảng thời gian từ

2000 — 2009 đã cho thấy khi P/E tăng đồng nghĩa với việc giá cô phiếu cũng

tăng và ngược lại.

Năm 2013, trong nghiên cứu thời gian từ 2007 — 2012 về 100 công ty trên

thị trường chứng khoán National Stock Exchange của hai nhà nghiên cứu

Malhotra và Tandon cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa hệ số giá trên thu nhập

và giá cô phiêu là cùng chiêu nhau.

Ở một nghiên cứu khác, về các yếu tố quyết định đến giá cô phiếu của các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman trong khoảng

thời gian từ 2005 — 2011 Dr Mohammad Abdelkarim Almumani (2014) đã chỉra răng hệ sô gia trên thu nhập tác động cùng chiêu đên giá cô phiêu.

19

Trang 25

1.3.4 Lãi trên cổ phiếu

Với phương pháp phân tích hồi quy đơn giản trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi trên cô phiếu và giá cô phiếu vào giai đoạn 2005 - 2010, Uddin, Reaz, Zahidur Rahman và Rajib Hossain (2013) đã cho thay mối quan hệ này là cùng chiều và EPS là nhân tố quyết định mạnh mẽ tới sự biến động của giá chứng

Năm 2008, Chang và cộng sự cũng nhận định rằng có mối tương quan đồng

liên kết giữa EPS và giá cô phiếu trong dài hạn và cũng nhận định thêm rằng đối với các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp thì ảnh hưởng của EPS đến giá

cô phiêu là nhỏ và ngược lại.

Khi nghiên cứu dữ liệu ở thị trường chứng khoán Nigeria thì Somoye và cộng

sự (2009) cũng cho thay EPS là nhân tố quyết định tới giá cổ phiếu 1.3.5 Giá dầu thô thế giới

Nghiên cứu của Irene Henriques và Perry Sadorsky (2007) đã chỉ ra rằng có mỗi tương quan giữa giá dầu thô và giá chứng khoán của các công ty năng lượng

thay thế Dựa vào mô hình VAR các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù được ước tính trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng sự biến động của giá

dau, giá cổ phiếu công nghệ và lãi suất đều có tác động trong việc giải thích các chuyên động của giá cô phiếu của các công ty năng lượng thay thế.

Nghiên cứu của Leila Dagher và Sadika El Hariri (2013) tìm hiểu về tác động của cú sốc giá dầu thế giới tới thị trường chứng khoán Lebanon Bài viết này

điều tra các mối liên hệ tác động giữa giá dầu và thị trường chứng khoán, còn được gọi là mối quan hệ giá dầu với giá chứng khoán Trong khuôn khổ của VAR, tác giả kiểm tra các tương tác động giữa giá dầu Brent hàng ngày và giá cô phiếu của Lebanon Từ những bằng chứng mạnh mẽ được cung cấp bởi các

nghiên cứu hiện có răng tác động của cú sốc giá dầu khác nhau giữa các ngành, tác giả kiểm tra các cô phiếu được liệt kê trong lĩnh vực phát triển và tái thiết, Solidere A (SOLA) và Solidere B (SOLB), ngoài kho tổng hợp chỉ số (BSI) Đúng như dự đoán, tìm thay bằng chứng về giá dau Granger gây ra giá cô phiếu,

nhưng không có bằng chứng về mối quan hệ ngược lại.

Trong nghiên cứu mô hình tác động của giá dầu đối với giá cô phiếu Việt Nam

của 2 nhà nghiên cứu Paresh Kumar Narayan, Seema Narayan (2009) với chuỗi

dữ liệu gồm các biến giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá đầu WTI trong giai đoạn 28/7/2000 đến 16/6/2008 cho thấy giá dầu và tỷ giá hối đoái đều

20

Trang 26

có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đối với giá cô phiếu Cụ thể hơn, ta có thé thay rằng giá dầu tăng 1% sẽ làm tăng giá cổ phiếu lên khoảng 1,3% Kết qua này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Lutz Kilian và Cheolbeom Park (2003) nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu tới thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy phản ứng tiêu cực của giá cô phiếu đối với cú sốc giá dầu, thường được đề cập trên báo chí tài chính, chỉ được tìm thấy khi giá dầu tăng do cú sốc nhu cầu cụ thể của thị trường dầu mỏ chăng hạn như tăng nhu cầu phòng ngừa do lo ngại về sự sẵn có của dầu

thô trong tương lai.

1.3.6 Lãi suất

Nam 2009, khi điều tra xem có mối quan hệ nao giữa lãi suất và giá cổ phiếu

hay không, hai tác giả Mahmudul và Salah Uddin đã sử dụng dữ liệu cô phiếu từ

15 nước (Colombia, Jamaica, Nam Phi, Venezuela, Uc, Canada, Nhat, Mexico,

Tây Ban Nha, Chile, Đức, Malaysia, Y, Bangladesh, Philippines) và đưa ra két luận rang lãi suất có tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu trừ trường hợp của

Trong nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Khan và Amanullah (2012) đã

cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa lãi suất với giá cổ phiếu Cụ thé hơn, khi các tác giả dùng phương pháp hồi quy bội và phân tích tương quan

trên 34 công ty ở 34 lĩnh vực khác nhau trong khoảng thời gian từ 2000 — 2009

đã cho thấy khi lãi suất tăng đồng nghĩa với việc giá cô phiếu cũng giảm và

ngược lại.

1.3.7 Vốn chủ sở hữu

Ở nghiên cứu về phân tích tác động của các yêu tố bao gồm thu nhập trên mỗi

cô phiếu, ROE, lợi nhuận sau thuế đến giá chứng khoán trên thị trường chứng

khoán Malaysia trong thời gian từ 2001 — 2010 của Khan và cộng sự (2011) đã

cho thấy lợi nhuận sau thuế, ROE có tác động cùng chiều với giá cô phiếu.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của Jajang Badzuraman (2020) dựa trên bao

cáo tài chính năm 2018 ở 57 công ty phát hành về phân tích ảnh hưởng của EPS và ROE đến giá cô phiếu đã cho thấy mối tương quan nghịch giữa ROE và giá cô phiếu.

Mà ROE=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Từ đây có thê suy ra mối

tương quan giữa vôn chủ sở hữu và giá cô phiêu.

21

Trang 27

Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá cỗ phiếu Tỷ giá hôi đoái

Gautam Goswami va Sung Chang Jung (1997)

Irene Henriques va Perry Sadorsky (2007)

+/-Giá dầu thô thé Paresh Kumar Narayan, Seema Narayan (2010) +

8101 Lutz Kilian va Cheolbeom Park (2009)

-Leila Dagher và Sadika El Hariri (2013)

+/-; Mahmudul va Salah Uddin (2009)

(Nguon: Tác gia tự tông hop)

Chu thích: (+/-) có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực; (+) tác động tích cực;

(-) tác động tiêu cực; K: không có tác động

22

Trang 28

1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ những nghiên cứu đã đưa ra ở trên và tính phù hợp khi đánh giá trên thị

trường chứng khoán Việt Nam, em xin lựa chọn mô hình gồm 8 biến đưa vào phân tích được mô tả bang biéu đồ sau:

TỶ GIA HOI ĐOÁILÃI TRÊN CÔ

TRÊN THU NHẬP TỶ LÊ LẠM PHÁT

Dựa trên mô hình, ta có được phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc:

P= B0 + B1I + B2EX + B3PE + B4 EPS+ BSOILPRICE + B6INTEREST +B7VCSH+ e

1.4.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc biến chịu ảnh hưởng của một số biến khác trong mô hình Nhu đã trình bày về giá cô phiếu thường ở phan 1.2 ta thấy mệnh giá của cô phiếu

thường không mang lại ý nghĩa thực tế cho các nhà đầu tư cho nên trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là giá thị trường của cô phiếu thường cuối mỗi năm (P) hay là giá đóng cửa chúng của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.

1.4.2 Biến độc lập

Dựa vào tổng quan lý thuyết, một số nghiên cứu thực nghiệm trước đó và các nhân tố khách quan từ bộ dữ liệu thực tế thì có 7 biến độc lập được đưa vào mô

hình gồm: tỷ lệ lam phát, tỷ giá hối đoái, hệ số giá trên thu nhập, lãi trên cổ phiếu,

giá dầu thô thế giới, lãi suất và vốn chủ sở hữu.

1.4.2.1 Ty lệ lạm phát

Trong nghiên cứu của Firth (1979) đã cho thấy tỷ lệ lạm phát có tương quan

cùng chiêu với giá cô phiêu Tuy nhiên ở nghiên cứu của Fama va Schwert

23

Trang 29

(1977) lại cho răng mối quan hệ giữa chúng là ngược chiều Mặt khác ở nghiên cứu của Anari và Kolari (2001) nhận định mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và giá chứng khoán cùng hay ngược chiều phụ thuộc vao khoảng thời gian nghiên

cứu là dài hay ngắn Còn Gjerde và Saettem (1999) lại cho rằng không có mối

quan hệ nào giữa giá cô phiếu và tỷ lệ lạm phát Dựa trên lý thuyết và thực tế,

giả thuyết cuối cùng được đặt ra:

Giả thuyết 1:

HO: Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều đến giá cô phiêu của các công ty Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

HI: Tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến giá cô phiếu của các công ty

Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.4.2.2 Tỷ giá hối đoái

Trong bài nghiên cứu của Aurangzeb cùng các tác giả khác (2012) cho thấy

mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá hối đoái với giá cô phiếu trên thị trường

chứng khoán của An Độ, Sri Lankan, Pakistan Mặt khác, Gautam Goswami và

Sung — Chang Jung (1997) lai thấy tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tiêu cực với giá cô phiếu trên thị trường Hàn Quốc Từ đó, ta đã rút ra được hai lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa ty giá tác động tới giá cổ phiếu của các

công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Giả thuyết 2:

H0: Tỷ giá USD/VND tác động ngược chiều tới giá cô phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

HI: Ty giá USD/VND tác động cùng chiều tới giá cô phiếu của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.4.2.3 Hệ số giá trên thu nhập

Khan và Amanullah (2012) khi nghiên cứu 34 công ty ở 34 lĩnh vực khác

nhau cho thấy khi P/E tăng thì giá cô phiếu cũng tăng và ngược lại Cùng quan điểm với hai nhà nghiên cứu trên thì nghiên cứu của Dr Mohammad Abdelkarim Almumani (2014) và Malhotra và Tandon (2012) cũng chỉ ra mối tương quan tích cực giữa hệ số giá trên thu nhập và giá cô phiếu Từ các nghiên

cứu trên ta có thể đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 3:

24

Trang 30

HO: Hệ sô giá trên thu nhập tac động cùng chiêu đên gia cô phiêu của các công

ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

HI: Hệ số giá trên thu nhập tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.4.2.4 Lãi trên cỗ phiếu

Lãi trên cổ phiếu là một trong những yếu tố quan trọng chi phối quyết định

của nhà dau tư Trong nghiên cứu của Uddin, Reaz, Zahidur Rahman & Rajib

Hossain (2013) ở thị trường chứng khoán Bangladesh đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đồng biến giữa lãi trên cô phiếu với giá cô phiếu Nghiên cứu Chang và cộng sự (2008); Somoye va cộng sự (2009) đã cho thay EPS là nhân tố quyết định tới

giá cô phiếu Đề khẳng định rõ hơn về các nhận định này, ta đặt ra giả thuyết

nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 4:

HO: Lãi trên cổ phiếu tác động cùng chiều tới giá cô phiếu của các công ty

Dầu khí niêm yết trên thi trường chứng khoán Việt Nam.

HI: Lãi trên cổ phiếu tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.4.2.5 Giá dau thô thé giới

Dầu thô là một tài nguyên quý giá của con người, nó đóng góp rất lớn trong các ngành công nghiệp Chính vì thế mà giá của chúng cũng là mối quan tâm lớn đối với doanh nghiệp Trong nghiên cứu của Irene Henriques và Perry Sadorsky (2007), Leila Dagher va Sadika El Hariri (2013) đã chỉ ra có mối tương quan giữa giá dầu thô thế giới với giá cổ phiếu Ở nghiên cứu Paresh Kumar Narayan, Seema Narayan (2010) cho thay biến động cùng chiều giữa giá dầu thô thế giới với giá cô phiếu Mặt khác Lutz Kilian và Cheolbeom Park (2009) cho thấy giá

dầu có tác động ngược chiều đối với giá cô phiếu Dé khang định rõ hơn nhận

định này, ta đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết 5:

HO: Giá dau thô thế giới tác động cùng chiều tới giá cô phiếu của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

HI: Giá dầu thô thế giới tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

25

Trang 31

1.4.2.6 Lãi suất

Lãi suất là một trong những nhân tổ quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế Mahmudul và Salah Uddin (2009) với nghiên

cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cô phiếu ở các nước phát triển và các

nước đang phát triển Kết quả của nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác động tiêu cực đến giá cô phiếu Khan và Amanullah (2012) cũng có cùng quan điểm khi nghiên cứu 34 công ty ở 34 lĩnh vực và cũng cho thấy mỗi tương quan nghịch

giữa lãi suất và giá cô phiếu Đề khẳng định rõ hơn nhận định này, ta đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết 6:

HO: Lãi suất tác động cùng chiều tới giá cô phiếu của các công ty Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

HI: Lãi suất tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của các công ty Dau khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.4.2.7 Von chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là cấu phần vốn quan trọng trong nguồn vốn của các doanh nghiệp Chính vì thế mà đây cũng là nhân tố khiến các nhà đầu tư để tâm khi xem xét cô phiếu của các doanh nghiệp đó.

Theo nhiều nghiên cứu trước đây trong đó có nghiên cứu của Khan và cộng

sự (2011) thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động củng chiều đối giá cô phiếu trong khi đó Jajang Badzuraman (2020) lại có quan điểm ngược lại Từ

đây chúng ta có thể xem xét việc vốn chủ sở hữu có tác động hay không tới giá cô phiếu.

Giả thuyết 7:

H0: Không có mối quan hệ củng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và giả cô

phiếu của doanh nghiệp.

HI: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và giá cổ phiéu

của doanh nghiệp

26

Trang 32

Bảng 1.2 Bảng mô tả các biến trong nghiên cứu

Tên biến Giải thích Đơn vị

P Giá cố phiếu cuối năm nghìnđông

%[ Tỉ lệ lạm phát lần EX Ti giá hối đoái đồng P/E Hệ số giá trên thu nhập lần

OILPRICE Giá dâu thô thê giới đôla/thùng(Brent)

INTEREST Lãi suất lần

VCSH Vốn chủ sở hữu triệu đồng

(Nguôn: Tác giả tự tổng họp) Do có sự chênh lệch khá lớn về đơn vị tính giữa các biến cụ thê là P, EX,

OILPRICE, VCSH nên ta log các giá trị trị này dé kết quả có kết quả phù hop

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dé phục vụ cho dé tài nghiên cứu, tác giả chủ yêu sử dụng nguồn dữ liệu là

dữ liệu thứ cấp.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng là số liệu được thu thập từ các Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán của 30 công ty ngành Dầu khí được niêm yết trên Sở giao dich chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) qua 5 năm từ năm 2017 đến 2021 Tất các các dữ

liệu về báo cáo tài chính trên là dữ liệu theo năm và đã được tông hợp và lấy

từ các website cophieu68.com, vietstock.vn và một số trang web chứng khoản khác Ngoài ra các số liệu về nền kinh kế vĩ mô tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá dầu thô thế giới qua từng năm được tìm kiếm trên trang web của tổng cục thống kê như gso.gov.vn, data.worldbank.org, stattista.com Dữ liệu

được thu nhập và xây dựng theo dạng bảng với 150 quan sát.1.5.2 Phương pháp phân tích

1.5.2.1 Phương pháp phân tích thong kê mô tả

Thống kê mô ta (Descriptive Statistic) là phương pháp được sử dụng dé tóm

tắt hoặc mô tả tập dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng sỐ hay biểu đồ trực

27

Ngày đăng: 09/04/2024, 17:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN