Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính2.4.4 Mối quan hệ nhân quả Granger...--- 2-2: 2 s+S£2S£2E£+E££Ee£EeE++EzEzrszsez 16CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR, VECM TRONG PHÂN TÍCH MOI
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA TOAN KINH TE
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyén Nganh Toan Tai Chinh
DE TAI: PHAN TICH MOI QUAN HE GIỮA TANG TRUONG
Sinh viên thực hiện : Mai Thị Lâm Anh Mã sinh viên : 11140153
Lớp : Toán tài chính 56
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Văn Thứ
HÀ NỘI, 05/ 2018
Trang 2Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành chuyên đề thực thập này, trước hết em xin được gửi đếncác thầy, cô giáo khoa Toán ứng dụng trong kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốcdân lời cảm ơn chân thành vì đã luôn nhiệt huyết, tận tình day dỗ chúng em trongsuốt 4 năm học vừa qua
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thay Ngô Văn Thứ,người đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều dé em có thé hoàn thành
chuyên đề thực tập này một cách tốt nhất
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện chuyên đề
này em không thê tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những nhận
xét và ý kiến đóng góp của thay cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Mai Thị Lâm Anh
11140153 - Mai Thị Lâm Anh
Trang 3Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tốn tài chính
MỤC LỤC
09009 10)007 .).) 00980006710077 1
CHUONG 1: TONG QUAN VE TANG TRUONG KINH TE VA THITRUONG TAI CHÍNH «<2 ©s+s£©ss£xseEeEseExeEvserserserserrserssrs 3
1.1 TANG TRƯỞNG KINH TẾỂ - 2: 52SS£SE‡EE2EE2EEEEEEEE2E1221271 212212 crk 31.1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng - 2-2 2 2 s£x+£x+£++£+zxzzxzxez 31.1.2 Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-20 17 -2- 2s+¿ 4
1.2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2 2© <+EE£+EE2EE2EEEEEEE2EEEEEerkrrrkerred 5
1.2.1 Khái niệm, vai trị, đặc trưng của sự phát tTIỂN 5.5 tt Ev+EvEEtrkerrerxres 5
1.2.2 Thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2005-2017 :+ +++x++ 6
1.3 MOI QUAN HE NHAN QUA GIỮA PHÁT TRIEN TH] TRUONG TÀI
CHÍNH VA TANG TRƯỞNG KINH TE u ccsscsscsssssessessesssessesseesvcssesscesecssessseseess 7
1.3.1Sơ lược về các giả thuyết nghiên cứu liên quan -. - 5 5525252252 71.3.2 Phát triển thị trường tài chính dan tới tăng trưởng kinh tế? 81.3.3 Tăng trưởng kinh tế dan tới phát triển thị trường tài chính? 91.3.4 Mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị
truOng tai CHAN 0010 -:-:¬Oä 9
1.3.5 Mơ hình do lường mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị
016Uy58189,)0()8PPrtt.Ỏ.Ở:ỞỐỔỐỒỐ 10
CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH TU HOI QUY THEO VÉC-TƠ VAR 12
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYYÊTT 2-5: ©5£2S£‡SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21E21211222 22 crxe 122.1.1 Khái niệm và đặc điểm mơ hình - - + x+E£EE+E+EeEE+EeEeEezxzxererxz 122.1.2 Điều kiện dé ước lượng mơ hình VAIR 2-2-5 s+cxe£x+Ezrzrszsez 13
2.2 PHƯƠNG PHAP UGC LƯỢNG - 2 2£ ©22+2E£+£Ec2EEt2EEtrxeerxerrree 13
2.3 UU DIEM VÀ NHƯỢC DIEM CUA MƠ HÌNH VAR - 142.4 ĐƠNG TÍCH HỢP VA MƠ HÌNH HIỆU CHỈNH SAI SO DẠNG VÉC-TƠ
VECNM 5:21 22 E212712112711271211211 11.11 11.1211 11111 111g 14
2.4.1 Hồi quy giả mạoO 5 tt 212 1 E211 2102111211211211211211111111111 11c 142.4.2 Đồng tích hop cccccscsccsssssessessessessessessesssssssessessessessesscsucsussscscsessessessessesscaseaes 152.4.3 Mơ hình hiệu hinh sai số dạng véc-tơ VECM cà se 16
11140153 - Mai Thị Lâm Anh
Trang 4Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính2.4.4 Mối quan hệ nhân quả Granger - 2-2: 2 s+S£2S£2E£+E££Ee£EeE++EzEzrszsez 16
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR, VECM TRONG PHÂN TÍCH
MOI QUAN HỆ GIỮA TANG TRUONG KINH TE VÀ PHÁT TRIEN THỊ
TRUONG TÀI CHÍNH scssssssssssessssssssssesssessnessnsssesssessnssossssccsseessssscessesaneeseesses 18
3.1 SO LIEU VÀ MO TA BIEN scsscssssssessesssssessessessussueesessssussssesessessessesesecses 18
3.1.2 Thống kê mô tacecceccccccssessesssessessesssessessecssssusssessessussusssessessussusesessessessseeseeses 19
3.2 UNG DỤNG MÔ HÌNH VAR, VECM TRONG PHAN TÍCH MOI QUANHỆ GIỮA TANG TRUONG KINH TE VÀ PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG TÀI
9s 20
3.2.1 Kiểm định tính dừng 2-©2¿©52+SE‡SEEE2EE221E71211221221 2121 22 E crk, 203.2.2 Xác định độ trễ - + TH HH Hà Hà Hường 223.2.3 Kiểm định nhân quả Granger theo Cặp 2-2 2 +xe£xe£++£x+EzEszsez 233.2.4 Kiểm định đồng tích hợp -¿- ¿5+ x+2E2E2£EE£EEEEE2EEEEEEEECEErrkerkrrei 24
3.2.4 Mô hình VECM và kiểm định nhân quả Granger 5-5 2522 26
3.2.4.1 Ước lượng mô hình VECM . ¿5+ 2223 32t 2 EE+tEvErEetrrxrrerrrreres 26
3.2.4.2 Kiểm định nhân quả Granger trong mô hình VECM - 29
3.2.5 Hậu kiểm mô hình . +-+©+++2EEkktE2E11 E21 313.2.5.1 Kiểm định tính tự tương quan của chuỗi phan dite 313.2.5.2 Kiểm định tính phân phối chuẩn 2-2: 5¿ 22 2+£++£E+E++Ez+zxsrsez 32
3.2.5.3 Kiểm định phương sai sai số thay đồi 22- 2 sccxczxczcserxerxee 33
3.2.6 Lựa chọn mô hình và phân tích kết quả ước lượng thực nghiệm 33
3.2.6.1 Lựa chon mô hình phù hop .- - 6 6 +12 k* 9 1S ng Hệ, 33
3.2.6.2 Phân tích kết quả ước lượng, - ¿2£ s+x++E++£++£xerxtzxzxxerxerxee 33
3.2.6.3 Ham phản ứng va phân rã phương SaI - 5-5525 * + £+svvseerss 34
Trang 5Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
DANH MỤC BANG BIEU
Bang 3.1 Thống kê mô tả các đặc trưng cơ bản của chuỗi số liệu 19
từ Quý 1/2005 — Quý 4/2017 ooeececescsessessessessessusssessessessusssessessesssssessessessesssesseeses 19
Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa các biến -2¿- 5¿©2+c2z+vcxesrxesreee 20Bang 3.3 Kiểm định nghiệm đơn vi cho các biến 2-2: 5552 z+++csez 22
Bảng 3.4 Xác định độ dài của trễ cho các ĐiẾNn 5 Set tt eEExeEerkerxrkerves 23Bảng 3.5 Kiểm định nhân quả Granger theo cặp - 2+ 5z ©5z+cz+cxccsez 24Bang 3.6 Kiểm định đồng tích hợp -:-2¿52+5<+E‡EE2E2EEEEEeEEerErrkerkerkee 25Bang 3.7 Kết quả ước lượng mô hình VECM -2- 2 2+x+2zz+cz+zxerxez 27
Bang 3.8 Kiểm định nhân quả Granger 2-2 25+ £2E£+Ee£xeExerxerxzrezsee 30
Bang 3.9 Kiểm định LM -¿- 2 5+52252+EEEEEEEEEEE1E112112112112111 1111111 1xe 31Bang 3.10 Kiểm định Jarque-Bera cccccccsscsscssessessessessessessssveseesessessessessessesseaes 32Bang 3.11 Kiểm định White - - 5-5252 SE SE EE2E1E21E21211211221 7121.2122 re 33Bang 3.12 Tác động từ cú sốc của EG, SMD va BSD đến EG - 34Bang 3.13 Kết quả phân rã phương sai - 2- 2-52 5£S22E£+Ee£EeEEeEEeExerxrrxee 35
11140153 - Mai Thị Lâm Anh
Trang 6Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm
Hình 3.1 Đồ thị thé hiện sự biến động của các biến
11140153 - Mai Thị Lâm Anh
Trang 7Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đềPhát triển thị trường tài chính là một hiện tượng phản ánh việc cung cấpmột cấu trúc thượng tầng tài chính giúp nâng cao cả hoạt động sản xuất và vậnhành nền kinh tế một cách trôi chảy Nó cung cấp nguồn vốn cần thiết, định giágiá trị kinh tế của các nguồn lực đang được giao dịch và hỗ trợ tiến trình thựchiện chính sách công Việc cung ứng vốn dưới hình thức tín dụng, kiểm soát lãisuất thị trường, phản ánh sự phát triển thị trường tài chính trong một quốc gianhăm mục đích đạt được sự tăng trưởng kinh tế (Omotola Awojobi, 2013)
Đối với nền kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính đóng vai trò vừa là kênhtiết kiệm cho khu vực hộ gia đình, vừa là kênh đầu tư cho khu vực doanh nghiệp
và cũng là kênh truyền dẫn các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ để điều
chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng
Mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tếnhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Dù mối quan hệ này ít
nhiều cũng được công nhận, nhưng chiều hướng của nó vẫn là một vấn đề gâynhiều tranh cãi Xuất phát từ câu hỏi: liệu phát triển thị trường tài chính thúc đâytăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng kinh tế thúc đây sự phát triển thị trường tàichính, Patrick (1966) đã phát triển hai giả thuyết trái ngược nhau cho mối quanhệ nhân quả này Giả thuyết nguồn cung dẫn dắt (supply-leading) cho rằng pháttriển thị trường tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế Ngược lại, giả thuyếtnguồn cau phụ thuộc (demand-following) cho rang tăng trưởng kinh tế sẽ thúcđây thị trường tài chính phát triển
Chuyên đề này được viết dựa trên lý thuyết và nghiên cứu của nhữngngười đi trước, mục tiêu của chuyên đề là “Phân tích mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2005-
2017”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: xác định mối quan hệ giữa phát triển thị trường tàichính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong cả dài hạn và ngăn hạn
Mục tiêu cụ thể:
k Tìm hiểu tác động của hai kênh huy động vốn chủ yếu làngân hàng và thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,
kênh huy động nao có tác động lớn hơn.
° Đưa ra một vài triển Vọng về hệ thong tai chinh va tangtrưởng kinh tế trong tương lai
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 1
Trang 8Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
http://gso.gov.vn http://data vietstock vn/ket-qua-giao-dich
4 Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tếChương 2: Mô hình tự hồi quy theo véc-tơ VAR
Chương 3: Ứng dụng mô hình VAR và VECM trong phân tích mối quan
hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 2
Trang 9Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE TANG TRƯỞNG KINH TE
VA THI TRUONG TAI CHINH
1.1 TANG TRUONG KINH TE1.1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởngTăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (nhưvốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Tiết kiệm
và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đây mạnh tăng trưởng.Chính sách chính phủ, thê chế, sự 6n định chính trị và kinh tế, đặc điểm dia lý,nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trònhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trong nên kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên
là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn Mâu thuẫn này ban đầu được giải
quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệvay mượn giữa người có vốn và người cần vốn Khi kinh tế hàng hóa phát triểncao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, gópphần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực tàichính trong xã hội, các công cụ huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, , đượcgọi chung là các loại chứng khoán Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyềnnhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán Điều này làm xuấthiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thịtrường tài chính Có thé nói, thị trường tài chính cũng đóng một vai trò không
nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
Chuyên đề này nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thị trường tài chính
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, vì vậy, sử dụng GDP làm thước do cho sựtăng trưởng kinh tế sẽ là tối ưu nhất Bởi lẽ, GDP (tức tổng sản pham quốc nội)được giới hạn trong một phạm vi lãnh thé nhất định Đối với một thi trường tàichính còn non trẻ như Việt Nam, mức độ ảnh hưởng sẽ chủ yếu được gói gọn ởphạm vi trong nước, ít có tác động đến các nước khác, vì vậy, nếu chọn GNP (tức
tong sản phẩm quốc gia, không bị giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ) làmthước đo sẽ thiếu khách quan
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 3
Trang 10Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
1.1.2 Tang trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2017
mức 8%, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và ồn định, thì từ năm 2008, nền kinhtế bắt đầu đi xuống và chạm đáy vào năm 2009 với mức tăng trưởng 5,32%, nềnkinh tế có phục hồi vào giai đoạn 2010-2017, tuy nhiên chưa có năm nào ghinhận được mức tăng trưởng trên 7%, nền kinh tế chưa có sự bứt phá so với giai
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO vào ngày 11/1/2007 mở ra một thời kỳ hội nhập rộng sâu
chưa từng có, thị trưởng xuất khẩu mở rộng, rào cản thương mại với các nướcthành viên được dỡ bỏ hoặc hạn chế Kinh tế cả nước trong năm 2007 phát triểntoàn diện và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra Tốc độ
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 4
Trang 11Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chínhtăng trưởng GDP đạt 8,48%, cao nhất ké từ năm 1997, đứng thứ 3 Châu A (sauTrung Quốc va An Ðộ).
Tuy nhiên, đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại,
một trong các nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2007-2008 Là một nền kinh tế nhỏ mới hội nhập, đứng trước cuộc khủng hoảng, nềnkinh tế hứng tăng trưởng GDP ở mức thấp, chi đạt 6,32%, thấp nhất ké từ năm
1999, lạm phát tăng cao, chạm đến mốc 19,9%
Hệ lụy của cuộc khủng hoảng vẫn kéo dài đến năm 2009, trong quý 1,
tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32% Dù vậy, con
số 5,32% vẫn vượt mục tiêu kế hoạch nhà nước đề ra là 5%, có thé nói đây là consố đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền
kinh tế phải hứng chịu mức tăng trưởng âm
Năm 2010, mặc dù Chính phủ phải đưa ra hoàng loạt chính sách tiền tệ vàtài khóa nhằm chú trọng ồn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam vẫn chứngtỏ sự phục hồi và tăng trưởng ấn tượng GDP cả năm tăng 6,78%, vượt mục tiêuQuốc hội dé ra, cao hơn rất nhiều so với con số 5,32% của năm 2009 Nhữngnhận định chung về tình hình kinh tế đều rất lạc quan: những gì khó khăn nhất đãqua, hay nền kinh tế đã chạm đáy
Tuy nhiên, không như kỳ vọng, trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng
kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,78% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm
2011 và 5,25% trong năm 2012.
Từ năm 2013 — nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăncho nền kinh tế, đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tếthế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện, tốc độ tăng trưởng cao dần vàồn định Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,81%, vượt kế hoạch đã đặt ra
là 6,7%, cao nhất trong 6 năm trở lại đây
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2017 mặc dù bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng có thụt lùi nhưng
nhìn chung vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế
12 THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.2.1 Khái niệm, vai trò, đặc trưng của sự phát triểnTài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xãhội dưới hình thức giá trị Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối
các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ
thé ở mỗi điều kiện nhất định.
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 5
Trang 12Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Sự phát triển thị trường tài chính góp phần tạo lập hành vi hoạt động tài
chính của cộng đồng, nó có thê được định nghĩa như một sự cải tiến về chất
lượng, quy mô trong 5 chức năng chính của tai chính, đó là:
* Tao ra và xử lý thông tin về khả năng đầu tư và phân bổ
nguồn vốn dựa vào việc định giá;
+ Kiém soát các cá nhân và công ty sau khi phân bổ nguồnđầu tư;
* Tao điều kiện cho giao dịch, sự đa dạng và quan tri rủi ro;* Huy động và gộp khoản tiết kiệm;
* Tao điều kiện thuận lợi cho việc trao đôi hàng hóa, dịch vụ
và công cụ tài chính 1.2.2 Thi trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Sau đổi mới năm 1986, thị trường tài chính Việt Nam đã dần dần thành
hình Tháng 7/2000, sự ra đời của thị trường chứng khoán đã tạo nên bước
chuyền đổi và nhảy vot quan trọng, thị trường tài chính lớn mạnh hơn, giúp daymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanhkhoản của thị trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực
tài chính cho dau tư phát triển
Giai đoạn 2012 - 2014 đánh dấu những thành công nhất định của Nhà
nước trong quá trình tái cau trúc thị trường tài chính tiền tệ, khắc phục những that
bại của thị trường trong giai đoạn 2008 - 2011.
Đến năm 2014, Thị trường tài chính thé giới đã từng bước đi vào ôn định,dòng vốn đồ vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nồi Với những nỗ lực
đổi mới cơ chế chính sách và điều hành, tăng cường khả năng quản lý giám sát,
thị trường tài chính năm Việt Nam 2014 đã có những bước phát triển tích cực,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài chính cho dau tư phát trién
Thị trường tài chính Việt Nam năm 2017 đã có những khởi sắc rõ rệt, tìnhtrạng mat cân đối về cơ cau đã được cải thiện theo hướng giảm dần sự phụ thuộcvào hệ thống tổ chức tín dụng, việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinhtế được tăng cường, các rủi ro về kỳ hạn được giảm thiểu Thị trường chứngkhoán tăng trưởng mạnh nhất khu vực và nằm trong số 5 thị trường tăng trưởnghàng đầu thé giới, giá trị vốn hóa thị trường cô phiếu đạt xấp xi 66% GDP, gấphai lần năm 2015
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 6
Trang 13Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
13 MOI QUAN HỆ NHÂN QUA GIỮA PHÁT TRIEN THỊ
TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.3.1 Sơ lược về các giả thuyết nghiên cứu liên quan
Với sự xuất hiện của Lý thuyết tăng trưởng nội sinh vào những năm 1980,
nhiều nhà nghiên cứu đã tích hợp thêm các yếu tố được cho là có ảnh hưởng tớităng trưởng kinh tế vào mô hình tăng trưởng, thay vì chỉ xét đến một vài yếu tốcó định như trong mô hình Solow hay Marshall Bằng cách này, hiệu quả của hệthống tài chính đến tăng trưởng kinh tế có thé được giải thích tốt hơn Theo kếtquả của các nghiên cứu, trong khi các nhà kinh tế học thường đạt được sự nhất trí
về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường tài
chính thì hướng của mối quan hệ này vẫn còn gây nhiều tranh cãi
Theo Schumpeter (1911), một trong những nhà kinh tế học đầu tiênnghiên cứu về tác động của sự phát triển của hệ thống tài chính tới tăng trưởngkinh tế, các ngân hàng cho phép phân bổ nguồn lực một cách sáng tạo và hiệuquả bằng cách cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Do đó, hệ thống ngânhàng đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế bang cách đổi mới
công nghệ Quan điểm này của Schumpeter, được Patrick (1966) gọi là “giảthuyết nguồn cung dẫn dắt”
Khác với Schumpeter, Robinson (1952) cho rằng mỗi quan hệ nhân quachạy từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển thị trường tài chính Theo quan điểm
này, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu về các tổ chức và công cụ tài chính sẽ
tăng lên, và theo đó, tăng trưởng kinh tế dẫn tới phát triển thị trường tài chính
Patrick (1966) gọi quan điểm này là “giả thuyết nguồn cầu phụ thuộc”
Một vài nghiên cứu liên quan khác chỉ ra rằng hướng của mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường tài chính có thé thay đổi trong
suốt quá trình phát triển Được lập luân bởi Patrick (1966), giả thuyết nguồncung dẫn dắt có ý nghĩa trong giai đoạn đầu của sự phát triển, trong khi giảthuyết nguồn cầu phụ thuộc lại hợp lý ở giai đoạn sau Trong giai đoạn đầu, cácdịch vụ được cung cấp bởi thị trường tài chính thúc đây phát triển công nghệ, nền
kinh tế cũng theo đó mà tăng trưởng Ở giai đoạn sau, khi nền kinh tế đã tăngtrưởng đến một mức độ nhất định, nhu cầu về các công cụ tài chính cũng tăng,khiến cho thị trường tài chính ngày càng phát trién
Bên cạnh các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết nguồn cung dẫn dắt và nguồncầu phụ thuộc, cũng có những ý kiến cho rằng không có mối quan hệ nhân quảgiữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường tài chính Lucas (1988) lập luậnrằng những thay đổi về tiền tệ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến tăng trưởng
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 7
Trang 14Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chínhkinh tế, và do đó, không có mối quan hệ nhân quả nào giữa tăng trưởng kinh tếvà phát triển thị trường tài chính Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế khác cũng chorằng vai trò của hệ thống tài chính với tăng trưởng kinh tế đã bị phóng đại và có
ảnh hưởng không đáng ké
1.3.2 Phát triển thị trường tài chính dẫn tới tăng trưởng kinh tế?
Bagehot (1873) là người đầu tiên giải thích một cách rõ ràng mối quan hệgiữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế Cụ thể, ông đã lấy dẫnchứng về cách mà thị trường tài chính phát triển ở Anh kích thích dòng vốn đểđạt lợi nhuận cao nhất, và cách các trung gian tài chính đã chuyên từ tiết kiệm
sang đầu tư dài hạn, góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế
Theo Schumpeter (1912), ngành ngân hàng là động lực quan trọng nhấtdang sau sự tăng trưởng kinh tế bang việc hỗ trợ đổi mới công nghệ dé sản xuất
hàng hóa hiệu quả hơn.
Nhiều bằng chứng cho thấy rằng các định chế tài chính (như ngân hàng vàcông ty bảo hiểm) và thị trường tài chính (bao gồm thị trường chứng khoán, thịtrường trái phiếu và thị trường phái sinh) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởngkinh tế (Levine, 2005) Sự sáng tạo trong thé chế và thị trường sẽ thúc day tăngtrưởng thực sự bằng cách tăng nguồn cung cấp các dịch vụ tài chính Cụ thé,Levine cho rằng, băng các chức năng của hệ thống tài chính như cung cấp thông
tin và phân bổ nguồn vốn, giám sát và tạo điều kiện cho kinh doanh, da dạng hóa
và giảm thiêu rủi ro, hệ thống tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởngkinh tế thông qua việc tích lũy vốn và đổi mới công nghệ
Giả thuyết nguồn cung dẫn dắt được ủng hộ bởi nhiều người như
McKinnon (1973), Shaw (1973), King và Levine (1993) Trong một nghiên cứu,
King và Levine (1993) chỉ ra rằng các nước có hệ thống tài chính yếu kém tăng
trưởng kinh tế chậm hơn các nước có hệ thống tài chính phát triển, họ cũng kết
luận rang: “Tài chính không chi đi theo tăng trưởng kinh tế, đường như nó còn
đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt sự tăng trưởng”
Tương tự King va Levine (1993), Christopoulos và Tsionas (2004) chi ra
có mối liên kết dang kể giữa thị trường chứng khoán và sự phát triển ngành ngânhàng Aresits, Demetriades và Luintel (2001) nhận thấy rằng cả thị trường chứngkhoán và ngành ngân hàng đều có vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên, ảnh hưởng của ngành ngân hàng mạnh mẽ hơn so với thị trường chứng
khoán Gerschenkron (1962) cũng chỉ ra răng các ngân hàng có tác động hiệu quảhon trong quá trình tài trợ và phân bổ nguồn lực hơn thị trường chứng khoán.Ngược lại, Allen và Gale (1999) cho rằng một thị trường rộng, nới lỏng và hiệu
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 8
Trang 15Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chínhquả khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bằng cách cấp vốn cho các
ngành công nghiệp tiếp cận với những cải tiến công nghệ liên tục.
Các nghiên cứu khác của Bencivenga va Smith (1991), Saint-Paul (1992),
Greenwood va Smith (1997) cũng đưa ra kết quả ủng hộ giả thuyết nguồn cungdẫn dắt Họ cho rằng hệ thống tài chính làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu qua
cho việc phân bố nguồn lực Diamond và Dybvig (1983) cũng phát triển mô hìnhcủa riêng mình dé chứng minh những ưu điểm của việc sở hữu một hệ thống tàichính phát triển trong việc đầu tư những dự án rủi ro có lợi nhuận cao, góp phầnthúc đầy tăng trưởng kinh tế
1.3.3 Tăng trưởng kinh tế dẫn tới phát triển thị trường tài chính?
Trái ngược với giả thuyết nguồn cung dẫn dat, giả thuyết nguồn cầu phụ
thuộc nói tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính Hàm ý rang, sự tăngtrưởng kinh tế sẽ dẫn đến nhu cau về các dịch vụ tai chính tăng Robinson (1952)
và Goldsmith (1969) là những người ủng hộ giả thuyết nguồn cầu phụ thuộc.Robinson đã phát biểu: “Nhìn chung, có vẻ các tô chức kinh doanh dẫn đến đâu
thì tài chính di theo đó”.
Những người ủng hộ giả thuyết nguồn cung dẫn dắt như McKinnon(1973) và Shaw (1973) ủng hộ tự do hóa tài chính trong quá trình thúc đây tăngtrưởng kinh tế Ngược lại, Súglizt (2000) và Mankiw (1986) cho rằng tự do hóa
tài chính có thé gây hại đến sự ổn định của nền kinh tế và gây ra các cuộc khủnghoảng tài chính Tương tự, Minsky (1975) tuyên bố răng tinh chat không 6n địnhcủa hệ thống tài chính có thé dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính; Keynes
(1936) khang định thị trường chứng khoán mở cửa cho các hoạt động đầu co,bóp méo sự ồn định của nền kinh tế
1.3.4 Mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tang trướng kinh tế vàphát triển thị trường tài chính
Greenwood và Jovanovic (1990) đã phát triển 1 mô hình mà trong đó cả
phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế đều là các biến nội sinh Kếtquả thực nghiệm cho thấy có tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển
thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế kích thích và mởrộng các định chế tài chính và phát triển thị trường tài chính cho phép các dự ánđầu tư được lựa chọn hiệu quả hơn bằng cách thu thập và xử lý thông tin từ cácnhà đầu tư tiềm năng
Demetriades và Hussein (1996) đã chứng minh được giả thuyết nguồncung dẫn dắt trong một vài trường hợp, song mối quan hệ nhân quả hai chiều
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 9
Trang 16Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chínhđược tìm thấy ở đa số các quốc gia được nghiên cứu Luintel và Khan (1999)
cũng ủng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều trong nghiên cứu của mình.
1.3.5 Mô hình đo lường mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và pháttriển thị trường tài chính
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị
trường tài chính, nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng, có thể kê đến:mô hình DOLS, mô hình GMM, , và được sử dụng nhiều nhất là mô hình tự hồiquy theo véc-tơ VAR, cũng là mô hình sẽ được áp dụng trong chuyên đề này
Về bản chất, mô hình VAR là sự kết hợp của hai mô hình: tự hồi quy ARvà hệ phương trình ngẫu nhiên SEs, nó có ưu điểm của AR là rất dễ ước lượngbằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và ưu điểm của SEs là ước lượngnhiều phương trình đồng thời trong cùng hệ thống Chính vì vậy, VAR là một sựlựa chọn phù hợp khi có nhiều chuỗi thời gian và cần phải xem xét mối quan hệqua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng.
Các nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thịtrường tài chính có thê chia làm hai loại: nghiên cứu xuyên quốc gia (sử dụng dữliệu mảng) và nghiên cứu từng quốc gia đơn lẻ (sử dung dit liệu chuỗi thời gian)
Các nghiên cứu xuyên quốc gia ban đầu nhìn chung có một vài hạn chế, hạn chếlớn nhất là cho răng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trườngtài chính là đồng nhất giữa các quốc gia Tuy nhiên, nhóm toàn bộ các quốc gia
vào cùng một mẫu có thé dẫn đến kết luận sai De Gregorio và Guidotti (1995) sửdụng mẫu của 98 quốc gia trong giai đoạn 1960 — 1985, ho chia thành 3 nhóm
nước dựa trên thu nhập và phát hiện ra sự tương quan có ý nghĩa quan trọng hơn
đối với những nước nghèo Rosseau và Wachtel (2005) lại cho rằng mối quan hệ
này chỉ có ý nghĩa ở các nước có thu nhập trung bình, không có ý nghĩa ở các
nước có thu nhập thấp và cao Tương tự, nghiên cứu của Demetriades và Hussein(1996) và Arestis và Demetriades (1997) đưa ra kết quả phát triển thị trường tài
chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có sự khác nhau đáng kể giữa các
quốc gia trong mẫu dù sử dụng các biến và phương pháp ước lượng giống nhau
Arestis và Demetriades đã đưa ra một vài lý do để giải thích hiện tượng này Thứnhất, các quốc gia khác nhau có thể có cấu trúc thê chế khác nhau, và một vài cấutrúc nhất định sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến phát triển kinh tế Thứ hai, chính sáchcủa ngành tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phát triển thịtrường tài chính có hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay không Thứ ba, các quốc gia cóchính sách và thé chế giống nhau có thé vẫn cho ra kết quả khác nhau do hiệu
quả của việc tô chức và thực hiện các chính sách Các nghiên cứu thực nghiệm đã
Trang 17Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chínhđưa ra bang chứng thuyết phục rằng quan hệ giữa phát triển thị trường tài chínhvà tăng trưởng kinh tế mang tính đặc thù của từng quốc gia (Glahi, 1999).
Một van đề khác khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vaphát triển thị trường tài chính đã được Kate và Pantecost (2000) chỉ ra khi nghiên
cứu van dé này ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1963 — 1995, đó là hướng của mối quan
hệ nhân quả rất nhạy cảm với việc chọn thước đo cho sự phát triển thị trường tàichính Ví dụ, nếu sự phát triển thị trường tài chính được đo bang tỷ lệ tiền tệ / thunhập thì hướng của mối quan hệ chạy từ phát triển thị trường tài chính đến tăng
trưởng kinh tế, nhưng nếu thay bằng tỷ lệ tiền gửi ngân hàng hay tín dụng cá
nhân thì lại cho kết quả ngược lại
Nhìn chung, theo các tài liệu nghiên cứu, mặc dù kết quả còn mơ hồ vàgây nhiều tranh cãi, nhưng đa số các nghiên cứu đều khang định mối quan hệ nàylà đáng tin cậy, và phát triển thị trường tài chính là yếu tố quyết định thúc daytăng trưởng kinh tế không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở những nước đang
phát triển Do đó, một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả sẽ khuyến khích đầu
tư, dẫn đến việc phân bồ nguồn lực tốt hơn và cải thiện tăng trưởng kinh tế
Sau khi đã cân nhắc kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chuyênđề này sẽ tiếp cận mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởngkinh tế bằng cách tìm hiểu ảnh hưởng của hai kênh huy động vốn chủ yếu là ngânhàng (vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (vốn trung và dài hạn) đến sự
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005 — 2017 Bằng việc sử dụng kiểm
định Engle — Granger dựa trên mô hình VAR/VECM, chuyên đề này sẽ tìm hiểuvà tách riêng ảnh hưởng của sự phát triển ngành ngân hàng và thị trường chứngkhoán đến tăng trưởng kinh tế khi được ước lượng chung trong một mô hình.Mặt khác, để mở rộng mẫu, thay vì sử dụng số liệu theo năm, chuyên đề này sẽ
sử dụng số liệu theo quý, số liệu chủ yếu được lấy từ Tổng cục thống kê,Vietstock.vn, và một số trang khác như cafeF, cophieu68 Trước khi đi vào ước
lượng và phân tích mô hình, ta sẽ tìm hiểu qua lý thuyết về mô hình VAR/VECM
và các kiêm định được sử dụng trong chuyên đê này.
Trang 18Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TỰ HÒI QUY THEO VÉC-TƠ VAR
2.1 CƠSỞ LÝ THUYẾT
Khi ước lượng các mô hình kinh tế gốm nhiều phương trình, ta phải đảm
bảo các phương trình trong hệ đã được định dạng, một số biến được coi là nội
sinh (biến mà giá trị được xác định bởi mô hình, là biến ngẫu nhiên), một số biến
được coi là ngoại sinh hay đã xác định trước (ngoại sinh và nội sinh trễ) Việc
định dạng này thường được thực hiện bằng cách giả thiết một số biến xác định
trước chỉ có mặt trong một số phương trình Tuy nhiên, ta đã biết mối quan hệgiữa các biến số kinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, cho nên quyết định
này mang tính chủ quan và bị Christopher Sims chỉ trích mạnh mẽ.
Sims cho răng, nếu tôn tại mỗi quan hệ đồng thời giữa một số biến thì cácbiến này phải được xét có vai trò như nhau, tức tất cả các biến xét đến đều là biếnnội sinh hoặc biến ngoại sinh với vai trò là các biến kiểm soát hay các nhân tố.Dựa trên tinh thần này, Sims đã xây dựng mô hình véc-tơ tự hồi quy VAR
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm mô hìnhMô hình VAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình và các trễ của các biếnsố Mỗi biến số phụ thuộc vào các giá trị trễ của biến số này và giá trị trễ của cácbiến số khác
Mô hình VAR dạng tổng quát:
Y.=AIY,¡+ A:Y.,¿ + ApYtp +S, + U; (2.1.1)
Viết dưới dạng toán tử trễ, ta có :
Y, =(AL+A, + 4A,L’)¥, +5, +u, (2.1.2)
Mô hình (2.1.1) hay (2.1.2) được gọi là mô hình VAR cấp p, VAR(p).Đặc điểm của mô hình VAR :
° Là hệ phương trình đồng thời, trong đó, tất cả các biến được coi là
biên nội sinh
Trang 19Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
: Trong phép lập mô hình VAR, giá trị của một biến được biéu diễn
là một hàm tuyến tính của các giá trị quá khứ hay trễ của biến đó và tất cả các
biến khác trong mô hình
k Những phương trình trong hệ sử dụng các biến độc lập giống nhau
2.1.2 Điều kiện để ước lượng mô hình VAR
Định lý Wold :
Bat kỳ một quá trình Y, = (Y„.Y,„ Y„„}:
° dùng theo hiệp phương sai
° có trung bình bằng 0đều được biểu diễn một cách duy nhất là tổng của một quá trình ngẫunhiên và một quá trình tuyến tính xác định có khả năng dự báo được :
Kiểm định tính dừng : kiểm định Dickey-Fuller
Bước 3 : Ước lượng mô hình.
T=
Bác bỏ Hy khi : >|ra |
Bước 4 : Kiểm định sự phù hợp và lựa chọn mô hình VAR
Trang 20Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
2.3 UU DIEM VÀ NHƯỢC DIEM CUA MÔ HÌNH VAR
Uu diém :
- Khéng nhất thiết phải xác đỉnh biến ngoại sinh trước khi ước
lượng mô hình.
° Phép ước lượng đơn giản, phương pháp ước lượng OLS
thông thường có thể được áp dụng cho từng phương trình riêng rẽ
* Các dự báo tốt hơn các dự báo được tính từ các mô hìnhphương trình đồng thời phức tạp hơn
Nhược điểm :
° M6 hình VAR ít phù hợp cho việc phân tích chính sách do trọng tâm của mô hình được đặt vào dự báo.
* Doi hỏi số quan sát lớn thì kết quả mới có ý nghĩa
- Khi xét mô hình VAR, ta còn phải xét đến tính dừng của cácbiến trong mô hình Yêu cầu đặt ra khi ước lượng mô hình VAR là tấtcả các biến phải dừng, trong trường hợp các biến chưa dừng thì phảilấy sai phân để đưa về chuỗi đừng Càng khó khăn hơn nữa khi biếnnày đừng mà biến kia không dừng thì việc biến đồi số liệu không phải
là dé dang.
- Kho khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ thích hop, nếu tăng
độ trễ thì số hệ số ước lượng sẽ tăng và số quan sát sẽ giảm Nếu độ trễquá lớn sẽ làm mat nhiều quan sát, ảnh hưởng đến chất lượng mô hình
2.4 DONG TÍCH HỢP VA MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH SAI SO
DẠNG VÉC-TƠ VECM
Trước khi tìm hiểu về mô hình VECM và đồng tích hợp, ta cần làm rõ mộtkhái niệm liên quan, đó là hiện tượng hồi quy giả mạo
2.4.1 Hồi quy giả mao
Khi hồi quy với các chuỗi thời gian, kết quả hồi quy có thé là giả mạo vicác chuỗi này có cùng xu thế Nguyên nhân của việc này là do hồi quy các biến
Trang 21Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
2.4.2 Đồng tích hợpNhư đã đề cập ở bên trên, việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng
thường dẫn đến kết quả là hồi quy giả mạo Tuy nhiên, cũng có nhiều trườnghợp, mặc dù các biến số là không dừng, nhưng khi thực hiện phép hồi quy hay tổhợp các biến này vẫn cho nhiễu trắng
Đồng tích hợp cùng với các kiêm định cho biết với một nhóm biến sốkhông dừng tôn tại bao nhiêu tổ hợp tuyến tính là đừng Đối với các biến số kinhtế, quan hệ đồng tích hợp chính là quan hệ cân bằng trong dài hạn
Dé ước lượng mô hình VECM ta cần xác định giữa các biến số kinh tế
không dừng đang xét có bao nhiêu quan hệ đồng tích hợp, hay nói cách khác giữacác biến số kinh tế đó tồn tại bao nhiêu quan hệ cân bằng trong dài hạn
Có nhiều phương pháp dé xác định số quan hệ đồng tích hợp như : kiểm
định Engle-Granger, kiểm định CRDW, phương pháp VAR của Johansen.Chuyên dé này sẽ sử dụng phương pháp VAR của Johansen dé xác định số quanhệ đồng tích hợp
Johansen đã đưa ra hai kiểm định :
° Kiểm định Trace:Hạ: có nhiều nhất r quan hệ đồng tích hợp, r = 0,1,2, , m—1
H, : có m quan hệ đồng tích hợp
(m : số biến số trong mô hình)
=nS"Inq-4,) với 4, là các giá trị
i=r+l
Thống kê kiểm định: LR,
riêng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
Nếu giá tri thống kê LR,„< giá trị tới hạn: chưa có cơ sở bác bỏ Ho
với mức ý nghĩa tương ứng Giữa các biến kinh tế có tồn tại r quan hệđồng tích hợp
Nếu LR,,> giá trị tới hạn: bác bỏ Hy với mức ý nghĩa tương ứng
Giữa các biến kinh tế có tồn tại m quan hệ đồng tích hop
` Kiểm định bằng tỷ số hợp lý:Hạ: có nhiều nhất r quan hệ đồng tích hợp, r = 0,1,2, , m—1H,: có r+7 quan hệ đồng tích hợp
Thống kê kiểm định: LR,,,, =—nln( — Â,,¡)Nếu giá trị thống kế LR,„ < giá trị tới hạn: chưa có cơ sở bác bỏ Hyvới mức ý nghĩa tương ứng Giữa các biến kinh tế có tồn tại r quan hệđồng tích hợp
Trang 22Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Nếu!R, > giá trị tới hạn: bác bỏ Họ với mức ý nghĩa tương ứng.Giữa các biến kinh tế có tồn tại r+7 quan hệ đồng tích hợp
Các thống kê LR„ và LR„„„ có thé cho kết quả khác nhau.2.4.3 Mô hình hiệu hinh sai số dạng véc-tơ VECM
Giả sử ta có mô hình VAR :
Y, = AiY,i+ AoYp2 + + ApY(p + Sp + tụ
Có thê viết lại mô hình như sau:
Y.— Yer = (Ai + Ag + 4+ Ap — DY(¡ — (A + TAp)CYu¡ — Y2) — (Az
+ + Ap)(Yt2— Yes) - - Ap(Yepsi — Yep) + Ut
AY, =1Y,_, + CAY,¡ +C,AY, ; + + CC, AY, „vị +,
tai hai ma trận a (cấp m*r) và B (cap r*m) sao cho II=ø/ và /'Y, là I(0), r là số
quan hệ đồng tích hợp; mỗi cột của là một véc-tơ đồng tích hợp; ơ là ma trận
các tham số hiệu chỉnh, r(a) =r
Nếu r = 0 thì mô hình VAR không tổn tại quan hệ đồng tích hợp nào; nếur =m thì các biến số đều dừng
2.4.4 Mối quan hệ nhân quả GrangerĐề kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗithời gian Y và X Dé kiêm định trên Eview, ta xây dựng hai phương trình sau:
Y,= do+0IY¿¡ + Ð+0iY¿¡ + ByXe, + + BX + & X= Op + aXe + +O, Xe + Br Yer + + BrYe + &
Để xem các biến trễ của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quaGranger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả
Granger lên X) hay không ta kiêm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình:
Ho: Bị = Pa = = B, =0Dé kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử dung thống kê F của kiểm địnhWald và cách quyết định như sau: Nếu giá trị thông kê F tính toán lớn hơn giá trithong kê F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết Họ và ngượclại Có bốn khả năng như sau:
° Nhân quả Granger một chiều từ X sang Y nếu các biến trễcủa X có tác động lên Y, nhưng các biến trễ của Y không có tác động lên
X.
Trang 23Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
k Nhân quả Granger một chiều từ Y sang X nếu các biến trễcủa Y có tác động lên X, nhưng các biến trễ của X không có tác động lên
Y.
k Nhân quả Granger hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ
của X có tác động lên Y và các biến trễ của Y có tác động lên X
k Không có quan hệ nhân quả Granger giữa X và Y nếu cácbiến trễ của X không có tác động lên Y và các biến trễ của Y không có tác
động lên X.
Trang 24Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR, VECM TRONG PHÂN TÍCH
MOI QUAN HỆ GIỮA TANG TRƯỞNG KINH TE VÀ PHÁT
TRIEN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
3.1 SÓ LIỆU VÀ MÔ TẢ BIEN
3.1.1 Mô tả số liệu
Mô hình được sử dụng:
EG = ƒ(SMD,BSD)
Trong đó:
` EG: Tăng trưởng kinh tế
EG được đo băng hàm loga tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội GDP
k SMD: Phát triển thị trường chứng khoánSMD được đo bằng tỉ lệ vốn hóa thị trường trên GDP° BSD: Phát triển ngành ngân hàng
BSD được đo bằng tỉ lệ tổng tài sản ngân hàng trên GDP
Chuyên đề thu thập và sử dụng bộ số liệu theo quý trong giai đoạn
2005-2017, gồm 52 quan sát
Riêng với số liệu về tổng tài sản ngân hàng, do gặp khó khăn trong việc
tìm kiếm số liệu, nên trong chuyên đề chỉ sử dụng số liệu tổng hợp từ 13NHTMCP tiêu biểu là:
Ngan hang TMCP Dau tu va Phat trién Viét Nam (BIDV)
° Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) ° Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) ° Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)
° Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) ° Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
` Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
° Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
k Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LiênViệt PostBank)
b Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank)
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Ngân hang TMCP Quốc Dân (NCB)
Ngân hang TMCP Phát triển TPHCM (HDBank)
Trang 25Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
3.1.2 Thống kê mô tảBảng 3.1 Thống kê mô tả các đặc trưng cơ bản của chuỗi số liệu
từ Quý 1/2005 — Quý 4/2017
Sample: 2005Q1 2017Q4
EG SMD BSD
Mean 13.23704 25.97299 75.81221 Median 13.34141 27.51419 76.99832
Maximum 14.33231 61.54643 110.8547
Minimum 12.00910 0.486993 43.47106
Std Dev 0.629511 12.73723 15.32843 Skewness -0.198276 -0.161618 -0.104584
biến EG.
Biến SMD biến động trong khoảng (0,48 ; 61,54) với độ lệch chuan 12,73
- biến động 12,73% so với giá trị trung bình Qua đó có thể thấy biến SMD biến
động mạnh.
Biến BSD biến động trong khoảng (43,47 ; 110,85) với độ lệch chuẩn15,32- biến động 15,32% so với giá tri trung bình Qua đó có thê thấy biến BSDbiến động mạnh
Kết quả kiểm định Jarque-Bera cho thấy cả 3 chuỗi số liệu đều phân phối
chuân.
Trang 26Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa các biến
EG SMD BSD
EG 1.000000 0.720004 0.853238
SMD 0.720004 1.000000 0.877250
BSD 0.853238 0.877250 1.000000
Bang 3.2 thé hiện tương quan giữa các biến Nhìn chung, tat cả các bién
đều tương quan cùng chiều và có độ tương quan cao Hệ số tương quan giữa biến
Trước khi kiểm định tính dừng, cần phải dựa vào đồ thị dé đưa ra kết luậnvề hệ số chặn và tính xu thế của chuỗi
Dựa vào hình 1, có thé kết luận rằng:
k Biến EG có hệ số chặn, có xu thế tăng trong suốt thời kỳ.° Biến BSD có hệ số chặn, không có tính xu thế
Biến SMD có hệ số chặn, không có tinh xu thé
11140153 - Mai Thị Lâm Anh 20