1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán tại TP.HCM

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế, Lãi Suất Và Thị Trường Chứng Khoán Tại TP.HCM
Tác giả Nguyễn Đoàn Phụng Vĩ
Người hướng dẫn ThS. Võ Thị Xuân Hạnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 4,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Cấu trúc bài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LÃI SUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (17)
    • 1.1. Giới thiệu về tăng trưởng kinh tế (17)
    • 1.2. Giới thiệu về lãi suất (26)
      • 1.2.1. Khái niệm lãi suất (26)
      • 1.2.2. Tình hình lãi suất tại TP.HCM (29)
      • 1.2.3. Vai trò của lãi suất đến thị trường chứng khoán (32)
    • 1.3. Thị trường chứng khoán TP.HCM (33)
      • 1.3.1. Khái niệm thị trường chứng khoán (33)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển thị trường chứng khoán (35)
    • 1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán (35)
  • CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (40)
    • 2.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu và xây dựng các biến số (42)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1. Kiểm định tính dừng (46)
    • 3.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu (46)
    • 3.3. Các kiểm định mô hình VAR (47)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu (50)
      • 3.4.1. Phân tích phản ứng đẩy (50)
    • 3.2 Phân tích phân rã phương sai (53)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN (56)
    • 4.1. Kết luận (56)
    • 4.2. Giải pháp (56)
      • 4.2.1. Nhóm giải pháp đến từ phía cung (56)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế, lãi suất và TTCK TP.HCM trong những năm qua Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của TTCK gắn với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Bài nghiên cứu có bốn mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, xác định được mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế, lãi suất đến thị trường chứng khoán Đây là mối quan hệ một chiều, hai chiều hay là nhân quả.

Thứ hai, làm rõ mức độ tác động của các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán TP HCM Bài nghiên cứu đánh giá yếu tố nào có tác động lớn đến mối quan hệ này và đối với thị trường chứng khoán.

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán TP.HCM.

Thứ tư, hiểu rõ về mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế, lãi suất đến TTCK TP.HCM và điều chỉnh hành vi giao dịch cho phù hợp nhằm gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất với mô hình được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lãi suất và sự phát triển của thị trường chứng khoán TP.HCM

Nhóm tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp cho các biến trong mô hình và xử lý số liệu trên phần mềm Var Sau khi thu được kết quả nghiên cứu nhóm đưa ra kiến nghị hiệu quả cho việc phát TTCK TP.HCM Để hiểu rõ hơn về mô hình nghiên cứu cũng như giả thuyết nghiên cứu nhóm sẽ trình bày rõ hơn ở Chương 3

Ngoài ra, nhóm cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để phân tích tổng quan về tăng trưởng kinh tế, lãi suất và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán TP.HCM Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và lí giải các kết quả ước lượng.

Cấu trúc bài nghiên cứu

Bố cục bài nghiên cứu bao gồm 04 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán.

Chương này trình bày lý thuyết tổng quan về tăng trưởng kinh tế, lãi suất và giới thiệu về thị trường chứng khoán TP.HCM cũng như cơ sở lý thuyết về tác động của tăng trưởng kinh tế, lãi suất đến thanh khoản thị trường chứng khoán Đồng thời giới thiệu một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Trong chương này giới thiệu về Nguồn dữ liệu thực hiện nghiên cứu và các xây dựng các biến số, phương pháp nghiên cứu và mô hình định lượng được sử dụng nhằm đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế, lãi suất đến thanh khoản TTCK HCM

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này trình bày kết quả từ các mô hình hồi quy và phân tích kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ tác động của tăng trưởng kinh tế, lãi suất đến TTCK HCM

Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

Trong chương này trình bày kết luận cuối cùng về mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế, lãi suất thị trường chứng khoán Đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hỗ trợ sự phát triển của TTCK HCM.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LÃI SUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Giới thiệu về tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan trọng của kinh tế vĩ mô bởi nó là điều kiện để phát triển kinh tế, vì vậy có rất nhiều khái niệm tăng trưởng được phát biểu như sau:

Theo Douglass C.North và Robert paul Thomas (1973) đã kết luận rằng “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”

Theo Simon Kuznets (1966) kết luận rằng “Tăng trưởng kinh tế của một nước là sự tăng lâu dài về khả năng cung cấp ngày càng tăng các mặt hàng kinh tế đa dạng cho số dân của mình, khả năng ngày càng tăng này dựa trên công nghệ tiên tiến và những điều chỉnh về thể chế và hệ tư tưởng ….” Ông cũng cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người”

Theo Paul Anthony Samuelson cho rằng rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng của một nước Nói cách khác, tăng trưởng diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của một nước dịch chuyển ra phía ngoài”.

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, trong một khoảng thời gian nhất định Có nghĩa là, GDP bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi công dân nước ngoài hoặc công dân Việt Nam, miễn là được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định Do đó, khác với

GDP thì GNP lại bao gồm các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất chỉ bởi công dân Việt Nam (bất kể họ đang sinh sống trên lãnh thổ nước khác).

Có các mô hình tăng trưởng kinh tế được sử dụng rộng rãi đó là:

 Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu: tăng trưởng theo chiều rộng phản ánh tăng khối lượng sản xuất do tăng nguồn vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên thông qua mở rộng sản xuất, tạo việc làm, Tăng trưởng theo chiều sâu thể hiện sự gia tăng sản lượng do tác động của nguồn lực, khoa học, trình độ của người lao động… Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội

 Tăng trưởng trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn: với tiêu chí đo lường không phải là thời gian mà là sự điều chỉnh về mặt kinh tế Nhìn từ góc độ các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng thì ngắn hạn và dài hạn có mối liên hệ với nhau thông qua tiết kiệm và đầu tư nghĩa là việc hy sinh tiêu dùng trong hiện tại có thể tạo ra mức sản lượng cao hơn trong tương lai.

Các yếu tố kinh tế:

Sau một số nghiên cứu thì đã phát hiện ra các yếu tố tác động tới phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, vốn và trí tuệ công nghệ.

Chất lượng lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của người lao động Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả sản xuất khi có sự tham gia của một người lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt.

 Tài nguyên thiên nhiên Ðây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản

Các yếu tố này có vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế Ðiển hình là một số nước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên có mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và sự phát triển dài hạn Ðây là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển Ðó là những cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất Những quốc gia có tỷ lệ vốn tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững Nền kinh tế tăng trưởng bền vững giúp làm tăng khối lượng vốn đầu tư mà còn tăng hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện cách quản lý và đầu tư vốn hợp lý.

Sự thay đổi công nghệ không ngừng giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn trên cùng một thời gian, tạo nhiều ngành nghề và sản phẩm mới…Tri thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn Đây là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế của mỗi nước, là cơ sở để dự đoán sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai Trên thực tế, sự ổn định của tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng Nếu tăng trưởng không bền vững thì không có cơ sở để đảm bảo và duy trì thậm chí có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tương lai Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân càng thấp.

1.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM

Trong hơn 30 năm qua Việt Nam có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ Từ năm 1986, Việt Nam đã đổi mới kinh tế và chính trị điều này đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia đang phát triển Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người đã tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói (tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%)

Giới thiệu về lãi suất

Lãi suất do Ngân hàng hoặc các chính phủ quy định và là một công cụ chính sách tiền tệ rất quan trọng và có liên quan chặt chẽ đến lạm phát và thất nghiệp Có nhiều loại lãi suất khác nhau trong bài nghiên cứu này sẽ nói tập trung vào lãi suất tiền gửi ngân hàng

Lãi suất tiền gửi ngân hàng là lãi suất mà ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng và nó có khả năng đem lại lợi nhuận cho người gửi Con số này thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền đã gửi cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người cho vay thu được từ khoản vốn cho vay.

Biến động của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân trong nền kinh tế Nó tác động đến những quyết định của các cá nhân trong chi tiêu, để dành, mua nhà, trái phiếu hay gửi tiết kiệm

Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng

Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế.

Có 2 loại tiền gửi bao gồm

 Tiền gửi thanh toán: là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi của tổ chức, hoặc cá nhân vào ngân hàng Tiền gửi thanh toán được tính theo lãi suất không kỳ hạn và được sử dụng cho các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…

 Tiền gửi tiết kiệm: là một hình thức mà khi cá nhân gửi một số tiền vào ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ được hưởng một lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn gửi Ngân hàng sẽ phát hành sổ tiết kiệm với các thông tin cơ bản như số tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất Tiền gửi tiết kiệm có hai hình thức chủ yếu là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn Mỗi loại sẽ có cách tính và lãi suất khác nhau

Bảng 1.2 So sánh 2 loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Đặc điểm

Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán

Lãi suất Tính theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn Tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất có thể thay đổi từng thời kỳ

Thời hạn gửi Được tự do lựa chọn thời hạn Không có quy định về thời hạn.

Rút tiền trước khi đáo hạn

Phải thông báo trước cho ngân hàng và sẽ tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn.

Thoải mái rút và gửi tiền không cần thông báo.

Nhận lãi suất tiết kiệm đầu kỳ/ định kỳ/ cuối kỳ tùy theo lựa chọn của khách hàng.

Nhận lãi theo định kỳ với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Không có quy định Thanh toán cho tất cả các giao dịch không tiền mặt.

Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có hai hình thức chủ yếu là:

 Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức mà người gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng Lãi suất sẽ được tính theo các kỳ hạn mà ngân hàng đặt ra, ví dụ như kỳ hạn dài hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và dài hạn như 12 tháng, 18 tháng,…Hình thức này người gửi sẽ được hưởng lãi cao hơn và chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đáo hạn Khi chưa đến hạn, người gửi không được phép gửi thêm vào số tiền đã gửi tiết kiệm mà sẽ được xem là một khoản tiền gửi riêng biệt

Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) / 12 x số tháng gửi

Hoặc: Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi / 360

 Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn người gửi có thể gửi và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần thông báo trước cho ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất này rất thấp nhưng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho khoản tiền để dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong tương lai và đồng thời được hưởng một chút lãi suất

Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi / 360

Thay đổi lãi suất có tác động lớn đến hành vi tiết kiệm và tiêu dùng của các hộ gia đình, quyết định tích lũy vốn của các doanh nghiệp và đến việc phân bổ danh mục đầu tư của các nhà kinh doanh trong và ngoài nước trên thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái Nhìn chung, những thay đổi này ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung trong một nền kinh tế có thể xảy ra ngay lập tức hoặc kéo dài

Nếu lãi suất thấp thì chi phí kinh doanh, sinh hoạt và đầu tư thấp Điều này kích thích nền kinh tế vì các khoản vay mua nhà và vay mua xe có giá cả hợp lý hơn Do đó có xu hướng vay nhiều hơn và chi tiêu cũng nhiều hơn Lãi suất cũng ảnh hưởng đến mức lạm phát, dòng vốn tài chính trong nền kinh tế Lãi suất ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, thị trường cổ phiếu và trái phiếu, lạm phát và suy thoái Lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp Khi lãi suất đang tăng cả doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu

1.2.2 Tình hình lãi suất tại TP.HCM.

Dựa theo báo cáo phân tích tài chính của các NHTM cho thấy từ năm 2013 đến tháng 06/2019, quy mô tiền gửi khách hàng đã tăng gấp 2,4 lần tương đương với 3.067 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2013 và đạt 7.318 nghìn tỷ đồng vào giữa năm 2019 Mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình trong giai đoạn 2013 - 2017 là 18,2%, trong đó, năm 2013 đạt được mức tăng trưởng cao nhất là 22,2% Tuy tốc độ tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định nhưng đang có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây Mức tăng trưởng thấp nhất vào năm 2018 đạt 11,8%.

Biểu đồ 4: Tăng trưởng tiền gửi các NHTM trong giai đoạn 2013-tháng 6/2019

Theo NHNN, từ đầu năm 2020 đến nay, tác động của dịch COVID-19 đã giảm bớt , từ đó nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh, tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trong diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành và sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, đồng thời tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng khôi phục tình hình sản xuất kinh doanh Mặc dù thông báo điều chỉnh lãi suất tiền gửi từ tháng 10/2020 nhưng có nhiều ngân hàng vẫn mức lãi suất cũ

Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI)

Biểu đồ 5: Mức giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 của các nước

Cụ thể, NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 4%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; Lãi suất mua giấy tờ nghiệp vụ thị trường giảm từ 4%/năm xuống còn 2,5%/năm; Lãi suất cho vay trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm Đồng thời NHNN đã giảm lãi suất tiền gửi VND đã giảm từ đầu tháng 5/2020 đến nay, tổng cộng 1,2-2,5 %/năm ở tất cả các kỳ hạn

Theo thông báo về lãi suất tiết kiệm đã công bố từ đầu tháng 5/ 2021 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) thì ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi trực tuyến

Thị trường chứng khoán TP.HCM

1.3.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Theo tài liệu Longman Dictionary of Business English-1985 “Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức, nơi các chứng khoán được mua bán theo những nguyên tắc đã được ấn định” TTCK mang ý nghĩa trên thực tế rộng lớn hơn có thể hiểu TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, tại đó diễn ra hoạt động mua bán các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ trung và dài hạn theo nguyên tắc thị trường

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt: HOSE hoặc HSX) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là Vn-Index Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng

Từ khi thành lập giữa năm 2007, công ty có tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) Từ ngày 8 tháng 8 năm 2007, HSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Ban đầu chỉ có hai công ty được niêm yết, đó là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông(Sacom) Ban đầu, tổng sở hữu của người nước ngoài bị giới hạn 20% cổ phiếu (kể cả chứng chỉ quỹ đầu tư) và 40% trái phiếu Tháng

7 năm 2003, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của thị trường và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính thanh khoản, chính phủ đã nâng tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nước ngoài lên 30% đối với cổ phiếu và hủy bỏ hoàn toàn tỷ lệ sở hữu hạn chế đối với trái phiếu Cuối năm 2005, giới hạn sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài được tăng lên 49%, trừ đối với ngân hàng vẫn giữ là 30% Để kiểm soát giới hạn này, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam phải đăng ký để được cấp một mã số giao dịch.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 05/2021, các chỉ số chứng khoán trên HOSE giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng trong đầu năm 2021 Chỉ số VNIndex đạt mức 1328,05 điểm vào tháng 5/2021, tăng 7,15% so với tháng 04/2021 và tăng 20,31% so với cuối năm 2020; Chỉ số VNAllShare (chỉ số bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng các yêu cầu sàng lọc về tư cách, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và thanh khoản.) đạt 1365,87 điểm vào tháng 5/2021, tăng 9,86% so với tháng 04/2021 và tăng 32,30% so với cuối năm 2020;

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng 05/2021 bao gồm: ngành tài chính (VNFIN) tăng 24,51%, ngành công nghệ thông tin (VNIT) tăng 20,10%, ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 19,46%.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 05 đạt mức cao nhất từ đầu năm 2020 với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân lần lượt đạt trên 21.937 tỷ đồng và 701,96 triệu cổ phiếu, tương ứng về giá trị tăng 19,57% và về khối lượng bình quân giảm 3,30% so với tháng 4/2021, về giá trị tăng 292,85% và về khối lượng bình quân giảm 134,59% so với cùng kỳ năm 2020.

Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 31/05/2021, có 508 mã chứng khoán giao dịch trong đó gồm: 386 mã cổ phiếu, 02 mã chứng chỉ quỹ đóng, 07 mã chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF), 82 mã chính quyền có bảo đảm và 31 mã trái phiếu niêm yết Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 102,6 tỷ cổ phiếu Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,97 triệu tỷ đồng, tăng 7,07% so với tháng trước, đạt khoảng 79.09% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành)

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển thị trường chứng khoán

Thứ nhất, về tỷ lệ vốn hoá thị trường: Đây là biến số giúp đo lường kích cỡ của thị trường bởi kích cỡ thị trường càng lớn thì thị trường càng năng động, càng dễ dàng vận động có hiệu quả trong việc huy động vốn và giảm thiểu rủi ro trên thị trường Tỷ lệ này sẽ bằng tổng giá trị cổ phần niêm yết chia cho GDP

Thứ hai, về tính thanh khoản hay tốc độ luân chuyển cổ phiếu dùng để đo sự phát triển TTCK Trong đó tính thanh khoản bằng tổng giá trị giao dịch trên GDP và tốc độ luân chuyển cổ phiếu sẽ bằng giá trị những cổ phần được giao dịch chia cho tổng giá trị vốn hoá của thị trường Tính thanh khoản là một thuật ngữ của đầu tư, liên quan đến khả năng của một loại tài sản dễ dàng được mua bán, trao đổi và chuyển nhượng sao cho có sự chuyển dịch về giá và tối thiểu hoá sự mất mát về giá trị.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán

Theo các nhà nghiên cứu của mọi thời đại, thị trường chứng khoán của bất kỳ quốc gia nào cũng có có vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô là mối quan tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu, các yếu tố này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động hoặc có thể làm tăng hiệu quả hoạt động Chính phủ mỗi nước cần tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán và không khuyến khích các yếu tố có tác động đa dạng đến thị

24 trường chứng khoán Nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô

 Lãi suất và giá chứng khoán

Clare và Thomas (1994) như trong (Osisanwo và Atanda, 2012) đã điều tra các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với lợi tức cổ phiếu ở Vương quốc Anh Họ phát hiện ra rằng giá dầu, chỉ số giá bán lẻ, lãi suất cho vay ngân hàng và rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng giải thích lợi nhuận cổ phiếu.

Theo Bernanke và Kuttner (2005), lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ nghịch biến Tác giả này lập luận trên 3 quan điểm: Thứ nhất, nếu lãi suất tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất của công ty, dẫn đến nguy cơ làm giảm dòng tiền thanh toán cổ tức trong tương lai; Thứ hai, nếu lãi suất danh nghĩa có xu hướng tăng có thể dẫn đến tăng lãi suất dự kiến, làm cho dòng tiền danh nghĩa trong tương lai ít có giá trị đối với các cổ đông; Thứ ba, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể làm tăng phí bảo hiểm vốn chủ sở hữu, khi đó các nhà đầu tư có xu hướng e ngại đầu tư vào TTCK

Từ các nghiên cứu trước đây có thể kết luận rằng việc tăng lãi suất cho vay ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước Nghiên cứu cũng kết luận rằng tổng đầu tư vào quốc gia ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.

 Tăng trưởng kinh tế và lãi suất

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đất nước Tỷ lệ lạm phát gia tăng khiến các nhà đầu tư lo sợ vì nó làm giảm sức mua tiền tệ, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước Tỷ giá hối đoái tăng làm giảm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước trong khi lãi suất cho vay tăng từ đó nhu cầu đi vay giảm làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra lãi suất huy động cao sẽ khuyến khích tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế xét về mối liên hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế Kết quả này phù hợp với dự đoán của lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu hiện có rằng lãi suất tiền gửi

25 cao hơn từ quá trình tự do hóa sẽ làm tăng tiết kiệm của các hộ gia đình trong hệ thống ngân hàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

King và Levine (1993) cho rằng sự phát triển của khu vực ngân hàng ở Châu Âu không chỉ làm tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân của tăng trưởng dài hạn Adekanye (1986) kết luận rằng các ngân hàng cung cấp tín dụng; dịch vụ xã hội tốt dẫn đến tăng sản lượng, đầu tư vốn và cải thiện mức sống của người dân.

Trong nghiên cứu của Gurley và Shaw (1967) Goldsmith (1969), Jayaratne và Strahan (1996), Kashyap và Stein (2000), Beck và cộng sự (2000) Beck và cộng sự (2003), Driscoll (2004) v.v cho rằng tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả phân bổ của các nguồn vốn cho vay và thúc đẩy tích lũy vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nghiên cứu của Cameron et al (1973), McKinnon (1973) và Shaw (1973), và cho rằng phát triển tài chính sẽ đóng góp đáng kể nhất vào tăng trưởng kinh tế nếu các nhà chức trách không can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tài chính Sự can thiệp như vậy dẫn đến tỷ suất sinh lợi thực tế thấp và thường âm trên các tài sản tài chính và do đó, các khoản tiết kiệm bị thiếu hụt sẽ được huy động và chuyển vào các dự án đầu tư

Theo Mckinnon (1973) và Shaw (1973) khi lãi suất âm hoặc thấp dẫn đến không khuyến khích việc huy động tiền gửi tiết kiệm và việc chuyển nguồn tiền tiết kiệm qua hệ thống tài chính Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng và chất lượng đầu tư và do đó tăng trưởng kinh tế

Theo nghiên cứu của Ure Madu, (2002); Nnanna và cộng sự (2004), Để tài trợ cho đầu tư kinh doanh từ đó tăng trưởng kinh tế thì nền kinh tế cần phải tạo ra đủ nguồn vốn tiết kiệm hoặc vay từ nước ngoài Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái Do đó, tiết kiệm trong nước là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế vì chúng cung cấp nguồn lực trong nước cần thiết để tài trợ cho hoạt động đầu tư của một quốc gia Các ngân hàng được giao trách nhiệm chính về trung gian tài chính để cung cấp tiền Quá trình trung gian liên quan đến việc chuyển tiền từ các đơn vị kinh tế thặng dư của nền kinh tế sang các đơn vị kinh tế thâm hụt

Theo nghiên cứu của Taylor (2004) đã nhận xét, hệ thống tài chính cần phải được phát triển tốt để có thể huy động và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm Các ngân hàng đảm bảo lợi tức hợp lý cho người tiết kiệm và nhu cầu đầu tư của người đi vay nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Tăng trưởng kinh tế với thị trường chứng khoán

Một số nghiên cứu kinh tế đã xác lập mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán Một thị trường chứng khoán được tổ chức và quản lý tốt sẽ khơi dậy các cơ hội đầu tư trong nước bằng cách công nhận và tài trợ cho các dự án hiệu quả cuối cùng dẫn đến hoạt động kinh tế, phân bổ vốn hiệu quả, huy động tiết kiệm trong nước, giúp đa dạng hóa rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (Mishkin, 2001)

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Chúng tôi đưa ra khung phân tích nghiên cứu nhằm đưa ra quy trình nghiên cứu một cách tổng quát nhất về cách thức thực hiện nghiên cứu Qua đó, chúng tôi sẽ trả lời được mục tiêu nghiên cứu ở chương 1

Qua quá trình tham khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tố tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và TTCK tác giả trình bày quy trình nghiên cứu như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Giao dịch chứng khoán TP.HCM với hai mã cổ phiếu REE và SAM, mỗi tuần chỉ có hai phiên giao dịch Như vậy có tổng cộng 44 quan sát vì 1 năm có 4 quý Dữ liệu được lấy trên các tạp chí và trang web chính thống của chính phủ Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán

Nghiên cứu ký thuyết mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và TTCK

Nghiên cứu thực tế tại TP.HCM

Lựa chọn mô hình nghiên cứu mối liên quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và TTCK

Thu thập và xử lý dữ liệu

Kết luận và đưa ra các khuyến nghị

30 nhà nước, International Financial Statistics (IFS), http://vietstock.vn và các trang web đáng tin cậy khác từ năm 2010 đến ngày 31/12/2020

Trường hợp mô hình hồi quy không đáp ứng được các giả thiết của mô hình, chúng tôi tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất Cuối cùng, sau khi mô hình đã đáp ứng các giả thiết, nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy, thảo luận các kết quả nghiên cứu và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị

Sau khi tính toán dữ liệu, bài nghiên cứu sử dụng phần mềm excel 2016, phầm mềm Eview 11 được sử dụng để chạy mô hình Var để hỗ trợ cho việc chạy và phân tích số liệu định lượng.

Nguồn dữ liệu nghiên cứu và xây dựng các biến số

Bài nghiên cứu xây dựng trên 3 biến: Đối với các dữ liệu vĩ mô, nhóm tiến hành lấy dữ liệu như sau:

Dữ liệu về giá trị GDP thực (real_gdp) của TP.HCM lấy từ GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo chỉ số giá CPI (lấy quý I năm 2010 làm gốc) Dữ liệu về tỷ lệ lạm phát cũng được lấy từ chỉ số CPI, lấy quý I năm 2010 làm gốc

Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số thị trường Vn-Index để đại diện cho chỉ số của TTCK TP.HCM do quy mô, thanh khoản, giá trị vốn hóa… của sàn HSX lớn hơn rất nhiều so với sàn HNX Vì thế, tác động của chỉ số Vn-Index hầu như sẽ chi phối toàn bộ diễn biến của thị TTCK HCM

Bảng 2.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng

Chỉ số thị trường chứng khoán VN-

Logarith của giá trị đóng cửa (đã được điều chỉnh chỉ số VN-Index) vào ngày cuối cùng của quý

Tốc độ tăng trưởng GDP GDP

Giá trị lấy quý 1 năm 2010 làm gốc Số % tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội TP.HCM

Lãi suất tiền gửi INT Tiền gửi ngân hàng của VCB kỳ hạn 6-12 tháng

Kim ngạch xuất khẩu EXPT https://www.customs.gov.vn/Lists

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng phần mềm Var để thiết lập mô hình hồi quy, kiểm định đa tương quan và kiểm định nhân quả Granger

Như vậy, chúng ta có thể kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị (p_value) của nó Giá trị p_value là mức ý nghĩa thấp nhất mà giả thiết (giả thiết biến độc lập đang xét không có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc) có thể bị bác bỏ Như vậy, giá trị p càng cao thì khả năng chấp nhận giá thiết dễ xảy ra và kết quả không ý nghĩa thống kê Với mức ý nghĩa 5%, một biến độc lập không có ý nghĩa thống kê khi giá trị p_value của nó từ 0,05 trở đi

2.4 Thiết lập mô hình hồi quy

Từ các dữ liệu nghiên cứu trên, nhóm đề xuất xác định các yếu tố tác động đến chỉ số VN-Index theo mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau:

VN-Index = β0 + β1*GDP + β2*INT + β3*EXPT+ Ꜫ

Ꜫ: sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ I βi: hệ số tác động

VN-Index: là biến phụ thuộc mô tả chỉ số VN-Index đại diện cho thị trường chứng khoán TP.HCM

GDP: tốc độ tăng trưởng

INT: lãi suất tiền gửi

EXP: kim ngạch xuất khẩu

33 Ở chương 2 nhóm tập trung xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu từ những cơ sở lý luận và một số nghiên cứu đi trước Chương này đã xây dựng mô hình nghiên cứu, tiến hành xây dựng thang đo các biến nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu cũng như phương pháp thu thập và phương pháp nghiên cứu cụ thể

Chương 2 là chương cơ sở mà dựa vào đó có thể tiến hành và phân tích chương 3 một cách cẩn thận và chính xác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định tính dừng

Hồi qui theo mô hình VAR đòi hỏi các biến được sử dụng phải dừng để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo, kết quả ước lượng không đáng tin cậy Kết quả kiểm định tính dừng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi dữ liệu mô hình VAR (mức ý nghĩa 5%)

Biến số Trị thống kê (Kiểm định ADF) Kết

Chuỗi gốc Chuỗi sai phân bậc I quả

Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 11

Từ kết quả ở bảng 3.1, ta thấy chỉ có lãi suất tiền gửi (INT) là dừng ở bậc gốc Vì vậy để đảm bảo các chuỗi dữ liệu đều dừng ta tiến hành lấy sai phân bậc I cho các chuỗi VNINDEX, GDP, EXPT Kết quả cho thấy các chuỗi còn lại dừng ở sai phân bậc I với mức ý nghĩa 5%

Mô hình VAR được xác định như sau:

Lựa chọn độ trễ tối ưu

Bảng 3.1 cho ta thấy 4 tiêu chí LR FPE AIC và HQ đều cho kết quả lựa chọn độ trễ là 4 Theo Brooks (2008) việc lựa chọn độ trễ tối ưu thường sử dụng tiêu chuẩn FPE và AIC do đó ta chọn độ trễ là 4

Bảng 3.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

Các kiểm định mô hình VAR

 Kiểm định tính ổn định của mô hình

Từ kết quả kiểm định tính ổn định tổng quát của mô hình bằng nghiệm nghịch đảo của đa thức đặc trưng AR cho thấy tất cả các nghiệm của đa thức đều nằm trong vòng tròn đơn vị, chứng tỏ mô hình 3 được ước lượng có tính ổn định

 Kiểm định tính tự tương quan phần dư

Kết quả kiểm định tương quan chuỗi của phần dư cho thấy không có tồn tại tương quan của phần dư cho thấy không có tồn tại tương quan của phần dư Vì vậy mô hình VAR được ước lượng là đáng tin cậy

Bảng 3.3 Kiểm định tính tự tương quan phần dư

Probs from chi-square with 16df

 Kiểm định nhân quả Granger

Bảng 3.4: Kiểm định nhân quả Granger của mô hình

Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 11 Ghi chú: Số không trong ngoặc đại diện cho thống kê chi-square, còn dấu trong ngoặc đại diện cho giá trị p-values Dấu hoa thị (*), (**),(***) đại diện cho các thống kê có ý nghĩa ở mức 10% ,5% và 1%

Dựa vào bảng, kiểm định này cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa D(VNINDEX) và D(GDP) tức là D(GDP) tác động nhân quả Granger lên D(VNINDEX) ở mức ý nghĩa 1% và ngược lại ở mức 5% Cụ thể là giá chứng khoán tăng sẽ cho thấy nền kinh tế đang phát triển và ngược lại, giá chứng khoán giảm lại là dự báo không mấy tốt đẹp về triển vọng của một nền kinh tế trong tương lai gần

Tương tự, D(EXPT) có mối quan hệ Granger một chiều tác động lên D(VNINDEX) ở mức ý nghĩa 5% nhưng không có chiều ngược lại Lãi suất tiền gửi gần như có mối quan hệ Granger một chiều tác động đến D(VNINDEX) mức ý nghĩa 10% Xét biến sự phát triển TTCK có tồn tại mối quan hệ một chiều giữa D(GDP) tác động lên D(EXPT) ở mức ý nghĩa 1% nhưng không có chiều ngược lại, INT có mối quan hệ Granger một chiều tác động lên D(EXPT) ở mức ý nghĩa 1% nhưng không có chiều ngược lại

Kết quả nghiên cứu

3.4.1 Phân tích phản ứng đẩy

Biểu đồ 6 : Phản ứng đẩy của D(VNINDEX) đối với cú sốc của D(GDP)

Dựa vào hàm phản ứng đẩy của VNINDEX trước cú sốc của GDP cho thấy VNINDEX có phản ứng khá mạnh với cú sốc của GDP khi giảm liên tục trong 2 giai đoạn đầu và có sử chuyển biến tốt vào giai đoạn thứ 3 nhưng lại tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn 4,8 và 9 nhưng đã có sự tăng trưởng dương vào giai đoạn 7 và giai đoạn 10 Điều này cũng minh chứng cho thấy trong 10 năm gần nhất (2010 – 2020), chỉ số VN-Index có tới 6 năm giảm điểm trong quý 2, tương ứng xác suất 60%, con số cao nhất trong các quý

Không những vậy, thống kê cũng cho thấy thường quý 1 tăng điểm thì quý 2 VN- Index sẽ giảm và ngược lại, nếu quý 1 giảm thì thường quý 2 sẽ tăng.Nổi trội nhất là năm

2018, với điểm VNINDEX đạt 1171 (quí I) quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2017, tương đương với 71,6% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu 70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020 Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với năm 2017, tương đương 20,3% GDP năm 2018, được đánh giá là thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy đông vốn nhưng lại có quá trình sụt giảm mạnh 27% xuống đáy 892 điểm (ngày 30-

12-2018) Sau đó TTCK phục hồi tăng trưởng gần 100 điểm trong năm 2019 nhưng đến năm 2020 thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua với nhiều biến động mạnh, gặp không ít khó khăn và thử thách trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam

Những tháng đầu năm 2020, TTCK đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh Cuối quý 1/2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019 đóng cửa ở mức 663 điểm vào cuối tháng 3 cùng với đó là mức tăng trưởng GDP của TPHCM chỉ khoảng 1,03% Nhưng từ quý

2 đến nay, thị trường đã phục hồi bền vững, tăng trưởng ngoạn mục và kéo dài tới giai đoạn cuối năm 2020 vượt mức 1100 điểm

Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 11

Biểu đồ 7: Phản ứng đẩy của D(VNINDEX) đối với cú sốc của D(EXPT)

Dựa vào biểu đồ ta thấy VNINDEX phản ứng theo hướng tích cực tăng trưởng dương trong 3 giai đoạn đầu nhưng sau đó bắt đầu giảm dần và âm trong giai đoạn 4, 5, 6 và dần hồi phục và có cú sốc dương tăng trưởng mạnh vào giai đoạn 7,9 nhưng lại tiếp tục về âm vào giai đoạn cuối bởi tổng kim ngạch xuất khẩu là một phần của GDP dặc biệt dối với các công ty có các ngành chuyên về xuất khẩu

Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 11

Biểu đồ 8: Phản ứng đẩy của D(VNINDEX) đối với cú sốc của INT

Từ biểu đồ trên cho thấy phản ứng của VN-INDEX khi có cú sốc lãi suất huy dộng vốn (tiển gửi ngân hàng) xảy ra đúng như dự đoán Sự tăng lên dột ngột của lãi suất làm VN-INDEX giảm mạnh ở mức 1,5% ở ngay giai đoạn 2 sau đó tiếp tục giảm ở mức gần 4% ở giai đoạn 3

Kết quả này diễn biến đúng diễn biến thực tế trên TTCK Việt Nam, năm 2010 – 2012 lãi suất huy động vốn của NHTM rất cao đỉnh điểm lên dến 14% đã làm cho kênh tiền gửi ngân hàng hấp dẫn hơn kênh chứng khoán diểm này làm cho TTCK thời diểm này không mấy thuận lợi

Chính vì thế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ khống chế lại tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng không hút hết tiền của nền kinh tế, từ đó lãi suất huy động sẽ giảm bằng cách đưa ra các chính sách để diều chỉnh lãi suất huy động các NHTM về mức 5%-7%

Do đó từ giai đoạn 4 trở đi ta thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK minh chứng cho việc dòng tiền lớn đổ vào chứng khoán trong thời gian qua được cho là do lãi suất tiền gửi giảm mạnh, số lượng nhà đầu tư trong nước mở mới tài khoản ngày một tăng, nhiều

41 người ví thị trường chứng khoán có nhiều cơn "lên đồng" với sự hưng phấn quá đà của nhà đầu tư mới

Từ các kết quả phân tích ở trên cho thấy, Sự phát triển của nền kinh tế cùng với sự diều hành của nhà nước và cá chính sách tiền tệ đã có những tác động nhất định đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.

Phân tích phân rã phương sai

Để làm rõ hơn vai trò của các yếu tố về GDP và lãi suất đối với những thay đổi của giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, phân rã phương sai được thể hiện như sau:

Bảng 3.4: Kết quả phân rã phương sai của VNINDEX

Giai đoạn S.E D(VNINDEX) D(GDP) D(EXPT) INT

Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 11

Kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy, sự thay đổi của biến thể hiện sự phát triển của TTCK ở thời kỳ thứ 2, sự thay đổi của VNINDEX được giải thích khoảng 8,76% sự thay đổi trong GDP của TPHCM và khoảng 91,2% sự thay đổi bởi chính nó Trong giai đoạn thứ 5, sự thay đổi của sự phát triển TTCK đến từ chính nó chiếm 87,01% sau đó giảm dần qua các giai đoạn; Tương tự sự thay đổi của VNINDEX được giải thích khoảng 8,76% sự thay đổi trong GDP khoảng 11,06%, trong kim ngạch xuất khẩu của TPHCM là 0,45%, và từ lãi suất huy dộng vốn khoảng 1,48% sau đó sự thay dổi này tiếp tục tăng từ giai doạn thứ 6 cho đến hiện tại Điều này chứng tỏ sự phát triển TTCK có thể giải thích tốt bởi nội lực của chính nó, của tổng sản phẩm quốc nội GDP Còn kim ngạch xuất khẩu và lãi suất tiền gửi chiếm một phần đóng góp nhỏ cho sự phát triển TTCK

Nhóm đã tiến hành xử lý, làm sạch số liệu thu thập được thì quý 1 năm 2010 đến quý 4 năm 2020 và đưa vào phân tích Trình bày được kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lãi suất và thị trường chứng khoán tại TP.HCM Bằng mô hình, phương pháp, các giả thiết và công cụ nghiên cứu, đề tài đã tập trung phân tích, kiểm định mô hình nghiên Trên cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản trong chương tiếp theo

Ngày đăng: 25/02/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w