Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính nói riêng, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh trạnh
Trang 1Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤCLOT MỞ ĐẦUU 5°-Se<© dEE E.44E71130 07234091380 EE341pEEksdtir 7
1.Tính cấp thiết của đề tài -<-scsccscsscssessersersersstsserserserssrssrrssrssrse 7
2.Mục đích nghiên CỨU d5 G55 Ă 9 5 9 99.99.900.000 00060906 8
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu e s- 5s ssssssesssessessessesssesee 8 4.Kết cấu của chuyên đề s<s se ©ss©ss©xsexseEssEssesserserserssesserssrsee 8
CHƯƠNG 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE CÔNG TÁC
PHAN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP -° 5° ©sscs< 9
1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiép <5 s55 s «<< see 9
1.1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiỆp «5 5S £ + ssssersersrske 9 1.1.2 Khái niệm phân tích tài chính doanh tài nghiỆp - - 10 1.1.3 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiỆp 55+ +55<+ss52 11
1.1.3.1 Phân tích tài chính đối với các nhà QUAN trị -. -s-5s- 55+: 12 1.1.3.2 Phân tích tài chính đối với nhà AAU tiứ -ccccccccccccre 13 1.1.3.3 Phân tích tài chính đối với người cho VAY -cs-5cc552 13 1.1.3.4 Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh
14/1127 PE0PP0Ẽ785787eAe a4 14
1.2 Tổ chức và quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính doanh
NGHUEP - 0G G G5 6 9 9 5 9 Họ 0 0 0 00.0.0009 0000000009809 9 15
1.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính - 2-2 2 +x+£xz£x+zxzrszes 15
1.2.2 Quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính 16 1.3 Thu thập thông tin trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 18
1.3.1 Nguồn thông tin bên ngoài ¿5c 5S SE2EE2E2E2E2ECEEerkerkerkrreee 18 1.3.2 Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp 2-2: 5¿©522£=s+zxzs+ 19
1.3.2.1 Bảng cân đối KE IOẲIH - 52-55 SE‡EềEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrrees 19 1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh - +: 5sSeS£+E+E‡£EeEeEerersereee 20
1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiỆp «<< «=es«<s 21
1.4.1 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp - 21 1.4.2 Nội dung phân tích tai chính doanh nghIỆp - - ¿+55 ++55++ss52 23
1.4.2.1 Phân tích cơ cầu và sự biến động của vốn trong doanh nghiệp 23 1.4.2.2 Phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 24 SV: Võ Trung Thông 1 Lớp: TCDN29B
Trang 2Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
1.4.2.3.Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản -:-s+cscsssssez 24
1.4.2.3.1 Nhóm ty số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn 25 1.4.2.3.2 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời ¿5-5 s2 5+: 26
1.5 Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiỆp - 5< ss««<ss 27
1.5.1 Sự cần thiết của hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 27
1.5.2 Nội dung hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CONG TAC PHAN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP CUA CÔNG TY TNHH KIEM TOÁN ASCO 29
2.1.Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán ASCO - 29
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triỀn - 2 2 sS£2££2E+£Ee£Eerxersses 29
2.1.1.1 Lịch sử hình thành, se kh HH HH ti, 29
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động của CONG ty -. c©ce+c+eerererersrres 32
2.1.1.2.2 Chit nang ỔẢ 32 PIN Nho 32 2.1.1.2.4 ia n 33
2.1.2.Mô hình t6 chức ¿ cs+t+c+xttttEktrttrktrtttttrrttrrrrrrirrrirrrrriri 33
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - . - 33
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vu của từng phòng ban 34
2.2.Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Kiếm toán
TNHH Kiểm toán AŠCO -:-©cc++c+++cSEEtettEEketrtrkertrreerrrrkerrre 36
2.2.2 Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH
Kiểm toán ASCO - cv tre 37 2.2.3 Nội dung phân tích tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO .39
SV: Võ Trung Thông 2 Lớp: TCDN29B
Trang 32.3.1.Những kết quả đạt được -¿- + 525cc EEE1E112112112121 1111 xe, 51
2.3.1.1 Công tác quản lý tài chính- Ké tO - ¿52-5 cceectecerersses 51 2.3.1.2 Tổ chức bộ máy phân tích tài CHINN ceececccccceccescsssessssssessessesssessessee 52
2.3.1.3 Thông tin sử dụng trong công tac phân tích tài chính 52
2.3.2 Nhitng hạn chế còn t6n tai cceccecsessesseessessessessessessessesseessesseesesssesseeseeseess 52
2.3.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính -s-©ce+cs+csscsscsees 52
2.3.2.2 Thông tin sử dung trong phân tích tài chính - ««<<s«++ 53 2.3.2.3 Phương pháp phân tích tài ChíÍnh - «se ksseekeseeeesers 53 2.3.2.4 Nội dung phân tích tài CHÍNH, cv rikrkeekkree 53
2.3.3.Nguyên nhân những hạn chẾ 2-2 + £+££+EE+EE+£E£2EEzEEzrxerxeres 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP HOÀN THIEN CONG TAC PHAN TÍCH
TÀI CHÍNH CUA CONG TY TNHH KIEM TOÁN ASCO 56
3.1 Định hướng phát triỀn của công ty sc scsecsessessesseseseesess 56
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Kiểm toán ASCOO -° c2 ©cscssssessexsesssrssesses 56
3.2.1 Đào tạo, bồi đưỡng và tuyến dụng cán bộ phân tích tài chính 56 3.2.2 Tổ chức tốt công tác phân tích -2-©+++++++zx++rxzrxrrreeree 58 SV: Võ Trung Thông 3 Lớp: TCDN29B
Trang 4Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
3.2.3 Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích 59 3.2.4 Hoàn thiện về phương pháp phân tích - 2-2 2 2 s+£s+zs+zs+ze+z 60 3.2.5 Hoàn thiện về nội dung phân tích 2- 2 2 + £+£+Ee£xe£xerxsrxee 61 3.3 Một số kiến nghị - 2 2s s£©s£©ss©ss£EseEssEssExsersersetesesserserssrssese 62
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước - ¿- 2 2 £+keEkeEESEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkereee 62 3.3.2 Kiến nghị với co quan quản lý cấp trên -¿ s¿©cx+2c+ecs+ 62
4000.0027575 64
SV: Võ Trung Thông 4 Lớp: TCDN29B
Trang 5Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Bang CDKT Bang Cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyên tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính CBCNV Can bộ công nhân viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước DT Doanh thu
DTDH Dau tu dai han DTNH Đâu tu ngắn han EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ROA Tỷ suất thu hồi tài sản
ROE Ty suất thu hồi vốn chủ sở hữu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cô định TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
SV: Võ Trung Thông 5 Lớp: TCDN29B
Trang 6Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu va tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn trong 3
Trang 7Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn phải cạnh tranh dé tồn tại
và phát triển Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn luôn phải xác định đượcvị thế của mình, hoạt động như thế nào và cần phải thực hiện những mục tiêugì trong tương lai Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và tình hình tài chính nói riêng, đánh giá được mặt mạnh,
mặt yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh trạnh cũng như hiểu được vị trí và triển vọng tương lai của doanh nghiệp, các nha quản lý doanh nghiệp đều phải sử dụng đến một công cụ cần thiết và hữu ích đó là phân tích tài
chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý
nhận biết được thực trạng tình hình tài chính của đơn vị mình, xác định rõ
nguyên nhân của những van đề yêu kém Trên cơ sở đó họ có thé đưa ra các
quyết định cần thiết cùng với các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh cũng như cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
Vi vậy van dé đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiễn
hành công tác phân tích tai chính và không ngừng haòn thiện công tac này.
Trên cơ sở đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Thực tiễn đã
chứng minh, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại khó tránh khỏi những quyết định tài
chính sai lầm và thất bại.
Mặc dù công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cũng đã được các nhà
quản lý, các doanh nghiệp quan tâm thực hiện, song những vấn đề vướng mắc trong khâu thực hiện cũng như sự yếu kém trong việc ứng dụng linh hoạt đã
làm hạn chế đáng ké đến hiệu quả và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Đây là vấn đề chung cho hầu hết các doanh nghiệp và cũng là
van đề vướng mắc cần tháo gỡ của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO Do vậy
SV: Võ Trung Thông 7 Lớp: TCDN29B
Trang 8Chuyên dé thực tập tốt nghiệpmục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác phân tích tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
2.Muc đích nghiên cứu
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh
nghiệp.
+ Phân tích thực trạng công tác phân tích tải chính của Công ty TNHH
Kiểm toán ASCO, qua đó phân tích những ưu điểm mà công ty đạt được, những vấn đề còn tôn tại.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.
+ Phạm vi nghiên cứu là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tai
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thông qua phân tích cơ cấu và tình hìnhbiến động của tài sản và nguồn vốn, phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh
và phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản từ năm 2016 đến năm 2018 4.Kết cầu của chuyên đề
Tên đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Kiểm toán ASCO” Ngoài phần mở đầu và kết
luận, chuyên đề được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những van đề lý luận chung về công tác phân tích tài chính
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty TNHH
Kiểm toán ASCO.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty
TNHH Kiểm toán ASCO.
SV: Võ Trung Thông ổ Lớp: TCDN29B
Trang 9Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CÔNG
TAC PHAN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng kinh doanh trên thị trường nhăm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Doanh nghiệp là một cách thức tô chức hoạt động kinh tế của nhiều cánhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh
nghiệp chứ không phải các cá nhân.
Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch 6n định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh- tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trìnhđâu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lời
Tài chính doanh nghiệp là tổng thể những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp với các chủ thé trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp
chủ yếu bao gồm:
1 Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước 2 Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tải chính.
3 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
4 Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thê hiện trong cả quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà
doanh nghiệp phải giải quyết các van dé sau đây:
Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại
hình sản xuất kinh doanh lựa chọn? Đây là chiến lược đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp và là cơ sở dự toán vôn đâu tư.
SV: Võ Trung Thông 9 Lớp: TCDN29B
Trang 10Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Thứ hai: nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng
là nguồn nào.
Thứ ba: nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính như thế nào?
Chắng hạn như: sử dụng lợi nhuận, phân tích, đánh giá, kiểm kê các hoạt
động tài chính; đảm bảo cân băng qua sự thu chi phù hợp Đây là các quyếtđịnh ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của
doanh nghiệp.
Mặc dù ba van đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh của tài chính doanh nghiệp saong đây là những van dé quan trọng nhất Hoạt động tài chính doanh nghiệp là giải quyết tốt ba vấn đề trên.
Dé đạt được những mục tiêu dé ra doanh nghiệp cần phải có nhữngquyết định đúng đăn về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn luôn phải chủ động
trước mọi diễn biến phức tap của môi trường xung quanh dé từ đó đưa rađược quyết định phù hợp, có như vậy doanh nghiệp mới có thé ton tại và pháttriển Để có được những quyết định phù hợp đó thì một trong những công
việc quan trọng mà doanh nghiệp phải tiến hành đó là phân tích tài chính
doanh nghiệp Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động tài chính doanh nghiệp Và ngược lại, hoạt động tài chính doanh nghiệp lại là cơ sở cho quá trình phân tích tài chính Thông qua phân tích tai
chính nhà doanh nghiệp sẽ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dé
từ đó đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn
1.1.2 Khai niệm phân tích tài chính doanh tài nghiệp
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp
và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về
quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Mỗi quan tâm hàng dau của phân tích tài chính doanh tai nghiệp là phân
tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính từ đó đưa ra các
SV: Võ Trung Thông 10 Lép: TCDN29B
Trang 11Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
thông tin về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Chính các thông tin đưa ra sẽ giúp cho
người sử dụng thông tin xem xét một cách chỉ tiết hoạt động tài chính doanh
nghiệp trong quá khứ và hiện tại, để từ đó nhận biết, phán đoán, dự báo và
đưa ra các quyết định tài chính, quyết định đầu tư và tài trợ phù hợp Từ đógóp phan giúp doanh nghiệp có thé tồn tại và phát triển trong thời buổi nềnkinh tế thị trường đang khó khăn như hiện nay
1.1.3 Mục tiêu phan tích tài chính doanh nghiệp
Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính
đặc trưng, các thông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân
sách nhà nước, với thị trường, với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính sẽ
cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhờ đó những người quan tâm đến hoạt động của công tysẽ có các biện pháp và quyết định phù hợp Những quyết định của nhà quản lýđều liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới khả năng phát triển, khả năng tối đahóa tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp Đồng thời việc phân tích tài chính
cũng sẽ cho thấy khả năng tiếp ứng đầu tư, tài trợ, thanh toán nợ Qua đó nhà doanh nghiệp biết nên đầu tư cho doanh nghiệp như thế nào, sử dụng và khai thác những nguồn nào là hợp lý.
Phân tích tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra phân tích tổng hợp toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất
kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Nhà
quản lý tài chính khi phân tích tài chính cần phải cân nhắc tính toán tới mức
độ rủi ro, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Giữa hai yếu tố rủi ro và doanh
lợi có mối tương quan nhất định: rủi ro càng lớn thì doanh lợi càng cao và ngược lại Mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý tài chính là đánh giá rủi ro, phá sản tác động đến doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là kha năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trên cơ sở đó các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa
SV: Võ Trung Thông 1 Lép: TCDN29B
Trang 12Chuyên dé thực tập tốt nghiệpra các dự đoán về kết quả họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai Ngoài ra phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp Nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc phân tích tài chính ngày càng trở nên quan trọng vì nó
là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại va phát triển của doanhnghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp cho thấy khả năng và tiềm năng kinh
tế của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngăn hạn và dài hạn.
Hiện nay việc phân tích tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm Tuy nhiên những người phát triển tài chính ở những cương vị khác nhau sẽ nhăm các mục tiêu khác nhau.
1.1.3.1 Phân tích tài chính đối với các nhà quản trị
Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ, khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhà phân
tích bên ngoài doanh nghiệp tiến hành Do có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về
doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế dé có thé phân tích tốt nhất Nha quản trị phân tích tài chính nhằm những mục
tiêu sau đây:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiễn hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,
trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc cũng như của giámđốc tài chính: quyết định dau tư, tài trợ, phân chia lợi tức cô phan
- Là cơ sở cho dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư
- Cuối cùng, phân tích tài chính là công cụ dé kiểm soát các hoạt động
quản lý.
SV: Võ Trung Thông 12 Lép: TCDN29B
Trang 13Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Phân tích tài chính làm nổi bật tam quan trọng của dự báo tài chính và là cơ sở cho các nha quản tri, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tai chính ma còn
làm rõ các chính sách chung.
1.1.3.2 Phân tích tài chính đối với nhà dau tư
Các nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp quan tâm trực tiếp đến tínhtoán các giá trị của doanh nghiệp vì họ đã giao vốn cho doanh nghiệp và cóthê phải chịu rủi ro Thu nhập của họ là tiền chia loi tức cổ phần và gia tri
tăng thêm của vốn đầu tư Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Ngoài ra, một phần không nhỏ thu nhập mà các nha đầu tư kỳ vọng là phần giá trị tăng thêm của vốn đầu tư do sự biến động của
giá cổ phiếu trên thị trường.
Các nhà đầu tư thường không hài lòng với lợi nhuận tính theo số sách kếtoán mà họ thường dựa vào kết quả phân tích tài chính của các nhà chuyênmôn dé dự báo về triển vọng của doang nghiệp, đánh giá cô phiếu của doanhnghiệp Họ rất quan tâm tới tình hình thu nhập của chủ sở hữu, tới khả năng
sinh lời của doanh nghiệp Dé là một trong những căn cứ giúp nhà đầu tư raquyết định có bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không, có nên mua thêm hay báncô phiếu mà họ đang nam giữ
Các cô đông cá nhân của các công ty lớn nói chung phải dựa vào các nhà
chuyên môn Ho là những người chuyên nghiên cứu các thông tin kinh tế tai
chính, có những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban giám đốc tài chính của côngty làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cô phiếu trên
thị trường tài chính.
1.1.3.3 Phân tích tài chính đối với người cho vay
Nếu phân tích tài chính được phát triển trong các ngân hàng khi ngân
hàng muốn đảm bảo về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, thi phân tích tai
chính cũng được các doanh nghiệp cho vay, ứng trước, bán chiu sử dụng.
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ
của khách hang Chang hạn, để quyết định cho vay một trong những van dé
SV: Võ Trung Thông 13 Lép: TCDN29B
Trang 14Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay hay không? khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Vì vậy việc phân tích tài chính khách hàng là rất cần thiết nhằm mục tiêu xác định rõ hiện trạng tài
chính của khách hàng: giá trị tài sản, tình hình công nợ, khả năng thanh toán.
Dự báo về tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai, dự báo về cácrủi ro có thê xảy ra ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
Phân tích tài chính đối với các khoản nợ dài hạn khác với những khoản
cho vay ngắn hạn.
- Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Nghĩa là khả năng ứng
phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả
- Nếu là những khoản cho vay đài hạn, người cho vay phải tin chắc khả
năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và
lãi sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh lời này.
Chi phí cho vay thay đổi theo số tiền cho vay và theo thời hạn của khoảnvay, nhưng dù cho nó là cho vay dai hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều
quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp
di vay.
1.1.3.4 Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp
Khoản tiền lương nhận được từ doanh nghiệp luôn là nguồn thu nhập lớn
của người hưởng lương Nhu vậy lợi ích của họ gắn liền với tình hình tai
chính của doanh nghiệp Sự quan tâm của người hưởng lương trong doanh
nghiệp đến tình hình tài chính của công ty cũng là một cách phân tích tài
chính Họ cũng quan tâm đến những thông tin và số liệu đánh giá, xem xét tình hình tài chính, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với một số đối tượng khác như cán bộ thuế, thanh tra, cảng sát kinh tế, luật sư Dù họ công tác ở
SV: Võ Trung Thông 14 Lép: TCDN29B
Trang 151.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theoloại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp,
đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất nhu cầu
thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau Thông thường công tác phân
tích tài chính được tô chức dưới một số hình thức sau:
- Công tác phân tích tài chính có thé được bố trí năm ở trong một bộ phận riêng biệt đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm
tham mưu cho giám đốc Theo hình thức này quá trinh phân tích thể hiệnđược toản bộ nội dung hoạt động kinh doanh Nó được tiễn hành một cáchthường xuyên, liên tục Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên
cho lãnh đạo trong doanh nghiệp Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích
được truyền từ trên xuống theo hình chức năng quản lý và quá trình giám sát,
kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cau từ ban giám đốc đến các phòng ban trong công ty.
- Công tác phân tích tài chính cũng có thể được thực hiện ở nhiều bộphận riêng biệt theo các chức năng quản lý nhằm cung cấp thông tin và thỏa
mãn thông tin cho các bộ phận của quan lý được phân quyền:
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chiphí, bộ phận nay sẽ tổ chức thực hiện thu thập thông tin và tiến hành phân tích
tình hình biến động chi phí, giữa thực tế so với định mức nhằm phát hiện chênh lệch chi phí dé từ đó tìm ra nguyên nhân và dé ra giải pháp Đối với bộ phận này khi tiến hành tổ chức công tác phân tích tài chính phải chú ý thu thập nguồn thông tin sát thực tế để phục vụ cho công tác phân tích đạt hiệu
SV: Võ Trung Thông 15 Lép: TCDN29B
Trang 16Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
quả tối ưu Bên cạnh những nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần chú ý đến những thông tin bên ngoài như thông tin về giá cả thị trường, tình hình biến động của những mặt hàng mà công ty đang sử dụng làm yếu tô đầu vào,
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanhthu, là bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sản phẩmnhóm hàng riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phận cấp dưới là bộ phận chiphí Ứng với bộ phận này thường là trưởng phòng kinh doanh hoặc giám đốc
kinh doanh tùy theo doanh nghiệp Bộ phận này sẽ tiến hành thu thập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thu thập, đánh giá mối quan hệ chi phí — lợi
nhuận, lập và tính toán các chỉ tiêu tài chính Như vậy phân tích tài chính tại
bộ phận này là hết sức quan trọng Việc tô chức công tác phân tích tài chính
tại bộ phận này doi hỏi phải công phu ti mỉ và có quy trình khoa học rõ rang
bởi đây là công việc làm cơ sở để đánh giá khả năng hoàn vốn trong kinhdoanh, kết quả mà doanh nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinhdoanh, tình hình thực hiện kế hoạch và giúp nhà quản trị đưa ra được chiến
lược phát triển, định hướng kinh doanh trong thời gian tới.
Cho dù công tác phân tích tài chính được tô chức dưới hình thức nao đi chăng nữa thì công việc này phải được thực hiện theo một quy trình nhất định
và hợp lý Quy trình đó sẽ được trình bày ở mục dưới đây 1.2.2 Quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính
Trong công tác phân tích tài chính thì quy trình thực hiện phân tích là
một yếu tố rất quan trọng Nó quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu tàichính và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho việc lập chiến lược,
kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho thời gian tới Quy trình của công tác phân tích tài chính bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin
Phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất
SV: Võ Trung Thông 1ó Lớp: TCDN29B
Trang 17Chuyên dé thực tập tốt nghiệpkinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế
hoạch và chiến lược phát triển công ty trong tương lai Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm những thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin bên trong doanh nghiệp chủ yếu là các báo cáo tài
chính, còn các thông tin bên ngoài bao gồm các thông tin về thị trường, chínhsách tài chinh, Vì vậy khi tiến hành thu thập thông tin phải quan tâm tới cả
thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Bước 2: Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xử
ly thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn nay, người ta sử dụng thông tin
ở góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm so sánh, đánh giá, giải thích, xác định nguyên nhân của các kết quả
đã đạt được nhăm phục vụ cho quá trình phân tích và ra quyết định sau này.Có xử lý thông tin tốt thì quá trình phân tích mới đạt hiệu quả
- Bước 3: Phân tích và ra quyết định
Hai giai đoạn thu thập và xử lý thông tin chính là cơ sở vô cùng quan
trong đề tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Sau khi xử lý các thông tin thu thập được, nhận thấy sự biến động khác biệt của nó người phân tích sẽ tiễn hành tìm hiểu dé biết nguyên nhân của van dé và những nhân tố làm ảnh hưởng tới sự biến động này Từ đó họ tìm cách khắc phục những
hạn chế còn tồn tại và phát huy hơn nữa những mặt tốt đã đạt được Day làmột bước hết sức quan trọng trong công tác phân tích tài chính, nó đòi hỏi
phải có trình độ chuyên môn cao, sự nhạy cảm trong công việc cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ phân tích.
Sau khi tiến hành phân tích, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có các quyết định khác nhau Đối với các chủ doanh nghiệp, họ sẽ căn cứ vào các kết quả phân tích dé đưa ra các quyết định tai chính cần thiết và phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã đê ra của doanh nghiệp Còn đôi với chủ đâu tư thì kêt
SV: Võ Trung Thông 17 Lép: TCDN29B
Trang 18Chuyên dé thực tập tốt nghiệpquả hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp họ đưa ra quyết định có nênđầu tư vào công ty nữa hay không? Nếu có thì đầu tư bao nhiêu là hợp lý?
1.3 Thu thập thông tin trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Nguồn thông tin bên ngoài
Đây là những thông tin có liên quan đến cơ hội kinh doanh, nghĩa là tìnhhình chung về kinh tế tại một thời điểm trước đó Sự suy thoái hoặc tăngtrưởng có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh Khi có cơ hội thuận lợi
các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận của công ty cũng
tăng lên Hiện nay những thông tin về tình hình kinh tế thế giới và nền kinh tế
Việt Nam được các tổ chức chuyên môn cập nhật từng ngày và thường xuyêncông bố trên các phương tiện thông tin đại chúng Đây là nguồn thông tin rấtcần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nao bởi vì khi phân tích tài chính
doanh nghiệp, điều quan trọng là phải nhận thấy sự xuất hiện của cơ hội mang
tính chu kỳ: qua thời kỳ tăng trưởng thì sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược
lại.
Đồng thời cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ
với các hoạt động chung của ngành kinh tế bởi vì trong cùng ngành sẽ có những tính chất và đặc điểm giống nhau Những nghiên cứu theo ngành sẽ chỉ
TỐ:
- Tầm quan trọng của nganh nghiên cứu trong nên kinh tế.
- Các sản phẩm và hoạt động khác nhau của ngành
- Quy trình công nghệ.
- Cơ cấu ngành ( mức độ tập trung hóa, các tập doan chu yếu ) và độ
nhạy cảm của ngành trước những biến động của cơ hội
- Độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển
- Vi trí công tác nghiên cứu và phát triển luôn đặt điều kiện cho tăng
trưởng của ngành.
Ngoài ra trong phân tích tài chính còn phải lưu ý thu thập những thông
tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp ( các thông tin mà các doanh
SV: Võ Trung Thông 18 Lép: TCDN29B
Trang 19Chuyên dé thực tập tốt nghiệpnghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm
toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp )
1.3.2 Nguon thông tin nội bộ doanh nghiệp
Hiện nay, nguồn thông tin chủ yêu mà Công ty TNHH Kiểm toán ASCO
sử dụng vẫn là báo cáo tài chính Trong đó chủ yếu là bảng cân đối kế toán vàbáo cáo kết quả kinh doanh của công ty
1.3.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bang cân đối kế toán còn gọi là Bang tong kết tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bang tong
nguồn vốn Do đó, các số liệu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán được sửdụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn, kết cấu taisản, nguồn vốn
Bên tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá tri tài sản hiện có tại
thời điểm lập báo cáo tai chính Tri giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao
gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản
đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược
Bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn hình thành các
loại tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, nó cũng cho
thấy nguồn tiền nào dùng để mua tài sản
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản,bên nguồn vốn phan ánh cơ cấu tài trợ, cơ cau vốn cũng như khả năng độc lậpvề tài chính của doanh nghiệp Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đốikế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ Ngoài các khoản mục
trong nội bảng còn có một số nội dung ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa
nhận bán hộ, ngoại tệ các loại
SV: Võ Trung Thông 19 Lép: TCDN29B
Trang 20Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Mặt hạn chế của bảng cân đối kế toán cũng như của các báo cáo tài chính nói chung làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tình hình tài chính, đó
là đữ liệu mà chúng cung cấp thuộc về quá khứ trong khi phân tích lại hướng
tới tương lai.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thé nhận biết được loại
hình doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảng
cân đối kế toán là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh
giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân
đối vốn của doanh nghiệp
1.3.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng
loại hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quảkhác Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phươngthức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinhnghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra răng các hoạt động kinh doanh đó
đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn Đây là một bản báo cáo tài chính được những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ Nó còn
được coi như một bản hướng dẫn đề dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động
ra sao trong tương lai.
Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh là chỉ tiết hóa của các chỉ tiêucủa đăng thức tổng quát quá trình kinh doanh:
Doanh thu — Chi phí = Lợi nhuận
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận,
tuy nhiên một trong các hạn chế của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả thu thập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán chi phí: chi phí khẩu khao, phân bổ chi phí, hạch toán hang
tồn kho Mặt hạn chế khác là do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu
SV: Võ Trung Thông 20 Lép: TCDN29B
Trang 21Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
quy định, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán đã hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hoá dịch vụ đã thực sự chuyên giao, trong khi thanh toán tiền hàng có thé xảy ra vào một thời diém khác.
Tóm lại, dé phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà
phân tích cần phải đọc va hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhạnbiết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục
tiêu phân tích của họ 1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ
và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyên và biến đổi tài chính, cácchỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Lựa chọn phương pháp phân tích tai chính là một nội dung cơ bản của
công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp, là chìa khóa để cung cấp
thông tin cho nhà quản trị theo các lợi ích khác nhau Xuất phát từ đặc điểm
hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, từng doanh nghiệp khác nhau trong
quá trình phân tích có thé vận dụng những phương pháp cho phù hợp với mục
đích của việc nghiên cứu.
Đề đưa ra được quyết định một cách chính xác trong quá trình phân tíchtài chính, nhất thiết doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương phápphân tích phù hợp Có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng công tyđang áp dụng phương pháp so sánh Nên trong chuyên đề tôi chỉ nghiên cứuvề phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng
trong phân tích kinh té nói riêng va phân tích tài chính nói chung Theo phương pháp này, nhà phân tích thường đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế với nhau đê thây được mức độ biên động của các đôi tượng đang nghiên cứu.
SV: Võ Trung Thông 21 Lép: TCDN29B
Trang 22Chuyên dé thực tập tốt nghiệpPhương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tính toán khi phân tích nên được
sử dụng rộng rãi.
Nếu có được sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính
chất và đơn vi tính toán của các chỉ tiêu tai chính và theo mục đích thi mới
xác định gốc so sánh Đây cũng chính là điều kiện dé áp dụng phương pháp sosánh Gốc so sánh được chọn phải là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳphân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc ky kế hoạch, giá tri so sánh có thể
được lựa chọn bằng SỐ tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với những nội dung chính sau:
- Phân tích xu thế: là việc xem xét khuynh hướng biến động qua thời
gian dé đánh giá tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt
đẹp Phân tích này thực hiện so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kỳ trước
dé thay rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp Đánh giá sự tăngtrưởng hay suy giảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch dé thay mức độ phan dau của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, của
các doanh nghiệp khác dé đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mình tốt
hay xấu, được hay chưa được Việc so sánh các tỷ số tài chính của doanh
nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn của
ngành cũng cho phép người phân tích rút ra những nhận định rất có ý nghĩa vềvị thế của công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với cácđối thủ cạnh tranh Trên cơ sở đó các nhà quản trị có thé dé ra những quyết
định phù hợp với khả năng của công ty.
- So sánh theo chiều doc dé xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng
thé, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ dé thấy được sự biến đổi cả về số
lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán
liên tiếp.
SV: Võ Trung Thông 22 Lép: TCDN29B
Trang 23Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Phương pháp thường được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh
nghiệp vì tính đơn giản, dễ thực hiện lại đánh giá được rất nhiều các chỉ tiêu
kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp thường xuyên xây dựng định mức, kế
hoạch, doanh nghiệp thuộc các ngành đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu
trung bình ngành dé làm chuẩn mực
1.4.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn trong doanh nghiệp
- Phân tích co cau va sự biến động của von nham thay được những đặc trưng trong cơ cầu vốn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý của việc
sử dụng (đầu tư) vốn Qua việc xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ
cấu tài sản của nhiều kỳ kinh doanh, các nhà quản lý sẽ có quyết định đầu tư
vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào; xác định được việcgia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lýtrong từng thời kỳ dé sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng chonhu cầu sản xuất — kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà không
làm tăng chi phí tồn kho; có chính sách thích hợp về thanh toán để vừa
khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kip thời, tránh bi chiếm dụng
vốn Khi phân tích cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần liên hệ với số liệu bình
quân của ngành cũng như so sánh với các số liệu của các doanh nghiệp khác
kinh doanh cùng ngành nghề có hiệu quả cao hon dé so sánh, có nhận xét xác đáng về tình hình sử dụng vốn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp Đồng thời cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũngnhư chính sách đầu tư và chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng
trong từng thời kỳ dé đánh giá Thực hiện nội dung trên ta lập bảng phân tích
cơ câu và sự biên động của vôn theo mẫu sau:
SV: Võ Trung Thông 23 Lép: TCDN29B
Trang 241.4.2.2 Phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên báo cáo kết
quả kinh doanh: xem xét sự thay đổi của doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm để đánh giá xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu và đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó đưa ra
những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động hiệu quả.1.4.2.3.Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Theo lý thuyết, để có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệpmột cách chính xác nhất thì trong nội dung phân tích này các doanh nghiệpphải tiến hành phân tích bốn nhóm tỷ số tài chính cơ bản là:
1 Phân tích nhóm tỷ số về khả năng thanh toán 2 Phân tích nhóm tỷ số về khả năng hoạt động
3 Phân tích nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn 4 Phân tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Tùy theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiềuhon tới nhóm ty số này hay nhóm tỷ số khác Chang hạn các chủ nợ ngắn hạn
đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay Trong khi
đó, các nhà đầu tư dai hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và
hiệu quả sản xuất kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh
SV: Võ Trung Thông 24 Lép: TCDN29B
Trang 25Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
toán hiện tại và xem xét lợi nhuận dé dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp.
Mỗi nhóm tỷ số bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số
được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích.
Vì vậy, do điều kiện và khả năng còn hạn chế trong công tác phân tíchtài chính nên hiện nay Công ty TNHH Kiểm toán ASCO chưa tiến hành phântích đầy đủ bốn nhóm chỉ tiêu này Trong nội dung phân tích các tỷ số tài
chính cơ bản Công ty chỉ tiến hành phân tích hai nhóm tỷ số là:
- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn
- _ Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
1.4.2.3.1 Nhóm ty số về kha năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn
Trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp thì các nhà quản lý
thường mong muốn dat tới cơ câu vốn và nguồn vốn tối ưu dé sử dụng vốn vànguồn vốn có hiệu quả nhất Nhưng trong quá trình phát triển của doanhnghiệp thì cơ này luôn bị thay đổi, phá vỡ do tình hình đầu tư Do vậy việcnghiên cứu về khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp sẽ cung cấp những
thông tin cần thiết cho nhà quản lý đề từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.
Bên cạnh đó các chủ nợ cũng rất quan tâm đến các chỉ tiêu này vì nó đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp Các chủ nợ nhìn vào số vốn của các chủ sở hữu dé đánh giá
mức độ an toàn của các món nợ Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏtrong tông số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các
chủ nợ gánh chịu.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng
như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
a Hệ số no = Tổng no/Téng tài sản
Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng
thì có bao nhiêu đồng là vốn vay Hệ số này dùng để xác định nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các
SV: Võ Trung Thông 25 Lép: TCDN29B
Trang 26Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
chủ nợ thích tỷ lệ này vừa phải vì tỷ số này các thấp thì khaỏn nợ càng được
đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó các chủ
doanh nghiệp lại ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh
và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Song nếu hệ số nợ quá cao
doanh nghiệp dé rơi vào tinh trang mat khả năng thanh toán Tỷ số này caohay thấp cũng tùy thuộc vào lãi suất vì phải đảm bảo một chỉ phí tài chính phù
hợp.
b Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hiru/Téng sỐ nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ phản ánh trong nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng
thì số vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu, thể hiện mức độ hoạt động
độc lập về tài chính của doanh nghiệp hay mức độ tự tài trợ của chủ doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình Các chủ nợ thường quan tâm đến hệ số này khi quyết định cho vay, vì nó thé hiện mức độ dam bảo cho các
khoản nợ của doanh nghiệp.
1.4.2.3.2 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất — kinh doanh và hiệu
năng quản lý tông hợp nhất của một doanh nghiệp.
a Doanh lợi tài sản: ROA
ROA = Loi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng dé đánh giá khả năng sinh lợi
của một đồng vốn đầu tư, hiệu quả và cách thức sử dụng vốn cũng như mứcđộ mạo hiểm của hoạt động kinh doanh; bên cạnh đó lại tạo ra một thông tin
phản hồi nâng cao năng lực thu hút vốn đầu tư.
b Doanh lợi vốn chủ sở hữu: ROE
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tuy nhiên, việc phân tích chỉ tiêu này phải được kết hợp với việc
đánh giá tông nguôn vôn, tỷ trọng vôn chủ sở hữu trên tông nguôn vôn của
SV: Võ Trung Thông 26 Lớp: TCDN29B
Trang 27Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp Bởi vì nếu doanh nghiệp có ROE cao là do lượng vốn chủ sở
hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu sử dụng vốn vay tức là phần
lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ nợ, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu được lợi lớn hơn (bỏ ít vốn mà vẫn giữ quyền kiểm
soát doanh nghiệp) còn các chủ nợ có thé gặp rủi ro mat vốn khi hoạt động
kinh doanh không thuận lợi 1.5 Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.1 Sự cần thiết của hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là hoạt động quan trọng trong các doanh nghiệp, đã
được các nhà quản lý và đầu tư trên thế giới chú trọng từ rất lâu Ngày nay
với sự phát triển của kinh tế tài chính, xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ thông tin, phân tích tài chính càng được chú trọng nhiều hơn
và phát huy vai trò của nó, đồng thời có nhiều đổi mới cho phù hợp với hoàncảnh kinh tế xã hội mới
Tuy nhiên, hiện nay do chưa ý thức được tầm quan trọng của phân tíchtài chính và còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động phân tích tài chính,
nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này
dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh có năng suất thấp, chưa tạo được bước
phát triển nhảy vọt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước.
1.5.2 Nội dung hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung về phân tích tài chính rất nhiều, với điều kiện và khả năng cho
phép trong chuyên dé này tôi sẽ nghiên cứu về mảng quy trình phân tích tài
Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi
trong mọi đơn vi kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh
SV: Võ Trung Thông 27 Lép: TCDN29B
Trang 28Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
nghiệp thuộc mọi hình thức, các tô chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản
lý, t6 chức công cộng Đặc biệt sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngânhàng và của thị trường von đã tạo nhiều cơ hội dé phân tích tài chính chứng tỏ
thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
Cu thé quy trình phân tích tài chính được diễn ra theo trình tự sau:
Bước I: Chuẩn bị phân tích- Xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích, từ đó lập ra các kế hoạch chi
tiết về nguồn thông tin sử dụng, thời gian tiến hành phân tích, số lượng nhân
su, yêu cầu trình độ, chuyên môn cán bộ cần cho công tác phân tích, tô chức
phân công công việc khoa học
- Lập kế hoạch phân phối giữa các bộ phận trong quá trình phân tích
- Lựa chọn các phương pháp và nội dung phân tích nhằm hoàn thành
mục tiêu đề ra
- Thu thập và xử lý sơ bộ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp
Bước 2: Tiến hành phân tích
- Tính toán các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu tài chính cần thiết, trên cơ sở đó tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau mà sẽ đi sâu vào phân tích các nội
dung có liên quan
- Lập bảng biểu dé so sánh, phân tích các chỉ tiêu đã tính toán, nhằm tìm
ra nguyên nhân gây ra thực trạng của tình hình tài chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả phân tích tài chính
- Đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Dựa vào đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy nhữngthành công và khắc phục những hạn chế
- Lập kế hoạch, dự báo tài chính cho năm tới.
SV: Võ Trung Thông 28 Lép: TCDN29B
Trang 29Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THUC TRANG CÔNG TÁC PHAN TICH TÀI
CHINH DOANH NGHIEP CUA CONG TY TNHH
KIEM TOAN ASCO
2.1.Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán ASCO 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
VP giao dich: Tòa nha ASCO, Số 2, ngõ 308 Phố Lê Trọng Tan, Phường
Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
Thanh Khiết (60%) và ông Lê Đức Lương (30%), Ông Đào Thanh Tú (20%),
Ông Nguyễn Ngọc Tuyến (20%), với định hướng phát triển mạnh mẽ Kiểm
toán Báo cáo Quyết toán Dự án hoàn thành, các dịch vụ Tư vấn Thâm tra
quyết toán Với tầm nhìn trở thành một trong 5 Công ty Kiểm toán hàng đầu
SV: Võ Trung Thông 29 Lép: TCDN29B
Trang 30Chuyên dé thực tập tốt nghiệpvề Kiểm toán Báo cáo Quyết toán Dự án hoàn thành ở Việt Nam vào năm
Ngày 13/3/2014 công ty được phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 4 là công ty TNHH hai thành viên trở lên với trụ sở chính và phòng giao
dich là Số 5, ngách 1/38, ngõ 1, phố Phạm Tuan Tài, Phường Dịch Vọng Hậu,Quận Cau Giấy, Hà Nội
ASCO đã và đang cung cấp các dịch vụ Kiểm toán Quyết toán dự ánhoàn thành cho một số lượng lớn và đa dạng các khách hàng thuộc nhiều lĩnhvực ngành nghề ở Việt Nam Đó là lý do ASCO có những hiểu biết sâu sắcđặc trưng của các lĩnh vực này, những tác động đăng sau của mỗi lĩnh vực
hoạt động, và những quy định luật pháp có liên quan Những hiểu biết này giúp gia tăng giá trị của các dịch vụ ASCO cung cấp cho khách hàng.
ASCO được thành lập và đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp trên 80 người có trình độ đại học và sau đại học tại các trường
danh tiếng trong và ngoài nước Với các kiểm toán viên quốc gia được Bộ Tài
chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), có nhiều năm kinh nghiệm làmviệc trong ngành Trong vài năm gần đây công ty cũng tiến hành mở rộng độingũ nhân viên trên 60 người để đáp ứng nhu cầu tăng lên của khối lượng công
việc.
Trải qua gần 10 năm hoạt động ASCO đang dần khăng định vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kiểm toán Chất
lượng của ASCO được xác định bởi quy mô và chất lượng của khách hàng
Những khách hàng lớn của ASCO là các Ban Quản lý dự án lớn của các Bộ
SV: Võ Trung Thông 30 Lép: TCDN29B
Trang 31Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên ; Các Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than Khoáng sản; Cac Sở Giao thông van tải, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Các Sở Y tế, Sở Văn hóa, các Tập đoàn, Tổng Công ty với các dự án lớn như Cao tốc Nội Bài Lào Cai, Cơ sở
hạ tầng Phân lũ Nho Quan; Trung tâm hành chính tỉnh Lai Châu, Lào Cai,Cao Bang; Dự án thủy lợi Phước Hòa, Đường tránh Quốc lộ 1A Đồng Hới(BOT) các bệnh viện ở Tỉnh Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Binh, Quảng Tri,
Bình Phước Chất lượng của ASCO được duy trì bởi những tiêu chuẩn cao nhất về quy trình, thủ tục, nhân sự, phần mềm và chuyên gia hàng đầu.
Hệ thống các giá trị cốt lõi của ASCO: Đam mê công việc; Luôn nâng
cao tiêu chuẩn; hành động như người lãnh đạo; không ngừng phát triển; cam kết hết mình; thực hiện nhiều hơn kỳ vọng.
Sứ mệnh: Tăng cường sự minh bạch và giá trị cho hệ thống tài chính kếtoán và quản trị; góp phan nâng cao thương hiệu của các doanh nghiệp, tô
chức xã hội Việt Nam và quốc tế
Tầm nhìn: Trở thành hãng kiểm toán, tư van hang đầu Việt Nam trong
lĩnh vực kiểm toán, thâm định giá, tư vấn.
“Không bao giờ ngừng” là phương châm cung cấp dịch vụ của ASCO trong việc không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, chuẩn mực và cam kết hết mình;
giúp cho ASCO vượt trên các đối thủ cạnh tranh khác Trong thực tế, cam kết
nay đã trở thành kim chỉ nam cho hành động cua mọi thành viên từ Ban Giám
đốc, các Chủ nhiệm kiểm toán, đến từng nhân viên trong Công ty Cam kếtcung cấp các dịch vụ với tính chuyên nghiệp và chất lượng lượng cao nhấtcho các khách hàng đã trở thành giá trị và niềm tin của ASCO, và giờ đây trở
thành một phần không thê tách rời trong văn hoá của Công ty.
SV: Võ Trung Thông 31 Lép: TCDN29B
Trang 32Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động cua công ty
2.1.1.2.1 Quyên hạn
-Công ty là đơn vị hoạt động độc lập, có con dấu riêng, có mã số thuế
riêng, ký kết hợp đồng với những công ty có nhu cầu, hoạt động kinh doanh
theo pháp luật nhà nước.
-Công ty có quyền mở tài khoản ở các ngân hàng trong và ngoài nước ,có quyên tự chủ về tài chính, có quyền quan hệ với các tổ chức kinh doanh
trong và ngoài nước ( theo luật pháp Việt Nam).
2.1.1.2.2 Chức năng
- Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản công trình hoàn thành, các loại dịch vụ kiểm toán khác theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mục kiểm toán Quốc tế;
- Cung cấp các dịch vụ và tư vấn trong các lĩnh vực quản lý tài chính,kế toán, thuế, đầu tư, xây dựng cơ bản, cổ phần hóa, xác định giá tri tai sản va
giá trị doanh nghiệp;
- Cung cấp dịch vụ ghi số kế toán;
- Lập và thâm định dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng cơ bản;
- Đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, cung cấp văn bản tai liệu liên quan
đến công tác đào tạo (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thâm quyền chophép);
- Giám định tài chính kế toán;- Cung cấp các chương trình phần mềm và các dịch vụ khác trong lĩnhvực nghề nghiệp chuyên môn;
- Cung cấp các dịch vụ về tài chính kế toán và các dịch vụ khác theo
quy định của pháp luật;
2.1.1.2.3 Nhiệm vụ
- Thực hiện theo đúng ngành nghề đã đăng kí trên giấy phép kinh doanh -Thực hiện và phát triển công ty ngày một lớn mạnh
SV: Võ Trung Thông 32 Lép: TCDN29B
Trang 33Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
- Bảo vệ tải sản công ty, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự xã
hội
2.1.1.2.4 Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động của ASCO là đem đến cho Khách hàng các dịch vụ
chuyên ngành kiểm toán, thâm định giá, tư vấn tài chính, kế toán, thuế hữuhiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Khách hàng, manglại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần không ngừng làm gia tăng giá trị
cho khách hàng.
Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, trải nghiệm sâu rộng, đồng hành, am hiểu
chuyên sâu về nghiệp vụ và hoạt động của Khách hàng, ASCO luôn thấu hiểumục tiêu, yêu cầu trong các hoạt động kinh doanh, quản lý dự án, quản lýhành chính, các yêu cầu và khó khăn của Khách hàng gặp phải để hỗ trợ
Khách hàng giải quyết một cách tối ưu nhất.
2.1.2.Mô hình tổ chức
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO là một công ty có quy mô lớn và có
mô hình tổ chức bộ máy được sắp xếp hop lý, thé hiện tính phân cấp, phân
công công viéc rõ ràng.
2.1.2.1 Sơ đồ tô chức bộ may quản ly cua công ty
PHÒNG = R
KIEMTOAN |“ TT TTT Te VAN PHÒNG ĐẠI
xXDCB DIEN
SV: Võ Trung Thông 33 Lép: TCDN29B
Trang 34Chuyên dé thực tập tốt nghiệp
Sơ d61.1: Mô hình tổ chức của Công ty
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
> Hội đồng thành viên (Ban tông giám đốc)- Họ và tên: Nguyễn Thanh Khiết - Tông giám đốc
- Thâm niên công tác: 21 năm.
- Số điện thoại: 0964 225555
- Chuyên ngành đào tao: Quản tri kinh doanh.
- Chức năng: Điều hành, quan lý chung toàn công ty.
- Nhiệm vụ:
* Đưa ra các định hướng phát triển công ty;
* Quản lý nhân sự, đưa ra các quyết định, quy chế công ty;
> Phòng Hành chính — Kế toán
- Họ và tên: Chu Thị Mai — Trưởng phòng.
- Thâm niên công tác: 12 năm.
- Số điện thoại: 091 7848546.- Chuyên ngành dao tạo: Kế toán
- Chức năng: ° Tổng hợp lưu trữ báo cáo kiểm toán, chứng thư, các văn bản, công văn * Quản trị và kiểm soát thông tin từ nhân viên kế toán; Ra quyết định về các khoản thu chi; Làm việc với cơ quan thuế,
- Nhiệm vụ:
* Đóng dấu các văn bản pháp lý của công ty.* Luu trữ hợp đồng kiểm toán, các quyết định liên quan, hồ sơ kiểm toán,báo cáo kiểm toán
* Công việc chung (phúc lợi cho nhân viên, công chứng, chuẩn bị hồ sơ đấu thầu )
¢ Thu kho.
Tổng hợp các chứng từ, báo cáo từ các bộ phận kế toán một cách chỉ tiết, cụthé giúp giám đốc nắm được các thông tin hạch toán kế toán, thông tin về tinh
SV: Võ Trung Thông 34 Lép: TCDN29B