1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Lờ Hà Thanh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 16,96 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊNgành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Dé tài: Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Dé tài: Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên

rừng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh

Mã sinh viên: 11180347

Lớp: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hệ: Chính quy Khoá: 60

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Hà Thanh

Ha Nội — 12/2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, khôngsao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác; nếu sai phạm tôi

xin chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Hà Thanh,

người đã dành thời gian cũng như công sức hướng dẫn, chỉ bảo dé em có thé hoànthành chuyên đề tốt nghiệp

Em cũng xIn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ hướng dẫn thực tập trựctiếp của em ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành đã tạo điều

kiện cho em được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Em cũng xin cảm ơn UBND huyện Thạch Thành, Hạt Kiểm Lâm, PhòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em triểnkhai đề tài nghiên cứu cũng như cung cấp những số liệu phục vụ cho luận văn

Do điều kiện thời gian không nhiều nên bài nghiên cứu của em không tránhkhỏi những thiếu sót Em rat mong nhận được những lời góp ý từ thầy/cô dé chuyên

đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 4

Mục lục

MỞ DAU «<2 HH E244 E140 EE02144pEpAd4Eetrkaireetrorderiie 1

1 Tính cấp thiết của chuyên đề ¿- 2 52+2+¿22Et2EE2EEESEESEkerkkerkesrkerred |

2 Muc ti€u NGhiSN CUU 0n 2

3 Pham vi va đối tượng nghiên COU cecceceeccesessessessessesseseesessessessesseseeseseesesees 24 Câu hỏi nghién CỨU - G5 3 1823183938391 911 911 1910 191 ng ng kg 2 bi i10): 58i 201-000 Ỏ 36 Kết cau chuyên đề - + 2 s+EE+EE2EE2EEEEEEEEE2E127171711211211 1171.211 xe 5CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA QUAN LY RUNG DỰA VÀO CỘNG DONG eccsssssssssessssscssssesssessssssnsssesssecsssssessscssseesssssesesessnesseeess 61.1 Cơ sở lý luận về quan lý rừng dựa vào cộng đồng . : - 6

1.1.1 Khái niệm về cộng đồng - 2-2 2¿©++©+++Ex+2Ex+2E+vrxeerxrsrxersree 61.1.2 Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng 2-2-5 ©5z+5s+cs+c+d 61.1.3 Các hình thức quản lý rừng cộng đồng - 2-2 s+cz+sz+x2 71.1.4 Sự tham gia của cộng đồng -¿- 2 252+EcEceEkeEkeExerrrrrkrrke 81.1.5 Pháp luật và chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng 10

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rừng dựa vào cộng đồng - 12

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quan lý rừng cộng đồng 12

1.2.2 Các chương trình quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam 14

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng cho huyện ThạchCHUONG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THAM GIA CUA CONG DONGVÀO QUAN LÝ BẢO VE RUNG BEN VỮNG TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH, TINH THANH HÓA . 2- 2-2 s£ se ss£ss+ssevsserssessee 182.1 Khái quát về địa điểm nghiên cứu 2 2 2+ £+Ee£ke£xerxsrxrrsrrszes 182.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên - - 2-2 2 2+E£+E££E+£EeExerrrrrezes 182.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ec eeeeccscecseesecssessessesscssessessesseeseessesseeses 202.1.3 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu « - 22

2.2 Khái quát công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh - - 44 24

2.2.1 Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng — phòng cháy chữa cháyð 60 24

2.2.2 Công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng ‹ - 24

2.2.3 Tình hình giao dat, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng50 25

2.2.4 Lực lượng cán bộ kiểm lâm phục vụ công tác bảo vệ rừng 25

Trang 5

2.2.5 Những thành tựu, hạn chế trong công tác quan lý bảo vệ rừng 26

2.3 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quản lý bảo vệ rừng 27

2.3.1 Mô tả về mẫu nghiên cứu ¿- + ++++x++zx++zx+zx++rx+zrxzzxee 272.3.2 Nhận thức của người dân tại huyện Thạch Thành về quản lý rừng cộng

h0 01 30

2.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng tại huyện Thạch Thành

— 33

2.3.4 Phân tích SWOT tiềm năng bảo vệ rừng của người dân địa phương 40

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHAP THÚC DAY SỰ THAM GIA CUA NGƯỜI

DAN VÀO QUAN LÝ BẢO VE RUNG TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH,

TINH THANH HÓAA 2 -s°°V+e#©©EE++EEEEE+deeEVEAkeetorkdrreorkrdee 45

3.1 Cơ sở dé xuất giải pháp ¿-©2¿5++22x2x 22k 222122122121 45

3.1.1 Chủ trương xã hội hóa lâm nghiỆp - - 5+5 <+<++x++x+sx2 45

3.1.2 Xu hướng quản lý rừng bền vững 2¿©22©22 x+zxzxezzsrxrred 463.1.3 Mong muốn của người dân huyện Thạch Thành - 473.2 Các giải pháp thúc day sự tham gia của người dân vào quản lý bảo vệ rừng

tại huyện Thạch Thanh, tỉnh Thanh Hóa 5 5 S51 **+£+svvxseeeeeerss 47

3.2.1 Giải pháp thu hút sự tham gia của người dân - «<< «+2 47

3.2.2 Giải pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng - s2 48

4000900075 ,Ô 50TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 s2 ©s££Sss se sseEssessevsserssersee 52

100050 0001505 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BCĐ Ban chỉ đạo BQL Ban quan ly

FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Liên hiệp quốc về Lương thực va Nông Nghiệp

FERN Forest and the European Union Resource Network

GCNQSDD Giấy chứng nhận quyền sử dung datGDGR Giao đất giao rừng

JFM Join Forest Management

Rừng cộng đồng có sự tham gia

PFM Participatory Forest Management

Quản lý rừng có sự tham gia PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

QLR Quản lý rừng

QLRBV Quản lý rừng bền vữngQLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng

QSDD Quyén su dung dat

TKTG Tài khoản tiền gửi

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 0.1: Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo thôn -2- 2 525: 4

Bảng 1.1: Một số chính sách, quy định pháp luật liên quan đến QLRCĐ ở Việt

Na 0 11 Bảng 2.1: Diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng phân loại theo mục dich sử

Aung NAM 020/200010ẺẼ0787 22

Bảng 2.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn 2- ¿©5555 27

Bang 2.3: Dân tộc của người tham gia phỏng vấn - 2: 52 +5z+cz+cszcszei 28Bang 2.4: Độ tuổi của người tham gia phỏng vẫn ececceceesessesssessessesseesteseesee 28

Bang 2.5: Trinh độ hoc van của người tham gia phỏng vấn - 28

Bang 2.6: Thu nhập của người tham gia phỏng vấn 2- 5 55s 5+: 29

Bang 2.7: Nghề nghiệp của hộ gia đình -2- 2 2 2 2+E££Ee£EeExeExerxrrsrreee 30

Bang 2.8: Cách cho điểm các câu trả lời - - 2-2 2 £+S£+E££E££keEEeExerxrrerreee 38

Bảng 2.9: Phân loại cấp độ tham gia của người dân vào QLRCD (số hộ) 39

Bảng 2.10: Ma trận SWOT phân tích tiềm năng BVR của người dân địa phương

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1: Cấp độ tham gia của cộng đồng - 2 5¿+cx+2z++cx+zzxesreee 9

Hình 1.2: Thang đo cấp độ tham gia của cộng đồng ¿2 5 s52 10

Hình 2.1: Tỷ lệ nhận thức về ý nghĩa của việc BVR (%) -c << 31

Hình 2.2: Nhận thức của người dân về trách nhiệm QLBVR tại huyện Thạch

0 2 31

Hình 2.3: Phương tiện truyền thông tới người dân về QLBVR (số người) 32

Hình 2.4: Hoạt động QLBVR có sự tham gia của người dân (%) - 33

Hình 2.5: Các hoạt động người dân tham gia trong PCCCR (Số người) 34

Hình 2.6: Vai trò của người dân trong các cuộc họp thôn (%) 35

Hình 2.7: Người dân được tham gia tuần tra BVR cùng các thành phần (%) 36

Hình 2.8: Mức độ phối hợp của người dân với các bên liên quan (số người) 3Ó

Hình 2.9: Cấp độ tham gia của người dân vào QLRCD tại huyện Thạch Thành

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Rừng không chỉ

đơn thuần là nơi bảo vệ đời sống con người mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyênliệu gỗ phong phú, cung cấp thảo được phục vụ y học, là nơi chứa đựng các loàisinh vật quý hiếm phục vụ lợi ích của con người Quản lý rừng (QLR) từ trước đếnnay chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa được cao.Nguyên nhân chính là do trình độ QLR còn yếu kém, nguồn kinh phi bảo vệ rừng

(BVR) còn hạn chế, lực lượng kiểm lâm mỏng nhưng phải quản lý địa bàn rộng vàhiểm trở — nơi các cộng đồng dân tộc ít người sinh sống xen kẽ trong rừng đặt

thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách.

Từ ngàn đời nay, người dân vẫn quen sống dựa vào rừng; mọi hoạt động

sinh kế, văn hóa, tinh thần của họ đều gan liền với rừng Do đó, vai trò của cộng

đồng địa phương ngày càng được đề cao trong hoạt động quản lý và BVR Sự thamgia của người dân không chỉ bé sung kiến thức ban địa về rừng, hỗ trợ sinh kế địa

phương mà còn tăng cường nguồn lực tại chỗ và tiết kiệm tối đa chi phí BVR Điềunay góp phan gan liền hoạt động BVR với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nha

nước ta.

Thạch Thành là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích

rừng va đất lâm nghiệp có rừng là 27.666,06 ha, trong đó rừng sản xuất là

18.065,92 ha, rừng phòng hộ là 5.689,18 ha, rừng đặc dụng là 3.910,96 ha Trên

địa bàn có 3 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh, Mường, Thái chủ yếusông phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp Tuy nhiên, đo trình độ dân trí thấpnên ý thức về công tác BVR chưa cao, vẫn tồn tại tình trạng khai thác gỗ trái phép,đốt rừng làm nương rẫy, v.v Bên cạnh đó, việc QLR ở đây chủ yếu dựa vào các

cơ quan Nhà nước, các chủ rừng và các Ban quản lý (BQL) rừng cho nên cộng

đồng địa phương có mối quan hệ gắn bó với rừng vẫn chưa phát huy được vai tròcủa mình trong công tác BVR, dẫn đến tình trạng diện tích rừng thu hẹp nhanh

ngày 02/02/2012, v.v Mặc dù việc QLR của cộng đồng là thực tế, hoàn toàn phù

hợp với pháp luật hiện hành Nhà nước, nhưng mức độ tham gia của họ vào QLBVR vân còn hạn chê Nguyên nhân chính là do năng lực người dân, cộng đồng còn yêu

Trang 10

kém, rào cản văn hóa bản địa còn tồn tại, các cơ chế chính sách giao rừng và chính

sách chia sẻ lợi ích chưa rõ ràng mang lại hiệu quả chưa cao Những chính sách đó

còn mang tính tách rời sự tham gia của cộng đồng dân cư, nhiều khi chính sách chỉ

xuất phát từ lợi ích của cơ quan Nhà nước mà không chú ý đến lợi ích của người

dân cho nên không nhận được sự ủng hộ và tham gia của người dân Với cách quản lý đó, người dân không thực sự làm chủ tài nguyên rừng (TNR) cho nên họ không

những không tham gia BVR và còn tiếp tục tàn phá rừng, tình trạng nghèo đói vẫn

tiếp tục diễn ra

Vì vậy, đề tài “Sự tham gia của cộng đông trong quản lý TNR tại huyện

Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” được tác giả lựa chọn nhằm nghiên cứu mô hìnhQLR dựa vào cộng đồng, đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân, phân tíchthuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình từ đó đưa ra một số giải pháp thúcđây sự tham gia của cộng đồng vào QLBVR bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

> Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu nham đánh giá thực trạng sự thamgia của cộng đồng dân cư vào QLBVR bền vững tại huyện Thạch Thành, tỉnh

Thanh Hóa.

> Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong QLBVR tại huyện

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

> Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của cộng đồng dân cư tại huyện Thạch

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện nay rừng tại huyện Thạch Thanh dang được quan ly như thế nào?- Cộng đồng dân cư đóng vai trò như thế nào trong việc quản lý TNR?

Trang 11

- Giải pháp nào thúc đây sự tham gia của người dân vào công tác QLBVR bền

vững? 5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tong quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là là công việc đầu tiên nhưng có ý nghĩa hết sức quan

trọng đối với bất kì nghiên cứu nào Đó là quá trình tìm kiếm, khái quát và tổng

hợp thông tin về khung lý thuyết, kết quả nghiên cứu được công bố

> Số liệu thứ cấp được tổng quan gồm có:- Các tài liệu về QLBVR đặc biệt là các tài liệu QLR liên quan đến cộngđồng

- Các khung lý thuyết và pháp luật về mô hình QLR dựa vào cộng đồng: mộtsố khái niệm về “cộng đồng dân cư” và quy định giao đất giao rừng (GĐGR) đượcthể chế hóa tại Luật Dat đai 2003 và sửa đổi 2013 “quy định về chế độ sở hữu datdai, quyén hạn và trách nhiệm của Nhà nước”; Luật lâm nghiệp 2017 “quy định vềquản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản”; Luậtphòng cháy và chữa cháy và một số nghị định, nghị quyết, thông tư có liên quan

- Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng QLR tại

khu vực nghiên cứu.

> Số liệu sơ cấp:

- Nguồn số liệu thu được từ việc tác giả điều tra trực tiếp tại các hộ gia đình,

kết hợp trao đổi với các cán bộ Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp về tình hình

QLR tại địa phương.

- Số liệu điều tra: 100 hộ tại 2 xã Thành Minh và Thạch Tượng

5.2 Phương pháp thu thập thông tin hiện trường

> Chọn mẫu

Quy trình chọn mẫu thực hiện tại 2 xã có số dân sinh sống đông va có phần

diện tích rừng lớn đó là xã Thành Minh và Thạch Tượng Tác giả lựa chọn phỏng

van trực tiếp từng hộ gia đình trong các thôn của 2 xã dựa trên tiêu chí lựa chọn làcó đủ 3 thành phần dân tộc Mường, Kinh, Thái và là những hộ sinh sống gần rừnghoặc có rừng Đề tài thực hiện nghiên cứu điều tra khảo sát tại 4 thôn: Thôn Câm

Bộ và Thôn Tự Cường xã Thanh Minh; Thôn Tượng Liên | và Thôn Tượng Phong xã Thạch Tượng.

Trong quá trình điều tra khảo sát, do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực,tong số phiêu điều tra là 100 phiếu, tác giả thực hiện phương pháp chia phiếu đồngđều tại các thôn (trung bình mỗi thôn 25 phiếu) Nhưng do nhiều nguyên nhân khácnhau như người được phỏng vấn không sẵn lòng tham gia hoặc không giao tiếp

Trang 12

và phân tích 5.3 Phương pháp chuyên gia

Tác giả tham gia thảo luận và trao đổi trực tiếp với cán bộ Phòng Tài nguyênvà Môi trường (TN&MT), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn(NN&PTNT), Hạt Kiểm Lâm nhăm tham khảo thực trạng về công tác QLBVRtrên địa bàn, tìm ra hướng giải quyết

Trang 13

5.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Trên cơ sở dit liệu sơ cấp từ phiếu điều tra dem tổng hợp, chọn lọc, sắp xếp

thành cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu Phần mềm Excel, Word được sử dụng dé phântích, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra thu thập được

6 Kết cau chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý rừng dựa vào cộng đồngChương 2: Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảoVỆ rừng bền vững tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Các giải pháp thúc day sự tham gia của người dân vào quan lý

bảo vệ rừng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Trang 14

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA QUAN LY RUNG

DUA VAO CONG DONG1.1 Cơ sở lý luận về quan lý rừng dựa vào cộng đồng

1.1.1 Khái niệm về cộng đồng

Theo Câm nang ngành Lâm nghiệp (2006), “Cộng đồng được hiểu là mộttập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểmtương dong về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thong, phong tục tập quán, có

các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giớikhông gian trong một thôn, bản” Theo đó, cộng đồng được hiểu là cộng đồng

thôn, xóm, làng, bản (kế cả các tổ chức đoàn thé trong cộng đồng).

Theo tác giả Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị (2012), hiện nay cộng đồnggồm các loại hình sau sau: “Thứ nhất, là cộng đồng các dân tộc: nước ta có 54 dântộc, mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng về mặt văn hoá, tổ chứcxã hội, tiếng nói tập quán truyền thống và hệ thống sản xuất Thứ hai, là cộng đồng

làng bản: Hiện nay cả nước có khoảng 50.000 làng, bản tập hợp lại trong khoảng

gan 9.000 xã được phân bồ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau Thứ ba, là cộngđồng xã hội: như các hội đồng, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng người Việt Namsống ở nước ngoài ”

Điều 5 của Luật Dat đai năm 2013 (sửa đổi luật đất đai 2003) quy định:“Cộng dong dân cư gồm cộng đông người Việt Nam sinh song trên cùng dia ban

thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phá và điểm dân cư tương tu có cùng

phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ ”

1.1.2 Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng

Trên thế giới, quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) thường được sử dụng vớinhững tên gọi khác nhau như: “Lâm nghiệp cộng đồng - Community Forestry”,“đồng quản lý rừng - Join Forest Management”, “lâm nghiệp xã hội - Social

Forestry”, “quản lý rừng cộng đồng - Community Forest Management”, v.v Dù

với cách gọi nào thì về bản chất cho thấy người dân vẫn được “làm chủ” trong quá

trình QLBVR và các hoạt động QLRCĐ vẫn không thay đôi

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc “FAO - Food andAgriculture Organization of United Nations” đưa ra khái niệm lần đầu tiên vềQLRCD vào năm 1978 Đó là “bát kỳ hoạt động lâm nghiệp mà người dân địaphương được tham gia, bao gm những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thuhái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu câu cuộc sống của người dân và đến việc

trồng cây ở các trang trai cây hàng hóa, sản xuát chê biên các sản phâm lâm

Trang 15

nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng thu nhập cho những cộng đồngsống trong rừng ”.

Tổ chức FERN - Forest and the European Union Resource Network (2005)khái quát QLRCD cô đọng và dễ hiểu hơn, đó là “tién trình quan lý, bảo vệ vaphát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thong, những lễ

hội và luật tục cua công dong” Nhu vay, QLRCD bao gom những hoạt động cuacộng đồng liên quan đến rừng, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR)

Theo Cẩm nang Lâm nghiệp (2006a), tại Việt Nam tồn tại 2 loại hình

QLRCĐ gồm:

- QLR của cộng đồng: là hình thức mà cộng đồng tham gia vào quá trìnhquản lý TNR và được phân chia sản phẩm hoặc hưởng lợi ích từ rừng thuộc quyềnquản lý, sử dụng và sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sở hữu chung củacộng đồng Đây là những khu rừng truyền thống lâu đời hay rừng trồng của hợp

tác xã, rừng tự nhiên của hợp tác xã trước đây giao lại cho các xã, thôn quản lý.

Cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ những khu rừng đó

- QLR dựa vào cộng đồng: là hình thức mà cộng đồng tham gia vào quảnlý và hưởng lợi từ các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chungcủa họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phan kinh tế khác

nhưng có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm, thu nhập hay các lợi ích kháccủa cộng đồng, v.v Chia thành hai loại sau:

+ Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng Cộng đồng

hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện nhằm tạo

thêm sức mạnh dé QLBVR

+ Rừng thuộc quyền quản lý, sử dung, sở hữu của các tổ chức nha nước vàcác tô chức tư nhân khác Cộng đồng tham gia với tư cách là người làm thuê thôngqua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng (Cam nang

ngành lâm nghiệp, 2006a).

Xét về phương diện quản lý, có thể khái quát, QLRCĐ hay đồng quản lý là“tinh huồng mà trong đó 2 hay nhiều hơn 2 chủ thé xã hội bàn bạc, xác định vadam bảo với nhau về việc chia sẻ một cách công bằng các chức năng quan Ly, lợi

ích, nhiệm vụ và trách nhiệm doi với một khu vực hoặc các nguồn tài nguyên

nào đó ”

1.1.3 Các hình thức quản lý rừng cộng đồng

Hiện nay, QLRCD có những hình thức tô chức quản lý đa dạng, linh hoạtvà mềm dẻo nhằm thúc đây sự tham gia của cộng động vào QLBVR trên tinh thầntự nguyện, hưởng lợi ích dài lâu QLRCĐ được ứng dụng tùy thuộc vào điều kiện

Trang 16

cụ thé của từng cộng đồng, từng địa phương được khái quát thành 3 hình thức sau

đây:

- Hình thức tổ chức QLR theo dòng tộc, dan tộc: do cộng đồng tự thừa nhận

hoặc đã mặc nhiên công nhận từ các thế hệ trước trong việc tổ chức QLR và đấtrừng Việc tô chức BVR được gn liền với những phong tục truyền thống của cộngđồng và tuân theo các quy tắc chung của dòng tộc Cộng đồng rất coi trọng vị trí,

vai trò của người “trưởng tộc” hay “gia làng” Mặc nhiên các công việc trong QLR

của họ đều được phân công rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc, đôi khi không

tránh khỏi mâu thuẫn giữa các dòng họ với nhau.

- Hình thức tổ chức QLR theo thôn, làng, buôn, ấp (gọi chung là thôn): làhình thức QLRCĐ chủ yếu hiện nay, dựa trên cơ sở vi trí địa lý và khu vực ngườidân sinh sống Hau hết tại các thôn đều có quy ước về QLBVR cộng dong, thànhlập lực lượng tuần tra BVR riêng biệt hoặc giữa các hộ gia đình trong thôn có sựluân phiên công việc với nhau Hình thức quản lý này giúp huy động cộng đồngcùng tham gia vào QLBVR và có thé quan lý bất kể loại rừng nào Mặc dù, hìnhthức này rất hạn chế trong việc chia sẻ lợi ích và phức tạp Nhưng thực tiễn hiệnnay chứng minh hình thức này là phù hợp nhất

- Hình thức QLR theo nhóm hộ/nhóm sở thích: do một sô hộ gia đình cư trúliền nhau hay một số hộ gia đình có quan hệ huyết thống hoặc những cá nhân cùng

lứa tuổi mong muốn được tham gia QLR Nhóm hộ này tự thống nhất với nhau

trong việc phân công BVR hoặc những nhóm hộ có rừng gần nhau sẽ cùng liên kết

với nhau dé BVR So với các hình thức phía trên thì hình thức này phù hợp với

cộng đồng dân cư cấp thôn/bản và dễ dàng tô chức vì có quy mô nhỏ hơn Tuynhiên, khó dé bảo vệ các khu rừng ở vùng sâu, vùng xa

1.1.4 Sự tham gia của cộng đồng

> Khái niệm sự tham gia

Sự tham gia trong QLR va TNR là “sự tham gia có hiệu quả trong việc ban

hành và thực hiện các quyết định, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các đại diện hợp

pháp”.

> Các nic thang của sự tham gia

Có 3 cấp độ thê hiện sự tham gia của cộng đồng gồm: “tham gia thực sự,tham gia hình thức và không tham gia” Chỉ khi nào cộng đồng được tham gia thựcsự thì họ mới được hưởng quyền lợi, được bày tỏ suy nghĩ và mong muốn củamình trong các quyết định Được thể hiện chỉ tiết qua 8 nac thang dưới đây:

Trang 17

Hình 1.1: Cấp độ tham gia của cộng đồng

dân chỉ nhận thông báo, bị áp đặt từ trên xuống và mang tính bắt buộc

Nac 3 — Thông báo, Nac 4— Tham vấn va Nac 5 — Xoa dịu: Thuộc mức độtham gia hình thức Cũng có sự áp đặt từ trên xuống, tuy nhiên người dân đã được

nêu ý kiến của mình nhưng không có quyền ra quyết định

Nac 6 — Đối tac, Nac 7 — Quyên lực đại diện va Nac 8 — Kiểm soát/tự huyđộng: Thuộc mức độ tham gia thực sự Ở Nắc 6 và 7, người dân được trở thành đối

tac với nhà nước và có ảnh hưởng đến việc ra quyết định Nac 8 cao nhất khi ngườidân được trao toàn quyền quyết định

Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại thường nghiên cứu mô hình 5 cấp độ,“thé hiện mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động quan lý được pháttriển theo từng cấp độ và phụ thuộc vào quan hệ đối tác giữa Chính phủ và người

dân - M.Dower, 2004” Theo đó, M Dower đưa ra khái niệm phù hợp với khẩu

Trang 18

hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Chính phủ Việt Nam ban

hành từ năm 1960 Phương thức QLRCD thé hiện như sau:

Hình 1.2: Thang đo cấp độ tham gia của cộng đồng

CHỦ TRÌ

ĐÓI TÁC

| CUNG THUC HIEN

ĐƯỢC THAM VAN

Có thé thấy mỗi mô hình có cách phân chia sự tham gia khác nhau, có thé

chia gộp thành 5 cấp tham gia hay chia nhỏ ra 8 nắc tham gia Nhưng xét về bản

chất bên trong, hai mô hình này đều phân chia sự tham gia của cộng đồng thành 5mức độ khá tách bạch là Thông báo, Tham vấn, Cùng thực hiện, Đối tác, Chủ trì.Tuy nhiên, nac thang tham gia của Arstein (1969) lại nghiên cứu chi tiết hơn vềcác hình thức tham gia Chính vì vậy, tác giả vận dụng mô hình của Arstein đểphân loại mức độ tham gia của cộng đồng vào QLRCD tại huyện Thạch Thành,

tỉnh Thanh Hóa.

1.1.5 Pháp luật và chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng

QLRCD có mối quan hệ tới quyền sử dụng đất (QSDĐ) và rừng, do vậyQLRCD chỉ có thé thực hiện được dựa trên khung pháp lý và các chính sách hỗ

trợ phù hợp Nhờ sự chuyền dịch từ quản ly lâm nghiệp tập trung sang quản trị với

Trang 19

Luật Đất đai 2013 (sửa đôiLuật đất đai 2003) và Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP vềquy định chi tiết thi hành một

sô điêu của Luật đât đai

Cộng đồng được công nhận tư cách pháp

nhân, được cấp GCNQSDĐ, được QSDĐtrong phân khu phục hồi sinh thái ở mức độ

phù hợp và nhận giao khoán BVR phòng hộ trong các phân khu nghiêm ngặt.

- Cộng đồng được giao rừng, thuê rừng gan

liền với giao dat, thuê đất; hoàn thiện hồ sơ

giao rừng, thuê rừng và hồ sơ địa chính đối

với trường hợp được giao rừng, thuê rừng

nhưng chưa được giao đất, thuê đất lâm

nghiệp hoặc chưa được cấp GCNQSDĐ

- Hộ gia đình hay cộng đồng dân cư nhận khoán BVR 6n định lâu dài với các chủ

rừng nếu có cung ứng dịch vụ môi trường

rừng sẽ được nhận chi trả thông qua quỹ

18/2007/QD-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt

Chiến lược phát triển ngành

lâm nghiệp Việt Nam giai

đoạn 2006 — 2020

Đầy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân

cư vào công tác BV&PTR Yêu cầu thử

nghiệm một số mô hình đồng quản lý rừng

Quyết định số 126/QD-TTG

ngày 02/02/2012 của Thủ

tướng Chính phủ về Chính

sách thí điêm chia sẻ lợi ích

Thí diém cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợiích trong quản lý, BV&PTR bền vững tại

một số BQL rừng đặc dụng.

Trang 20

trong quản lý, BV&PTR bên

vững rừng đặc dụng

5 | Quyết định 380/QĐ-TTg của | Các tô chức sử dụng dịch vụ môi trường do

thủ tướng chính phủ ngày | rừng mang lại phải trả tiền cho người BVR10/04/2008 về chính sách thí | để duy trì các dịch vụ này

điêm chi trả dịch vụ môi trường rừng

6 |Pháp lệnh số 34/2007/PL- | Quy định những nội dung phải công khai

UBTVQHII ngày | để thực hiện “dân biết, dân làm, dân bàn và05/04/2007 về Thực hiện dân | dân kiêm tra” trong đó có lĩnh vực quản lý

chủ ở xã, phường, thị tran và BVR

Nguôn: Dựa theo Hoang Xuân Thuy (2014)

Các nguyên tắc thúc đây hình thành mô hình QLBVR có các bên tham giavà chia sẽ lợi ích giữa các bên gồm:

- _ Cộng đồng dân cư có trách nhiệm BVR, phát triển rừng, bảo tồn DDSH- _ Tiến hành thí điểm và nhân rộng các mô hình QLRCD

- Co quan chức năng đảm bảo kinh phí hằng năm cho các BQL rừng đặc

dụng, rừng phòng hộ và hỗ trợ một phần chi phí cho các tổ BVR thôn/xã

trong các hoạt động tham gia công tác QLBVR

- Yêu cầu “BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước

triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng địa phương trên cơ

so chia sẻ trách nhiệm QLBVR và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên”.

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rừng dựa vào cộng đồng1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rừng cộng đồng

> Tại Nepal

Nepal là quốc gia đi tiên phong trong QLRCD Người dân bản địa hop lai

thành một cộng đồng gọi là CFUGs để thực hiện công tác QLR Bởi vì hoạt động

QLRCĐ cần rất ít ngân sách từ nhà nước, do đó chính phủ luôn ủng hộ và tạo điều

kiện để cộng đồng được tham gia vào công tác QLBVR

Từ năm 1976, Nepal thực hiện ban giao 61% tổng diện tích rừng (khoảng3.5 triệu ha) cho 13.000 nhóm người sử dụng rừng (chiếm 34% dân số) được thựchiện thông qua 2 chính sách Chính sách thứ nhất đem lại thành công trong việcQLBVR cho Nepal Chính sách thứ hai đã thay đồi cách tiếp cận trong lâm nghiệpsang hướng giao rừng cho người dân địa phương quản lý nhằm giúp đỡ các cộngđồng lâm nghiệp và công nhận QSDĐ và QLR cho cộng đồng Các nhóm CFUGs

Trang 21

được tham gia lập ra kế hoạch, đề ra quy hoạch và giá thành cho sản phẩm, đưa ra

mục dich sử dụng cho những khoản lợi nhuận mà họ đạt được Việc QLRCD thành

công tại Nepal thu được rất nhiều lợi ích cho nhà nước cũng như là cộng đồng địaphương như bảo vệ môi trường, dịch vụ môi trường và sự phát triển phúc lợi vàgóp phần khôi phục TNR ở đây Chỉ một thời gian ngắn sau đó, tình hình trên đãhoàn toàn đảo ngược, thay vì mat 1.9% diện tích rừng trong những năm 90 đã đổingược thành tăng 1.35%/năm trong suốt giai đoạn 2000-2005

Ngày nay, lâm nghiệp cộng đồng ở Nepal chỉ đứng thứ 2 sau chính phủ về

BVR Không chỉ là cách thức BVR hiệu quả mà còn tăng cơ hội việc làm va thu

nhập cho người dân Người dân tham gia vào lâm nghiệp cộng đồng còn có cơ hộivay vốn ưu đãi phát triên kinh tế, hỗ trợ y tế, giáo dục địa phương, v.v

> Tại Án Độ

Qua các chính sách QLR của An Độ thé hiện đặc điểm nỗi bật đó sự hợptác giữa rừng với cộng đồng dân cư là các bộ tộc và những người nghèo sông xungquanh rừng, thực hiện đảm bảo quyền lợi về rừng và hưởng lợi ích từ rừng lâu đờicủa ho Tại An Độ tồn tại 2 hình thức đó là rừng cộng đồng có sự tham gia “JFM

— Join Forest Management” và QLR có sự tham gia “PFM -— Participatory Forest

Management” An Độ coi trọng vai trò của cộng đồng dân cư trong quản lý những

vùng đất rừng của Chính Phủ, đề cao những nhu cầu cơ bản của cộng đồng dân cư

như là gỗ làm nhà, nước sinh hoạt, chất đốt, thức ăn gia súc, v.v và trong việc bảo

tồn thiên nhiên

Luật đất đai ra đời góp phần đây mạnh công tác phủ xanh đất trống đồi trọc

thông qua việc các cá nhân, cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và

QLBVR hiện có, đặc biệt đối với những cộng đồng dân cư có truyền thống, tập tục

riêng biệt Bên cạnh đó, việc QLRCD thực sự thành công trong điều tiết nguồn lợitừ rừng và thể hiện việc QLR từ cộng đồng không còn bị suy thoái so với việc Nhà

nước QLR.

> Tại Thái Lan

Thái Lan là nước được đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xâydựng các chương trình BVR trên cơ sở cộng đồng

Theo Wasi (1977) cho rang lâm nghiệp cộng đồng là “một nhân tố trợ giúpcho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớnđược tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diệntích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trướcđây” Vandergeets (1996) nhận thấy “việc khai thác rùng tại Thái Lan bi cắm từ1989 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã chuyền các mục tiêu từ quản lý khai

Trang 22

thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng Quyền của các cộng đồng địa phương quản lýcác nguồn tài nguyên của họ đã trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phichính phủ và cơ quan nghiên cứu” Gymour và Fisher (1997) nhận xét rằng “cáchoạt động QLRCD có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích đã mat

rừng, ở mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyền giao việckiểm soát cho cộng đồng”

Chính phủ Thái Lan giao đất nông nghiệp, đất thô cư, đất đề trồng rừng cho

các hộ nông dân thông qua việc cap GCNQSDD va các hộ nông dân này phải có

trách nhiệm trong quản lý đất và BVR, không được khai thác chặt phá cây rừngbừa bãi Việc cấp giấy chứng nhận hợp pháp làm gia tăng mức độ an toàn chongười được nhận đất Điều này góp phan thúc day việc khuyến khích đầu tư và

tăng sản xuất của đất.1.2.2 Các chương trình quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam

> Chương trình Quản lý lâm nghiệp cộng đồng, giai đoạn thí điểm

2006-2009

Tại Việt Nam, Lâm nghiệp cộng đồng có lịch sử rất lâu đời, vào những năm1990 và đầu những năm 2000, cơ quan chức năng thực hiện GĐGR cho cộng đồngdân cư cấp thôn/bản dé thí điểm mô hình QLRCD Tuy nhiên, mãi cho đến khiLuật BV&PTR được ban hành vào năm 2004 thì QLR cấp thôn/bản mới được công

nhận về mặt pháp lý Thông qua đó, “Chương trình Thí điểm Quản lý Lâm nghiệpCộng đồng” được thành lập vào năm 2006 Mục đích xây dựng mô hình QLRCĐdé dễ triển khai kế hoạch BVR, cơ chế chia sẻ lợi ích, sử dụng đất và xây dựng các

tài liệu hướng dẫn trong QLR.

Dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” với tổng kinh phílà 1.463.000 Euro từ 9/2006 — 6/2009 do Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TTF) tai trợ

Bộ NN&PTINT giao dự án cho Cục lâm nghiệp chủ trì cùng Sở NN&PTNT 10

tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quang Tri,

Thừa Thiên — Huế, Gia Lai và Dac Lắc tổ chức thực hiện

Mặc dù dự án đạt được một số thành công bước đầu đáng khích lệ Đó là

“tiến hành giao 17.000 ha rừng cho các cộng đồng dân cư và thực hiện tập huấncho hon 150 cán bộ lâm nghiệp và 665 chủ hộ gia đình Tat cả 64 bản thuộc 10tỉnh đã lập kế hoạch quản lý và tiếp nhận nguồn vốn tài trợ từ các cấp, và khoảngmột nửa số ban đã chuẩn bị kế hoạch khai thác và đã bắt đầu tiến hành khai thácgỗ bền vững” Lê Thị Thưa (2009) Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của QLRCDcòn rất lớn Do quá trình thực hiện chương trình thí điểm chưa đủ dài đề hoàn thiệnmô hình ở 10 tỉnh, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình và quy tắc áp dụng

Trang 23

còn rất rườm rà, chưa phù hợp với đối tượng nhất là đồng bào dân tộc vùng núi

Sản phẩm hoàn thiện nhất cuối chương trình là cuốn “Số tay hướng dẫn Quản lýLâm nghiệp cộng đồng”, nhưng nội dung của cuốn sách lại bỏ qua vai trò quantrọng của khai thác lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng mà chỉ thấytập trung vào sản xuất gỗ

Dé củng cô kết quả dự án giai đoạn thí điểm và thé chế hóa chính sách vềQLRCD ở Việt Nam, dự án “Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” đượcxây dựng như là giai đoạn II: triển khai tại 59 cộng đồng (thuộc 35 xã) trong 9 tỉnh(không tiếp tục triển khai ở Gia Lai) từ tháng 05/2012 đến tháng 12/2013

> Tây Nguyên - Thiết lập cơ chế hưởng lợi cho các mô hình QLRCD

Thông qua các chính sách GDGR cho các cộng đồng dân cư thôn/bản thìQLRCD được phát triển nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong côngtác QLBVR và tạo nguồn lợi lâu dai cho cộng đồng Tuy nhiên, trên thực tế chưacó cơ chế chính sách cho cộng được quản lý và sử dụng rừng bền vững hay các cơchế xác lập quyền hưởng lợi ích cho cộng đồng mà mới chỉ tập trung vào chínhsách GĐGR Điều này đã tạo ra nhiều bắt cập

Chính vì thế, từ năm 2002 cho đến nay, hàng loạt các nghiên cứu đã đượctiến hành dé “cứu rừng” Tây Nguyên, với nguồn tài trợ của SDC Thuy Sĩ, GTZ

Đức, JICA Nhật Bản Với mục tiêu chủ yếu là xây dựng mô hình QLRCĐ phùhợp, trong đó đặc biệt tập trung xây dựng cơ chế hưởng lợi của cộng đồng được

thí điểm tại 6 thôn thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc

Nông.

Nguyên tắc mới được áp dụng trong QLRCĐ Tây Nguyên là hưởng lợi gỗdựa trên tăng trưởng số cây, tức là: “Cộng đồng có quyền khai thác lựa chọn cáctrạng thái rừng ở bất kỳ thời điểm nào nếu có số cây dư ra so với số cây mô hìnhrừng ôn định” Nguyên tắc này khá đơn giản nên người dân dễ hiểu và thực hiệnđược Theo đó, phần cây tăng trưởng thêm sau khi trừ di các chi phí đi kèm và nộp

thuế tài nguyên sẽ được người dân khai thác và bán thu lợi nhuận Trong đó, UBNDxã sẽ được hưởng 10% dùng cho công tác phát triển rừng, 90% còn lại thuộc quyền

lợi của cộng đồng Tùy theo quy ước của mỗi thôn dẫn đến có sự phân chia lợi íchtừ rừng trong cộng đồng khác nhau, nhưng về phần lớn tiền bán cây sẽ được dùnglàm quỹ phát triển rừng của cộng đồng, phần còn lại sẽ dựa theo công đóng góptrong QLR dé chia cho các hộ gia đình

Từ kết quả của quá trình nghiên cứu 6 năm tại Tây Nguyên đã chứng minhQLRCD rat phù hop khi áp dung thực hiện tại các địa phương có đồng bào dân tộcthiểu số sống gần rừng Mô hình QLRCĐ được thử nghiệm tại Tây Nguyên qua

Trang 24

việc khai thác gỗ thương mại cũng như cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham

gia đã đem đến những thành công nhất đinh, đặc biệt là đem đến nguồn thu ôn địnhcho người dân nghèo tại địa phương Với lợi thế không đòi hỏi kết quả các phương

pháp hay kỹ thuật phức tạp, cơ chế phân chia lợi ích này vừa đảm bảo cơ sở khoahọc tăng trưởng của cây rừng trong khi vẫn đảm bảo quyền hưởng lợi công bằng

của người dân.

> Hòa Bình - Dự án phát triển Lâm nghiệp của KfW (KfW7)

Dự án “Phát triển lâm nghiệp — KfW7” là dự án ODA được Chính phủ Cộng

hòa Liên bang Đức tài trợ thong qua ngân hang “Tái thiết Đức — KfW” Tai tinh

Hòa Bình dự án được thực hiện ở 20 xã thuộc địa bàn 4 huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn,

Lạc Sơn, Lương Son và Thành phố Hòa Binh với tổng đầu tư 113.455 triệu đồngbao gồm 4 Hop phan chính: Hợp phan 1: Thiết lập rừng; Hop phan 2: “quản lýrừng cộng đồng - CFM”; Hợp phan 3: Bảo ton DDSH; Hop phan 4: Phát triển

cộng dong

Trong tháng 7/2017, Dự án KfW7 hoàn thành bàn giao thành quả của dự án

cho UBND 20 xã và các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn tiếp tục

QLBVR theo quy định của Nhà nước.

Kết quả bàn giao thành quả chính: 5.206,71 ha rừng trồng, Khoanh nuôi táisinh; 2.970 tài khoản tiền gửi (TKTG) cá nhân, hộ gia đình cộng đồng dân cư thôn

với số tiền gốc trong TKTG còn được nhận trên 9,4 ty đồng; 2.135,17 ha rừng tựnhiên và 1.491.589.905 đồng/17 TKTG cộng đồng cho 17 BQL rừng cộng đồng ở9 xã của 3 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Luong Sơn tiếp tục tô chức triển khai các hoạt

động theo kế hoạch; 1.600 ha rừng đặc dụng với số tiền gốc còn lại trong TKTG

hỗ trợ cho khoán bảo vệ rừng đặc dụng: 719.971.200 đồng; 170 tiểu dự án ở các

thôn của 10 xã thuộc 03 huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Kỳ Sơn với tổng giá tri:12.895.717.000 đồng Tổng số người hưởng lợi trực tiếp từ dự án là ước trên 35

nghìn người thuộc 3.217 hộ gia đình tham gia dự án.

Qua 8 năm thực hiện dự án KfW7 ở tỉnh Hòa Bình cho thấy đây là chủtrương đúng của Bộ NN&PTNT tỉnh Hòa Bình Đến nay các mục tiêu của dự ánKfW7 tại tinh Hòa Bình đã hoàn thành, bước đầu đem lại hiệu quả đáng khích lệvề kinh tế - xã hội - môi trường Dự án KfW7 góp phan tăng độ che phủ rừng củatỉnh, tạo điều kiện phát triển các vùng rừng gỗ lớn theo quy hoạch sản xuất kinhdoanh vùng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Dự án thực hiện cách tiếp cận

QLBVR có sự tham gia của các bên.

Cộng đồng dân cư thôn được hỗ trợ tiền công trồng, chăm sóc, BVR thông

qua TKTG tai Ngan hàng NN& PTNT chi nhánh tại huyện, sự thành công của dự

Trang 25

án đã tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, góp phần vàocông cuộc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng phát triển của địa phương

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng cho huyện Thạch Thành

Về cơ bản, có thé thấy các quốc gia trên thế giới như: Nepal, An Độ,

Bangladesh, Thái Lan, v.v thực hiện mô hình QLRCD từ rất sớm và tương đối

thành công Mô hình QLRCD đã để lại những bài học kinh nghiệm cho Việt Namvà đã được thực hiện ở rất nhiều tỉnh, qua những hiệu quả mang lại như đã nói ở

phần trên tác giả rút ra được bài học kinh nghiệm áp dụng QLRCD tại huyện Thạch

Thành như sau:

Thứ nhất, mô hình QLRCĐ phù hợp với trình độ phát triển của cộng đồngdân cư cấp thôn/bản, nhất là các huyện miền núi khi đời sống người dân còn phụthuộc nhiều vào rừng Việc thúc đây người dân tham gia vào QLBVR giúp tiếtkiệm chỉ phí quản lý bởi lẽ họ là những đối tượng nắm rõ địa hình địa thế nơi mình

sinh sống tốt hơn so với cán bộ kiểm lâm

Thứ hai, cần phải thúc day mối quan hệ cùng tham gia giữa cơ quan chínhquyên và cộng đồng dân cư Cán bộ kiêm lâm thực hiện tập huấn “chuyền giao kỹthuật — cầm tay chỉ” việc thường xuyên trong các hoạt động BVR với người dân.Những cách thức này phải thiết kế phù hợp với ngôn ngữ, kiến thức và văn hóa

bản địa của người dân.

Thứ ba, Nhà nước cần có cơ chế chia sẻ lợi ích rõ ràng, có sự công bằnggiữa các thành viên trong cộng đồng từ các sản phẩm thu được từ rừng như: khaithác lâm sản ngoài gỗ và rừng tự nhiên, tận thu gỗ chết từ rừng, v.v Thông qua

việc thừa nhận tính pháp lý đối với cộng đồng dé họ được hưởng quyền sử dụngđất lâu dài, góp phần nâng cao tầm quan trọng của “chủ rừng” trong BVR

Thứ tư, cần triển khai nhiều giải pháp cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất,vay vốn ưu đãi, chính sách thu hút, hưởng lợi về bao gồm nâng cao năng lực QLR

cho người dân, khuyến khích cộng đồng tham gia khi họ muốn đầu tư vào rừng

bởi GCNQSDD không đủ dé người dân thực hiện vay vốn Cùng với đó, nhà nước

cần đưa ra những chế tài dé xử lý những cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ chế hỗ trợ

nhưng không áp dụng trong QLBVR.

Thứ năm, cần phải xây dựng mô hình QLRCĐ phù hợp với điều kiện tựnhiên — kinh tế xã hội của từng địa phương, từng bước thực hiện phương thức QLRvới sự tham gia của các bên liên quan, nhất là cộng đồng địa phương thông qua

tuyên truyền nâng cao nhận thức tới người dân.

Trang 26

CHUONG 2: ĐÁNH GIÁ THUC TRẠNG THAM GIA CUA CONG DONG

VAO QUAN LY BAO VE RUNG BEN VUNG TAI HUYEN THACH

Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính (gồm 23 xã và 2 thị tran), có ranh giới

tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình- Phía Nam giáp huyện Cam Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc

- Phía Đông giáp huyện Hà Trung

- Phía Tây giáp huyện Bá Thước, huyện Câm Thuỷ.Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đường Hồ Chí Minh và Quốclộ 45 đi qua, có nhà máy mía đường Việt Đài, Đô thị Vân Du tạo điều kiện hơntrong giao lưu kinh tế - văn hoá với các huyện, tỉnh khác

người dân chăn nuôi trồng trọt

Độ cao trung bình của huyện từ 200 m đến 400 m (Cao nhất là 825 m, thấpnhất là 15m) Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2vùng địa hình: Vùng đổi núi cao và vùng đồi núi thấp

2.1.1.3 Khí hậu và thủy văn

- Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 8.100°C — 8.500 °C, vào mùa đông nhiệt

độ trung bình tháng tương đối thấp là 15,5°C - 16,50C Tuy nhiên, vào mùa hènhiệt độ tháng 7 nóng nhất lên tới gần 40°C dễ xảy ra cháy rừng

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm — 1.900mm Lượng mưa lớn

nhất rơi vào tháng 8 và tháng 9 khoảng 300mm gây khó khăn cho công tác tuần traBVR thường xuyên Trong khi đó tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất rơi vào

khoảng 10mm — 12mm.

Trang 27

- Tốc độ gió : Trung bình 10 m/s -15 m/s Có gió Tây Nam khô nóng, hướnggió chủ yếu là Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, nếu xảy ra cháy rừng rất khó khăndé dập tắt được lửa

+ Thủy văn và nguồn nước: Thạch Thành có hệ thống sông ngòi dày đặc, cácsông suối trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh co Thườngtạo ra lũ quét ở sông Bưởi do gặp mùa mưa lượng nước dâng lên rất nhanh

2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a Đất đai, thé nhưỡng

- Dat xám (Acrisol) Ký hiệu AC: Dat xám Feralit (AC fa — h) diện tích

9.754,03 ha, chiếm 17,44%; Dat xám Feralit đá lẫn nông (AC fa — L1) diện tích21,334,68 ha, chiếm 41,89%; Đất xám Feralit đá lẫn sâu (AC fa — L2) diện tích

1.673,47 ha, chiếm 3,12%

- Đất phù sa (Fluvisols), ký hiệu FL: Dat phù sa chua kết von nông (FLd —fel) diện tích 2.572,98 ha, chiếm 4,59%; Dat phù sa chua Giây nông (Fle — fel)diện tích 587,03 ha, chiếm 1,15%; Dat bão hòa bazo Giây nông điền hình (Fle — h)diện tích 7.328,22ha, chiếm 13,10%; Dat phù sa chua Giây sâu (FLd - g2); Datphù sa biến đổi chua 9Fle — d) diện tích 351,68 ha, chiếm 0,76%

b Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Thạch Thành 27.666,06 ha, có rừng

phòng hộ là 5.689, 1 Sha, rừng đặc dụng là 3.910,96ha, rừng sản xuất 18.065,92ha.

Rừng tự nhiên hiện còn trên địa bàn 12.907,49 ha (chiếm 45,6%) Rừng trồng códiện tích là 11.244,74 ha (chiếm 39,8%), đây là nguồn thu nhập đáng ké của huyệnvà nhân dân trên địa bàn, trong đó đáng kể nhất là rừng trồng của các chương trình,dự án trồng trước đây như 327, 661, kfw4, dự an trồng cao su trên đất lâmnghiệp, và diện tích rừng Thông thuộc BQL rừng phòng hộ Thạch Thành, nhấtlà rừng trồng thuộc dự án WB3 sẽ là rừng mang lại giá trị cao trong thời gian tới

của huyện.

c Tài nguyên khoáng sản

Mặc dù tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện không phong phú, tuy

nhiên trữ lượng và số lượng tương đối lớn Bao gồm các loại tài nguyên như: mỏđá squarzit, mỏ đất giàu sắt, đá ong phong hoá làm phụ gia xi măng; mỏ đất sanlấp, đá vôi và một số mỏ cátven sông Bưởi Trong những năm qua, tài nguyênkhoáng sản của huyện được tiến hành khai thác khá hiệu quả Tập trung ở các xã:

Thành Tâm, Thị tran Vân Du, Thành Tân,Thành Công, Thành Trực, Thành Thọ,

Trang 28

d Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: khá dồi dao nhưng không đồng đều giữa các mùa trong

năm Huyện Thạch Thành có sông Bưởi, và một vài các sông suối khác, có hồ, đập

lớn cung cấp nước phụ vụ nhu cầu nông nghiệp

Nguồn nước ngầm: phân bố không đồng đều và rat ít, chỉ ở mức 0,02 1⁄s 2,01 M/s, đất đai thường khô hạn vào mùa khô do lượng nước ngầm xuống thấp

-2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội2.1.2.1 Dân số

Tình hình dân số huyện Thạch Thành có xu hướng ngày càng tăng Năm2020 toàn huyện có số dân trung bình là 151.675 người, mật độ dân số 258người/km2 Tốc độ gia tăng dân số 0,65% Cụ thé, dân số trung bình nam là 75.604người, nữ là 76.071 người; dân số nông thôn là 143.659 người, thành thị là 8.016

người.

Số người trong độ tuổi lao động năm 2020 là 100.670 người Mặc dù, nguồnlao động trong huyện khá dồi dao nhưng về tay nghề cũng như là trình độ lao độngkhông đồng đều Nguồn lao động đã được dao tạo, có bằng cấp chủ yêu làm việctrong cơ quan nhà nước Còn đối với các lao động nông lâm nghiệp chủ yếu chưaqua đảo tạo, chưa có tay nghề va trình độ học van thấp Nhìn chung, đời sống người

dân còn kém, giao thông đi lại giữa các thôn/xã hiện tại khá thuận lợi nhưng nguồn

thu nhập của người dân còn phụ thuộc vào khai thác các TNR và hoạt động chăn

nuôi, trồng trọt, sản xuất nương rẫy nên công tác BV&PTR còn gặp nhiều khó

khăn.

2.1.2.2 Cơ cấu kinh tế

Dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của cảnước cũng như huyện Thạch Thành, năm 2020 tổng giá tri sản xuất đạt 12.429,5tỷ đồng, trong đó tỷ trọng ngành thương mại — dịch vụ chiếm 31,8%; công nghiệp

xây dựng chiếm 50,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 17,8% Tổng thu nhập

bình quân đầu người năm 2020 là: 42,9 triệu/ người/ năm

- Trong trotTrong năm 2020, huyện tiếp tục triển khai nhiều mô hình sản xuất tại cácxã với nhiều hình thức, khuyến khích xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, ápdụng công nghệ cao Thực hiện chuyền đổi 160,7 ha đất lúa sang trồng ngô, mía,cây màu và nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt

20.724,4 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 58.060 tan, trong đó san lượng lúa đạt

47.755 tân, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 55,2 tạ/ha; sản lượng ngô đạt 10.305tan, nang suat binh quan dat 39,7 ta/ha

Trang 29

- Chăn nuôi

Giá trị ngành chăn đạt 357,2 tỷ đồng; theo kết quả điều tra, tng sản lượng

thịt hơi xuất chuồng đạt 10.918 tan Thực hiện tiêm phòng vacxin cho gia súc, giacam và thực hiện đồng bộ giải pháp cấp bách ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi đangdiễn biến phức tạp trên địa bàn huyện; đến ngày 10/12/2020, đã xuất hiện bệnhDịch tả lợn Châu Phi tai 96 hộ, 45 thôn của 15 xã, thị tran; UBND huyện đã chỉđạo các phòng, ban, don vi tiễn hành tiêu huỷ 1.956 con, trọng lượng 104.229,5

kg.

- Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 56,5 tỷ đồng Đến nay đã trồng 650ha; trong đó, dự án trồng rừng thay thế của hạt Kiểm Lâm Thạch Thạch trồng rừngmới tại xã Thành Vinh 11,1 ha, Thạch Tượng 74,4 ha, phần diện tích còn lại chủyếu là người dân tự trồng lại rừng sau khai thác Từ năm 2019 — 2020 huyện thựchiện cấp chứng chỉ rừng FSC phục vụ cho xuất khẩu, đã cấp chứng chỉ cho 2.650hộ với diện tích 3.379,6 ha rừng Công tác QLBVR, PCCCR thực hiện tốt, an ninh

rừng được giữ vững Đạt 42,7% tỷ lệ che phủ rừng.

- Nuôi trong thủy sản

Trong giai đoạn 2015 — 2020, huyện đã chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy

sản, đầu tư nuôi thâm canh các con nuôi có lợi thế, giá trị sản xuất thủy sản trongnăm 2020 đạt 60,88 tỷ đồng Tiếp tục chuyền đổi 5 ha diện tích lúa vùng tring,

thấp sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa Giá trị thu được trên 1 ha đất trồngtrọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 99,2 triệu đồng/ha Phối hợp với Trung tâm

khuyên nông tỉnh thực hiện mô hình thủy sản “Liên kết các hộ nuôi cá lồng bè gắnvới thị trường tiêu thụ sản phẩm”

- Kinh tế công nghiệpGiá trị sản xuất công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp bình quân năm 2020 đạt4.206,6 tỷ đồng, trong đó: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.602,9 tỷ đồng;

trong đó, công nghiệp địa phương ước đạt 511,5 tỷ đồng; công nghiệp khu vựctrong nước ước đặt 603,75% Tổng giá trị hàng hóa xuất khâu đạt 95 triệu USD

Huyện chỉ đạo thực hiện duy trì hoạt động sản xuất 6n định Tập trung chỉ đạo đâynhanh tiến độ đầu tư xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và đưa vào sử dụng các dự án lớnnhư: Nhà máy may xuất khâu Thạch Quảng, Nhà máy may xuất khâu Đồng Khanh,tháo gỡ công tác vận chuyền công nhân Nhà máy may SH vina, sản xuất thức ănchăn nuôi xuất khâu Thành Tâm, phân bón Thần Nông Thành Long, các cơ sở chế

biên lâm sản, sản xuât vật liệu xây dựng, tiêu thủ công nghiệp và nhiêu dự án khác.

Trang 30

- Kinh tế thương mại

22

Ngành thương mại - dịch vụ với doanh thu dịch vụ đạt 3.836 tỷ đồng, doanh

thu hoạt động vận tải đạt 411,7 tỷ đồng có chuyên biến rất tích cực Tổng giá trị

xuất khâu hàng hóa đạt 79,8 triệu USD Nhà nước tiếp tục quan tâm, xây dựng vàthực hiện trong kinh doanh thương mại - dịch vụ các Kế hoạch phòng chống buônlậu, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thực phẩm,thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành dé kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa

trên địa bàn 2.1.3 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Bảng 2.1: Diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng phân loại theo mục

1 Rừng gỗ 12.013,19 | 3.888,11 | 3.382,13 | 4.785,85 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa | 12.013,19 | 3.888,11 | 3.382,13 | 4.785,85

rụng lá

- Rung gỗ lá rộng rụng lá 0,00 0,00 0,00 0,00 - Rừng gỗ lá kim 0,00 0,00 0,00 0,00 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và | 0,00 0,00 0,00 0,00 lá kim

2 Rung tre nứa 24,61 0,00 6,66 17,95 - Nứa 24,61 0,00 6,66 17,95

- Tre/luồng 0,00 0,00 0,00 0,00

3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 18,29 0,00 8,94 9,35

- Gỗ là chính 16,85 0,00 8,94 7,91 - Tre nứa là chính 1,44 0,00 0,00 1,44

4 Rừng trên núi đá 1.164,29 | 0,00 260,4 903,89

IL Rừng trồng 14.445,68 | 22,85 2.046,65 | 12.376,18-Rừng trồng mới trên dat chưa | 3.130,99 | 0,00 1.484,57 | 1.646,42

từng có rừng

Trang 31

tiêu chí thành rừng 2 Diện tích khoanh nuôi tái 328,66 152,33 0,21 176,12

sinh 3 Diện tích khác 2.035,81 | 266,46 247,52 | 1.521,83

Nguồn: Phòng NN&PTNNBảng số liệu cho thấy:

Rùng đặc dụng: 4.329,75 ha thuộc VQG Cúc Phương 12,80% diện tích rừng

và đất lâm nghiệp toàn huyện thuộc địa giới 3 xã Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành

Yên.

Rừng phòng hộ: diện tích đất rừng phòng hộ hiện tại là 6.293,04 ha (thuộcBQL Rừng phòng hộ: 2.102 ha, Hộ gia đình: 4.191,04 ha) chiếm 18,61% diện tích

rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, giảm 1.216,58 ha so với năm 2010 Nguyên

nhân do thực hiện rà soát 3 loại diện tích rừng có sự thay đôi: một phần diện tích

chuyên sang rừng sản xuất

Rừng sản xuất: diện tích đất rừng sản xuất hiện tại là 23.195,46 (thuộc BQL

Rừng phòng hộ: 2.256 ha, Các nông trường: 1.056 ha, Hộ gia đình: 19.883,46 ha)

ha chiếm 68,59% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, tăng 7.401,21 ha

so với năm 2010 Nguyên nhân thực hiện rà soát 3 loại diện tích rừng có sự thay

đổi

Voi diện tích rừng lớn thuận lợi cho trồng rừng và khai thác gỗ nguyên liệu,vừa phát triển được các hoạt động lâm nghiệp, đồng thời BVR bền vững, DDSH,thực hiện đúng vai trò phòng hộ của rừng Nhận thay được tầm quan trọng của việctrồng rừng, gia tăng diện tích rừng tại các khu đất trống đồi trọc, góp tạo nguồnthu nhập và cải thiện đời sống cho người dân ngay từ những năm 2000 Cơ quanlãnh đạo huyện chỉ đạo tiến hành mở các lớp tập huấn hướng dẫn chăm sóc BVR,PCCCR theo đúng quy trình kỹ thuật cho người dân địa phương Đến nay, toàn bộdiện tích rừng huyện Thạch Thành được chăm sóc bảo vệ tốt, độ che phủ của rừngtăng lên đáng ké đạt kế hoạch đã dé ra Công tác PCCCR được đảm bảo thuân lợi

cho cây rừng được phát triển

Trang 32

Công tác tuyên truyền giáo dục luôn được chú trọng và nhận được nhiều sự

quan tâm của các cấp chính quyền Ngoài lựa chọn những nội dung phù hợp, gầngũi với người dân cũng như có những dot tổ chức cao điểm gắn liền với các sự

kiện, các cơ quan chức năng còn chú trọng đến cách thức tuyên truyền, giáo dụctới đối tượng là thanh thiếu niên, cộng đồng dân cư thôn/bản Góp phần nâng cao

trách nhiệm BVR của tất cả các thành viên trong cộng đồng, hạn chế tối đa tìnhtrạng khai thác bừa bãi TNR, săn bắn, buôn bán trái phép động vật

Tuy nhiên, tình hình dịch Covid diễn ra vào năm 2020 nên mọi hoạt động

tuyên truyền đưới hình thức tập trung đông dân cũng bị giảm bớt, thay vào đó làđây mạnh công tác tuyên truyên trên loa phát thanh tại từng thôn/xã Cơ quan chínhquyên lập kế hoạch phối hợp tuyên truyền với Ban tuyên giáo và khối dân vận xã,tiếp tục hoạt động 109 tổ tuyên truyền của thôn với 632 người tham gia Phối hopvới các tổ tuyên truyền dé tuyên truyền, vận động người dân địa phương thực hiện

Luật lâm nghiệp.

Trong những năm qua, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn đã quán triệt và chỉ

đạo xuyên suốt trong công tác QLBVR theo hướng toàn diện và đồng bộ, năm2020 đạt được những kết quả nhất định: tổ chức một hội nghị cấp huyện với 108lượt người tham gia, tổ chức 86 hội nghị tuyên truyền vận động nhân dân tham gia

công tác BVR, PTR & PCCCR cấp thôn với 6.956 người tham gia, tuyên truyền

qua loa phóng thanh được 7.689 lượt.

Thông qua đó, nhận thức về BVR-PCCCR của cán bộ, nhân dân và tầng lớpthanh, thiếu niên được nâng lên

2.2.2 Công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng

Duy trì thường xuyên 69 Tổ BVR-PCCCR với 367 người tham gia và 15

trung đội DQTV các xã Theo đó lực lượng, phương tiện, công cụ, dụng cụ, hậu

can, y tế san sàng PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ của tất cả các xã, các cơquan, ban, ngành đóng trên địa bàn huyện có thể huy động là 4.738 người, 104 ôtô con, 138 ô tô tải, 01 xe cứu thương, 3.534 xe máy, 28 máy thôi gió, 99 máy cắtthực bì, 21 cưa xăng, 90 bình chữa cháy, 159 bộ dụng cụ y tế, 06 máy múc, 205đèn pin, 134 bình tông và gần 6.000 dụng cụ thô sơ các loại

Đề ra các giải pháp làm giảm vật liệu cháy tại các xã có rừng trên địa bànhuyện Kết quả đã tu sửa được 5,57 ha và làm mới được 2,28 ha đường băng cản

Ngày đăng: 26/09/2024, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w